Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

KHU VỰC CÔNG QUẢN LÝ CÔNG đề bài PHÂN TÍCH CÔNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG VIỆC CẤP CĂN CƯỚC CÔNG DÂN CÓ GẮN CHIP ĐIỆN TỬ CHO NGƯỜI DÂN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.15 KB, 14 trang )

lOMoARcPSD|11379211

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM
MƠN: KHU VỰC CƠNG & QUẢN LÝ CƠNG
Đề bài:

PHÂN TÍCH CƠNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG VIỆC CẤP CĂN
CƯỚC CƠNG DÂN CĨ GẮN CHIP ĐIỆN TỬ CHO NGƯỜI DÂN
Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đăng Núi
Danh sách nhóm 8

: Nguyễn Hương Ly – MSV: 11205979
Trần Thị Khánh Ly – MSV: 11202427
Bùi Văn Duy – MSV: 11201011
Hoàng Hiếu Ngân – MSV: 11206266
Đoàn Minh Vũ – MSV: 11208489

Lớp học phần

: QLXH1103(121)_01

Hà Nội, tháng 10/2021


lOMoARcPSD|11379211

ĐỀ BÀI:


PHÂN TÍCH CƠNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG VIỆC CẤP CĂN CƯỚC CƠNG
DÂN CĨ GẮN CHIP ĐIỆN TỬ CHO NGƯỜI DÂN Ở VIỆT NAM

MỤC LỤC
I. PHÂN TÍCH CƠNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG VIỆC CẤP CĂN CƯỚC
CƠNG DÂN CĨ GẮN CHIP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ĐƯỢC NHÀ NƯỚC SỬ
DỤNG................................................................................................................................ 2
1. Khái niệm................................................................................................................2
*

Pháp luật - Công cụ quan trọng của quản lý cơng.............................................2

*

Căn cước cơng dân..............................................................................................2

2. Nội dung..................................................................................................................3
3. Vai trị...................................................................................................................... 5
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁP LUẬT TRONG VIỆC CẤP
II.
CĂN CƯỚC CƠNG DÂN CĨ GẮN CHIP ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC KHÁC TRÊN
THẾ GIỚI......................................................................................................................... 5
1. MALAYSIA............................................................................................................5
2. ESTONIA................................................................................................................ 6
III. NHÀ NƯỚC CẦN LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA CÔNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG TƯƠNG LAI?...............................................7
1. Ưu điểm...................................................................................................................7
2. Tồn tại hạn chế.......................................................................................................8
3. Đề xuất giải pháp....................................................................................................9
*


Khắc phục hạn chế..............................................................................................9

*

Nâng cao hiệu quả hiệu lực................................................................................9

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................12

1


lOMoARcPSD|11379211

I. PHÂN TÍCH CƠNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG VIỆC CẤP CĂN
CƯỚC CƠNG DÂN CĨ GẮN CHIP ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ĐƯỢC NHÀ
NƯỚC SỬ DỤNG
Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt
Nam. Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững và hội nhập quốc tế với quan điểm “Ứng dụng, phát triển công
nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực”. Ngày 03/09/2020, Thủ tướng ban hành
phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước cơng dân có
gắn chip điện tử cho người dân.
1. Khái niệm
* Pháp luật - Công cụ quan trọng của qu ản lý công

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, mang tính chất bắt buộc chung do
Nhà nước đặt ra nhằm thực hiện quan điểm, định hướng, mục đích mục tiêu quản
lý xã hội theo các đặc trưng đã định.

Pháp luật gồm có các đặc điểm sau:
- Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến;
- Pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định;
- Tính cưỡng chế của Pháp luật;
- Pháp luật được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Trong Hiếến pháp của nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: Nhà n ước qu ản lý xã h ội bằằng Hiếến pháp và pháp
luật, thực hiện theo nguyến tằếc tập trung dân ch ủ. Do đó Pháp lu ật là công c ụ th ể hi ện ý chí c ủa Nhà
nước và thơng qua lợi ích của nhóm câằm quyếằn xã h ội, đơằng th ời nó ph ản ánh rõ môếi t ương quan l ực
lượng giữa Nhà nước với các tập thể xã hội khác, với các quan h ệ qếc tếế có liến quan, cũng nh ư trình
độ phát triển của xã hội.

* Căn cước công dân
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.
2


lOMoARcPSD|11379211

Để đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhân dân và góp phần quản lý xã hội,
Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về căn cước công
dân. Trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế và cải cách hành
chính đã đặt ra các yêu cầu phải hiện đại hóa giấy tờ về căn cước cơng dân theo
hướng ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phù hợp với xu
hướng của các nước trên thế giới.
Đồng thời, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân liên quan
đến căn cước công dân (quyền tự do đi lại, giao dịch, quyền bất khả xâm phạm về
đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình) được Nhà nước cơng nhận,
tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm trong Hiến pháp 2013.
Luật Căn cước cơng dân năm 2014 đã được Quốc hội khóa XIII (13), Kỳ
họp thứ tám thông qua ngày 20/11/2014.

2. Nội dung
Luật Căn cước công dân chủ yếu quy định về hoạt động quản lý căn cước
công dân, việc cấp, đổi, cấp lại và sử dụng thẻ Căn cước công dân; nhấn mạnh việc
sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân, bảo đảm phục vụ
tốt yêu cầu quản lý dân cư và hội nhập quốc tế; từng bước thực hiện Chính phủ
điện tử.
Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở
lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19). Thẻ Căn cước công dân
phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21)
Ngày 03/09/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1368/QĐ-TTg về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án sản xuất, cấp và quản lý
CCCD, trong đó giao Bộ Cơng an là cơ quan chủ quản triển khai xây dựng hệ
thống CCCD thống nhất trên tồn quốc. Theo đó, Bộ Cơng an triển khai về các địa
phương như sau:
3


lOMoARcPSD|11379211

* Công an Tỉnh:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp
luật về CSDLQG về DC và cấp, quản lý CCCD;
- Chỉ đạo lực lượng Cơng an các cấp khẩn trương hồn thành việc thu thập,
nhập liệu, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung thơng tin dân cư;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị
trấn chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức cấp thẻ CCCD lưu động cho
công dân
* Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phối hợp với
Công an địa phương.
Cụ thể: Căn cứ Điều 11 Thơng tư 59/2021/TT-BCA có hiệu lực từ

01/07/2021 quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước cơng dân như sau:
1) Công dân đếến cơ quan Công an có th ẩm quyếằn tếếp nh ận đếằ ngh ị câếp, đ ổi, câếp l ại th ẻ Cằn c ước công
dân nơi công dân cư trú để yếu câằu được câếp th ẻ Cằn c ước công dân.

2) Cán bộ Cơng an: Tìm kiếm thơng tin cơng dân trong cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay;
chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập
thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thơng tin dân cư (nếu có) cho
cơng dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả
kết quả giải quyết.
3) Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong
trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn
cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
4) Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu
có).
5) Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

4


lOMoARcPSD|11379211

6) Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn
cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước cơng dân đến địa
chỉ theo u cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện
dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
3. Vai trị
Có thể thấy, việc cấp thẻ Căn cước công dân là một bước tiến lớn về cải cách
thủ tục hành chính, giảm giấy tờ cho công dân, tạo điều kiện thuận lợi để cơng dân
thực hiện quyền, lợi ích chính đáng của mình.

Những quy định trong Luật Căn cước cơng dân tạo nên hành lang pháp lý
quan trọng và là cơ sở để chúng ta tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công
tác cấp phát, quản lý căn cước công dân và cơ sở dữ liệu căn cước công dân hiện
nay.
Luật Căn cước công dân rất cần thiết trong việc thực hiện sứ mệnh chung về
cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Đồng
thời để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính
cơng, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân, phục vụ u cầu nghiệp vụ của ngành Cơng an, góp phần
phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an tồn xã
hội.
II.

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CƠNG CỤ PHÁP LUẬT TRONG VIỆC

CẤP CĂN CƯỚC CƠNG DÂN CĨ GẮN CHÍP ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC
KHÁC TRÊN THẾ GIỚI
Từ năm 1977 đến nay, đã có gần 70 quốc gia trên thế giới phát hành thẻ căn
cước cơng dân tích hợp chip điện tử để sử dụng trong các dịch vụ công cộng và xã
hội. Sau đây là một số nước đi đầu trong việc sử dụng căn cước công dân có gắn
chip điện tử:
5


lOMoARcPSD|11379211

1. MALAYSIA
MyKad là một chứng minh thư thông minh được sử dụng ở Malaysia . Cùng
với hộ chiếu, Malaysia là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng chứng minh nhân
dân và hộ chiếu kết hợp công nghệ sinh trắc học và chip mới nhất để tăng cường

bảo mật và tính xác thực cho chủ sở hữu của chúng. Thẻ chính thức ra mắt vào
tháng 9 năm 2001
Đối với cơng dân bình thường có chứng minh thư màu xanh (MyKad). Đối
với người thường trú, nó có màu đỏ (MyPR) và đối với những người tạm trú là
màu xanh lá cây (MyKAS).
Với tên gọi MyKad, thẻ căn cước tại Malaysia sẽ lưu trữ cả ảnh nhận diện và
dữ liệu vân tay của người dùng. Mỗi công dân đủ 12 tuổi phải làm thẻ căn cước.
MyKad cịn có các thơng tin sức khỏe cơ bản như nhóm máu, tiền sử cấy ghép nội
tạng, tiền sử dị ứng, hoặc bệnh mãn tính,…
Bên cạnh tính năng định danh, thẻ MyKad cịn là tấm bằng lái xe hợp lệ,
cũng như có thể được dùng như ví điện tử để mua sắm, thanh tốn phí cầu đường,

Liên quan đến vấn đề giả mạo chứng minh thư, Malaysia đã có những chế
tài kết án được quy định trong Đạo luật Đăng ký Quốc gia 1959 (Đạo luật 78)
(Akta Pendaftaran Negara 1959 (Akta 78), (Pindaan 2001)) và Quy định Đăng ký
Quốc gia 1990 (Peraturan-peraturan Pendaftaran Negara 1990 (Pindaan 2007)).
2. ESTONIA
Estonia là quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thẻ công dân gắn chip điện
tử để thay thế giấy tờ tùy thân cho người dân.
Năm 2002, chính phủ Estonia phát hành thẻ điện tử có tên ID Kaart, hay còn
gọi là chứng minh thư Estonia hoặc căn cước Estonia.

6


lOMoARcPSD|11379211

Khơng chỉ để xác định danh tính, ID Kaart cịn đi kèm hàng loạt tính năng,
như khám sức khỏe trên tồn quốc, lưu trữ chữ ký số... Cơng dân nước này cũng có
thể dùng thẻ để bỏ phiếu bầu cử, đăng ký kinh doanh, đóng thuế, truy cập vào các

cổng web và dịch vụ điện tử, hay cho phép thanh tốn và giao dịch ngân hàng qua
chữ ký số.
Khơng những thế, ID Kaart còn thay thế cho hộ chiếu khi đi lại trong nước
hoặc Liên minh châu Âu (EU), cũng như giúp người dân mua vé giao thông công
cộng, sử dụng Internet banking và xác thực trên nhiều website trong khu vực.
Bên cạnh cơng dân trong nước, Estonia cịn là nước đầu tiên thế giới cung
cấp thẻ công dân điện tử cho người nước ngoài. Việc đăng ký thẻ được thực hiện
qua hình thức trực truyến. Tuy nhiên, những "cơng dân số" này bị giới hạn các
chức năng, chẳng hạn không thể dùng thẻ để tham gia bầu cử tại Estonia.
Việc ban hành thẻ căn cước công dân cho người dân được quy định rõ trong
Đạo luật Giấy tờ tùy thân (1999) áp dụng từ năm 2002. Các thủ tục hành chính về
cấp thẻ căn cước cơng dân được quy định trong Đạo luật Thủ tục Hành chính
(2001) của Estonia.
III.

NHÀ NƯỚC CẦN LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU LỰC VÀ HIỆU

QUẢ CỦA CÔNG CỤ LUẬT PHÁP TRONG TƯƠNG LAI?
1. Ưu điểm
Nhà nước đã xây dựng những văn bản pháp luật rất cụ thể về làm thẻ Căn
cước công dân (CCCD) cho người dân: Luật Căn cước công dân 2014, quy định
rất rõ về thủ tục làm thẻ, quyền và nghĩa vụ của các bên: bên cung ứng (nhà nước)
và bên được nhận cung ứng (người dân), qua đó những cán bộ nhà nước có thể dựa
vào luật đã được quy định để làm thẻ CCCD cho nhân dân, người dân cũng có thể
nắm bắt được luật để theo dõi, giám sát xem cán bộ có thực hiện đúng luật khơng

7


lOMoARcPSD|11379211


Nhà nước đã kịp thời có những sửa đổi bổ sung (về việc cấp lại CCCD có
gắn chip điện tử), đồng thời ban hành thêm 1 số nghị định, quy định, quyết định,
công văn hướng dẫn cụ thể chi tiết những công việc phải làm khi thực hiện Luật
Căn cước công dân 2014, cung ứng cho người dân một cách nhanh chóng, hợp
pháp, hợp lí. Như vậy, nhà nước đã thực hiện được yêu cầu đối với pháp luật quản
lý cơng đó là sự đồng bộ trong luật pháp, các nghị định, quyết định đều được ban
hành để tăng cường tính khả thi của Luật Căn cước cơng dân 2014, đồng thời được
sửa đổi bổ sung để phù hợp với thực tế.
Ngay khi được Thủ tướng phê duyệt Đề án Thẻ CCCD gắn chip tại Quyết
định 1368/QĐ-TTg, sau 2 tháng tức tháng 11/2020 Nhà nước bắt đầu thực hiện
việc cấp mới CCCD có gắn chip điện tử với nhiều tính năng tích hợp, tức ở đây,
luật pháp quản lý cơng đã được hiện thực.
Nhà nước đã học hỏi, tham khảo kinh nghiệm đi trước của các nước đã ban
hành thẻ CCCD gắn chip cho người dân. Có thể thấy thẻ CCCD mới có gắn chip
điện tử là xu thế được nhiều nước trên thế giới áp dụng vì tính tiện dụng, đáp ứng
được các yêu cầu giao dịch trên hệ thống điện tử. Như vậy ở đây luật pháp quản lý
cơng đã hồn thành được 2 u cầu đó là sự ổn định và tiến bộ (lợi ích hưởng thụ
DVC và HHCC ngày một tốt hơn, thuận lợi hơn, hài lịng hơn) và cũng đảm bảo
tính hịa đồng với luật pháp của nước khác.
Thẻ CCCD mới có gắn chip được phát hành trên toàn bộ nước CHXHCN
Việt Nam, tức là người dân từ già trẻ gái trai, không phân biệt thành thị hay nông
thôn đều được nhà nước cung ứng dịch vụ công, tức cấp lại thẻ CCCD gắn chip,
như vậy luật pháp quản lý công của nhà nước đã thể hiện được tính nghiêm minh,
bình đẳng và quan trọng nhất là thể hiện được bản chất của chế độ xã hội.
2. Tồn tại hạn chế
Hiện tại nhà nước chưa có các quy định về chế tài xử lí về lỗ hổng bảo mật
của thẻ CCCD gắn chip, mặc dù Bộ Cơng an khẳng định khó có thể đánh cắp và
8



lOMoARcPSD|11379211

giả mạo danh tính, tuy nhiên cơng nghệ ngày một phát triển, tội phạm công nghệ
ngày một gia tăng, nếu khơng có các chế tài xử lí thích đáng thì sẽ gây ra những
hậu quả khôn lường, không chỉ thiệt hại cho người dân mà cịn ảnh hưởng đến
cơng tác phát triển, bảo mật, cung ứng dịch vụ công của nhà nước.
3. Đề xuất giải pháp
* Khắc phục hạn chế:
Nguyên nhân gây ra lỗ hổng bảo mật là khách quan, do vậy nhà nước cần có
những chế tài xử phạt thích đáng với những hành vi đánh cắp, giả mạo danh tính.
* Nâng cao hiệu quả hiệu lực:
- Nhà nước phải xuất phát từ tầm nhìn chiến lược, từ đó phải có hành động
thực tế, quyết liệt theo như cam kết thực hiện các chiến lược về việc phát
triển, thay đổi , tích hợp và sử dụng thẻ CCCD cho hầu hết các dịch vụ công,
cũng như sử dụng các dịch vụ cơng bằng thẻ CCCD theo hình thức trực
tuyến.
- Tiếp tục đầu tư nguồn lực tài chính trong việc phát hành thẻ, đặc biệt là ứng
dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử trong việc quản lý. Ví dụ: có thể đầu tư các
máy đọc thông tin thẻ CCCD ở các địa phương; tích hợp các tính năng cần
thiết trong đời sống của người dân như thẻ đi đường trong thời kì dịch bệnh
Covid-19 phức tạp như hiện nay, thẻ BHYT, bằng lái xe, thanh toán điện tử,
khai báo thuế,… như kinh nghiệm của một số nước đi đầu về thẻ CCCD
điện tử.
- Luôn coi người dân và doanh nghiệp là trung tâm để phục vụ lợi ích, ln
hướng tới mục đích là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, dịch vụ cơng
cho người dân và doanh nghiệp, giúp họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Thẻ CCCD gắn chip điện tử là một tiến bộ của khoa học công nghệ, khơng
phải bất cứ người nào cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng ngay, do đó:

9


lOMoARcPSD|11379211

 Nhà nước cần đầu tư và thu hút nguồn lực con người, đặc biệt là đầu tư,
đào tạo nguồn lực công nghệ thông tin (CNTT) để xây dựng, phát triển ra
các ứng dụng cơng nghệ có thể sử dụng đơn giản, thuận tiện.
 Cần đào tạo những cán bộ cơng chức có phẩm chất đạo đức tốt, nhưng
cũng phải có kiến thức nhất định, đặc biệt là về CNTT – phải đáp ứng
những yêu cầu cơ bản trong việc thực hành công nghệ, tin học.
 Phổ biến, giáo dục cũng như hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện hết mình
cho người dân để họ sử dụng thẻ CCCD nói riêng, sử dụng dịch vụ cơng
nói chung một cách dễ dàng.
- Nhà nước cần đồng bộ hơn các văn bản pháp luật, tránh sự chồng chéo, phức
tạp giữa các văn bản luật.
- Xây dựng công cụ luật pháp và đảm bảo mơ hình quản lý và tổ chức cung
ứng DVC và HHCC từ TW tới địa phương theo hướng chuyên nghiệp, hợp
pháp và đem lại nhiều lợi ích cho người dân.

10


lOMoARcPSD|11379211

KẾẾT LUẬN
Công cụ pháp luật quản lý công, ở phạm vi bài thuyết trình là trong việc cấp
thẻ CCCD gắn chip điện tử cho người dân, đã đáp ứng gần như đầy đủ các yêu cầu
của công cụ pháp luật này cũng như tiếp thu một số kinh nghiệm từ các nước đi
đầu trên thế giới về cấp thẻ CCCD cho người dân. Như vậy, pháp luật quản lý công

đã đóng góp quan trọng trong việc cung ứng dịch vụ cơng và hàng hóa cơng cộng
của nhà nước, góp phần biến các mục tiêu, hình thức quản lý cơng thành kết quả
thực tế để phục vụ xã hội và hoàn thành các chức năng quản lý công đặt ra.
Việc sản xuất, cấp và quản lý thẻ CCCD là một bước tiến rất dài trong việc
quản lý con người của ngành Cơng an nói riêng và của Chính phủ nói riêng, đồng
thời đối với mục tiêu đơn giản hóa việc sử dụng dịch vụ cơng cho người dân. Do
đó nhà nước cần có những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả hiệu lực của
công cụ luật pháp trong việc cấp căn cước cơng dân có gắn chip điện tử cho người
dân ở Việt Nam.

11


lOMoARcPSD|11379211

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đỗ Thị Hải Hà (2016), Bài giảng Khu vực công và Quản lý công, Khoa
Khoa học quản lý.
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.
- Luật Căn cước công dân năm 2014.
- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12
năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước
công dân (sửa đổi bổ sung năm 2021).
- Quyết định số 1368/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 3
tháng 9 năm 2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án sản xuất, cấp và
quản lý Căn cước công dân.
- Công văn 8393/VPCP-NC do Văn phịng Chính phủ ban hành ngày 7 tháng
10 năm 2020 về sử dụng thẻ Căn cước cơng dân có gắn chíp điện tử trong dự
án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân.
- Thông tư 59/2021/TT-BCA do Bộ Công an ban hành ngày 15 tháng 5 năm

2021 quy định về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước cơng dân.
- Hồng Linh (2021). Căn cước cơng dân của các nước có gì đặc biệt?
[online], truy cập 21/10/2021, từ < />- Hạnh Koy (2021). Thẻ Căn cước cơng dân gắn chip mới có độ bảo mật cao
đến đâu mà đã có hơn 70 quốc gia trên thế giới sử dụng [online], truy cập
21/10/2021, từ < />
12


lOMoARcPSD|11379211

xin-so-do-bao-mat-cao-da-co-hon-70-quoc-gia-tren-the-gioi-su-dung20210108145814123.chn>
- Bảo Lâm (2020). Estonia – quốc gia đầu tiên dùng căn cước công dân gắn
chip [online], truy cập 21/10/2021, từ < />- Quốc Đạt (2020). Lịch sử thẻ căn cước gắn chip tại một số nước [online],
truy cập 21/10/2021, từ < />- Bá Đô (2020). Bộ Công an lý giải đề xuất cấp thẻ căn cước công dân gắn
chip [online], truy cập 21/10/2021, từ < />
13



×