Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án mĩ thuật tuần 16 lớp 3 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.41 KB, 6 trang )

TUẦN 16
Ngày soạn: 18/12/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021; Chiều T2: 5C; T3:5A.
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021; Chiều T3: 5B.
Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Tự giác chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập. Tự lựa chọn mẫu mà mình thích
để thực hành.
- Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Sử dụng công cụ phù hợp với thao tác thực hành để thực hành tạo nên sản
phẩm.
- Học sinh hiểu được đặc điểm của vật mẫu
- Vẽ được gần giống mẫu
- Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
2. Phẩm chất
- Yêu thích khám phá vẻ đẹp và giữ gìn các đồ vật, vật dụng trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Giáo viên:
- SGK, vài mẫu vẽ có hai đồ vật.
- Hình vẽ có bố cục khác nhau. Bài vẽ của học sinh lớp trước.
 Học sinh:
- Đồ dùng học tập.
- Mẫu vẽ ( lọ hoa và cái chén ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định tổ chức (1 phút)
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định tổ chức (1 phút)


- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối (Khoảng 3’)
- Hs hát vận động theo lời bài hát “Em - Hát vận động theo lời bài hát
muốn làm họa sĩ”
- GV tổ chức chơi trò chơi ô số bí mật: - Lắng nghe, tham gia chơi.


Gv phổ biến luật chơi với 4 ô số từ 1
đến 4 hs chọn ơ số bất kì sau mỗi ô số là
câu hỏi để hs trả lời trả lời đúng 1 mảnh
ghép sẽ được mở hs có thể đốn từ khóa
sau khi mở được 1 ơ bất kì.
- Gv giới thiệu bài: Bài 16 vẽ mẫu có - Hs đọc tên bài nối tiếp
hai vật mẫu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 9 phút)
- Tổ chức cho học sinh bày mẫu.
- Bày mẫu, quan sát, nhận xét.
Lọ hoa và cái chén.
+ Đồ vật nào được đặt ở trước, ở sau?
+ Cái chén đặt trước lọ hoa.
+ So sánh đặc điểm, hình dáng, màu sắc + Giống: dạng hình trụ, có miệng,
của hai vật mẫu?
thân, đế.
+ Giống và khác nhau?
+ Khác ở tỉ lệ các bộ phận:
. Lọ hoa: cao, thân phình to, cổ
thon dài...

. Cái chén: thấp, miệng rộng bằng
thân.
+ So sánh độ đậm nhạt chung, riêng của + Lọ hoa sắc độ nhạt hơn cái chén...
mẫu?
+ Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, + Khác nhau: vị trí, tỉ lệ.
mẫu vẽ sẽ như thế nào?
- Giới thiệu học sinh H1, H2 - trang 51
SGK
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 21 phút)
3.1. Hướng dẫn thực hiện
- Giới thiệu 3 hình vẽ bố cục khác - Quan sát, nhận xét.
nhau.
( Lọ hoa và cái chén )
+ Hình vẽ nào đẹp, chưa đẹp? vì sao?
- Minh hoạ bảng.
- Nêu các bước :
+ Mẫu vẽ nằm trong khung hình gì?
. Vẽ khung hình chung.
+ Lọ hoa, cái chén nằm trong khung
. Phác khung hình của từng vật mẫu.
hình gì?
. Tìm tỷ lệ các bộ phận từng vật mẫu
+ So sánh tỷ lệ các bộ phận của vật . Phác hình.
mẫu?
. Sửa hình.
+ Vẽ mấy sắc độ? đó là sắc độ gì?
. Vẽ đậm nhạt. (đậm- đậm vừa-nhạt)
3.2. Thực hành sáng tạo
- Giới thiệu bài vẽ lớp trước.
- Quan sát.



- Nêu yêu cầu bài.
- Tự chọn mẫu vẽ:
 Quan sát, gợi ý hướng dẫn bổ sung
Lọ hoa và cái chén - chai và quả
cho học sinh.
+ Tìm khung hình chung, khung hình
riêng.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối. So sánh,
ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận
từng vật mẫu.
+ Đặc điểm riêng của mẫu ở từng góc
nhìn.
3.3. Cảm nhận, chia sẻ
- Trưng bày một số bài hoàn thành tốt,
gợi ý:
+ Em thích bài vẽ nào nhất? vì sao?
+ Bố cục đã cân đối?
- Nhận xét sản phẩm của bạn.
+ Hình vẽ rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với
mẫu?
- Cùng giáo viên xếp loại
+ Độ đậm nhạt đã đẹp chưa?
 GV củng cố, gợi ý học sinh cùng
xếp loại.
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2 phút)
- Gv nhận xét chung tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Khen ngợi các cá nhân tích cực phát

biểu ý kiến xây dựng bài.
- Dặn học sinh chuẩn bị cho giờ học Học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết
sau.
học sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
TUẦN 16
Ngày soạn: 18/12/2021
Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021; Chiều T1: 3B; T2:3D.
Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021; Chiều T1: 3A.
Thư năm ngày 23 tháng 12 năm 2021; Chiều T1:3C
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021; Chiều T3:3E
Vẽ trang trí
VẼ MÀU VÀO HÌNH CĨ SẴN
I/ U CẦU CẦN ĐẠT


1. Năng lực
- Tự giác chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập. Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập
được giao.
- Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- Hs tìm hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam
- Biết cách chọn màu, tô màu phù hợp
- Tô được màu theo yêu cầu của bài
- Trưng bày, giới thiệu, nhận xét và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình,
của bạn.
2. Phẩm chất
- Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, tơn trọng sản phẩm mĩ thuật
ở HS, giữ gìn và bảo tồn văn hóa dân gia.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Giáo viên:
Một số tranh dân gian có đề tài khác nhau (của các dịng tranh Đơng Hồ, hàng
Trống). Một số bài tập vẽ màu vào tranh dân gian của Hs.
 Học sinh:
Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
* Ổn định tổ chức (Khoảng 1p)
- KT sĩ số
- KT đồ dùng
Hoạt động chủ yếu của GV

HĐ chủ yếu của HS

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động, kết nối(khoảng 2 phút)
Tổ chức hoạt động khởi động hát và vận - Hát và vận động theo lời bài hát.
động theo lời bài hát Lớp chúng mình
- GV giới thiệu nội dung bài học. Ghi đề bài: - Lắng nghe, đọc tên bài.
Bài 16: Vẽ trang trí: Vẽ màu vào hình có sẵn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (khoảng 9 phút)
- Giáo viên giới thiệu đôi nét tranh Dân gian. - Quan sát, lắng nghe.
+ Tranh dân gian là loại tranh được in trên - Quan sát, nhận xét.
giấy gió từ các bản khắc gỗ, màu sắc lấy từ
màu tự nhiên. Các nét viền chắc khỏe kết hợp
với mảng màu tạo cho tranh có nét nghệ thuật
độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Tranh
thường được vẽ, in, bán vào dịp Tết nên còn


gọi là tranh Tết.

+ Tranh dân gian có nhiều đề tài: sinh hoạt,
ngợi ca các anh hùng dân tộc, tranh thờ...
- Các em quan sát kĩ màu sắc trên tranh Dân
gian để học tập vận dụng tô màu cho bài vẽ
của mình.
- Giới thiệu tranh trong vở tập vẽ đã vẽ màu,
gợi ý:
+ Trong tranh đâu là hình ảnh chính, phụ ?
+ Hình ảnh chính, phụ và nền được vẽ những
màu gì?
Giáo viên chốt:
Để cho bức tranh hồn chỉnh và đẹp các
em cần phải lựa chọn màu sắc phù hợp với
nội dung của bức tranh.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (khoảng 21 phút)
3.1.Tìm hiểu cách thực hành sáng tạo
- Quan sát, nêu ý định
- Giáo viên hướng dẫn trên slides.
- Gợi ý học sinh tìm màu theo ý thích để vẽ
người, khố, đai, thắt lưng, tràng pháo và màu
nền
- Lưu ý học sinh;
+ Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu ở
các hình người sau hoặc ngược lại
+ Chọn màu cho hình ảnh chính, phụ
+ Chon màu nền thích hợp.
+ Chọn màu theo ý thích, vẽ màu có đậm
nhạt
+ Tơ màu đều tay từ mép hình vẽ vào phía
trong, khơng tơ q nhiều màu trong một bức

tranh.
3.2. Thực hành sáng tạo
- Quan sát.
- Giới thiệu bài vẽ lớp trước.
- Vẽ màu theo ý thích vào tranh dân
- Nêu yêu cầu bài.
 Giáo viên quan sát, gợi ý, hướng dẫn bổ gian
sung, động viên khích lệ học sinh.
+ Chọn màu theo ý thích, khơng vẽ q nhiều


màu, tơ màu có đậm nhạt, rõ ràng.
+ Chú ý tơ màu nền làm nổi bật hình ảnh.
3.3. Cảm nhận, chia sẻ.
- Trưng bày bài vẽ đẹp, chưa đẹp, gợi ý:
- Nhận xét.
+ Màu sắc của bài vẽ?
+ Cách vẽ màu?
+ Em thích bài nào, vì sao?
 Củng cố, gợi ý để học sinh cùng xếp loại. - Cùng giáo viên xếp loại:
- Khen ngợi bài vẽ đẹp, động viên bài vẽ
chưa đẹp.
- Nhận xét chung giờ học.
Hoạt động 4: Tổng kết tiết học (khoảng 2 phút)
Củng cố:
- Nhận xét chung giờ học.
- HS lắng nghe
- Nhận xét kết quả học tập.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị đồ dùng tiết
- HS chuẩn bị.

sau.
- Sưu tầm tranh cô chú bộ đội.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................



×