Ngày soạn:
15 /12 /2020
Tiết 31
ƠN TẬP HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Củng cố kiến thức cơ bản về địa lí dân cư, địa lí kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ.
2. Về kỹ năng
- Củng cố kỹ năng đọc, sử dụng, phân tích các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu.
- Kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ
- KNS: Hợp tác, phân tích và xử lý thơng tin....
3. Về thái độ: Nghiêm túc và u thích mơn học
4. Về năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp lãnh thổ
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ, tư duy tổng hợp lãnh thổ
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
1. Giáo viên: GV Bản đồ dân cư, bản đồ kinh tế chung VN. Bản đồ các vùng kinh
tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải
Nam Trung Bộ,Tây Nguyên. Máy tính, máy chiếu
2. Học sinh: HS lập bảng ôn tập trước ở nhà. Thước, bút chì, compa, bút màu…
III/ PHƯƠNG PHÁP
- HĐ nhóm, đàm thoại
- Trực quan bản đồ, giải quyết vấn đề
IV) TIẾN TRÌNH GIỜ DAY- GIÁO DỤC
1. Ổn định lớp(1’)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp
Lớ Ngày giảng
Vắng
Ghi chú
p
9A 25/12/2020
2. Kiểm tra bài cũ (15’) Kiểm tra phần chuẩn bị đề cương của học sinh. Gv chữa
đề cương phần bài tập.
3. Bài ôn tập:
A) Kiến thức cơ bản:
* HĐ1: Tìm hiểu về cơ cấu kinh tế, địa lí các ngành kinh tế
- Mục tiêu: Học sinh trình bày được ba mặt của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nước ta. Tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Có kỹ năng vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ, bảng số liệu
- Phương pháp: đàm thoại, trực quan bản đồ
- Thời gian: 5 ’
- Cách thức tiến hành:
* HS hoạt động cá nhân. Dựa vào kiến thức đã học cho biết:
Từ đầu năm -> nay chúng ta học về những vấn đề gì? Rèn luyện kỹ năng nào?
- Kiến thức cơ bản:
+ Địa lí kinh tế VN: Sự phát triển nền kinh tế VN, Các ngành kinh tế nông nghiệp,
công nghiệp ( Điều kiện ảnh hưởng, Vai trò đặc điểm, Sự phát triển và phân bố)
=> Toàn bộ phần trên về xem lại bài ơn tập tiết 17.
* HĐ2: Địa lí các vùng kinh tế
- Mục tiêu: Nêu được sự phân hóa lãnh thổ: 4 vùng , mỗi vùng có những đặc điểm
riêng (Quy mơ, Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên, Đặc điểm dân cư, xã hội) ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi vùng.
Có kỹ năng đọc và phân tích lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê…
Vẽ và phân tích biểu đồ ( trịn, cột, đường, miền).
- Phương pháp: thảo luận nhóm, trực quan bản đồ
- Thời gian: 20’
- Cách thức tiến hành:
HS hoạt động nhóm.
- HS Thảo luận nhóm -> cử đại diện lên trình bày trên bản đồ tự nhiên VN và bản
đồ kinh tế VN.
- HS nhóm khác nhận xét bổ xung.
- GV đánh giá , chuẩn kiến thức .
- Về nhà ôn tập lại tiết 17: Từ bài 1 -> bài 16.
- Ôn tập tiếp từ bài 17 -> bài 29.
Vùng
TD- MNBB
ĐBSH
BTB
DHNTB
Quy mơ
Gồm :ĐB có 11tỉnh. Gồm10 tỉnh
Gồm: 6 tỉnh
Gồm: 8tỉnh
TB có 4 tỉnh. + Thủ Đơ Hà
S:100965km2 (30,7%) Nội
Dsố:
11,5
tr S:14806km2
S:51513km2
S:44254km2
2002(14,4%)
(4%).Dsố:17,5tr (16%). Dsố: (13%)
(22%)
10,3tr (13%)
Dsố:8,4tr
(11%)
Điều kiện - Vị trí địa lí
tự nhiên - - Địa hình
Tài ngun - Khí hậu
thiên nhiên - Sơng ngịi
- Tài ngun
+ Đất, Thủy sản
+ Lâm sản. Khoáng
sản
Đặc điểm - Số dân, dân tộc, sự
Dân cư- xã phân bố.
hội
- Các chỉ tiêu dân cư
- xã hội.
B) Kỹ năng:
- Vẽ biểu đồ: trịn, miền, cột, đường
- Xử lí số liệu, nhận xét và giải thích biểu đồ
- Nhận xét bảng số liệu thống kê
- Khai thác Atlat địa lí VN
*HS xem lại các bài tập thực hành: bài 5, bài 10, bài16, bài19, bài 22
* Các bài tập vẽ và phân tích các biểu đồ, phân tích các bảng số liệu thống kê cuối
mỗi bài học.
4. Củng cố (2’)
- Nhận xét ý thức, thái độ ôn tập của HS. Đánh giá cho điểm 1 số HS, nhóm ơn tập
tốt. Phê bình những HS, nhóm thảo luận có ý thức ôn tập chưa tốt.
5. Hướng dẫn học ở nhà (3’)
- Ơn tập tồn bộ kiến thức, kỹ năng đã học từ bài 1->29 theo câu hỏi ôn tập. Xem
lại các bài tập: vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ.
V/ RÚT KINH NGHIỆM
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 17 /12/2020
Tiết 32
KIỂM TRA HỌC KÌ I
(Kiểm tra theo lịch của PGD)
1. Mục tiêu kiểm tra
- Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các nội dung
của học kì I (Địa lí dân cư ; Địa lí kinh tế; Địa lí sự phân hóa lãnh thổ: Vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên ).
- Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng địa lí cần thiết: phân tích số liệu thống kê, khai
thác lược đồ, vẽ và phân tích biểu đồ; phát triển năng lực giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống ở địa phương.
- Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển
các năng lực phẩm chất của học sinh.
2. Hình thức kiểm tra
- Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) và câu hỏi
dạng tự luận (6,0 điểm)
- Đảm bảo có cả nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng.
3. Xây dựng ma trận đề
PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐƠNG
TRIỀU
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2020- 2021
MƠN ĐỊA LÍ 9
Tên chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Chủ đề 1. Địa lí kinh tế
Sự phát triển
và phân bố
nông nghiệp,
công nghiệp,
dịch vụ.
- Nhận biết tỉ
trọng các ngành
cơng
nghiệp
trọng điểm.
- Dựa vào Atlat
Địa lí để xác định
được vùng có
tổng mức bán lẻ
hàng hố lớn nhất
nước ta.
- Nắm được cơ - Vẽ biểu đồ
cấu
giá
trị miền thể hiện
ngành trồng trọt sự thay đổi cơ
- Xác định được cấu tổng sản
các dạng biểu phẩm trong
nước
phân
đồ
theo
thành
phần kinh tế ở
nước ta.
- Nhận xét sự
Vận
dụng cao
thay đổi cơ
cấu tổng sản
phẩm trong
nước
phân
theo
thành
phần kinh tế ở
nước ta.
Số điểm: 4,0
TN: 2 câu; 0,5 đ
Tỉ lệ 40 %
TN: 2 câu; 0,5 TL:1 câu 3,0
đ
đ
Chủ đề 2. Sự phân hóa lãnh thổ
1. Vùng trung - Xác định phạm - Nắm được cơ
du và miền vi lãnh thổ của cấu cây trồng
núi Bắc Bộ.
vùng trên lược của vùng.
đồ.
Liên hệ
địa
phương
Số điểm 1,5đ
TL 1 câu
1,0 điểm
TN: 1 câu; 0,25đ
Tỉ lệ: 15%
TN: 1
0,25đ
câu;
2.
Vùng - Nhận biết đặc - Hiểu được các
Đồng
bằng điểm chung đặc nhân tố tạo nên
sông Hồng
trưng của vùng.
thế mạnh kinh
- Nhận biết tài tế của vùng.
nguyên khoáng
sản quan trọng
của vùng
Số điểm: 1,0
Tỉ lệ: 10%
3. Vùng Bắc
Trung Bộ
TN: 3 câu; 0,75đ
TN:
1
0,25đ
câu
- Nắm được các
đặc điểm tự
nhiên của vùng,
ảnh hưởng của
đặc điểm tự
nhiên đến phát
triển kinh tế.
Số điểm: 1,0đ
Tỉ lệ: 10%
TN: 4 câu; 1,0
đ
4.
Vùng - Xác định vị trí
Duyên
hải các đảo, quần đảo
Nam Trung của vùng.
Bộ
- Biết được các di
sản văn hóa
- Hiểu được
những thế mạnh
kinh tế của
vùng
Số điểm: 2,5 TN: 2 câu; 0,5 đ
đ
TL: 1 câu; 2,0 đ
Tỉ lệ: 25%
Tổng
số Số điểm: 2,0
điểm : 10
20%
Tỉ lệ 100%
Số điểm: 4,0
Số điểm: 3,0
40%
30%
Số điểm:
1,0 10%
PHỊNG GD&ĐT TX. ĐƠNG TRIỀU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG
NĂM HỌC 2020- 2021
ĐỀ CHÍNH
THỨC
MƠN: ĐỊA LÍ 9
(Thời gian 45 phút, khơng kể thời gian phát đề)
(Đề có 03 trang)
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Hãy chọn đáp án chính xác nhất
Câu 1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt, nhóm cây nào sau đây có
tỉ trọng lớn nhất ?
A. Cây cơng nghiệp.
C. Cây lương thực.
B. Cây ăn quả và rau đậu.
D. Các loại cây khác.
Câu 2. Ngành công nghiệp trọng điểm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành
công nghiệp nước ta là
A. điện.
C. khai thác nhiên liệu.
B. dệt may.
D. chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, vùng có tổng mức bán lẻ hàng hố
lớn nhất nước ta năm 2007 là
A. Đồng bằng sơng Hồng
C. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 4. Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta giai
đoạn 2003 – 2012 (Đơn vị: %)
Năm
2003
2006
2009
2012
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
- Nông - lâm - thủy sản
22,5
18,7
18,9
19,7
-Công nghiệp - xây dựng 39,5
38,6
38,2
38,6
- Dịch vụ
42,7
42,9
41,7
38,0
Căn cứ vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ?
A.Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ tròn.
Câu 5: Tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với cả Lào
và Trung Quốc?
A. Sơn La.
B. Lai Châu.
C. Hà Giang.
D. Lào Cai.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết trong cơ cấu cây công nghiệp
ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cây trồng nào được trồng nhiều nhất?
A. Cây chè.
B. Cây lạc.
C. Cây đậu tương.
D. Cây cà phê.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng?
A. Mật độ dân số cao nhất.
C. Dân số đông nhất.
B. Năng suất lúa cao nhất.
D. Đồng bằng có diện tích lớn nhất.
Câu 8. Đồng bằng sơng Hồng không phải là vùng sản xuất
A. cây lương thực.
C. cây công nghiệp lâu năm.
B. cây ăn quả.
D. cây công nghiệp hàng năm.
Câu 9: Tài ngun khống sản có giá trị ở Đồng bằng Sơng Hồng là
A. Thiếc, vàng, chì, kẽm.
C. Apatit, mangan, than nâu, đồng.
B. Than nâu, bơxít, sắt, dầu mỏ.
D. Đá vơi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.
Câu 10. Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sơng Hồng có khả năng phát
triển mạnh cây vụ đông là
A. Đất phù sa màu mỡ.
C. Nguồn nước mặt phong phú.
B. Có một mùa đơng lạnh.
D. Địa hình bằng phẳng.
Câu 11. Loại hình thiên tai nào sau đây khơng có ở vùng Bắc Trung Bộ
A. Bão.
B. Hạn hán.
C. Sương muối giá rét
D. Lũ lụt
Câu 12. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây:
A. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sơng Hồng.
Câu 13. Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc
Trung Bộ là do sự có mặt của
A. dải đồng bằng hẹp ven biển.
B. dãy núi Trường Sơn Bắc.
C. dãy núi Bạch Mã.
D. dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.
Câu 14. Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống
và sản xuất của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Cơ sở hạ tầng thấp kém.
C. Thiên tai thường xuyên xảy ra.
B. Mật độ dân cư thấp.
D. Tài nguyên khống sản hạn chế.
Câu 15. Quần đảo Hồng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc
A. TP. Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hịa. C.Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên. D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.
Câu 16. Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Cố đơ Huế, nhã nhạc cung đình Huế
B. Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng
C. Ca trù, quan họ Bắc Ninh
D. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn
II. TỰ LUẬN ( 6,0 ĐIỂM)
Câu 1. (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005
- 2015.(Đơn vị: %)
Năm
2010
2011
2012
2015
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100
- Kinh tế Nhà nước
33,4
32,8
32,6
31,9
- Kinh tế ngoài Nhà Nước
48,9
49,2
49,3
48,0
- Khu vực có vốn đầu tư nước 17,7
ngồi
18,0
18,1
20,1
( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân
theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2010 - 2015.
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành phân
theo thành phần kinh tế từ biểu đồ đã vẽ.
Câu 2. (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 25) và kiến thức đã học, em hãy:
1. Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
2. Kể tên những địa đếm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh.
---HẾT--
PHỊNG GD&ĐT TX ĐƠNG TRIỀU ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG KÌ I
NĂM HỌC 2020- 2021
MƠN: ĐỊA LÍ 9
A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Mỗi câu 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
A
B
A
D
C
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
D
B
C
A
B
C
A
D
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu
Hướng dẫn chấm
Câu 1
1, Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản 2,0
phẩm trong nước theo giá hiện hành phân theo thành phần
kinh tế giai đoạn 2005 - 2015.
(3,0
điểm)
Điểm
Yêu cầu: - Chính xác về số liệu khoảng cách năm
- Có tên biểu đồ và chú giải.
2, Nhận xét sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước
theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế từ biểu đồ
đã vẽ.
- Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh 0,5
tế có sự thay đổi
- Xu hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước (d/c), tăng
0,5
tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư
nước ngồi (d/c).
Câu 2
(3,0
điểm)
1, Những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ
Du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì:
- Đây là vùng giàu tài nguyên du lịch, có điều kiện phát triển
nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ
dưỡng…
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
0,5
Nhiều bãi biển đẹp , Có các thắng cảnh nổi tiếng, Vườn quốc
gia ,khu bảo tồn thiên nhiên, Nước khoáng ....(Dẫn chứng)
+ Tài nguyên du lịch nhân văn:
0,5
Di sản văn hóa thế giới, Di tích lịch sử, cách mạng, lễ hội
truyền thống....(Dẫn chứng)
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm
thấp, bầu trời quanh năm chan hịa ánh sáng, nhất là các tỉnh
cực năm của vùng, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm, 0,5
rất thích hợp để phát triển du lịch biển- đảo.
+ Vị trí nằm trên trục giao thơng Bắc – Nam, có các sân bay
lớn, nhiều cảng biển: Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), … thuận lợi thu
0,5
hút khách du lịch trong và ngoài nước.
2, Địa điểm du lịch ở Quảng Ninh
Kể được từ 4- 7 địa điểm đạt 0,75 điểm, 8 địa điểm du lịch trở 1,0
lên đạt điểm tối đa.
Điều chỉnh, bổ sung:..........................................................................................
..........................................................................................................................
3. Củng cố
- Nhận xét thái độ và ý thức làm bài của học sinh
4. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà: Đọc trước và chuẩn bị bài mới VÙNG
TÂY NGUYÊN
Ngày soạn: 17 /12/2020
Tiết 33
Bài 28:
VÙNG TÂY NGUYÊN
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được Tây Ngun có vị trí địa lí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội, an ninh, quốc phịng đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế - xã hội.
- Tây Nguyên là vùng sản xuất hàng hóa nơng sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ
đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Về kỹ năng
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét và giải
thích 1 số vấn đề tự nhiên dân cư xã hội của vùng.
- Phân tích bảng số liệu trong bài để khai thác thông tin theo câu hỏi sgk.
- GD kỹ năng sống: tự nhận thức, ra quyết định, hợp tác
3. Về thái độ
- Nghiêm túc và u thích mơn học, có ý thức bảo vệ mơi trường, bảo vệ rừng
* Tích hợp BĐKH( phần II) Mùa khơ thiếu nước nghiêm trọng. Việc chặt phá rừng
có ảnh hưởng xấu tới môi trường và đời sống nhân dân. Bảo vệ môi trường tự
nhiên, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là thảm thực vật rừng có ý
nghĩa quan trọng đối với các vùng phía nam của đât nước và các nước láng giềng.
4. Về năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp lãnh thổ, sử dụng tranh, lược đồ
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH
1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên VN và vùng Tây Nguyên. Tranh ảnh về Tây
Nguyên. Máy tính, máy chiếu
2. Học sinh: SGK, Atlat địa lí VN, các dụng cụ học tập, vở ghi
III/ PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm, trực quan bản đồ, đàm thoại
IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DAY- GIÁO DỤC
1. Ổn định lớp (1’)
- Kiểm tra sĩ số học sinh
- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp
Lớ Ngày giảng
Vắng
Ghi chú
p
9A
2. Kiểm tra bài cũ (10’):
- Kiểm tra học thuộc đề cương: câu 7
3. Giảng bài mới:
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Liệt kê một số tên địa danh
- Mô tả một số thế mạnh của vùng
- Phát triển ngôn ngữ, lí giải
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Đóng vai, sân khấu hóa
- Hình thức: Cá nhân/ cả lớp.
3. Phương tiện: Khơng
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV và HS cùng đóng 1 tiểu phẩm ngắn hoặc 1 nhóm HS được giao tiến
hành vở kịch. Yêu cầu HS sau khi quan sát và lắng nghe vở kịch hãy:
+ Địa danh nào được nhắc đến trong vở kịch?
+ Địa danh đó thuộc tỉnh nào?
+ Những nơng sản nào được đề cập đến
+ Những địa danh nào khác được liệt kê trong vở kịch?
>>> HS cần ghi chép thông tin đầy đủ trong vở/giấy note
- Bước 2: Tiểu phẩm diễn ra
TIỂU PHẨM
Bố: Cuối tháng này, nghỉ lễ cả nhà mình có dự kiến đi đâu xa chút khơng?
Mẹ: Em thích đi chỗ nào mát mẻ ấy anh.
Con trai: Hay đi Bà Nà đi bố ơi, con thích đi đến đó
Mẹ: Mẹ nghĩ là khơng nên, nhà mình mới đi cách đây không lâu. Mẹ nghĩ đi nghỉ
mát lần này, cả nhà cả nhà mình nên đi Đà Lạt.
Bố: Được đấy, bố sẽ đưa cả nhà đi thăm thác Voi, đồi chè Cầu Đất, núi Langbiang
và vườn quốc gia Bi-Doup, Núi Bà.
Con: Hấp dẫn quá bố ơi! Con thích đi hái dâu và leo núi.
Mẹ: Tuyệt vời, còn mẹ sẽ đi uống cà phê, ăn vặt và đi dạo quanh hồ với bố.
Bố: Nhất trí với hai mẹ con. Nhớ là mang theo áo ấm, khăn quàng và tất tay nhé vì
mùa này Đà Lạt lạnh lắm…
- Bước 3: HS nêu đáp án thông tin/GV gọi ngẫu nhiên
- Bước 4: GV kết luận và nêu ra vấn đề để dẫn dắt HS giải quyết trong bài học.
B. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* HĐ1: Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
- Mục tiêu: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của vùng.
Phân tích ý nghĩa vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, kinh tế đối với cả
nước
- Phương pháp: trực quan, đàm thoại
- Thời gian: 10’
* HS hoạt động cá nhân. Dựa vào thông
tin sgk
I) Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
? Hãy cho biết quy mơ lãnh thổ của vùng - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
và so sánh tỉ trọng với cả nước?
(H28.1)
- Ý nghĩa:
- Cách thức tiến hành:
+ Có ý nghĩa chiến lược quan
HS hoạt động cá nhân/ cặp.
trọng đối với cả nước về kinh tế
- Dựa vào H28.1 + thông tin sgk + sự hiểu cũng như an ninh, quốc phịng.
biết hãy:
+ Vị trí ngã 3 biên giới: Lợi thế về
1) Xác định vị trí địa lí giới hạn của vùng độ cao cũng như cơ hội liên kết
trên bản đồ?
với các nước trong khu vực.
2) Nêu ý nghĩa của vị trí giới hạn đó?
+ Là nơi bắt nguồn của các dòng
- HS trả lời -> nhận xét -> bổ sung.
sơng, suối đổ về 3 phía => Tầm
- GV chuẩn kiến thức.
quan trọng của việc bảo vệ rừng
+ Là nơi mở màn cho chiến dịch Hồ Chí đầu nguồn.
Minh đại thắng tháng 4/1975
+ Có đường biên giới dài trên 500km, tiếp
giáp với 2 nước láng giềng: Lào và
Cămpuchia.
Điều chỉnh, bổ sung:..........................................................................................
..........................................................................................................................
* HĐ2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Mục tiêu: Dựa vào lược đồ, thông tin SGK trình bày và đánh giá ảnh hưởng
của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của vùng
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan
- Thời gian: 15- 17’
-Cách thức tiến hành:
- HS hoạt động nhóm. Dựa vào H28.1 + sự
hiểu biết
- N1 + 2: Tìm hiểu về địa hình, sơng ngịi,
khí hậu. ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế
- xã hội.Dựa H28.1 cho biết:
1) Từ bắc -> nam có những cao ngun
nào? Nguồn gốc hình thành?
2) Tìm các dịng sơng bắt nguồn từ Tây
Ngun? Chảy qua miền địa hình nào? Đổ
ra đâu?
3) Khí hậu ở đây có đặc điểm gì?
4) Những điều kiện tự nhiên trên có thuận
lợi gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?
+ N3 + 4: Tìm hiểu về các nguồn tài
nguyên. ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế
- xã hội.Dựa vào H28.1 + B28.1 cho biết:
1) Tây Nguyên có những tiềm năng tài
nguyên gì? Thuận lợi phát triển những
ngành kinh tế nào?
2) Trong xây dựng kinh tế Tây Nguyên gặp
những khó khăn gì? Biện pháp khắc phục?
- HS đạị diện nhóm chẵn báo cáo -> nhóm
lẻ nhận xét bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức, bổ sung.
+ Biện pháp: bảo vệ rừng đầu nguồn (bảo
vệ nguồn nước cho sinh hoạt, nguồn thủy
năng phát triển thủy điện, thủy lợi, bảo vệ
môi trường sinh thái.
Có ý nghĩa quan trọng khơng những với
Tây Ngun mà cịn có ý nghĩa đối với các
vùng lân cận, các nước láng giềng.
+ Tây Nguyên có những cảnh đẹp nổi
tiếng: Đà Lạt, Hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang
II) Điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên
- Địa hình: chủ yếu là những cao
ngun badan xếp tầng.
- Sơng ngịi: đây là vùng đầu
nguồn của những dịng sơng.
- Khí hậu: nhiệt đới cận xích đạo,
có mùa khơ kéo dài, khác biệt.
Trên các cao ngun khí hậu điều
hịa mát mẻ hơn.
=> trồng cây công nghiệp lâu
năm, rau quả ôn đới và cận nhiệt,
chăn nuôi gia súc
- Các nguồn tài nguyên: (bảng
28.1 sgk/103)
* Thuận lợi: là điều kiện để phát
triển nhiều ngành kinh tế
* Khó khăn:
- Mùa khơ thiếu nước nghiêm
trọng, hay xảy ra cháy rừng.
- Khai thác rừng bừa bãi gây xói
mịn, thối hóa đất, tài ngun
Biang
rừng suy giảm.
=> ảnh hưởng xấu tới môi trường,
sự phát triển kinh tế và đời sống
dân cư.
Điều chỉnh, bổ sung:..........................................................................................
..........................................................................................................................
* HĐ3: Đặc điểm dân cư- xã hội
- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm dân cư của Tây Nguyên: dân cư thưa thớt, là
nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người. Chất lượng cuộc sống cịn thấp,
nhiều khó khăn so với cả nước.
- Phương pháp: đàm thoại, trực quan
- Thời gian: 10’
- Cách thức tiến hành:
HS hoạt động cá nhân/cặp. Dựa vào thông
tin sgk mục III + sự hiểu biết + bảng 28.2
cho biết:
1) Tây Nguyên có những dân tộc nào?
2) Nhận xét gì về sự phân bố dân cư, dân
tộc?
3) So sánh 1 số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội ở Tây Nguyên với cả nước => Nêu
những nhận xét chung?
- HS trả lời -> nhận xét -> bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
* Mở rộng:
+ Vị trí ngã ba biên giới với nhiều dân tộc
=> Vấn đề đoàn kết các dân tộc rất quan
trọng. Các dân tộc Tây Ngun trình độ dân
trí thấp, dễ bị các phần tử phản động dụ dỗ,
mua chuộc, lợi dụng tơn giáo lơi kéo, gây
rối…
+ Bản sắc văn hóa nhiều nét đặc thù. Năm
2005 khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây
Ngun được UNESCO cơng nhận là di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại
III) Đặc điểm dân cư - xã hội
- Là địa bàn cư trú của nhiều dân
tộc
- Mật độ dân số thấp nhất nước ta
(năm 2002 khoảng 81 người/km2)
=> Là vùng thưa dân nhất.
- Phân bố khơng đều
- Đời sống dân cư cịn gặp nhiều
khó khăn, đang được cải thiện
đáng kể.
* Giải pháp
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu
tư phát triển kinh tế.
+ Xóa đói, giảm nghèo, cải thiện
đời sống người dân, nâng cao
trình độ dân trí.
+ Khai thác hợp lí, bảo vệ tài
nguyên đất, rừng.
+ Hội hoa Đà Lạt (2004)
+ Hiện nay nhà nướpc rất quan tâm đầu tư
xây dựng đổi mới, nâng cao đời sống đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên.
? Tại sao thu nhập BQ/người/tháng cao hơn
so với cả nước mà tỉ lệ hộ nghèo lại lớn hơn * Kết luận: sgk/105.
so với cả nước? (Phân hóa giàu nghèo quá
lớn)
- HS đọc kết luận sgk/105.
Điều chỉnh, bổ sung:..........................................................................................
..........................................................................................................................
Hoạt động luyện tập (10 phút)
1. Mục tiêu
- HS thiết kế, xây dựng chiến lược cho bản thân trong tương lai,
lựa chọn lĩnh vực khai thác tại Tây Nguyên.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ, phản biện
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
- Think – Pair – Share
- Thanh luận
3. Phương tiện: Giấy note
4. Tiến trình hoạt động: NHÀ KINH DOANH TÀI BA
- Bước 1: GV nêu yêu cầu:
+ Nếu em được đầu tư vào một lĩnh vực tại Tây Nguyên, em sẽ chọn lĩnh vực
nào?
+ Tại sao em chọn lĩnh vực đó?
+ Em cần chuẩn bị điều gì để có thể đáp ứng nhu cầu mới này?
- Bước 2: HS làm việc cá nhân trong 2
phút, ghi thông tin ngắn gọn ra giấy note
và suy nghĩ chiến lược, phản hồi
- Bước 3: HS chia sẻ theo cặp/trong
nhóm
- Bước 4: HS trình bày trước lớp. GV
nên chọn những HS sôi nổi, mạnh mẽ để
khuấy động, tạo kịch tính trong hoạt động
này
- Bước 5: GV tổng kết, đánh giá, khen ngợi các HS đã có nhiều nỗ lực, ý
tưởng táo bạo.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn tự học (3 phút)
1. Mục tiêu
- Vẽ biểu đồ thanh ngang theo bài tập SGK
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
- Cá nhân/tự học
3. Phương tiện: Dụng cụ vẽ biểu đồ
4. Tiến trình hoạt động:
- HS đọc to bài tập
- HS xác định vấn đề, thắc mắc nếu có
- HS về nhà hồn thiện bài tập