Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

cong van cua so giao duc dao tao hau giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.12 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN PHỤNG HIỆP
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 285/PGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Phụng Hiệp, ngày 06 tháng 11 năm 2017

V/v Triển khai thực hiện Công văn số
923/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 31
tháng 10 năm 2017.

Kính gửi:
- Các trường THCS trong huyện;
- Trường Tiểu học và THCS Phương Ninh.
Căn cứ Công văn số 923/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày 31/10/2017 của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang về việc hướng dẫn tổ chức dự giờ, thao
giảng và thực hiện chuyên đề chuyên môn ở tổ (nhóm) chun mơn từ năm học
2017-2018 đối với GDtrH;
Phịng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp yêu cầu Hiệu trưởng các
trường THCS trong huyện, trường Tiểu học và THCS Phương Ninh thực hiện
một số nội dung sau:
- Tổ chức triển khai Công văn số 923/SGDĐT-GDTrH-GDTX ngày
31/10/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang đến tất cả cán bộ, giáo
viên của đơn vị (Có Cơng văn số 923/SGDĐT-GDTrH-GDTX gửi kèm);
- Tổ chức rà soát việc thực hiện công tác dự giờ, thao giảng và tổ chức
chuyên đề chuyên môn trong thời gian qua tại đơn vị để đánh giá, rút kinh
nghiệm. Đối với kế hoạch dự giờ, thao giảng và tổ chức chuyên đề năm học
2017-2018 của các tổ chun mơn cần có điều chỉnh, bổ sung phù hợp để tiếp tục


triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 923/SGDĐT-GDTrH-GDTX
ngày 31/10/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang.
Nhận được Công văn này yêu cầu Hiệu trưởng các trường THCS, trường
Tiểu học và THCS Phương Ninh nghiêm túc triển khai thực hiện theo hướng dẫn.
Những vấn đề vướng mắc cần liên hệ trực tiếp Phòng GD&ĐT huyện Phụng
Hiệp (qua bộ phận Nghiệp vụ THCS – Đ/c Phạm Thành Trung, ĐT: 0909.138499
hoặc email: ) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận:

- Như kính gửi;
- Lưu: VP, NV.

KT.TRƯỞNG PHỊNG
PHĨ TRƯỞNG PHỊNG
Đã ký

Nguyễn Văn Liêm


UBND TỈNH HẬU GIANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 923/SGDĐT-GDTrH-GDTX
V/v hướng dẫn tổ chức dự giờ, thao
giảng và thực hiện chuyên đề chuyên
môn ở tổ (nhóm) chun mơn từ
năm học 2017 - 2018 đối với GDTrH


Hậu Giang, ngày 31 tháng 10 năm 2017

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Kính gửi:
- Phịng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố;
- Các trường THPT, PTDTNT trong tỉnh.

Căn cứ Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 8/10/2014 của Bộ
GD&ĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy
học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của
trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng;
Căn cứ Công văn số 141/BGDĐT-GDTrH ngày 12/01/2015 của Bộ
GD&ĐT về việc xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên;
Căn cứ Công văn số 747/SGDĐT-GDTrH ngày 28/8/2017 của Sở GD&ĐT
tỉnh Hậu Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm
học 2017 - 2018;
Tổ chức dự giờ, dự thao giảng và thực hiện chuyên đề chuyên môn là ba
hoạt động trọng tâm của tổ (nhóm) chun mơn nhằm bồi dưỡng chun mơn,
nghiệp vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy cho giáo viên. Để các hoạt
động này đi vào chiều sâu và đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, Sở GD&ĐT tỉnh
Hậu Giang hướng dẫn các đơn vị thực hiện tổ chức dự giờ, thao giảng và thực
hiện chuyên đề chun mơn ở tổ (nhóm) chun mơn từ năm học 2017-2018 đối
với Giáo dục Trung học như sau:
I. Hoạt động dự giờ, thao giảng
1. Kế hoạch dự giờ, thao giảng
Kế hoạchdự giờ, kế hoạch thao giảng chung của tổ chuyên môn cần được
xây dựng từ đầu năm học. Các tiết giảng dạy có dự giờ, các tiết thao giảngnên rải
đều, tránh chỉ tập trung vào một vài đợt thi đua trong năm học.
2. Số tiết dự giờ, số tiết thao giảng

Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả hoạt động dự giờ, thao giảng
cụ thể như sau:


- Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởngđảm bảo dự ít nhất 20% trong tổng số giáo
viên giảng dạy của đơn vị;
- Tổ trưởng, Tổ phó đảm bảo dự giờ giáo viên trong tổ chun mơn ít nhất 02
tiết dạy/giáo viên;
- Mỗi giáo viên đảm bảo dự giờ đồng nghiệp trong hoặc ngồi nhà trường ít
nhất 12 tiết dạy (mỗi học kỳ dự ít nhất 06 tiết dạy);
- Mỗi giáo viên thực hiện thao giảng ít nhất 01 tiết dạy trong năm học (tùy
điều kiện và mục đích đánh giá của từng đơn vị, có thể thực hiện thao giảng
nhiều hơn 01 tiết dạy trong năm học).
Lưu ý: Trường quy định số tiết giáo viên đăng ký dạy học được dự giờ
từng học kỳ đảm bảo giáo viên được dự giờ và dự giờ đủ số tiết quy định.
3. Tiết dạy, tiết thao giảng
Căn cứ vào kế hoạch của tổ, giáo viên tự đăng kí tiết dạy được dự giờ hoặc
tiết thao giảng. Tiết học để giáo viên thực hiện giảng dạy được dự giờ, dạy thao
giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng dạy cho học sinh tại lớp học đó. Giáo
viên khơng được dạy trước hoặc chuẩn bị trước các tình huống để sau đó học sinh
“diễn lại” trong giờ học.
4. Dự giờ
Các tổ chuyên môn cần sắp xếp, bố trí sao cho việc dự giờ dạy, dự giờ thao
giảng đảm bảo tổ chuyên môn thông qua lãnh đạo trường để mỗi giờ dạy nên có
01 Tổ trưởng (nhóm trưởng) hoặc Tổ phó (nhóm phó) dự và tham gia nhận xét,
xếp loại giờ dạy. Trong trường hợp đơn vị khơng có giáo viên cùng bộ mơn với
giáo viên dạy dự giờ, dạy thao giảng, Ban giám hiệu có thể mời giáo viên của
đơn vị bạn trong cụm đến dự và tham gia nhận xét, góp ý.
5. Nhận xét và xếp loại giờ dạy thao giảng
- Đánh giá tiết dạy của giáo viên được thực hiện theo Công văn số

10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn đánh giá xếp
loại giờ dạy ở bậc trung học. Đánh giá tiết dạy của giáo viên dạy học theo chuyên
đề được thực hiện theo Công văn số 1148/SGDĐT–GDTrH ngày 12/11/2015 của
Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang về việc hướng dẫn đánh giá giờ dạy học theo chuyên
đề.
- Trừ giáo viên không dạy cùng bộ môn (chỉ nhận xét, không xếp loại), các
thành viên còn lại đều phải nhận xét (ưu điểm, nhược điểm) và xếp loại giờ dự.
Trên cơ sở ý kiến của từng cá nhân, Tổ trưởng (nhóm trưởng) kết luận để xác
định kết quả giờ dạy đó.
II. Hoạt động tổ chức chuyên đề chuyên môn


1. Cách chọn chuyên đề chuyên môn
Chuyên đề chuyên môn là các vấn đề về chuyên môn được đặt ra trong q
trình dạy học. Đó có thể là các vấn đề liên quan đến kiến thức bộ môn, phương
pháp dạy học, cách ra đề kiểm tra, cách dạy các bài mới, bài dài, bài khó,...
Các tổ (nhóm) chun mơn tùy vào thực tế dạy học tại đơn vị mình để lựa
chọn những chuyên đề phù hợp. Khuyến khích việc chọn những chuyên đề đi vào
giải quyết các vấn đề cụ thể trong dạy học.
Đối với tổ ghép, có thể chọn chuyên đề thích hợp để cả tổ cùng thực hiện
hoặc chọn chuyên đề theo từng môn học.
2. Số lượng chuyên đề chuyên môn cần thực hiện
Mỗi tổ chuyên môn thực hiện ít nhất 02 chun đề/một năm học (mỗi học
kì 01 chuyên đề). Tùy điều kiện thực tế của từng đơn vị, có thể tổ chức sinh hoạt
chuyên đề liên trường.
3. Các bước thực hiện chuyên đề chuyên môn
a. Lựa chọn, lên kế hoạch thực hiện chuyên đề:
Tổ chuyên môn thảo luận để lựa chọn chuyên đề, xác định mục đích, nội
dung cơ bản cần triển khai; dự kiến kế hoạch thực hiện;...
b. Viết nội dung chuyên đề:

Trên cơ sở thống nhấtchuyên đề cần thực hiện, Tổ trưởng phân công một
hoặc hai giáo viên chịu trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu thêm và hoàn thiện nội
dung chuyên đề bằng kế hoạch. Nội dung kế hoạch thực hiện chuyên đề cần có
các phần cơ bản sau:
+ Tên chun đề;
+ Lí do thực hiện chuyên đề;
+ Mục đích của chuyên đề;
+ Nội dung triển khai (đây là phần trọng tâm, cần được trình bày những
định hướng, yêu cầu, biện pháp, giải pháp,... cần thực hiện để đạt được mục đích
mà chuyên đề đã xác định);
+ Kế hoạch thực hiện (nêu rõ thời gian hoàn thành và trách nhiệm của từng
cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của những người được phân công thực hiện phần
Thực nghiệm chuyên đề).
c. Thực nghiệm chuyên đề
Những định hướng, yêu cầu, biện pháp, giải pháp,... mà chuyên đề đặt ra
phải được thực nghiệm/thể nghiệm, kiểm chứng thông qua tiết dạy.Nếu chuyên
đề không liên quan đến tiết dạy trên lớp thì có thể chọn hình thức thực


nghiệm/thể nghiệm khác nhưng phải có sản phẩm cụ thể. Mỗi chun đề phải có
ít nhất 01 tiết dạy (hoặc 01 sản phẩm) thực nghiệm/thể nghiệm.
d. Đánh giá kết quả chuyên đề:
Sau phần thực nghiệm/thể nghiệm, tổ chuyên môn tiến hành trao đổi để
đánh giá lại chuyên đề (với các tiết dạy thực nghiệm, tổ chỉ nhận xét, góp ý chứ
không xếp loại giờ dạy). Trên cơ sở đánh giá lại chuyên đề của từng thành viên
(nội dung nào phù hợp, nội dung nào cần phải điều chỉnh, bổ sung,...), Tổ trưởng
kết luận và cùng thống nhất nội dung áp dụng kết quả chuyên đề vào thực tế dạy
học.
e. Lưu hồ sơ chuyên đề:
Hồ sơ của mỗi chuyên đề bao gồm các loại với tên gọi qui ước như sau:

+ Kế hoạch thực hiện chuyên đề;
+ Sản phẩm thực nghiệm/ thể nghiệm chuyên đề (bao gồm các giáo án tiết
dạy hoặc sản phẩm khác);
+ Biên bản đánh giá kết quả chuyên đề.
Trên đây là hướng dẫn tổ chức dự giờ, thao giảng và thực hiện chuyên đề
chuyên môn ở tổ (nhóm) chun mơn từ năm học 2017-2018 đối với Giáo dục
Trung học. Trong q trình thực hiện có vấn đề vướng mắc, các đơn vị liên hệ
Phòng Giáo dục Trung học - Giáo dục Thường xuyên, Sở GD&ĐT tỉnh Hậu
Giang để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu: VT, GDTrH-GDTX, P4.

KT. GIÁM ĐỚC
PHĨ GIÁM ĐỚC
(Đã ký)
Nguyễn Hùng Nhiên



×