Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 85-88

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.68 KB, 16 trang )

Ngày soạn: 30/01/2020
Tiết 85
Đọc thêm: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
- Đặng Thai Mai I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Đặng Thai Mai.
- Những đặc điểm của tiếng Việt.
- Những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy:
+ Đọc – hiểu văn bản nghị luận.
+ Nhận ra được hệ thống luận điểm và cách trình bày luận điểm trong văn bản.
+ Phân tích được lập luận thuyết phục của tác giả trong văn bản.
- Kĩ năng sống: Nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ.
+ Quan điểm của Bác: giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cũng chính là giữ gìn
truyền thống dân tộc
3. Thái độ
- Có thái độ trân trọng và tự hào về ngơn ngữ tiếng Việt.
- Có ý thức giữ gìn, phát triển tiếng nói của dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu, sưu tầm tranh ảnh
minh họa.
- Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. PHƯƠNG PHÁP/KT
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết
vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...


- Kĩ thuật hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”...
IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
7C
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
? Đọc thuộc lòng đoạn 1,2 văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Nêu
những đặc điểm nổi bật về ND, NT của văn bản ?
TL: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử
dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ


một chân lí: “Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của
ta”.
3. Bài mới: Giới thiệu bài (1’) Chúng ta là người Việt Nam, hằng ngày dùng tiếng
mẹ đẻ - tiếng nói của tồn dân - tiếng Việt - để suy nghĩ, nói năng, giao tiếp. Nhưng
đã mấy ai biết tiếng nói Việt Nam có những đặc điểm, những giá trị gì và sức sống
của nó ra sao. Muốn hiểu sâu để cảm nhận một cách thích thú vẻ đẹp, sự độc đáo của
tiếng nói dân tộc Việt Nam. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu: Văn bản Sự giàu đẹp
của Tiếng Việt của Đặng Thai Mai.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Thời gian: 5’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu chung
PP/KT: thuyết trình, vấn đáp
? Những hiểu biết của em về tác giả Đặng Thai I.Tìm hiểu chung

Mai? ( Đối tượng HS học TB)
1. Tác giả
HS trả lời, nhận xét
- Đặng Thai Mai (1902-1984),
GV chốt kiến thức
quê ở huyện Thanh Chương Nghệ An.
- Là nhà văn, nhà nghiên cứu
văn học nổi tiếng, nhà hoạt
động văn hóa xã hội có uy tín.
- Năm 1996 ơng được nhận giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học
? Nêu xuất xứ của tác phẩm? ( Đối tượng HS học nghệ thuật.
TB)
2. Tác phẩm
HS trả lời, nhận xét
- Trích ở phần đầu bài tiểu luận:
GV chốt kiến thức
“Tiếng Việt, một biểu hiện hùng
hồn của sức sống dân tộc”
(1967)
Điều chỉnh, bổ sung ..........................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
Hoạt động 2: Đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục
Thời gian: 5’
Mục tiêu: HDHS đọc, tìm hiểu chú thích và bố cục
PP/KT: đọc diễn cảm, vấn đáp
GV nêu yêu cầu đọc: giọng đọc mạch lạc, rõ II. Đọc - hiểu văn bản
ràng, nhấn mạnh ở câu mở đầu.
1. Đọc - tìm hiểu chú thích

GV đọc mẫu 1 đoạn.
GV yêu cầu HS đọc, HS khác nhận xét.
GV nhận xét.
GV yêu cầu HS đọc các chú thích trong SGK,
tìm hiểu 1 số chú thích khó.
? Ta có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội 2. Bố cục: 3 phần


dung của từng phần? ( Đối tượng HS học TB)
- Có thể chia làm 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu - lịch sử
+ Phần 2: Tiếng Việt – văn nghệ
+ Phần 3: Đoạn cuối
- Mở bài: nhận định chung về phẩm chất giàu
đẹp của Tiếng Việt.
- Thân bài: Chứng minh cái hay, cái đẹp của
Tiếng Việt.
- Kết bài : nhấn mạnh, nêu kết luận sơ bộ về
sức sống của Tiếng Việt.
Điều chỉnh, bổ sung ..........................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
Hoạt động 3: Phân tích
Thời gian: 15’
Mục tiêu: HDHS phân tích
PP/KT: đàm thoại, bình giảng, gợi mở, hỏi và trả lời
? Nhà văn khái quát phẩm chất của Tiếng 3. Phân tích
Việt qua câu văn nào? ( Đối tượng HS học a, Nhận định chung về phẩm chất
TB)
giàu đẹp của Tiếng Việt

- “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ Tiếng Việt giàu và đẹp, điều này
tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”
được tác giả đưa ra như một nhận
? Một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay được định ngay trong phần mở bài và được
tác giả giải thích như thế nào? ( Đối tượng giải thích hết sức thuyết phục bằng
HS học TB)
những minh chứng cụ thể.
- Đẹp: Tiếng Việt hài hào về mặt âm hưởng,
thanh điệu, uyển chuyển trong cách đặt câu.
- Hay: có đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng,
tình cảm của người Việt Nam, thỏa mãn cho
yêu cầu đời sống văn hóa nước nhà.
? Để nhận định thuyết phục, tác giả đưa ra
cách lập luận nào? ( Đối tượng HS học TB)
- Cách lập luận:
+ Nêu khái quát, nhận xét về phẩm chát của
Tiếng Việt.
+ Giải thích cái hay của Tiếng Việt.
? Cách lập luận này như thế nào? Tác dụng?
( Đối tượng HS học Khá)
- Lập luận: ngắn gọn, rành mạch, đi từ khái
quát tới cụ thể.
- Tác dụng: làm cho người đọc đễ theo dõi, dễ
hiểu.
? Để minh chứng cho Tiếng Việt hay, tác giả b, Những biểu hiện của sự giàu đẹp


đưa ra những dẫn chứng nào? ( Đối tượng
HS học giỏi)
- Các chứng cứ:

+ Nhận xét của người ngoại quốc mới biết
Tiếng Việt: “ Tiếng Việt giàu chất nhạc”
+ Nhận xét của người nước ngoài hiểu về
Tiếng Việt: “đẹp” “ rành mạch trong lối nói,
rất uyển chuyển rong câu kéo, rất ngon lành
trong những câu tục ngữ”
+ Phân tích đặc điểm của Tiếng Việt:
Thanh điệu, hệ thống nguyên âm, phụ âm
phong phú.
=> Tiếng Việt giàu tính nhạc (đẹp)
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận
điểm của tác giả? ( Đối tượng HS học TB)
- Sắp xếp theo trình tự:
+ Lời nhận xét của người nước ngồi (qua
cảm nhận ban đầu)
+ Lời phân tích của tác giả (đi sâu vào câu từ)
=> Khách quan, chính xác, kết hợp chứng cứ
từ đời sống và chứng cứ khoa học => sâu sắc.
=> gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước, tạo
khí thế mạnh mẽ cho câu văn, thuyết phục
người đọc.
? Tác giả chứng minh Tiếng Việt hay qua
những dẫn chứng nào? ( Đối tượng HS học
khá- giỏi)
- Phong phú, dồi dào về cấu tạo từ ngữ và
hình thức diễn đạt.
- Từ vựng tăng nhanh.
- Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác hơn.
- Khơng ngừng đặt ra từ mới, cách nói mới,
Việt hóa từ vựng và ngữ pháp nước ngồi.

? Cách lập luận của tác giả trong đoạn này
như thế nào? ( Đối tượng HS học TB)
- Cách lập luận dùng lí lẽ và các chứng cứ
khoa học, có sức thuyết phục người đọc ở sự
chính xác, khoa học nhưng thiếu chứng cứ cụ
thể.
? Em hãy giúp tác giả bổ sung các từ ngữ
mới, cách dùng từ mới trong thời gian hiện
nay? ( Đối tượng HS học TB)
- Internet, fair play, xấu kinh khủng….
? Em cần chú ý điều gì khi Việt hóa và sử
dụng từ ngữ nước ngồi? ( Đối tượng HS học

trong Tiếng Việt
- Tiếng Việt đẹp
Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp,
“giàu chất nhạc”, “đẹp” và “rành
mạch”, “uyển chuyển”, tất cả được
minh chứng rất thuyết phục bằng
những dẫn chứng cụ thể và chân
thực.

- Tiếng Việt hay
Tiếng Việt không chỉ có hình thức
đẹp, nó cịn có khả năng truyền tải
đời sống tinh thần và văn hóa của cư
dân Việt Nam.

c, Kết thúc vấn đề
Câu văn cuối sơ bộ kết thúc vấn đề

bằng lời khẳng định sức sống mạnh


TB)
mẽ, lâu bền ở cấu tạo và khả năng
- Không sính ngoại, sung ngoại, khơng lạm thích nghi của Tiếng Việt trong tiến
dụng, dùng chính xác, chuẩn mực, phù hợp trình lịch sử Việt Nam.
hồn cảnh.
GV: Câu in nghiêng cuối bài có tính chất sơ
bộ kết thúc luận đề bằng lời kết khẳng định
sức sống mạnh mẽ và lâu bền ở cấu tạo và
khả năng thích nghi của Tiếng Việt trong tiến
trình lịch sử Việt Nam.
Điều chỉnh, bổ sung ..........................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
Hoạt động 4: Tổng kết
Thời gian: 5’
Mục tiêu: HDHS tổng kết
PP/KT: đàm thoại, đặt câu hỏi
4. Tổng kết
? Nội dung chính của bài là gì? ( Đối a, Nội dung
tượng HS học TB)
- Tiếng Việt mang trong nó những giá trị
văn hóa rất đáng tự hào của người Việt
Nam.
- Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng
nói dân tộc của mỗi người Việt Nam.
? Nét nghệ thuật chính của văn bản? b, Nghệ thuật
( Đối tượng HS học TB)

- Sự kết hợp khéo léo và có hiệu quả
giữa lập luận giải thích và lập luận
chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng,
lập luận theo kiểu diễn dịch – phân tích
từ khái quát đến cụ thể trên các phương
diện.
- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận
linh hoạt: cách sử dụng từ ngữ sắc sảo,
cách đặt câu có tác dụng diễn đạt thấu
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ/ SGK
đáo vấn đề nghị luận.
c, Ghi nhớ: SGK
GV liên hệ giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng
Việt.
Điều chỉnh, bổ sung ...............................................................................................
........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
4. Củng cố (2’)


- Muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt chúng ta phải làm gì?
5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài “Thêm trạng ngữ cho câu”: Xem trước bài và trả lời một số câu hỏi
trong phiếu học tập, GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn Hs tìm hiểu:
(...) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa,

vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. […]
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của
thực dân cũng khơng làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắmthóc.
b) Vì mải chơi, em qn chưa làm bài tập.
c) Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt.
d) Với giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà.
e) Bằng chiếc xe đạp cũ, Lan vẫn đến trường đều đặn.
? Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?
? Các TN này bổ sung cho câu những nội dung gì ?
? Các TN nói trên đứng ở những vị trí nào trong câu ?
? Trong câu trạng ngữ thường được nhận biết bằng dấu hiệu nào?
? Xét về hình thức TN có thể đứng ở những vị trí nào trong câu ? thường được nhận
biết bằng dấu hiệu nào?
? Đặt một câu có thành phần phụ trạng ngữ?


Ngày soạn: 30/01/2020
Tiết 86

TIẾNG VIỆT: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Một số trạng ngữ thường gặp.
- Vị trí của trạng ngữ trong câu.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy:
+ Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu.
+ Phân biệt các loại trạng ngữ.
- Kĩ năng sống:

+ Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng trạng ngữ.
3.Thái độ
- Biết sử dụng trạng ngữ phù hợp với hồn cảnh giao tiếp.
- Học tập tự giác, tích cực.
- u thích bộ mơn.
* Tích hợp giáo dục đạo đức
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng
lẫn nhau.
- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, bảng phụ...
- HS: SGK, VBT, đọc trước bài và trả lời câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KT
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết
vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật, hỏi và trả lời, động não,
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
7C
2. Kiểm tra bài cũ (3’)

Xác định câu đặc biệt, câu rút gọn có trong đoạn văn sau. Nêu tác dụng của việc rút
gọn câu và của câu đặc biệt ?
Khi xuống đến cầu thang, cơ nói to với tơi:
- Đừng qn cơ nhé!
Ơi! Cơ giáo rất tốt của em, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được!


(Ét- môn- đô đơ A- mi- xi)
-> Gọi Hs lên bảng.
-> Nhận xét, ghi điểm cho Hs.
3. Bài mới: * Vào bài (1’)
Bên cạnh các thành phần chính là CN – VN, trong câu cịn có sự tham gia của các
thành phần khác – chúng sẽ bổ sung ý nghĩa cho nịng cốt câu. Một trong những
thành phần mà cơ muốn đề cập đến ngày hơm nay, đó là trạng ngữ qua bài: thêm
trạng ngữ cho câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Đặc điểm của trạng ngữ
Thời gian (15’)
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ
PP/KT: phân tích mẫu, thảo luận, động não
(...) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, I. Đặc điểm của trạng ngữ
người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng 1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu:
cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với * Ví dụ: Sgk/39.
người, đời đời, kiếp kiếp. […]
Tre với người như thế đã mấy nghìn * Nhận xét
năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” a. - Dưới bóng tre xanh: địa điểm.
của thực dân cũng không làm ra được một - đã từ lâu đời
tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với - đời đời, kiếp kiếp -> thời gian.
người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn - từ ngàn đời nay

đời nay, xay nắmthóc.
b. Vì mải chơi -> nguyên nhân
b) Vì mải chơi, em quên chưa làm bài tập. c. Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
c) Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, -> mục đích
chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. d. Với giọng nói dịu dàng -> cách
d) Với giọng nói dịu dàng, chị ấy mời thức.
chúng tơi vào nhà.
e. Bằng chiếc xe đạp cũ -> phương
e) Bằng chiếc xe đạp cũ, Lan vẫn đến tiện.
trường đều đặn.
? Dựa vào kiến thức ở bậc tiểu học, hãy
xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?
( Đối tượng HS học TB)
? Các TN này bổ sung cho câu những nội
dung gì? ( Đối tượng HS học TB)
? Các TN nói trên đứng ở những vị trí nào -> Có thể đứng ở đầu câu, cuối câu,
trong câu? ( Đối tượng HS học TB)
giữa câu.
a) “ Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời,
người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng
cửa, vỡ ruộng khai hoang. Þđầu câu
Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp…
Þcuối câu
Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời
nay, xay nắm thóc.” Þ giữa câu
? Trong câu trạng ngữ thường được nhận -> Nhận biết bằng một quãng ngắt hơi


biết bằng dấu hiệu nào? ( Đối tượng HS khi nói, dấu phẩy khi viết.
học TB)

GV: Như vậy, xét về mặt ý nghĩa, TN có
vai trị gì trong câu? được thêm vào câu để
làm gì ?
? Xét về hình thức TN có thể đứng ở những
vị trí nào trong câu ? Thường được nhận
biết bằng dấu hiệu nào? ( Đối tượng HS
học khá)
-> Hs: trả lời.
-> GV chốt: Đó chính là những đặc điểm
của trạng ngữ trong câu.
-> Gọi Hs đọc ghi nhớ.
? Đặt một câu có thành phần phụ trạng 2. Ghi nhớ: Sgk/39.
ngữ? ( Đối tượng HS học TB)
VD:
+ Bốp bốp, nó bị hai cái tát. -> cách thức
diễn ra sự việc.
+ Nó bị điểm kém, vì lười học. -> ngun
nhân
+ Để khơng bị điểm kém, nó phải chăm
học.
-> mục đích.
+ Nó đến trường bằng xe đạp. -> phương
tiện.
GV: Đưa bài tập nhanh
Câu 1: Thêm trạng ngữ cho câu sau: Lúa
chết nhiều.
-> Gợi ý: Năm nay ; Vì rét
=>Năm nay, lúa chết nhiều, vì rét.
Câu 2: Trong hai câu sau, câu nào có
trạng ngữ, câu nào khơng có trạng ngữ? Vì

sao?
a. Tơi đọc báo hơm nay.
->Hơm nay: là phụ ngữ trong cụm động
từ.
b. Hôm nay, tôi đọc báo.
-> là trạng ngữ (xác định về thời gian)
=>Lưu ý: Thêm TN cho câu là một cách
mở rộng câu, làm cho nội dung câu phong
phú hơn.
Điều chỉnh, bổ sung ..........................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
Hoạt động 2: Luyện tập


Thời gian (20’)
Mục tiêu: HDHS luyện tập
PP/KT: Thực hành
GV: chiếu BT1 lên màn hình chiếu.
-> Hs: đọc, xác định yêu cầu BT.
? Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân.
Hãy cho biết câu văn nào cụm từ mùa xuân
là TN. Trong những câu cịn lại, cụm từ
mùa xn đóng vai trị gì ? ( Đối tượng HS
học TB)

II. Luyện tập
* Bài 1/39: Hãy cho biết trong câu
nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.
Trong những câu còn lại, cụm từ

mùa xn đóng vai trị gì?
a.Mùa xn của tơi - mùa xuân Bắc
Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa
xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh,
có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.
=> Làm chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao
nhiêu là chim ríu rít.
=> Làm trạng ngữ trong câu.
c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng
mùa xuân.
=> Làm phụ ngữ trong cụm động từ.
d. Mùa xuân ! Mỗi khi họa mi tung ra
những tiếng hót vang lừng, mọi vật
như có sự đổi thay kì diệu.
=> Câu đặc biệt
* Bài 2,3/40
Nhóm 1: …, như báo trước mùa về
của một thức quà thanh nhã và tinh
khiết
-> TN chỉ cách thức
…, khi đi qua những cánh đồng
xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu
thân lúa cịn tươi
-> TN chỉ thời gian.
Nhóm 2: Trong cái vỏ xanh kia
Dưới ánh nắng,
-> TN chỉ nơi chốn.
Nhóm 3: với khả năng thích ứng với
hồn cảnh lịch sử như chúng ta vừa

nói trên đây
-> TN chỉ cách thức.

* Tích hợp giáo dục đạo đức
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về
cách sử dụng câu trên cơ sở sự tôn trọng
lẫn nhau.
Điều chỉnh, bổ sung ..........................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
4.Củng cố (2’)


- GV đánh giá tiết học
* Tích hợp giáo dục đạo đức
- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị bài “ Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh” : Xem trước bài và trả
lời một số câu hỏi trong phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
? Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống khi nào người ta cần CM?
? Khi cần CM cho ai đó tin rằng lời nói của mình là thật, em phải làm như thế nào?
? Thế nào là CM trong đời sống?
? Trong văn bản nghị luận, người ta chỉ sử dụng lời văn (không dùng nhân chứng,
vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin
cậy?
+ Gọi Hs đọc bài văn “Đừng sợ vấp ngã”
? Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì?

? Hãy tìm những câu văn mang luận điểm đó?
? Để khun người ta “đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào?
? Các chứng cớ dẫn ra có đáng tin cậy khơng? Vì sao?


Ngày soạn: 30/01/2020
Tiết 87

TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Đặc điểm của phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ của phương pháp lập luận chứng minh.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy:
+ Nhận biết phương pháp lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
+ Phân tích phép lập luận chứng minh trong bài văn nghị luận.
- Kĩ năng sống: Giao tiếp: trình bày ý kiến về phép lập luận chứng minh.
3. Thái độ
- Có thái độ học tập tích cực, tự giác.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, đọc tư liệu, bảng phụ
- HS: SGK, VBT, chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP/ KT
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết

vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm
tắt tài liệu,...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
7C
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
? Trong văn nghị luận người ta thường sử dụng những phương pháp lập luận nào ?
(Suy luận nhân quả, suy luận tương đồng, tương phản...).
3. Bài mới * Vào bài (1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Mục đích và phương pháp chứng minh
Thời gian: 35’
Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích và phương pháp chứng minh
PP/KT: Thảo luận, động não, thực hành
I. Mục đích và phương pháp chứng
minh


1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu
? Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời a. Trong đời sống
sống khi nào người ta cần CM? ( Đối Chứng minh là đưa ra bằng chứng để
tượng HS học TB)
chứng tỏ một ý kiến nào đó là chân thật.
->Có những trường hợp ta cần xác

nhận 1 sự thật nào đó: Khi cần xác
nhận CM về tư cách công dân, ta đưa
ra giấy chứng minh thư. Khi cần xác
định, CM về ngày sinh của mình, ta
đưa ra giấy khai sinh.
? Khi cần CM cho ai đó tin rằng lời nói
của mình là thật, em phải làm như thế
nào? ( Đối tượng HS học khá- giỏi)
-> Đưa ra những bằng chứng để thuyết
phục, bằng chứng ấy có thể là người
(nhân chứng), vật (vật chứng), sự việc,
số liệu,…
? Thế nào là CM trong đời sống? ( Đối
tượng HS học TB)
? Trong văn bản nghị luận, người ta chỉ b. Trong văn bản nghị luận
sử dụng lời văn (không dùng nhân Người ta chỉ dùng lí lẽ, dẫn chứng (thay
chứng, vật chứng) thì làm thế nào để bằng vật chứng, nhân chứng) để khẳng
chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự định một nhận định, một luận điểm nào đó
thật và đáng tin cậy? ( Đối tượng HS là đúng đắn.
học khá)
+Gv:Những dẫn chứng trong văn nghị
luận phải hết sức chân thực, tiêu biểu.
Khi đưa vào bài văn phải được lựa
chọn, phân tích. Dẫn chứng trong văn
chương cũng rất đa dạng đó là những
số liệu cụ thể, những câu chuyện, sự
việc có thật. Và dẫn chứng chỉ có giá
trị khi có xuất xứ rõ ràng và được thừa
nhận.
+ Gọi Hs đọc bài văn “Đừng sợ vấp c. Bài văn nghị luận:Đừng sợ vấp ngã.

ngã”
- Luận điểm:Đã bao lần bạn vấp ngã mà
? Luận điểm cơ bản của bài văn này là không hề nhớ... khơng sao đâu.
gì? ( Đối tượng HS học TB)
Và khi kết bài, tác giả nhắc lại 1 lần nữa
? Hãy tìm những câu văn mang luận luận điểm: Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
điểm đó? ( Đối tượng HS học TB)
Điều đáng lo sợ hơn là bạn...hết mình.
- Lập luận:Mọi người ai cũng từng vấp
? Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã, ngay những tên tuổi lừng lẫy cũng
ngã”, bài văn đã lập luận như thế từng bị vấp ngã oan trái. Tiếp đó tác giả
nào?
lấy dẫn chứng 5 danh nhân là những
? Các chứng cớ dẫn ra có đáng tin cậy người đã từng vấp ngã, những vấp ngã


khơng? Vì sao? ( Đối tượng HS học khơng gây trở ngại cho họ trở thành nổi
khá- giỏi)
tiếng.
->Rất đáng tin cây, vì đây đều là 2. Ghi nhớ: SGK
những người nổi tiếng, được nhiều
người biết đến.
GV: Tóm lại, qua phân tích, tìm hiểu:
Em hiểu thế nào là phép lập luận CM
trong văn nghị luận?
-> Hs trả lời, đọc ghi nhớ.
HẾT TIẾT 1
Điều chỉnh, bổ sung ..............................................................................................
..............................................................................................................................
......................................................................................................................................

4. Củng cố (2’)
? GV nhắc lại trọng tâm bài.
5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị phần luyện tập.


Ngày soạn: 30/01/2020
Tiết 88

TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
( tiếp)
I.MỤC TIÊUCẦN ĐẠT( Như tiết 87 )
II. CHUẨN BỊ
Như tiết 87
III. PHƯƠNG PHÁP/ KT
Như tiết 87
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định lớp (1’)
Lớp
Ngày dạy
Vắng
Ghi chú
7C
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
?Phép lập luận chứng minh là gì? Dẫn chứng, lí lẽ trong phép lập luận chứng
minh phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Phép lập luận chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng chân thực,
đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm của mình là đáng tin cậy.
Các lí lẽ, dẫn chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm

tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
3. Bài mới * Vào bài (1’)
Hơm nay cơ trị chúng ta sẽ luyện tập về bài tìm hiểu về phép lập luận chứng minh
để các em khắc sâu kiến thức về thể loại văn mới này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Luyện tập
Thời gian: 35’
Mục tiêu: Hướng dẫn HS luyện tập
PP/KT: Động não, thực hành
GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời II. LUYỆN TẬP
câu hỏi:
* Bài văn: Không sợ sai lầm
Hs: đọc bài văn.
-> Thảo luận trả lời các câu hỏi.
? Bài văn nêu lên luận điểm gì? ( Đối a. Luận điểm: Không sợ sai lầm.
tượng HS học TB)
- Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà
? Hãy tìm những câu mang luận điểm không phạm chút sai lầm nào... hèn nhát
đó? ( Đối tượng HS học TB)
trước cuộc đời.
- Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại …
không bao giờ có thể tự lập được.
- Khi tiếp bước vào tương lai, bạn làm sao
tránh được sai lầm.
- Những người sáng suốt dám làm…
? Để chứng minh luận điểm của mình, b. Luận cứ:
người viết đã nêu ra những luận cứ - Bạn sợ sặc nước thì bạn khơng biết bơi;



nào? ( Đối tượng HS học khá)

bạn sợ nói sai thì bạn khơng nói được
ngoại ngữ!
- Một người mà khơng chịu mất gì thì sẽ
khơng được gì.
Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có -> Tác giả cịn nêu nhiều luận cứ và phân
sức thuyết phục không? ( Đối tượng tích sai lầm cũng có 2 mặt, nó đem lại tổn
HS học TB)
thất nhưng lại đem đến bài học cho đời...
Thất bại là mẹ thành công.
? Cách lập luận CM của bài này có gì c. Cách lập luận CM ở bài này khác với bài
khác so với bài “Đừng vấp ngã”? Đừng sợ vấp ngã: Bài Không sợ sai lầm
( Đối tượng HS học TB)
người viết dùng lí lẽ để CM, còn bài Đừng
sợ vấp ngã chủ yếu dùng dẫn chứng để
CM.
Điều chỉnh, bổ sung ..........................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
4. Củng cố (2’)
? GV đánh giá tiết học
5. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Hoàn thiện bài tập
- Chuẩn bị bài “Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)”: đọc và soạn bài theo hệ thống câu
hỏi trong phiếu học tập, GV phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ví dụ/ SGK.
Hs đọc VD (bảng phụ).
? Tìm và gọi tên các TN trong đoạn văn (a) của nhà văn Vũ Bằng?

? Tìm và gọi tên các trạng ngữ ở đoạn văn (b)?
? Ta có nên lược bỏ các TN trong 2Vd trên không? (không)
? Em có nhận xét gì về cấu tạo của các TN trên?
? TN ở trong các đoạn văn trên có cơng dụng gì?
? Vậy, TN có vai trị gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?(nối kết các câu văn,
đoạn văn).
? Vậy qua đó, cho biết TN có những cơng dụng gì?
* Hoạt động 2: HD tách trạng ngữ thành câu riêng.(10’)
+Hs đọc ví dụ.
? Ví dụ có mấy câu văn?
? Tìm TN ở đoạn văn?
? Ta có thể ghép câu 1 và câu 2 thành một câu có 2 trạng ngữ được khơng? (được)
? Nhưng ở đây TN nào được tách thành một câu riêng? (TN 2)
? Việc tách TN thành câu riêng như trên có tác dụng gì?
? Vậy khi nào, người ta tách TN thành câu riêng? (khi nhấn mạnh ý, chuyển ý…)
? TN phải đứng ở vị trí nào thì mới có thể tách thành câu riêng? (cuối câu)



×