Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO sự PHÁT TRIỂN về LÍ LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ hội KHOA HỌC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.54 KB, 41 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN LÍ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1. Bối cảnh lịch sử những năm 90 thế kỷ XX đến nay
* Tình hình thế giới.
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa
học – kỹ thuật có sự phát triển vượt bậc, chuyển sang giai đoạn phát triển mới
là cuộc cách mạng khoa học – cơng nghệ hiện đại. Từ đó đến nay, cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ hiện đại với sự bùng nổ của công nghệ thông tin –
Internet, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa và điều khiển học… đã
tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực đời sống xã hội của mỗi quốc gia cũng như
tồn thế giới.
Tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng, xuất hiện và phát triển kinh tế tri
thức, tạo ra cơ hội phát triển cũng như gây ra những hậu quả, khó khăn, thách
thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Trên thế giới, hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ hợp tác và phát triển là
xu thế lớn, nhưng đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, chiến tranh cục bộ,
xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ,
tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về kinh tế tiếp tục
diễn ra phức tạp. Chủ nghĩa khủng bố có chiều hướng gia tăng, lan rộng ở
nhiều nơi trên thế giới.
Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại mà Hội nghị các Đảng Cộng sản và
công nhân năm 1957, 1960 ở Matxcơva chỉ ra, vẫn tồn tại và có những biểu
hiện mới về nội dung và hình thức.


2
Chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, cuối những năm 80 đầu những
năm 90 thế kỷ XX lâm vào khủng hoảng và sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu,
làm cho phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới, phong trào Cộng sản và
công nhân quốc tế tạm thời lâm vào thoái trào. Một số nước xã hội chủ nghĩa
kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới; điều chỉnh, cập nhật


đã đứng vững và giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, tiếp tục phát
triển. Phong trào cộng sản – công nhân quốc tế, phong trào cánh tả, có bước
hồi phục và phát triển mạnh ở một số khu vực.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại nhờ chiếm được ưu thế về vốn, khoa học,
cơng nghệ, trình độ quản lý, cùng với điều chỉnh, thích nghi… cịn tiềm năng
phát triển, nhưng về bản chất là chế độ áp bức, bóc lột, bất cơng. Những mâu
thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản không những không giải quyết được mà
ngày càng sâu sắc, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng
sản xuất, với chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn
giữa lao động và tư bản, giữa thiểu số đại tư bản và đa số người lao động vẫn
hết sức gay gắt. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản hiện đại với các nước đang
phát triển diễn ra trên nhiều lĩnh vực xã hội, nhất là về kinh tế, chính trị và
văn hóa. Chủ nghĩa tư bản tiếp tục lâm vào khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã
hội, điển hình là khủng hoảng kinh tế 1997 – 1998; 2008-2010, khủng hoảng
nợ cơng… đã cho thấy điều đó.
Các nước đang phát triển, kém phát triển đang tiến hành cuộc đấu tranh
rất khó khăn, phức tạp để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, lợi ích quốc gia,
dân tộc, chống đói nghèo, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội.
Ở nhiều nước và khu vực xảy ra những mâu thuẫn, xung đột về dân tộc,
sắc tộc, tơn giáo, mất ổn định chính trị - xã hội do những nguyên nhân nội tại
và sự chia rã, phá hoại từ bên ngoài.


3
- Các vấn đề toàn cầu ngày càng trử nên nghiêm trọng đòi hỏi sự hợp
tác, giải quyết của cả cộng đồng quốc tế. Điển hình là sự biến đổi khí hậu, ơ
nhiễm mơi trường, sinh thái, cạn kiệt tài ngun; tình trạng đói nghèo; sự
bùng nổ dân số và mất cân đối cơ cấu dân cư; đại dịch HIV - AISD và bệnh
tật hiểm nghèo; xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang và chủ nghĩa
khủng bố; các an ninh phi truyền thống…

- Trật tự thế giới, sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu đầu những năm 90 đã có sự thay đổi lớn. Đó là sự tan rã của
trật tự thế giới 2 cực. Từ đó đến nay, đang hình thành một trật tự thế giới mới
theo hướng đa cực, đa trung tâm, làm cho cục diện chính trị thế giới, có sự
biến đổi. Các liên kết khu vực, tiểu khu vực ngày càng mạnh tạo nên những
chủ thể quốc tế mới. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng phát
triển năng động, tác động mạnh mẽ đến sự điều chỉnh chiến lược tổng thể
quốc gia của nhiều nước, nhất là các nước lớn.
Những đặc điểm trên đây, vừa tạo thời cơ phát triển, đồng thời gây nên
những khó khăn thách thức to lớn về nhiều mặt cho các quốc gia, trong đó có
Việt Nam.
* Tình hình trong nước
Về kinh tế: Bước vào thời kỳ đổi mới, mở đầu từ Đại Hộ VI Đảng Cộng
sản Việt Nam (1986), nền kinh tế nước ta bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, nhưng do sự giảm sút sản xuất vào cuối những năm 70, cùng những sai
lầm, khuyết điểm trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và xây dựng cơ bản,
đã để lại những hậu quả nặng nề. Đó là, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; tài
nguyên đất nước nhất là dất nơng nghiệp sử dụng lãng phí, kém hiệu quả; lưu
thông, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh; nền kinh tế mất cân đối giữa cụng
và cầu, giữa thu và chi, giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước yếu kém, đời sống nhân dân


4
khó khăn; tiêu cực xã hội phát triển…Đất nước bị bao vây, cấm vận về kinh tế.
Trong quá trình đổi mới đất nước, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, với tinh
thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, “tơn trọng
qui luật khách quan” và với những chủ trương, chính sách đúng đắn, nền kinh
tế đất nước có chuyển biến tích cực. Kinh tế phát triển năng động, với tốc độ
tăng trưởng cao ổn định nhiều năm liên tục; Việt Nam đã phá được thế bị bao

vây cấm vận. Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Cơ chế quản lý tập trung bao
cấp từng bước được xóa bỏ, chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1996 nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năm 1995 Việt Nam trở thành thành
viên ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, năm 1998 là thành viên
của Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); năm 2007 là thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…
Về chính trị: Mặc dù đất nước gặp nhiều khó khăn phức tạp như tác
động tiêu cực của sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu;
sự chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch; sự suy
thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức. lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng
viên… nhưng về cơ bản, tình hình chính trị - xã hội của đất nước ổn định. Vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục được giữ vững và tăng
cường trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, các
quyền dân chủ, quyền con người ngày càng được phát huy trong đời sống
hiện thực. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, nhất là hệ thống chính trị cơ sở
được quan tâm xây dựng và hoạt động tích cực. Q trình xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, khối đại đoàn kết toàn dân tộc
được mở rộng, tập hợp được lực lượng trong nước và người Việt Nam ở nước
ngoài, tạo nên động lực to lớn xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Quốc phòng, an
ninh của đất nước tiếp tục được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn


5
xã hội được củng cố vững chắc. Năm 1989, hoàn thành việc rút quân tình
nguyên Việt Nam ra khỏi Cam pu chia; quan hệ hữu nghị, hợp tác với các
nước láng giềng ngày càng đi vào ổn định, xúc tiến đàm phán, ký kết và thực
hiện việc phân định cắm mốc biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ quốc tế làm cho quan hệ quốc tế của Việt Nam rộng mở và ngày càng

đi vào chiều sâu ổn định; hội nhập quốc tế mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, vị thế
và vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, tình hình chính trị của đất nước trong thời kỳ đổi mới từ
năm 1986 đến nay vẫn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị
- xã hội. Các nguy cơ, thách thức đối với Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và đất
nước vẫn tồn tại, chưa bị đẩy lùi: Trên lĩnh vực chính trị, đó là sự suy thối về
tư tưởng chính trị, quan liêu, tham nhũng, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, sự
chống phá quyết liệt về chính trị - tư tưởng của “Diễn biến hịa bình”. Trong
nội bộ, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn biến phức tạp;
các vấn đề dân tộc, tôn giáo chưa được giải quyết triệt để; tình trạng xâm
phạp quyền dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực còn diễn ra nghiêm trọng
ở nhiều nơi làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và
chế độ xã hội chủ nghĩa.
Về văn hóa, xã hội: Trước những tác động của tình hình thế giới và
những biến đổi về kinh tế - xã hội trong nước, tình hình văn hóa – xã hội đất
nước trong thời kỳ đổi mới cũng có những chuyển biến tích cực, đồng thời
cũng đứng trước những thách thức to lớn.
Về mặt tích cực: Đời sống văn hóa – xã hội được quan tâm xây dựng,
phong trào “tồn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư”, “xây
dựng gia đình văn hóa” được nhân dân tích cực hưởng ứng, các hoạt động
“đền ơn đáp nghĩa”, từ thiện, nhân đạo được đẩy mạnh; Các hoạt động và sinh


6
hoạt văn hóa cộng đồng dưới nhiều hình thức và qui mô được tổ chức sôi nổi;
mạng lưới truyền thanh, truyền hình phủ sóng tới mọi vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo; nhiều giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể được thế giới
tơn vinh. Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, tỷ lệ đói nghèo được
thu hẹp. Nhiều cơng trình, dự án xã hội được triển khai; chính sách xã hội,
chính sách giai cấp, dân tộc, tôn giáo được thực hiện với nhiều tiến bộ, an

sinh xã hội được bảo đảm.
Tuy nhiên, vấn đề văn hóa, xã hội cũng cịn nhiều hạn chế yếu kém: Sự
suy thoái về đạo đức, lối sống lan rộng trong nhiều tầng lớp xã hội; nhiều giá
trị chuẩn mực về văn hóa bị biến dạng và xuống cấp; tệ nạn xã hội gia tăng;
công tác quản lý văn hóa, xã hội cịn nhiều khuyết điểm, có lúc bị buông lỏng;
đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu,
vùng xa cịn thấp; tỷ lệ đói nghèo cịn lớn. Nhiều chương trình, dự án kém
hiệu quả, thất thốt lớn; tình hình dân tộc, tơn giáo vẫn có diễn biến phức tạp;
bản sắc văn hóa dân tộc bị sói mịn.
2. Những vấn đề lý luận chủ nghĩa xã hội được Đảng Cộng sản Việt
Nam bảo vệ và phát triển trong thời kỳ đổi mới.
* Lý luận về thời đại ngày nay
Trung thành với quan điểm chủ nghĩa C.Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí
Minh về thời đại, kế thừa các quan điểm của Hội nghị các Đảng Cộng sản và
công nhân trên thế giới năn 1957, 1960 ở Matxcơva, từ 1986 đến nay, trong
các văn kiện Đại hội các nhiệm kỳ, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(1991) và Cương lĩnh (bổ sung và phát triển
năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định nội dung, tính chất thời
đại và nêu bật những phát triển mới về đặc điểm, xu thế giai đoạn hiện nay
của thời đại.


7
Quan niệm về thời đại hiện nay, Đảng ta khẳng định: “...Với thắng lợi của
cách mạng Tháng Mười Nga – cuộc cách mạng vĩ đại mở ra thời đại quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội...”1
Về nội dung đó là, “Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc tiếp tục
diễn ra gay trên tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế”; là “thắng lợi của
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hàng loạt nước Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ La
Tinh”, “sự giải phóng hầu hết các nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân”,

“sự phát triển của phong trào cộng sản và phong trào hịa bình, dân chủ”2
Về mục tiêu thời đại hiện nay Đảng ta nhất quán chỉ rõ: “Mục tiêu của
thời đại hiện nay là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”
+ Đánh giá về chủ nghĩa tư bản các văn kiện đều chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư
bản còn tiềm năng phát triển”; “nắm ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ, thị
trường” song “về bản chất là chế độ áp bức, bóc lột, bất cơng”; “những mâu
thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa”,
“giữa lao động và tư bản” ngày càng trở nên sâu sắc”3.
+ Khẳng định tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội: “Theo qui luật tiến hóa
của lịch sử, lồi người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”4.
- Về đặc điểm của thời đại hiện nay, Đảng ta nhận thức rằng, thời đại là
một thời kỳ lịch sử lâu dài, hàm chứa những đặc điểm nổi bật của cả quá trình
chuyển biến quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hộitrên phạm vi thế
giới, như Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân ở Matxcơva 1957, 1960
đã chỉ ra; đồng thời, trong mỗi thời kỳ, giai đoạn nhất định lại có những đặc
điểm cụ thể. Từ cuối những năm 80, thời đại bước vào một giai đoạn mới –
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H,
2001, tr.61 - 62
2
Sđd, tr 61 - 62
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, H,
2011, tr 68
4
Sđd, tr 69
1


8

giai đoạn hiện nay. Cương lĩnh 1991 đã chỉ rõ những đặc điểm nổi bật trong
giai đoạn hiện nay là: Thứ nhất, đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc diễn ra
quyết liệt, phức tạp, đây là đặc điểm nổi bật nhất; thứ hai, cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra mạnh mẽ tác động đến tất cả các nước
ở các mức độ khác nhau; thứ ba, chủ nghĩa xã hộithế giới khủng hoảng và sụp
đổ ở một số nước, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tạm thời lâm
vào thoái trào; thứ tư, chủ nghĩa tư bản cịn có khả năng phát triển nhất dịnh
song những mâu thuẫn vốn có của nó vẫn ngày càng gay gắt và nhất định diệt
vong; thứ năm, các vấn đề toàn cầu ngày càng gay gắt.
Trong các văn kiện Đại hội Đảng tiếp theo, Đảng tiếp tục có sự bổ
sung, phát triển. Năm 1996 Đại hội Đảng lần thứ VIII, chỉ rõ những đặc điểm
nổi bật là:
- Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến Chủ
nghĩa xã hộitạm thời lâm vào thối trào, nhưng điều đó khơng làm thay đổi
tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa
tư bản lên Chủ nghĩa xã hội.
- Nguy cơ chiến tranh hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang,
chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ
trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
- Cách mạng khoa học và cơng nghệ tiếp tục phát triển với trình độ
ngày càng cao.
- Cộng đồng quốc tế đang đứng trước nhiều vấn đề có tính tồn cầu.
- Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển năng động và
tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Đồng thời khu vực này cũng tiềm ẩn một số
nhân tố mất ổn định.
Đại hội VIII cũng chỉ ra các xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế: Hịa
bình, ổn định và hợp tác để phát triển; các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày


9

càng nhiều vào quá trình hợp tác, liên kết khu vực, liên kết quốc tế; cá dân tộc
nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống áp đặt can
thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập, chủ quyền và nền văn hóa dân tộc. Các
nước xã hội chủ nghĩa, các Đảng Cộng sản và công nhân, các lực lượng cách
mạng, tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Các nước có chế độ xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa
đấu tranh trong cùng tồn tại hịa bình.
Đại hội IX của Đảng (2001) đã đánh giá thế giới trong thế kỷ XX và
nhận định: thế kỷ XX ghi đậm trong lich sử loài người dấu ấn cực kỳ sâu sắc.
Thế kỷ XX “là thế kỷ khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, giá
trị sản xuất vật chất tăng hàng chục lần so với thế kỷ trước; kinh tế phát triển
mạnh mẽ xen lẫn những khủng hoảng lớn của chủ nghĩa tư bản thế giới và sự
phân hóa về giàu nghèo giữa các nước và khu vực; là thế kỷ diễn ra hai cuộc
chiến tranh thế giới đẫm máu cùng hàng trăm cuộc xung đột vũ trang”; “là thế
kỷ chứng kiến một phong trào cách mạng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới
với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga – cuộc cách mạng vĩ đại mở ra
thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở một loạt nước Châu Âu, Châu Á và Mỹ La Tinh; sự giải phóng
hầu hết các nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; sự phát triển của phong
trào Cộng sản, cơng nhân quốc tế và phong trào hịa bình, dân chủ, mặc dù
vào thập niên cuối, chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào”1.
Đại hội IX cũng đưa ra dự báo về đặc điểm thế giới trong thế kỷ XXI với
nhận định: “thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Cụ thể: Một là, khoa học
và cơng nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt; hai là, kinh tế tri thức có vai trị ngày
càng nổi bật trong q trình phát triển lực lượng sản xuất; ba là, tồn cầu hóa là
xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H
2001, tr. 61 - 62
1



10
một số nước phát triển và tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa
đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác,
vừa có đấu tranh”.
Về đặc điểm những thập niên đầu thế kỷ XXI, Đại hội IX dự báo: Trong
những thập niên tới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh
cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt
động can thiệp lật đổ, khủng bố cịn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp
ngày càng tăng.
Hịa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn phản ánh đòi hỏi bức xúc của
các quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của các dân tộc cho hịa bình và phát triển, vì
độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng sẽ có những bước tiến mới.
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính – kinh tế, có
khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.
Đại Hôi X và tiếp đó là Đại hội đại biểu XI Đảng Cộng sản Việt Nam
tiếp tục khẳng định những đặc điểm chủ yếu đã nêu lên từ Đại hội VIII, IX;
Tuy nhiên cũng có sự bổ sung phát triển mới. Về đặc điểm nổi bật trong giai
đoạn hiện nay của thời đại, Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2911) chỉ
rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với
chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa
đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”.1
* Về mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay
Hội nghị các Đảng Cộng sản và công nhân ở Matxcơva năm 1957 và
1960, đã chỉ rõ 4 mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay. Đó là, mâu thuẫn
giữa chủ nghĩa xã hộivà chủ nghĩa tư bản; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và
giai cấp tư sản; mâu thuẫn giữa phong trào giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, H
2011, tr. 69

1


11
với chủ nghĩa đế quốc; mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc. Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng hoàn toàn nhất trí với khẳng định về 4 mâu thuẫn cơ bản đó.
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) khẳng định “các mâu
thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác
nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn”. Đại hội X (năm 2006)
Đảng ta chỉ rõ “Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt”1
Đại hội XI (2011) Đảng ta một lần nữa tiếp tục khẳng định: “Các mâu
thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác
nhau vẫn tồn tại và phát triển”2
Căn cứ để Đảng Cộng sản Việt Nam có sự khẳng định đó dựa trên cơ
sở khoa học và được thực tế lịch sử thế giới chứng minh. Đó là, dù Chủ nghĩa
xã hộiở Liên Xơ và Đông Âu sụp đổ, song mâu thuẫn giữa Chủ nghĩa xã
hộivà chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại và có sợ phát triển mới trên mọi lĩnh vực.
Về nội dung đó là: mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước tư
bản chủ nghĩa, giữa hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng tư bản chủ
nghĩa; giữa con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa; giữa
các giá trị xã hội xã hội chủ nghĩa và các giá trị xã hội tư bản chủ nghĩa… Về
hình thức, các mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản tồn tại đan
xen, tác động chuyển hóa lẫn nhau, khơng có sự phân tuyến rạch rịi, vừa hợp
tác, vừa đấu tranh, vừa liên kết vừa cạnh tranh, vừa là đối tác, vừa là đối tượng,
cả vũ trang và phi vũ trang, “diễn biến hịa bình” và phịng chống “diễn biến hịa
bình”, diễn ra trên phạm vi tồn thế giới và trong lịng các quốc gia, cả về kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phịng, an ninh, đối ngoại…
Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa, phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc,
hiện nay được biểu hiện ra là, mâu thuẫn giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa đế
Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006,

tr. 79
2
Đảng Cộng sản Việt nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2011,
tr. 67
1


12
quốc, giữa các nước đang phát triển với các nước tư bản phát triển và cũng
biểu hiện dưới nhiều hình thức trên các lĩnh vực. Mâu thuẫn giữa đế quốc với
đế quốc, biểu hiện hiện nay là mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển, giữa
các tập đoàn kinh tế tư bản đa quốc gia, xuyên quốc gia, giữa các trung tâm
kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản với nhau, với nhiều hình thức thơng
qua các quan hệ thương mại, kinh tế, theo đuổi trật tự thế giới, xung đột văn
hóa, can thiệp, áp đặt, cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé”. Mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản, phát triển thành mâu thuẫn giữa lao động và tư bản,
mâu thuẫn giữa đại đa số nhân dân với thiểu số giai cấp tư sản nắm quyền
thống trị về kinh tế và chính trị, bắt nguồn sâu xa là mâu thuẫn giữa tính chất
xã hội hóa rất cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
* Giai cấp công nhân Việt Nam và xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam trong thời kỳ mới
Trung thành với nguyên lý chủ nghĩa C.Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về giai cấp cơng nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; từ
thực tiễn biến đổi, phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức và hội nhập quốc tế, các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn khẳng định vai trị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân Việt Nam và xác
định phương hướng xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ mới.
Về khái niệm giai cấp công nhân, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành

Trung ương lần thứ 6 (Khóa X) đã nêu rõ: “Giai cấp cơng nhân Việt Nam là
lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân
tay và trí óc, làm cơng hưởng lương trong các loại hình sản xuất, kinh doanh


13
và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có tính chất
cơng nghiệp”1
Về vai trị của giai cấp công nhân Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 6
(Khóa X) chỉ rõ: “Giai cấp cơng nhân nước ta có sứ mệnh lịch sưt to lớn; là giai
cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam;
giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu của sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng,
văn minh; là lực lượng nòng cốt trong liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng”2
Về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung và phát triển năm
2011) nhấn mạnh: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và
chất lượng; là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội”3
Về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội VIII (1996) Đại hội khẳng định
nước ta bước vào thời kỳ mới “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” đã xác định “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt, phát
triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, nâng cao trình độ học vấn và tay nghề
có năng lực ứng dụng và sáng tạo cơng nghệ mới, có tác phong công nghiệp
và ý thức tổ chức, kỷ luật lao động đạt năng xuất, chất lượng và hiệu quả ngày


Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị BCHTW lần thứ 6 (Khóa X), Nxb Chính trị Quốc gia, H
2008, tr. 43
2
Sđd, tr. 43-44
3
Sđ d, tr. 80
1


14
càng cao, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh cơng nhân, nơng
dân, trí thức và tăng cường khối đại đồn kết dân tộc”1
Cùng với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tửng bước phát triển kinh tế tri thức, giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng
tăng nhanh về số lượng và nâng cao hơn về chất lượng.
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
với sự đa dạng về thành phần kinh tế, làm cho số lượng công nhân làm việc
trong các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng lên. Vấn đề bảo vệ quyền
lợi, tăng cường ý thức giác ngộ giai cấp, tinh thần dân tộc, giữ vững bản chất
giai cấp công nhân là những yêu cầu vừa cơ bản vừa bức xúc. Nghị quyết Đại
hội IX có sự phát triển mới về xây dựng giai cấp cơng nhân đó là: “Coi trọng
phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “trí thức hóa cơng nhân”… bảo vệ
quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân trong
điều kiện thực hiện cơ chế thị trường. Tăng cường đào tạo cán bộ lãnh đạo,
quản lý và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú, tăng thành phần công
nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành”2
Từ thực tế tình hình giai cấp cơng nhân và xây dựng giai cấp công nhân
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đại
hội X bên cạnh việc khẳng định những nội dung xây dựng giai cấp cơng nhân

mà các Nghị quyết Đại hội các khóa trước đã nêu, có bổ sung thêm những nội
dung mới như: Vấn đề xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh
nghiệp tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài; vấn đề việc làm, thất nghiệp, các
chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm, chăm sóc sức

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, H
1996, tr. 123
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H
2001, tr. 125
1


15
khỏe, nhà ở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính
đáng, hợp pháp của cơng nhân.
Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 6 (Khóa X), đã ban hành Nghị quyết
chuyên đề về “Xây dựng giai cấp cơng nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Trong đó đã đưa ra khái niệm giai cấp
công nhân Việt Nam hiện nay, khẳng định vai trị của giai cấp cơng nhân Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ; đánh giá tình hình giai
cấp cơng nhân, chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng
GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa X), về xây dựng giai cấp cơng
nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã
đánh dấu sự phát triển lý luận về giai cấp cơng nhân Việt Nam khá tồn diện,
hệ thống của Đảng Cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục khẳng định tinh thần đó và chỉ rõ:
“Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về
số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên

môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, thông
qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, sửa đổi, bổ sung các chính
sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, cải thiện
điều kiện nhà ở, làm việc… để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của công nhân”1
* Về vai trò lãnh đạo của Đảng và phương hướng xây dựng Đảng
* Về vai trò của Đảng. Quan điểm của chủ nghĩa C.Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh khẳng định và được thực tiễn lịch sử cách mạng thế giới
1

Sđd, tr. 241


16
và lịch sử cách mạng Việt Nam chứng minh hùng hồn: Đảng Cộng sản là
nhân tố quyết định bảo đảm thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Các Văn kiện Đại hội Đảng ta từ khi thành lập đến nay đều khẳng định rõ:
Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước (1991) xác định: Đảng Cộng
sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc. “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi
của cách mạng Việt Nam” .
Đại hội VIII, một lần nữa chỉ rõ: “Sự nghiệp cách mạng nước ta do
Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng ta là một đảng cầm quyền. Những thắng lợi và
thành tựu, những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với trách
nhiệm của Đảng”1. “Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng là một nhân tố quyết
định tạo ra những thành tựu đổi mới” 2. “Thắng lợi của công cuộc đổi mới,

chứng tỏ: Đảng ta tiếp tục giữ vững và phát huy được bản lĩnh và kinh
nghiệm của các thời kỳ trước, lãnh đạo có kết quả cơng cuộc xây dựng và bảo
vệ đất nước trong những tình huống mới hết sức phức tạp”3.
Đánh giá 15 năm đổi mới, về vai trò lãnh đạo của Đảng, Đại hội IX
khẳng định: “đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công
của sự nghiệp đổi mới”. Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung và phát triển
năm 2011) đã nhấn mạnh: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng
đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam”4
Đại hội X đã có sự bổ sung, phát triển về bản chất, vai trò cuả Đảng
Cộng sản Việt Nam: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, H
1996, tr. 74
2
Sđd, tr. 135
3
Sđd, tr. 136
4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, H
2011, tr. 66
1


17
công nhân, đồng thời là đội tiền phong của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”1.
Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định quan
điểm trên. Diễn đạt như vậy vừa nêu bật được bản chất giai cấp công nhân
của Đảng theo quan điểm chủ nghĩa C.Mác – Lênin, vừa nêu lên đặc thù của
Đảng ta theo sự phát triển sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với
thực tế Việt Nam và đáp ứng được nguyện vọng, tình cảm của nhân dân.

* Về xây dựng Đảng
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến cơng tác xây dựng Đảng
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Nhờ đó Đảng Cộng sản Việt Nam
đã làm trịn sứ mệnh lịch sử mà giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và
toàn thể dân tộc giao phó, sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đảng phải chăm
lo xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức để từ đó tác động quyết
định đến sự phát triển của cách mạng nước ta”2
Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công tác xây dựng Đảng cũng
phải tự đổi mới về mọi mặt. Đại hội VI, xác định: “Đổi mới tư duy, nâng cao
phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân là nhiệm vụ chủ yếu
của công tác tư tưởng”; quan tâm đổi mới đội ngũ cán bộ, kiện toàn các cơ
quan lãnh đạo và quản lý; đổi mới phong cách làm việc, giữ vững các nguyên
tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; nâng cao chất lượng đảng viên, đấu tranh
chống mọi biểu hiện tiêu cực; nâng cao sức chiến đấu của các tổ chức, cơ sở;
tăng cường đồn kết nhất trí trong đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006,
tr. 130
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, T 47, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006, tr. 458
1


18
Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(năm
1991), vấn đề xây dựng Đảng là trọng tâm của xây dựng Hệ thống chính trị xã
hội chủ nghĩa. Đánh giá 10 năm đổi mới, về cơng tác xây dựng Đảng và Hệ
thống chính trị, Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ: “Năng lực lãnh đạo của Đảng,

hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các định
chế chính trị, hiệu quả hoạt, xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình
hình”1. Trong cơng tác xây dựng Đảng Đại hội VIII nhấn mạnh: phải thường
xuyên nắm vững và tập trung làm tốt những điểm cơ bản gồm:
Thứ nhất, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của
Đảng và coi đó là “nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu” 2, đồng thời chỉ
ra nội dung giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân: kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; kiên định vận dụng sáng tạo,
góp phần phát triển chủ nghĩa C.Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất
phát từ thực tiễn Việt Nam để xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách;
giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ; thường xuyên tự phê bình và phê
bình, đồn kết, thống nhất trong Đảng, giữ vững ngun tắc lãnh đạo; thường
xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp
công nhân; củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân; chăm lo đời sống, thật sự phát huy quyền làm chủ
của nhân dân;
Hai là, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực cán bộ, đảng viên;
Ba là, củng cố Đảng về tổ chức, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung,
dân chủ;
Bốn là, chăm lo xây dựng đuội ngũ cán bộ;
Năm là, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng;
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, H
1996, tr. 66
2
Sđd, tr. 139
1


19
Sáu là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng;

Bẩy là, Đổi mới công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng.
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII đã ban hành Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII,
cơng tác xây dựng Đảng, bên cạnh những kết quả tích cực, còn nổi lên một số
mặt yếu kém, khuyết điểm là: công tác giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ,
đảng viên chưa tốt, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được sự suy thối về tư tưởng
chính trị và đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên.
Một số tổ chức đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi phạm, kỷ
luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ khơng đồn kết; cơng tác tư tưởng, lý luận cịn
yếu kém, bất cập; cơng tác tổ chức cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ; đổi
mới ngun tắc lãnh đạo của Đảng cịn lúng túng; tổ chức chỉ đạo thực hiện
và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, pháp luật còn yếu. Do đó, Đại hội IX
xác định: “trong những năm tiếp theo toàn Đảng tiếp tục thực hiện các Nghị
quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa
VIII”1. Trong đó tập trung vào giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức
cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân; tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây
dựng, củng cố các tổ chức cơ sở Đảng; kiện toàn tổ chức, đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, Đại hội IX của Đảng đã có sự phát triển
mới về xác định nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Cương lĩnh 1991 đã kiên định
“chủ nghĩa C.Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng” và
kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Với kết quả nghiên cứu lý luận, tổng
kết thực tiễn Đại hội IX đã nêu rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội
xác định: “tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa C.Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2001, tr. 335



20
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh
của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân,
xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phịng tồn dân,
xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa,
khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo
đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; về chăm lo bồi dưỡng
thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán
bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân”1
Đại hội X (2006), tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và
20 năm đổi mới về xây dựng Đảng, đã nêu lên những thành tựu và hạn chế:
Về chính trị: Đảng đã giữ vững bản chất cách mạng của giai cấp công
nhân, kiên định chủ nghĩa C.Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên trì đường lối đổi mới; có sự phát
triển về tư duy lý luận đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới đúng
đắn; xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then
chốt, phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội.
Về hạn chế: Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng tự phê bình và
phê bình… chưa đạt yêu cầu đề ra. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng;
cơng tác tổ chức, cán bộ, cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, cơng tác kiểm tra
còn yếu; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm và lúng túng.
Đại hội X cũng tổng kết 6 bài học về xây dựng Đảng:

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H
2001, tr. 84-85
1



21
Một là, phải kiên trì đường lối đổi mới tồn diện, có ngun tắc, sáng
tạo. Trong q trình đổi mới phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, kiên định nền tảng tư tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã
hội, không đa nguyên, đa đảng;
Hai là, Đảng phải được chăm lo xây dựng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức; tường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn; nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu. Phát huy dân chủ, thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ, giữ vững kỷ cương, kỷ luật;
Ba là, Đảng phải chăm lo, xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên;
Bốn là, Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, tơn trọng và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, dựa vaò nhân dân để xây dựng Đảng;
Năm là, Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác kiểm tra, giám sát;
Sáu là, Đảng phải đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nhất là
phương thức lãnh đạo Nhà nước…
Đại hội X chỉ rõ phương hướng và mục tiêu tổng quát công tác xây
dựng Đảng trong nhiệm kỳ là: “Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng tăng
cường bản chất giai cấp cơng nhân và tính tiền phong, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách
mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, ln
gắn bó với nhân dân”1
Một nội dung phát triển mới là Đại hội X của Đảng là cho phép đảng
viên làm kinh tế tư nhân: “Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải gương mẫu
chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều
lệ Đảng và qui định của Ban chấp hành Trung ương” 2 đồng thời nêu rõ “Sớm
1

2

Sđd, tr. 279
Sđd, tr. 133


22
có qui định và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm vừa phát huy được khả năng làm
kinh tế của đảng viên, vừa giữ được tư cách đảng viên và bản chất của
Đảng”1Đại hội X cũng đã xác định: để tăng cường công tác tư tưởng; rèn
luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, cần đẩy mạnh việc “học tập, quán triệt ,
làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 2 trong tồn Đảng,
tồn dân và tồn qn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung và phát triển 2011) khẳng định
“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã
hội”, “Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính
trị, tư tưởng và tổ chức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng
cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực lãnh
đạo. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, tăng cường dân
chủ và kỷ luật trong sinh hoạt của Đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê
bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và mọi hành động chia rẽ, bè phái. Đảng chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến
đấu cao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; quan tâm bồi dưỡng, đào tạo
lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”3
Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (Khóa XI) tháng 12/2011, đã ban hành
Nghị quyết một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Trong đó tập
trung vào 3 vấn đề cấp bách: một là, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng, chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; Hai là,
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là cấp Trung ương đủ phẩm

chất và năng lực; Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu

Sđd, tr. 233
Sđd, tr. 286
3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, H
2011, tr. 89-90
1
2


23
trong giải quyết các mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan đơn vị, đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng.
Việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) về xây
dựng Đảng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, đến vai
trị lãnh đạo, uy tín và vận mệnh của Đảng, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
* Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
* Về chủ nghĩa xã hội:
Sau khi giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Trong 10 năm từ 1975-1985 do nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạn vi cả nước gặp
nhiều khó khăn, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong
những nguyên nhân đó là do nhận thức vè chủ nghĩa xã hội còn nhiều bất cập.
Đại hội VI của Đảng mở đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước đã chỉ rõ,
trong quá trình đỏi mới, trước hết phải đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI đã xác định “Đảng ta
cần xúc tiến xây dựng một cương lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộc cách

mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ”1.
Đại hội VII của Đảng ta đã đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên nền tảng chủ nghĩa
C.Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từ thực tiễn đất nước và bối cảnh
quốc tế, từ những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng về xây dựng chủ nghĩa xã
hội, Cương lĩnh 1991 đã xác định 6 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng là:
- Xã hội do nhân dân lao động làm chủ.
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, T47, Nxb Chính trị Quốc gia, H 2006, tr. 374-375


24
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất tiên tiến,
hiện đại và chế độ cơng hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất cơng, làm
theo năng lực, hưởng theo lao động, có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ
và giúp đỡ nhau cùng phát triển.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (1994) đã nêu mục
tiêu xây dựng đất nước là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”1
Đại hội IX (2001) bổ sung thêm từ “dân chủ” thành “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đại hội X (2006) tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức của Đảng ta về
các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó chỉ rõ: “ Xã hội xã hội chủ
nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu,
nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh

tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
cơng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc
trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng
tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với các nước trên thế giới”2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị BCHTW lần thứ 7 (VII), Nxb Chính trị Quốc gia, H 1994, tr.
41
2
Sđd, tr. 17-18
1


25
Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung và phát triển năm 2011)
tiếp tục có sự bổ sung, phát triển quan điểm của Đại hội X về đặc trưng xã hội xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cương lĩnh ghi: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do
nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng đồn kết, tơn trọng và giúp
nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác
với các nước trên thế giới”1
Như vậy có thể nói, nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hộitừng
bước được bổ sung, phát triển ngày càng rõ hơn, đầy đủ hơn.

* Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đại hội VI của Đảng khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung của
cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa do các Đại hội IV và V của Đảng đã xác định. Đổng thời chỉ rõ: “Ngày
nay đã có những điều kiện để hiểu đầy đủ hơn về con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta”2.
Đại hội VI khẳng định: “Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội phải
trải qua thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan và độ dài của thời kỳ đó phụ
thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước”3
Đối với Việt Nam, thời kỳ quá độ do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ
một nền sản xuất nhỏ “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương
nhiên phải rất lâu dài và rất khó khăn”4
Sđd, tr. 70
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, TT, T 47, tr. 374
3
Sđd, tr. 374
4
Sđd, tr. 374
1
2


×