ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài: Vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết học
Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh
viên hiện nay
ĐẶNG LÊ NGÂN - 2054040105 - 010100510501
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:Th.S Đào Văn Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - 2021
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
Trang
1.
MỞ ĐẦU
1
2.
NỘI DUNG
2
2.1.
Chương 1: Vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết
học Mác - Lênin đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên.
2
2.1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả
2
2.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
3
2.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
4
2.2.
Chương 2: Ý nghĩa của vấn đề biện chứng nguyên nhân - kết quả đối với
cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay
6
2.2.1. Ý nghĩa của vấn đề biện chứng nguyên nhân - kết quả đối với cuộc sống
của sinh viên
6
2.2.2. Ý nghĩa của vấn đề biện chứng nguyên nhân - kết quả đối với việc học tập
của sinh viên.
8
3.
KẾT LUẬN
10
4.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
1
1. LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên - Thạc sĩ Đào Văn
Minh. Nhờ có những kiến thức quý báu của thầy trong quá trình giảng dạy tại
trường, em đã tiếp thu được những hiểu biết, kiến thức bổ ích về mơn học Triết
học Mác – Lênin, từ đó vận dụng vào trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.
“Vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết học Mác Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện
nay” có thể nói đây chính là đề tài phổ biến trong cuộc sống, được lặp đi lặp lại
nhiều nhất. Issac Newton từng nói rằng: “Bất kì hành động nào cũng dẫn đến một
phản ứng tác động ngược lại với mức độ tương đương”,... khơng ai có thể phủ
nhận tích khách quan của mối liên hệ nhân quả, đặc biệt là vai trị và ý nghĩa của
nó trong cuộc sống và trong học tập của sinh viên. Mối liên hệ nguyên nhân và
kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ khách quan, phổ biến
của mọi sự vật, hiện tượng. Do đó, muốn tìm hiểu nguyên nhân của sự vật phải
xuất phát từ bản thân các sự vật, hiện tượng của thế giới, không thể từ sự tưởng
tượng của bộ óc người, tách rời thế giới hiện thực. Bằng phương pháp nghiên cứu
qua nhiều góc độ khác nhau, từ cụ thể đến khái quát, với phép biện chứng duy vật
có sự kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu trước đây và có sự tham khảo thêm từ
các nguồn sách báo, tài liệu… để hoàn thiện bài tiểu luận của em.
Mặc dù đã cố gắng hết khả năng của mình trong việc tìm hiểu thông tin và
cách diễn đạt. Tuy nhiên do đây là lần đầu em làm tiểu luận và trình độ kiến
thức, kinh nghiệm cịn hạn chế, nên khơng tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong được sự nhận xét, đánh giá của thầy để khả năng làm tiểu luận của em có
thể hồn thiện và trau dồi hơn.
Lời cuối cùng, em xin cảm ơn quý thầy đã bỏ thời gian quý báu ra đọc bài
báo cáo của em. Em xin chân thành cảm ơn!
2
NỘI DUNG
2.1. Chương 1: Vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
trong triết học Mác - Lênin đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên.
2.1.1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tương tác giữa các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định. Theo đó, kết quả là
phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây nên.
Ví dụ: Ngun nhân làm cho bóng đèn khơng sáng được là vì nguồn điện hoặc
bóng đèn bị hỏng, mạch điện bị hở…
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và điều kiện. Nguyên cớ là nguyên nhân
giả tạo, do con người tạo ra để che đậy cho một âm mưu, hành động của mình
nhằm thực hiện một mục đích nhất định. Mặc dù có trước và dường như gắn liền
với một sự biến đổi nhất định của sự vật nhưng ngun cớ khơng sinh ra kết quả.
Ví dụ: Mỹ muốn đánh bom phá miền Bắc Việt Nam. Nguyên nhân là do bản chất
đế quốc nhưng phải tạo cớ để hành động, đã tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ tháng 8
năm 1964 để che đậy âm mưu của mình.
Điều kiện là tổng hợp những yếu tố cần thiết, làm cơ sở cho nguyên nhân phát huy
tác dụng tạo thành kết quả. Khơng có điều kiện tương ứng thì khơng có kết quả.
Tuy nhiên, điều kiện khơng trực tiếp gây nên kết quả.
Ví dụ: nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác là những điều kiện không thể thiếu cho một
số phản ứng hoá học.
3
2.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
* Nguyên nhân sản sinh ra kết quả
Nguyên nhân sinh ra kết quả nên ngun nhân ln ln có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.
Muốn phân biệt nguyên nhân và kết quả thì phải tìm ở quan hệ sản sinh, tức là
cái nào sinh ra cái nào. Nhưng khơng có nghĩa một sự vật nào đó có trước sự vật
thứ hai, thì tác động của nó đã được coi là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai.
Ví dụ, chớp là sự nối tiếp của sấm nhưng không phải là nguyên nhân của sấm. Có
hai hiện tượng, hiện tượng trước không phải là nguyên nhân của hiện tượng sau,
sự tác động chớp khơng hề liên quan gì đến sự xuất hiện của hiện tượng sấm.
Cũng như ngày và đêm có liên hệ nối tiếp về thời gian nhưng khơng phải quan hệ
sản sinh, nên không phải mối liên hệ nhân quả; hoặc giữa con gà và quả trứng cái
nào có trước, cái nào có sau và có quan hệ nhân quả hay không? Phải xem xét cụ
thể con gà nào, quả trứng nào và giữa chúng có quan hệ sản sinh hay không.
* Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng kết quả có thể tác động trở lại nguyên
nhân đã sinh ra nó, nếu nguyên nhân đó chưa mất đi. Sự ảnh hưởng, tác động trở
lại theo hai hướng; hoặc sẽ thúc đẩy sự hoạt động của các nguyên nhân (hướng
tích cực), hoặc cản trở hoạt động của các nguyên nhân (hưởng tiêu cực).
Ví dụ: Nền kinh tế kém phát triển dẫn đến hệ lụy mặt bằng dân trí thấp, dân trí
thấp vẫn có thể tác động lại làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển nền kinh tế.
* Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau. Đây là sự chuyển
hoá giữa nguyên nhân và kết quả trong quá trình phát triển của sự vật. Ph.
Ăngghen chỉ rõ: “Nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau,
cái ở đây hay bây giờ là kết quả thì ở chỗ khác hay lúc khác lại trở thành
nguyên nhân và ngược lại”. Trong chuỗi nhân quả đó khơng có điểm khởi đầu
và cũng khơng có điểm kết thúc. Việc xác định là nguyên nhân hay kết quả bao
4
giờ cũng phải đặt trong một quan hệ cụ thể, được phân định rõ ràng, nhân nào
quả ấy.
Ví dụ: Chăm chỉ làm việc là nguyên nhân của thu nhập cao. Thu nhập
cao lại nguyên nhân để nâng cao đời sống, vật chất, và tinh thần cho ta.
* Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả khác nhau
Một nguyên nhân có thể sinh ra những kết quả khơng giống nhau. Mặt khác, một
kết quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra; là tác động tổng hợp của nhiều
nguyên nhân. Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều, đồng thuận sẽ thúc đẩy
kết quả hình thành, phát triển nhanh hơn, tốt hơn. Nếu các nguyên nhân tác động
ngược chiều, sẽ làm suy yếu, triệt tiêu tác dụng của nhau dẫn đến kết quả hình
thành chậm hơn, xấu hơn. Tuy nhiên, vai trị của các ngun nhân khơng ngang
bằng nhau trong q trình sản sinh kết quả. Có ngun nhân giữ vai trị quyết định,
nhưng có ngun nhân chỉ góp phần tác động vào sự hình thành kết quả. Ví dụ gạo
và nước đun sơi có thể thành cơm, cháo. Cơm có ngon hay khơng đều sẽ phụ thuộc
vào mức nước đong đếm và nhiệt độ thích hợp,...Hoặc một ví dụ cụ thể hơn trong
học tập: Một học sinh trượt đại học có thể có rất nhiều nguyên nhân. Có người cho
rằng học sinh đó lười học, người cho rằng học sinh đấy kém may mắn,...
2.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do
nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết
phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào
đó khơng cần thiết, thì phải loại bỏ ngun nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm ngun
nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy
ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ
nào đó, vì ngun nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau
5
nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương
hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó trong
mối quan hệ mà nó giữ vai trị là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ
vai trị là ngun nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định,
nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó khơng vội kết luận về nguyên nhân nào
đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần
phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hồn cảnh cụ thể chứ
khơng nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một
sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân
bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa
vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
Nói tóm lại, mối liên hệ nhân quả là khách quan, phổ biến của mọi sự vật, hiện
tượng; do đó, muốn tìm hiểu ngun nhân của sự vật phải xuất phát từ bản thân các
sự vật, hiện tượng của thế giới, không thể từ sự tưởng tượng của bộ óc người, tách
rời thế giới hiện thực. Nguyên nhân có trước kết quả, là cái sinh ra kết quả. Vì vậy,
muốn tìm hiểu đúng nguyên nhân của sự vật, hiện tượng cần xem xét những sự
kiện, những mối liên hệ xảy ra trước và có quan hệ sản sinh với sự vật, hiện tượng
đó. Vì vai trị của các nguyên nhân không ngang bằng nhau nên khi xem xét cần
phân loại nguyên nhân, đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các
nguyên nhân để có biện pháp thích hợp để phát huy hay cản trở đối với từng
nguyên nhằm dẫn đến kết quả có lợi. Trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận
dụng các kết qủa đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân tác động cùng
chiều phát huy tác dụng và ngăn cản nguyên nhân tác động ngược chiều, nhằm đạt
mục đích đã xác định.
6
2.2. Chương 2: Ý nghĩa của vấn đề biện chứng nguyên nhân - kết quả đối với
cuộc sống và việc học tập của sinh viên hiện nay
2.2.1. Ý nghĩa của vấn đề biện chứng nguyên nhân - kết quả đối với cuộc sống
của sinh viên
Được may mắn gắn bó mơn học phần Triết học Mác Lênin cùng thầy, em cảm thấy
mình có thể vận dụng sâu sắc vấn đề biện chứng nguyên nhân - kết quả vào đề tài
ô nhiễm môi trường. Trong đời sống hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là
chủ đề nhức nhối gây tranh cãi và đau đầu không kém không chỉ đối với Việt Nam
nói riêng mà tồn thể các cường quốc năm châu trên thế giới nói chung. Ngun
nhân gây ra ơ nhiễm môi trường rất nhiều, các nghiên cứu về môi trường đều chỉ
rõ những mối nguyên nhân sản sinh, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Thứ
nhất, do chính sự vận động mơi trường tự chuyển hóa hình thành các tác nhân của
các yếu tố tự nhiên. Thứ hai, ý thức cá nhân trong bảo vệ mơi trường cịn rất kém,
những hành động vứt hoặc xử lý rác thải bừa bãi đang từng ngày, từng giờ phá hủy
môi trường. Thứ ba, việc thiếu trách nhiệm bảo vệ môi trường trong các hoạt động
sản xuất nền kinh tế thị trường là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Theo
Ph.Ăngghen, là do lợi nhuận tư bản làm động lực để thúc đẩy các nhà tư bản hành
động trái với mọi quy luật, phá vỡ sự phát triển bình thường của giới tự nhiên và
bất chấp sự trả thù của “mẹ thiên nhiên”. Thứ tư, nạn khai thác nguồn khoáng sản
tự nhiên một cách tràn lan, kém hiệu quả. Con người tác động vào giới tự nhiên
với mức độ và phạm vi ngày càng gia tăng khủng khiếp. Thứ năm, sự bùng nổ dân
số phải khai thác hết mức tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu sống con
người đang dần bóp chết mơi trường tự nhiên. Ngồi ra gia tăng dân số cịn làm ơ
nhiễm khơng khí vì lưu lượng phương tiện giao thông ồ ạt khắp các tỉnh thành Việt
Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thứ sáu, các
hoạt động trong chiến tranh để lại sự hoang tàn và những hậu quả lâu dài cho môi
trường. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã rải bom đạn và các chất độc
hóa học như chất độc màu da cam. Đó là loại thuốc diệt cỏ rất độc, chứa hàm
lượng lớn dioxin, gây chết thực vật, làm ô nhiễm nguồn đất, nước, hủy hoại
7
nghiêm trọng môi trường sinh thái ở đất nước ta. Và nguyên nhân cuối cùng, biến
đổi khí hậu gây ra thiên tai, đã tác động xấu đến môi trường tự nhiên. Theo quy
luật, môi trường sẽ đáp trả tương ứng với những gì mà con người “cư xử” với nó,
những ngun nhân kể trên gây ra khơng ít những kết quả nghiêm trọng. Một là, ô
nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng con
người. Thứ hai, nền kinh tế xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, tính riêng vụ Formosa, hệ
sinh thái thiệt hại khoảng 100 tấn cá chết, 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị
ảnh hưởng trực tiếp, giảm nguồn thu du lịch khoảng 40-50% do khách hủy tour…
Thứ ba, gây cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng hệ sinh thái. Thứ tư, ô
nhiễm môi trường sẽ là mối đe dọa đến sự thịnh vượng của quốc gia. Thứ năm,
môi trường ô nhiễm sản sinh ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và đồng thời những
hậu quả đó sẽ tác động ngược trở lại làm cho môi trường trở nên xấu hơn, nguyên
nhân và kết quả chuyển hóa lẫn nhau: Một khi sức khỏe cá nhân bị ảnh hưởng, nền
kinh tế mà con người đang tập trung theo đuổi bị de dọa bởi mơi trường ơ nhiễm
thì con người sẽ khơng cịn thời gian để quan tâm đến các khía cạnh khác. Ý nghĩa
mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất
định. Cho nên, con người với cái tôi cá nhân đã chi phối mạnh mẽ tới hành động,
con người chỉ biết chú tâm giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt mà mà
không suy xét đến cái gốc của vấn đề để giải quyết triệt để, đồng nghĩa con người
sẽ tiếp tục “buông lỏng” việc bảo vệ môi trường và tất nhiên là nó sẽ trở nên xấu đi
với mức độ tỷ lệ thuận theo thời gian bị lãng quên. Mặt khác, tài nguyên thiên
nhiên cạn kiệt, môi trường sinh thái bị phá hủy sẽ xuất hiện tâm lý “tranh thủ thu
lợi”; từ đó dẫn đến mơi trường càng thêm ơ nhiễm, kiệt huệ đến “cùng cực” thay vì
được chăm lo cải thiện. Ơ nhiễm mơi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng
về nhiều mặt. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, những hậu quả xấu sẽ tiếp tục tác
động đến tâm lý, ý thức và chính sự tác động đó sẽ tiếp tục là nguyên nhân trở lại
ảnh hưởng đến sự trong lành của môi trường theo một vịng luẩn quẩn. Vì thế, chú
trọng giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ mơi trường trong tồn xã hội; xây dựng,
hồn thiện hệ thống pháp luật về mơi trường; tổ chức thực hiện các hoạt động bảo
8
vệ môi trường.
Thông qua cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả, bản thân em đang là sinh viên
trường Đại học Giao thơng vận tải thành phố Hồ Chí Minh, em cần nhận thức đúng
đắn về và phải thấy rõ được tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở Việt Nam hiện nay,
phải có ý thức tự giác tốt về việc giữ cho môi trường trong sạch “Hành động nhỏ, ý
nghĩa lớn”. Chung tay bảo vệ môi trường là sự nghiệp không chỉ của riêng tổ chức
hay cá nhân nào mà là của tất cả mọi người. Bởi lẽ môi trường là nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp tới mỗi người. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề an sinh, sức
khỏe ở thời điểm hiện tại mà cả trong tương lai lâu dài.
2.2.2. Ý nghĩa của vấn đề biện chứng nguyên nhân - kết quả đối với việc học
tập của sinh viên.
Trong nhận thức và trong thực tiễn cần phải tôn trọng tính khách quan của mối
quan hệ nhân quả, khơng được lấy ý muốn chủ quan để thay thế cho quan hệ nhân
quả. Chẳng hạn như khi kết quả học tập của các bạn sinh viên rất kém, thì các bạn
cần phải phân tích ngun nhân vì sao dẫn tới kết quả kém. Có rất nhiều nguyên
nhân, từ khách quan đến chủ quan. Về nguyên nhân chủ quan, thực tế cho thấy rất
nhiều sinh viên bước chân lên đại học khơng có sự dám sát của bố mẹ nên khơng
có sự cố gắng. Thay vì nỗ lực học tập thì sinh viên chọn cách xả hơi, “xõa” sau
những ngày tháng ôn thi vất vả ở bậc phổ thông. Thứ hai, nhiều sinh viên chọn
cách kiếm tiền như làm thêm, bán hàng, tiếp thị, hoặc thậm chí là dính dáng đến đa
cấp vì khơng có đủ kiến thức để tránh những cám dỗ, chỉ thấy cái lợi kiếm tiền
trước mắt mà khơng màng đến hậu quả. Điều đó dẫn đến việc lơ là học tập, khơng
theo nổi chương trình học ở Đại học. Thứ ba, đó là sinh viên chưa hiểu được mục
đích của việc học, sinh viên chỉ xem Đại học là một nghĩa vụ đối phó với thầy cơ,
cha mẹ. Hơn nữa, rất nhiều sinh viên khi viết nguyện vọng khơng hồn tồn ý thức
được mình thích học ngành gì, muốn làm nghề gì dẫn đến nhiều sinh viên hụt hẫng
trước những mơn chun ngành vì khơng đúng mong muốn, ý nguyện. Thứ tư, có
những sinh viên có thái độc học tập một cách vơ cùng bị động, cịn ảnh hưởng bởi
9
cách học ở cấp ba. Trong quá trình học thì khơng bao giờ đụng đến giáo trình, thầy
cơ phải “cầm tay chỉ việc” cho từng sinh viên. Các sinh viên đã quen với cách học
rập khuôn, chỉ bám vào sách vở của thời học phổ thông nên khi chuyển lên Đại học
chỉ thay đổi phương pháp một chút thì khơng theo kịp. Lên đại học sẽ có những bài
tập khác hồn tồn trong sách giáo khoa, nếu học sinh khơng thích ứng được sẽ bị
“sốc”. Cái mấu chốt của việc học là học phương pháp lĩnh hội kiến thức và phương
pháp làm việc chứ khơng phải là học thuộc lịng các kiến thức trong sách.
Ngoài những nguyên nhân chủ quan như trên, ta không thể không kể đến những
nguyên nhân khách quan làm sinh viên học hành sa sút dẫn đến điểm kém, phải
học lại môn. Thứ nhất, nhiều trường đại học quá nặng kiến thức lý thuyết hơn là
thực tiễn. Giảng viên không truyền cảm hứng học cho sinh viên dẫn đến chất lượng
học tập và giảng dạy không được cao. Hoặc do giảng viên khắt khe chấm điểm thi
quá khó khăn nên nhiều sinh viên điểm thấp, phải thi lại hoặc học lại. Thứ hai, các
bậc phụ huynh bắt ép con theo những ngành nghề và nguyện vọng theo ý muốn
của phụ huynh, từ chối các bạn sinh viên theo đuổi đam mê của mình. Nguyên
nhân cuối cùng, trong thời buổi dịch bệnh hoành hành, sinh viên buộc phải học
trực tuyến. Vào những kì thi, khơng thể khơng nói đến những lỗi kỹ thuật phát sinh
ngồi ý muốn, khiến sinh viên không thể nộp bài được, như web trường bị đơ,
hỏng, đang trong quá trình thi thì cúp điện, mạng yếu... Trượt môn không phải do
sinh viên lười học mà có thể do tụ hợp những lí do nhỏ nhặt như thế này.
Vậy thì, đứng trước kết quả như vậy chúng ta phải khách quan, phân tích để tìm ra
những ngun nhân và trong những ngun nhân đó, đâu là nguyên nhân cơ bản,
chủ yếu dẫn đến cái kết quả đó, khơng nên vội vàng đổ lỗi cho hồn cảnh, cho gia
đình, cho nhà trường, cho thầy cơ mà cần phải phân tích một cách khách quan
những yếu tố tác động, đặc biệt là những nguyên nhân dẫn tới kết quả đó. Thứ hai,
muốn tạo ra kết quả tốt cần phải tạo điều kiện cho những nguyên nhân tích cực,
phù hợp. Đồng thời đấu tranh, loại bỏ những nguyên nhân tiêu cực, không phù hợp
tác động đến quá trình ra đời kết quả. Sinh viên phải chủ động trong việc học tập
10
của mình, chủ động lên thư viện tìm tịi sách, tạp chí, luận văn, giáo trình,... để
tham khảo và nâng cao tầm hiểu biết cũng như là tri thức của chính bản thân mình.
Vì kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân nên cần làm tốt công tác tổng kết
đánh giá, rút kinh nghiệm và phát huy những kết quả tích cực. Thành cơng có là gì
nếu con người cứ mãi ngủ quên trên chiến thắng? Sau những nỗ lực và thành tựu
mà sinh viên đạt được thì sinh viên chúng ta cần chủ động đánh giá, rút kinh
nghiệm và xem mình yếu kém phần nào để có thể sửa chữa và khắc phục. Từ đó
loại bỏ những nguyên nhân tiêu cực có thể xảy ra ở những lần sau nữa, không
ngừng trau dồi và cải thiện bản thân trong cuộc sống và trong học tập.
Bản thân em là một sinh viên, phải đi học xa nhà, phải tự lo cho bản thân, nhưng
khơng vì thế mà khơng quan tâm đến việc học ở đại học. Em luôn cố gắng tiết
kiệm thời gian giữa học và làm, luôn cố gắng xem việc học là chính, khơng để
những điều khó khăn làm ảnh hưởng đến việc học tập. Bên cạnh đó, em cũng
khơng để những thói quen xấu, tệ nạn bên ngoài xã hội lây nhiễm vào bản thân,
phải ln biết giữ con người mình ngay thẳng, trong sạch.
3. KẾT LUẬN
Như vậy, qua bài tiểu luận trên, em đã làm sáng tỏ quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết học Mác Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên. Mối liên
hệ nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất. Nó hồn
tồn khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chính những tác động
của các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất được phản ánh ở trong nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến làm cho thế giới vận động. Qua đó cũng có thể thấy được
tầm ảnh hưởng của các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin để xây dựng nhân
cách của sinh viên trong thời đại ngày nay. Việc xây dựng cho bản thân sinh viên
11
một nhân cách tốt là một điều rất quan trọng bởi họ là những chủ nhân tương lai
của đất nước, đặc biệt là trong những tác động tiêu cực do quá trình phát triển của
thế giới hiện nay, bản chất của người có thể bị tha hóa bất cứ lúc nào. Đó cũng
chính là mục tiêu mà một sinh viên như em cần hướng tới, em hi vọng qua bài tiểu
luận của mình, các bạn sinh viên sẽ có cái nhìn mới hơn, nâng cao nhận thức lý
luận, nhạy bén với thực tiễn và xử lý tốt các tình huống xảy ra trong đời sống.
12
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo(8-2019), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các mơn khoa học
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh(2018), Giáo trình mơn Chủ nghĩa xã hội khoa
học, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
[3]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình - GS. TS. Phạm Văn Đức
(chủ biên), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
2019.
[4] Trần Bảo Nguyên, Đường Huyền Trang (9/2018), Vận dụng cặp phạm trù
nguyên nhân – kết quả phân tích vấn đề ơ nhiễm mơi trường ở Việt Nam, tạp chí
khoa học Đại học Tân Trào.