Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Các mẫu hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 35 trang )

Ba ứng dụng của Macd Histogram không phải ai cũng biết
MACD là một chỉ báo khá quen thuộc với tất cả các nhà đầu tư theo trường phái phân tích kĩ thuật. Đây là một trong những chỉ báo đầu
tiên nhà đầu tư được giới thiệu khi học về trường phái phân tích đồ thị. Tuy nhiên ngồi những ứng dụng cơ bản của MACD và đường
signal, thực tế còn một yếu tố nữa ít người quan tâm đó là MACD histogram (MACD – H). Trong bài hôm nay, Đầu Tư Phát Đạt xin giới
thiệu 3 chiến thuật với MACD – H khá hiệu quả mà không phải nhà đầu tư nào cũng biết.
Chiến thuật đầu tiên là dùng MACD để dự đoán tiềm năng đảo chiều của giá.
MACD – H sẽ giúp ta dự đoán việc giá vượt hỗ trợ, kháng cự sắp tới hay sẽ đảo chiều ngược lại khi chạm các mốc này.
Khi giá đang tăng sắp chạm kháng cự, nếu MACD – H đang ở phân kì dương và tăng mạnh mẽ, tức là đồi MACD – H hiện tại lớn hơn hẳn các đồi MACD – H khác, rất
có thể giá sẽ khơng vượt được kháng cự đó. Giống như việc một người chạy nhanh hết sức nhưng tới lúc khó khăn sẽ bị hết năng lượng và đuối sức. Tương tự như vậy,
nếu giá tăng liên tục khơng có các nhịp chỉnh, hệ quả là MACD – H sẽ rất lớn, và kết quả là khi đến ngưỡng kháng cự bên mua sẽ kiệt sức và lực cung sẽ nhanh chóng
đẩy giá đảo chiều tại khu vực đó.

Như trường hợp sau, khi giá tăng chạm kháng cự ở MA200. MACD – H rất lớn so với trước đó. Và quả nhiên khi chạm MA200 giá lập tức đảo chiều.


Trường hợp khi giá chạm kháng cựu tuy nhiên trước đó có sự tích lũy điều chỉnh, MACD – H chỉ tăng nhẹ hoặc vừa tăng vừa giảm nền nã rất có thể giá sẽ vượt vùng
kháng cự dễ dàng. Ví dụ trường hợp của TCM, trong giai đoạn tăng MACD – H có những đợt tăng giảm tích cực để điều chỉnh hợp lý. Đến khi vượt qua vùng kháng cự
đỉnh cũ, MACD cũng chỉ phân kì dương nhẹ chứ khơng có sự đột biến q lớn ở MACD – H. Kết quả là giá đã vượt vùng kháng cự đánh dấu đỏ.

Trường hợp này ở lần đầu tiên giảm được khoanh đỏ với TCM khi giá giảm chạm hỗ trợ và MACD – H tăng liên tục rất mạnh, kết quả là giá được bật trở lại. Lần thứ 2
TCM giảm chạm đúng hỗ trợ đó, tuy nhiên lần này MACD không tăng quá mạnh mẽ, kết quả là giá thực sự rơi thủng mốc hỗ trợ.


Chiến thuật thứ hai là việc sử dụng MACD histogram để xác định vùng tích lũy sắp breakout tiềm năng.
Cách sử dụng MACD – H trong trường hợp này có hai nhân tố cần chú ý.
Một là khi MACD – H rất hẹp, giảm dần về mức 0 hoặc gần mức 0. Lúc này chứng tỏ giá đang co hẹp lại và sau mỗi lần co hẹp như vậy thường sẽ là một thay đổi lớn về
xu hướng của giá. Và xu hướng sau mỗi đợt co hẹp sẽ rất mạnh, nếu bắt đúng nhịp sẽ mang lại lợi nhuận rất lợi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên lúc này chúng ta vẫn chưa
nên vào lệnh vì có hai trường hợp giá thay đổi đột ngột là tăng và giảm. Chúng ta nên đợi MACD – H dân lên >0 hoặc <0 để dự đoán được xu hướng mạnh mẽ tiếp theo.
Chỉ nên vào lệnh khi MACD – H tăng dần từ mốc 0 đổ lên.
Ví dụ chúng ta có thể chờ mua VNM ở vùng khoanh đỏ khi MACD đang từ mốc sát 0 dân tăng lên liên tục



Quan trọng nhất là sự kiên trì, giai đoạn MACD – H tích lũy co hẹp càng dài, khi breakout lên giá càng tăng mạnh và tăng lâu


Tương tự với CTG, chúng ta cần kiên nhẫn chờ khi nào MACD – H thực sự tăng lên và có giá trị dương mới vào lệnh đón cơn sóng lớn.
Cuối cùng, sử dụng MACD – H để xác định xu hướng
Để sử dụng được chiến thuật này, chúng ta cần quan sát MACD – H ở khung thời gian lớn hơn so với khung thời gian chúng ta thường mua bán. Nếu MACD – H ở khung
thời gian lớn lớn hơn 0, chứng tỏ xu hướng lớn chủ đạo là xu hướng tăng giá, đừng đi ngược xu hướng này. Ngược lại nếu MACD –H ở khung này nhỏ hơn 0, xu hướng
lớn là giảm giá.
Nếu mua bán ở khung thời gian ngày là chính, chúng ta quan sát MACD – H trong đồ thị tuần. Nếu mua bán theo khung 4h, hãy quan sát MACD – H khung ngày; mua
bán khung 1h cùng với đó quan sát MACD – H khung 4h.
Ví dụ với chỉ số VNINDEX, chúng ta thường dùng đồ thị ngày để quan sát VNINDEX cũng như các cổ phiếu trên sàn. Giờ thử nhìn MACD – H ở đồ thị tuần. Cả giai đoạn
được đánh dấu đỏ đang là uptrend.


MACD – H lớn hơn 0, uptren rõ ràng. Nếu trên đồ thị ngày chúng ta thấy có các đợt giảm, chứng tỏ là đợt điều chỉnh trong một xu hướng lớn là tăng giá. Ví dụ như hai
đợt đánh dấu màu vàng ở trên đồ thị ngày như sau, đó chỉ là đợt điều chỉnh giảm và là cơ hội để mua vào.


Giờ thử nhìn giai đoạn MACD – H nhỏ hơn 0 trong đồ thị tuần, xu hướng lớn là giảm giá.


Giai đoạn này trên đồ thị ngày có những đợt tăng như đợt đánh dấu màu vàng ở hình dưới, nhưng cũng sẽ chỉ là cú hồi để bán ra chứ nó cũng sẽ vẫn sẽ tuân theo xu
hướng tới khi xu hướng chính bị xóa bỏ hồn tồn.


Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu ba chiến thuật khá hữu ích của MACD Histogram trong phân tích kĩ thuật là dự đốn khả năng đảo chiều, tìm giai đoạn breakout
tiềm năng và xác định xu hướng. Mong rằng nhà đầu tư có thể ứng dụng chúng một các linh hoạt trong quá trình đầu tư của mình.

Mơ hình fakeout – shakeout của Linda Raschke

Linda B.Raschke là chủ tịch của hai cơng ty tài chính lớn LBRGroup và LBR Asset Management. Bà là người sáng tạo ra rất nhiều phương
pháp giao dịch thú vị ẩn chứa những lý luận về hành vi chuyển động của giá. Các phương pháp dành cho những nhà đầu tư chuyên lướt
sóng ngắn hạn được bà chia sẻ trong cuốn sách Street Smarts. High Probability Short Term Trading Strategies. Trong bài hôm nay, chúng
ta sẽ cùng tìm hiểu một mơ hình trong cuốn sách trên: mơ hình fakeout- shakeout.
Đây là một mơ hình khá hiệu quả trong việc xác định vùng đáy và vùng đỉnh của cổ phiếu. Đa số nhà đầu tư rất e ngại bắt dao rơi, may mắn thay, mơ hình fakeoutshakeout sẽ giúp chúng ta hiểu được câu truyện phía sau của biến động giá, và nhờ đó có thể xác định đỉnh và đáy với xác xuất chính xác cao hơn.


Fakeout-shakeout xuất hiện gây ra sự ức chế dành cho những nhà đầu tư mới khi họ bị mất hàng, bán đúng đáy. Tuy nhiên nó lại tạo được ra lợi nhuận lớn từ đáy cho
những nhà đầu tư nhanh nhạy phát hiện ra mơ hình.
Mơ hình trong sách của Linda Raschkle có dạng như sau:

Giai đoạn một – giai đoạn Ledge: ở giai đoạn này giá được giữ đi ngang không tăng quá cũng không giảm quá. Giai đoạn Ledge sẽ tạo một kênh kháng cự, hỗ trợ với
các đáy và đỉnh xấp xỉ nhau. Giai đoạn này trông giống như dấu hiệu của cả tích lũy và phân phối, bởi vậy các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ chờ đợi một phiên breakout để xác
nhận giá sẽ tăng hay giảm trong tương lai để ra quyết định. Bởi nhỏ lẻ không thể biết khu vực giá đang ngang như vậy là vùng đỉnh hay vùng đáy nên chờ đợi sẽ được
đa phần nhà đầu tư lựa chọn.


Giai đoạn hai – giai đoạn fakeout: giai đoạn này giá đột ngột giảm phá vỡ hỗ trợ cũ, nhưng không phá vỡ quá nhiều. Sau phiên breakout theo hướng xuống như này, các
nhà đầu tư nhỏ lẻ đã thấy một dấu hiệu xấu, báo hiệu giá giảm. Bởi vậy đa phần sẽ bán tháo liên tục để thoát khỏi cổ phiếu càng sớm càng tốt. Breakout đi xuống thủng
hỗ trợ là dấu hiệu của vùng đỉnh, đương nhiên nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ thoát hết hàng. Và nhân cơ hội đó các đội lái, cá mập lớn sẽ tích cực gom hàng thật mạnh. Đây sẽ
trở thành khu vực đáy của cổ phiếu. Sau khi gom hàng xong giá sẽ lầm lũi đi lên trước sợ bất ngờ của những người vừa bị bán ra đúng đáy.
Đôi khi có xuất hiện giai đoạn ba – shakeout. Đơi khi có những nhà đầu tư cứng đầu chưa bán hết ở giai đoạn fakeout, hoặc đội tạo lập cũng như các cá mập chưa gop
đủ hàng để đánh lên, vì vậy họ sẽ tạo ra những rung lắc nữa để ép những nhà đầu tư cứng đầu ra nốt hàng. Giai đoạn này giá có thể vẫn tăng tuy nhiên sẽ lắc rất mạnh
nên tăng cũng chỉ là tăng nhẹ hoặc giá không biến động trong một khoản thời gian khiến đa phần ai còn cầm cổ phiếu chán nản và bán ra.
Ba giai đoạn sẽ kéo dài một thay nhiều phiên, tùy thuộc vào việc các tạo lập cần bao nhiêu cổ phiếu để đánh lên. Họ cần càng nhiều cổ, việc rũ bỏ xảy ra càng lâu để rủ
bỏ hầu hết nhà đầu tư nhỏ bán ra.
Sau khi các đội đã gom đủ hàng để đánh lên, họ sẽ tiến hành đẩy giá phá vỡ kháng cự được tạo ra ở giai đoạn ledge. Chu kỳ tăng giá của cổ phiếu bắt đầu.
Ví dụ với cổ phiếu VCB như sau:

Giai đoạn đầu giá thay đổi với những biên độ rất nhỏ, tưởng chừng đây là vùng đáy tới nơi rồi. Tuy nhiên sau đó có những phiên giảm cực mạnh khiến các nhà đầu tư

nhỏ lẻ bán ra gần hết.


Ở cuối giai đoạn đáy thật, tiền của các cá mập đổ vào rất mạnh, thanh khoản tăng vọt và có một cây nến thân xanh dài bao trùm hết cây nến đỏ trước đó. Đây cũng là mơ
hình nến đảo chiều rất quen thuộc với các nhà đầu tư theo phân tích kĩ thuật. Dấu hiệu đáy đã tạo thành, giá tăng liền sau đó thêm 2 phiên nữa. Tuy nhiên chưa thể tăng
ngay khi giá chạm phải vùng ledge kháng cự. Vùng này có giá trị là kháng cự vì vẫn cịn những nhà đầu tư nhỏ lẻ bị lỗ ở vùng ledge đó vẫn chưa bán cổ phiếu ra. Khi giá
tăng đến vùng họ hòa vốn họ sẽ bán ra, vì vậy đội tạo lập khơng tiếp tục đánh giá tăng lên nữa, mà cho giá đi ngang giảm nhẹ để rung lắc nốt các nhà đầu tư vẫn còn giữ
cổ phiếu bán hết ra. Đằng nào đội tạo lập cũng phải mua các cổ phiếu đó, nên họ muốn mua giá thấp chứ không muốn mua giá cao để tốn chi phí đánh lên. Bởi vậy giai
đoạn shakeout như chúng ta thấy kéo dài tầm hơn 1 tuần. Sau đó tạo lập đã gom đủ hàng, giá tăng rất nhanh và mạnh mẽ ngay sau khi ba giai đoạn kết thúc sau đó.
Mơ hình fakeout – shakeout cũng xảy ra với cả thị trường chứ không chi riêng một cổ phiếu. Có thể thấy như mơ hình giá của VNINDEX dưới đây

Các giai đoạn cũng tương tự như với cổ phiếu chứ khơng có gì khác biệt.
Đó là mơ hình fakeout – shakeout vùng đáy. Cịn vùng đỉnh cũng có 3 giai đoạn tương tự.


Giai đoạn Ledge giá cũng giao động hẹp hoặc đi ngang, trong giai đoạn này tạo lập cũng đã thoát một phần hàng để chốt lời. Tuy nhiên nhận thấy lực cầu vào đang yếu
dần, họ quyết tâm đánh giá tăng breakout vượt vùng ledge trước đó để thu hút cầu nhỏ lẻ vào bắt breakout. Nhưng vì hiểu tâm lý nhỏ lẻ không muốn mua giá cao, tạo
lập sau đó đè giá giảm nhẹ xong lại có một đợt tăng nhỏ, giai đoạn shakeout này khiến giá như đang có một đợt điều chỉnh trong một xu hướng tăng. Điều này trở nên
hấp dẫn và thu hút thêm tiếp nhỏ lẻ vào để mua cho đội tạo lập tiếp tục bán hàng ra chốt lời. Cuối cùng, tạo lập thả cho giá rơi xuống sau khi phân phối đủ lượng hàng
cần bán ra.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu mơ hình fakeout – shakeout có tác dụng xác định vùng đáy, đỉnh thật sự trong biến động của giá. Mong rằng nhà đầu tư có thể nhận
ra những mơ hình này để tránh khỏi những hối hận khi phải bán đúng đáy, mua đúng đỉnh trên thị trường.


Giới thiệu mơ hình Shakeout
Shakeout là một mơ hình giá mà không phải nhà đầu tư nào cũng biết, tuy nhiên nó là một mơ hình khá thú vị thể hiện cả một câu truyện
dài đằng sau biến động của giá. Hơm nay chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu mơ hình shakeout và các dấu hiệu nhận biết trong bài viết này.
Shakeout xuất hiện trong cuốn sách Marting Pring on Price Pattern của Martin J. Ping năm 2004. Nó là một mơ hình kết hợp của vài mơ hình khác mà chúng ta từng biết.
Nếu mơ hình shakeout xuất hiện ở vùng đỉnh chúng ta thấy được sự tái phân phối của thị trường. Cịn nếu nó xuất hiện ở vùng đáy nó thể hiện sự tái tích lũy của dịng
tiền thơng minh trước khi giá sẽ tăng.

Mơ hình tên là Shakeout vì trong giai đoạn biến động của giá, có một giai đoạn rung lắc mạnh nhằm loại bỏ các trader trên thị trường, sau đó giá mới đi tiếp. Nếu chúng
ta hiểu được mơ hình shakeout sẽ tránh được việc bán đúng đáy, mua đúng đỉnh.
Đây là mơ hình Shakeout tạo đỉnh và giá giảm

Ảnh: Nguồn TraderViet

Để mơ hình Shakeout hình thành và có tác dụng nhất quyết phải có đúng ba giai đoạn sau:
Giai đoạn một: Giai đoạn giá tăng. Trong giai đoạn này giá được đẩy lên rất cao, phá mọi ngưỡng hỗ trợ, liên tục có các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn
đáy trước. Lúc này nhà đầu tư nào cũng hưng phấn và lao vào mua. Đôi khi giá cịn tăng liên tục mà khơng hề có đợt điều chỉnh mạnh nào trong suốt quá trình tăng.
Giai đoạn hai: Đột ngột giảm. Giai đoạn này là giai đoạn bất ngờ đột ngột khơng báo trước. Nó xảy ra khi giá tự nhiên giảm mạnh khiến nhà đầu tư không kịp trở tay.
Nhiều người mua cổ phiếu chưa kịp về đủ T+3 đành bị kẹp hàng trên đỉnh.


Giai đoạn ba: Giai đoạn này giá ngừng giảm và đi ngang trước khi tiếp tục rơi. Ở giai đoạn này giá có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ sau đó tạo một mơ hình giảm giá đảo
chiều giảm. Khi giá ngừng rơi nhiều nhà đầu tư yên tâm, nghĩ đáy đã quanh đây hoặc đợt giảm vừa rồi chỉ là đợt điều chỉnh trong xu hướng tăng nên tiếp tục mua vào
bắt đáy hoặc trung bình giá. Và vơ số nhà đầu tư tiếp tục lọt vào cái bẫy ngọt ngào được giăng ra mà không biết đây chỉ là giai đoạn phân phối nốt cổ phiếu của những
nhà đầu tư lớn trước khi thả giá tiếp tục rơi tự do.
Nhưng đến khi giá ở giai đoạn này hoàn thành được mơ hình đảo chiều như vai đầu vai, hai đỉnh,… và tiếp tục giảm sự kinh hoàng lại tiếp tục bắt đầu.
Giá sau khi phân phối xong sẽ giảm gãy đường viền cổ và chính thức đảo chiều giảm xuống.

VPB và giai đoạn shake out


Vnindex và giai đoạn shake out

Giai đoạn ba phân phối này có thể xuất hiện nhiều lần trong chu kỳ của giá chứ không nhất thiết chỉ xuất hiện một lần.


Ảnh: Nguồn TraderViet


Mơ hình Shakeout ở đáy cũng tương tự

Ảnh: Nguồn TraderViet


Giai đoạn thứ ba ở hình này sẽ là giai đoạn tích lũy thay vì phân phối như shakeout giảm giá. Lúc này dòng tiền lớn bắt đầu gom hàng cho một trận đánh lớn hơn của cổ
phiếu.
Mơ hình shakeout là cả một mơ hình thể hiện sự phân phối và tích lũy của dịng tiền thơng minh của các bigboys, vì vậy nó diễn ra trong thời gian dài khiến nhiều nhà đầu
tư khó mà phát hiện được. Mong rằng với mơ hình này các nhà đầu tư có thể biết lúc nào nên thoát ra hay vào lệnh hợp lý để kiếm lời trên thị trường chứng khốn.

Mơ hình thu hẹp biến động VCP
Mơ hình thu hẹp biến động – Volatility Compression Patterns (VCP) là một mơ hình tăng giá hiệu quả được nhiều nhà đầu tư ưa thích. Mơ
hình này khơng chỉ đưa ra dự đốn về xu hướng tăng của giá, mà còn gợi ý được các mốc giá mục tiêu ngắn hạn và ngưỡng cắt lỗ với tỉ
lệ lợi nhuận/ rủi ro hấp dẫn. Cụ thể các dấu hiệu của mơ hình VCP, Đầu Tư Phát Đạt xin gửi tới các NĐT bài viết này.
Mô hình thu hẹp biến động VCP được Mark Minervini giới thiệu qua cuốn sách “Think&Trade like a champion”, đây là mơ hình được áp dụng rộng rãi cho việc mở vị thế
mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. VCP giúp phát hiện điểm mua vào an toàn nhà cho nhà đầu tư với tỉ suất sinh lời hấp dẫn.
Để phát hiện mẫu hình thu hẹp biến động, chúng ta cần chú ý ít nhất một đường thẳng có vai trò như kháng cự gần nhất cho giá. Cách chúng ta tìm thấy mơ hình VCP là
việc phát hiện ra biến động của giá thu hẹp dần từ trái sang phải như hình dưới đây.

Những đợt co thắt
Khơng có một con số cụ thể cho những đợt co thắt cần thiết để mơ hình VCP được coi như là được hình thành hồn chỉnh, con số của những lần co thắt thường từ 2 –
7 lần. Ở Việt Nam phổ biến sau ba lần co thắt giá sẽ có sự bùng nổ mạnh mẽ vượt kháng cự. Điển hình nhất, chúng ta muốn thấy chiều sâu của mỗi lần co thắt của giá
sẽ khoảng một nửa của lần co thắt trước.


Mơ hình VCP thể hiện một sự tích lũy của giá, giá sẽ tạo dần các nền tảng cao dần trước sự bùng nổ tiếp theo. Mẫu hình này thường được hồn thành trong vài tuần
trước khi có một phiên breakout bùng nổ của cả giá lẫn thanh khoản. Nhà đầu tư có thể mua khi giá có phiên breakout khỏi đường kháng cự của VCP tăng giá, giá mục
tiêu ngắn hạn của mẫu hình bằng từ đường kháng cự cộng thêm khoảng cách của độ sâu của đợt co thắt cao nhất.

Có thể hiểu mỗi đợt co thắt là những đợt tạo đáy cao dần, bên mua ngày một mạnh và sẵn sàng mua ở giá cao hơn. Các đợt cung của bên bán dần được hấp thụ. Cho

đến khi bên mua đã hết kiên nhẫn và sẵn sàng mua cao hơn vùng kháng cự, giá sẽ xuất hiện nhịp breakout xác nhận mơ hình được hồn thành. Những đợt đáy cao dần
cũng ngụ ý các đợt đẩy giá xuống của bên bán ngày càng yếu và không tạo được áp lực lớn kiểm soát giao dịch của cổ phiếu.
Ở Việt Nam chủ yếu sẽ xuất hiện ba đợt co thắt tạo đáy cao dần; và vì có hạn chế t+3 nên nhà đầu tư có thể cân nhắc mua ở vùng tích lũy tạo nền đáy thứ hai hoặc thứ
ba để chờ kiếm lời từ phiên breakout, giá cắt lỗ ở nền đáy gần nhất.


Các phiên breakout của PLX và PNJ cần lượng thanh khoản lớn để xác nhận sức mạnh của bên mua trong việc đẩy giá thoát khỏi hỗ trợ gần nhất đường kẻ màu đỏ.


Tóm lại, mơ hình thu hẹp biến động thể hiện sự tích lũy sức mạnh của bên mua trong nhịp tích lũy trước khi breakout vượt kháng cự. Qua bài viết này, Đầu Tư Phát Đạt
mong các nhà đầu tư có thể nhận diện và áp dụng mẫu hình này trong quá trình giao dịch của mình.

Sử dụng Line Chart để hỗ trợ phân tích kĩ thuật
Đa phần nhà đầu tư theo phân tích kĩ thuật hiện tại đều sử dụng đồ thị nến bởi các nến giúp chúng ta dễ đọc được các biến động giá trong
phiên với những nến mở cửa đóng cửa, giá cao nhất thấp nhất. Tuy nhiên còn một loại chart nữa đem lại sự rõ ràng và tinh tế cho người
đọc đồ thị đó là line chart.
Dưới đây là đồ thị nến thông thường chúng ta quen thuộc. Đồ thị này cung cấp dữ liệu về giá tăng của cuối phiên so với đầu phiên, cho chúng ta cảm quan về sức mạnh
của phiên thay đổi giá cao hay thấp, cung cấp giá cao nhất và giá thấp nhất. Giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa ta có một nến xanh, giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa
ta có nến đỏ. Nhìn vào màu nến ta có thể hiểu được xem biến động của giá hôm nay tăng hay giảm so với đầu phiên. Hoặc ta cũng có thể chỉnh để xác định biến động
giá đóng cửa hơm nay so với giá đóng cửa phiên hơm trước ở settings của đồ thị tùy vào nhu cầu của nhà đầu tư.


Còn đây là đồ thị đường – line chart. Đồ thị này nối các điểm của giá đóng cửa trên đồ thị tạo thành các đường thẳng. Các đường này được xuất hiện liên tiếp nhau hình
thành đường biến động của giá. Loại đồ thị này thường được sử dụng khi phân tích sự biến động của các chỉ số vĩ mô, vi mô theo thời gian để phục vụ cho mục đích dự
báo.


Nhìn đồ thị đường này khơng cho chúng ta biết về các dữ liệu của giá trong phiên, tuy nhiên nó cung cấp một cái nhìn thống đáng hơn, giúp ta dễ dàng nhận ra một số
mơ hình mà nhìn đồ thị nến khó nhận biết được.
Ví dụ như có thể nhận ra mơ hình vai đầu vai ở đồ thị line chart dễ dàng



Ở trên đồ thị nến chúng ta vẫn có thể nhận ra các mơ hình, tuy nhiên điều đó địi hỏi nhiều kinh nghiệm đọc đồ thị hơn vì đồ thị nến hơi rối, nhất là với những người mới
bắt đầu. Với đồ thị linechart, tất cả mọi thứ dễ dàng hơn và sạch sẽ hơn giúp nhà đầu tư nhanh chóng nhận ra các mơ hình khi nó xuất hiện
Ngồi ra nhà đầu tư có thể nhận biết được các xu hướng của sóng elliott rõ ràng hơn.
Đây là sóng nếu nhìn từ đồ thị nến. Hai con sóng lớn một sóng tăng và một sóng giảm. Trong mỗi con sóng đó đều có năm sóng nhỏ hơn.


Nhìn ở đồ thị nến có lẽ khá rối và khó nhất là với những người chưa đọc chart quen. Tuy nhiên nếu nhìn ở đồ thị linechart, ta thấy đơn giản hơn rất nhiều vì các đường
rất thống nên dễ nhận ra từng đỉnh và đáy hơn.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×