Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Định giá doanh nghiệp cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.09 KB, 20 trang )

ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

MỘT SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT CỦA CUONGCE VÀ CỘNG SỰ

1/20


NỘI DUNG
1.

Khái quát chung về định giá doanh nghiệp ...................................................................... 2
1.1 Khái niệm ............................................................................................................................. 2
1.2 Mục đích của định giá ......................................................................................................... 2
1.3 Các phương pháp định giá .................................................................................................. 2

2.

Các phương pháp định giá doanh nghiệp ........................................................................... 3
3.1 Phương pháp chiết khấu dòng tiền .................................................................................... 3
3.1.1

Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 3

3.1.2

Giả định ..................................................................................................................... 4

3.1.3

Ưu điểm và nhược điểm của DCF ............................................................................ 4


3.1.4

Các mơ hình tăng trưởng........................................................................................... 5

3.1.5

Các phương pháp DCF phổ biến ............................................................................... 8

3.2 Phương pháp so sánh ....................................................................................................... 10
3.2.1

Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 10

3.2.2

Giả định ................................................................................................................... 11

3.2.3

Ưu điểm và nhược điểm.......................................................................................... 11

3.2.4

Các phương pháp so sánh phổ biến......................................................................... 11

3.3 Phương pháp tài sản ......................................................................................................... 14

3.

3.3.1


Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 14

3.3.2

Ưu điểm và nhược điểm.......................................................................................... 14

3.3.3

Các phương pháp tài sản phổ biến .......................................................................... 14

Quy trình định giá doanh nghiệp ...................................................................................... 15
2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh ....................................................................................... 15
2.2 Phân tích tình hình tài chính ............................................................................................ 16
2.3 Dự phóng báo cáo tài chính .............................................................................................. 16
2.4 Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp ........................................................................ 16
2.4.1

Lựa chọn phương pháp tiếp cận .............................................................................. 16

2.4.2

Lưu ý khi sử dụng các phương pháp định giá ......................................................... 19

1/20


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

1


Khái quát chung về định giá doanh nghiệp

1.1 Khái niệm
Định giá là quá trình để xác định giá trị của một tài sản hay một doanh nghiệp. Trong phạm vi của
tài liệu này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến định giá doanh nghiệp.
Giá trị nội tại của doanh nghiệp phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp và không phụ thuộc vào yếu
tố thị trường bên ngồi.
Giá trị thị trường tuy ln biến động, nhưng thường xoay quanh giá trị nội tại, và không thể thoát
ly quá xa, quá lâu khỏi giá trị nội tại.

1.2 Mục đích của định giá
Việc định giá doanh nghiệp có thể được sử dụng làm cơ sở để:

Đưa ra quyết định cho nhà đầu tư:
Quá trình định giá cho rằng giá trị của doanh nghiệp được phản ánh qua những đặc điểm của doanh
nghiệp như tiềm năng tăng trưởng, rủi ro, dòng tiền hay trong tương quan với các doanh nghiệp
khác trong thị trường. Bất cứ sự sai lệch nào đối với giá trị này đều là một dấu hiệu cho thấy doanh
nghiệp đang bị định giá thấp hoặc cao. Dựa vào yếu tố này, nhà đầu tư sẽ lựa chọn mua/nắm giữ
cổ phiếu được cho là định giá thấp và bán những cổ phiếu đang bị định giá cao.

Các hoạt động mua bán & sáp nhập (M&A):
Định giá là một bước quan trọng trong các hoạt động mua bán và sáp nhập. Doanh nghiệp bên mua
phải xác định một giá trị hợp lý của doanh nghiệp mục tiêu trước khi đưa ra đề nghị, và doanh
nghiệp mục tiêu cũng phải đưa ra giá trị hợp lý của chính mình để dựa vào đó đồng ý hay từ chối
lời đề nghị của bên mua.

Các hoạt động tài chính doanh nghiệp:
Các quyết định tài chính chiến lược của doanh nghiệp (ví dụ: tái cấu trúc, đầu tư dự án mới, …)
sẽ ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp. Quá trình định giá sẽ giúp đưa ra một cơ sở để phân

tích các hoạt động tài chính doanh nghiệp, và sẽ giúp tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

1.3 Các phương pháp định giá
Định giá doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị của một doanh nghiệp (DN), và thơng thường
có 3 hướng tiếp cận chủ yếu:

Sử dụng các mơ hình dựa trên thu nhập ước tính trong tương lai của doanh nghiệp. Đại diện
cho hướng tiếp cận này là các phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (Discounted cash
flow – DCF), bao gồm các phương pháp phổ biến sau:

Chiết khấu dòng cổ tức (Dividend discount model - DDM)

Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (Free cash flow to equity - FCFE)

Chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (Free cash flow to firm - FCFF)

Cách tiếp cận thứ hai là so sánh doanh nghiệp với các doanh nghiệp tương đương dựa vào
giá trị thị trường của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra kết luận doanh nghiệp đang được thị trường

Trang | 2


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

định giá cao/thấp trong tương quan với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Đây là cách
tiếp cận đối với các phương pháp phổ biến như:

P/E, P/B, P/S

EV/EBITDA

 Cách tiếp cận cuối cùng là dựa vào tài sản của doanh nghiệp để định giá. Hướng tiếp cận
này cho rằng giá trị của một doanh nghiệp bằng tổng giá trị của từng loại tài sản riêng trên
bảng báo cáo tài chính trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp, và được điều chỉnh cho từng
điều kiện đặc biệt như doanh nghiệp bị giải thể hay các tài sản được mua mới hoàn toàn.
Những phương pháp phổ biến trong hướng tiếp cận này là:

Giá trị thanh lý (liquidation value)
o
Khi một công ty giải thể, tài sản sẽ được bán để trả những khoản nợ cho chủ nợ
và cổ đơng. Do đó, giá trị thanh lý của một công ty là giá trị mà thị trường sẵn
sàng trả cho các tài sản của cơng ty đó nếu họ giải thể ngay tại thời điểm hiện tại.
Giá trị này đã bao gồm chi phí thanh lý của cơng ty (thanh tốn cho nhân viên, chi
phí thuế, và các chi phí thanh khác).
o
Đối với những tài sản tách biệt và được giao dịch (như bất động sản), xác định giá
cả là đơn giản, ta sử dụng giá trị thị trường mà chúng đang giao dịch hoặc sử dụng
giá trị so sánh. Đối với những tài sản không tách biệt và khơng được giao dịch, thì
chúng ta sẽ nhìn vào giá trị sổ sách và sử dụng nó như một giá trị tham chiếu hoặc
là cơ sở để ước tính giá trị thanh lý.
o
Trong trường hợp thanh lý khẩn cấp, giá trị thanh lý sẽ thấp hơn giá trị trường vì
chúng ta phải áp dụng một tỷ lệ chiết khấu cho tài sản.


2
3.1

Giá trị thay thế (replacement value)
o
Giá trị thay thế của một cơng ty là chi phí để mua mới, thay thế tồn bộ tài sản của

cơng ty đó tại thời điểm hiện tại. Phương pháp này thường được dùng để quyết
định giá trị của những tài sản vơ hình ví dụ như bản quyền.

Các phương pháp định giá doanh nghiệp
Phương pháp chiết khấu dòng tiền
3.1.1 Cơ sở lý thuyết
Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) hoạt động dựa trên giả định rằng doanh
nghiệp được định giá đang và sẽ hoạt động bình thường mãi mãi và đem lại dịng tiền. Do
đó, DCF định giá một tài sản bằng cách chiết khấu về hiện tại tất cả những dịng tiền kì
vọng mà tài sản có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, giá trị hiện
tại của một doanh nghiệp là giá trị hiện tại của các dịng tiền mà doanh nghiệp đó
được kì vọng sẽ tạo ra trong tương lai.
Cơng thức tổng quát:
n

CFt
Giá trị doanh nghiệp= ∑
(1+r)t
t=1

Trang | 3


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

Trong đó:






3.1.2

Giá trị doanh nghiệp là giá trị hiện tại của dòng tiền chiết khấu trong tương
lai (FV);
CF là các dòng tiền do DN tạo ra tại 1 khoảng thời gian trong tương lai;
r là tỷ suất chiết khấu, phản ánh mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu
tư với mức rủi ro của doanh nghiệp đó;
n là thời gian tồn tại ước tính của doanh nghiệp – được coi là +∞ do doanh
nghiệp được giả định tồn tại mãi mãi.

Giả định

Phương pháp DCF nghiên cứu dựa trên giả định:
1. Thị trường phạm lỗi, thị trường sẽ sửa lỗi này qua thời gian.
2. Giả định cơng ty hoạt động mãi mãi.
3. Dịng tiền được sinh ra bởi tài sản hoạt động.
4. Rủi ro của dòng tiền trong tương lai được phản ánh đầy đủ qua chi phí sử
dụng vốn.
Giả định đầu tiên, thị trường phạm lỗi, đó là khơng đánh giá đúng giá trị của công ty,
những lỗi này thường xuyên xảy ra trong một lĩnh vực hoặc thậm chí là cả thị trường.
Thị trường sẽ sửa lỗi này qua thời gian.
Giả định thứ hai, mỗi tài sản có một giá trị nội tại (fundamental value1), giá trị này
được dựa trên tiền đề là cơng ty sẽ dùng tài sản của mình để tạo ra các dòng tiền. Sẽ
tiếp tục lâu dài, mãi mãi2 .
Giả định thứ ba, giá trị nội tại chỉ phản ánh giá trị dòng tiền được sinh ra bởi tài sản
hoạt động. Ngồi ra, cơng ty thường nắm giữ những tài sản phi hoạt động. Những giá
trị của các tài sản này không được phản ánh trong giá trị nội tại.
Giả định thứ tư, chi phí cơ hội3 của vốn cổ phần phản ánh đầy đủ sự không chắc chắn
của dòng tiền trong tương lai, dòng tiền và chi phí cơ hội cần phải phù hợp với nhau.

3.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của DCF
Ưu điểm:


Bao gồm những yếu tố cơ bản của doanh nghiệp như chi phí vốn cổ phần, dòng
tiền, tốc độ tăng trưởng …

Giá trị nội tại là giá trị được đính kèm cho một tài sản, sử dụng hết tất cả thơng tin có sẳn ở hiện tại và cho ra một
mơ hình định giá hoàn hảo. DCF ước lượng giá trị này trên những nền tảng cơ bản của tài sản (đặc điểm của các
dòng tiền, tốc độ tăng trưởng và rủi ro)
2
Giả định công ty hoạt động mãi mãi là công ty không bị thâu tóm, khơng thanh lý tài sản (phá sản), không tái cấu
trúc. (Theo John Wiley & Sons)
1

Lợi nhuận kỳ vọng là chi phí cơ hội của vốn. Giá trị nội tại của một tài sản phụ thuộc vào chi phí cơ hội của vốn
tạo ra tài sản đó
3

Trang | 4


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

 Đánh giá doanh nghiệp dựa vào kết quả trong tương lai hơn là trong q khứ.
Nhược điểm:


Cần xây dựng mơ hình phức tạp và phụ thuộc nhiều vào các độ chính xác của các
giả định do người phân tích đưa ra.




Khơng nắm bắt được yếu tố thị trường. Về khía cạnh này, các phương pháp so sánh
tỏ ra vượt trội hơn.

3.1.4

Các mơ hình tăng trưởng

Theo phương pháp DCF, giá trị doanh nghiệp được xác định dựa vào giả định về tốc độ
tăng trưởng dòng tiền mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong tương lai. Dựa trên cơ sở giả
định về tốc độ tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp sẽ hình thành nhiều mơ hình
tăng trưởng khác nhau: mơ hình tăng trưởng 1 giai đoạn, mơ hình tăng trưởng 2 giai đoạn,
mơ hình tăng trưởng 3 giai đoạn hay n giai đoạn.
2.1.1

Mơ hình 1 giai đoạn
Mơ hình giả định doanh nghiệp hoạt động bền vững, có tốc độ tăng trưởng ổn định
mãi mãi và tác động của địn bẩy tài chính khơng đổi.


Cơng thức tính:
PV =

Dịng tiền1
Dịng tiền0(1 + gn )
=
(Suất chiết khấu − gn ) (Suất chiết khấu − gn )


o Trong đó:
 PV: giá trị hiện tại (hay nội tại) của doanh nghiệp
 gn: Tốc độ tăng trưởng bền vững trong dài hạn


Lưu ý:
o Tỷ lệ tăng trưởng được sử dụng trong mơ hình phải thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ tăng
trưởng của nền kinh tế mà công ty hoạt động (hoặc kinh tế thế giới nếu công ty
đa quốc gia).
o Các chỉ số đặc trưng của công ty phải nhất quán với giả định tăng trưởng bền
vững về rủi ro, tốc độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận.

2.1.2

Mô hình 2 giai đoạn
Mơ hình này giả định cơng ty phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng cao
và sau đó tăng trưởng ổn định mãi mãi.

Trang | 5


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN



Cơng thức tính:
PVtăng trưởng cao

PV =
t=n


PV =


t=1

+

PVtăng trưởng ổn định

Dòng tiền

Terminal Value
+
(1 + Suất chiết khấun)t
(1 + Suất chiết khấun1)t
t

o Trong đó:
 PV: giá trị hiện tại (hay nội tại) của doanh nghiệp
 Terminal Value: giá trị cuối cùng của giai đoạn chuyển tiếp sang giai
đoạn tăng trưởng ổn định = Dòng tiềnn+1/(Suất chiết khấun − gn)
 gn: Tốc độ tăng trưởng bền vững trong dài hạn
 Lưu ý:
o Xác định độ dài của giai đoạn tăng trưởng nhanh, khi kết thúc giai đoạn này thì
tỷ lệ tăng trưởng được kỳ vọng sẽ giảm xuống mức ổn định nên giai đoạn này kéo
dài thì giá trị của cơng ty càng tăng.
o Mơ hình giả định tỷ lệ tăng trưởng cao trong suốt giai đoạn đầu và đột ngột hạ
xuống mức tỷ lệ tăng trưởng bền vững khi giai đoạn này kết thúc, thực tế điều
này rất khó xảy ra do đó thực tế hơn nếu làm cho quá trình này diễn ra dần dần

theo thời gian.
2.1.3

Mơ hình 3 giai đoạn
Mơ hình này giả định cơng ty phát triển qua 3 giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn tăng
trưởng cao, giai đoạn tăng trưởng chuyển tiếp và sau đó trở về giai đoạn tăng trưởng
ổn định mãi mãi.
 Cơng thức tính:
PV =

PVtăng trưởng cao +
t=n1

PV =

Dịng tiềnt

(1 + Rn1)t
t=1

PVgiai đoạn chuyển tiếp

+

t=n2

+

1
Dịng tiềnt

× ∑
(1 + Rn1)t
(1 + Rn2)t

PVtăng trưởng ổn định
1

+

(1 + Rn1)

Terminal Value
t ×

(1 + Rn2)t

t=n1+1

o Trong đó:
 PV: giá trị hiện tại (hay nội tại) của doanh nghiệp
 Terminal Value: giá trị cuối cùng của giai đoạn chuyển tiếp sang giai
đoạn tăng trưởng ổn định = Dòng tiềnn2+1/(Rn − gn )
 gn: Tốc độ tăng trưởng bền vững trong dài hạn
 n1: thời điểm cuối cùng của giai đoạn tăng trưởng cao
 n2: thời điểm cuối cùng của giai đoạn chuyển tiếp
 Rn1: Chi phí vốn bình quân giai đoạn tăng trưởng cao
 Rn2: Chi phí vốn bình qn giai đoạn chuyển tiếp
 Rn: Chi phí vốn bình qn trong giai đoạn ổn định

Trang | 6



ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

Tổng hợp các loại mô hình tăng trưởng (theo Damodaran):
Đồ thị minh họa

Mơ hình
g

Đặc điểm

Mơ hình phù hợp nhất với những
Khơng có giai đoạn tăng công ty đang tăng trưởng với tỷ lệ
trưởng cao, công ty đã thấp hơn hoặc bằng tỷ lệ tăng
bước vào giai đoạn tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh
tế, hay bước vào giai đoạn tăng
trưởng ổn định.
trưởng ổn định.

g

n

Mơ hình
một giai
đoạn

n


gn1
Mơ hình
hai giai
đoạn

gn
n

gn1
gn

Mơ hình
ba giai
đoạn

gn2
n

g
g
Mơ hình
n giai
đoạn

g
n1

n2

….


g
n

n

2.1.4

Trường hợp áp dụng

Cơng ty sẽ duy trì tỷ lệ
tăng trưởng cao trong một
thời gian dài rồi đột ngột
chuyển sang tỷ lệ tăng
trưởng bền vững (mơ hình
2 giai đoạn).

Mơ hình này phù hợp với những
cơng ty có tốc độ tăng trưởng
trung bình có sự biến đổi khơng
q mạnh mẽ.

Cơng ty sẽ duy trì mức
tăng trưởng nhanh trong
một thời gian sau đó trải
qua một giai đoạn chuyển
tiếp, tốc độ tăng trưởng
thay đổi dần về mức tăng
trưởng bền vững (mơ hình
3 giai đoạn).


Mơ hình phù hợp với công ty đang
tăng trưởng nhanh trong hiện tại
và được kỳ vọng sẽ duy trì tỷ lệ
tăng trưởng này trong suốt giai
đoạn thứ nhất, sau đó lợi thế riêng
biệt của công ty sẽ suy yếu và
khiến tỷ lệ tăng trưởng giảm dần
xuống tỷ lệ tăng trưởng bền vững.

Các đặc điểm của cơng ty
Mơ hình này phù hợp với những
sẽ thay đổi dần mỗi năm
cơng ty mới hoạt động hoặc có lợi
kể từ giai đoạn đầu tiên
nhuận hoạt động âm (-).
cho đến giai đoạn tăng
trưởng bền vững (mơ hình
n giai đoạn).

Lựa chọn mơ hình định giá ở Việt Nam
Với giả định công ty hoạt động liên tục mãi mãi, chắc chắn trong tương lai doanh
nghiệp sẽ đi đến giai đoạn tăng trưởng ổn định. Do đó, thực tế sẽ chia mơ hình tăng
trưởng của cơng ty thành hai giai đoạn, gồm:

Trang | 7


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN


(1) Giai đoạn trước khi chuyển sang giai đoạn tăng trưởng ổn định, dòng tiền tự do của
công ty kỳ vọng được tạo ra mỗi năm sẽ được dự phóng sau đó được chiết khấu về
thời điểm định giá.
(2) Giai đoạn tăng trưởng ổn định, chiết khấu giá trị cuối cùng của giai đoạn công ty
chuyển sang thời kỳ tăng trưởng ổn định mãi mãi.
3.1.5

Các phương pháp DCF phổ biến




2.1.5

Chiết khấu dòng cổ tức (DDM).
Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE).
Chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF).

Chiết khấu dòng cổ tức (Dividend discount model - DDM)
Phương pháp này dựa vào giá trị cổ tức mà doanh nghiệp trả cho nhà đầu tư. Cổ tức đại
diện cho dịng tiền thực tế mà cổ đơng nhận được, do đó việc đánh giá giá trị hiện tại của
các dòng tiền sẽ đưa ra giá trị của doanh nghiệp đối với cổ đông.
Công thức tổng quát:


P=∑
t=1

DPSt
(1 + ke)t


Trong đó:




P: giá trị của cổ phiếu
DPS: cổ tức trên mỗi cổ phiếu tại thời kỳ t
Ke: chi phí vốn cổ phần

Phạm vi áp dụng:



2.1.6

Doanh nghiệp được kỳ vọng được trả cổ tức trong tương lai, với chính sách trả cổ
tức rõ ràng, gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thường áp dụng cho các doanh nghiệp đã tăng trưởng đến giai đoạn ổn định và
không cần tái đầu tư nhiều, do đó cổ tức được trả đều đặn và có khả năng dự phóng.

Chiết khấu dịng tiền vốn chủ sở hữu (Free cash flow to equity - FCFE)
Phương pháp này đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các cổ đơng của doanh nghiệp có
thể nhận được sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, đáp ứng các nhu cầu chi tiêu vốn
đầu tư và vốn lưu động.
Công thức tổng quát:


E =∑
t=1


FCFEt
(1+ke)t

Trang | 8


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

Trong đó:




E: giá trị vốn chủ sở hữu
FCFEt: dòng tiền vốn chủ sở hữu tại thời kỳ t
ke: chi phí vốn chủ sở hữu

Cơng thức tính dịng tiền vốn chủ sở hữu FCFE:
FCFE = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí khấu hao + Chi phí dự phịng – Chi tiêu vốn –
Chênh lệch vốn lưu động + Thay đổi nợ vay
Phạm vi áp dụng:



2.1.7

Doanh nghiệp có cơ cấu vốn ổn định;
Doanh nghiệp có FCFE dự phóng dương, và tương ứng với khả năng sinh lãi của
DN trong tương lai.


Chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (Free cash flow to firm - FCFF)
Phương pháp này đánh giá trực tiếp dòng tiền tự do mà các nhà đầu tư (bao gồm cả cổ
đông và người nắm giữ các khoản nợ) của doanh nghiệp sau khi đã đáp ứng các nhu cầu
chi tiêu vốn đầu tư và vốn lưu động.
Cơng thức tổng qt:


V=∑

FCFFt
(1 + WACC)t

t=1

Trong đó:
 PV: giá trị của doanh nghiệp
 FCFFt: dòng tiền tự do của doanh nghiệp tại thời kỳ t
 WACC: chi phí vốn bình qn của DN
Cơng thức tính dịng tiền tự do cho doanh nghiệp FCFF:
FCFF = Lợi nhuận hoạt động sau thuế + Chi phí phi tiền mặt – Chi tiêu vốn – Chênh
lệch vốn lưu động
Phạm vi áp dụng:



Doanh nghiệp có cơ cấu vốn biến động đáng kể;
Doanh nghiệp có FCFF dự phóng dương, và tương ứng với khả năng sinh lãi của
DN trong tương lai.


Trang | 9


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

Ưu nhược điểm của các phương pháp DCF

2.1.8

Phương
pháp

DDM

Ưu điểm

Nhược điểm

- Trực diện, phản ánh chính xác lợi ích
mà nhà đầu tư nhận được trong tương
lai.
- Dễ thực hiện hơn so với FCFF, FCFE.

- Không phù hợp trong các trường hợp:
 DN không trả cổ tức tiền mặt.
 Chính sách chi trả cổ tức khơng phản
ánh khả năng sinh lời từ của DN
trong tương lai.

-


FCFE

FCFF

Áp dụng được cho DN khơng thường
xun trả cổ tức, hoặc có trả cổ tức
nhưng không liên hệ một cách rõ ràng
tới lợi nhuận của DN.

- Không sử dụng được khi FCFE dự
phóng là âm (ví dụ: DN có chi phí lãi vay
quá cao).
- Phụ thuộc nhiều vào các độ chính xác
của các giả định do người phân tích đưa
ra.
- Khơng phù hợp khi doanh nghiệp có cơ
cấu vốn thay đổi đáng kể, khi đó phương
pháp FCFF phù hợp hơn.

- Áp dụng được cho DN khơng thường
xun trả cổ tức, hoặc có trả cổ tức - Không sử dụng được khi FCFF dự phóng
nhưng khơng liên hệ một cách rõ ràng
là âm. (ví dụ: doanh nghiệp có chi phí đầu
tới lợi nhuận của DN.
tư vốn quá cao)
- Áp dụng được cho nhiều DN với các - Phụ thuộc nhiều vào các độ chính xác của
chính sách cổ tức và cơ cấu vốn biến
các giả định do người phân tích đưa ra.
động đáng kể.


Lưu ý:
 DDM và FCFE cho kết quả như nhau khi:
FCFE = Dividend + Buyback; FCFE > Dividend + Buyback và lượng tiền dư thừa sẽ được
công ty đầu tư vào dự án có giá trị hiện tại bằng 0.
 FCFE và FCFF cho kết quả như nhau khi:
+ DN khơng sử dụng nợ.
+ DN có cơ cấu vốn ổn định qua các năm.

3.2 Phương pháp so sánh
3.2.1 Cơ sở lý thuyết
Cơ sở của phương pháp so sánh là các doanh nghiệp tương đồng sẽ được thị trường định
giá như nhau (Quy luật một giá).

Trang | 10


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

3.2.2

Giả định



Những doanh nghiệp tương đồng nhau sẽ được thị trường định giá giống nhau.



Thị trường tự điều chỉnh các sai lệch theo thời gian.


3.2.3 Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:


Dễ dàng tính tốn với dữ liệu sẵn có.



Dễ hiểu đối với nhà đầu tư.



Đưa ra một giá trị tham khảo cho các phương pháp định giá khác.

 Phản ánh tình hình hiện tại của thị trường tốt hơn (vì đo lường giá trị tương đối).
Nhược điểm:


Bị ảnh hưởng bởi yếu tố thị trường, nên sẽ không phù hợp nếu nền kinh tế đang ở trong
thời kỳ bong bóng tài sản.



Khơng phù hợp khi có một số lượng ít hoặc khơng có doanh nghiệp tương đồng.



Việc tìm kiếm một doanh nghiệp tương đồng phù hợp là rất khó khăn.




Khơng tin cậy khi cổ phiếu của các doanh nghiệp tương đồng ít được giao dịch trên thị
trường.

3.2.4 Các phương pháp so sánh phổ biến
a) Hệ số P/E


Cơng thức :
P Giá trị vốn hóa thị trường
=
E Lợi nhuận thuần sau thuế



Phạm vi áp dụng:
 Phù hợp cho các doanh nghiệp có LNST dương, ổn định và khơng có tính chu kỳ. Vì với
các doanh nghiệp có tính chu kỳ, LNST có thể âm khi đang ở giai đoạn suy thoái trong chu
kỳ và hệ số P/E sẽ khơng có ý nghĩa.

2.1.8.1 Hệ số P/B


Cơng thức :
P Giá trị vốn hóa thị trường
=
B
Giá trị sổ sách




Phạm vi áp dụng:

Trang | 11


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN




Phù hợp cho các doanh nghiệp có tài sản chính có giá trị sổ sách gần với giá trị thị trường,
như các ngân hàng hay doanh nghiệp dịch vụ tài chính.
Khơng phù hợp cho việc so sánh các cơng ty dịch vụ, cơng nghệ, vì giá trị sổ sách không
thể hiện các giá trị như thương hiệu, mạng lưới khách hàng, bằng phát minh sáng chế hay
giá trị con người.

2.1.8.2 Hệ số P/S


Công thức:
P Giá trị vốn hóa thị trường
=
S
Doanh thu



Phạm vi áp dụng:

 Phù hợp cho các doanh nghiệp có tính chu kỳ, hoặc hoạt động trong lĩnh vực có doanh thu
ổn định và gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp như các doanh nghiệp dịch vụ, bán lẻ
và hàng tiêu dùng, vì những doanh nghiệp này thường có tỷ suất lợi nhuận ổn định nên
doanh thu là yếu tố rất quan trọng để so sánh. Ngồi ra, với những doanh nghiệp có tính
chu kỳ, hệ số P/S phù hợp hơn so với hệ số P/E do có các giai đoạn mà LNST âm, cịn
doanh thu thì ln dương.

2.1.8.3 Hệ số EV/EBITDA


Cơng thức :
Giá trị doanh nghiệp

EV
EBITDA

=

Lợi nhuận trước thuế, chi phí lãi vay và chi phí khấu hao

trong đó:
- Enterprise Value (EV) = Giá trị thị trường của VCSH + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu
đãi + Giá trị thị trường vay nợ ngắn hạn & dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số - Tiền, tương
đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn.
- EBITDA = Lợi nhuận trước thuế, chi phí lãi vay và chi phí khấu hao.


Phạm vi áp dụng:
 Có thể áp dụng để so sánh trực tiếp các doanh nghiệp với cơ cấu vốn khác nhau hay có các
chính sách khấu hao khác nhau. Do đó phù hợp cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất

động sản và ngành công nghiệp nặng.

2.1.8.4 Ưu nhược điểm của các phương pháp định giá so sánh
Phương
pháp

Ưu điểm
-

P/E

-

Đơn giản và dễ áp dụng.
Được dựa trên yếu tố cơ bản là lợi
nhuận của doanh nghiệp.

Nhược điểm
-

-

Không áp dụng khi lợi nhuận của DN
âm (EPS âm).
LNST có thể rất biến động, khiến cho
việc so sánh P/E qua các năm khác

Trang | 12



ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

Phương
pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

-

-

-

-

P/B

-

Hệ số P/B gần như ln tính tốn
được kể cả trong trường hợp doanh
nghiệp thua lỗ, do giá trị sổ sách rất
ít khi âm.
Đơn giản và dễ áp dụng. Giá trị sổ
sách là một thông số quan trọng giúp
đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp.
Phù hợp trong việc định giá những
doanh nghiệp với phần lớn tài sản có

giá trị sổ sách gần với giá trị thị
trường, như ngân hàng, doanh nghiệp
tài chính, bảo hiểm hay các doanh
nghiệp đầu tư

-

-

nhau hay giữa các doanh nghiệp có thể
khơng có nhiều ý nghĩa.
LNST có thể khác biệt do các cách
hạch toán kế hoán khác nhau, khiến
cho khả năng so sánh bị ảnh hưởng.
Không áp dụng cho các doanh nghiệp
có khác biệt lớn về địn bẩy tài chính.
Giá trị sổ sách khơng thể hiện các giá trị
như thương hiệu, mạng lưới khách hàng,
bằng phát minh sáng chế hoặc giá trị con
người…, do đó khơng phù hợp cho việc
so sánh các doanh nghiệp dịch vụ, công
nghệ.
Sự khác biệt trong việc lựa chọn các
ngun tắc kế tốn có thể dẫn đến sự
khác biệt về giá trị tài sản, hay chất
lượng tài sản được ghi nhận trong báo
cáo tài chính. Điều này khiến cho việc
so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau
sử dụng P/B có thể bị ảnh hưởng.


- Có ít yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu
hơn so với lợi nhuận sau thuế.
- Doanh thu là một số dương ngay cả
khi lợi nhuận âm.
- Phù hợp với việc phân tích những
doanh nghiệp đang ở giai đoạn bão
hịa và hoạt động kinh doanh có tính
chu kỳ.

- Khơng tính tới hiệu quả quản lý chi phí
của các doanh nghiệp.
- Các cách ghi nhận doanh thu khác nhau
giữa các doanh nghiệp có thể gây khác biệt
đối doanh thu ghi nhận.

- So sánh được các DN với các mức cơ
cấu vốn khác biệt.
- EBITDA ít khi có giá trị âm.
EV/EBITDA - Phù hợp khi so sánh các doanh nghiệp
đòi hỏi vốn lớn với chi phí khấu hao
cao như các ngành cơng nghiệp nặng
hay bất động sản.

- Có thể bị ảnh hưởng khi chính sách kế
toán để ghi nhận doanh thu giữa các DN
khác nhau.
- Giá trị thị trường của nợ khó xác định.

P/S


Trang | 13


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

3.3 Phương pháp tài sản
3.3.1 Cơ sở lý thuyết
Hướng tiếp cận này cho rằng giá trị của một doanh nghiệp được dựa vào giá trị các tài sản
riêng lẻ và các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản được dựa vào giá trị sổ sách, và
được điều chỉnh về giá trị hợp lý nếu có thể.
3.3.2 Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:



Có thể chỉ ra mức giá thấp nhất của doanh nghiệp.
Đơn giản, dễ thực hiện, khơng địi hỏi những kỹ năng tính tốn phức tạp.

Nhược điểm:






Khơng phù hợp trong trường hợp doanh nghiệp nhiều tài sản không thể tách rời khỏi
doanh nghiệp như thương hiệu hay lợi thế thương mại. Do đó khơng phù hợp khi doanh
nghiệp có nhiều tài sản vơ hình.
Giá trị hợp lý của tài sản có thể khó xác định.
Khơng phù hợp định giá doanh nghiệp trong thời kỳ bong bóng tài sản.

Phát sinh một số chi phí do phải thuê chuyên gia đánh giá tài sản.

3.3.3 Các phương pháp tài sản phổ biến
Phương pháp phổ biến nhất trong hướng tiếp cận này là định giá dựa vào tài sản ròng (Net
asset value). Phương pháp này cho rằng giá trị của doanh nghiệp bằng tổng giá trị hợp lý
của các tài sản riêng lẻ của doanh nghiệp đó, trừ đi các khoản nợ.
Giá trị hợp lý của các tài sản riêng lẻ có thể được xác định bằng 2 phương pháp sau:
2.1.9

Giá trị thanh lý
Khi một doanh nghiệp giải thể, tài sản sẽ được bán để trả những khoản nợ cho chủ nợ
và cổ đơng. Do đó, giá trị thanh lý của một doanh nghiệp là giá trị mà thị trường sẵn
sàng trả cho các tài sản của doanh nghiệp đó nếu họ giải thể ngay tại thời điểm hiện tại.
Giá trị này đã bao gồm chi phí thanh lý của doanh nghiệp (thanh tốn cho nhân viên, chi
phí thuế, và các chi phí thanh khác).

2.1.10 Giá trị thay thế
Giá trị thay thế của một doanh nghiệp là chi phí để mua mới, thay thế tồn bộ tài sản
của doanh nghiệp đó tại thời điểm hiện tại.


Phạm vi áp dụng:
 Áp dụng cho các cơng ty có tài sản tách biệt và dễ mua bán: nếu một công ty
là tập hợp của các tài sản riêng biệt như các cơng ty bất động sản thì các tài sản
đất đai của nó có thể được bán riêng lẻ và chúng ta có thể ước lượng giá trị của
từng tài sản một cách dễ dàng. Nếu những tài sản có sự tương quan lẫn nhau
hoặc khó để tách rời, phương pháp định giá bằng tài sản sẽ rất khó để tiến hành.

Trang | 14



ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN





3
3.1

Áp dụng tốt cho các cơng ty trong giai đoạn bão hịa hoặc suy thối: vì những
cơng ty mang đặc tính tăng trưởng mạnh rất khó để áp đặt cho một mức giá phù
hợp tại thời điểm định giá, vì vậy phương pháp định giá bằng tài sản chỉ áp
dụng phù hợp cho các công ty trong giai đoạn bão hịa hoặc suy thối.
Một thị trường năng động có nhiều tài sản giống nhau: nếu chúng ta đang lên
kế hoạch định giá bằng tài sản dựa vào giá trị so sánh, thì một thị trường năng
động với nhiều tài sản tương đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chúng ta
khi áp dụng phương pháp này.

Quy trình định giá doanh nghiệp
Phân tích vĩ mơ

Mục đích:
Phân tích vĩ mơ là cơ sở hỗ trợ phân tích ngành và doanh nghiệp. Phân tích vĩ mơ để thấy được
nguyên nhân, các nhân tố bên ngoài tác động đến ngành và doanh nghiệp như vấn đề về tăng
trưởng kinh tế, chính sách và các yếu tố vĩ mơ khác. Từ đó, chúng ta có thể dự báo những tác động
của yếu tố vĩ mô đến hoạt động của ngành và doanh nghiệp trong tương lai.
Cách thực hiện: Xem thêm chi tiết về tài liệu hướng dẫn phân tích vĩ mơ.
3.2


Phân tích ngành

Mục đích:
Phân tích ngành là cơ sở cho việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách
chính xác. Khi phân tích ngành chi tiết, chúng ta có thể thấy được nguyên nhân, các nhân tố bên
ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, chun viên phân tích có cơ
sở dự báo các yếu tố tác động đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
Cách thực hiện: Xem thêm chi tiết về tài liệu hướng dẫn phân tích ngành.
3.3

Phân tích hoạt động kinh doanh

Mục đích:
Đối với chuyên viên phân tích phụ trách doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là cơ sở cho việc định giá doanh nghiệp một cách chính xác. Khi phân tích hoạt động kinh
doanh một cách sâu sắc, chúng ta có thể thấy được nguyên nhân, các nhân tố tác động cũng như
nguồn gốc phát sinh các vấn đề hiện tại trong doanh nghiệp. Từ đó, chúng ta có thể kết hợp sự
phỏng đốn của chun viên phân tích và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đặt ra để có
thể dự phóng được tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
Cách thực hiện: Xem thêm chi tiết về tài liệu hướng dẫn PTHĐDN.

Trang | 15


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

3.4

Phân tích tình hình tài chính


Mục đích:
- Đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp.
- Phân tích tài chính doanh nghiệp qua một chuỗi thời gian trong quá khứ nhằm phát hiện ra được
các biến động lịch sử của các thông số tài chính. Từ đó, kết hợp với phần phân tích hoạt động kinh
doanh ở trên để giải thích cho các biến động tài chính trong lịch sử đó. Mục đích của việc này là
để hỗ trợ cho phần dự phóng tài chính để ra kết quả chuẩn xác nhất.
Cách thực hiện: Xem thêm chi tiết về tài liệu hướng dẫn PTTCDN.
3.5

Dự phóng báo cáo tài chính

Mục đích:
Sau khi đã phân tích hoạt động kinh doanh và phân tích tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ
kết hợp kết quả của hai bài phân tích đó để thực hiện dự phóng. Đối với các chun viên phân tích
chứng khốn phần dự phóng báo cáo tài chính là dữ liệu đầu vào để thiết lập Mơ hình định giá
doanh nghiệp phù hợp. Từ đó có thể so sánh với giá hiện tại của cổ phiếu nhằm đưa ra quyết định
mua bán.
Cách thực hiện: Xem thêm chi tiết về tài liệu hướng dẫn DPBCTC.
3.6

Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp

Những giá trị nhận được từ những phương pháp định giá khác nhau có thể có khác biệt lớn, do đó
lựa chọn được phương pháp định giá phù hợp là một bước rất quan trọng trong quá trình định giá.
Việc lựa chọn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến doanh nghiệp, và có một vài tiêu chí để
phương pháp để lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp.
3.6.1 Lựa chọn phương pháp tiếp cận
Theo Damodaran, việc lựa chọn phương pháp tiếp cận có thể dựa vào những yếu tố sau:
 Tính sẵn có và mức độ tin cậy của dữ liệu đầu vào:


Khi lựa chọn bất cứ phương pháp tiếp cận nào, người phân tích cũng phải quan tâm đến tính
sẵn có và độ chính xác của dữ liệu đầu vào. Chất lượng dữ liệu đầu vào càng cao thì mơ hình
định giá càng chính xác.
Ví dụ: với những doanh nghiệp khơng phải là doanh nghiệp đại chúng (private company),
nhìn chung sẽ là khó để lấy dữ liệu đầu vào cho phương pháp DCF như tỷ lệ địn bẩy khi
ước tính chi phí vốn cần sử dụng giá trị thị trường của VCSH và nợ. Những dữ liệu đầu vào
liên quan đến giá trị thị trường gần như đều không thể sử dụng được, vì doanh nghiệp khơng
được giao dịch trên thị trường chứng khoán nên giá trị thị trường VCSH sẽ khó để ước tính.
Trong trường hợp này, mức độ tin cậy của phương pháp định giá DCF sẽ bị giảm đi.
 Khả năng tạo ra dòng tiền:
Dựa vào khả năng tạo ra dịng tiền, chúng ta có thể phân loại doanh nghiệp thành 2 nhóm:

Trang | 16


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

(1) Doanh nghiệp tạo ra dòng tiền trong tương lai: sử dụng phương pháp định giá chiết khấu
và so sánh là phù hợp hơn.
(2) Doanh nghiệp khơng có khả năng tạo ra dịng tiền: chủ yếu là những doanh nghiệp sắp
phá sản và khơng có khả năng tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh trong tương lai. Những
tài sản này nên được định giá bằng phương pháp dựa vào tài sản.
 Tính độc nhất (khả năng so sánh):
Tuy rằng trên thị trường có rất nhiều cổ phiếu và tài sản được giao dịch mỗi ngày, trên thực
tế, có những doanh nghiệp hoặc tài sản rất khó có thể tìm ra doanh nghiệp hoặc tài sản tương
đồng để so sánh. Nhất là với những doanh nghiệp đa ngành, việc tìm được nhóm doanh nghiệp
tương đồng, thậm chí nhóm ngành sẽ rất khó khăn. Do đó, đối với những doanh nghiệp mang
tính độc nhất cao (ít khả năng so sánh với doanh nghiệp khác), phương pháp chiết khấu dòng
tiền sẽ phù hợp hơn.
(1) Doanh nghiệp/tài sản độc nhất: sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền là

phù hợp.
(2) Nhiều doanh nghiệp/tài sản tương đồng được giao dịch: có thể sử dụng cả phương pháp
chiết khấu dòng tiền và định giá so sánh.
3.6.1.1 Lựa chọn phương pháp chiết khấu dòng tiền
Trên thực tế, các phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE, FCFF, DDM tùy thuộc vào trường
hợp sẽ có thể cho ra kết quả khác nhau. Theo Damodaran, sau đây là những yếu tố chính cần
phải quan tâm khi lựa chọn phương pháp chiết khấu dòng tiền:
 Độ ổn định của tỷ lệ đòn bẩy tài chính:
 Với những doanh nghiệp có địn bẩy tài chính ổn định (chỉ số địn bẩy được dự kiến sẽ
ổn định trong thời gian dự phóng), có thể sử dụng cả FCFF và FCFE. Phương pháp
DDM cũng có thể sử dụng nhưng không phổ biến bằng 2 phương pháp trên.
 Với những doanh nghiệp có địn bẩy tài chính khơng ổn định (doanh nghiệp đang sử
dụng q ít/q nhiều nợ, và muốn hướng tới một tỷ lệ đòn bẩy tối ưu), việc sử dụng
định giá gián tiếp giá trị VCSH (bằng cách định giá tổng giá trị doanh nghiệp rồi trừ đi
các khoản nợ - FCFF) là đơn giản hơn, vì phương pháp này khơng u cầu dự tính chi
phí lãi vay hay tiền trả gốc vay, do đó ít nhạy cảm hơn với những sai số khi ước tính
thay đổi tỷ lệ địn bẩy.
 Khả năng ước tính dịng tiền:
Đối với các doanh nghiệp khó có thể dự đoán cổ tức (private company, IPO), phương pháp
phù hợp sẽ là FCFE và FCFF.
Đối với các doanh nghiệp khó dự đốn dịng tiền tự do, ví dụ vì khơng có đủ thơng tin, hoặc
khó lấy thơng tin về kế hoạch trả nợ và tái đầu tư (nhất là với những doanh nghiệp trong lĩnh
vực dịch vụ tài chính, vì khó xác định các thành phần của nợ vay), phương pháp DDM sẽ
phù hợp hơn phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do.

Trang | 17


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN


3.6.1.2 Lựa chọn phương pháp so sánh
Trong phần trên đã trình bày các hệ số so sánh phổ biến: dựa trên thu nhập (P/E, EV/EBITDA),
dựa trên giá trị sổ sách (P/B) hay dựa trên doanh thu (P/S).Việc lựa chọn phương pháp định
giá so sánh phù hợp nhất cho doanh nghiệp cần định giá có thể dựa vào 2 cách sau:
 Sử dụng yếu tố cơ bản:
Người phân tích sử dụng hệ số có biến số có sự tương quan lớn nhất với giá trị doanh nghiệp.
Đây là bảng tóm tắt các hệ số thường được sử dụng trong các ngành, theo ValuationAcademy:
Hệ số

Ngành

Lưu ý

P/E

Hầu hết các ngành

Khơng áp dụng cho các doanh nghiệp có
khác biệt lớn về địn bẩy tài chính giữa các
doanh nghiệp trong ngành.

P/B

Các ngành có giá trị sổ sách của - Chủ yếu cho các ngành ngân hàng, doanh
tài sản thể hiện bằng/gần bằng giá nghiệp tài chính, bảo hiểm và các doanh
trị thị trường
nghiệp đầu tư, v.v..
- Không phù hợp cho việc so sánh các
doanh nghiệp dịch vụ, công nghệ.


P/S

Ngành ở giai đoạn bão hòa và Thường áp dụng cho ngành bán lẻ, thực
hoạt động kinh doanh có tính chu phẩm, dịch vụ.
kỳ hoặc mới hoạt động.

PEG

Ngành có khác biệt lớn về tăng
trưởng giữa các doanh nghiệp.

Thường áp dụng cho ngành công nghệ cao,
sản xuất phần mềm, v.v..

EV/EBITDA

Nhiều ngành

Thường dùng cho định giá với các ngành
có khác biệt đáng kể về cơ cấu vốn, khấu
hao như ngành công nghiệp, bất động
sản…

EV/EBIT

Nhiều ngành

Sử dụng thay thế cho EV/EBITDA khi chi
phí khác biệt về chi phí khấu hao giữa các
doanh nghiệp trong ngành khơng lớn.

Dùng cho ngành truyền thơng, giải trí,
dược phẩm, phương tiện cơng cộng.

 Sử dụng thống kê:
Người phân tích có thể sử dụng các cơng cụ thống kê, ví dụ chạy hồi quy các hệ số so sánh với
giá trị thị trường của doanh nghiệp sử dụng dữ liệu lịch sử, sau đó sử dụng kết quả R-squared
để đưa ra quyết định lựa chọn hệ số so sánh sẽ được sử dụng. Kết quả R-squared cao nhất đồng
nghĩa với việc giá trị doanh nghiệp có thể giải thích nhiều nhất bằng biến số đó, do đó sử dụng
hệ số có biến số đó là phù hợp nhất.

Trang | 18


ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP CƠ BẢN

3.6.2 Lưu ý khi sử dụng các phương pháp định giá


Khơng có một phương pháp định giá là hồn hảo cho mọi tình huống. Người phân tích phải
nhận biết các tính chất của doanh nghiệp để có thể chọn ra phương pháp định giá phù hợp.



Có thể thực hiện kết hợp các phương pháp định giá khác nhau để xem xét được khoảng giá
trị hợp lý của doanh nghiệp.



Khi các phương pháp định giá cho ra các kết quả quá chênh lệch nhau, người phân tích cần
tìm hiểu và làm rõ ngun nhân gây ra sự khác biệt này.


Trang | 19



×