Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giáo án công nghệ 8 tuần 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.61 KB, 8 trang )

Ngày soạn:
Tiết: 48

ÔN TẬP PHẦN KỸ THUẬT ĐIỆN
I. Mục tiêu bài học:
Qua phần ôn tập này học sinh phải:
1. Về kiến thức:
- Biết được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Biết được nguyên nhân gây ra tai nạn điện và một số biện pháp an toàn điện
trong sản xuất và đời sống.
- Biết được đặc tính và cơng dụng của vật liệu kỹ thuật điện.
- Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số đồ dùng điện.
- Biết được đặc điểm, cấu tạo và các thiết bị điện của mạng điện trong nhà.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- So sánh được ưu nhược điểm của đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt.
- Tính tốn được điện năng tiêu thụ trong gia đình.
- Phân biệt được các thiết bị điện trong nhà.
3. Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ các đồ dùng điện và các thiết bị điện.
- Giáo dục đạo đức: Có trách nhiệm sử dụng điện năng hợp lý và tiết kiệm.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật
về đồ dùng điện, dụng cụ, thiết bị...
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ…
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình.
IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:
1. Ổn định tổ chức lớp:( 1-2 phút)


Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Vắng
8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 – 7 phút)
Câu hỏi: Em hãy kể tên các thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà và cho biết nguyên
lý làm việc của aptomat?
Trả lời:
- Cầu chì và aptomat.
- Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên
vượt quá định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện,
thiết bị và đồ dùng điện khỏi bị hỏng.
=> Aptomat đóng vai trị như cầu chì.


- Khi sửa chữa xong sự cố, ta sẽ đóng mạch điện về vị trí ON. Mạch điện sẽ có
điện trở lại => Aptomat lúc này đóng vai trị như cầu dao .
=> Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu dao và cầu chì.
3. Bài mới:
a. Mở bài: (3 - 5 phút)
Như vậy cô cùng các em đã nghiên cứu xong toàn bộ nội dung phần kỹ thuật
điện. Để hệ thống lại toàn bộ kiến thức trọng tâm trong phần này. Hôm nay, cô sẽ
hướng dẫn các em ôn tập để chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kỳ II.
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức phần chương VI: An toàn điện
( 10 – 12 phút)
- Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức cơ bản, trọng tâm của phần an tồn điện.
- Hình thức tổ chức : Cá nhân.

- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình...
Hoạt động của thầy và trị
GV: Em hiểu gì về điện năng? Điện
năng có vai trị gì trong sản xuất và đời
sống?
HS:
- Điện năng là năng lượng của dòng
điện.
- Điện năng có vai trị rất quan trọng
trong sản xuất và đời sống.
GV: Tai nạn điện xảy ra do nguyên nhân
nào?
HS:
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối
với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi
xuống đất.
GV: Khi sử dụng điện cần thực hiện các
biện pháp an toàn điện nào?
HS:
- Tránh chạm vào các vật mang điện.
- Không vi phạm khoảng cách an toàn
đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Phải cắt điện trước khi sửa chữa điện.
- Sử dụng các thiết bị, dụng cụ bảo vệ an
toàn điện trong khi sửa chữa điện.

Nội dung ghi bảng

I. Chương VI: An toàn điện:
1. Điện năng:
- Điện năng là năng lượng của dịng
điện.
- Điện năng có vai trị rất quan trọng
trong sản xuất và đời sống:
+ Là nguồn động lực, năng lượng cho
các máy, thiết bị trong sản xuất và đời
sống xã hội.
+ Nhờ có điện năng mà q trình sản
xuất được tự động hoá và cuộc sống của
con người đầy đủ tiện nghi, văn minh
hiện đại hơn.
2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn điện
và một số biện pháp an toàn điện:
a. Nguyên nhân:
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối
với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi
xuống đất.
b. Biện pháp an toàn điện:
- Tránh chạm vào các vật mang điện.
- Khơng vi phạm khoảng cách an tồn
đối với lưới điện cao áp và trạm biến
áp.
- Phải cắt điện trước khi sửa chữa điện.


- Sử dụng các thiết bị, dụng cụ bảo vệ

an toàn điện trong khi sửa chữa điện.
* Hoạt động 2: Hệ hống lại kiến thức phần chương VII: Đồ dùng điện trong
gia đình( 10 – 15 phút)
- Mục tiêu : Hiểu và nhớ lại kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương đồ dùng điện
trong gia đình.
- Hình thức tổ chức : Cá nhân.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình...
Hoạt động của thầy và trò
GV: Dựa vào đâu để người ta phân loại
vật liệu kỹ thuật điện?
HS: Dựa vào đặc tính và công dụng,
người ta phân vật liệu kỹ thuật điện
thành ba loại: Vật liệu dẫn điện, vật liệu
cách điện, vật liệu dẫn từ.
GV: Em hãy so sánh ưu, nhược điểm
của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang?
HS: So sánh.
GV: Em cần phải làm gì để sử dụng tốt
đồ dùng điện gia đình?
HS:
- Đấu đồ dùng điện vào nguồn có Uđdđ =
Uđm.
- Không cho đồ dùng điện làm việc vượt
quá công suất định mức, dòng điện vượt
quá trị số định mức.
GV: Vì sao phải tiết kiệm điện năng?
Có những biện pháp nào để tiết kiệm
điện năng?
HS:

* Phải tiết kiệm điện năng vì:
- Sẽ tiết kiệm tiền điện cho gia đình.
- Giảm được chi phí về xây dựng nguồn
điện.
- Giảm bớt khí thải, chất thải gây ô
nhiễm môi trường.
* Các biện pháp tiết kiệm điện năng:
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng:
+ Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ
cao điểm.
+ Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao

Nội dung ghi bảng
II. Chương VII: Đồ dùng điện trong
gia đình:
1. Vật liệu kỹ thuật điện:
- Dựa vào đặc tính và công dụng, người
ta phân vật liệu kỹ thuật điện thành ba
loại: Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách
điện, vật liệu dẫn từ.
2. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh
quang:
Loại đèn

Ưu điểm

Nhược
điểm

Đèn sợi

đốt
- Ánh sáng
liên tục.
- Không
cần chấn
lưu.
- Không
tiết kiệm
điện năng.
- Tuổi thọ
thấp.

Đèn
huỳnh
quang
- Tiết kiệm
điện năng.
- Tuổi thọ
cao.
- Ánh sáng
không liên
tục.
- Cần chấn
lưu.

3. Để sử dụng tốt đồ dùng điện gia
đình cần phải:
- Đấu đồ dùng điện vào nguồn có Uđdđ =
Uđm.
- Khơng cho đồ dùng điện làm việc vượt



để tiết kiệm điện năng.
+ Khơng sử dụng lãng phí điện năng.

GV: Đưa ra một số bài tập về tính tốn
điện năng tiêu thụ trong gia đình.

HS: Giải bài tập.

q cơng suất định mức, dịng điện vượt
q trị số định mức.
4. Sử dụng hợp lý điện năng:
a. Phải tiết kiệm điện năng vì:
- Sẽ tiết kiệm tiền điện cho gia đình.
- Giảm được chi phí về xây dựng nguồn
điện.
- Giảm bớt khí thải, chất thải gây ơ
nhiễm mơi trường.
b. Các biện pháp tiết kiệm điện năng:
- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng:
+ Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ
cao điểm.
+ Sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất
cao để tiết kiệm điện năng.
+ Không sử dụng lãng phí điện năng.
5. Bài tập về tính tốn điện năng tiêu
thụ trong gia đình:
Tính điện năng tiêu thụ của 2 điện 220V
– 65W trong 1 tháng, làm việc mỗi ngày

2 giờ.
Bài giải:
- Thời gian sử dụng quạt điện trong 1
tháng tính thành giờ là: t = 2 x 30 = 60h
- Điện năng tiêu thụ của 2 quạt điện
trong 1 tháng là:
A = Pt = 65 x 60 x 2 = 7800Wh =
7,8kWh

* Hoạt động 3: Hệ hống lại kiến thức phần chương VIII: Mạng điện trong nhà
( 10 – 15 phút)
- Mục tiêu : Hệ thống lại kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương mạng điện trong
nhà.
- Hình thức tổ chức : Cá nhân.
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình...
Hoạt động của thầy và trị
GV: Mạng điện trong nhà có đặc điểm
và cấu tạo như thế nào?
HS:
* Đặc điểm của mạng điện trong nhà:
- Mạng điện trong nhà có cấp điện áp là

Nội dung ghi bảng
III. Chương VIII: Mạng điên trong
nhà:
1. Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện
trong nhà:
* Đặc điểm mạng điện trong nhà:



220V.
- Các đồ dùng điện trong nhà dù có cơng
suất khác nhau nhưng đều có điện áp
định mức bằng điện áp định mức của
mạng điện.
- Riêng với thiết bị đóng – cắt, bảo vệ và
điều khiển, điện áp định mức của chúng
có thể lớn hơn điện áp mạng điện.
* Cấu tạo mạng điện trong nhà:
Gồm các phần tử:
- Công tơ điện.
- Dây dẫn điện.
- Các thiết bị điện: Đóng cắt, bảo vệ và
lấy điện.
- Đồ dùng điện.
GV: Em hãy phân biệt các thiết bị đóng
– cắt, lấy điện và bảo vệ mạng điện?
HS:
+ Thiết bị đóng – cắt mạng điện: Công
tắc điện, cầu dao.
+ Thiết bị lấy điện: Ổ điện, phích cắm
điện.
+ Thiết bị bảo vệ mạng điện: Cầu chì,
aptomat.
GV: Em hãy giải thích số liệu kỹ thuật
sau: 220V – 75W?
HS:
+ Điện áp định mức: 220V.
+ Công suất định mức: 75W.


a. Điện áp của mạng điện trong nhà:
Ở nước ta, mạng điện trong nhà có cấp
điện áp là 220V.
b. Đồ dùng điện của mạng điện trong
nhà:
- Đồ dùng điện rất đa dạng.
- Công suất điện của các đồ dùng điện
rất khác nhau.
c. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị,
đồ dùng điện với điện áp của mạng
điện:
- Các đồ dùng điện trong nhà dù có
cơng suất khác nhau nhưng đều có điện
áp định mức bằng điện áp định mức của
mạng điện.
- Riêng với thiết bị đóng – cắt, bảo vệ
và điều khiển, điện áp định mức của
chúng có thể lớn hơn điện áp mạng
điện.
* Cấu tạo mạng điện trong nhà:
Gồm các phần tử:
- Công tơ điện.
- Dây dẫn điện.
- Các thiết bị điện: Đóng cắt, bảo vệ và
lấy điện.
- Đồ dùng điện.

4. Củng cố: (1- 2 phút)
- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

5. Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)
- Về ôn tập lại toàn bộ các nội dung, kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho kiểm tra
học kỳII.


PHỊNG GD&ĐT ĐƠNG TRIỀU
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA
HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: CÔNG NGHỆ 8

A. MA TRẬN ĐỀ
Nội dung

Nhận
biết

Thông
hiểu

Vận dụng
Thâ
p

Cao

Cách sử dụng tốt đồ
Đồ dùng điện
dùng điện gia đình

Số câu - số điểm
1(C1) - 2
Phân loại được đồ dùng điện
Phân loại và số liệu
gia đình. Nêu nguyên lí biến
kĩ thuật của đồ dùng
đổi năng lượng và cho ví dụ
điện
của từng nhóm.
Số câu - số điểm
1(C2) - 2
Nêu được thế nào là vật liệu
Vật liệu kĩ thuật
dẫn điện, vật liệu cách điện,
điện
vật liệu dẫn từ? Cho ví dụ.
Số câu - số điểm
1(C3) - 3
Tính được điện năng và số
Tính tốn tiêu thụ
tiền phải trả trong lớp
điện năng trong gia
học
đình
1(C4)
-3

Số câu - số điểm
Tổng


1
2,0

2
5,0

Tổng

1
3,0

1
2,0

1
2,0
1
3,0
1
3,0
4
10


B. ĐỀ BÀI
Câu 1. (2 điểm): Cần phải làm gì để sử dụng tốt đồ dùng điện gia đình?
Câu 2. (2 điểm): Đồ dùng điện gia đình được phân thành mấy nhóm? Nêu ngun
lí biến đổi năng lượng và cho ví dụ của từng nhóm?
Câu 3. (3 điểm): Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ?
Cho ví dụ?

Câu 4. (3 điểm): Mỗi quạt điện của lớp học có cơng suất 60W, trong tháng 12 (tính
26 ngày), mỗi ngày học sử dụng trung bình 4 giờ. Hãy tính số tiền điện phải trả
trong tháng 12 cho một phòng học dùng 2 quạt điện như trên với giá điện 1700
đồng/KWh.
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
Câu 1. (2,0 điểm) Để đồ dùng điện làm việc tốt, bền lâu, khi sử dụng cần chú ý
các điểm sau: Mỗi ý đúng 0,5 đ
- Sử dụng đúng điện áp định mức
- Sử dụng đúng công suất định mức.
- Thường xuyên kiểm tra và bôi trơn dầu mỡ…
- Đặt nơi khơ ráo, thống mát, ít bụi…
Câu 2. (2,0 điểm) Đồ dùng điện gia đình được phân thành mấy nhóm? Nêu nguyên
lí biến đổi năng lượng và cho ví dụ của từng nhóm?
* Đồ dùng điện gia đình được phân làm 3 nhóm. (0,5đ)
* Nguyên lý biến đổi năng lượng:
- Đồ dùng điện loại điện –quang: Biến đổi điện năng thành quang năng; Ví dụ: Đèn
sợi đốt, đèn ống huỳnh quang (0,5 đ)
- Đồ dùng điện loại điện-nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng; Ví dụ: Bàn ủi
điện, nồi cơm điện (0,5 đ)
- Đồ dùng điện loại điện - cơ : Biến đổi điện năng thành cơ năng; Ví dụ: Quạt điện,
máy bơm nước. (0,5 đ)
Câu 3. (3,0 điểm) Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ?
Cho ví dụ?
- Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện chạy qua được gọi là vật liệu dẫn điện;
Ví du: dây đồng, dây nhơm, dây chì….. (1đ)


- Vật liệu cách điện là vật liêu mà dòng điện không chạy qua được gọi là vật liệu
cách điện; Ví dụ : Cao su, nhựa, sứ,…… (1đ)
- Vật liệu dẫn từ là vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu

dẫn từ; Ví dụ : Thép kĩ thuật điện, anico…. (1đ)
Câu 4. (3,0 điểm)
Điện năng tiêu thụ của hai quạt điện trong một ngày: (1 đ)
A=P.t = 60.8 = 480(Wh)
Điện năng tiêu thụ của hai quạt điện trong một tháng (26 ngày): (1đ)
A = 480 . 26 = 12480Wh = 12,48 KWh
Số tiền phải trả trong 1 tháng là: (1đ)
T = 12,48 . 1700 = 21216 (đồng)



×