Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nghiên cứu giải phẫu sụn viền trên ổ chảo khớp vai và kết quả điều trị tổn thương SLAP bằng phẫu thuật nội soi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.08 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết
Sụn viền là một cấu trúc dạng sụn sợi, dính với sụn khớp ổ
chảo, nơi các dây chằng bao khớp bám vào, làm sâu thêm ổ chảo và
tăng diện tiếp xúc giữa chỏm và ổ chảo cánh tay. Vị trí sụn viền và
đầu dài gân nhị đầu ở nơi bám vào bờ trên ổ chảo xương cánh tay, khi
tổn thương gọi là SLAP (Superior Labrum Anterior to Posterior
lesions). Cấu trúc này dễ bị thương tổn khi lực của gân nhị đầu tác
động vào chỗ bám ở bờ trên ổ chảo. Cơ chế chấn thương thường gặp
là khớp vai xoay trong, kết hợp giật mạnh, đột ngột. Chấn thương có
thể gây tổn thương ngay lập tức hoặc tăng dần do bị tác động lặp đi
lặp lại.
Việc chẩn đoán và phát hiện sớm tổn thương SLAP tương đối
khó khăn do sự phức tạp về giải phẫu và chức năng trong vận động
các cơ vùng vai. Với tần suất bệnh không nhiều, kết hợp với các triệu
chứng lâm sàng nghèo nàn, vấn đề chẩn đoán sớm ra bệnh là một bài
tốn khó khăn với nhiều phẫu thuật viên. Việc ứng dụng nội soi can
thiệp trong điều trị tổn thương SLAP là một chỉ định bắt buộc, thể
hiện rõ tính ưu việt .
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nội soi khớp,
đặc biệt là nội soi khớp vai, các phẫu thuật viên đã nghiên cứu và
hiểu biết sâu hơn về tổn thương SLAP: sinh bệnh học và các tổn
thương kèm theo; từ đó, phát triển kỹ thuật nội soi khớp vai điều trị
tổn thương SLAP hiệu quả với nhiều ưu điểm hơn so với các phương
pháp mổ mở trước đây về mặt thẩm mỹ, chức năng và sớm đưa người
bệnh trở lại tập luyện thể thao.
Ở nước ta, hiện chưa có cơng trình nào thực hiện thống kê hay
nghiên cứu sâu về tổn thương SLAP.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu giải phẫu sụn viền trên ổ chảo khớp vai và kết
quả điều trị tổn thương SLAP bằng phẫu thuật nội soi”.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu sụn viền ổ chảo khớp vai
trên xác bảo quản lạnh ở người Việt Nam trưởng thành.

1


- Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị
tổn thương SLAP.
3. Ý nghĩa của đề tài
Luận án mô tả đặc điểm giải phẫu của sụn viền và các thành
phần liên quan ở người Việt Nam trưởng thành. Sự hiểu biết thấu đáo
về giải phẫu là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành cơng
của q trình phẫu thuật đối với các tổn thương SLAP nói riêng, chấn
thương khớp vai nói chung.
Kết quả đạt được qua nghiên cứu đóng góp cho chuyên ngành,
nâng cao chất lượng phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị tổn
thương SLAP.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án có 128 trang, gồm các phần: Đặt vấn đề (2 trang),
Chương 1 (Tổng quan tài liệu) 40 trang, Chương 2 (Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu) 23 trang; Chương 3 (Kết quả nghiên cứu)
31 trang; Chương 4 (Bàn luận) 30 trang; Kết luận 2 trang.
Luận án có 41 bảng, 5 biểu đồ, 54 hình và 101 tài liệu tham
khảo (5 tài liệu tiếng Việt, 96 tài liệu tiếng Anh).
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu sụn viền
- Cấu tạo giải phẫu sụn viền
- Các biến thể giải phẫu của sụn viền: Phức hợp Bufford và

ngồi ra cịn hai biến thể ít gặp của Khuyết dạng lá phía trong bờ
trước trên sụn viền và khuyết phía dưới bờ trên sụn viền sụn viền.
- Các thành phần phụ của sụn viền
- Mạch máu chi phối sụn viền
- Thần kinh chi phối sụn viền
- Chức năng sụn viền và các thành phần liên quan
1.2. Tổn thương SLAP

2


Tổn thương sụn viền vào chỗ bám của gân nhị đầu dài vào bờ
trên ổ chảo xương cánh tay thường gọi là tổn thương SLAP.
Đây là loại tổn thương ít gặp trong lâm sàng. Nổi bật là triệu
chứng đau khớp vai dai dẳng, tăng lên khi thực hiện các động tác đưa
tay qua đầu và giảm khả năng vận động; thường đi kèm tiếng kêu
“lách cách” và “pốp pốp” ở trong vai. Chẩn đốn hình ảnh tổn
thương SLAP: X-quang, chụp khớp vai cản quang, chụp cắt lớp vi
tính, chụp cộng hưởng từ (MRI) khớp vai.
Phân loại tổn thương SLAP: Có nhiều cách phân loại về tổn
thương SLAP, trong đó phân loại của Snyder về tổn thương SLAP
vẫn được công nhận phổ biến nhất: chia tổn thương SLAP ra làm 4
tuýp.
Các nguyên nhân gây tổn thương SLAP: tổn thương do mỏi,
do thối hóa, do chấn thương.
1.3. Sơ lược về các phương pháp điều trị tổn thương SLAP
Điều trị bảo tổn: Điều trị nội khoa: đây được xem là điều trị
đầu tay trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, hoặc với các tổn thương
dạng SLAP độ I.
Điều trị phẫu thuật: Mổ mở và phẫu thuật nội soi. PTNS

khớp là một trong những tiến bộ to lớn của ngành chấn thương chỉnh
hình nhằm sửa chữa và phục hồi các tổn thương có hiệu quả mà ít
xâm hại mơ và tổ chức xung quanh nhất.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiện cứu
2.1.1. Nghiên cứu giải phẫu
- 15 xác người Việt Nam trưởng thành tại Bộ môn Giải phẫu, Đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tiêu chuẩn lựa chọn giải phẫu: Sụn viền trên xác ướp được
chọn thuận tiện của những xác được phẫu tích. Xác được chọn khơng
có vết mổ trên vùng vai.
Tiêu chuẩn loại trừ giải phẫu: Có bằng chứng tổn thương
cấu trúc giải phẫu của vai khi phẫu tích; Có dấu hiệu biến dạng khớp

3


vai; Có bằng chứng can thiệp phẫu thuật trên vai; Có bằng chứng của
u, bướu làm biến đổi cấu trúc của vai.
2.1.2. Nghiên cứu lâm sàng
- 54 bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương SLAP và
được phẫu thuật nội soi khâu sụn viền tại Bệnh viện Quân Y 175 từ
1/2015 đến 12/2018.
Tiêu chuẩn lựa chọn lâm sàng
Lựa chọn các bệnh nhân được chẩn đoán xác định tổn thương
SLAP.
Tiêu chuẩn loại trừ lâm sàng
Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu giải phẫu
Thực hiện từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 03 năm 2020 tại
Bộ môn Giải phẫu, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
2.2..2. Nghiên cứu lâm sàng
Thực hiện từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2018 tại
Khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Quân Y 175.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu giải phẫu: Mơ tả cắt ngang trên xác phẫu tích
Nghiên cứu lâm sàng: Nghiên cứu tiến cứu mô tả can thiệp,
không đối chứng.
2.3.1. Nghiên cứu giải phẫu:
- Phương tiện nghiên cứu: Bộ dụng cụ phẫu tích, thước đo,…
- Các chỉ tiêu nghiên cứu
+ Các dây chằng ổ chảo cánh tay: Vị trí điểm bám của 4 dây
chằng ổ chảo - cánh tay ở sụn viền ổ chảo xương vai.
+ Đầu dài cơ nhị đầu: Xác định vị trí điểm bám, kích thước
điểm bám.
+ Đặc điểm của sụn viền: tính liên tục, độ dày, độ cao, các
đường kính của sụn viền.
+ Hình thái của ổ chảo: Theo phân loại của Andreas Prescher
And Thomas Klumpen.
2.3.2. Nghiên cứu lâm sàng:

4


- Bệnh sử: Tuổi, nghề nghiệp, nguyên nhân và cơ chế chấn
thương (nếu có), thời gian đau, đã điều trị gì chưa.
- Thăm khám lâm sàng:
Biên bộ vận động các động tác khớp vai bằng thước đo góc,

kết hợp một số nghiệm pháp thăm khám tổn thương SLAP. Đánh giá
chức năng khớp vai theo 2 thang điểm VAS và UCLA.
- Cận lâm sàng: X-quang thường (tư thế thẳng), MRI
- Phương pháp phẫu thuật
- Điều trị phục hồi chức năng sau mổ: gồm 4 giai đoạn (Giai
đoạn I, II, III và IV)
- Đánh giá bệnh nhân sau phẫu thuật
Thông tin phẫu thuật: Thời gian phẫu thuật; các tổn thương
phối hợp và cách xử trí; độ tổn thương SLAP, số neo khâu và cách
xử lý trong q trình phẫu thuật; khó khăn, thuận lợi và tai biến
trong quá trình phẫu thuật.
Tình trạng bệnh nhân sau mổ: Bệnh nhân được khám đánh giá
vào 5 thời điểm (ngày đầu sau mổ, khi ra viện, 3 tháng - 6 tháng - 12
tháng sau mổ) về: mức độ đau, tình trạng vết mổ, biên độ vận động
khớp vai, đánh giá theo thang điểm VAS và UCLA, biên độ vận
động khớp vai, đánh giá độ liền sụn viền khâu trên MRI sau mổ 12
tháng
2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 22.0.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.
Kết quả nghiên cứu giải phẫu sụn viền ổ chảo khớp vai
3.1.1. Đặc điểm của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay
Bảng 3.1. Liên quan điểm bám đầu dài cơ nhị đầu cánh tay với củ
trên ổ chảo
Vai
Đầu dài cơ nhị
Tổng
p

Trái
Phải
đầu
n (%)
n (%)
n (%)
Không bám vào
6 (20,0)
6 (20,0)
12 (40,0)
p>0,05

5


củ trên ổ chảo
Bám vào củ trên
9 (30,0)
9 (30,0)
18 (60,0)
ổ chảo
Tổng
15 (50,0)
15 (50,0)
30 (100,0)
Đầu dài cơ nhị đầu 60% có bám vào củ trên ổ chảo, 40%
không bám vào củ trên ổ chảo, tổng số lượng vai có đầu dài cơ nhị
đầu bám vào củ trên ổ chảo hoặc không ở hai bên phải, trái là bằng
nhau, sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Bảng 3.2. Vị trí điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay khi đối

chiếu lên sụn viền
p
Vai
Tổng
Trái
Phải
Vị trí
n (%)
n (%)
n (%)
Điểm 11h
8 (26,7)
9 (30,0)
17 (56,7)
Từ 12h đến 2h

1 (3,3)

0 (0,0)

1 (3,3)

Từ 10h đến 12h

3 (10,0)

3(10,0)

6(20,0)


p>0,05

Từ 11h đến 12h
3(10,0)
3 (10,0)
6(20,0)
Tổng
15 (50,0)
15 (50,0) 30 (100,0)
Điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu lên sụn viền có kích thước
khác nhau trong đó 18/30 vai có điểm bám nhỏ, nằm gọn trong một
vùng khi phân chia sụn viền thành 12 vùng theo chiều kim đồng hồ,
cịn lại 12/30 vai có điểm bám rộng hơn nhưng không quá 2 phân
vùng theo cách phân chia trên.
Bảng 3.3. Phân loại vị trí điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay
theo Vangsness
Vai
Tổng
Trái
Phải
Vị trí
p
n (%)
n (%)
n (%)
Dạng 1
10 (33,3)
9 (30,0)
19 (63,3)
Dạng 2

1 (3,3)
3 (10,0)
4 (13,3)
p>0,05
Dạng 3
3 (10,0)
3(10,0)
6 (20,0)
Dạng 4
1 (3,3)
0 (0,0)
1 (3,3)
Tổng
15 (50,0)
15 (50,0)
30 (100,0)

6


Theo phân loại của Vangsness, điểm bám của đầu dài cơ nhị
đầu lên sụn viền và ổ chảo ở cả 4 dạng đều xuất hiện: dạng 1 (toàn bộ
bám ở phần sau của ổ chảo) chiếm đa số 19/30 tiêu bản (63,3%) sau
đó đến dạng 3 và dạng 2, dạng 4 ít nhất với 01/30 tiêu bản (3,3%), sự
khác biệt giữa hai bên vai phải và trái là khơng có ý nghĩa thống kê
với p>0,05.
Bảng 3.4. Chiều rộng đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám
Vai
Giá trị
p

Chung hai bên
(mm)
Trái (n=15)
Phải (n=15)
(n=30)
Nhỏ nhất
1,8
1,6
1,6
Lớn nhất
5,7
5,5
5,7
p>0,05
±SD

3,393 ± 1,065 2,780 ± 1,005 3,087 ± 1,064
Chiều rộng đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám sát với sụn viền ổ
chảo bên trái trung bình là 3,393 ± 1,065 mm (1,8 mm đến 5,7 mm).
Khoảng giới hạn giá trị và giá trị trung bình tương ứng ở bên phải có
xu hướng thấp hơn bên trái, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa
thống kê (p>0,050). Tính chung hai bên, chiều rộng trung bình của
đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám là 3,087 ± 1,064 mm.
Bảng 3.5. Chiều dài đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám
Vai
Giá trị
p
Chung hai bên
(mm)
Trái (n=15)

Phải (n=15)
(n=30)
Nhỏ
8,2
7,6
7,6
nhất
p>0,05
Lớn nhất
14,2
14,3
14,3
±SD
11,147 ± 1,645 10,920 ± 1,684 11,033 ± 1,640
Chiều dài đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám sát với sụn viền ổ
chảo bên trái nằm trong khoảng giao động rộng từ 8,2 mm đến 14,2
mm, trung bình là 11,147 ± 1,645 mm. Khoảng giới hạn giá trị tương
ứng ở bên phải rộng hơn bên trái từ 7,6 mm đến 14,3 mm, giá trị
trung bình có xu hướng thấp hơn bên trái, tuy nhiên sự khác biệt

7


khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Tính chung cả hai bên, trong
nghiên cứu này, chiều dài trung bình của đầu dài cơ nhị đầu tại điểm
bám là 11,033 ± 1,640 mm.
3.1.2. Đặc điểm của sụn viền
Bảng 3.6. Đường kính trên dưới của sụn viền
Giá trị
(mm)

Nhỏ nhất
Lớn nhất
±SD

Giới
Nam (n=22)

Nữ (n=8)

32,0
46,0

27,0
37,0

Chung hai giới
(n=30)
27,0
46,0

38,455 ± 3,569

32,125 ± 3,563

36,767 ± 4,516

p

p<0,00
1


Đường kính trên dưới của sụn viền ở nam trung bình 38,455 ±
3,569 mm (32 mm đến 46 mm). Khoảng giới hạn giá trị cũng như giá trị
trung bình tương ứng ở nữ giới có xu hướng thấp hơn ở nam giới với giá
trị trung bình là 32,125 ± 3,563 mm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,001. Tính chung cả hai giới, đường kính trên dưới sụn viền
trung bình là 36,767 ± 4,516 mm.
Bảng 3.7. Đường kính trước - sau dưới của sụn viền
Giới
Giá trị
Chung hai giới
p
Nam (n=22)
Nữ (n=8)
(mm)
(n=30)
Nhỏ nhất
17
14
14
p<0,0
Lớn nhất
27
25
27
±SD
5
22,409 ± 2,737 18,125 ± 3,523 21,267 ± 3,483
Đường kính trước – sau dưới của sụn viền ở nam giới nằm
trong giới hạn từ 17 mm đến 27 mm, giá trị trung bình là 22,409 ±

2,737 mm. Trong khi đó, Khoảng giới hạn giá trị cũng như giá trị
trung bình tương ứng ở nữ giới có xu hướng thấp hơn ở nam giới với
giá trị trung bình là 18,125 ± 3,523 mm, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05. Tính chung cả hai giới, trên 30 vai, giá trị trung
bình của đường kính trước - sau dưới sụn viền là 21,267 ± 3,483 mm.

8


Bảng 3.8. Đường kính trước - sau trên của sụn viền
Giá trị
(mm)
Nhỏ nhất
Lớn nhất
±SD

Giới
Nam (n=22)

Nữ (n=8)

17
27

14
25

Chung hai giới
(n=30)
14

27

p

p<0,05

22,409 ± 2,737 18,125 ± 3,523 21,267 ± 3,483
Đường kính trước - sau trên của sụn viền ở nam giới nằm
trong giới hạn từ 17 mm đến 27 mm, giá trị trung bình là 22,409 ±
2,737 mm. Trong khi đó, Khoảng giới hạn giá trị cũng như giá trị
trung bình tương ứng ở nữ giới có xu hướng thấp hơn ở nam giới với
giá trị trung bình là 18,125 ± 3,522 mm, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05. Tính chung cả hai giới, trên 30 vai, giá trị trung
bình của đường kính trước - sau trên sụn viền là 21,267 ± 3,483 mm.
3.1.3. Đặc điểm của ổ chảo
Bảng 3.12. Đường kính trên dưới của ổ chảo
Giá trị (mm)
p
±SD
Phân loại
Nhỏ nhất Lớn nhất
Giới

Nam
(n=22)
Nữ (n=8)
Phải (n=15)
Trái (n=15)

30,682 ± 2,715


26,0

36,0

p<0,001

24,375 ± 2,875
21,0
30,0
28,200 ± 4,212
21,0
35,0
Phải-trái
p>0,05
29,800 ± 3,569
22,0
36,0
Chung
29,000 ± 3,921
21,0
36,0
Đường kính trên dưới của ổ chảo ở nam giới trung bình là
30,682 ± 2,714 mm cao hơn ở nữ là 24,375 ± 2,875 mm, sự khác biệt
ở hai giới là có ý nghĩa thống kê. Tương tự, đường kính trên dưới của
ổ chảo ở bên phải (28,200 ± 4,212) nhỏ hơn bên trái (29,800 ±
3,569), tuy nhiên các sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Tính chung 30 vai, giá trị trung bình của đường kính trên
dưới ổ chảo là 29,000 ± 3,921 mm.


9


Bảng 3.13. Đường kính trước sau trên của ổ chảo
Giá trị (mm)
±SD
Phân loại
Nhỏ nhất Lớn nhất

17,273 ± 2,931
12,0
24,0
p<0,05
13,500 ± 1,309
12,0
16,0
16,467 ± 3,461
13,0
24,0
Phải-trái
p>0,05
16,067 ± 2,763
12,0
20,0
Chung
16,267 ± 3,084
12,0
24,0
Đường kính trước sau trên của ổ chảo ở nam giới trung bình là
17,273 ± 2,930 mm cao hơn ở nữ là 13,500 ± 1,309 mm, sự khác biệt

ở là có ý nghĩa thống kê ở hai giới. Tương tự, đường kính trước sau
trên của ổ chảo ở bên phải (16,467 ± 3,461) lớn hơn bên trái (16,067
± 2,763), tuy nhiên các sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Tính chung 30 vai, giá trị trung bình của đường kính trước
sau trên ổ chảo là 16,267 ± 3,084 mm.
Bảng 3.14. Đường kính trước sau dưới của ổ chảo
Giá trị (mm)
±SD
Nhỏ
Phân loại
p
Lớn nhất
nhất
Nam (n=22) 21,682 ± 2,276
17,0
25,0
Giới
p<0,001
Nữ (n=8)
17,125 ± 3,044
13,0
23,0
Phải (n=15) 20,600 ± 3,660
13,0
25,0
Phải-trái
p>0,05
Trái (n=15) 20,333 ± 2,768
15,0
24,0

Chung
20,467 ± 3,191
12,0
25,0
Đường kính trước sau dưới của ổ chảo ở nam lớn hơn ở nữ, sự
khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Đường kính trước sau
dưới của ổ chảo ở bên phải (20,600 ± 3,660) lớn hơn bên trái (20,600
± 3,660), tuy nhiên các sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với
p>0,05. Tính chung 30 vai, giá trị trung bình của đường kính trước
dưới trên ổ chảo là 20,467 ± 3,191 mm.
3.2. Kết quả phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị tổn
thương SLAP
Giới

Nam (n=22)
Nữ (n=8)
Phải (n=15)
Trái (n=15)

p

10


3.2.1. Đặc điểm nhóm tuổi nghiên cứu
Bảng 3.20. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Số bệnh nhân
Tỉ lệ (%)
< 20

0
0,0
20 - 29
2
3,70
30 - 39
9
16,67
40 - 49
9
16,67
50 - 59
18
33,33
≥ 60
16
29,63
Tổng
54
100

X

51,17 ± 12,04
± SD
Min - Max
22 – 72
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 51,17 ± 12,04, trong
đó tuổi thấp nhất là 22 và cao nhất là 72. Nhóm tuổi 50-59 tuổi chiếm
tỉ lệ cao nhất 33,33%, BN có độ tuổi trên 60 chiếm 29,63%, tiếp theo

là nhóm độ tuổi 30-39 và nhóm tuổi 40 – 49 cùng chiếm 16,67%.
Nhóm tuổi 20- 29 chỉ chiếm 3,70% và khơng có trường hợp nào dưới
20 tuổi.
3.2.2. Đặc điểm tổn thương liên quan đến cơ chế chấn thương:
Bảng 3.22: Cơ chế chấn thương
Số BN
Tỷ lệ %
Trực tiếp
13
36,11
Chấn thương
Gián tiếp
23
63,89
Trong 54 BN nghiên cứu, thì có 36 BN có cơ chế chấn thương,
trong đó, 13 BN chấn thương trực tiếp (nghĩa là chấn thương trực tiếp
tác động vào vai đau) chiếm 36,11%, tổn thương SLAP phần nhiều
tập trung vào chấn thương gián tiếp (ngã chống tay, giật mạnh đột
ngột như đánh bóng, ném vật nặng…) chiếm 63,89%.
3.2.3. Các nghiệm pháp thăm khám tổn thương SLAP
Bảng 3.24. Kết quả thăm khám lâm sàng
Nghiệm pháp
Số lượng
Tỷ lệ
O’Brien’s test (+)
41
75,93
Biceps load test II (+)
52
96,30


11


Compression rotation test (+)
42
77,78
Mimori pain provocation test (+)
54
100
Crank test (+)
52
96,30
Dynamic Labral Shear Test (+)
39
72,22
Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua thăm khám lâm sàng bằng các
test đánh giá, tỉ lệ dương tính của Mimori pain provocation test cao
nhất với tỉ lệ 54/54 bệnh nhân (chiếm 100%). Và thấp nhất là Dynamic
Labral Shear Test với tỉ lệ dương tính chỉ 72,22% (39/54 bệnh nhân).
3.2.4. Đặc điểm lâm sàng gây hạn chế trong tổn thương SLAP
Bảng 3.25. Biên độ vận động khớp vai bên tổn thương trước mổ
Động tác
Biên độ vận
X ± SD (0) Min (–0)Max
động
Dạng vai
1100 - 1800
96,76 ± 7,41
80 – 110

0
0
Xoay ngoài tư
25 – 90
27,41 ± 4,63
20 – 35
thế khép
Xoay ngoài tư
200-900
20,28 ± 3,94
15 - 25
thế dạng
Xoay trong
500 – 900
36,48 ± 4,08
25 – 45
Biên độ vận động của khớp vai bị hạn chế ở động dạng vai,
xoay ngoài và xoay trong.
3.2.5. Phân độ tổn thương SLAP
Bảng 3.26. Phân loại tổn thương SLAP
Tổn thương SLAP
Số BN
Tỷ lệ %
type I
2
3,70
type II
46
85,19
Phân độ

type III
1
1,85
theo Snyder
type IV
5
9,26
Tổng số
54
100.0
Trong 4 type tổn thương SLAP, type II chiếm tỉ lệ cao nhất (46
BN chiếm 85,19%) tiếp theo là type IV (9,26%) và thấp nhất là type
III (1,85%).
3.2.6. Các tổn thương phối hợp
Bảng 3.28. Các thương tổn phối hợp và xử trí
Loại tổn thương
Số
Tỷ lệ
Xử trí
lượng (%)

12


Hẹp khoang dưới mõm
cùng
Rách tồn phần chóp xoay
Rách bán phần chóp
xoay


39

95,12

25
14

60,98
34,15

Thối hóa khớp cùng
địn
Sai khớp vai tái diễn

1

2,44

2

4,88

Cắt đốt tổ chức viêm và
mài mõm cùng vai.
Khâu chóp xoay.
Cắt lọc, nếu diện rách
trên 50%, tiến hành khâu
chóp xoay theo phương
pháp xuyên thành.
Đốt/mài khớp A-C.


Khâu sụn viền bao khớp
trước.
Trong 41 bệnh nhân có tổn thương kết hợp, hẹp MCV chiếm tỉ
lệ cao nhất 95,12% tiếp theo là đến rách chóp xoay tồn phần
(60,98%), rách chóp xoay bán phần (34,15%), sai khớp vai tái diễn
(4,88%). Chỉ có 1 bệnh nhân có thối hóa khớp cùng đòn (2,44%).
3.2.3. Kết quả phẫu thuật:
Bảng 3.30. Biên độ vận động khớp vai bên tổn thương
sau 1 và 3 tháng
Sau 1 tháng
Sau 3 tháng
p

Động tác

Biên độ
vận động

X

± SD (0)

Biên độ
vận động

X

± SD
(0)

115,93 ± 7,21 < 0,001
45,65 ± 6,30 < 0,001

Dạng vai 1100 - 1800 108,52 ± 7,50 1100 - 1800
Xoay
250 – 900 38,61 ± 6,33 250 – 900
ngoài
Xoay
500 – 900 48,43 ± 5,39
500 – 900 55,19 ± 6,06 < 0,001
trong
Các động tác dạng vai, xoay ngoài và xoay trong ở vai tổn
thương cải thiện có ý nghĩa khi so sánh sau 1 tháng và 3 tháng sau
phẫu thuật.
Bảng 3.31. Phân loại theo điểm UCLA sau mổ 1 tháng và 3 tháng
Sau 1 tháng
UCLA
n=54 (%)
Rất tốt
0 (0,0)
Tốt
02 (3,70)

13

Sau 3
n=54
02 (3
44 (8



Khá
40 (74,07)
Xấu
12 (22,22)
Tổng
54 (100,0)
Sau 1 tháng phẫu thuật 22,22% có điểm UCLA mức xếp loại
xấu; sau 3 tháng phẫu thuật điểm UCLA ở mức xấu chỉ cịn 3,63% và
có 2 BN đạt mức rất tốt.
Bảng 3.32. Đánh giá điểm đau VAS sau mổ 1 tháng và 3 tháng
Thời điểm
Trung bình
Min
Max
p(1)(2)
(1)
Sau 1 tháng
3,78 ± 0,74
2
6
< 0,001
Sau 3 tháng(2)
2,37 ± 0,56
1
3
Phẫu thuật 1 tháng, điểm đau VAS trung bình là 3,78 ± 0,74
(lớn nhất: 6, nhỏ nhất: 2 điểm); sau 3 tháng là 2,37 ± 0,56 (nhỏ nhất:
1 điểm và lớn nhất: 3 điểm).
Có sự cải tiến đáng kể về mức độ đau của bệnh nhân nghiên

cứu ở thời điểm 3 tháng so với 1 tháng sau mổ. (p<0,001)
Bảng 3.33. Biên độ vận động khớp vai bên tổn thương
Sau 6 tháng
Sau 12 tháng
Biên độ
Biên độ
Động tác
p
Trung bình
vận
Trung bình
vận động
động
0
0
Dạng vai 110 - 180 124,26 ± 9,54 1100 - 1800 166,02 ± 6,02 < 0,001
Xoay
250 – 900 50,93 ± 7,14 250 – 900 63,06 ± 7,86 < 0,001
ngoài
Xoay
500 – 900 59,54 ± 7,66 500 – 900 77,87 ± 4,91 < 0,001
trong
Sau mổ 12 tháng có sự cải thiện có ý nghĩa về các động tác
dạng vai, xoay ngoài và xoay trong so với 6 tháng sau phẫu thuật
(p<0,001). Sau 12 tháng sau mổ, kết quả trung bình về biên độ vận
động của các động tác đã gần như về bình thường.
Bảng 3.34. Đánh giá khớp vai theo thang điểm UCLA theo các thời
điểm
Chỉ tiêu
Sau 6 tháng Sau 12 tháng

p
Đau
8,56 ± 0,90
9,37 ± 0,94
< 0,001
Chức năng
7,04 ± 1,01
8,89 ± 1,0
< 0,001
Gấp ra trước chủ động
3,61 ± 0,53
4,41 ± 0,50
< 0,001

14

06 (1
02 (3
54 (1


Sức cơ gập ra trước
3,57 ± 0,50
4,46 ± 0,50
< 0,001
Sự hài lòng của bệnh nhân
5,0 ± 0,0
5,0 ± 0,0
Tổng điểm UCLA
27,78 ± 1,61 32,13 ± 1,37 < 0,001

UCLA trung bình sau mổ 6 tháng là 27,78 ± 1,61 và sau 12
tháng là 32,13 ± 1,37.
Từng chỉ tiêu và tổng điểm UCLA sau mổ 12 tháng đều có
điểm trung bình cao hơn so với 6 tháng sau mổ (p<0,001).
Bảng 3.35. Phân loại theo điểm UCLA sau 6 tháng và 12 tháng
UCLA
Sau 6 tháng
Sau 12 tháng
Rất tốt
03 (5,56)
12 (22,22)
Tốt
42 (77,78)
42 (77,78)
Khá
9 (16,67)
0 (0,0)
Xấu
0 (0,0)
0 (0,0)
Phân loại UCLA sau mổ 6 tháng, 77,78% xếp loại tốt và
16,67% loại khá. Sau 12 tháng tất cả xếp loại UCLA mức rất tốt và
tốt (22,22% rất tốt và 77,78% tốt)
Bảng 3.36. Đánh giá đau VAS sau 6 tháng và 12 tháng
Thời điểm
Trung bình
Min
Max
p(1)(2)
(1)

Sau 6 tháng
1,50 ± 0,50
1
2
< 0,001
(2)
Sau 12 tháng
0,54 ± 0,50
0
2
Điểm VAS trung bình sau 6 tháng phẫu thuật là 1,50 ± 0,50 và
sau 12 tháng phẫu thuật là 0,54 ± 0,50 (p<0,001).

15


Bảng 3.37. Khả năng trở lại thể dục thể thao sau mổ
Khả năng
Số lượng
Tỷ lệ
Trở lại chơi TDTT như cũ
34
62,96
Thay đổi / giảm cường độ TDTT
20
37,04
Tổng cộng
54
100
34 (62,96%) có thể quay lại thực hiện các môn TDTT như

trước khi phẫu thuật, 20 (37,04%) phải giảm 1 bậc cường độ chơi
TDTT
3.2.3. Tai biến và biến chứng
Bảng 3.38. Biến cố xảy ra trong mổ
Biến chứng
Số lượng
Tỷ lệ
Gẫy vít
1
1,85
Vỡ đường hầm
2
3,70
Khơng biến chứng
52
94,44
Biến chứng khác
0
0
2/54 bị vỡ đường hầm xương ổ chảo khi đặt vít neo,1 trường
hợp gãy vít.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Nghiên cứu giải phẫu sụn viền
Nghiên cứu 30 tiêu bản khớp vai từ 15 thi thể tại Bộ môn Giải
phẫu trường Đại học y Phạm Ngọc Thạch.
4.1.1. Đặc điểm của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay
4.1.1.1. Liên quan của điểm bám đầu dài cơ nhị đầu cánh tay với củ
trên ổ chảo
Đầu dài cơ nhị đầu 60% có bám vào củ trên ổ chảo, 40%

không bám vào củ trên ổ chảo mà chỉ bám vào phần trên của sụn
viền. Tương tự, nghiên cứu của Vangsness T. và cộng sự (1994) trên
100 tiêu bản khớp vai người Đức từ 40% đến 60% gân cơ nhị đầu
phát sinh từ củ trên ổ chảo. Nghiên cứu trên hình ảnh nội soi khớp
vai của Andrews và cộng sự năm 1985 trên hình ảnh tổn thương
SLAP ở 73 người chơi ném bóng cho hình ảnh gân của đầu dài cơ nhị
đầu phần lớn bắt nguồn hay gắn vào củ trên ổ chảo. Theo giải phẫu

16


kinh điển, đầu dài của cơ nhị đầu được mô tả là bắt nguồn từ củ trên
ổ chảo, nó liên tục và tham gia vào thành phần của sụn viền.
Nghiên cứu này không phát hiện các bất thường về vị trí và
phát triển của đầu dài cơ nhị đầu. Nghiên cứu của Gonzalez J.M. và
cộng sự trên 23 thai từ 6 đến 8 tuần tuổi đã chứng minh đây là giai
đoạn phát triển quan trọng nhất của đầu dài cơ nhị đầu. Simon và
cộng sự đã tổng kết có 4 dạng biến thể thiếu hụt của đầu dài cơ nhị
đầu. Ngồi ra cịn một số biến thể hiếm gặp hơn như trong báo cáo
gần đây của Wade R. và cộng sự năm 2020. Đây là những biến thể đã
được các nghiên cứu trên thế giới báo cáo và là những lưu ý khi thực
hiện phẫu thuật can thiệp.
4.1.1.2. Phân loại vị trí điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay
theo Vangsness
Theo phân loại của Vangsness, điểm bám của đầu dài cơ nhị
đầu lên sụn viền và ổ chảo được phân chia thành 4 loại và có nhiều
nghiên cứu đã được tiến hành sử dụng hệ thống phân loại của
Vangsness để phân loại.
Tất cả đầu dài cơ nhị đầu sau khi bám vào củ trên ổ chảo đều
đi ra sau, bám vào sụn viền. Điều thú vị là luôn có một sợi gân liên

kết giữa điểm bám của đầu dài cơ nhị đầu đến dây chằng ổ chảo cánh
tay trên.
Nghiên cứu của Tuoheti và cộng sự cũng đã chỉ ra hầu hết các
sợi của đầu dài cơ nhị đầu là hướng ra sau và hòa chung với sụn viền
nên khi tổn thương nó sẽ dẫn tới tổn thương của bờ sau trên sụn viền,
nên bờ sau trên sụn viền cũng phải được cố định chắc chắn trong các
loại tổn thương SLAP. Tổn thương SLAP có thể dẫn đến mất ổn định
vai hoặc ngược lại. Do đó, ở những bệnh nhân có nhiều loại tổn
thương SLAP khơng chỉ thành sau mà cả thành trước phải được cố
định chắc chắn. Tỷ lệ tổn thương SLAP liên quan đến kiểu bám của
gân cơ nhị đầu cần được làm rõ trong các nghiên cứu lâm sàng trong
tương lai.
4.1.1.3. Kích thước của đầu dài cơ nhị đầu cánh tay tại điểm bám
Chiều rộng trung bình đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám sát với
sụn viền ổ chảo tính chung cả hai bên là 3,087 ± 1,064 mm. Chiều

17


dài trung bình của đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám là 11,033 ± 1,639
mm.
Nghiên cứu của Gigis P. và cộng sự năm 1995 trên 40 vai từ 20
thi thể, chiều rộng của đầu dài cơ nhị đầu nằm trong khoảng từ 3-5
mm, giá trị trung bình 4,25 mm tại vị trí bám vào sụn viền. Nghiên
cứu của Denard P.J. và cộng sự nghiên cứu trên 21 vai từ 14 thi thể,
chiều dài đầu dài cơ nhị đầu tại điểm bám nằm trong giới hạn từ 4,5
mm đến 12 mm, giá trị trung bình là: 6,6 ± 1,6 mm.
4.1.2. Đặc điểm của sụn viền
4.1.2.1. Đường kính trên dưới của sụn viền
Đường kính trên dưới của sụn viền ổ chảo cánh tay từ 27 mm

đến 46 mm, trung bình là 36,76 ± 4,51 mm. Sự khác biệt giữ nam và
nữ khơng có ý nghĩa thống kê, sụn viền tăng thêm cho kích thước
chiều dài ổ khớp 26%.
Theo Saitoh S. và cộng sự nghiên cứu 31 khớp vai người Nhật,
đường kính trên dưới của sụn viền là 46,2 ± 5,8 mm, giới hạn từ 36.5
mm đến 59.0 mm và sự khác biệt giữa nam và nữ khơng có ý nghĩa
thống kê. Sụn viền làm tăng chiều dài cho ổ chảo 38%. Anthony J. và
cộng sự nghiên cứu trên 106 bệnh nhân người Australia, sử dụng kỹ
thuật dựng hình trên phim cộng hưởng từ 3 Tesla, đường kinh sụn
viền trung bình ở nam là 34,1 ± 2,0 mm, ở nữ là 29,2 ± 2,0 mm, tính
chung hai giới là 31,9 ± 3,2 mm, sự khác biệt giữa nam và nữ là
không ý nghĩa thống kê, sụn viền làm tăng chiều dài thêm cho ổ chảo
14%.
4.1.2.2. Đường kính trước – sau của sụn viền
Đường kính trước sau dưới của sụn viền từ 18,0 mm đến 32
mm, trung bình là 25,63 ± 3,60 mm, sự khác biệt giữa nam và nữ
khơng có ý nghĩa thống kê. Đường kính trước – sau trên của sụn viền
từ 14 đến 27 mm, kích thước trung bình là 21,26 ± 3,48 mm.
Theo Saitoh S. và cộng sự nghiên cứu 31 khớp vai người Nhật,
đường kính trước - sau dưới của sụn viền từ 28,2 mm đến 48,0 mm,
trung bình là 35,2 ± 4,1 mm. S Lippitt và cộng sự đã báo cáo kết quả
nghiên cứu trên người Mỹ: đường kính trước sau của sụn viền là 27 ±
2 mm.

18


4.1.2.3. Tính tồn vẹn của sụn viền
Mất liên tục của sụn viền ở 6/30 vai (20%), và 1/30 vai (3,3%)
có khoảng trống giữa sụn viền và ổ chảo.

Bain I.G. và cộng sự nghiên cứu trên 20 tiêu bản vai bảo quản
lạnh: 05 khớp vai (26%) có một phần sụn viền khơng liên tục trên
viền ổ chảo, cịn trên 17 khớp vai (89%) có khe hở giữa sụn viền và ổ
chảo.
4.1.2.4. Độ rộng của sụn viền
Độ rộng sụn viền ở vị trí 2 giờ từ 2,2 mm đến 6,6 mm, trung
bình là 4,760 ± 1,148 mm; ở vị trí 4 giờ từ 3 mm đến 9,5 mm, giá trị
trung bình là 5,663 ± 1,309 mm; ở vị trí 6 giờ từ 2,3 mm đến 8,6
mm, trung bình là 6,003 ± 1,243 mm; ở vị trí 8 giờ từ 3,6 mm đến
11,3 mm, trung bình là 6,010 ± 1,515 mm; ở vị trí 10 giờ khoảng từ
1,4 mm đến 8 mm, trung bình là 5,450 ± 1,179 mm.
Tác giả Koga A. và cộng sự nghiên cứu trên 62 vai của tử thi,
độ rộng chung bình ở vị trí 7 giờ là 6,3 ± 1,0 mm (từ 4,6–9,4 mm), ở
vị trí 8 giờ là 5,8 ± 0,9 mm 148 (từ 3,6–8,1 mm), ở vị trí 9 giờ là 5,4
± 1,1 mm (nằm trong giới hạn từ 3,3–8,5 mm), ở vị trí 10 giờ là 5,7 ±
0,9 mm (nằm trong giới hạn từ 4,2–8,1 mm). Şimşek và cộng sự phẫu
tích trên 22 khớp vai từ 11 xác: độ rộng trung bình ở các mốc theo
phân chia múi giờ như sau 4,86±0,87 mm ở mốc 12 giờ, 4,41±1,2
mm ở 2 giờ, 5,52 ±1,23 mm ở 4 giờ, 6,10±0,86 mm ở 6 giờ;
5,71±0,91 mm ở 8 giờ, 5,14±0,98 mm ở 10 giờ.
4.1.2.5. Độ cao của sụn viền
Độ cao trung bình của sụn viền ở vị trí 2 giờ là 2,620 ± 0,972
mm (1,2 mm đến 5,7 mm), ở vị trí 4 giờ là 3,82 ± 1,14 mm (2 mm
đến 5,7 mm), ở vị trí 6 giờ là 3,73 ± 1,03 mm (1,9 mm đến 5,4 mm),
ở vị trí 8 giờ là 3,26 ± 1,85 mm (0,7 mm đến 10,7 mm), ở vị trí 10
giờ là 3,02 ± 1,09 mm (1,3 mm đến 5,1 mm).
Theo Saitoh S. và cộng sự, chiều cao trung bình của sụn viền ở
thành trước là 4,3 ± 1,7 mm (2,0 đến 9,2 mm), ở phần sau sụn viền là
5,1 ± 1,9 mm (1,5 đến 10,5 mm). Khơng có mối tương quan và chỉ có
một sự khác biệt nhỏ (p <0,05) được tìm thấy giữa các phép đo này.


19


Chiều cao trung bình của sụn viền phía trên là 4,7 ± 1,8 mm (2,3 đến
8,25 mm), của phần dưới sụn viền là 5,6 ± 1,8 mm (2,9 đến 11,1
mm). Khơng có mối tương quan và chỉ có một sự khác biệt nhỏ (p
<0,05) có thể là được tìm thấy giữa hai phép đo.
Szopińska S. và cộng sự, nghiên cứu sụn viền ổ chảo người
bình thường trên hình ảnh siêu âm cho kết quả: Cả hai phần trước và
sau của labrum đều nằm ở độ sâu thường không quá 4,0–5,0 cm, đôi
khi thấp hơn (từ 2,5 đến 3,5 cm). Độ sâu này thay đổi, tùy thuộc vào
độ dày của mô mỡ dưới da và hoạt động của các cơ. Có vẻ như phần
trước của sụn viền cao hơn phần sau.
4.1.3. Đặc điểm của ổ chảo.
4.1.3.1. Đường kính trên dưới của ổ chảo
Đường kính trên dưới trung bình của ổ chảo ở nam là 30,682 ±
2,714 mm (26 mm đến 36 mm), ở nữ là 24,375 ± 2,875 mm. Sự khác
biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tính chung cả hai giới,
đường kính trên dưới trung bình ổ chảo là 29,000 ± 3,921 mm.
Mathews S. và cộng sự nghiên cứu trên hình ảnh 3D-CT-scans
của 18 người khỏe mạnh: Chiều cao trung bình là 36,6 ± 3,6 mm, với
sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ, ở nam là 39,5 ± 3,5 mm và ở
nữ là 34,8 ± 2,2 mm.
Anthony J. và cộng sự nghiên cứu trên 100 bệnh nhân (56
nam, 44 nữ) trên phim MRI , đường kính trên dưới ổ chảo ở nam là
30,1±2,8 mm, nữ là 25,4 ± 1,8 mm, chung là 28,0 ± 3,3 mm, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê.
McPherson E.J. và cộng sự nghiên cứu trên 101 tiêu bản
xương vai người Mỹ không có tổn thương xương vai cho kết quả

chiều cao ổ chảo: 33,9 ± 3,9 mm.
4.1.3.2. Đường kính ngang của ổ chảo
Đường kính trước - sau trên của ổ chảo.
Đường kính trước sau trên trung bình của ổ chảo ở nam là
30,68 ± 2,71 mm (12,0 mm đến 24,0 mm), ở nữ là 13,50 ± 1,31 mm.
Tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tính

20


chung cả hai giới, đường kính trước sau trên trung bình của ổ chảo là
16,27 ± 3,08 mm.
Theo Chhabra N. và cộng sự nghiên, đường kính trước – sau
trên của ổ chảo là 18,66 ± 2,13 mm. Nghiên cứu của Mamatha T. cho
kết quả: đường kính trước – sau trên của ổ chảo bên phải là 16,27 ±
2,01 mm (12 – 22 mm), bên trái là 15,77 ± 2,87mm (12 – 21 mm).
Đường kính trước sau dưới của ổ chảo:
Đường kính trước sau dưới trung bình của ổ chảo ở nam là
21,682 ± 2,275 mm (17,0 mm đến 25,0 mm), ở nữ là 17,125 ± 3,044
mm. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ( p>0,05). Tính chung
cả hai giới, đường kính trước sau dưới trung bình của ổ chảo là
20,467 ± 3,191 mm.
Theo Mathews S. và cộng sự nghiên cứu trên hình ảnh 3D-CTscans, chiều rộng trung bình là 27,8 ± 3,1 mm với sự khác biệt đáng
kể giữa nam và nữ, ở nam là 30,3 ± 3,3 mm và ở nữ là 26,2 ± 1,6
mm.
Chhabra N. và cộng sự nghiên cứu trên 126 xương bả vai
người Ấn Độ (71 vai trái, 55 vai phải) kết luận: đường kính trước –
sau dưới của ổ chảo là 24,93 ± 2,55 mm (18,48 – 33,89 mm).
Mamatha T. nghiên cứu trên 202 xương bả vai người trưởng
thành không phân biệt giới tính người Ấn Độ cho kết quả: đường

kính trước – sau dưới của ổ chảo bên phải là 23,35 ± 2,04 mm (20 –
28 mm), ở bên trái là: 23,02 ± 2,30 mm (18 – 28 mm).
4.1.3.3. Hình dạng của ổ chảo
Chúng tơi phát hiện cả 3 hình thái ổ chảo (theo phân loại của
Prescher A. và cộng sự): 66,7% ổ chảo dạng 3 (hình oval), 30% dạng
2, 3,3% dạng 1. Sự khác biệt giữa vai phải và trái là khơng có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
Theo Prescher A. và cộng sự nghiên cứu trên 236 xương bả vai
(118 nữ, 118 nam) từ năm 1985-1996 trên quần thể người Đức, 55%
xương bả vai có khuyết lõm (tương đương dạng 1 hoặc dạng 2), 45%
xương bả vai khơng có khuyết và có dạng hình oval. Khơng có sự
khác biệt giữa hai bên phải, trái. Theo nghiên cứu của Anetzberger H.

21


và cộng sự thực hiện trên 343 xương bả vai, 59% dạng 1, 29% dạng 2
và 12% dạng 3. Dạng 2 thường xuất hiện ở nữ, hai dạng còn lại hay
xuất hiện ở nam. Hình dạng ổ chảo khơng phụ thuộc bên phải – trái.
4.1.4. Điểm bám của dây chằng ổ chảo cánh tay
4.1.4.1. Vị trí bám của dây chằng ổ chảo cánh tay trên
Vị trí dây chằng ổ chảo – cánh tay trên vào sụn từ 12 giờ đến 2
giờ: nhiều nhất là từ 12 giờ đến 1 giờ (66,7%), sau đó là vùng từ 1
giờ đến 2 giờ (30,0%). Sự khác biệt giữa vai phải và trái không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
Dekker M.T.J. và cộng sự nghiên cứu trên 10 khớp vai bảo
quản đông lạnh cho kết quả: Phần phần dính vào sụn viền của dây
chằng ổ chảo cánh tay trên kéo dài từ 12 giờ 15 đến 1 giờ 10, tập
trung ở 12 giờ 30 đến 12 giờ 45.
4.1.4.2. Vị trí bám của dây chằng ổ chảo cánh tay giữa

Vị trí dây chằng ổ chảo – cánh tay trên từ 12 giờ đến 3 giờ,
nhiều nhất là từ 12 giờ đến 1 giờ (66,7%). Sự khác biệt giữa vai phải
và trái khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Dekker M.T.J. và cộng sự nghiên cứu trên 10 khớp vai ở xác
bảo quản đơng lạnh: Phần phần dính vào sụn viền của dây chằng ổ
chảo cánh tay giữa kéo dài từ 12 giờ 50 đến 3 giờ 10, tập trung ở 1
giờ 50 đến 2 giờ 35.
4.1.4.3. Vị trí bám của dây chằng ổ chảo cánh tay dưới trước
Vị trí dây chằng ổ chảo – cánh tay trên từ 3 giờ đến 6 giờ,
nhiều nhất là từ 4 giờ đến 5 giờ (83,3%). Sự khác biệt giữa vai phải
và trái khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Dekker M.T.J. và cộng sự nghiên cứu trên 10 khớp vai bảo
quản đơng lạnh cho kết quả: Phần phần dính vào sụn viền của dây
chằng ổ chảo cánh tay dưới trước kéo dài từ 2 giờ 35 đến 5 giờ, tập
trung ở 3 giờ 30 đến 4 giờ 05.
4.1.4.4. Vị trí bám của dây chằng ổ chảo cánh tay dưới sau
Vị trí dây chằng ổ chảo – cánh tay trên từ 6 giờ đến 9 giờ,
nhiều nhất là từ 7 giờ đến 8 giờ (83,3%). Sự khác biệt giữa vai phải
và trái khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

22


Dekker M.T.J. và cộng sự nghiên cứu trên 10 khớp vai bảo
quản đơng lạnh cho kết quả: Phần phần dính vào sụn viền của dây
chằng ổ chảo cánh tay dưới sau kéo dài từ 6 giờ 45 đến 9 giờ 45, tập
trung ở 7 giờ 35 đến 8giờ 50.
4.2. Về đặc điểm bệnh nhân:
Chủ yếu là nam giới (74,07%), là quân nhân. Tuổi trung bình
53,04 (từ 20 đến 67), 19 vai trái; 36 vai phải. Thời gian bị bệnh trước

mổ chủ yếu dưới 12 tháng. Có 47 BN bên tay thuận, 36 BN có yếu tố
chấn thương. Thời gian nằm viện trung bình 5 ngày.
4.3. Về kết quả chẩn đốn:
Nội soi khớp vai với nhiều ưu điểm: quan sát rộng rãi trong
khớp vai, đánh giá được toàn diện tổn thương và xử lý trong vùng
một lần mổ; ít xâm lấn phần mềm, nội soi khâu gân dưới vai giúp hồi
phục chức năng tốt hơn so với mổ mở.
Các BN trẻ tuổi chủ yếu tổn thương SLAP đơn thuần, nguyên
nhân do tai nạn thể thao chiếm đa số. Sau mổ khả năng phục hồi tốt.
Những BN tuổi trung niên có tổn thương kết hợp.
4.4. Về kỹ thuật mổ:
Theo tác giả Yang H.J. (2014), khơng có sự khác biệt giữa mối
khâu vng góc và mối khâu ngang về chức năng, nhưng ở nhóm
khâu ngang động tác xoay và biên độ vận động tốt hơn nhóm khâu
vng góc ở lần theo dõi cuối cùng.
Theo Chalmers P.N. và cộng sự (2015), cho thấy: các BN kết
hợp khâu SLAP và cố định gân nhị đầu cho kết quả kém hơn nhóm
BN chỉ khâu SLAP đơn thuần hoặc cố định gân nhị đầu đơn thuần.
Trong 21 BN nội soi khâu tổn thương SLAP, có 6 BN thời gian
theo dõi dưới 3 tháng. Cịn 15 BN có thời gian theo dõi trung bình
5,46 tháng (từ 4 đến 10 tháng) cải thiện chỉ số VAS và Constant so
với trước mổ.
Tác giả Castagna A. và cộng sự, khâu SLAP cải thiện rõ so với
trước mổ ở chỉ số VAS và Constant ở thời điểm 6 tháng [100].

23


KẾT LUẬN
1. Đặc điểm giải phẫu của sụn viền và các thành phần liên quan ở

người Việt Nam trưởng thành:
Đặc điểm của đầu dài cơ nhị đầu: 18/30 có bám vào củ trên ổ
chảo. Kích thước tại điểm bám: chiều rộng 3,09 ± 1,06 mm, chiều dài
11,03 ± 1,64 mm.
Đặc điểm của sụn viền: đường kính trên – dưới là 36,77 ± 4,51
mm, đường kính trước sau dưới là: 25,63 ± 3,61 mm, đường kính
trước sau trên là: 21,27 ± 3,48 mm. Sụn viền rộng từ 4,76 ± 1,15 mm
đến 6,01 ± 1,51mm; cao từ 2,62 ± 0,97 mm đến 3,82 ± 1,14 mm.
Đặc điểm của ổ chảo: đường kính trên - dưới là: 29,00 ± 3,92
mm, đường kính trước – sau trên là: 16,27 ± 3,08 mm; đường kính
trước – sau dưới là: 20,47 ± 3,19 mm.
2. Về phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị tổn thương
SLAP:
- Biên độ vận động khớp vai bên tổn thương, sau mổ 12 tháng
có sự cải thiện có ý nghĩa về các động tác dạng vai, xoay ngoài và
xoay trong so với 6 tháng sau phẫu thuật.
Tổng điểm UCLA trung bình sau mổ 6 tháng là 27,78 ± 1,61
và sau 12 tháng là 32,13 ± 1,37.
Sau 6 tháng phẫu thuật điểm VAS trung bình là 1,50 ± 0,50 và
sau 12 tháng phẫu thuật điểm trung bình là 0,54 ± 0,50. Sự khác biệt
là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
Biến chứng trong mổ: 2/54 bệnh nhân bị vỡ đường hầm xương
ổ chảo khi đặt vít neo.

24



×