Tải bản đầy đủ (.docx) (233 trang)

Quản lý chất lượng đào tạo đại học từ xa ở việt nam theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của AAOU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 233 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

ĐỖ SA KỲ

QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ XA


VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM
CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Mai Văn Trinh
2. TS Lê Đông Phƣơng

Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh


Đỗ Sa Kỳ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................................... 2
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................ 3
4.1 Khách thể nghiên cứu..................................................................................................... 3
4.2 Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học.................................................................................................................. 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 3
6.1

Giới hạn về nội dung nghiên cứu........................................................................... 3

6.2 Giới hạn về khách thể khảo sát................................................................................... 4
6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu.................................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................................ 4
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận................................................................ 4
7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................. 5
7.3. Nhóm phƣơng pháp thống kê tốn học.................................................................. 5
8. Những luận điểm bảo vệ............................................................................................................. 5
9. Đóng góp mới của luận án......................................................................................................... 6
10. Cấu trúc của luận án................................................................................................................... 6

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ
XA THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU........................... 7

1.1 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................ 7
1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo đại học từ xa............................................................. 7
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo đại học từ xa theo khung Bảo đảm
chất lƣợng................................................................................................................................ 12
1.1.3 Kết luận chung và các vấn đề cần giải quyết................................................ 17
1.2 Một số vấn đề lý luận về đào tạo từ xa............................................................................. 18
1.2.1 Khái niệm đào tạo từ xa........................................................................................... 18
1.2.2. Thuật ngữ liên quan đến đào tạo từ xa.............................................................. 20
1.2.3. Đặc điểm đào tạo đại học từ xa......................................................................... 27


1.2.4 Các hình thức đào tạo đại học từ xa.................................................................... 30
1.2.5. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của đào tạo đại học từ xa.................................... 32
1.2.6. Một số lý thuyết về đào tạo từ xa....................................................................... 34
1.3 Quản lý chất lƣợng ĐTĐHTX theo tiếp cận bảo đảm chất lƣợng của AAOU 40
1.3.1. Các khái niệm............................................................................................................. 40
1.3.2. Chất lƣợng và chu trình quản lý chất lƣợng PDCA................................... 42
1.3.3. Mơ hình Bảo đảm chất lƣợng của AAOU...................................................... 45
1.3.4. Nội dung quản lý chất lƣợng ĐTĐHTX theo mơ hình AAOU..............48
1.4. Các yếu tố tác động đến đào tạo và quản lý chất lƣợng đào tạo từ xa...............51
1.4.1. Tác động của mơi trƣờng bên ngồi................................................................. 51
1.4.2. Tác động của môi trƣờng bên trong............................................................... 53
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................................... 55

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC TỪ XA Ở VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG
CỦA AAOU 56
2.1 Khái quát về đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam............................................................ 56
2.1.1 Bối cảnh phát triển đào tạo từ xa ở Việt Nam................................................. 56
2.1.2 Lịch sử phát triển đào tạo từ xa và mô hình đại học Mở ở Việt Nam....58

2.2. Đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam.....58
2.2.1. Giới thiệu nghiên cứu thực trạng........................................................................ 58
2.2.2 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam 60

2.2.3 Kết quả đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo đại học từ xa ở
Việt Nam theo tiếp cận khung Bảo đảm chất lƣợng của AAOU........................64
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý đào tạo đại học từ xa ở
Việt Nam................................................................................................................................... 88
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lƣợng đào tạo từ xa..................................... 89
2.3.1. Sự phát triển của đào tạo từ xa trên thế giới................................................... 89
2.3.2. Bảo đảm chất lƣợng trong đào tạo đại học từ xa......................................... 92
2.3.3. Bảo đảm chất lƣợng trong lĩnh vực hỗ trợ ngƣời học của đại học Mở
Sukhothai Thammathirat (STOU), Thái Lan.............................................................. 98
2.3.4. Bảo đảm chất lƣợng trong lĩnh vực hỗ trợ ngƣời học của đại học Mở
Indonesia Đại học Universitas Terbuka (UT).......................................................... 103
2.3.5. Bài học cho Việt Nam........................................................................................... 106


Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................................................... 108

CHƢƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC TỪ XA Ở VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG
CỦA AAOU 109
3.1 Nguyên tắc lựa chọn giải pháp.......................................................................................... 109
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn................................................................... 109
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi....................................................................... 109
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ..................................................................... 109
3.2 Các nhóm giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo đại học từ xa ở Việt Nam....110
3.2.1 Nhóm giải pháp xây dựng mơ hình hệ thống bảo đảm chất lƣợng đào
tạo đại học từ xa ở Việt Nam theo tiếp cận bảo đảm chất lƣợng của AAOU

110
3.2.2 Nhóm giải pháp về đổi mới quản lý hệ thống bảo đảm chất lƣợng đào tạo
đại học từ xa.......................................................................................................................... 118

3.2.3 Nhóm giải pháp về đổi mới các dịch vụ hỗ trợ triển khai hệ thống bảo
đảm chất lƣợng và quản lý chất lƣợng trong đào tạo đại học từ xa................124
3.2.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp......................................................................... 132
3.3 Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của nhóm giải pháp................................... 132
3.3.1. Trƣng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải
pháp.......................................................................................................................................... 133
3.3.2. Kết quả đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của từng nhóm giải pháp
134
3.3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá các giải pháp...................................................... 147
3.4. Thử nghiệm một giải pháp................................................................................................ 149
3.4.1. Mục đích, giới hạn, phƣơng pháp, tiến trình thử nghiệm....................... 149
3.4.2. Kết quả thử nghiệm............................................................................................... 150
Tiểu kết chƣơng 3......................................................................................................................... 153

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 154
1. Kết luận........................................................................................................................................ 154
2. Kiến nghị..................................................................................................................................... 155
2.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................................................................ 155
2.2 Đối với các cơ sở đào tạo đại học có hệ đào tạo từ xa.................................. 156

DANH MỤC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................................................................................................... 157


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 của Việt Nam đã khẳng
định rằng: “Phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lƣợng cao là một đột phát chiến lƣợc, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình
tăng trƣởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững. Đầu tƣ cho giáo dục (GD) là đầu tƣ phát triển” [17]. Để phát
triển chất lƣợng nguồn nhân lực, đầu tiên là phát triển chất lƣợng GDĐT đặc biệt là
GDĐH. Do đó, cải thiện chất lƣợng ĐT là mục tiêu cốt lõi mà mọi trƣờng ĐH đều
hƣớng tới. Trong những năm qua, GDĐH trong nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu
nhất định tuy nhiên, chất lƣợng GDĐT vẫn chƣa xứng với yêu cầu phát triển đất
nƣớc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập tồn cầu, và vẫn cịn khoảng cách khá xa so
với các nƣớc có nền GD tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chất lƣợng GD thấp là do sự
bất cập trong khâu quản lý GD và ĐT. Nói cách khác, quản lý chất lƣợng ĐT là
thành tố quan trọng, đóng vai trị chủ yếu trong việc nâng cao chất lƣợng ĐT của cơ
sở GDĐH. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề
ra mục tiêu tổng quát: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả
giáo dục, đào tạo”, trong đó có việc “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục,
đào tạo”, “coi trọng quản lý chất lƣợng” [12].
Giáo dục từ xa ra đời tính từ thời điểm ĐH Mở Anh quốc thành lập những
năm đầu thập niên 60. Đến nay, GDTX đã phát triển trên phạm vi toàn thế giới với
sự ra đời hàng loạt các trƣờng ĐH Mở tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hình thức
ĐTTX đang ngày trở nên phổ biến với sự hình thành của các Trƣờng ĐH Mở, đồng
thời nhiều trƣờng ĐH cũng mở thêm hệ ĐTTX nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của
ngƣời học tạo tiền đề cho việc phát triển một xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát
triển nền kinh tế tri thức - một xu thế phát triển của kinh tế thế giới trong thế kỷ
XXI.

Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô của ĐTTX đặt ra câu hỏi về vấn đề quản lý
chất lƣợng ĐT. Đây là một trong những vấn đề mấu chốt, tạo nên uy tín của các cơ
sở GDĐH. Tại các quốc gia khác nhau, chính sách và quy chế về kiểm định và Bảo


2
đảm chất lƣợng đƣợc quy định khác nhau. Tuy nhiên, khơng phải quốc gia nào
cũng có bộ cơng cụ dành riêng cho ĐT mở và từ xa. Trong đó Việt Nam xếp vào
nhóm chƣa có bộ cơng cụ dành riêng kiểm định chất lƣợng đào tạo mở và từ xa.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến quản lý chất lƣợng ĐT đặc biệt
là ĐTTX tại nƣớc ta còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Trong bối cảnh COVID-19 đang có những diễn biến ngày càng phức tạp,
ĐTTX từ đó đƣợc sử dụng trong rất nhiều cơ sở GDĐH tuy nhiên hệ thống quản lý
chất lƣợng ĐTTX của các trƣờng ĐH ngày càng bộc lộ rõ những khiếm khuyết của
mình. Nguyên nhân là ĐTTX có những đặc thù riêng có khác với ĐT trực tiếp,
nhƣng hiện nay hầu hết tại các trƣờng ĐH tại Việt Nam, việc quản lý các hình thức
ĐT gần nhƣ giống nhau từ đó dẫn đến nhiều bất cập trong khâu quản lý chất lƣợng
từ khâu tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo cho đến kết thúc khóa học và tốt
nghiệp. Do đó, rất cần một hệ thống quản lý chất lƣợng riêng cho hệ ĐTTX đảm
bảo tính tồn diện, tính khả thi và tính phù hợp.
Mơ hình quản lý chất lƣợng theo khung BĐCL của AAOU là mơ hình đƣợc
đánh giá tốt nhất về tính ứng dụng trong các cơ sở GDĐH và đƣợc sử dụng tại
nhiều quốc gia châu Á nhƣ Thái Lan, Malaysia, Philippines. Đây là những quốc gia
có điều kiện về GD và ĐT tƣơng tự giống Việt Nam nhƣng họ đã đạt đƣợc những
thành tựu tiên tiến trong ĐT nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng ĐT, đặc biệt là
ĐTTX. Do đó, nghiên cứu mơ hình BĐCL của AAOU áp dụng vào thực tiễn thực
trạng quản lý chất lƣợng ĐTTX ở Việt Nam là vô cùng cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng ĐTTX tại các

trƣờng ĐH có tổ chức ĐTTX ở Việt Nam theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của
hiệp hội các trƣờng ĐH Mở châu Á (AAOU), nhằm xây dựng hệ thống quản lý chất
lƣợng ĐTTX và các tiêu chuẩn thực hiện BĐCL ĐTTX theo tiếp cận khung BĐCL
của AAOU, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý chất lƣợng ĐTTX theo mơ hình
này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Xây dựng cơ sở lý luận và thang đo quản lý chất lƣợng ĐTTX theo tiếp

cận khung ĐBCL của AAOU;


3
- Khảo sát thực trạng quản lý chất lƣợng ĐTTX tại các trƣờng ĐH có tổ

chức ĐTTX ở Việt Nam;
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng ĐTTX và các tiêu chuẩn thực hiện

BĐCL ĐTTX theo tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU;
Khảo nghiệm các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng ĐTTX theo
khung ĐBCL của AAOU đã đề xuất.
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu
Chất lƣợng ĐTTX trình độ ĐH.
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX theo tiếp cận BĐCL của AAOU.
5. Giả thuyết khoa học


Với đặc trƣng về sự giãn cách về khoảng cách giữa ngƣời học và ngƣời dạy,
hình thức ĐTTX đang chiếm ƣu thế trong các cơ sở GDDH đặc biệt trong bối cảnh
dịch bệnh Covid 19 bùng nổ trên phạm vi tồn cầu. Từ đó, vấn đề quản lý chất
lƣợng ĐTTX trở thành mối quan tâm của các trƣờng ĐH.
Tại Việt Nam, ĐTTX từ hình thức ĐT ít đƣợc sử dụng đã trở thành hình thức
bắt buộc sử dụng kể từ khi bùng phát dịch bệnh COVID-19. Những hạn chế, bất cập
trong quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ngày càng bộc lộ rõ và trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết đặc biệt là hệ thống quản lý chất lƣợng đảm bảo tính đồng bộ, tính
cập nhật và tính khả thi.
Để khắc phục những hạn chế này, đề tài đi sâu nghiên cứu quản lý chất
lƣợng ĐTTX tại một số cơ sở ĐT ĐH có hệ từ xa tại Việt Nam theo mơ hình ĐBCL
của AAOU. Từ đó, luận án chỉ ra ƣu, nhƣợc điểm và nguyên nhân, tạo cơ sở đề
xuất giải pháp khắc phục một số hạn chế trong quản lý chất lƣợng GDTX tại Việt
Nam thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng ĐTTX theo tiêu chuẩn
quốc tế trên cơ sở mơ hình BĐCL của AAOU.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu của luận án, do điều kiện thời gian và quy mô, chúng tôi
chỉ nghiên cứu chất lƣợng đào tạo ĐHTX của một số cơ sở ĐT ở Việt Nam theo
tiếp cận khung BĐCL của AAOU.


4
6.2 Giới hạn về khách thể khảo sát
Luận án khảo sát những đối tƣợng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên
cứu, bao gồm: Hiệu trƣởng, Giám đốc Trung tâm ĐTTX, Trƣởng đơn vị BĐCL của
các trƣờng, Trƣởng khoa của các ngành/chuyên ngành có ĐTTX của các trƣờng,
các GV, Trƣởng đơn vị có liên kết ĐTTX với các trƣờng, đơn vị sử dụng nguồn
nhân lực ĐTTX, ngƣời học đang theo học ĐTTX và ngƣời học đã tốt nghiệp.

6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu gồm: Trƣờng ĐH Mở TP.HCM, Trƣờng ĐH Mở Hà Nội
và một số trƣờng ĐH có tổ chức hệ ĐTTX ở Việt Nam nhƣ Trƣờng ĐH Sƣ phạm
Hà Nội, ĐH Huế.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận án để
xây dựng khung lý luận của đề tài, nhƣ khái niệm BĐCL trong ĐTTX, vai trò, các
khái niệm có liên quan, khung BĐCL ĐH từ xa và quy trình quản lý BĐCL ĐH từ
xa.
7.1.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
Phƣơng pháp phân loại lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận án để sắp xếp các
tài liệu khoa học liên quan đến ĐTTX thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt,
từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng
hƣớng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của luận án,
giúp phát hiện các quy luật phát triển của ĐTTX, từ đó dự đốn đƣợc các xu hƣớng
phát triển và đƣa ra đề xuất để Bảo đảm chất lƣợng ĐTTX theo AAOU.
Phƣơng pháp hệ thống hóa lý thuyết đƣợc dùng để sắp xếp những thông tin
đa dạng thu thập đƣợc từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với
một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựng khung
Bảo đảm chất lƣợng ĐTTX của Việt Nam theo AAOU) để từ đó mà xây dựng một
lý thuyết mới về Bảo đảm chất lƣợng ĐTTX đầy đủ và sâu sắc hơn.
7.1.3 Phương pháp sơ đồ (graph)
Phƣơng pháp sơ đồ (graph) đƣợc sử dụng trong luận án để mô tả các thành
tố, quá trình vận hành của ĐTTX cho phép hình dung một cách trực quan các mối


5

liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình ĐTĐHTX.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi
Để mô tả đƣợc thực trạng quản lý BĐCLĐT từ xa của Việt Nam, tác giả thiết
kế bộ phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý các trƣờng, các khoa có ĐTTX với các
thang đo mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các biện pháp quản lý chất lƣợng
ĐTTX, mức độ thực hiện các tiêu chí BĐCL ĐTTX của các cơ sở GDĐH theo
khung BĐCL của AAOU.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu (In-depth Interview)
Phỏng vấn sâu đƣợc sử dụng để thu thập thông tin định tính về những quan
điểm, nhận xét, đánh giá của cán bộ quản lý các cơ sở, các đơn vị có ĐTTX của các
trƣờng ĐH về thực trạng BĐCL và thực trạng quản lý chất lƣợng ĐTTX của các cơ
sở.
7.2.3 Phương pháp quan sát
Phƣơng pháp quan sát kết hợp với khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, và
đặc biệt là hỗ trợ cho phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình (case study)
để đạt hiệu quả cao hơn.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng nhằm mô tả thực trạng BĐCL và thực
trạng quản lý BĐCL ĐTTX của các cơ sở GDĐH.
Các số liệu nghiên cứu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học (sử
dụng phần mềm SPSS 22.0) với phƣơng pháp phân tích thống kê mơ tả và phân tích
thống kê suy luận.
Các chỉ số sau đƣợc sử dụng trong phân tích thống kê mơ tả:
- Điểm trung bình cộng đƣợc dùng để tính điểm đạt đƣợc của từng ý kiến

và của từng nhân tố;
- Độ lệch chuẩn để đánh giá mức độ phân tán hoặc thay đổi của điểm số

xung quanh giá trị trung bình;

- Phân tích thống kê suy luận.
8. Những luận điểm bảo vệ

Luận án cần bảo vệ 3 luận điểm chính nhƣ sau:
(1) Quản lý chất lƣợng đóng vai trị quyết định đến thành cơng của đào tạo


6
ĐHTX. Tiếp cận theo khung BĐCL của AAOU để quản lý chất lƣợng ĐTĐHTX là
cách tiếp cận phù hợp, khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng ĐTĐHTX ở
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
(2) Thực trạng quản lý ĐTĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận ĐBCL của
AAOU còn bộc lộ nhiều những hạn chế nhất định, đặc biệt là về tiêu chí, quy trình,
tổ chức quản lý ĐT, cách thức triển khai, điều kiện đảm bảo tại một số cơ sở
GDĐH.
(3) Xây dựng mơ hình hệ thống BĐCL đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp

cận BĐCL của AAOU; Đổi mới quản lý hệ thống BĐCL đào tạo ĐHTX; Đổi mới
các dịch vụ hỗ trợ triển khai hệ thống BĐCL và QLCL trong đào tạo ĐHTX là
những nhóm giải pháp căn bản để quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam
hiện nay.
9. Đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: (1) Luận án làm rõ nội hàm của khung lý thuyết về quản lý đào

tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU; (2) Luận án đã đóng góp
khung lý thuyết về quản lý đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của
- Về thực tiễn: (1) Luận án đã khảo sát, phân tích đánh giá đƣợc thực trạng

quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của AAOU; (2)
Luận án đã đề xuất đƣợc hệ thống nguyên tắc và giải pháp khoa học, phù hợp với

thực tiễn để quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận BĐCL của
AAOU nhằm nâng cao chất lƣợng ĐTĐHTX.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận án có kết cấu gồm 3 chƣơng:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo ĐHTX theo tiếp cận BĐCL

của AAOU.
 Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo

tiếp cận BĐCL của AAOU.
 Chƣơng 3: Các giải pháp quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam

theo tiếp cận BĐCL của AAOU.


7

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TỪ
XA THEO TIẾP CẬN BẢO ĐẢM CHẤT LƢỢNG CỦA AAOU
1.1 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo đại học từ xa
Cho đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu bàn về đào tạo ĐHTX đã ra đời.
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án chúng tôi quan tâm đến hai xu hƣớng
chính: nghiên cứu về lịch sử ra đời của ĐTĐHTX, nghiên cứu các vấn đề về chất
lƣợng ĐTTX.
Xu hướng thứ nhất, nghiên cứu về lịch sử ra đời, đặc điểm và vai trò của đào
tạo ĐHTX
Ở xu hƣớng này, các nhà nghiên cứu quan tâm đến quá trình ra đời với


ngun nhân, hình thức và vai trị của ĐTTX. Vai trò đƣợc nhấn mạnh nhiều nhất
của đào tạo ĐHTX là góp phần xây dựng xã hội học tập và phát triển học tập suốt
đời. Trong bối cảnh thế giới ngày càng phẳng. Ngày nay, cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 kéo gần khoảng cách giữa các quốc gia, khu vực, ĐTTX lại càng thể
hiện vai trị của mình.
Đào tạo ĐHTX xuất phát từ Vƣơng quốc Anh. ĐH Mở Anh quốc đƣợc thành
lập dựa trên 4 nguyên tắc cốt lõi: "Mở cho ngƣời học, mở về địa điểm, mở về
phƣơng pháp và mở về ý tƣởng” (Open to People, open to Places, open to Methods
and open to Ideas). Tính chất “mở” nhấn mạnh sự linh hoạt của hệ thống, giảm thiểu
những rào cản đối với ngƣời học do yếu tố tuổi tác, địa điểm, thời gian và tình trạng
kinh tế.
Qua hơn bốn thập niên phát triển tính từ thời điểm ĐH Mở Anh Quốc ra đời
năm 1963 đến nay hình thức GD mở và từ xa đã có những bƣớc tiến đáng kể.
ĐTTX đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập hệ thống liên kết GD toàn cầu,
tạo ra cơ hội học tập với các hình thức học tập linh hoạt, dễ tiếp cận đối với mọi
tầng lớp nhân dân của nhiều quốc gia trên toàn thế giới trong bối cảnh tồn cầu hóa
mà u cầu về nâng cao dân trí, ĐT nguồn nhân lực cho các quốc gia để hội nhập
với nền kinh tế thế giới là rất cấp thiết.
ĐH mở đƣợc hình thành cùng với sự ra đời và phát triển của ĐTTX. Đây là
mơ hình đƣợc thiết kế để tạo cơ hội học tập cho từng cá nhân, mang tính phù hợp
cao. Nó địi hỏi một mạng lƣới văn phòng khu vực và hệ thống trung tâm học tập ở
địa phƣơng, tập trung quản lý, cấu trúc hệ thống và vận hành ở tầng vĩ mô, và cần
vốn đầu tƣ ban đầu cao.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 44 ĐH, mỗi trƣờng có tối thiểu 100.000
học viên và đƣợc gọi là các siêu ĐH. Trong số này, 18 siêu ĐH ở Châu Á, riêng ở
Ấn Độ có 7 siêu ĐH với tổng học viên khoảng 2,938 triệu. Wikipedia cũng lên danh


8
sách 7 ĐH Mở Châu Á trong 10 siêu ĐH lớn nhất trên thế giới. Trong đó, ĐH Phát

thanh Truyền hình Trung ƣơng Trung Quốc, với khoảng 2 triệu học viên, đứng đầu
trong danh sách, mặc dù về mặt kỹ thuật, đó là sự kết hợp của các cơ sở GD riêng
biệt.
Loại hình trƣờng ĐH Mở mới hình thành cách đây hơn 30 năm qua, bắt đầu
với ĐH Mở Vƣơng Quốc Anh thành lập năm 1969. Khác với loại hình trƣờng ĐH
truyền thống, loại hình ĐH mở khơng tổ chức thi tuyển đầu vào, mà chỉ xét tuyển
những ngƣời tốt nghiệp phổ thơng trung học hoặc tƣơng đƣơng. Loại hình ĐH mở
ra đời để đáp ứng nhu cầu học ĐH thƣờng xuyên và suốt đời của đông đảo ngƣời
dân. Loại hình ĐH mở đi liền với sự phát triển quy mô lớn, cung cấp GDĐH bằng
phƣơng thức từ xa là chủ yếu. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi
trƣờng ở mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mơ hình hàm thụ và/ hoặc
mơ hình đa phƣơng tiện và/ hoặc mơ hình qua internet chiếm ƣu thế [1].
Với mục tiêu xây dựng một “xã hội học tập”, Hoa Kỳ ln khuyến khích
thúc đẩy cơng tác ĐTTX. Trong những năm gần đây, nhiều trƣờng ĐH hàng đầu thế
giới (Harvard, Stanford, MIT, Berkeley, Maryland, Georgetown, Georgia Tech…)
đều đồng loạt triển khai các hình thức ĐTTX. Nghiên cứu của tổ chức Sloan
Consortium năm 2012 chỉ ra rằng 77% lãnh đạo các trƣờng ĐH ở Mỹ đồng nhất
quan điểm học trực tuyến “ngang bằng hoặc tốt hơn” học truyền thống. Bên cạnh
đó, khảo sát của U.S. Higher Education News năm 2016 cho thấy rằng khoảng 5.8
triệu sinh viên đăng ký các khóa học từ xa vào mùa thu năm 2014, tăng 3,9% so với
cùng kỳ năm trƣớc [78]. Ngoài ra, theo IES ƣớc tính có tổng cộng 12,2 triệu ngƣời
đăng ký học các khóa học từ xa. Cùng với sự gia tăng về số lƣợng, chất lƣợng
ĐTTX ở Hoa Kỳ cũng đƣợc nâng cao. Xã hội hóa GD đƣợc thực hiện mạnh mẽ
qua quá trình này.
Trải qua thời gian phát triển cùng với những tiến bộ không ngừng của khoa
học và công nghệ, cùng những ý tƣởng, những kinh nghiệm đƣợc rút ra trong quá
trình phát triển đến nay hệ thống GDM&TX ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày
càng mở rộng khái niệm “mở” theo cách hiểu trƣớc đây. Một số ĐH mở còn “mong
ƣớc” bổ sung thêm nguyên tắc "mở về chƣơng trình học” (open curriculum), tức là
cho phép học sinh/sinh viên tự thiết kế chƣơng trình học để có thể có "văn bằng

mong muốn”. Khái niệm “mở” đƣợc hiểu rộng hơn đó là việc xây dựng nguồn tài
nguyên GD, mở phong phú hơn, xây dựng các khóa học mở đại chúng. Đây đƣợc
xem là xu thế phát triến của GDM&TX trên thế giới hiện nay.
Peter đã chỉ ra một trong những vai trò quan trọng của ĐTTX là nhằm gia
tăng chỉ số hạnh phúc. Chỉ số hạnh phúc này đƣợc nhân rộng theo lứa tuổi, không
dừng lại ở những ngƣời trong độ tuổi đi học mà loại bỏ hoàn toàn giới hạn độ tuổi.


9
Hình thức ĐT này thỏa mãn đƣợc các nhu cầu khác nhau của mọi lứa tuổi [66].

Tại Việt Nam, nghiên cứu về đào tạo từ xa tập trung nghiên cứu về tình hình
triển khai đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến và các điều kiện đảm bảo nhƣ cơ sở vật
chất, học liệu, khó khăn và thuận lợi trong đào tạo từ xa. Trong bối cảnh dịch bệnh
COVID 19 đang có những diễn biến phức tạp, đào tạo từ xa, học trực tuyến đang
phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong GD và ĐT.
Tác giả Phạm Phƣơng Tâm (2013) đã nghiên cứu về Một số khó khăn trong
đào tạo từ xa ở trường đại học Cần Thơ đăng trên tạp chí khoa học trƣờng đại học
Cần Thơ. Đứng trên quan điểm đào tạo từ xa đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm,
phát triển và mở rộng, trƣờng đại học Cần Thơ đã thực hiện công tác đào tạo từ xa
ở trƣờng nhiều năm nhƣng vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong cơng tác đào tạo.
Từ thực tế đó, tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện chất lƣợng đào tạo
hệ từ xa tại trƣờng đại học Cần Thơ nói riêng và các cơ sở đào tạo đại học trong
nƣớc nói chung.
Bài viết đào tạo từ xa đáp ứng nhu cẩu đào tạo nhân lực vùng đồng bằng
sông Cửu Long của Phạm Phƣơng Tâm (2014) đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục
đánh giá cao vai trò của đào tạo từ xa đối với việc đáp ứng nhu cầu học tập của
ngƣời dân, góp phần đào tạo nhân lực trình độ đại học góp phần phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của vùng Tây Nam Bộ nói riêng và cả nƣớc nói chung. Từ đó, tác
giả làm rõ mối quan hệ giữa đào tạo từ xa và nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ đại

học căn cứ vào tình hình thực tế tại đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2019, bài viết Hệ thống đào tạo trực tuyến e-learning tại trường đại
học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh: Nghiên cứu đánh giá và kiến nghị của tác
giả Huỳnh Đệ Thủ đã giới thiệu về hệ thống đào tạo e-learning và các mơ hình trong
đào tạo trực tuyến, đƣa ra đánh giá, nhận xét về hệ thống đào tạo trực tuyến trong
trƣờng đại học kinh tế - tài chính TP. Hồ Chí Minh. Dựa trên tình hình thực tế tại
trƣờng, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu của của đào tạo trực
tuyến của nhà trƣờng.
Xu hướng thứ hai, nghiên cứu về chất lượng đào tạo ĐHTX
Ở xu hƣớng này, các tác giả quan tâm nhiều đến vấn đề BĐCL đào tạo

ĐHTX. Xây dựng, lựa chọn và áp dụng khung BĐCL phù hợp với thực tế ĐTTX
của cơ sở ĐT là điều đƣợc các nhà nghiên cứu bàn thảo.
Sự phát triển của ĐTTX đã đặt ra câu hỏi lớn về vấn đề chất lƣợng. Từ thập
kỷ 90 của thế kỷ 20, BĐCL trong ĐTTX thu hút đƣợc sự quan tâm của các cơ sở
ĐT, các cơ quan hữu quan và các chuyên gia của nhiều nƣớc trên thế giới. Từ đó,
các cơ sở ĐT bắt đầu định nghĩa và định hƣớng lại sứ mệnh và tầm nhìn của mình
nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lƣợng. Hiện nay, BĐCL đã trở thành


10
yếu tố quan trọng trong chiến lƣợc phát triển và văn hóa của các cơ sở ĐTTX.
Nhiều tổ chức đã ban hành khung BĐCL nhằm tạo ra bộ tiêu chuẩn chung đánh giá
các cơ sở GD trong đó có thể kể đến khung BĐCL của hiệp hội các trƣờng ĐH Mở
châu Á (Asian Association of Open Universities - AAOU) hay khung BĐCL của
khối thịnh vƣợng chung về học tập (Commonwealth of Learning - COL),… Các tổ
chức có liên quan tìm kiếm trách nhiệm giải trình trong GDĐH đã thúc đẩy các
chính phủ thành lập các cơ quan kiểm định và BĐCL. Các cơ quan nhƣ mạng lƣới
BĐCL châu Âu (ENQA), mạng lƣới quốc tế các cơ quan BĐCL cho GDĐH
(INQAAHE) và UNESCO cùng hợp tác và chia sẻ thông tin về tiêu chuẩn chất

lƣợng và các tấm gƣơng điển hình.
Năm 1996, Victor S. K. Lee tiến hành nghiên cứu về BĐCL tại Viện ĐH Mở
Hong Kong. Bài viết Quality assurance at the open learning Institute of Hong Kong
[76] đã thảo luận về tình trạng chảy máu chất xám cũng nhƣ những tác động tích

cực của sự phát triển kinh tế Hong Kong. Khi quy mô GDĐH đƣợc mở rộng, các
vấn đề liên quan đến BĐCL đƣợc chú trọng. Do đó, cơ chế BĐCL của Viện ĐH Mở
Hong Kong đƣợc đề cập cụ thể ở cấp độ chƣơng trình và khóa học.
Bài báo The practice of a quality assurance system in open and distance
learning: a case study at Universitas Terbuka Indonesia (the Indonesia open
university) của tác giả Tian Belawati và Amin Zuhairi viết về kinh nghiệm của ĐH
Mở Indonesia (UT), trƣờng ĐH tiên phong trong thực hiện chiến lƣợc BĐCL với
cƣơng lĩnh: “Chúng ta viết những điều chúng ta làm. Chúng ta làm những gì ta viết.
Chúng ta kiểm tra. Chúng ta cải thiện khơng ngừng” [77]. Theo đó, BĐCL khơng
phải hành động ngắn hạn mà là chiến lƣợc quan trọng dài hơi của UT.
Tác giả Angela D. Benson trong bài viết Dimensions of quality in online degree
programs đăng trên tạp chí The American Journal of distance education đã tìm ra nhiều
ý nghĩa khác nhau của chất lƣợng dựa trên góc nhìn của các bên liên quan đến quá
trình xây dựng chƣơng trình ĐT cấp văn bằng trực tuyến của một trƣờng ĐH có ĐTTX
và các tác động của chúng đến kết quả của các chƣơng trình này [49]. Khía cạnh hỗ trợ
ngƣời học trong ĐTTX tại 3 trƣờng ĐH mở Đông Nam Á đƣợc đề cập đến trong bài
báo Perspectices on quality and quality assurance in learner support areas at three
Southeast Asian open universities [48]. Bài viết khám phá và tìm hiểu về quan điểm
chất lƣợng và BĐCL của 3 trƣờng ĐH Mở này theo góc nhìn của ngƣời hƣớng dẫn,
học viên và ngƣời quản trị hỗ trợ ngƣời học. Từ đó, các tác giả chỉ ra rằng nhân viên
tại 3 trƣờng đều xem việc làm hài lòng sinh viên là tiêu chí chất lƣợng chính trong lĩnh
vực hỗ trợ ngƣời học trong khi khái niệm về BĐCL của họ tập trung vào tầm quan
trọng của hƣớng dẫn chất lƣợng (quy trình vận hành tiêu chuẩn) nhƣ là lộ trình để đáp
ứng tiêu chí chất lƣợng cá nhân.



11
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chất lƣợng ĐTTX tập trung vào một nhóm

yếu tố tạo nên chất lƣợng nhƣ kết quả ĐT, cơng nghệ ĐTTX, sự hài lịng của sinh
viên và các biện pháp nâng cao chất lƣợng ĐTTX. Hai trƣờng ĐH Mở là Trƣờng
ĐH Mở Hà Nội và Trƣờng ĐH Mở TPHCM có các nghiên cứu hệ thống hơn về
chất lƣợng ĐTTX và các giải pháp BĐCL của đơn vị mình. Trong đó, một số có
tính thuyết phục cao vì đã đề xuất giải pháp dựa vào nghiên cứu thực tế, một số
khác mới chỉ giới thiệu những giải pháp mà cơ sở đang thực hiện nhƣng đều là
những tài liệu tham khảo hữu ích cho luận án của chúng tơi.
Xuất phát từ góc độ nhân tố ảnh hƣởng đến ĐTTX, trong luận án Phân tích
các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu ĐTTX ở Việt Nam bảo vệ năm 2014 tại ĐH Kinh
tế Quốc dân, Mai Văn Lƣu đã chỉ ra những hạn chế yếu kém trên các phƣơng diện:
công nghệ ĐT, đầu tƣ cơ sở vật chất, tổ chức và quản lý quá trình ĐT, quy trình thi,
kiểm tra, đánh giá và ĐT, bồi dƣỡng nghiệp vụ, phƣơng pháp sƣ phạm về ĐTTX
cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra những
biện pháp khắc phục các hạn chế, yếu kém đó để nâng cao chất lƣợng ĐTTX nhƣ:
đa dạng hóa ngành nghề ĐTTX phù hợp với thị trƣờng lao động, tăng cƣờng ứng
dụng phƣơng tiện trong ĐTTX, tăng cƣờng BĐCL GDTX…
Năm 2015, Phạm Phƣơng Tâm trong bài viết Nâng cao chất lượng đào tạo
từ xa đáp ứng nhu cầu xã hội học tập và học suốt đời đăng trên tạp chí giáo dục đã
khẳng định vai trò của giáo dục từ xa trong việc xây dựng xã hội học tập và khuyến
khích học tập suốt đời theo chủ trƣơng của nhà nƣớc trong chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội 2011-2020, từ đó tác giả đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao
chất lƣợng đào tạo từ xa đáp ứng nhu cầu xã hội học tập và học tập suốt đời.
Bài viết Đảm bảo và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học từ
xa ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và hướng triển khai‖ của tác giả Nguyễn Hữu Cƣơng
và Lê Mỹ Phong (2019) đăng trên tạp chí đại học quốc gia Hà Nội bàn về lý luận và
hƣớng triển khai đảm bảo và kiểm định chất lƣợng các chƣơng trình đào tạo từ xa

tại nƣớc ta trong đó trình bày rõ một số khái niệm liên quan đến đào tạo từ xa và
đảm bảo, kiểm định chất lƣợng đồng thời nghiên cứu một số kinh nghiệm nƣớc
ngồi có lien quan đến chủ đề này. Căn cứ vào đó, tác giả đƣa ra đề nghị đối với các
cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo và kiểm định chất lƣợng hệ đào
tạo từ xa tại Việt Nam.
Một số cơng trình khác cũng nghiên cứu nội dung này là: Quality assurance
in Asian Open and distance learning: Policies and Implementation của Ojat
Darojat, Michelle Nilson và David Kaufman (2015), Problems and prospects of
open and distance education in Nigeria (2006) của Madasiru Olalere Yusuf,
Learning support service in distance education system (a case study of Turkey)


12
(2004) của Salih USUN, luận án tiến sĩ ĐH Ghana, ElGon về Dịch vụ hỗ trợ sinh
viên trong ĐTTX (2013) của Elvis Dan Sekyi, Learner support for distance
learners: a study of six cases of ICT based distance education institutions in China
(2012) của Shuting Gao…
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo đại học từ xa theo khung Bảo đảm chất
lượng
Xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, quản lý chất lƣợng ĐTTX đƣợc
nghiên cứu với nhiều quan điểm nhƣ: quản lý ĐTTX theo nhu cầu ngƣời học, quản
lý ĐTTX theo cách truyền thống…. Với mục đích tiếp cận quản lý ĐTTX theo
khung AAOU, chúng tôi quan tâm đến các nghiên cứu về quản lý ĐTĐHTX theo
khung BĐCL.
Xu hướng thứ nhất, nghiên cứu về lý thuyết và thực trạng quản lý BĐCL
ĐTTX
Ở xu hƣớng này, các tác giả trình bày khung BĐCL và thực tiễn quản lý

ĐTTX theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có AAOU. Tuy nhiên, các
nghiên cứu không bàn cụ thể nhiều vào vấn đề quản lý mà đề cập chung trong khi

trình bày về vấn đề BĐCL. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến nhƣ sau:
Năm 2007, Kidney và cộng sự viết bài Toward a quality assurance approach
to e-learning courses đăng trên International on e-learning đã xác định 8 chiến
lƣợc BĐCL tại ĐH Houston Clear Lake về thiết kế, phát triển web, điều chỉnh, khả
năng sử dụng và tiếp cận, khả năng duy trì, bản quyền, tác động cơ sở hạ tầng và nội
dung và sự nghiêm ngặt. Từ đó, tác giả thảo luận về tác động của các chiến lƣợc
này cũng nhƣ thực hiện và vận hành chúng nhƣ thế nào để đạt đƣợc sự công nhận
về chất lƣợng của các cơ quan trong nƣớc và quốc tế [55].
Trong cuốn sách Quality assurance and accreditation in distance education
and e-learning (2012), Jung và Latchem đề xuất BĐCL nên là trung tâm của các
khía cạnh liên quan đến hoạch định chính sách, sƣ phạm, quản lý, thiết kế hƣớng
dẫn, cung cấp kỹ thuật và hỗ trợ ngƣời học trong ĐTTX. Các tác giả cho rằng chất
lƣợng của cơ sở GD hay chƣơng trình ĐTTX đƣợc thể hiện qua sự cơng nhận và
đánh giá của cơng chúng. Bên cạnh đó, Jung và Latchem cũng nhấn mạnh rằng quá
trình kiểm định và BĐCL ĐTTX địi hỏi sự thận trọng vì cần phải áp dụng các hệ
thống và bộ công cụ phù hợp với các bối cảnh khác nhau về văn hóa, xã hội, các đặc
điểm của cơ sở ĐT, ... [52].
Đi vào những vấn đề cụ thể hơn, năm 2013, trong bài Quality Assurance in
distance education and e learning: Challenges and solutions from Asia, Jung và
cộng sự đã đƣa ra những bàn thảo về các chính sách, khn khổ, hƣớng dẫn và
chiến lƣợc BĐCL của các nhà cung cấp ĐTTX đƣợc lựa chọn trên 12 quốc gia và


13
một số lãnh thổ ở Châu Á theo 5 nội dung chính liên quan đến vấn đề BĐCL trong
GDTX và học trực tuyến: hệ thống hoặc cách tiếp cận cân bằng với BĐCL; đảm bảo
quá trình quản lý chất lƣợng; chú trọng thiết kế hƣớng dẫn; BĐCL trong hỗ trợ
ngƣời học và đánh giá; Đo lƣờng kết quả thực hiện và đầu ra. Từ đó, tác giả đƣa ra
những thách thức trong việc BĐCL và nâng cao chất lƣợng cấp cơ sở GD [49].
Cùng đề cập đến vấn đề này, trong cuốn sách Quality Assurance of Online

Learning Toolkit (2017), APEC (Asia – Pacifie Economic Cooperation) đã trình bày
các lĩnh vực thực hành thể chế mà những nhà thực hành BĐCL có thể đánh giá liên
quan đến việc cung cấp GD trực tuyến và kết hợp. Chúng đại diện cho các khía cạnh
hoạt động riêng biệt nhƣng liên kết với nhau của thực tiễn GDĐH. Đơn cử nhƣ các
lĩnh vực 1, 2, 3 đại diện cho văn hóa đổi mới và bao gồm các khía cạnh nhƣ lãnh
đạo và quản lý, phát triển đội ngũ nhân viên, đánh giá và cải tiến. Trong khi đó, các
lĩnh vực 4, 5, 6 liên quan đến sự tham gia của sinh viên (SV) và bao gồm các khía
cạnh nhƣ nguồn lực, thơng tin và hỗ trợ SV, trải nghiệm của SV… Những hoạt
động này có thể đƣợc đánh giá bởi các cơ quan bên ngồi và tích hợp vào các hệ
thống tổ chức nội bộ.
Anca Prisăcariu đã phân tích so sánh về các cách tiếp cận BĐCL và ảnh
hƣởng của chúng đến GD dành cho ngƣời trƣởng thành thuộc GDĐH châu Âu
trong bài viết Approaches of quality assurance models on adult education
provisions [31]. Trong đó, tác giả đã khẳng định chất lƣợng GD tốt khi quy mơ
cộng đồng có chất lƣợng tốt. Đảm bảo cơ hội bình đẳng trong GDĐH khơng chỉ là
đảm bảo cơng bằng xã hội mà cịn ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng GDĐH. Do
đó, BĐCL cần tăng cƣờng vai trị của mình trong việc theo dõi, khuyến khích học
viên theo học, tốt nghiệp GDĐH.
Tại Việt Nam, gần đây nhất, luận án Quản lý ĐTTX đáp ứng nhu cầu nhân
lực trình độ ĐH vùng Đồng bằng sơng Cửu Long của Phạm Phƣơng Tâm cũng đã
chỉ ra những kết quả và hạn chế cũng nhƣ giải pháp khắc phục trong tổ chức ĐTTX
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các nghiên cứu và đề xuất nêu trên đều không
xem xét đầy đủ cơ sở lý thuyết và các hƣớng dẫn thực hiện để hình thành nên hệ
thống hồn chỉnh các nhóm yếu tố/tiêu chí phản ánh chất lƣợng ĐTTX, nên chƣa
đánh giá đƣợc đầy đủ các mặt chất lƣợng ĐTTX của tất cả cơ sở GDĐH Việt Nam
có ĐTTX.
ĐTTX đã có lịch sử hơn 100 năm nhƣng trong khoảng hơn bốn thập kỷ gần
đây kể từ khi thành lập Trƣờng ĐH Mở Anh Quốc (năm 1969), ĐTTX mới thực sự
có những bƣớc tiến nhảy vọt cả về lý luận và công nghệ ĐT. Trong kỷ nguyên
thông tin và kinh tế tri thức hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới nói chung và khu vực

Đơng Nam Á nói riêng coi ĐTTX là cơng cụ hữu hiệu để phục vụ việc học tập suốt


14
đời và phát triển đất nƣớc thốt khỏi tình trạng tụt hậu, đƣa nền kinh tế - xã hội lên
tầm cao mới.
ĐTTX khơng phải là hình thức ĐT mới đối với các nƣớc phát triển nhƣng
đối với nƣớc ta trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trƣớc thì cịn khá mới
mẻ. Từ năm 1993 đến nay, đặc biệt trong 5 năm gần đây, ĐTTX tại Việt Nam đã có
những tiến triển về cơng nghệ, ngành nghề và phạm vi ĐT. Với đặc thù của ĐTTX
là thầy - trị giãn cách nhau về khơng gian, thời gian nên việc chuyển tải kiến thức,
thơng tin và q trình tƣơng tác đƣợc giải quyết bằng công nghệ, học liệu và
phƣơng tiện.
Việc triển khai ĐTTX sẽ tạo ra hiệu quả to lớn cả về kinh tế và xã hội. Trong
điều kiện cụ thể hiện nay của nƣớc ta, việc phát triển hình thức ĐT này có thể coi là
một trong những biện pháp để hiện thực hóa các mục tiêu theo chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc, đồng thời thực hiện chủ trƣơng của Bộ
GD&ĐT về đa dạng hoá, xã hội hoá GD. Trong tƣơng lai gần, hình thức này cần
đƣợc phát triển mạnh mẽ, vì nó là tiền đề cho việc phát triển một xã hội học tập,
đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức - một xu thế phát triển của kinh tế thế
giới trong thế kỷ XXI. Đặc biệt đối với sự nghiệp GD&ĐT của nƣớc ta, đây sẽ là
bƣớc đi tắt đón đầu, đổi mới đúng hƣớng hiện đại hóa nhằm ĐT đội ngũ lao động
có đủ tri thức, kỹ năng thích ứng và hội nhập vào thế giới văn minh đang tiến bƣớc
mạnh mẽ vào kỷ nguyên cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4.
Một số cơng trình khác liên quan đến xu hƣớng này là: The practice of a
quality assurance system in open and distance learning: A case study at Universitas
Terbuka Indonesia (The Indonesia Open University) của Belawati, T., & Zuhairi, A.
(2007); Guidelines for Addressing Distance and Correspondence Education của
Southern Association of Colleges and Schools, Commission on Colleges (2014);…
Xu hướng thứ hai, nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý ĐTTX theo

khung BĐCL
Các cơng trình nghiên cứu trong xu hƣớng này đề cập đến các mơ hình
BĐCL ĐTTX, đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý BĐCL ĐTTX.
Năm 2011, trong bài Quality assurance in Asian distance education: Diverse
approaches and common culture đăng trên tạp chí The international review of
research in open and distance learning, Vol.12, No, Insung Jung và cộng sự cho rằng
các quốc gia châu Á có 3 cách tiếp cận BĐCL trong ĐTTX [47]. Cụ thể là:
Cách tiếp cận đầu tiên, ĐTTX là một phần của chuyển giao GDĐH và áp
dụng các tiêu chí và quy trình tƣơng tự đối với tất cả các loại cơ sở GD. Một số
quốc gia tiếp cận BĐCL theo cách này nhƣ Hong Kong, Malaysia, Indonesia,
Phillipnes, Singapore và Sri Lanka.


15
Indonesia điều chỉnh công cụ kiểm định phù hợp với tính duy nhất của các
chƣơng trình GDĐHTX (cơng cụ kiểm định cho chƣơng trình nghiên cứu GDTX)
khi đánh giá chƣơng trình ĐTTX nhƣng khơng có quy trình kiểm định riêng cho
chƣơng trình trực tuyến hay ĐTTX.
Philippines quy định tiêu chuẩn kiểm định ĐTTX trong bản ghi nhớ số 27
của Ủy ban GDĐH (CHED). Theo đó, chỉ các chƣơng trình sau ĐH với kiểm định
cấp độ 3 đƣợc đƣa ra chƣơng trình ĐTTX với giả thuyết rằng sinh viên cần tƣơng
tác trực tiếp với cố vấn và bạn học để học tốt hơn. Tuy nhiên, CHED ủy quyền một
số cơ sở GD bao gồm trƣờng ĐH Mở Phillipine đƣa ra các chƣơng trình ĐH
ĐTTX và cơng nhận chúng.
Sri Lanka khuyến khích sử dụng bộ cơng cụ BĐCL dành cho các chƣơng
trình và cơ sở ĐTĐHTX khi đánh giá và cải thiện hệ thống và chính sách BĐCL.
Cục văn bằng Malaysia hiện đã phát triển hƣớng dẫn kĩ thuật dành cho
ĐTTX bao gồm 177 tiêu chuẩn và chỉ số thực hiện (PIs) thuộc 9 lĩnh vực BĐCL. 9
lĩnh vực này đƣợc sử dụng trong kiểm định chƣơng trình và kiểm tra cơ sở ĐT
truyền thống.

Hồng Kong và Singapore sử dụng hƣớng dẫn và tiêu chuẩn phổ biến đối với
các cơ sở ĐTTX và cơ sở GD truyền thống
Cách tiếp cận thứ hai là thừa nhận đặc trƣng của ĐTTX và ứng dụng các tiêu
chí và quy trình BĐCL khác nhau gồm các nƣớc Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
Tại Trung Quốc, khi các ĐH truyền thống đƣợc đánh giá bởi văn phòng
GDĐH chung, các cơ sở ĐTTX bao gồm hệ thống trƣờng ĐH Mở Trung Quốc
(OUSC) và các trƣờng cao đẳng, ĐH trực tuyến do văn phòng GD thƣờng xuyên và
GDTX thuộc vụ GDĐH, bộ GD quản lý và đánh giá thông qua các quy trình và tiêu
chuẩn BĐCL khác nhau dành cho các cơ sở GD truyền thống.
Tại Ấn Độ, hội đồng ĐTTX (DEC) giám sát BĐCL của ĐTTX. Năm 2009,
chính sách mới về ĐTTX trong GDĐH đƣợc ban hành, theo đó, tất cả các chƣơng
trình ĐTTX mới khơng những cần DEC chấp thuận mà còn phải đƣợc hội đồng
quốc gia về kiểm định trực tiếp thực hiện công tác kiểm định.
Tại Hàn Quốc, dịch vụ thông tin nghiên cứu và GD Hàn Quốc (KERIS) quản
lý việc đánh giá các trƣờng ĐH trực tuyến sử dụng khung BĐCL.
Cách tiếp cận thứ ba, gồm các nƣớc Nhật Bản và Mông Cổ xác định vị trí
hoặc qúa trình phát triển quy trình và tiêu chuẩn BĐCL phù hợp với đặc điểm của
ĐTTX.
Nhìn chung, BĐCL trong ĐTTX đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển so
với BĐCL của GDĐH truyền thống. BĐCL trong ĐTTX vẫn đang là quan niệm
mới tại một số quốc gia/vùng lãnh thổ, cách tiếp cận BĐCL khác nhau phản ánh sự


16
khác biệt về văn hóa, nhu cầu và giai đoạn phát triển. Mỗi cách tiếp cận có điểm
mạnh và điểm yếu nên không thể xác định cách nào là tốt nhất.
Năm 2016, Lê Thị Thanh Thu và cộng sự công số đề tài nghiên cứu cấp Bộ
Giải pháp BĐCL hệ ĐTTX tại các cơ sở GDĐH Việt Nam đáp ứng u cầu xã hội.
Nhóm đề tài đã mơ tả và đánh giá thực trạng quản lý điều kiện BĐCL tại các cơ sở
GDĐH có ĐTTX hiện nay. Theo đó, các trƣờng đƣợc khảo sát đều có tổ chức

ĐTTX có chất lƣợng ở mức khá. Trong quản lý, tổ chức ĐTTX, giữa các trƣờng
khơng có nhiều khác biệt. Sự khác biệt rõ nét thể hiện ở hạ tầng cơ sở phục vụ ĐT
của các trƣờng. Khi lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về điều kiện BĐCL ĐTTX tại
cơ sở GDĐH mà họ theo học, các khách thể khảo sát đề nghị cần phải cải tiến nhiều
hoạt động thuộc nhóm điều kiện BĐCL hạ tầng cơ sở ĐT; Đánh giá của viên chức
quản lý ĐTTX về điều kiện BĐCL tại cơ sở GDĐH của họ [23].
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc sau hơn
20 năm phát triển hệ ĐTTX, loại hình ĐT này cũng dần bộc lộ nhiều những hạn
chế, bất cập. Một điều rất dễ nhận thấy trong quản lý ĐTTX đó là các cơ sở ĐTTX
có khuynh hƣớng chạy đua về số lƣợng, đặt mục tiêu chủ yếu vào việc mở rộng
quy mơ ĐT mà ít chú trọng đến các yếu tố BĐCL nhƣ đội ngũ GV, hệ thống học
liệu, công nghệ ĐT, quy trình kiểm tra đánh giá, cơng tác tổ chức và quản lý q
trình ĐT. Trong đó, quy trình kiểm tra, đánh giá chƣa đƣợc xem là một cơng cụ
quan trọng để sàng lọc trong q trình ĐT nhằm BĐCL đầu ra theo yêu cầu của
chƣơng trình ĐT đặt ra. Công tác tổ chức và quản lý quá trình ĐT chƣa đƣợc xây
dựng nhất quán và chuyên biệt phù hợp với hình thức ĐTTX [23].
Nền GD Việt Nam hƣớng đến việc xây dựng nền GD mở [12] đặt trọng tâm
vào việc phát triển hình thức ĐTTX để thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập,
nhƣng phải đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lƣợng. Yêu cầu về chất lƣợng vừa
là nguyên nhân vừa là mục tiêu trong chủ trƣơng đổi mới căn bản, toàn diện
GD&ĐT. Trong bối cảnh ấy các cơ sở GD cần phải xây dựng đƣợc những chiến
lƣợc của mình để BĐCL, tạo niềm tin cho xã hội. Có nhƣ vậy ĐTTX mới hồn
thành tốt sứ mạng của mình trong hệ thống GD quốc dân. Xét về vai trị của hình
thức ĐTTX trong hệ thống GD quốc dân, trong việc nâng cao dân trí thơng qua việc
xây dựng xã hội học tập, xét về quy mô và tác động xã hội của ĐTTX và xét tình
hình thực tế về chất lƣợng nhƣ đã nêu trên, việc đánh giá một cách toàn diện về
chất lƣợng ĐT hệ ĐTTX trong nƣớc làm cơ sở để đề xuất những giải pháp đảm bảo
và nâng cao chất lƣợng trở nên rất cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Tác giả Nguyễn Quang Giao (ĐH Đà Nẵng) trong nghiên cứu Quản lý chất
lượng GDĐH đã đƣa ra một khung lý thuyết về BĐCL GDĐH và khuyến nghị áp

dụng hệ thống BĐCL vào các trƣờng ĐH ở Việt Nam [24].


17
Vấn đề BĐCL GDĐH cũng đã trở thành chủ trƣơng, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng
sản Việt Nam khoá X chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc xầy dựng và thực hiện hệ thống kiểm
đinh chất lƣợng GD theo mục tiêu GD” [20, tr.21]. Báo cáo Tình hình GD của
Chính phủ viết: “Xây đựng hệ thống quản lý chất lƣợng, thực hiện bảo đảm và kiểm
định chất lƣợng GD” [22, tr.15]. Ngày 02 tháng 12 năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ra
Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành quy định tạm thời về kiểm định
chất lƣợng trƣờng ĐH [4].
Các hoạt động BĐCL mới bắt đầu đƣợc triển khai ở phƣơng thức cung cấp
GDĐH “mặt đối mặt” hay “qua phòng học” trong một số trƣờng ĐH truyền thống.
Theo Bộ GD&ĐT, hai trung tâm bảo đảm chất lƣợng của ĐH quốc gia Hà Nội và ĐH
quốc gia TP.HCM đã thành lập và đi vào hoạt động; năm 2003, Cục Khảo thí và Kiểm
định Chất lƣợng GD (thuộc Bộ GD&ĐT) thành lập đã đánh dấu một thời kỳ mới trong
tiến trình phát triển hệ thống kiểm định chất lƣợng GĐĐH ở Việt Nam; tính đến tháng
10/2008 đã có 78 trƣờng ĐH truyền thống hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 20 trƣờng
ĐH truyền thống khác đã đƣợc đánh giá ngoài [14, tr.01-48.].

Tại Việt Nam, đã xuất hiện một số đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nƣớc
nghiên cứu vấn đề quản lý chất lƣợng ĐTTX nhƣ: Kiểm định chất lượng trong
GDĐH‖ [15]; ―BĐCL GDĐH: sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam [25];
International Practices in Quality Assurance for Higher Education Teaching and
Learning: Prospects and Possibilities for Vietnam (Những biện pháp bảo đảm chất
lượng dạy và học ĐH trên thế giới: Những triển vọng và khả năng áp dựng cho Việt
Nam)[23]... đã cung cấp nhiều thông tin liên quan đến vấn đề lý luận và thực tiễn về
bảo đảm chất lƣợng GDĐH ở Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nƣớc Các giải pháp tổng
thể nâng caọ chất lượng ĐTTX ở Việt Nam‖ của Viện ĐH Mở Hà Nội [19, tr.185189.]; để tài cấp Bộ Tổ chức ĐTTX theo mơ hình truyền thông đa phương tiện‖ của

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội [30],...
1.1.3 Kết luận chung và các vấn đề cần giải quyết
Qua tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án, chúng tơi
nhận thấy rằng:
Các cơng trình trên thế giới đã nghiên cứu về đào tạo ĐHTX và quản lý đào
tạo ĐHTX trên thế giới và ở Việt Nam đã phân tích khá chi tiết các vấn đề lý thuyết
về lịch sử, vai trò, các yếu tố tác động ĐTTX, mơ hình quản lý đào tạo ĐHTX. Ở
Việt Nam, các nghiên cứu tuy đã xuất hiện khá nhiều trong thời gian gần đây. Các
cơng trình nghiên cứu này cũng đã tổng kết, trình bày và đúc rút đƣợc cơ sở lý
thuyết về quản lý ĐTTX, chỉ ra các khái niệm, nội dung, các yếu tố tác động cũng
nhƣ quy trình quản lý đào tạo ĐHTX.


18
Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu khá giới hạn, không bao qt vì khơng
nghiên cứu đƣợc tất cả các cơ sở có đào tạo ĐHTX mà thƣờng chỉ chú trọng đến
từng cơ sở riêng lẻ. Mặt khác, các đề tài này vẫn chỉ tập trung vào kiến nghị tăng
cƣờng thanh tra, kiểm soát đầu ra, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chuẩn mực,
quy trình chất lƣợng đƣợc trình bày trong các quy định, quy chế mà Bộ GD&ĐT đã
đựơc ban hành. Đặc biệt, trong phạm vi tƣ liệu chúng tơi có đƣợc, chƣa có một
cơng trình nghiên cứu nào trong và ngoài nƣớc nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống
về quản lý chất lƣợng đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận khung BĐCL của
AAOU.
Chính vì vậy, luận án xác định định hƣớng của đề tài là trên cơ sở nghiên
cứu chuyên sâu, hệ thống về khung BĐCL của AAOU và lý thuyết về đào tạo
ĐHTX, xác định các tiêu chí BĐCL đào tạo ĐHTX theo khung BĐCL của AAOU
để từ đó, điều tra khảo sát thực tiễn rút ra những ƣu, nhƣợc điểm của quản lý đào
tạo ĐHTX theo khung BĐCL này. Đồng thời, luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm
quốc tế - đặc biệt là những quốc gia đã thực hiện thành công quản lý BĐCL đào tạo
ĐHTX theo khung BĐCL của AAOU để rút ra bài học cho Việt Nam. Với cơ sở lý

thuyết và thực tiễn đó, chúng tơi đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý
đào tạo ĐHTX ở Việt Nam theo tiếp cận khung BĐCL của AAOU.
1.2 Một số vấn đề lý luận về đào tạo từ xa
1.2.1 Khái niệm đào tạo từ xa
Cho đến nay, lịch sử hình thành và phát triển ĐTTX có thể chia thành 4 giai
đoạn [76]. Mỗi giai đoạn có hình thức tổ chức riêng xuất phát từ phƣơng tiện hay
môi trƣờng truyền tải kiến thức phổ biển vào thời điểm đó. Thế hệ đầu tiên của
ĐTTX xuất hiện khoảng 2 thế kỷ trƣớc [62], là ĐT hàm thụ, dựa vào tài liệu in ấn
kèm theo băng hình, băng tiếng. Thế hệ thứ hai sử dụng hệ thống truyền thanh và
truyền hình trong ĐT. Hình thức này vẫn đƣợc áp dụng hiện nay và đƣợc kết hợp
với internet để gia tăng tƣơng tác giữa thầy và ngƣời học [36]. Thế hệ thứ ba sử
dụng hệ thống đa phƣơng tiện bao gồm tài liệu in ấn, băng hình, băng tiếng và bài
giảng trên mạng. Thế hệ thứ tƣ dựa vào internet, hiện ngày càng đƣợc áp dụng rộng
rãi trên thế giới.
Khái niệm ĐTTX xuất hiện lần đầu tiên trong Bản mục lục năm 1892 của
trƣờng ĐH Wisconsin và đƣợc hiệu trƣởng trƣờng ĐH Wiscosin – Extension sử
dụng năm 1906. Sau đó, khái niệm này đƣợc nhà GD ngƣời Đức Otto Peter phổ
biến rộng rãi ở nƣớc này vào những năm 1960, 1970 và đƣợc sử dụng nhƣ là tựa
đề cho các cơ sở giảng dạy từ xa của Pháp.
Khái niệm ĐTTX đƣợc Bjorn Holmberg và Michael Morre sử dụng lại ở Mỹ
trong cuộc họp của hội đồng quốc tế về ĐT hàm thụ. Có thể định nghĩa “ĐTTX”


19
một cách ngắn gọn nhƣ sau: “ĐTTX là một cách học chính thức mà trong đó việc
dạy học xảy ra khi cả người dạy và người học khơng có điều kiện giáp mặt nhau,
thường là do ở xa nhau. Nói cách khác, ĐTTX là một q trình GD&ĐT mà trong
đó phần lớn hoặc tồn bộ q trình GD&ĐT có sự tách biệt giữa người dạy và
người học về mặt không gian hoặc/và thời gian” [44].
Cũng theo quan điểm này, Keegan định nghĩa ĐTTX là một phƣơng pháp

ĐT trong đó phần lớn có sự ngăn cách giữa ngƣời dạy và ngƣời học về mặt thời
gian và/hoặc không gian [53].
Hiệp hội học từ xa Hoa Kỳ (USDA: United States Distance learning
Asociation) định nghĩa ĐTTX nhƣ sau: “Trong khái niệm cơ bản, ĐTTX bao hàm
cả việc giảng dạy qua việc sử dụng các cơng nghệ thơng tin liên lạc mà nó truyền
tải và tiếp nhận vơ vàn thơng tin thơng qua tiếng nói, nghe nhìn và dữ liệu. Ví dụ,
các cơng nghệ nhị phân và sóng cơ học bao gồm các khóa giảng truyền hình từ xa,
các hội nghị truyền hình và truyền thanh từ xa, các hệ phát thanh gần và hệ TV cáp,
sóng cực ngắn và dịch vụ truyền giảng cố định qua tivi, các loại video nén và mở,
các loại cáp quang, các hệ ghi truyền âm, thư viện video tương tác, mạng máy tính
và vệ tinh‖.
Cũng cùng quan điểm trên, Nhật Bản đã định nghĩa: ―Học từ xa quy cho các
hình thức giảng dạy và học tập, trong đó người học và người giảng dạy cách ly về
khoảng cách, và vì vậy, dựa trên các phương tiện điện tử và tài liệu in ấn cho việc
truyền tải kiến thức (như video, cassette, luyện tập bằng máy tính, tiện diễn tả việc
truyền tải nhiều hơn một cách liên lạc, thông thường bao gồm bài khóa, đồ họa, tiếng
nói hoặc video học từ xa bằng đa phương tiện truyền thông quy cho việc sử dụng công
nghệ như CD-ROM, Internet và hội nghị video) để truyền thơng tin dưới dạng bài
khóa, đồ họa, video hoặc tiếng nói. Cái lợi thế của việc sử dụng truyền thông đa
phương tiện trong việc học từ xa là khả năng của nó cho người sử dụng (hay người
học) tương tác với máy vi tính (hay giáo viên) trong quá trình học”.
Theo định nghĩa của UNESCO: “Theo cách đơn giản nhất, dạy học từ xa (hay
còn gọi là ĐT viễn thơng- télé enseignement) có thể định nghĩa như tổng thể hoạt động
do một cơ sở ĐT đảm nhận nhằm khuyến khích sự học cho người khơng tới trường học
hoặc khơng có điều kiện tới trường”. Để đạt đƣợc mục tiêu, những ngƣời đó phải có
các phƣơng tiện khác nhau để sử dụng cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ. ĐTTX do bản
chất của nó đƣợc cho là có vai trị ĐT thƣờng xun. Sau đó theo tài liệu này đã đƣa ra
một định nghĩa mới về dạy học từ xa, đƣợc coi nhƣ “một hệ thống dựa trên việc sử
dụng các phương tiện truyền thông dạy học truyền thống hoặc mới, dùng để xúc tiến
quy trình tự học và tự ĐT, giúp đạt tới mục tiêu dạy học riêng, với khu vực địa lý rộng

mở hơn khu vực của dạy học truyền thống theo kiểu mặt đối mặt,


20
tức là lớp học có thầy và trị”. Nhƣ vậy định nghĩa này xem ĐTTX nhƣ một hệ
thống bao gồm các thành tố luôn tƣơng tác với nhau trong một thể thống nhất (nhƣ
giáo viên, học viên, các phƣơng tiện và tài liệu đƣợc sử dụng…). Bên cạnh đó định
nghĩa cịn đề ra một số tính chất đặc trƣng và ƣu điểm của ĐTTX so với các hình
thức ĐT khác.
Bộ GD&ĐT định nghĩa “Ngƣời học theo hình thức GDTX chủ yếu là tự học
qua học liệu nhƣ giáo trình, băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, phần mềm vi
tính, bằng việc sử dụng các phƣơng tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền hình,
các tổ hợp truyền thơng đa phƣơng tiện, mạng Internet dƣới sự tổ chức, trợ giúp
của nhà trƣờng GDTX lấy tự học là chính, địi hỏi ngƣời học phải tự giác, kiên trì
và quyết tâm cao để hồn thành chƣơng trình học tập của mình” [3]. Hình thức
ĐTTX thuộc phƣơng thức GD thƣờng xuyên trong hệ thống GD quốc dân
Ngày nay, ĐTTX đã thay đổi ngoạn mục. Nó ngày càng phát triển thành một
hình thức ĐT đƣợc chấp nhận rộng rãi thay thế cho các hình thức ĐT truyền thống
[35]. Các chƣơng trình ĐTTX ngày càng hồn thiện, bổ sung kịp thời những biện
pháp nâng cao hiệu quả ĐT nhƣ việc gia tăng và đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ
học tập cho sinh viên. GV ngày càng đƣợc huấn luyện và trở nên có kinh nghiệm
hơn với việc giảng dạy từ xa. Cơ sở ĐT đã cung cấp đƣờng dây nóng, email, hay
diễn đàn để giải đáp thắc mắc cho sinh viên về nội dung học tập. Kỹ thuật và công
nghệ đã giúp tạo nên quá trình tƣơng tác giữa thầy và trị nhƣ những gì trong lớp
học thật vẫn xảy ra. Sinh viên ngày càng quen với máy tính, internet và học trực
tuyến. Tất cả các yếu tố trên đã làm gia tăng hiệu quả của ĐTTX trong thời gian qua
[70]. Vì thế, khái niệm về ĐTTX hiện nay theo Keegan (1999) là một phƣơng pháp
ĐT tƣởng nhƣ có sự tách biệt giữa ngƣời dạy và ngƣời học về mặt thời gian và
không gian. Việc tách biệt giữa ngƣời dạy và ngƣời học ngày càng thu hẹp nhờ vào
tiến bộ của cơng nghệ [54].

Tóm lại, trong phạm vi luận án, tác giả cho rằng “ĐTTX là một q trình ĐT,
trong đó phần lớn có sự giãn cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và
không gian”.
1.2.2. Thuật ngữ liên quan đến đào tạo từ xa
 E-Learning (ĐT trực tuyến)

E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là một thuật ngữ mới. Hiện nay
theo các quan điểm và dƣới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về ELearning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc
học tập và ĐT dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ
thông tin [7].
Hiện nay, theo các quan điểm và dƣới các hình thức khác nhau có rất nhiều


×