Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT NHẰM ĐỀ XUẤTGIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC SÔNG LONG ĐẠI, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.99 KB, 6 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
NGUYỄN THỊ NGUYỆT
ĐỀ CƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT NHẰM ĐỀ
XUẤTGIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN
TẠI KHU VỰC SÔNG LONG ĐẠI, HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG
BÌNH”.
CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ 60.62.60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HỒ ĐẮC THÁI HOÀNG
HUẾ, 10/2010
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn là dạng cấu trúc thực vật đặc trưng của vùng ven biển nhiệt đới và cận
nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái rừng ngập nước quan trọng (FAO, 1994) [43].
Hệ sinh thái rừng ngập mặn bắt gặp trên toàn thế giới ở vùng bờ biển nhiệt đới và cận nhiệt
đới (Chapman, 1976; Tomlinson, 1986) [40]. Vai trò của rừng ngập mặn ngày càng được
khẳng định trên phạm vi toàn cầu. Trong nhiều thế kỷ, các hệ sinh thái rừng ngập mặn đã
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho cả cộng đồng, ở cấp quốc gia và toàn cầu (Hamilton và
Snedaker, 1984; Stafford và Deitsch, 1996; Đahouh và cộng sự, 2000; Kairo và Kivyatu,
2000) [46]. Rất nhiều các sản phẩm được cung cấp cho các cộng đồng dân cư bao gồm các
vật liệu xây dựng, nhiên liệu, thức ăn…
1.2. Mục đích của đề tài
Xác định được cấu trúc rừng và đa dạng thực vật tại rừng ngập mặn thuộc khu vực sông
Long Đại, tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất giải pháp quản lý bền vững rừng ngập mặn ở địa
phương.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn


1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là tài liệu giúp cho các nhà quản lý có cơ sở trong việc hoạch định
chính sách, kế hoạch hành động, giải pháp quản lý hữu hiệu tài nguyên rừng ngập mặn, bổ
sung nguồn dữ liệu nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng ngập mặn miền Trung nói
riêng và của Việt Nam nói chung.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp thêm kết quả về hệ sinh thái rừng ngập mặn tại Quảng Bình và bổ sung
thêm những thông tin giúp cho công tác tìm hiểu, đánh giá tài nguyên rừng ngập mặn hoàn
thiện hơn.
Kết quả nghiên cứu và các tài liệu, số liệu trong đề tài có thể sử dụng lâu dài cho các mục
đích khác nhau trên địa bàn nghiên cứu.
Khẳng định vai trò của rừng ngập mặn ở địa bàn nghiên cứu, chỉ ra mối đe dọa từ việc sử
dụng không hợp lý nguồn tài nguyên rừng ngập mặn tại địa phương.
Đề xuất cơ chế quản lý tài nguyên theo hướng bền vững về môi trường và sinh kế người
dân vùng gần rừng.
PHẦN 2. MỤC TIÊU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng ngập mặn tại khu vực sông Long Đại, huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng quản lý, bảo vệ và
phát triển bền vững RNM tại khu vực sông Long Đại.
2.1.2.Mục tiêu cụ thể
- Xác định hiện trạng và phân bố RNM khu vực sông Long Đại.
- Xác định được cấu trúc tổ thành RNM.
- Điều tra đa dạng sinh học RNM .
- Phân tích sinh kế của người dân đối với tài nguyên rừng ngập mặn khu vực sông Long
Đại.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vũng tài nguyên rừng
ngập mặn tại khu vực sông Long Đại.
2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, môi trường của rừng ngập mặn tại khu vực sông
Long Đại
- Nghiên cứu một số điều kiện sinh thái tại khu vực sông Long Đại
+ Điều kiện về nguồn nước, chế độ triều
+ Điều kiện đất đai, khí hậu tại khu vực sông.
- Nghiên cứu hiện trạng và phân bố rừng ngập mặn tại khu vực sông Long Đại
+ Nghiên cứu phân bố rừng dọc theo sông, hai phía bờ của sông
+ Xác định diện tích phân bố
+ Thành phần loài thực vật tại các diện tích rừng ngập mặn.
2.2.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng và đa dạng thực vật tại khu vực sông Long Đại
- Điều tra thành phần loài thực vật
- Điều tra và xác định tổ thành loài, cấu trúc rừng ngập mặn tại khu vực
- Điều tra và đánh giá đa dạng về loài, quần xã và hệ sinh thái rừng ngập mặn.
2.2.3. Đánh giá về sinh kế của người dân
- Tìm hiểu các tác động nhân sinh đến tài nguyên rừng ngập mặn.
- Lợi ích về kinh tế - xã hội mang lại từ rừng đối với đời sống người dân tại khu vực sông
Long Đại.
- Ảnh hưởng của những biến động tài nguyên rừng với đời sống người dân.
- Cơ chế quản lý rừng ngập mặn tại địa phương.
2.2.4. Giải pháp sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng ngập mặn
- Giải pháp phục hồi diện tích rừng ngập mặn
- Giải pháp quản lý bền vững gắn liền với sinh kế người dân.
- Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng ngập mặn.
2.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thảm thực vật rừng ngập mặn tại khu vực sông Long Đại
- Các tác động nhân sinh đến tài nguyên rừng của người dân
2.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ ngày …
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu vực sông Long Đại, huyện Quảng Ninh,

tỉnh Quảng Bình.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu và các tài liệu tham khảo liên quan.
- Số liệu về môi trường tự nhiên như diện tích đất mặt nước, sử dụng đất
- Thu thập các tài liệu có liên quan, các chính sách về quản lý bảo vệ tài nguyên rừng trên
địa bàn nghiên cứu, các báo cáo về quy hoạch sử dụng đất…
2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp điều tra hiện trường:
+ Điều tra, khảo sát thực địa theo tuyến đã xác định sẵn:
Đi bộ theo tuyến dọc hai bờ sông
Đi thuyền dọc tuyến đường sông
+ Điều tra hiện trạng rừng:
Sử dụng bản đồ hiện trạng, hệ thống định vị toàn cầu (GPS – Global Position System) và
khảo sát thực địa để xác định các khu vực có rừng ngập mặn phân bố
Bố trí OTC với diện tích 10m x 10m. Trong các ô đo đếm các chỉ tiêu về đường kính
ngang ngực ( D
1.3
), chiều cao vút ngọn (H
vn
), đường kính tán (D
t
), xác định tên loài, phẩm
chất cây trong ô mẫu để ghi vào phiếu điều tra
Lập ô điều tra cây tái sinh: thống kê cây tái sinh, tên loài, phẩm chất
Trên đường đi ghi nhận các cây rừng ngập mặn trên tuyến điều tra
+ Điều tra đa dạng sinh học
Đa dạng thành phần loài thực vật, đa dạng các dạng sống

Đa dạng về quần xã thực vật rừng ngập mặn
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra hộ gia đình.
+ Để đánh giá sinh kế người dân tại khu vực rừng ngập mặn sông Long Đại, chúng tôi sử
dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của người dân thông qua
phỏng vấn người dân tham gia vào rừng ngập mặn
Điều tra các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực sông Long Đại với các nội dung sau:
• Tình hình sản xuất nông nghiệp
• Tình hình sản xuất lâm nghiệp
• Tình hình chăn nuôi của hộ gia đình
• Tình hình nuôi trồng thủy hải sản
• Tình hình các nghành nghề khác
• Tìm hiểu tình hình tham gia các hoạt động lâm nghiệp
Điều tra , thu thập về số lượng, mức độ khai thác tài nguyên, đặc điểm sinh thái một số loài
động thực vật
Các hình thức quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên trên địa bàn cũng như những định
hướng phát triển
Phỏng vấn bằng các bảng hỏi đối với cán bộ địa phương, hộ gia đình làm nông nghiệp,
nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trong khu vực nghiên cứu để tìm hiểu về quy định, thể
chế cũng như công tác quản lý tài nguyên.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
2.4.2.1. Xây dựng bản đồ hiện trạng, phân bố bằng GIS
Sử dụng máy GPS để khoanh vẽ diện tích và ghi nhớ tọa độ
Cập nhật hiện trạng trên nền bản đồ quy hoạch 3 loại rừng của Chi cục Kiểm lâm Quảng
Bình
Ghi nhớ tọa độ và xây dựng bản đồ phân bố các loài trong khu vực nghiên cứu
2.4.2.2. Phương pháp đánh giá chỉ số đa dạng sinh học
Thống kê theo họ các loài cây rừng ngập mặn đã ghi nhận trong các ô đo đếm và tuyến
điều tra
Để đánh giá đa dạng sinh học sử dụng phần mềm Bio – Diversity để xác định các chỉ số đa
dạng sinh học thông qua các số liệu điều tra đo đếm được:

Chỉ số quan trọng (IV)
Chỉ số quan trọng cho thấy mức độ quan trọng về cấu trúc của một loài trong một
quần xã hỗn giao
Chỉ số phức tạp (Ic)
Độ giàu có loài (S)
Chỉ số phong phú Margalef ( d)
Độ đồng đều (E)
Chỉ số tương đồng Pieloue (J)
Chỉ số Caswell (V) để xem xét sự thay đổi tác động của môi trường đến chỉ số đa
dạng loài Shannon
• Chỉ số đa dạng Simpson (D)
Đây là chỉ tiêu đầu tiên khi nghiên cứu đa dạng sinh học được Simpson đề xuất
năm 1949. Chỉ số Simpson được dùng để đánh giá sự đa dạng về số lượng của một quần
xã. Tuy nhiên, chỉ số này bị phụ thuộc vào kích thước mẫu thu thập và số cá thể của mỗi
mẫu.
1
( 1)
( 1)
s
i i
i
n n
D
N N
=

=


Trong đó: D: Chỉ số Simpson

s: số lượng loài trong quần hợp
ni: Số lượng cá thể của loài thứ i trong quần hợp
N: Tổng số cá thể trong quần hợp
Simpson của Chỉ số phát triển đa dạng D’= 1 - D
Kết quả tính toán cho ra giá trị từ 0 đến 1. Nếu D’= 0 thì quần xã chỉ có một loài
duy nhất, lúc đó sự đa dạng về số lượng loài là thấp nhất. Ngược lại, nếu D’ càng gần 1 thì
quần xã rất đông đúc về số lượng loài và mức độ đồng đều về số lượng cá thể trong mỗi
loài càng cao.
• Hàm số liên kết Shannon - Weaver (H’)
1
' ln
s
i i
i
n n
H
N N
=
= − ×

Trong đó: s: là số lượng loài trong quần hợp
n
i
: là số cá thể loài thứ i trong quần hợp
N: là tổng số cá thể trong quần hợp
Hàm số liên kết Shannon - Weiver là chỉ tiêu định lượng độ đa dạng tương đối của
quần xã. H’ = 0 khi quần xã chỉ có một loài duy nhất và H’ đạt cực đại khi số loài trong
quần xã lớn nhất và mỗi loài chỉ có 1 cá thể. Từ đây nhận thấy nhược điểm của cách định
lượng này khi trong quần xã tuy có số lượng loài cao nhưng có một số loài có số lượng cá
thể ưu thế hơn hẳn các loài khác.

• Chỉ số tương đồng (SI)
2 C
SI
A B
×
=
+
Trong đó: C: Số lượng loài xuất hiện cả 2 quần thể A & B
A: Số lượng loài của quần thể A
B: số lượng loài của quần thể B
2.4.2.3. Sử dụng các tài liệu chuyên ngành để nhận diện và xác định loài, các công dụng
chính của các cây rừng ngập mặn.
Dữ liệu điều tra được xử lý và tham khảo, so sánh với các tài liệu chuyên ngành như : “
Cây cỏ Việt Nam” (Phạm Hoàng Hộ, 1993, 2000); “ Danh lục các loài thực vật Việt Nam”
(2003); “ Vai trò của rừng ngập mặn Việt Nam” (Phan Nguyên Hồng, 1997); “ Nhận biết
cây rừng ngập mặn qua hình ảnh” (Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy, 1999); “
Mangrove Guidebook for Southeast Asia” (Giesen và ctv, 2006).

×