Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Luận văn Thạc sĩ Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.93 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-----------------LÊ THỊ THU

CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TƠ HỒI
TỪ GĨC NHÌN VĂN HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ, VĂN HĨA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

------------------

LÊ THỊ THU

CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TƠ HỒI TỪ
GĨC NHÌN VĂN HĨA
Chun ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Diệu Linh


Thái Nguyên


1

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Diệu Linh.
Nội dung đề tài nghiên cứu của luận văn chưa được ai cơng bố trong bất
kì cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu


2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................2
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về Tơ Hồi và đề tài Hà Nội trong văn Tơ Hồi......2
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi..........................4
3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu.........................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................7

3.2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................7
3.3. Phạm vi nghiên cứu:...............................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................8
5. Đóng góp của luận văn...........................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................8
NỘI DUNG...................................................................................................................9
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG....................................................................9
1.1. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa.................................................................9
1.1.1. Mối quan hệ văn hóa - văn học...........................................................................9
1.1.2. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa trong văn học Việt Nam hiện đại...13
1.2. Đề tài Hà Nội trong văn học Việt Nam hiện đại................................................16
1.2.1. Đặc trưng văn hóa Hà Nội.................................................................................16
1.2.2. Hà Nội - đề tài hấp dẫn trong văn xuôi hiện đại................................................20
1.3. Đề tài Hà Nội trong sáng tác của Tơ Hồi.........................................................24


3

1.3.1. Một tình yêu Hà Nội sâu đậm............................................................................24
1.3.2. Nhãn quan hiện thực đặc sắc.............................................................................28
1.4. Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 40 của thế kỉ XX..................................31
CHƯƠNG 2. NHỮNG DẤU ẤN VĂN HĨA TRONG CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA
TƠ HỒI..................................................................................................................... 35
2.1. Những dấu ấn văn hóa vật chất.........................................................................35
2.1.1. Nét văn hóa ẩm thực bình dân...........................................................................35
2.1.2. Những nét trang phục độc đáo...........................................................................41
2.1.3. Một số biểu hiện khác trong văn hóa vật chất....................................................44
2.2. Những dấu ấn văn hóa tinh thần.......................................................................51
2.2.1. Những phong tục tập quán.................................................................................51
2.2.2. Văn hóa lễ hội - món ăn tinh thần của người Hà Nội........................................57

2.2.3. Những tín ngưỡng dân gian...............................................................................59
2.2.4. Văn hóa ứng xử của người Hà Nội....................................................................64
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA HÀ NỘI TRONG CHUYỆN
CŨ HÀ NỘI CỦA TƠ HỒI......................................................................................70
3.1. Ngơn ngữ xuất phát từ đời sống của quần chúng.............................................70
3.1.1.Ngôn ngữ đời thường, mộc mạc..........................................................................70
3.1.2. Ngơn ngữ biểu cảm, giàu tính tạo hình..............................................................74
3.2. Giọng điệu nghệ thuật đa dạng
3.2.1.Giọng điệu tự nhiên, nhẩn nha.............................................................................77
3.2.2.Giọng điệu dí dỏm, hài hước...............................................................................78
3.2.3. Giọng điệu trữ tình, xót xa.................................................................................81
3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật......................................................................82
3.3.1. Không gian nghệ thuật.......................................................................................82


4

3.3.2. Thời gian nghệ thuật..........................................................................................90
KẾT LUẬN.................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................97


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là hướng nghiên cứu ngày càng được
sử dụng phổ biến. Danh nhân người Pháp E.douard Herriot đã nói: “Văn hóa là những
gì cịn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả”. Mỗi một dân tộc, một đất nước, một
vùng đất trên thế giới đều có cho riêng mình những bản sắc văn hóa khơng thể pha lẫn.

Văn học nằm trong văn hóa, là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình
thành nên bản sắc văn hóa dân tộc. Mối quan hệ văn hóa - văn học là mối quan hệ gắn
bó khăng khít khơng thể tách rời. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa giúp chúng
ta có khả năng khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm, có cái nhìn bao qt, sâu sắc
tồn diện đời sống văn hóa của cả cộng đồng dân tộc.
1.2. Tơ Hồi khơng chỉ là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam mà ông
còn là một nhà văn hóa lớn. Trên hành trình sáng tạo hơn 60 năm khơng ngừng nghỉ,
Tơ Hồi đã trải qua những mốc lịch sử và văn học đặc biệt: trước và sau Cách mạng
tháng Tám; trong chiến tranh và trong hoà bình; trước và sau thời kỳ đổi mới văn học.
Sáng tác của Tơ Hồi đa dạng về đề tài và thể loại: từ đề tài miền xuôi đến đề tài miền
núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện đồng thoại đến kịch bản phim, tiểu luận...Ở đề
tài và thể loại nào, ông cũng để lại những dấu ấn riêng rõ nét thể hiện bản lĩnh và tài
năng của người cầm bút.
Đề tài Hà Nội trong văn Tơ Hồi là mảng sáng tác độc đáo, có những thành cơng
và tạo được dấu ấn riêng, đậm nét trong lòng độc giả. Cùng với Nguyễn Tn, Thạch
Lam, Vũ Bằng...Tơ Hồi đã để lại nhiều trang văn xuất sắc, vì câu chữ của ơng khơng
những thể hiện được văn hóa, phong tục mà còn thể hiện được “hồn vía” của người Hà
Nội. Tơ Hồi là người Hà Nội, mảnh đất và con người nơi đây đã tạo cảm hứng và
định hướng nghệ thuật cho nhà văn từ những ngày đầu cầm bút.
1.3. Trong sự nghiệp sáng tác của Tơ Hồi, tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội không
đơn thuần là một tập ký sự mà còn được đánh giá như là“một tư liệu văn hoá dân tộc,
một chứng từ thời đại và là tác phẩm văn học có giá trị cao về ba mặt nghệ thuật, sử
liệu và nhân đạo” [62]. Tác phẩm được coi “là một Vũ trung tùy bút thời hiện đại”
[54]. Với tư cách một chứng nhân, Tơ Hồi đã ghi lại “mn mặt đời thường” của Hà


2

Nội thời thuộc Tây, một giai đoạn quá khứ tuy không quá xa nhưng cũng khiến người
đọc phải ngỡ ngàng, lạ lẫm. Tuy nhiên, Phong Lê đã từng phải ngậm ngùi khi cho rằng

Chuyện cũ Hà Nội là “tác phẩm rất quý giá về tư liệu và vui hóm trong cách
kể...nhưng lại ít có bài bàn và bình” [20, tr. 18].
1.4. Tác phẩm của Tơ Hồi đã được đưa vào giảng dạy và học tập trong nhà
trường phổ thông nhiều năm nay. Vì vậy việc tìm hiểu Chuyện cũ Hà Nội - một tác
phẩm độc đáo của Tơ Hồi sẽ góp phần giúp cho các thế hệ độc giả có cái nhìn tồn
diện về sáng tác của nhà văn, có thêm nguồn tư liệu phục vụ cho công tác học tập và
giảng dạy.
Từ những lí do nói trên, chúng tơi đã chọn đề tài Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hồi
từ góc nhìn văn hóa. Đây chính là hành trình trở về với văn học, văn hóa truyền thống
khi mà vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa đang đặt ra bức thiết như hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về Tơ Hồi và đề tài Hà Nội trong văn Tơ
Hồi
Tơ Hồi là một nhà văn lớn trong nền văn học dân tộc, do đó đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về ơng. Với một số lượng tác phẩm lớn, thời gian sáng tác lâu dài,
nhiều mảng đề tài, nhiều nội dung đặc sắc cùng với những nét nghệ thuật độc đáo...có
thể thấy rằng việc nghiên cứu về Tơ Hồi là vấn đề khoa học mà ở đó mỗi người có
thể khám phá và tìm thấy những đặc sắc riêng. Đó cũng là lý do mà từ trước tới nay đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu về tác giả Tơ Hồi ở nhiều góc độ, nội dung khác nhau.
Hà Minh Đức trong bài giới thiệu khái quát về các nhà văn Việt Nam đã dành
những lời nhận xét trân trọng, xác đáng, nhà văn Tơ Hồi là “cây bút sung sức, giàu
sáng tạo” và đặc biệt nhấn mạnh giá trị văn hóa qua những trang văn Tơ Hồi “Ơng
viết về đất nước, q hương, con người qua những bức tranh chân thực và lắng đọng
với thời gian để làm nổi lên những giá trị vật chất và tinh thần bền vững” [7, tr 9].
Phong Lê là một trong những nhà nghiên cứu có nhiều tâm đắc với Tơ Hồi. Trong
bài Tơ Hồi, sáu mươi năm viết khi tổng kết tồn bộ hành trình sáng tác bền bỉ, liên
tục của nhà văn, Phong Lê cho rằng: “Đề tài Hà Nội cũ và mới vốn là mạch sống quen


3


thuộc ở Tơ Hồi” [20, tr18]. “Một Hà Nội - quê hương trong ba chiều thời gian, quả
đã làm nên vóc dáng một Tơ Hồi, có giống và có khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân,
Nguyễn Huy Tưởng - cái “bộ tứ” làm nên khn hình và chất lượng “Người Hà Nội văn Hà Nội” [20, tr37]. Trong một bài viết khác mang tên Ngót sáu mươi năm văn Tơ
Hồi, Phong Lê cũng khẳng định: Tơ Hồi là nhà văn “Lực lưỡng và liên tục đến già”.
Đặc biệt phong cách Tô Hồi “khơng lẫn với ai. Một Tơ Hồi hết mình. Hóm hỉnh và
thơng minh. Nhẹ nhõm mà có sức nặng. Cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh. Nhũn
nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm” [20, tr 179].
Trong bài Tơ Hồi, người sinh ra để viết, Nguyễn Đăng Điệp đã cho rằng “Tơ
Hồi mang phẩm chất của một cây bút chun nghiệp”, “là một pho từ điển bách khoa
về đời sống” [49]. Nhà nghiên cứu cũng rất tinh tế khi cho rằng cảm hứng chính trong
những trang văn của Tơ Hồi chính là lấy từ “hai vùng đất: con người, phong thổ
ngoại ô Hà Nội và vùng đất Tây Bắc”. Trong đó riêng về đề tài Hà Nội, Tơ Hồi là
“một cây bút cự phách”. Những trang văn xuất sắc của Tơ Hồi khơng những thể hiện
được văn hóa, phong tục mà còn thể hiện được “hồn vía của người Hà Nội” [49].
Cũng nhận xét về đề tài Hà Nội trong văn Tơ Hồi, Trần Hữu Tá viết: “Có thể coi
ơng là nhà văn của Hà Nội” [31, tr. 150]. Đồng thời nhà nghiên cứu cũng chỉ ra nét
riêng độc đáo của Tơ Hồi khi viết về mảnh đất đã được quá nhiều người “cày xới” và
“canh tác” thành công này: “Nguyễn Huy Tưởng viết rất gợi cảm về rừng bàng Yên
Thái, bến trúc Nghi Tàm…Nguyễn Tuân lại có những trang đặc sắc tả khu trung tâm
thành phố…Tơ Hồi có riêng một vùng ngoại thành cần lao nhưng thơ mộng gắn bó
với ơng từ thuở lọt lịng” [31, tr. 158].
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã dành khá nhiều bài viết về các sáng tác của
Tơ Hồi. Trong bài Cuộc phiêu lưu giữa trần ai cát bụi, tác giả đã cho rằng đời văn
hơn 60 năm của Tơ Hồi là q trình lao động nghệ thuật sung sức, bền bỉ và nghiêm
túc: “Đó là một sự kéo dài đường hồng chứ không phải lê lết, tẻ nhạt”. Và “đời văn
của Tô Hồi gợi ra hình ảnh một dịng sơng miên man chảy và mang trong mình cả
cuộc sống bất tận” [29, tr. 180]. Trong một bài viết khác mang tên Tô Hồi với mn
mặt nghề văn, Vương Trí Nhàn đã dẫn lời nhà thơ Tế Hanh khi so sánh “Có những
người như Picasso sinh ra để vẽ, ở một mức độ nào đó cũng có thể nói Tơ Hồi sinh



4

ra để viết” [20, tr. 582]. Điều đó càng khẳng định mối lương dun bền chặt giữa Tơ
Hồi và văn chương.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, người bạn thân thiết của Tơ Hồi cũng đã nhận xét: “Tơ
Hồi như một từ điển sống, một pho sách sống. Ông như cuốn Bách khoa Tồn thư mà
khơng Viện sĩ nào, khơng học giả nào có thể sánh được. Tơi đã có dịp tị mị hỏi ơng
về Hà Nội và rất ngạc nhiên. Tơi không ngờ ông hiểu Hà Nội sâu sắc đến thế. Tôi gọi
ông là Nhà Hà Nội học, dù ông không nghiên cứu” [52].
Tác giả Hồi Anh trong bài viết Tơ Hoài, nhà văn viết về Hà Nội đặc sắc và
phong phú cho rằng “Đề tài Hà Nội luôn luôn trở đi trở lại trong tác phẩm của Tơ
Hồi: Vỡ tỉnh, Người ven thành, Chuyện cũ Hà Nội, Quê nhà…”. Tác giả cũng chỉ
ra đặc trưng riêng của văn phong Tô Hồi đó là lối viết “hóm hỉnh, sắc sảo, giàu chất
tạo hình và chất thơ, nhất là trong những đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh sắc” [1, tr.
175].
Như vậy, có thể nói đã có rất nhiều những bài viết, cơng trình nghiên cứu về sáng
tác của Tơ Hồi và đề tài Hà Nội trong văn Tơ Hồi. Điều đó phần nào đã khẳng định
tài năng văn chương và những cống hiến to lớn của Tơ Hồi với văn hóa, văn học
nước nhà.
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi
Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi là một tác phẩm hấp dẫn, có giá trị cả về mặt lịch
sử, văn hoá lẫn giá trị nghệ thuật văn chương. Mặc dù có rất nhiều cơng trình nghiên
cứu về tác giả Tơ Hồi nói chung, nhưng riêng hai tập Chuyện cũ Hà Nội của ơng lại
ít được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kể tên một số cơng trình sau:
Nguyễn Thị Chiến trong bài Nét văn hóa Thăng Long xưa trong Chuyện cũ Hà
Nội của Tơ Hồi đã cho rằng: “Tác phẩm là một tập ký sự độc đáo, hấp dẫn người
đọc bởi một lối kể chân thực, một cách nhìn thấu đáo hồn hậu, thấm đẫm tình u sâu
lắng, xót xa mà vẫn tràn trề hy vọng về mảnh đất Thăng Long xưa” [46]. Đồng thời,

tác giả cũng chỉ ra nội dung chính của tác phẩm là “dựng lên diện mạo Hà Nội từ hai
phương diện: Văn hoá vật chất với cảnh sống cực khổ của người dân nô lệ mất nước
và văn hoá tinh thần với vẻ đẹp của phong tục tập quán, lễ hội, văn học dân gian và


5

sức mạnh tinh thần bền vững” [46]. Tuy nhiên bài viết chưa tái hiện đầy đủ bức tranh
văn hóa Hà Nội mà tác giả dừng lại bàn về một số nét văn hóa như lễ hội, tết…
Vương Trí Nhàn nhận xét: “Từ các làng xóm chung quanh nội thành, người đi viết
văn, viết báo xưa nay không phải ít, nếu kể ra các vùng quê mới cắt từ Bắc Ninh,
Hưng Yên, Sơn Tây, Hà Đông để nhập vào Hà Nội, thì số tác giả của Thủ đơ thật là
nhiều. Song có lẽ chỉ có Tơ Hồi là mang được cái chất riêng của vùng đất mà mình
đã từ đó trưởng thành. Và giữ được cái chất đó, trong suốt cuộc đời cầm bút” [29, tr.
180].
Tác giả bài viết Tơ Hồi - người Hà Nội khẳng định: “Nói đến Tơ Hồi người ta
cũng khơng thể khơng nói đến những tác phẩm văn chương mang đậm dấu ấn Hà Nội
của ông. Hà Nội trong những trang viết của Tơ Hồi hiện lên rất bình dị, mộc mạc mà
gần gũi nhưng khơng vì thế mà mất đi nét hào hoa, lãng tử và dí dỏm vốn có của một
nhà văn gốc người Hà Nội” [59].
Cũng đồng tình với các quan điểm trên, nhưng đứng trên cương vị của một người
đọc để thấu cảm tác phẩm, tác giả Đặng Tiến trong bài Đọc Chuyện cũ Hà Nội lại
khá tinh tế khi nhận ra rằng: “Chuyện cũ Hà Nội là niềm hoài cựu miên man về một
thành phố, đồng thời là khối trầm tư ray rứt một đời người về thân phận làm người”
[62]. Tác giả cũng nhấn mạnh giá trị văn hóa của tác phẩm khi cho rằng “Tơ Hồi đã
mở rộng đề tài Hà Nội sang địa hạt văn hoá dân tộc trên cả hai chiều lịch sử và thời
sự”. Cuối cùng Đặng Tiến đánh giá “Chuyện cũ Hà Nội, ký sự địa phương, là một tư
liệu văn hoá dân tộc, một chứng từ thời đại và là tác phẩm văn học có giá trị cao về
ba mặt nghệ thuật, sử liệu và nhân đạo” [62].
Tác giả Quế Lam trong bài biết Nhà văn Tơ Hồi với Chuyện cũ Hà Nội đã

đánh giá: “Chuyện cũ Hà Nội được nhận xét là một tập ký sự về lịch sử…một tập điều
tra xã hội học của thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương” [54]. Ở đó, nhà văn Tơ
Hồi đã vẽ nên một Hà Nội đang trong q trình đơ thị hóa với những thay đổi “nửa
Tây nửa Ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê” [54]. Đồng thời người viết cũng
điểm qua đơi nét về nghệ thuật: “ngịi bút sắc sảo và sự hiểu biết phong phú”, “năng
lực quan sát và kỹ thuật phân tích sâu rõ” [54]. Mỗi mẩu chuyện tuy ngắn nhưng đều
đọng lại trong lòng độc giả nhiều cảm xúc, vui có, buồn có và cả sự thương cảm.


6

Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ, hai tác giả Lê Thị
Như Nguyệt và Phạm Kim Thoa lại nghiên cứu Đặc điểm cú pháp trong Chuyện cũ
Hà Nội của Tơ Hồi. Tác giả rút ra đặc điểm chủ yếu của câu văn Tơ Hồi là sử dụng
nhiều kiểu câu “như câu đơn hai thành phần, câu đặc biệt (câu đặc biệt - danh từ, câu
đặc biệt - vị từ), câu dưới bậc (câu ẩn chủ, câu khuyết chủ, câu dưới bậc có tính vị
ngữ lâm thời), câu phức, câu ghép, trong đó nhà văn chủ yếu sử dụng câu đơn, câu
đặc biệt và câu dưới bậc” [57], tạo ra sự mộc mạc, dung dị, dễ hiểu vốn là phong cách
đặc trưng của văn Tô Hoài.
Ngoài ra, Chuyện cũ Hà Nội cũng là đề tài của một số luận văn trong những năm
gần đây. Tác giả Ngô Chiến Thắng (Đại học Vinh, 2009) trong luận văn Ngoại ô Hà
Nội trước Cách mạng tháng Tám qua Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi đã khám phá
bức tranh chung về ngoại ô Hà Nội trước Cách mạng, thế giới nhân vật với những
cảnh ngộ khác nhau, màu sắc văn hóa Hà Nội thể hiện qua những phong tục, tập
quán...Bên cạnh đó, tác giả còn khám phá những nét đặc sắc nghệ thuật riêng của Tơ
Hồi trong tác phẩm như: khả năng quan sát, miêu tả tinh tế, sắc sảo; khả năng phân
tích thế giới và con người qua sự hiểu biết chân thành và nhân hậu; ngôn ngữ sống
động, giọng điệu phong phú ...Qua đó, tác giả Ngô Chiến Thắng đánh giá: “Chuyện
cũ Hà Nội là một tập truyện có giá trị về xã hội học, giàu kiến thức về lịch sử Hà Nội
nhưng hơn tất cả đó là một tác phẩm văn chương đặc sắc, gây ấn tượng” [36, tr. 60].

Trong một luận văn thạc sĩ khác, tác giả Đỗ Thị Hồng Vân (Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên, 2013) lại khám phá góc độ Cảm quan hiện thực trong
Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi một cách tỉ mỉ sâu sắc. Tác giả luận văn đã cho
người đọc thấy được cảm quan hiện thực của Tơ Hồi thơng qua cảm quan về xã hội,
con người và phong tục. Qua quá trình tìm hiểu tác phẩm, người viết đã đưa ra những
kết luận khá xác đáng: “Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi là một tác phẩm hấp dẫn, có
giá trị cả về mặt lịch sử, văn hoá lẫn giá trị nghệ thuật văn chương. Xuất phát từ quan
niệm viết văn độc đáo, từ tình u thiết tha dành cho Hà Nội, Tơ Hồi đã viết nên
những trang văn với cảm quan hiện thực sâu sắc, tiếp nối những trang văn về cảm
hứng Hà Nội. Đó là cảm nhận riêng của Tơ Hồi về thủ đơ, trong đó chứa đựng
những quan niệm và cách cắt nghĩa riêng về không gian nghệ thuật này của người
nghệ sĩ” [45, tr. 78].


7

Năm 2013, Nguyễn Thị Út Hà (Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên) dưới
sự hướng dẫn của GS. Phong Lê đã tiến hành nghiên cứu thành công luận văn thạc sĩ
với đề tài Chuyện cũ Hà Nội trong văn Tơ Hồi. Tác giả đã chỉ ra bối cảnh xã hội
trong những năm 1941 - 1945, giá trị và đặc trưng của Chuyện cũ Hà Nội thông qua
bức tranh đơ thị hóa, người và cảnh, nếp sống và phong tục, ẩm thực, thú chơi, đô thị,
ven đô trong Chuyện cũ Hà Nội cùng với những đặc sắc nghệ thuật và phong cách Tơ
Hồi.
Như vậy, có thể thấy rằng, Chuyện cũ Hà Nội là một tác phẩm xứng đáng để
nghiên cứu và đã bước đầu được quan tâm, khảo sát, tìm tòi. Chúng tơi coi đây là
những gợi ý quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, chưa có
một cơng trình khoa học nào nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội một cách công phu và
tồn diện từ góc nhìn văn hóa. Vì lẽ đó, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả
mà những người đi trước đã đạt được, chúng tôi mở rộng, khơi sâu và làm rõ những
giá trị văn hóa trong Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi.

3. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu những dấn ấn văn hóa vật chất và văn hóa
tinh thần trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm chỉ ra những giá trị về văn hóa được thể hiện trong tác phẩm
Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi. Từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật
và đóng góp của Tơ Hoài đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, cũng như việc giữ
gìn bản sắc văn hóa Việt Nam .
Luận văn cũng góp phần cung cấp cái nhìn sâu sắc và tồn diện hơn về nhà văn
Tơ Hồi phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy tác gia này trong nhà trường.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hai tập Chuyện cũ Hà Nội (1998), Nhà xuất
bản Hà Nội và có sự so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm cùng đề tài của các nhà
văn khác như: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…


8

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tìm hiểu hồn cảnh văn hóa - lịch sử - xã
hội ảnh hưởng đến nhà văn và tác phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu thi pháp học.
- Phương pháp nghiên cứu hình thức.
- Ngồi ra, chúng tơi còn sử dụng các thủ pháp: so sánh, đối chiếu, thống kê, phân
loại, phân tích…
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn chỉ ra những giá trị văn hóa kết tinh và thể hiện trong tác phẩm từ đó
góp phần nào đó giáo dục ý thức tự hào, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong bối
cảnh giao lưu và hội nhập văn hóa hiện nay.

- Thơng qua những kết quả nghiên cứu, luận văn cũng góp phần cung cấp cái nhìn
sâu sắc và tồn diện hơn về nhà văn Tơ Hồi.
- Luận văn cũng có thể là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy nhà
văn Tô Hoài trong nhà trường.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
thành 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Chương 2. Những giá trị văn hóa trong Chuyện cũ Hà Nội của Tơ Hồi
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện văn hóa Hà Nội trong Chuyện cũ Hà Nội của
Tơ Hoài

NỘI DUNG


9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa
1.1.1. Mối quan hệ văn hóa - văn học
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau.
Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về Văn hố. Trên thế giới hiện nay có
khoảng hơn 400 định nghĩa về Văn hố. Theo từng góc độ tiếp cận, có định nghĩa xuất
phát từ bình diện lịch sử, chính trị, xã hội; có định nghĩa xuất phát từ những đặc trưng,
chức năng, cấu trúc…Tuỳ theo mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi nhà khoa học lại có một
cách định nghĩa khác nhau. Điều này đã tạo nên sự phong phú cho khái niệm Văn hoá.
Về nguồn gốc thuật ngữ Văn hoá, theo các nhà ngơn ngữ học phương Tây, Văn
hố (culture) - với tư cách là một danh từ độc lập - chỉ bắt đầu được sử dụng vào cuối
thế kỉ XVII. Ở phương Đơng, từ Văn hố được sử dụng rất sớm. Theo tư liệu ghi chép
của Trung Hoa cổ đại, từ “Văn” có nghĩa gốc là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra. Từ nghĩa

gốc này, “Văn” có nghĩa là hình thức đẹp trong lễ, nhạc, trong cách cai trị, trong ngơn
ngữ cũng như trong cách cư xử…“Hố” có nghĩa là làm thay đổi, làm cho trở nên tốt
đẹp, hồn thiện.
Trong phạm vi đề tài, chúng tơi chỉ xin đưa ra một số định nghĩa tiêu biểu, đáng
chú ý về Văn hoá. Trước hết, theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì “Văn hố là mối
quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế
giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mơ hình hố theo cái mơ
hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là
văn hố dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá
nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác”
[25, tr. 20].
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm lại đưa ra một định nghĩa khác về văn hóa
dựa trên cái nhìn cấu trúc hệ thống và loại hình: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [37,
tr. 10].


10

Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về Văn hóa như sau: “Văn hóa nên
được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng,
ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá
trị, truyền thống và đức tin” [63].
Từ những định nghĩa về Văn hoá trên đây, ta có thể hiểu một cách khái quát
như sau: Con người trong quá trình sống đã sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh
thần. Văn hố chính là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần ấy. Văn hóa được
sáng tạo ra nhằm phục vụ con người trong q trình ứng xử với mơi trường tự nhiên và
xã hội, được con người lưu giữ và truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời,

văn hóa là hoạt động mang tính biểu tượng và mang những giá trị được kết tinh thành
những bản sắc riêng, đặc thù riêng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Văn hoá
gắn liền với cuộc sống con người, với sự phát triển và hoàn thiện của con người, xã
hội.
Bên cạnh khái niệm văn hóa thì văn học là một loại hình sáng tác tái hiện
những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học
được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn
ngữ. Văn học hiểu theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói viết và các tác phẩm ngơn ngữ. Theo cách hiểu này thì các tác phẩm chính trị, triết
học, tơn giáo…cũng có thể được gọi chung là Văn học. Theo nghĩa hẹp mà ngày nay
chúng ta thường dùng thì khái niệm Văn học bao gồm các tác phẩm ngôn từ phản ánh
những vấn đề đời sống xã hội bằng hình tượng nghệ thuật.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả đã đưa ra một định nghĩa
khá đầy đủ về văn học như sau:“Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngơn
từ...Văn học là sự phản ánh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của
con người (…).Văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học
nhận thức con người với toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối
quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên phương diện thẩm mĩ. Trong tác
phẩm văn học, nhà văn không chỉ nhận thức chân lý khách quan mà còn bộc lộ tư
tưởng và tình cảm, ước mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Do


11

đó, nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và
phương diện khách quan” [11, tr. 401- 402].
Như vậy, văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù và có vị trí quan trọng
trong nền văn hố của một dân tộc. Cũng như màu sắc đối với hội hoạ, âm thanh đối
với âm nhạc, ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Tuy nhiên, thứ ngôn ngữ được
đưa vào sử dụng trong văn học không phải ngôn ngữ bình thường ta vẫn dùng hằng
ngày mà phải là “ngơn ngữ nghệ thuật”. Theo M. Gorki, ngôn ngữ nhân dân là tiếng

nói “ngun liệu”, còn ngơn ngữ văn học là tiếng nói đã được những “người thợ tinh
xảo nhào luyện”. Mỗi nhà văn lớn đều là những nhà ngôn ngữ trác tuyệt. Trong sự
sáng tạo của nhà văn, sự sáng tạo về ngơn ngữ đóng vai trò quan trọng. Ngơn ngữ
cũng là phương tiện để nhà văn xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Thơng qua
các hình tượng nghệ thuật của mình, nhà văn thể hiện lập trường, quan điểm, suy nghĩ
của mình trước hiện thực cuộc sống.
Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa là mối quan hệ hữu cơ giữa cái riêng và
cái chung, giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Văn học là một bộ phận của văn hoá. Văn
học, cùng với triết học, chính trị, tơn giáo, đạo đức, phong tục tập qn... là những
thành tố hợp thành cấu trúc tổng thể bao trùm lên tất cả là văn hố. Vì vậy, cũng như
các thành tố kia, văn học luôn chịu sự chi phối từ mơi trường văn hóa của một thời đại
và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc. Mặt khác, nói tới văn hố của một
dân tộc ta thường nghĩ tới văn học, bởi văn học có một vị trí khơng thể thiếu trong mỗi
nền văn hố. Văn học là sự “tự ý thức” của văn hóa. Văn học khơng những là một bộ
phận của văn hóa, chịu sự ảnh hưởng và chi phối trực tiếp của văn hóa, mà còn là một
trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ mơi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân
tộc. Mặt khác, nhà văn - chủ thể sáng tác phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về
một cộng đồng nhất định, muốn hay khơng nhà văn đó cũng đã tiếp nhận những thành
tố văn hóa của cộng đồng mình.
Có thể khẳng định, khơng thể có nền văn học nằm ngồi tổng thể văn hố nhân
loại. Nếu văn hố trong quá trình hình thành và phát triển đã trải qua những chặng
đường tìm kiếm, lựa chọn, đấu tranh và sáng tạo để hình thành nên những giá trị trong


12

xã hội thì văn học chính là nơi lưu giữ những thành quả giá trị xã hội đó. Ở một khía
cạnh nào đó, có thể nói văn học là “tấm gương phản chiếu” văn hố bằng nghệ thuật
ngơn từ. Văn học là văn hố lên tiếng bằng ngơn từ nghệ thuật.

Một điều dễ nhận thấy là cả văn hoá và văn học đều lấy con người làm trung
tâm. Con người chính là chủ thể sáng tạo và đồng thời cũng là cái đích hướng tới của
văn hố và văn học. Do đó, văn hố và văn học đều có những tác động chi phối lẫn
nhau. Sự tác động chi phối thể hiện trước nhất ở việc, văn học làm nên diện mạo cho
văn hóa. Mặt khác, văn hố lại chính là “chất liệu” của văn học, là “chìa khố” mở ra
“cánh cửa” nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Trong mỗi tác phẩm văn học, bao giờ ta cũng tìm thấy những hình ảnh của một
nền văn hố qua sự tiếp nhận và phản ánh của chủ thể sáng tạo văn học. Đó có thể là
hình ảnh của một nền văn hố nơng nghiệp lúa nước qua kho tàng tục ngữ, ca dao Việt
Nam; đó là những vẻ đẹp văn hố Việt của Vang bóng một thời trong những trang tuỳ
bút tài hoa của Nguyễn Tuân; hay bản sắc văn hoá dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc,
Việt Bắc trong truyện ngắn của Tơ Hồi, Cao Duy Sơn, Ma Văn Kháng…Tác phẩm
văn học mang bóng dáng của văn hố là hệ quả tất yếu bởi bản thân người nghệ sy
sáng tạo văn học cũng là một sản phẩm văn hoá; cách suy nghĩ, quan điểm, lối viết của
họ bị chi phối bởi một nền văn hoá nhất định. Đồng thời, văn hoá cũng chi phối cách
đánh giá, thưởng thức của người đọc trong quá trình tiếp nhận, bởi đối tượng người đọc
này đã được rèn luyện về thị hiếu thẩm mĩ trong một mơi trường văn hố nhất định. Do
vậy, nếu muốn tìm hiểu bức tranh văn hố của một thời đại, người ta có thể căn cứ vào
những dữ liệu có trong các tác phẩm văn học. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể
cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa học nghiên cứu văn hoá.
Nếu như văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học thì ngược lại,
văn học cũng có những tác động nhất định đến đời sống văn hoá. Trước hết, văn học là
nơi lưu giữ những giá trị văn hố nhân loại. Có những giá trị văn hố từ lâu, nay đã
khơng còn nữa nhưng người ta có thể biết đến nó trong các tác phẩm văn học. Văn học
dân gian chính là nơi lưu giữ văn hố dân gian truyền thống, những tập tục, những tín
ngưỡng, phong tục, lễ hội…từ ngàn xưa, nay chỉ còn đọng lại bóng dáng trong những
tác phẩm văn học. Văn học góp phần khẳng định, định hướng những giá trị văn hố
nhân loại. Các nhà văn đích thực đồng thời cũng là những nhà văn hoá. Bằng nghệ



13

thuật ngôn từ, họ khẳng định những giá trị văn hố của dân tộc, bảo lưu và góp phần
tun truyền đến mọi người những nét đẹp văn hoá. Đồng thời họ đấu tranh, phê phán
những biểu hiện phi văn hoá, góp phần “thanh lọc” tạo nên một nền văn hố lành
mạnh, tốt đẹp. Thậm chí, các nhà văn thơng qua các tác phẩm văn học của mình còn đi
tiên phong, định hướng cho sự phát triển một lí tưởng thẩm my, một lối sống văn hoá
mới mẻ. Tác phẩm văn học tác động vào tình cảm của con người, qua đó điều chỉnh
cách sống, cách suy nghĩ, cách ứng xử trong văn hoá.
Như vậy, văn học và văn hoá gắn bó với nhau trong mối quan hệ hữu cơ mật
thiết không thể tách rời. Nhà văn sáng tác tác phẩm văn học là một hoạt động văn hoá,
tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là người hưởng thụ văn hoá.
1.1.2. Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa trong văn học Việt Nam hiện đại
Trong lịch sử nghiên cứu văn học, có rất nhiều con đường, nhiều phương thức
khác nhau để tiếp cận một tác phẩm văn học như: xã hội học, thi pháp học, nghệ thuật
học…Trong đó, phương thức tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã ngày một khẳng
định được thế mạnh cũng như tính ưu việt của mình, nhất là trong bối cảnh giao lưu
văn hóa mạnh mẽ như hiện nay.
Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hố chính là việc đặt tác phẩm văn học trong
khơng gian văn hoá đã tác động đến tác phẩm văn học ấy, từ đó mà hiểu đúng, sâu sắc
nội dung phản ánh của tác phẩm văn học. Phương pháp tiếp cận này dùng văn hóa là
hệ quy chiếu để cảm nhận văn học. Đồng thời, văn học cũng được xem như là một
hiện tượng của văn hóa, sản phẩm của văn hóa chứ khơng đơn thuần là sản phẩm của
đạo đức, chính trị…Phương pháp này “ưu tiên cho việc phục ngun khơng gian văn
hố trong đó tác phẩm văn học đã ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết
học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mĩ, quan niệm về con người, cũng
như sự chi phối của các phương diện khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội sống
động hiện thực…từng tồn tại trong một khơng gian văn hố xác định” [39].
Hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa phải được tiến hành theo những
nguyên tắc cụ thể:



14

1/ Phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội hoặc trong sự
ảnh hưởng qua lại của văn học đối với các hiện tượng văn hóa khác.
2/ Xem văn học là bộ phận của văn hóa thì văn bản văn học cũng là một sản
phẩm văn hóa, vì thế cần giải mã nó trong ngữ cảnh văn hóa.
3/ Văn học là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng bao qt,
chạm tới cả mạch ngầm sâu thẳm của đời sống văn hóa cũng như chiều sâu tư tưởng
của người nghệ sy. Vì vậy cần chú ý đến sự tác động của văn hóa đến với thế giới
quan, tâm hồn người nghệ sy.
Nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hố là hướng tiếp cận ngày càng được
chú trọng và mở rộng phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Có hướng nghiên cứu
nhằm nhận diện và miêu tả các biểu hiện văn hóa có trong các tác phẩm văn học; cũng
có hướng nghiên cứu thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn
hố lịch sử của chúng; lại có hướng nghiên cứu trên phương diện ngôn ngữ của các
văn bản nghệ thuật, đi tìm hiểu nghĩa và cơ chế kiến tạo nghĩa của nội dung - hình
thức của các tác phẩm văn học từ bối cảnh văn hóa - xã hội…
Phương pháp tiếp cận văn hoá học từ lâu đã được giới nghiên cứu vận dụng
hoặc là tự giác, hoặc là tự phát trong một số cơng trình nghiên cứu văn học. Những
năm đầu thế kỉ XX ở nước ta, hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã được
nhiều học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Từ việc đưa ra những quan điểm
về mặt nhận thức, lí luận dựa theo lý thuyết phương Tây áp dụng vào thực tiễn Việt
Nam đến việc thực nghiệm trên một số tác phẩm của các tác gia tiêu biểu, giới nghiên
cứu đã tạo nên một bức tranh nghiên cứu văn hóa - văn học dưới sự soi rọi của ánh
sáng văn hóa. Năm 1985, trong cơng trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong
Truyện Kiều, nhà văn hóa học Phan Ngọc đã sớm nhận ra và vận dụng những yếu tố
văn hóa xã hội để tìm ra những đặc trưng của phong cách Nguyễn Du trong Truyện
Kiều. Năm 1994, trong cuốn sách Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Phan

Ngọc cũng đã đưa ra những quan điểm về văn hóa, cách tiếp cận văn hóa trong văn
học, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu khác nhau cho các học giả sau này. Và khi một
số công trình của M.Bakhtin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì hướng đi này càng
được thuyết phục. Đến năm 1995, Trần Đình Hượu với cơng trình Nho giáo và văn


15

học Việt Nam trung cận đại nghiên cứu văn học Việt Nam từ Nho giáo đã chỉ ra
được đặc điểm của giai đoạn văn học kể từ đầu Lê đến cuối Nguyễn, mối quan hệ giữa
Nho giáo và văn học Việt Nam trung đại và đưa ra những hình mẫu nhà nho (hành đạo,
ẩn dật, tài tử) như là một giả thuyết làm việc. Điều này, về sau, được Trần Ngọc
Vương cụ thể hóa bằng một cái nhìn loại hình học trong Nhà nho tài tử và văn học
Việt Nam (1995). Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy trong Hồ Xuân Hương hoài niệm
phồn thực đã thấy được và lý giải những biểu tượng đa nghĩa, lấp lửng trong thơ Hồ
Xuân Hương bằng tín ngưỡng phồn thực, còn Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại
Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (2003) đã đi một bước tiến mới khi đưa ra quan
điểm nghiên cứu văn học trung đại từ những phạm trù cơ bản của văn hóa trung đại để
tránh hiện đại hóa văn học dân tộc.
Như vậy, các tác giả như: Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Hun,
nhà phê bình văn học Hồi Thanh, Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Phạm Vĩnh Cư, Trần
Đình Sử…đã đặt những nền móng đầu tiên cho việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn
văn hóa khi xem tác phẩm như một cấu trúc văn hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn
hóa và đặt trong tương quan so sánh với văn hóa. Tiếp sau bước đi có tính chất mở đầu
đó, đã có nhiều học giả mạnh dạn áp dụng phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn
văn hóa cho các cơng trình nghiên cứu của mình. Có thể kể ra đây một số cơng trình
nghiên cứu thành cơng trong việc tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa như: Văn học
trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Trần Nho Thìn, Nhà xuất bản (Nxb)
Giáo dục, 2003; Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, Nguyễn Bá Thành, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004; Thơ Mới từ góc độ văn hóa - văn học, Luận án Tiến

sĩ, Hoàng Thị Huế, Học viện Khoa học Xã hội, 2007; Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn
văn hóa, Lê Nguyên Cẩn, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2011; Văn chương Vũ Bằng
dưới góc nhìn văn hóa, Luận án Tiến sĩ, Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện Khoa học Xã hội,
2013;…Mỗi tác giả trong các cơng trình nghiên cứu của mình bằng những cách khác
nhau đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.
Cùng với những cách tiếp cận văn học ở những góc độ khác như thi pháp học,
xã hội học, my học… hướng tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hố giúp ta lí giải trọn
vẹn tác phẩm văn học với hệ thống mã văn hố được bao hàm bên trong nó. Góc nhìn
văn hóa cho phép người đọc định vị được chỗ đứng của nhà văn trong dòng chảy của


16

lịch sử văn hóa - văn học dân tộc. Bởi suy cho cùng, mỗi nhà văn tồn tại đều là “ con
đẻ” của một nền văn hóa cụ thể. Những sáng tạo đích thực của học sẽ có những đóng
góp nhất định cho một cộng đồng văn hóa, cao hơn cho dân tộc và nhân loại. Phương
pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa có nhiều thuận lợi, bởi nó dẫn nhà phê bình
(cũng như người đọc) đi từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ cái biết nhiều đến cái biết
ít, từ cái tồn thể đến cái bộ phận bằng con đường loại suy khoa học. Bởi lẽ, văn học
với tính cách là một yếu tố của hệ thống văn hóa thì phải chịu sự chi phối hoặc sự quy
định (chứ không phải quan hệ nhân quả đơn thuần của quyết định luận) của văn hóa.
Phê bình văn học dù một tác phẩm, tác giả hay một trào lưu đều phải tìm hiểu trước
tiên là hệ thống văn hóa mà tác phẩm, tác giả hay trào lưu ấy thuộc vào.
Mặt khác, từ góc nhìn văn hóa cho phép ta nhận thức sáng rõ các yếu tố cấu
thành của các hiện tượng văn học trong mối liên hệ đa chiều với các hiện tượng văn
hóa khác. Bởi có một thực tế khơng thể phủ nhận, tác phẩm văn học khơng chỉ có mối
liên hệ ý nghĩa giữa các yếu tố nội bộ bên trong mà còn có những mối liên hệ liên văn
bản. Vì vậy, tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa sẽ giúp khai mở những cấp độ ý
nghĩa mới mẻ, lý giải đúng đắn các hiện tượng văn học, trả lại chỗ đứng chính xác cho
nhà văn và tác phẩm.

1.2. Đề tài Hà Nội trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1. Đặc trưng văn hóa Hà Nội
Từ lâu, Hà Nội đã thành biểu tượng cho các giá trị văn hóa của dân tộc, là
“trái tim lớn” của cả nước, là niềm tự hào của mỗi người Việt Nam. Câu thơ khá quen
thuộc của Huỳnh Văn Nghệ - một nhà thơ, một tướng tài của đất phương Nam:
“Từ thuở mang gươm đi mở cõi.
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.
đã nói thay tấm lòng của nhân dân cả nước đối với Hà Nội.
Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay, Hà
Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa của cả nước. Quả đúng như lời ca hùng tráng của cố
nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi “Đây là hồn núi sông ngàn năm”. Vùng đất lành vốn đã sản
sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh


17

hùng, danh nhân được nhân loại ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc
lịch sử, có tác động sâu sắc đến tinh thần của người dân. Hơn nữa, Hà Nội còn là nơi
bốn phương tụ hội mang theo những nền văn hóa khác nhau, khiến cho văn hóa nơi đây
trở nên đa dạng, phong phú. Văn hóa Hà Nội thấm vào những hàng cây cổ thụ ngàn năm
tuổi, những phố phường tấp nập, bên tháp Rùa rêu phong, hồng thành cổ kính và kết tinh
cả vào mẹt bún chả, bát bún riêu, vào mùi hoa sữa, vào hương cốm Vòng trong tiết lạnh
đầu thu.
Nhắc đến văn hóa Hà Nội chúng ta khơng thể khơng nhắc đến quần thể các di
sản văn hoá vật thể đặc sắc của Hà Nội. Đó là Hồ Hồn Kiếm với cầu Thê Húc, Tháp
Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn lung linh bóng nước đã đi vào sử sách, thơ ca…Và còn
rất nhiều, rất nhiều những di tích lịch sử, những ngơi chùa, ngơi đình, những cổng làng
Hà Nội. Đó còn là những dãy phố cổ mà ẩn sau mỗi tên gọi là một nghề thủ công đặc
sắc, tiêu biểu cho một vùng quê, một hoài niệm của lịch sử: Hàng Tre, Hàng Cót, Hàng
Bồ, Hàng Chĩnh, Hàng Đào, Hàng Mắm, Hàng Lược…Cùng với đó là những khu phố

cổ, “phố nhỏ, ngõ nhỏ” tĩnh mịch, êm đềm tạo nên nét riêng cho thủ đô hoa lệ và là
niềm yêu, nỗi nhớ quay quắt với những người con xa xứ.
Hà Nội còn là mảnh đất địa linh - nhân kiệt, nơi hội tụ những danh nhân đã làm
rạng danh cho dân tộc. Đó là Lý Công Uẩn - vị vua anh minh đã chọn vùng đất này
làm nơi định đô cho muôn đời con cháu. Đó cũng là những con người anh hùng, tài
hoa như Lý Thường Kiệt, Chu Văn An, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Tri
Phương, Hoàng Diệu, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi…Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng
phát hiện ra một điều lý thú rằng “Hình như hầu hết danh nhân, anh hùng cổ kim
nước ta đều là những con người Hà Nội”. Có những người sinh ra ở Hà Nội, cũng có
những danh nhân khơng sinh ra ở Hà Nội song tên tuổi, sự nghiệp của họ mãi bất tử
với Hà Nội và trở thành những di sản văn hoá thiêng liêng của văn hiến Thăng Long.
Trong kho tàng văn hoá phi vật thể Hà Nội, các giá trị về văn hố ẩm thực
chiếm một vị trí đáng kể. Đã từ lâu, người Hà Nội nổi tiếng bởi “sành ăn, sành mặc,
sành chơi”. “Ăn Bắc, mặc kinh” - câu ngạn ngữ chỉ nét đẹp thanh lịch, tinh tế trong
trang phục, ăn uống của người Hà Nội. Người Hà Nội lịch sự trong cách ăn mặc. Họ
mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo chứ khơng phơ trương, lòe loẹt. Trang phục,


18

trang sức ưa sự gọn gàng, trang nhã, tề chỉnh, cách tân tinh tế, đủ độ lộng lẫy, kiêu sa.
Người Hà Nội rất sành trong ăn uống, nâng cách ăn, cách nấu thành nghệ thuật ẩm
thực. Cách ăn uống của người Hà Nội thanh cảnh, điềm đạm “ngọn giá cắn đơi”
nhưng khơng kém phần tinh túy, sành điệu. Món ăn mặn, ngọt, chua, cay đều vừa độ,
gia vị đầy đủ, nước chấm, nước canh khéo chế. Bữa ăn ngon từ cách xếp mâm, bãy
đĩa, lên cỗ. Người Hà Nội ăn lấy ngon để nhớ mãi chứ không ăn lấy no căng bụng.
Vào mâm, họ biết trọng già, quý trẻ, nhường món ngon tiếp cho khách, cách ăn cũng
từ tốn, thong thả, rượu uống từng ngụm, không dốc cả cốc to, khơng làm ầm ĩ.
Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội đặc sắc ở chỗ tinh sành, thanh cảnh, ngon
lành, sạch sẽ, chế biến tinh vi với nghệ thuật cao. Những món ăn đặc sản như Phở Hà

Nội, Nem, Bún chả, Giò chả Ước Lễ, Chả cá Lã Vọng, Xôi lúa Tương Mai, cốm Vòng,
Bánh cuốn Thanh Trì, rượu Mơ, “dưa La, cà Láng”…mỗi món ăn là một hương vị
quyến rũ không nơi nào bắt chước nổi. Chẳng thế mà nhiều đặc sản địa phương của
người Hà Nội đã đi vào tục ngữ, ca dao như:
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng, cịn gì ngon hơn…”;
Hay

“Giị Chèm, nem Vẽ, chuối Sù”
“Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày Qn Gánh”.

Chính những giá trị này đã góp phần sâu sắc để định hình nên bản sắc văn hố
Hà Nội, phong vị Hà Nội. Tất cả đã tạo nên một phong vị, một thương hiệu riêng của
Hà Nội góp phần làm cho Hà Nội trở thành khó quên đối với những ai đã từng một
lần đặt chân tới nơi đây. Có thể nói chính nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái
tinh tế của văn hoá và con người Hà Nội.
Hà Nội còn là vùng đất cổ xưa nên cũng lưu truyền rất nhiều văn hóa lễ hội.
Các lễ hội tiêu biểu của Hà Nội như: Lễ hội đền Cổ Loa, lễ hội Đống Đa, hội Lệ Mật,
lễ hội Phù Đổng, hội thổi cơm thi Thị Cấm, lễ hội đền Đồng Nhân…Lễ hội là món ăn
tinh thần để nhân dân ta nhớ lại truyền thống anh dũng của dân tộc, thể hiện sự thuần
khiết, giản dị mà hồn nhiên của người lao động.


19

Văn hóa Hà Nội kết tinh, hội tụ ở chính hình ảnh những con người Hà Nội. Đã
từ lâu, người Hà Nội tự hào về truyền thống văn hóa, văn hiến lâu đời của mình. Vẻ
đẹp hào hoa, thanh lịch, tao nhã, tế nhị mà văn minh của người Hà Nội đã được đúc
kết lại qua câu ca dao :
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
Người Hà Nội tự hào về sự thanh lịch của mình thể hiện trong nhiều mặt.
Phong cách sống “thanh lịch” được thể hiện từ trong nhà ra xã hội, từ nói năng, ăn
mặc, cho đến phép giao tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa người với thiên nhiên,
môi trường. Trước hết là ở lời nói, người Hà Nội thanh lịch trong lời ăn tiếng nói và
cách ứng xử ân cần, niềm nở, chân thật. Người Hà Nội dùng ngôn ngữ chuẩn xác,
thanh âm mẫu mực, không quen những từ thơ tục, sỗ sàng. Họ biết nhún mình, tơn
trọng người khác, mềm mỏng mà không thớ lợ, tài hoa mà không khoe khoang, biết
rộng mà không làm cao, biết “lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”.
Trong làm lụng, người Hà Nội cần cù, chịu khó, đã làm nghề gì thì học đến nơi,
đến chốn, có ý thức chịu trách nhiệm về sản phẩm làm ra. "Khéo tay, hay nghề" là câu
ca tụng đất trăm nghề chốn kinh kỳ. Họ tài hoa, khéo léo, tao nhã mà sành điệu; phóng
khống, lịch duyệt, qn tử, tinh tế, coi trọng cái đẹp và ln sáng tạo trong cuộc sống.
Tóm lại, Hà Nội là kinh đơ ngàn năm văn hiến, văn hố Hà Nội hội tụ, kết tinh
tinh tuý văn hoá của mọi miền đất nước. Từ trước tới nay, khi nhớ về Hà Nội, nhắc về
văn hóa Hà Nội, tất cả mọi người đều thừa nhận rằng đây là mảnh đất của tinh hoa,
của văn minh, thanh lịch. Đúng như nhà văn Thạch Lam đã nói: “Người Pháp có
Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các
báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,.. Chúng ta cũng có
Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp”. Mảnh đất đó, mỗi ngơi nhà, góc phố, hàng
cây đã để thương, để nhớ cho biết bao người con khi đi xa.
1.2.2. Hà Nội - đề tài hấp dẫn trong văn xi hiện đại
Hà Nội - mảnh đất nghìn năm văn hiến, tụ hội tinh hoa là nơi khơi nguồn cảm
hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sĩ. Hà Nội là thiên tình sử của người nghệ sĩ, nơi mà


×