Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tác động tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.37 KB, 19 trang )

Tác động tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 đến Việt Nam:


Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và
thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS) đã và đang tác động
đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội; trong đó, có những tác động tích cực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng có những tác động tiêu cực cản trở sự phát triển bền vững của
đất nước.



Tích cực:


+

tạo cho Việt Nam có đột phá về năng suất lao động nói chung, nhất là các ngành
cơng nghiệp lớn, mũi nhọn như: điện tử, hóa chất, dầu khí, hàng tiêu dùng, thực
phẩm, dược phẩm và cơng nghiệp giải trí


+

cơ hội để Việt Nam “đi tắt, đón đầu” trong sự nghiệp phát triển đất nước theo
định hướng XHCN. Bởi CMCN 4.0 tạo ra cho Việt Nam các điều kiện cần và đủ
để vượt qua các giai đoạn phát triển theo mơ hình truyền thống.


+

nhiều người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ có thể khởi nghiệp, sáng tạo, tiếp


cận các nguồn lực, thông tin, tri thức và thị trường mới. Môi trường siêu kết nối
cũng tạo nên cuộc cách mạng về giao dịch, thanh toán, logistic, đồng thời giúp
các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.


+

giúp Việt Nam thay đổi mơ hình kinh doanh, kinh tế - xã hội một cách cơ bản và
mang tính đột phá, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao chất lượng
tăng trưởng, năng suất lao động với sức cạnh tranh cao, bảo đảm tăng trưởng
nhanh và bền vững. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy
ý tưởng mới, tạo ra hệ sinh thái doanh nhân và sáng tạo.


+

Việt Nam cịn có cơ hội “bình đẳng” với các nước, kể cả các nước phát triển về
công nghệ. Bởi Việt Nam có thể nghiên cứu, ứng dụng cơng nghệ mới nhất để
rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước tiên tiến.


=> Công nghệ 4.0 cho phép sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nâng cao năng suất lao động, nền
kinh tế tiên tiến hơn, người thu nhập thấp cũng có khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.



Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức cần phải vượt qua


Tiêu cực:



+

Tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp trong các ngành nghề nông nghiệp,
dệt may, giày dép... do việc ứng dụng cơng nghệ mới với robot hóa, tự động hóa
thay thế lao động giản đơn.


+

Cùng với việc dư thừa lao động kỹ năng thấp, Việt Nam còn phải đối mặt với
những thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực ngành
công nghệ thông tin (CNTT). Do hệ thống giáo dục hiện nay chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn; thiếu sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nên thiếu
nguồn nhân lực cấp cao


+

Thách thức về thị trường và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp, nhất là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp nước ngồi có khả năng
chiếm lĩnh thị trường, có mặt trong rất nhiều ngành nghề kinh tế, thậm chí doanh
nghiệp nước ngồi thâu tóm hồn tồn như Metro hay Big C.


+

Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức gia tăng về khoảng cách thu nhập,
khiến các vấn đề xã hội nảy sinh; biên giới mềm, quyền lực mềm; an ninh mạng,

an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao, xun quốc gia... nếu khơng
chủ động kiểm sốt, quản lý kịp thời thì nguy cơ mất an ninh chủ quyền đất nước
là không hề nhỏ.



Tóm lại, với những tác động nêu trên, Việt Nam cần phải chủ động, tích cực đổi mới hoạt động
lập pháp nhằm đáp ứng yêu cầu quản trị nhà nước; trong đó, cần đổi mới tư duy lập pháp,
phương thức lập pháp và tiếp tục hoàn thiện các nội dung pháp luật phù hợp với yêu cầu mới
hiện nay.



×