Tải bản đầy đủ (.doc) (168 trang)

Chính sách của trung quốc đối với khu vực đông á hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.07 KB, 168 trang )

M U
1. Tớnh cp thit ca ti:
L khu vc rng ln, ti nguyờn thiờn nhiờn phong phỳ, nn kinh tế
phát triển nng ng hng u th gii, cú v trớ chin lc quan trng,
ng thi cng l ni tp trung cỏc mõu thun ca thi i, ụng k t
sau chiến tranh thế giới th hai luụn l a bn thu hỳt s quan tõm ca cỏc
nc ln. Tuy nhiờn, trong thi k chin tranh lnh, do s chi phi ca trt
t thế giới hai cc, ụng v c bn l ni tranh ginh ảnh hởng gia hai
siờu cng Liờn Xụ v M.
Sau khi Liờn Xụ tan ró, chiến tranh lnh kt thỳc, M vi t cỏch l
siờu cng duy nht, cú iu kin thun li cng c v tăng cờng v trớ
ca mỡnh ụng . Tuy nhiờn, nhng thay i trong so sỏnh lực lợng
ụng thp niờn u sau chiến tranh lnh din ra ngoi s mong i ca
M. Liờn bang Nga (LB Nga) tuy c cng ng thế giới cụng nhn l
nc k tha v trớ ca Liờn Xụ trờn trng quc t nhng do nhng khú
khn trong nc v chớnh sỏch i ngoi hng v phng Tõy trong
sut thp niờn 90 nờn v trớ, vai trũ ca Nga ụng gim sỳt ỏng k.
Trong khi ú, M nhng nm u sau chiến tranh lnh phi u tiờn gii
quyt nhng vn trong nc nờn buc phi gim bt s can d bờn
ngoi, trong ú cú ụng . Vic xut hin nhng khong trng quyn
lc ụng do LB Nga gim bt s hin din ca mỡnh v M gim bt
s can d thập niên đầu sau chiến tranh lạnh ó to iu kin thun li cho
mt s nc ln trong khu vc vn lờn lp khong trng, trong ú cú
Trung Quc. iu ny nm trong chiến lợc tng th ca Trung Quc l tỡm
cỏch khng nh vai trũ, v trớ ca mt cng quc thế giới, trc ht l
ụng iu m trong sut thi k chiến tranh lnh Trung Quc khụng
thc hin c. Bờn cnh nhng tin khỏch quan thun li, vic Trung
Quc t c nhiu thnh tu to ln, nht l trong lnh vc kinh tế trong 3
thp niờn tin hnh ci cỏch, m ca k t nm 1978 to ra nhng iu kin
ch quan thun li Trung Quc thc hin mc tiờu ny. S tri dy ca
Trung Quc xột v tim lc kinh tế, quõn s cng nh vic nc ny trin


khai chớnh sỏch i ngoi nhm mc tiờu m rng, tăng cờng vai trũ, v trớ
ụng ó tỏc ng khụng nh n tng quan lực lợng khu vc, lm


thay i ( cỏc mc khỏc nhau) chớnh sỏch i ngoi ca cỏc nc cú
liờn quan, trc ht l ca cỏc nc ln, cng nh i sng quan hệ quc t
ti ụng .
Vit Nam l mt nc nm khu vc ụng v ang trin khai
chớnh sỏch i ngoi rng m, a phng húa, a dng húa vi tt c cỏc
nc trong cng ng quc t, trong ú cú cỏc nc ln. Vic Trung Quc
ang trin khai chớnh sỏch i ngoi theo hng tăng cờng vai trũ, v trớ
ụng cú tỏc ng ln n tỡnh hỡnh quc t ti khu vc, ng thi cng
tỏc ng nht nh n chớnh sỏch i ngoi ca Vit Nam vi nhng xu
hng thun nghch an xen.
Trong bi cnh ú, tin hnh nghiên cứu, tỡm hiu chớnh sỏch ụng
ca Trung Quc hin nay cng nh trong thp niờn ti v ảnh hởng ca
nú n tỡnh hỡnh quc t ti khu vc l rt cn thit, cú ý ngha c v lý
lun ln thc tin. ti s gúp phn nhn thc ỳng n mc tiờu chiến lợc ca chớnh sỏch ụng ca Trung Quc trong hai thp niờn u th k
XXI, mt s xu hng vn ng, phát triển ca tng quan lực lợng khu
vc trong thi gian ti di tỏc ng ca nhõn t Trung Quc. Trờn c s
ú, ti s nờu ra nhng lun chng khoa học v mt s kin ngh v i
sỏch ca Vit Nam cú th tn dng nhng mt tớch cc, hn ch nhng
mt tiờu cc di tỏc ng ca chớnh sỏch ụng ca Trung Quc hin
nay cng nh trong thp niờn ti. Vi lý do trờn, chỳng tụi chn vấn
Chớnh sỏch ca Trung Quc đối với khu vực Đông á hai thp niờn u
th k XXI v tỏc ng n Vit Nam lm ti nghiên cứu khoa học cp
B nm 2011.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu liờn quan n ti:
Nhng nm gn õy, ụng núi chung, chớnh sỏch ca cỏc nc
ln, nht l ca Trung Quc i vi ụng núi riờng l ti thu hỳt s

quan tõm ca nhiu nh nghiên cứu, cỏc hc gi trong v ngoi nc. Cho
n nay, nhiu cụng trỡnh nghiên cứu ca tp th v cỏ nhõn cú liờn quan
n vn ny ó c xut bn.
* Ngoi nc:
ngoi nc, cỏc cụng trỡnh nghiên cứu v v trớ chiến lợc ca ụng
cng nh chớnh sỏch ca cỏc nc ln i vi khu vc ny, c bit l
chớnh sỏch ụng ca Trung Quc, cú ni dung tng i phong phỳ v
2


hình thức rất đa dạng, bao gồm các bài viết riêng lẻ, các sách chuyên khảo
đến các kỷ yếu hội thảo... trong đó nổi lên những nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, những biến động của tình hình Đông Á những năm
đầu thế kỷ XXI:
Trong nội dung này, các công trình công bố thời gian qua chủ yếu
nêu ra vị trí, vai trò của khu vực Đông Á trong đời sống quan hÖ quốc tế
trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Các công trình đều thống nhất khẳng định
rằng, Đông Á ngày càng đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tÕ thÕ giíi với
sự ph¸t triÓn năng động của khu vực, sự hợp tác liên kết kinh tÕ với nhiều
tầng nấc khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả cũng chứng minh rằng Đông Á
vẫn còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp có thể dẫn đến mất ổn định chính trị.
Đề cập về vấn đề này có cuốn “East Asian strategic review” 2002 (tác giả
Tomoe Daigo, Marie Izuyama, Shigekatsu Kondo..., Nxb The National
institute for defense studies, Tokyo, 2002) trình bày tổng quan về Đông
Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, đồng thời nghiên cứu về vấn đề an ninh
ở Đông Á và các nước trong khu vực: những vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở
Đông Nam Á, an ninh ở Đông Á và một số vấn đề liên quan đến Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nga, Nhật Bản,....
Các t¸c giả cho rằng không thể phủ nhận sự ph¸t triÓn năng động của
Đông Á song nơi đây còn tồn tại nhiều điểm nóng như vấn đề eo biển Đài

Loan, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, các cuộc xung đột dân tộc,
tôn giáo ở một số nước trong khu vực, những tranh chấp biên giới, hải đảo
giữa một số nước... Trong khi đó, Đông Á chưa hình thành một tổ chức an
ninh khu vực có khả năng giải quyết những nguy cơ bất ổn định này.
Thứ hai, Đông Á là khu vực đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các
nước lớn:
Có thể nói, khá nhiều công trình của các học giả nước ngoài đề cập
đến vấn đề này như “Sức mạnh về chiÕn lîc trên biển của Trung Quốc”
của John W. Levis và Xue Titai (2003); “Thời đại Trung Quốc” của Tống
Thái Khánh (1999); “Quan hệ chiÕn lîc Trung – Mỹ: từ bạn bè đến đối thủ
cạnh tranh” (2001); “Trung Quốc và chiÕn lîc chuỗi ngọc trai trên biển”
(2010)… Các công trình này đều thống nhất ở những điểm sau:
1. Đông Á nói riêng, CA-TBD nói chung ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong mọi lĩnh vực của thÕ giíi trong thế kỷ XXI.
3


2. Do sự đan xen giữa các mâu thuẫn, giữa các lợi ích, đặc biệt là
giữa các nước lớn cho nên Đông Á ngày nay, bên cạnh xu thế chủ đạo là
hòa bình và hợp tác, vẫn còn tồn tại những nhân tố có thể gây mất ổn định.
3. Đông Á chưa có một cơ chế an ninh tập thể nên Diễn đàn an ninh
của ASEAN (ARF) đang thu hút sự quan tâm của các nước lớn. Do đó,
ARF ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống Đông Á trong
những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Thứ ba, Trung Quốc ngày càng mở rộng và t¨ng cêng vai trò ¶nh hëng ở khu vực Đông Á:
Trên cơ sở phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan đòi hỏi
Trung Quốc cần quan tâm đến Đông Á như tình hình của khu vực, nhu cầu
của công cuộc cải cách, mở cửa... các tác giả nước ngoài như Regina Abrani
với bài “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và trách nhiệm với thÕ giíi – nhìn lại và
đánh giá ” (Vietnam.net ngày 23/2/2008); Điền Trung Thanh: “Hợp tác

Đông Á và lợi ích chiÕn lîc của Trung Quốc” (Tạp chí Châu Á – Thái Bình
Dương đương đại (Tiếng Trung) số 5/2003); Khâu Đan Dương: “Hợp tác Đông
Á và sự lựa chọn chiÕn lîc của Trung Quốc” (Tạp chí Nghiên cứu vấn đề Trung
Quốc (tiếng Trung) số 3/2005); Châu Khải Bình, Lý Bắc: “Chỉến lược Đông Á
của các nước lớn và suy ngẫm về đối sách của Trung Quốc”, (Học báo Học viện
chính trị Nam Kinh (tiếng Trung) số 4/2009)… Các tác giả này đều có chung
nhận định: Trung Quốc cần t¨ng cêng hơn nữa vai trò của mình ở khu vực Đông
Á; Trong chính sách Đông Á của Trung Quốc hiện nay, hướng ưu tiên là Đông
Nam Á theo phương châm “Nam trước, Bắc sau” xem đây là sự lựa chọn chiÕn
lîc trong chính sách của Trung Quốc ở Đông Á …
Ngoài ra, còn nhiều công trình đáng chú ý khác đề cập đến chính
sách của Trung Quốc ở Đông Á như:
Cuốn “Trung Quốc - Con Rồng lớn Châu Á” (tác giả Arne De
Keijzer và Daniel Burstein, Nxb Từ điển Bách khoa, 2008) đề cập đến
nhiều vấn đề và kiến giải ở nhiều cấp độ khác nhau về tình hình Trung
Quốc, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Qua đó các tác giả đưa ra dự
báo về một Trung Quốc nhanh chóng nổi trội thành một siêu cường theo
mọi nghĩa: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, nghệ thuật...
4


Cuốn “ASEAN - China trade relations: 15 years of development and
prospects” (Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc: 15 năm phát triển
và triển vọng của Li Wannan, John Wong, Lye Liang Fook.., Nxb Thế giới,
2008) tập hợp các bài tham luận trong hội thảo tập trung vào chủ đề mối
quan hệ thương mại đa phương giữa Trung Quốc - ASEAN và quan hệ
giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc
Cuốn “Sự phát triển của Trung Quốc không thể tách khỏi thế giới”
(Sách tham khảo của Chu Thượng Văn và Trần Tích Hỷ; Nxb. Chính trị
quốc gia, 1997) phân tích tình hình thế giới theo cách nhìn nhận và đánh

giá của Trung Quốc, đồng thời trình bày có hệ thống các quan điểm về
chiến lược đối ngoại của Trung Quốc hiện nay, trong đó có đề cập đến
Đông Nam Á.
Cuốn “Bàn về cạnh tranh toàn cầu” (Sách tham khảo của Bạch Thụ
Cường, Nxb. Thông tấn, 2002) tổng kết các lý luận cạnh tranh trong toàn cầu
hoá kinh tế và trình bày một số kinh nghiệm cạnh tranh thị trường trên thế
giới và tình hình thực tiễn cạnh tranh của Trung Quốc hiện nay ở Đông Á; Bài
“Chiến lược nước lớn hòa bình của Trung Quốc”của Vương Phàm, Viện
trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Trung Quốc
đăng trên “Tạp chí Đương đại” của Ban Liên lạc - Đối ngoại Trung Quốc
do Phạm Thị Lan Hương (Vụ Trung Quốc – Đông Bắc Á) dịch đăng trên
trang web ; Bài phát biểu của giáo sư Thời Ân
Hoằng, Viện Quan hệ quốc tế, Đại học nhân dân Trung Quốc về “Chính
sách đối ngoại của Trung Quốc” năm 2008 tại Hội nghị nghiên cứu “Tình
hình chiến lược quốc tế năm 2008" tổ chức tại Bắc Kinh đăng trên trang
web ; Bài “Đường lối ngoại giao của thế hệ lãnh
đạo thứ 4 ở Trung Quốc” (Minh Châu (theo Asia Times), ,
19/11/2003); Bài “Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đối với CHDCND Lào”
của tác giả Bertil Lintner, (Thông tin Những vấn đề chính trị - xã hội, Trung
tâm Thông tin khoa học, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh, số 11, 3-2010);
Bài “Trung Quốc đối phó với thách thức mới trong thúc đẩy phát triển hòa
bình” của tác giả Mã Chấn Cương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các
vấn đề quốc tế của Trung Quốc, đăng trên Tạp chí “Nghiên cứu các vấn đề
quốc tế” số 1/ 2006, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 6/4/2006; Bài
“Trung Quốc trỗi dậy và sự thay đổi của trật tự quốc tế” của tác giả Toàn
Thánh Hưng, Giáo sư Đại học Giang Tây, đăng trên Tạp chí “Quan hệ quốc
5


tế hiện đại”, Trung Quốc, số 11/2005, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày

2/4/2006;
Tổng quan tình hình nghiªn cøu ngoài nước cho thấy:
1. Do tầm quan trọng của Đông Á trong đời sống quan hÖ quốc tế ,
cho nên khu vực này trước đây cũng như hiện nay luôn là địa bàn tranh
giành ¶nh hëng của các nước lớn.
2. Tình hình thÕ giíi và Đông Á hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi
để Trung Quốc t¨ng cêng vai trò ¶nh hëng của mình ở khu vực.
3. Việc Trung Quốc triển khai chính sách nước lớn nhằm tăng cường
vai trò, ảnh hưởng của mình ở khu vực Đông Á hiện nay đang tác động đến
quan hÖ với các nước trong khu vực, trước hết là các nước vừa và nhỏ ở
Đông Nam Á với cả 2 mặt: tích cực lẫn tiêu cực.
* Trong nước:
Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài nghiên
cứu là khá phong phú với nhiều nội dung và cách tiếp cận khác nhau, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, các công trình đề cập tổng thể về chính sách và hoạt
động đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á. Các công trình
này dành một dung lượng nhất định phân tích vai trò của Trung Quốc tại
khu vực Đông Á và những chuyển biến cơ bản trong quan hệ của Trung
Quốc với các nước trong khu vực. Đó là các công trình:
Cuốn “Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới”
(Sách chuyên khảo của Phạm Minh Sơn chủ biên, Nxb Lý luận chính trị,
2008) cung cấp những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của một
số nước lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản…
Cuốn “Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương(CA-TBD) trong bối cảnh quốc tế mới” (tác giả Nguyễn Xuân Thắng
chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, 2004) đi sâu nghiên cứu những đặc điểm
cơ bản của khu vực CA-TBD, bối cảnh quốc tế mới (trên hai góc độ an ninh
chính trị và kinh tế quốc tế) và những tác động của chúng đối với hợp tác
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời chỉ ra những xu hướng và

triển vọng hợp tác kinh tế cơ bản ở khu vực trên các khía cạnh từ song
6


phương đến đa phương. Cuốn sách cũng phân tích sự thay đổi vị trí địa chính trị - kinh tế của Mỹ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, ASEAN trong khu
vực và những điều chỉnh chiến lựơc hợp tác của các nước này.
Cuốn “Quá trình mở cửa đối ngoại của nước cộng hoà nhân dân Trung
Hoa” (tác giả Nguyễn Thế Tăng, Nxb Khoa học xã hội, 1997) đã trình bày bối
cảnh ra đời, cơ sở lý luận, quá trình hình thành, thành tựu, vấn đề tồn tại, bài
học kinh nghiệm và triển vọng của chính sách mở cửa trong đối ngoại của
Trung Quốc.
Cuốn “Những điểm nóng trên thế giới gần đây” (Đỗ Nhật Quang chủ
biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002) nêu lên thực trạng và một số diễn biến
mới của tình hình thế giới năm 2002, tình hình Đông Nam Á, LB Nga, khu
vực Trung Quốc - Đông Bắc Á,…
Cuốn “Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách
mở cửa (1978 – 2008) của Lê Văn Mỹ chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội năm
2009 cung cấp một cái nhìn xuyên suốt về ngoại giao Trung Quốc từ cải
cách, mở cửa đến nay.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết có liên quan đến vấn đề này như: Sự
điều chỉnh chiến lược ngoại giao và quan hệ Mỹ - Trung - Nga sau sự kiện
11/9/2001 (Lê Văn Mỹ, T/c Nghiên cứu Châu, Số 2, 2006); Những điều
chỉnh trong chiến lược an ninh Đông Á của Trung quốc sau chiến tranh
lạnh (Hiền Lương, Đỗ Thủy, T/c Nghiên cứu quốc tế, Số 1(64), 2006)...
Thứ hai, các công trình phân tích quá trình hợp tác và liên kết ở
khu vực, trong đó quan hệ Trung Quốc với các nước và các tổ chức trong
khu vực được xem xét với mức độ khác nhau. Các công trình thuộc loại
này rất lớn về số lượng như:
Cuốn “Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới
và tác động của nó tới Việt Nam” (tác giả Vũ Văn Hà chủ biên, Nxb Khoa

học xã hội, 2007) trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc ASEAN - Nhật Bản, tổng quan về quan hệ song phương và đa phương
Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản và các tác động của quan hệ Trung Quốc
- ASEAN- Nhật Bản đến Việt Nam
Cuốn “Trung Quốc và ASEAN trong hội nhập: thử thánh mới, cơ hội
7


mới” (tác giả Trần Quốc Hùng, Nxb. Trẻ, 2003) phân tích quá trình Trung
Quốc gia nhập WTO cũng như việc tổ chức ASEAN tăng cường hợp tác
theo chiều sâu nội khối và mở rộng hợp tác quốc tế trong xu thế hội nhập
trên toàn thế giới, đồng thời chỉ ra những thử thách và cơ hội mới cho các
nước này.
Cuốn “Hiệp định thương mại tự do ASEAN+3 và tác động tới kinh tế
- thương mại Việt Nam” (tác giả Trần Văn Hóa chủ biên, Nxb Thế giới,
2006) đã trình bày tổng quát về các hiệp định thương mại tự do của
ASEAN với các đối tác thương mại lớn khu vực như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Ôxtrâylia và những tác động của nó đối với thương mại và
đầu tư Việt Nam.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này được đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành như: Tam giác chiến lược Nga – Trung Ấn và những trở ngại trong việc hiện thực hóa ý tưởng trên (Phan Văn Rân,
T/c Nghiên cứu Trung Quốc, số 1/2004. Quan hệ Nga - Trung trong tam
giác chiến lược Nga - Trung Quốc - ASEAN (Nguyễn Thanh Thuỷ, T/c
Nghiên cứu Châu Âu, số 3, 2006); Quan hệ thương mại và đầu tư Trung Quốc
– ASEAN vẫn trong xu thế gia tăng (Nguyễn Đình Long, Phạm Quang Diệu,
Tạp chí Thương mại, Số 3, 2006); Chủ nghĩa khu vực và thực tiễn Đông Á
(Đinh Thị Hiền Lương, T/c Nghiên cứu Quốc tế, Số 2(61), 2005); Tác động
của sự phát triển quan hệ Trung Quốc - ASEAN đối với khu vực Châu ÁThái Bình Dương hiện nay (Nguyễn Hoàng Giáp, T/c Nghiên cứu Đông
Nam Á, Số 1, 2005); Quan hệ ASEAN - Trung Quốc trên lĩnh vực chính trị
- an ninh thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Thái Văn Long, T/c Lý luận chính
trị, Số 1, 2005); Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do song

phương ở Đông Á và hệ quả đối với khu vực (Bùi Trường Giang, T/c
Nghiên cứu kinh tế, Số 1, 2005); Vấn đề văn hoá trong chủ nghĩa khu vực
Đông Á (Hoàng Khắc Nam, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á,
Số 1(55), 2005); Tìm hiểu về thực trạng an ninh khu vực Đông Á (Nguyễn
Thanh Hiền, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số 1(55),
2005); Hiệp định khung khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, bước
phát triển mới của mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN đầu thế kỷ XXI (Lê
Văn Mỹ, T/c Nghiên cứu Trung Quốc, Số 5, 2004); Ý nghĩa chính trị của
khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN (TTXVN, Tài liệu tham khảo
8


đặc biệt, ngày 3/4/2006); ASEAN : Những vấn đề và xu hướng (Viện nghiên
cứu Đông Nam Á, Nxb KHXH, HN 1997); Từ ASEAN 7 đến ASEAN 10:
Một Đông Nam Á thống nhất và thách thức (Nguyễn Quốc Hùng, Nxb
CTQG, HN 1998); Từ ASEAN 7 tới ASEAN 10 - Cơ hội hay là thách thức
(Nguyễn Thu Mỹ, T/c Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/1997); Tiến tới một
ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển bền vững (Nxb CTQG, HN 2001);
Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá (Trần Khánh chủ biên, Nxb
KHXH, HN 2002); Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Phạm
Đức Thành chủ biên, Nxb KHXH, HN 2006)…
Thứ ba, các công trình và bài viết về sự phát triển quan hệ của
Trung Quốc với từng nước trong khu vực Đông Á. Đây là một hướng
nghiên cứu khá đa dạng về hình thức, từ hội thảo khoa học đến bài viết và
nhiều tác phẩm chuyên khảo, đồng thời cũng rất phong phú về nội dung,
bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, an ninh đến kinh tế, văn hóa, khoa học
kỹ thuật... Có thể nêu ra một số các công trình như: Quan hệ Trung - Hàn
kể từ sau khi bình thường hoá (Hoàng Minh Hằng, T/c Nghiên cứu Nhật
Bản và Đông Bắc Á , Số 5, 2005); Vì sao gần đây nổ ra chống Nhật ở
Trung Quốc và Hàn Quốc (Trịnh Trọng Nghĩa, T/c Nghiên cứu Đông Bắc

Á, Số 4, 2006); Quan hệ Trung - Nhật: thực trạng và triển vọng (TTXVN,
Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 4/4/2006); Quan hệ Trung-Nga trong và
sau chiến tranh lạnh (Phạm Thành Dung, Vũ Thuý Hà, Tạp chí Giáo dục lý
luận, Số 4, 2005; Quan hệ Trung - Nga sau hơn 10 năm khôi phục
(TTXVN, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 4/4/2006); Malaixia - Mắt xích
trong chiến lược hướng Nam của Trung Quốc, (Những vấn đề chính trị - xã
hội, Trung tâm Thông tin khoa học, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh, số
9, 3-2010); Quan hệ Trung - Ấn: khó tránh khỏi cạnh tranh (TTXVN, Tài
liệu tham khảo đặc biệt, ngày 4/4/2006); Trung Quốc và Ấn Độ “bắt tay”
cùng thúc đẩy “Thế kỷ châu Á” (Tạp chí “Cải cách và mở cửa”, Trung
Quốc, số 1/ 2006, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 1/4/2006)...
Nhìn chung, các công trình này đều cho rằng, bước sang thế kỷ
XXI, các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách đối
với Đông Á theo hướng t¨ng cêng vai trò ¶nh hëng và bảo vệ lợi ích của
mình. Chính vì vậy, các điều chỉnh này đã và đang tác động rất lớn đến đời
9


sng quan hệ quc t ti khu vc núi chung, chớnh sỏch i ngoi ca cỏc
nc va v nh trong khu vc núi riờng, trong ú cú Vit Nam.
Tuy nhiờn, cho n nay cha cú cụng trỡnh nghiên cứu mang tớnh h
thng, cp nht v chớnh sỏch ca Trung Quc i vi khu vc ụng trong
2 thp niờn u th k XXI v ảnh hởng ca nú n vic tp hp lực lợng gia
cỏc nc trong khu vc, c bit l v trớ ca Vit Nam trong chớnh sỏch ca
Trung Quc i vi khu vc ụng . khc phc khong trng ny v thit
thc phc v cho nghiên cứu v ging dy b mụn Quan h quc t v chớnh
sỏch i ngoi ca ng v Nh nc Vit Nam ti Hc vin Chớnh tr - Hnh
chớnh quốc gia H Chớ Minh, chỳng tụi quyt nh chn ti ny lm ti
nghiên cứu khoa học cp B nm 2011.
3. Mc tiờu ca ti:

ti i sõu phõn tớch nguyờn nhõn, mc ớch, chớnh sỏch ca Trung
Quc ụng hin nay, xu hng vn ng cng nh tỏc ng ca nú
n tỡnh hỡnh quc t ti khu vc trong thp niờn ti. Trờn c s ú, ti
s lm rừ tỏc ng ca chớnh sỏch ca Trung Quc ụng i vi Vit
Nam xột trờn c 2 mt tớch cc v tiờu cc, t ú xut mt s kin ngh
trong i sỏch ca Vit Nam trc tỏc ng ny.
4. Ni dung nghiờn cu:
thc hin mc tiờu nờu trờn, ti t ra v gii quyt cỏc ni
dung c bn sau õy:
- Lm rừ nhng tin v iu kin khỏch quan v ch quan
Trung Quc trin khai chớnh sỏch m rng v tăng cờng vai trũ ụng
trong hai thp niờn u th k XXI.
- Quá trình triển Trung Quốc khai chính sách đối với khu vực ụng
trong 10 năm đầu thế kỷ XXI
- Phõn tớch nhng tỏc ng trc tip v giỏn tip ca vic trin khai
chớnh sỏch ụng ca Trung Quc n quan hệ quc t ti khu vc hin
nay v thp niờn ti.
- Trờn c s nhng lun chng khoa học ti s trỡnh by tỏc ng
ca chớnh sỏch ụng ca Trung Quc i vi Vit Nam, t ú xut
mt s kin ngh v i sỏch ca Vit Nam trc nhng tỏc ng ca chớnh
sỏch ca Trung Quc khu vc ụng .
10


Vi nhng ni dung c bn ó xỏc nh, ti c cu trỳc lm 3
phn, c th nh sau:
1- Phn th nht: Nhng nhõn t thúc đẩy Trung Quốc triển khai
chính sách đối ngoại của một cờng quốc ở Đông .
2- Phn th hai: Trung Quc trin khai chớnh sỏch vi cỏc nc
ụng trong thp niờn đầu thế kỷ XXI

3- Phn th ba: Vit Nam trớc tỏc ng ca chớnh sỏch ở khu vực
ụng ca Trung Quc.
5. C s lý lun v phng phỏp nghiờn cu:
ti c thc hin trờn c s lý lun v phng phỏp lun Mỏc
Lờnin; t tởng ca Lờnin v hũa bỡnh v cựng tn ti hũa bỡnh gia cỏc nc
cú ch xó hi khỏc nhau; t tởng H Chớ Minh v mi quan hệ gia cỏc
dõn tc v quc t. ti cng da vo cỏc quan im ỏnh giỏ v tỡnh
hỡnh thế giới v khu vc ụng ca CS Vit Nam th hin trong cỏc
Vn kin i hi VI, VII, VIII, IX, X, XI v Ngh quyt Hi ngh TW III,
khúa VII ca ng, xem õy l ngun cung cp nhng cn c lý lun,
nhng nh hng t tởng v khoa học thc hin ti.
ti nghiờn cu thuc vn lch s , lý lun quan hệ quc t , vỡ
vy phng phỏp nghiờn cu ca ti trc ht l phng phỏp lch s,
phng phỏp lụ gớch và phơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trong quỏ
trỡnh nghiờn cu, các phng phỏp ny c s dng ch yu v kt hp
chặt chẽ vi nhau. Ngoi ra, ti cũn s dng cỏc phng phỏp h tr
khỏc nh phng phỏp phõn tớch và tổng hợp, thng kờ, i chiu và so
sỏnh, khỏi quỏt húa
6. í ngha lý lun v thc tin ca ti:
ti cú ý ngha lý lun v thc tin sau õy:
- Lm rừ thc cht chớnh sỏch ụng ca Trung Quc hin nay v
d bỏo trong thp niờn ti di gúc l mt cng quc ang tri dy.
- Lm rừ nhng tỏc ng a chiu ca chớnh sỏch ụng ca Trung
Quc trong hai thp niờn u th k XXI n so sỏnh lực lợng v quan hệ
quc t ti khu vc, trong ú cú Vit Nam.
- Gúp phn bi dng, nõng cao trỡnh nhn thc v nghiờn cu v
quan hệ quc t núi chung, chớnh sỏch i ngoi ca mt nc ln l Trung
Quc núi riờng trong quỏ trỡnh hỡnh thnh trt t thế giới mi sau chiến tranh
lnh.
11



- Góp phần cung cấp những luận cứ khoa häc và thực tiễn để làm rõ
quan điểm của Đảng về một trong những đặc điểm trong giai đoạn hiện nay
của thời đại là “quan hÖ giữa các nước lớn – nhân tố quan trọng tác động
đến sự ph¸t triÓn của thÕ giíi”, đồng thời cũng cung cấp những cơ sở giúp
Đảng và Nhà nước ta đề ra chính sách đối ngoại phù hợp nhằm thực hiện
thắng lợi chủ trương “đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hÖ quốc tế, chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế” vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.
- Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với những cán bộ hoạt
động trên lĩnh vực đối ngoại, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Quan
hệ quốc tế. Với ý nghĩa trên, sau khi được nghiệm thu, đề tài sẽ là nguồn tư
liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu bộ môn Quan hệ quốc tế tại
hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

12


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TRUNG QUỐC TRIỂN KHAI
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỘT CƯỜNG QUỐC Ở ĐÔNG Á
1.1 Những nhân tố khách quan
1.1.1. Vị trí quốc tế ngày càng tăng của khu vực
Đông Á là vùng đất chạy dài từ Bắc xuống Nam, nằm ở rìa phía
Đông của lục địa châu Á với hai phần Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Khu
vực rộng lớn này bao gồm 16 quốc gia (5 quốc gia Đông Bắc Á là Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và 11 quốc gia Đông Nam
Á là (Brunây, Campuchia, Đông Timo, Lào, Myanma, Malaixia, Inđônêxia,
Philippin, Thái Lan, Việt Nam, Xinhgapo), nhưng lại rất chênh lệch về diện

tích, dân số, nhất là trình độ phát triển kinh tế cũng như khác nhau về chế
độ chính trị, bản sắc văn hóa và tôn giáo. Đông Á cũng là khu vực có nhiều
cường quốc hàng đầu thế giới, đồng thời là nơi có vị thế địa chiến lược
quan trọng của thế giới. Nó là hành lang, là cầu nối, án ngữ ngã ba chiến
lược giao thông trên biển lẫn trên bộ giữa phương Đông với phương Tây và
ngược lại. Chính vì vậy từ nửa sau thế kỷ XIX phần lớn các nước Đông Á
là đối tượng bị xâm lược, thôn tính của các nước thực dân đế quốc châu Âu
và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, kể từ nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt là sau chiến tranh
lạnh đến nay, Đông Á trở thành khu vực phát triển năng động, góp phần
vào sự phát triển chung của thế giới. Cùng với vị thế quốc tế ngày càng
tăng, Đông Á cũng là nơi diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng một cách quyết
liệt giữa các nước lớn.
Những biến đổi sâu sắc của môi trường địa – chính trị và địa – kinh tế
tại Đông Á kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đã mở ra một không gian phát
triển mới cho khu vực và tạo nên vị thế mới của Đông Á trong quan hệ quốc
tế. Vai trò của Đông Á trong quan hệ quốc tế ngày càng quan trọng hơn xét
trên cả hai phương diện: chính trị - an ninh và kinh tế, cụ thể như sau:
* Trên phương diện chính trị - an ninh
Thứ nhất, vị thế chính trị ngày càng tăng của Đông Á trong quan hệ
quốc tế thể hiện ở vai trò chính trị ngày càng tăng của các chủ thể chính

13


trị trong khu vực, mà trước hết phải kể đến là Trung Quốc, Nhật Bản, Nga
và ASEAN
- Trung Quốc: Trung Quốc là nước có vai trò quan trọng đối với sự
ổn định về an ninh chính trị và kinh tế của khu vực. Trong suốt hai thập kỷ
qua, Trung Quốc được cả thế giới biết tới bởi những "kỳ tích" trong phát
triển kinh tế và những tham vọng quyền lực to lớn về chính trị ở khu vực

và trên toàn cầu. Sự gia tăng sức mạnh về kinh tế và trên mức độ nhất định
cả ảnh hưởng về chính trị, văn hóa của Trung Quốc làm gia tăng vị thế của
Trung Quốc nói riêng và của khu vực Đông Á nói chung trong quan hệ
quốc tế. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở châu Á năm 1997 và nhất
là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu
từ năm 2008 càng làm nổi bật tiềm lực kinh tế và vị thế của Trung Quốc
trên trường quốc tế. Trung Quốc trở thành một nhân tố quan trọng cơ bản
giúp duy trì sự ổn định kinh tế khu vực và thế giới.
Trung Quốc ngày nay đã thực sự trở thành một đối thủ cạnh tranh
đáng nể của Mỹ ở khu vực Đông Á nói riêng và trên trường quốc tế nói
chung. Tiếng nói của nước này trên các diễn đàn quốc tế dường như càng
ngày càng gia tăng "uy lực", trở nên "cứng rắn" hơn trong quan hệ với Mỹ
và phương Tây. Tại Hội nghị an ninh Munich (2/2010), lần đầu tiên trong
nhiều thập niên qua, Trung Quốc công khai nói về sự lớn mạnh của họ và
đòi "chia sẻ trách nhiệm lớn hơn" trên trường quốc tế1.
- Nhật Bản: Sự phồn vinh của Đông Á có đóng góp không nhỏ từ
phía Nhật Bản - một cường quốc kinh tế thế giới và đang tìm kiếm vai trò
chính trị tương xứng của mình. Từ sau chiến tranh lạnh, chính sách đối
ngoại của Nhật Bản có những điều chỉnh mang tính bước ngoặt theo hướng
tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn trong quan hệ với Mỹ
nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh
tế, phát huy vai trò và ảnh hưởng trên thế giới nói chung và ở khu vực
Đông Á nói riêng.
Nhật Bản nỗ lực thoát khỏi vị thế chính trị của một quốc gia bại trận,
tìm kiếm cơ hội để được hưởng quyền lợi chính trị như một quốc gia bình
1

Phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hội nghị an ninh Munich đầu
tháng 2/2010. Trước đó, dưới áp lực của Trung Quốc, Diễn đàn kinh tế Davos (từ 27 – 31/01/2010) đã
phải loại bỏ 'vấn đề Google" ra khỏi chương trình nghị sự. Nguồn Nhân dân điện tử, ngày 10/02/2010.


14


thường trên trường quốc tế, mà trước hết là ở Liên Hợp quốc (LHQ). Sau
nhiều cố gắng không mệt mỏi của Nhật Bản, ngày 11/12/1995, với 155
phiếu thuận và 3 phiếu chống, Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết
xóa bỏ “điều khoản nước thù địch” trong bản Hiến chương LHQ, mở
đường cho Nhật Bản có quyền đề nghị tham gia Hội đồng Bảo an. Tiếp đó
Nhật Bản tăng cường mở rộng ảnh hưởng tại tổ chức này. Thông qua
những đóng góp to lớn về tài chính và nhân lực cho LHQ, một mặt, Nhật
Bản tăng cường vị thế của mình tại tổ chức quốc tế số một này; mặt khác,
Nhật Bản tìm cách giải thoát mình khỏi những ràng buộc về quân đội, quốc
phòng của quốc gia bại trận sau chiến tranh. Tháng 6/1992, Quốc hội Nhật
Bản đã thông qua “Luật hợp tác duy trì hòa bình Liên Hợp quốc” trong đó
quy định Nhật Bản có thể phái lực lượng ra nước ngoài tham gia hoạt động
gìn giữ hòa bình mà không cần phải sửa đổi Hiến pháp. Các nỗ lực này cho
thấy, Nhật Bản đang cố gắng để sớm trở thành Ủy viên thường trực Hội
đồng Bảo an LHQ và có tiếng nói trong cơ cấu quyền lực này.
Nhật Bản còn sử dụng viện trợ phát triển chính thức (ODA) như là
một công cụ đối ngoại trong chiến lược ngoại giao tổng hợp nhằm thực
hiện mục tiêu trở thành một cường quốc không chỉ kinh tế mà cả chính trị
của mình. Điều này được thể hiện rõ qua tuyên bố ngày 19/1/2006 của
Ngoại trưởng Nhật Bản Aso: “Xét cho cùng, ODA của Nhật Bản cần phải
phục vụ lợi ích của Nhật Bản, nhằm nâng cao hình ảnh của Nhật Bản trên
thế giới”2. Ở Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á, Nhật Bản tích cực tận
dụng các kênh song phương và đa phương sẵn có, sử dụng công cụ ODA,
vốn đầu tư,… để tranh thủ sự ủng hộ của các nước này. Cùng với mậu dịch,
ODA và FDI của Nhật đã tạo ra một sự gắn bó mật thiết giữa Nhật với
ASEAN trong mấy thập kỷ qua.

Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật - Mỹ làm nền tảng chính sách đối
ngoại, song gần đây Nhật Bản tăng cường chiến lược "Trở lại châu Á", phát
huy vai trò người đại diện cho châu Á trong G7, lấy châu Á làm bàn đạp để
từng bước đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về chính trị; thúc đẩy cải
cách LHQ, thực hiện mục tiêu trở thành thành viên thường trực
HĐBA/LHQ thông qua các đề nghị, các đóng góp cụ thể trong các lĩnh vực
an ninh, kinh tế và các vấn đề toàn cầu. Tuy còn đứng trước một số khó
2

Nguyên Vy, Ngoại giao ODA, , cập nhật ngày 31/7/2009

15


khăn nhất định, song nhìn toàn cục, vai trò quốc tế của Nhật Bản đã được
cải thiện hơn; vị thế của Nhật Bản đã được coi trọng hơn trong một số tổ
chức quốc tế và khu vực như WTO, APEC, ARF, ASEM, UNHCR, G7, Ủy
ban sông Mê Kông, ADB, ... Dư luận chung tỏ sự đồng tình với việc Nhật
Bản cần có vai trò to lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt trong những
vấn đề kinh tế và các vấn đề toàn cầu.
- LB Nga: Nước Nga thời Tổng thống Putin bắt đầu "hồi sinh" khá
nhanh sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự và lần đầu tiên khẳng định mục
tiêu khôi phục lại vai trò của một cường quốc trong lợi thế đặc thù lưỡng
thể Âu – Á. LB Nga hiện nay chưa phải là vai diễn có vai trò như Mỹ,
Trung Quốc và Nhật Bản trên "sân khấu quyền lực" khu vực, ảnh hưởng
kinh tế còn hạn chế. Tuy nhiên, với tư cách là một cường quốc thì mọi sự
dàn xếp an ninh chiến lược tại Đông Á, đặc biệt ở Đông Bắc Á, đều bất
thành nếu không có sự tham dự của Nga. Nga rõ ràng đang chiếm nhiều ưu
thế về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng an ninh, không thua kém bất kỳ chủ
thể cạnh tranh quyền lực nào trên tầng bậc thứ nhất (Mỹ, Trung Quốc, Nhật

Bản); đồng thời cũng không thể xem thường một số lợi thế kinh tế của Nga,
nhất là tài nguyên và năng lượng.3
- Hàn Quốc: Hàn Quốc do tiếp tục giữ được "kỳ tích sông Hàn" đã
vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới và lớn thứ 4 châu Á, với hệ
thống kinh doanh phát triển sâu rộng trong khu vực. Thêm vào đó, Hàn
Quốc lại nằm ở tâm điểm của một điểm nóng an ninh phức tạp nhất là vấn
đề bán đảo Triều Tiên, cho nên Hàn Quốc có sức nặng tạo sự chuyển biến
tình thế rõ nét trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và Trung – Nhật,
đồng thời có ý nghĩa thiết thực đối với Nga, Ấn Độ, EU và Ôxtrâylia trên
con đường tăng cường ảnh hưởng tại Đông Á.
- ASEAN: ASEAN cũng là một thực thể có vai trò ngày càng tăng ở
khu vực Đông Á và trên thế giới. Trong nội bộ khu vực Đông Á nổi bật lên
mối quan hệ tam giác Nhật Bản - Trung Quốc – ASEAN. Tuy là một tổ
chức bao gồm những nước vừa và nhỏ và phần lớn là các nước đang phát
triển nhưng trước mắt ASEAN đang có lợi thế là cả Trung Quốc và Nhật
Bản đều muốn tranh thủ. Mặt khác, tuy sức mạnh kinh tế, quân sự không
3

Nguyễn Hoàng Giáp, Nhận diện trật tự quyền lực ở Đông Á hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
số 4(110) 4-2010, tr. 6

16


thể sánh với các nước lớn, vả lại tính thống nhất không cao do cơ chế hợp
tác còn lỏng lẻo, song ASEAN lại là địa bàn chiến lược mang ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với tất cả các nước lớn có tham vọng quyền lực ở Đông
Á. Ngày nay ASEAN đang đẩy nhanh quá trình liên kết và hội nhập kinh
tế, với ưu tiên hàng đầu là thực thi đầy đủ cam kết và chương trình hợp tác
kinh tế nội khối, hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN (AC)

vào năm 2015 trên cơ sở Hiến chương chung.
Do đó, đối với các nước lớn, việc tranh thủ, lôi kéo được ASEAN,
tạo thế đứng vững trên "sân chơi" chiến lược Đông Nam Á, có tác dụng hỗ
trợ, cộng hưởng lớn ảnh hưởng ở Đông Á, CA-TBD và cả thế giới. Từ góc
nhìn này cho thấy, mặc dù ASEAN không trực diện cạnh tranh quyền lực
với các nước lớn, nhưng bản thân nó lại là một chủ thể có quyền lực đáng
kể ở Đông Á, do tầm quan trọng địa – chính trị, địa – chiến lược và nhất là
cách thức mà ASEAN tương tác vào cạnh tranh chiến lược giữa các nước
lớn tại đây.
Vai trò toàn cầu của Đông Á còn được thể hiện qua sự tham gia của
các quốc gia Đông Á với tư cách là các nước thành viên tại các cơ chế
quốc tế như LHQ, G20, WTO v.v... Đặc biệt, với 4 thành viên và đại diện
ASEAN tại G20, Đông Á có khả năng đóng góp tích cực và đáng kể cho
việc kiến tạo một cấu trúc mới hiệu quả hơn, dân chủ hơn cho nền quản trị
toàn cầu.
Thứ hai, ở cấp độ khu vực, vị trí của Đông Á trong quan hệ quốc tế
thời kỳ sau chiến tranh lạnh còn thể hiện ở quá trình hợp tác tại khu vực
diễn ra nhanh chóng và khá hiệu quả.
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, lợi ích của khu vực luôn được thể
hiện bằng việc cung cấp, đảm bảo và mở rộng lợi ích cho các nước trong
khu vực. Hợp tác khu vực luôn thể hiện thành một «sức mạnh lực lượng tập
thể », một mặt nó thúc đẩy sự cân bằng lợi ích trong quá trình toàn cầu hóa,
mặt khác nó mang lại lợi ích cho từng nước trong khu vực nói riêng và cho
toàn khu vực nói chung trong quan hệ quốc tế.
Diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD (APEC) sau khi được thành lập,
đã thu nạp hầu hết các nước Đông Á vào phạm vi hợp tác và đang từng
bước thể chế hoá qua các cuộc hội nghị thượng đỉnh hàng năm cũng như
các hội nghị chuyên đề ở cấp bộ trưởng và chuyên viên. Đây là một cơ sở
17



để các quốc gia trong khu vực xây dựng mối quan hệ trên khung khổ pháp
luật và các quy phạm quốc tế, và điều này có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát
triển của khu vực.
Những khác biệt về hệ tư tưởng cùng những áp lực từ bên ngoài
không làm đảo ngược được tiến trình mở rộng ASEAN. Đối với ASEAN,
sách lược chủ yếu là tập trung phát triển kinh tế, tăng cường hơn nữa tiến
trình liên kết ASEAN, tiếp tục phát huy vai trò trong tiến trình liên kết
Đông Á, cân bằng quan hệ với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.
Các diễn đàn như ARF, 10+3 cùng sáng kiến thành lập quĩ tiền tệ châu Á
(cho dù sáng kiến này chưa thành hiện thực) thể hiện rõ những bước phát
triển mới trong hợp tác đa phương ở khu vực. Hội nghị cấp cao Đông Á
(EAS) được tổ chức do sự đề xuất của ASEAN và ASEAN giữ vị trí chủ
đạo. Ấn Độ, Ôxtrâylia và Niu Dilân là 3 nước ngoài khu vực cũng trở thành
nước thành viên của EAS là một trong những biện pháp để ASEAN thực
hiện chiến lược cân bằng nước lớn, kiềm chế sự chi phối của bất kỳ một
nước lớn nào trong tổ chức khu vực.
Thứ ba, vị trí của Đông Á trong quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến
tranh lạnh còn được thể hiện ở sự tương tác lẫn nhau giữa các thực thể
chính yếu trên “bàn cờ quyền lực” khu vực, đó là các nước lớn như Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản, cùng với ảnh hưởng rất quan trọng của Nga, Ấn
Độ, ASEAN và trên mức độ nhất định cả vai trò của Hàn Quốc, Liên minh
châu Âu (EU), Ôxtrâylia.
Thời kỳ chiến tranh lạnh, tuy chịu sự chi phối của cuộc đối đầu Đông
Tây và trật tự thế giới hai cực, nhưng ở Đông Á đã xuất hiện một trật tự khá
đặc thù với sự ngự trị của tam giác chiến lược Xô - Mỹ - Trung. Khi chiến
tranh lạnh kết thúc, trật tự cũ đã thay đổi, song ở Đông Á một số di sản của
thời kỳ đối đầu vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt (vấn đề Bán đảo Triều Tiên, eo
biển Đài Loan, tranh chấp lãnh thổ Nga – Nhật, quan hệ có lúc căng thẳng
giữa Trung Quốc và Nhật Bản chung quanh vấn đề lịch sử …). Đây vừa là

những nhân tố tiềm ẩn nguy cơ đối với sự ổn định của môi trường địa –
chính trị và an ninh Đông Á, vừa là nét đặc thù chi phối sự hình thành trật
tự khu vực sau chiến tranh lạnh.
Bước sang thế kỷ XXI, cục diện thế giới và Đông Á chuyển biến rất
nhanh chóng do sự bùng nổ một loạt sự kiện và vấn đề lớn, mà tầm cấp ảnh
hưởng của chúng buộc tất cả các quốc gia đều phải điều chỉnh cách hành
18


xử cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Môi trường địa – chính trị và cán cân lực
lượng trên thế giới nói chung, ở Đông Á nói riêng đã thay đổi một cách cơ
bản dưới tác động của chuỗi sự kiện: từ cuộc tấn công khủng bố vào nước
Mỹ, hai cuộc chiến do Mỹ phát động tại Ápganixtan và Irắc, đến sự tăng
tiến bất thường giá dầu lửa và đặc biệt là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu từ
năm 2008. Cạnh tranh địa – chính trị chiến lược và quyền lực giữa các
nước lớn càng trở nên quyết liệt, đi vào chiều sâu trong bối cảnh các vấn đề
như khủng bố quốc tế, an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, biến đổi khí
hậu… nổi lên thành chương trình nghị sự mang tính toàn cầu.
Trong cuộc ganh đua quyền lực ở cấp độ khu vực cũng như toàn cầu,
đến cuối thập niên đầu thế kỷ XXI, sức mạnh Mỹ trượt sâu vào suy giảm
tương đối do những sai lầm trong 8 năm cầm quyền của G. Bush. Nhật Bản
thì loay hoay, khó xử để trở lại “quốc gia bình thường” trước sức cản và
mối nghi kỵ của một số nước láng giềng, trong khi phép mầu “ngoại giao
kinh tế” dường như đang có dấu hiệu suy giảm công năng. Trái lại, các
nước lớn khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đều vươn lên mạnh mẽ, đặc
biệt là sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc với đích ngắm giành ngôi
bá chủ khu vực, cùng những yêu sách ngày một thêm sức nặng của họ đòi
sẻ chia quyền lực toàn cầu. Thực tế này làm cho cán cân sức mạnh giữa các
chủ thể quyền lực ở Đông Á có hiệu ứng chuyển hóa rất rõ nét so với thập
niên 90 thế kỷ XX, tạo cơ sở định vị một thứ tự quyền lực trên các tầng bậc

khác nhau tại khu vực. Nhìn chung, bước đầu có thể phác dựng một kết cấu
đa tầng bậc về ảnh hưởng và quyền lực giữa các chủ thể quốc tế trên “sân
khấu quyền lực” Đông Á hiện nay với những nét chủ yếu sau:
Trên tầng bậc thứ nhất, các vai diễn chủ chốt bao gồm Mỹ, Trung
Quốc và Nhật Bản. Ba nước lớn này đang cạnh tranh, hợp tác và kiềm chế
lẫn nhau trong cơ chế tương tác tam giác chiến lược được hình thành giữa
họ từ thập niên cuối cùng thế kỷ XX. Đương nhiên, cạnh tranh Mỹ - Trung
– Nhật diễn ra không chỉ thuần túy giữa ba nước với nhau, mà còn cuốn hút
các nước và thực thể trong các tầng bậc quyền lực khác ở Đông Á như Nga,
Ấn Độ, ASEAN cũng như EU, Hàn Quốc, Ôxtrâylia. Điểm nhấn mang tính
bước ngoặt trên tầng bậc quyền lực này hiện nay ở Đông Á đó là sự thu hẹp
rất ấn tượng về khoảng cách sức mạnh cũng như ảnh hưởng của Trung
19


Quốc so với Mỹ và Nhật Bản về nhiều mặt, nhất là về quy mô kinh tế và
trên mức độ nhất định cả ảnh hưởng chính trị, văn hóa.
Trên tầng bậc quyền lực thứ hai ở Đông Á, đang hiện hữu ba thực
thể - vai diễn chính có ảnh hưởng quan trọng đến cấu trúc quyền lực khu
vực, đó là Nga, Ấn Độ và ASEAN. Ba thực thể này không cạnh tranh gay
gắt với nhau như tam giác Mỹ - Trung – Nhật, mà mặt hợp tác, bổ sung lẫn
nhau tương đối nổi trội. Nhưng với toan tính khác nhau, tất cả họ đều ngày
càng tích cực tạo thêm thế và lực, gia tăng vai trò của mình để giành thứ
bậc cao hơn hoặc chí ít không bị thua thiệt trong "cuộc chơi quyền lực" ở
Đông Á. Nga chủ trương tăng cường quan hệ với Trung Quốc, cải thiện
quan hệ với Nhật Bản và các nước trong khu vực để giảm sức ép từ Mỹ và
châu Âu nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế trong nước.
Trên tầng bậc thứ ba, hiện nay ở Đông Á có thể kể đến EU, Hàn
Quốc và Ôxtrâylia. Cả ba thực thể này vừa trực tiếp tham dự với mức độ
khác nhau vào cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, vừa có vai trò

tương tác và xúc tác trong quá trình hình thành trật tự khu vực.
Thực tế cho thấy, tính chất đặc thù của trạng thái trật tự Đông Á hiện
nay, đó là tồn tại sự bất cân xứng trên mỗi chiều cạnh của tam giác quyền
lực chủ chốt Mỹ - Trung - Nhật, nhưng mối quan hệ tương tác, chế định lẫn
nhau giữa ba chủ thể cấu thành tam giác ấy lại hình thành một thế "cân
bằng thấp" - cân bằng "động" ở khu vực. Trong thế cân bằng như vậy, để
tăng thêm phương tiện "mặc cả" giành lợi thế địa - chính trị, thì phương
thức tập hợp lực lượng của các nước khu vực, nhất là các nước lớn, cũng
trở nên hết sức cơ động, linh hoạt, nhiều vẻ về hình thức và phong phú về
nội dung, cả trên bình diện song phương lẫn đa phương. Đó là lý do vì sao
trong suốt thập niên đầu thế kỷ XXI, hàng loạt các khung khổ quan hệ quốc
tế ở Đông Á và có liên quan trực tiếp đến khu vực này lại được hình thành,
nâng cấp hoặc hâm nóng nhằm gia tăng nguồn sinh lực mới: Cùng với việc
thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung - Nga trong thế kỷ XXI, cơ chế
Nhóm Thượng Hải - 5 được nâng lên thành Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
(SCO). Quan hệ Nga - Ấn, Nhật - Ấn bước lên tầm Đối tác chiến lược, Mỹ
cùng Nhật Bản ký Tuyên bố mới về "Đồng minh bảo đảm an ninh Mỹ Nhật", "Phương hướng hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật". Trung Quốc và
ASEAN thiết lập CAFTA, Nhật Bản và ASEAN ký Hiệp định Liên kết
20


toàn diện (JACEP), còn Mỹ liên tiếp đưa ra "Sáng kiến Doanh nghiệp
ASEAN", "Chương trình hợp tác ASEAN", ký "Quan hệ đối tác tăng
cường Mỹ - ASEAN" và tham gia TAC. Tiếp sau cơ chế Hội nghị Cấp cao
Đông Á (EAS), Hợp tác Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc)
xuất hiện gần như đồng thời với Nhóm G4 (Nhật Bản, Ấn Độ, Đức,
Braxin) và Nhóm BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc)... 4
* Trên phương diện kinh tế
Đông Á là khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động vào bậc nhất
thế giới. Các chuyên gia dự tính, đến năm 2025, quy mô kinh tế Đông Á sẽ

chiếm 40% tổng lượng kinh tế toàn cầu 5. Đến năm 2015, Đông Á sẽ thực
hiện và vượt mục tiêu "kế hoạch phát triển thiên niên kỷ", tức là giảm một
nửa mức dân số nghèo của năm 1990. Cựu Thủ tướng Xinhgapo Lý Quang
Diệu đánh giá: GNP của Đông Á theo sức mua ngang giá PPP (Purchasing
Power Parity) sẽ đạt 34.000 tỷ USD năm 2020 (tức chiếm 40% GNP của
thế giới) so với 16.000 tỷ USD (hay 18%) của Bắc Mỹ và 12.000 tỷ USD
(14%) của EU. Năm 2050, tỷ trọng kinh tế của ba khu vực Đông Á, Bắc
Mỹ và EU trong nền kinh tế thế giới sẽ lần lượt là 42%; 15% và 10%. Sức
mạnh kinh tế của Đông Á không chỉ thể hiện ở độ tăng trưởng cao GNP mà
khối lượng FDI và buôn bán nội bộ cũng ngày càng tăng.6 Vai trò kinh tế của
Đông Á trong nền kinh tế toàn cầu được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Đông Á là một đầu tàu kinh tế của thế giới
Với những kỳ tích trong phát triển kinh tế, Đông Á đã trở thành một
trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Những bước
phát triển kinh tế khu vực được đặc trưng với mô hình chuyển dịch kinh tế
theo kiểu “đàn sếu bay” mà tính hiệu quả của nó đã được lịch sử minh
chứng. Những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản phát triển theo
hướng tập trung vào công nghiệp nặng và các ngành có hàm lượng khoa
học công nghệ cao, dịch chuyển các ngành sản xuất cần nhiều nhân công
như dệt, nhựa tổng hợp,… sang “bốn con rồng châu Á” (Hàn Quốc,
4

Nguyễn Hoàng Giáp, Nhận diện trật tự quyền lực ở Đông Á hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
số 4(110) 4-2010, tr. 9
5
Chiến lược Đông Á của Trung Quốc, theo “Tạp chí Ngoại giao Trung Quốc”, số 6/2009, Những vấn đề
chính trị - xã hội, Trung tâm Thông tin khoa học, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh, số 25 (6/2010)
6
Phạm Thị Thanh Bình, Châu Á – Thái Bình Dương trước thềm thế kỷ XXI,
cập nhật

ngày 25/2/2011

21


Xinhgapo, Hồng Công và Đài Loan). Đến cuối những năm 70 và những
năm 80 của thế kỷ XX thì đến lượt “bốn con rồng châu Á” điều chỉnh cơ
cấu kinh tế, chuyển dịch các ngành sử dụng nhiều nhân công sang các nước
như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Trung Quốc lục địa. Bước
sang những năm 90 của thế kỷ XX, chuỗi ngành nghề chuyển dịch nói trên
đã mở rộng sang các nước Việt Nam, Campuchia, Mianma…
Đông Á đang trở thành một mảng sáng nhất trong bức tranh kinh tế
của thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu
đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
nghiêm trọng, thì Đông Á là nơi quy tụ những “gương mặt” sáng giá nhất
về tốc độ phục hồi sau khủng hoảng. Các trụ cột truyền thống của nền kinh
tế thế giới như Mỹ, châu Âu đang phải viện đến sự chung tay góp sức của
Trung Quốc vào việc giữ ổn định kinh tế thế giới, và các nhà đầu tư cũng
như các ngân hàng châu Âu đang hướng tới châu Á như là một kênh đầu tư
hiệu quả và nguồn cung tài chính tiềm năng.
Từ năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh
tế thế giới đã gây ra những tổn thất to lớn, tác động sâu sắc tới mọi mặt của
đời sống thế giới. Ở Đông Á, các nền kinh tế cũng gặp không ít khó khăn,
nhưng đã đối phó khá hiệu quả với cuộc khủng hoảng, có tốc độ phục hồi
nhanh nhất và đang trở thành một đầu tàu tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Sự phục hồi nhanh đã chứng tỏ sức sống và tính năng động của các nền
kinh tế Đông Á, chứng tỏ ý chí và bản lĩnh vượt qua khó khăn của chính
phủ, nhân dân và doanh nghiệp các nước trong khu vực. Đây cũng là cơ sở
để khẳng định rằng, trong những năm tới, Đông Á sẽ tiếp tục phát triển
mạnh mẽ, năng động và đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng của nền kinh tế

thế giới. Với quy mô kinh tế tăng nhanh, Đông Á sẽ ngày càng có ảnh
hưởng lớn hơn và do đó có điều kiện để tham gia ngày càng tích cực hơn
vào các cơ chế hợp tác kinh tế quốc tế.
Thứ hai, hợp tác khu vực được tăng cường
Thúc đẩy hợp tác đa phương ở Đông Á là phản ứng tất yếu của tất cả
các nước Đông Á trong quá trình toàn cầu hóa (TCH) kinh tế và nhất thể
hóa khu vực, phù hợp với lợi ích chiến lược của tất cả các quốc gia Đông
Á. Các nước trong khu vực đều nhận thấy rõ thúc đẩy quá trình nhất thể
22


hóa khu vực là cơ sở để gia tăng tính cạnh tranh của mỗi quốc gia trong
quan hệ quốc tế và tương lai của khu vực, ở mức độ rất lớn sẽ được quyết
định bởi chính sách và hành động của chính mỗi quốc gia, bởi nỗ lực triển
khai mạnh mẽ hợp tác khu vực nhằm tìm kiếm khả năng cùng phát triển.
Kinh tế các nước khu vực Đông Á ngày càng phụ thuộc lẫn nhau qua đầu
tư và thương mại. Cho đến nay, dù chưa có một cơ chế hợp tác chặt chẽ,
song kinh tế các nước ở khu vực này cũng đã gắn bó mật thiết với nhau qua
cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, ở khu vực hình thành trào lưu xây dựng các
cơ chế hợp tác khu vực mà FTA là trọng tâm.
Sự năng động trong hợp tác kinh tế ở Đông Á còn được thể hiện qua
sự phong phú về loại hình với nhiều tầng nấc khác nhau, thông qua nhiều
cơ chế như: ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á, các cơ chế hợp tác
tiểu vùng, các tam-tứ giác phát triển, và các hiệp định mậu dịch tự do đa
phương hoặc song phương và hiện nay đang trong quá trình tiến tới xây
dựng thể chế khu vực ở Đông Á và các thể chế liên khu vực ở CA-TBD.
Có thể nói, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, việc đẩy mạnh mối liên
kết kinh tế giữa các nước Đông Á chính là nền tảng quan trọng trong hợp
tác khu vực. Lợi ích kinh tế chính là một động lực quan trọng thúc đẩy hợp
tác Đông Á. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Đông Á đã làm

cho khu vực này hiện trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất trên
thế giới. Nếu các nền kinh tế Đông Á được kết nối với nhau thông qua một
hiệp định tự do hoá thương mại thì sức mạnh kinh tế của khu vực này sẽ
còn tăng lên gấp bội. Tiếng nói của các nước Đông Á sẽ có trọng lượng
hơn tại các diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, hợp tác khu
vực không chỉ nhằm vào mục tiêu phát triển kinh tế mà góp phần vào việc
duy trì môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực cũng như vào sự phát
triển của mỗi đối tác thành viên.
* Vấn đề an ninh ở khu vực và sự quan tâm của các nước lớn
trên thế giới.
Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI, tình hình an ninh chính trị Đông
Á tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nhưng những đường nét chủ yếu của trật
tự khu vực đã bộc lộ khá rõ nét. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các thực
thể quyền lực khác đã tạo nên cục diện ganh đua quyết liệt, tập hợp lực
23


lượng, hòa hoãn, liên kết đa phương đa diện, cạnh tranh và hợp tác hết sức
năng động, tùy thuộc lẫn nhau vô cùng sâu sắc, hình thành cục diện cân
bằng "động" tại Đông Á. Trước hết, có thể thấy, cấu trúc quyền lực của trật
tự Đông Á hiện nay đang được duy trì trong trạng thái "cân bằng thấp"
Trạng thái "cân bằng thấp" của trật tự Đông Á hàm nghĩa nó chưa đạt tới
một sự cân bằng chiến lược thực sự mang tính ổn định. Sở dĩ vậy là vì
Đông Á còn thiếu một cấu trúc nội tại ổn định có vai trò lãnh đạo, chi phối
toàn diện cả về kinh tế lẫn chính trị trong khu vực, sự ổn định an ninh khu
vực phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, trong đó đặc biệt phải kể đến
vai trò can dự của Mỹ.7
Hiện nay, hai cường quốc Đông Á là Trung Quốc và Nhật Bản tuy có
thực lực mạnh nhất, nhưng cả hai lại không thể tự mình tạo ra một cấu trúc
hay một cơ chế tương tác quyền lực nội tại đủ khả năng đảm bảo thế cân bằng

chiến lược cho Đông Á. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trên các lĩnh
vực, nhất là kinh tế, đã làm cho cạnh tranh Trung - Nhật và tương quan sức
mạnh tổng thể quốc gia giữa hai nước nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, trạng thái bất cân bằng hiện nay giữa hai cường quốc hàng đầu
Đông Á này lại không tạo ra sự bất ổn định quy mô lớn ở khu vực, dĩ nhiên
có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do sự hiện diện
của nhân tố Mỹ tại khu vực với ưu thế vẫn vượt trội về nhiều mặt của Mỹ so
với cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản. Điều đó cũng lý giải vì sao cạnh tranh chiến
lược giữa các nước lớn rất quyết liệt, nhưng về cơ bản, thì sự dịch chuyển ảnh
hưởng và quyền lực ở Đông Á thập niên đầu thế kỷ XXI đã diễn ra tương đối
ổn định trong hòa bình. 8
Trong diễn biến thay đổi chính trị - chiến lược ở khu vực cũng phải
chú ý đến sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực
Đông Á nói riêng và ở toàn châu Á nói chung. Tương lai của khu vực sẽ
phụ thuộc rất nhiều vào các liên kết sẽ được thiết lập giữa Trung Quốc và
Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản và đặc biệt là vào vai trò mà Trung Quốc muốn
thể hiện. Trong các trò chơi chiến lược giữa các cường quốc, điều chủ yếu

7

Nguyễn Hoàng Giáp, Nhận diện trật tự quyền lực ở Đông Á hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
số 4(110) 4-2010, tr. 8
8
Nguyễn Hoàng Giáp, Nhận diện trật tự quyền lực ở Đông Á hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
số 4 (110) 4-2010, tr. 8

24


là ASEAN tiếp tục đóng một vai trò tích cực trong công cuộc xây dựng hòa

bình và thịnh vượng khu vực.
Hơn nữa, tính đa dạng và phức tạp cả về địa - chính trị, địa - kinh tế
và địa - văn hoá của khu vực Đông Á tự nó đã nói lên những thách thức và
nguy cơ mà khu vực đang và sẽ phải đối mặt. Sau chiến tranh lạnh, không
có khu vực nào trên thế giới không tồn tại các "điểm nóng" dễ bùng nổ, ảnh
hưởng đến an ninh khu vực. Điều quan trọng chưa phải là kể ra bao nhiêu
thách thức an ninh mà khu vực phải đối phó, mà là cần phải có một sự đồng
thuận về một cách tiếp cận đối với các tranh chấp, xung đột và phương
cách quản lý xung đột theo hướng văn hoá chính trị hoà bình. Ở Đông Á
hiện vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố có khả năng gây mất ổn định, những yếu
tố này sẽ đòi hỏi phải có sự tham gia mạnh mẽ của các nước liên quan để
giải quyết. Ví dụ đáng chú ý nhất là chương trình hạt nhân của CHDCND
Triều Tiên, và những mâu thuẫn, xung đột chủ quyền ở Biển Đông.
Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là một sự đe dọa
đối với Hiệp ước không phổ biến hạt nhân trên thế giới. Lộ trình và mô
thức thống nhất hai miền Nam - Bắc Triều Tiên sẽ không đơn giản. Bán
đảo Triều Tiên là địa bàn có sự đan xen về lợi ích của nhiều nước lớn, và
trong ý nghĩa đó, nó có tầm quan trọng chiến lược đối với sự ổn định trên
thế giới. Cộng đồng quốc tế sẽ cần nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng quá
trình chuyển đổi sẽ diễn ra một cách hòa bình.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế
kỉ XXI cũng làm tăng nhu cầu về năng lượng. Dầu mỏ trở thành mối quan
tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia. Nền kinh tế đang nở rộ của Trung
Quốc phải phụ thuộc dầu mỏ từ bên ngoài có thể lên tới 67% nhu cầu. Sự
cạnh tranh trong việc tìm kiếm những nguồn cung mới cũng trở nên quyết
liệt hơn. Chính việc phải tìm kiếm những nguồn cung dầu mỏ mới là một
trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn tăng cao trong quan hệ
Trung - Nhật (tranh chấp quần đảo Điếu Ngư) và Trung Quốc với một số
nước Đông Nam Á (tranh chấp ở biển Đông). Việc đẩy mạnh hiện đại hóa
lực lượng quân sự (đặc biệt là hải quân và không quân) cũng như các hành

vi phô trương sức mạnh quân sự mang tính răn đe của Trung Quốc làm dấy
lên làn sóng nâng cấp, hiện đại hóa lực lượng quân sự, quốc phòng của các
quốc gia trong khu vực. Chính tính chất không chắc chắn của nền an ninh
25


×