Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

SKKN Dạy văn bản Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu) kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khối 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 58 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
DẠY VĂN BẢN XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT (PHAN BỘI CHÂU) KẾT HỢP
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH KHỐI 1
Lĩnh vực: Ngữ Văn

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hường
Tổ bộ môn: Văn - Anh
Số điện thoại: 0941085222

Năm thực hiện: 2020 – 2021


MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................

1

1.1 Lí do chọn đề tài .....................................................................................

1

1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................

2



1.3.Đối tượng nghiên cứu .........................................................................

3

1.4. Phương phápnghiêncứu....................................................................

3

1. 5. Những đóng góp của đề tài…………………………………………

3

1.6. Cấu trúc đề tài………………… …………….………………………..

3

1.7. Kế hoạch nghiên cứu……...………………………………………….

3

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................

5

I. CƠ SỞ KHOA HỌC ...............................................................................

5

1.1. Cơ sở lí luận ...........................................................................................


5

1.2. Cở sở thực tiễn…………………………………………………………

6

II. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN “ XUẤT DƯƠNG LƯU
BIỆT” NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH…………..

8

1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trị, tầm quan trọng của mơn Ngữ văn
trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh………………………

8

2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa dạy học Ngữ văn và giáo dục tư tưởng đạo
đức cho học sinh……………………………………………………………

9

3. Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua dạy –
học văn bản “ Xuất dương lưu biệt”………………………………………

11

3.1. Xác định nội dung trong bài học để giáo dục tư tưởng đạo đức………

11


3.2. Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẫm mĩ khi dạy “Xuất dương lưu biệt”một cách làm hay trong giáo dục tư tưởng HS…………………………….

12

3.3. Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh trong giờ
học…………………………………………………………………………

13

3.4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, sinh hoạt dưới cờ, sinh
hoạt chủ nhiệm với chủ đề giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh THPT
nói chung và HS khối 11 nói riêng…………………………………………

14


III. GIÁO ÁN VÀ HỒ SƠ MINH CHỨNG……………………….…….

18

1. Giáo án phát triển năng lực bài “Xuất dương lưu biệt” ………………...

18

2. Các hồ sơ minh chứng…………...……………………………………

31

IV. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………….……………….…..


44

1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ………………………………..……...

44

2. Nội dung thực nghiệm sư phạm……………………………......………

44

3. Đối tượng thực nghiệm …………………………………...………….....

44

4. Tiến hành thực nghiệm …………………………….………....…………

44

4.1. Chuẩn bị cho TNSP …………………………………....……………

44

4.2. Phương pháp thực nghiệm ………………………………........……....

44

5. Kết quả thực nghiệm ………………………...…………….........…….....

45


PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN ……………………………..…………......

46

I. Đóng góp của đề tài……………………..……………………...……...

46

II. Khả năng mở rộng, phát triển của đề tài……………………………

47

III. Một số kiến nghị đề xuất …………………………………………….

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………

49

PHỤ LỤC ………………………………………………………..………..

50


DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT:

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


GV:

GIÁO VIÊN

HS:

HỌC SINH

SKKN:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GD&ĐT: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NQ/TW: NGHỊ QUYẾT/ TRUNG ƯƠNG
TNSP:

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

TN:

THỰC NGHIỆM

NL:

NĂNG LỰC

PPCT:

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu
biết thơng thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá
nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với giáo dục trong giai đoạn hiện
nay là phải đổi mới phương pháp để phát huy được khả năng sáng tạo của người
học. Đây là yêu cầu đổi mới mạnh mẽ về mặt phương pháp nhằm khắc phục lối
truyền thụ kiến thức một chiều đồng thời hình thành và rèn luyện lối tư duy sáng
tạo ở học sinh. Đặc biệt đối với mơn Ngữ Văn, ngồi việc giúp học sinh có năng
lực ngơn ngữ để học tập, có năng lực giao tiếp, nhận thức cuộc sống, mơn học
cũng góp phần bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu cảm xúc thẫm mĩ và định
hướng thị hiếu lành mạnh để hồn thiện nhân cách. Vì vậy tạo hứng thú cho học
sinh trong mỗi giờ học ngữ văn bằng các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp
giáo dục tư tưởng đạo đức để nâng cao hiệu quả giờ học và hình thành những phẩm
chất, năng lực cho học sinh là điều rất cần thiết.
Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục, là người GV phải ln hướng
đến hình thành những nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Mỗi người giáo viên,
với vai trò trách nhiệm nghề giáo không chỉ hướng dẫn, khơi gợi học sinh khám
phá tri thức khoa học mà cần giáo dục tư tưởng đạo đức để mỗi ngày hoàn thiện
nhân cách, để sau này trở thành những công dân tốt, những người sống có ích cho

xã hội. Trong một xã hội có giáo dục, mối quan hệ giữa con người và con người
dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển bền
vững kinh tế xã hội, sẽ tạo nên một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và đem
đến cuộc sống vui tươi hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Trong giáo dục khơng những phải có
tri thức phổ thơng mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài khơng
có đức tham ơ hủ hóa có hại cho nước. Có đức khơng có tài như ơng bụt ngồi trong
chùa, khơng giúp ích gì được cho ai”. Cũng vì vậy, giáo dục đạo đức chính là một
mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông từ xưa đến nay. Bởi, nó tác động đến
đối tượng giáo dục để từ đó hình thành những nhân cách, phẩm chất đạo đức tốt
đẹp theo chuẩn mực xã hội; hiểu được những khái niệm về công bằng, về cái thiện,
cái đẹp, cái ác, cái xấu xa, về lương tâm, danh dự và những phạm trù khác thuộc
lĩnh vực đạo đức tinh thần của xã hội. Chỉ khi được giáo dục tốt, con người mới


sống có ích cho gia đình và xã hội. Rộng hơn, trong một xã hội có giáo dục, mối
quan hệ giữa con người và con người dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ tạo
tiền đề cho sự ổn định và phát triển bền vững kinh tế xã hội, sẽ tạo nên một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh và đem đến cuộc sống vui tươi hạnh phúc cho tất cả
mọi người. Đặc biệt, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS càng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng bởi các em là những chủ nhân tương lai của đất nước mai sau.
Cùng với nhiều hình thức giáo dục khác, giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống
cho HS thông qua việc dạy- học Ngữ văn là cách làm hiệu quả. Bởi, Ngữ văn là
mơn học mang tính cơng cụ và tính thẫm mĩ – nhân văn, ngồi giáo dục học sinh
những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngơn ngữ dân tộc; phát triển ở học
sinh những tình cảm lành mạnh, nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha…Thông qua các
văn bản ngôn từ, những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn
học, bằng các hoạt động đọc, viết, nói, nghe, mơn Ngữ văn có vai trị to lớn trong
việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các
năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Bởi lẽ, đối tượng

trung tâm của văn học chính là con người. Theo M. Gorki, “Văn học là nhân học”.
Một trong những đơn vị bài học trong chương trình Ngữ văn THPT có khả năng
giáo dục đạo đức tư tưởng cho HS là văn bản “Xuất dương lưu biệt” (Ngữ văn 11,
tập 1). Bởi tác phẩm đã khắc họa được vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ
cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt
huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước. Từ
chí làm trai “ phải lạ” của Phan Bội Châu, GV có thể giáo dục học sinh được rất
nhiều bài học quý giá về tư tưởng đúng đắn, đạo đức cao cả của con người. Như
vậy, có thể thấy giá trị tư tưởng đạo đức của “Lưu biệt khi xuất dương” là rất lớn,
có giá trị với mọi thời đại, với mọi thế hệ HS.
Văn học nói chung, văn bản “Xuất dương lưu biệt” nói riêng có những giá trị
to lớn như vậy trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HS nhưng hiện
nay một số giáo viên có nhận thức chưa thật sự đúng đắn, sâu sắc ưu thế của nó.Là
một giáo viên dạy Ngữ văn, tơi muốn mỗi giờ văn có một giá trị riêng, vừa tìm tịi
những phương pháp mới tạo hứng thú cho học sinh vừa thơng qua những bài dạy
của mình gợi nhắc một số kĩ năng cần thiết, khơi gợi ở các em những tình cảm, ý
thức tốt đẹp…Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Dạy văn bản Xuất dương lưu biệt
(Phan Bội Châu) kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh khối 11”. Đề
tài đã được áp dụng thành công trong dạy học bài thơ “Xuất dương lưu biệt”
những năm gần đây và được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá và đề xuất dự
xét sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành.
1.2.Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định vai trò của việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh THPT
qua giờ học môn Ngữ Văn.
- Vừa đưa ra một số giải pháp trong việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo
đức cho học sinh khi học bài thơ “Xuất dương lưu biệt” vừa mở rộng phạm vi


hướng tới giáo dục học sinh viết những bài văn nghị luận về vấn đề xã hội được rút
ra từ văn bản. Từ đó góp phần đào tạo các thế hệ học sinh khơng chỉ có kiến thức

mà cịn có tư tưởng đạo đức đúng đắn, có tâm hồn trong sáng, trung thực, thật thà,
giàu lịng nhân ái, có trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, đất nước…
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 11A1, 11A4, 11A6 trường THPT Hoàng Mai 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Để hoàn thành đề tài SKKN này, tôi đã sử dụng: Phương pháp nghiên cứu;
Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp khảo sát và đánh giá tình hình
thực tế
1.5. Những đóng góp của đề tài
- Tổng quan và làm rõ cơ sở lí luận của dạy học Ngữ văn kết hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức cho học sinh THPT nói chung và học sinh khối 11 nói riêng.
- Đề xuất các giải pháp dạy học tích cực hướng tới yêu cầu ĐỌC – VIẾT –
NÓI- NGHE kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức nhằm giáo dục ý thức trách
nhiệm của cá nhân đối với tập thể, cá nhân đối với Đất Nước đồng thời phát triển
năng lực trải nghiệm, sáng tạo cho HS.
- Áp dụng vào bài “Xuất dương lưu biệt” ( Phan Bội Châu) nhằm giáo dục tư
tưởng đạo đức và phát triển năng trải nghiệm sáng tạo của học sinh THPT nói
chung và HS khối 11 trường THPT Hồng Mai 2 nói riêng.
1.6. Cấu trúc của đề tài
Gồm 3 phần
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
I. Cơ sở khoa học
II. Các biện pháp dạy học văn bản “Xuất dương lưu biệt” nhằm giáo dục tư
tưởng đạo đức học sinh
III. Giáo án và hồ sơ minh chứng
- Phần kết luận và kiến nghị
1.7. Kế hoạch nghiên cứu
STT
1


Thời gian
Tháng 5/2020

Nội dung cơng việc

Sản phẩm

Hình thành ý tưởng và Bản đề cương chi
chọn đề tài, viết đề cương tiết
nghiên cứu


2

Tháng 6,7,8,9,10

- Nghiên cứu lí luận dạy - Tập hợp lý thuyết
học, phương pháp dạy của đề tài.
học tích cực của bộ môn - Xử lý số liệu khảo
- Khảo sát thực trạng, sát được.
tổng hợp số liệu năm - Tổng hợp ý kiến của
trước.
đồng nghiệp.
- Trao đổi với đồng
nghiệp và đề xuất sáng
kiến kinh nghiệm.

3


Tháng 11,12 và
Tháng 1/2021

- Kiểm tra trước thực - Xử lý kết quả trước
nghiệm.
khi thử nghiệm đề
- Áp dụng thực nghiệm: tài.

Dạy văn bản, ra đề kiểm - Tổng hợp và xử lý
tra, ra bài tập về nhà
kết quả thử nghiệm
đề tài.
4

Tháng 1, 2,3

Viết và hồn thành sáng Sáng kiến kinh
kiến kinh nghiệm
nghiệm chính thức
chấm cấp trường

5

Tháng 3

Chỉnh sửa, bổ sung sáng Hoàn thành
kiến kinh nghiệm sau khi kiến nộp Sở
chấm cấp trường

sáng



PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lý luận
Theo Điều 28 Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, kĩ năng làm việc
theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.(Luật giáo dục 2005).
Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 cũng u cầu bảo đảm phát triển
phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến
thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực
hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời
sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ
động và tiềm năng của mỗi học sinh.
Năm học 2019-2020, ngành giáo dục tập trung thực hiện các Nghị quyết, kết
luận của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là triển hai có hiệu quả Kết luận
số 51-KL/TW ngày 30 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo; quán triệt phương châm hành động
“bứt phá” của Chính phủ để hồn thành kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ kiến thức áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ
sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các

hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi
mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29- NQ/TW, cần có nhận thức
đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực người học.
Trong nhà trường, cùng với việc giảng dạy đem lại tri thức thì việc giáo dục
tư tưởng đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Trong mỗi
trường học đều có câu “ Tiên học lễ, hậu học văn” đây không chỉ là khẩu hiệu mà
là nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong suốt quá trình dạy - học nói chung.
Được giáo dục tốt các em sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình và xã
hội bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy trong mỗi


giờ học, mỗi mơn học đều có thể lồng ghép, kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho
học sinh một cách phù hợp, đặc biệt là môn Ngữ Văn.
Ngữ văn là mơn học mang tính cơng cụ và tính thẫm mĩ – nhân văn, ngoài
giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngơn ngữ dân tộc;
phát triển ở học sinh những tình cảm lành mạnh, nhân văn, lối sống nhân ái, vị
tha…Thông qua các văn bản ngơn từ, những hình tượng nghệ thuật sinh động
trong các tác phẩm văn học, bằng các hoạt động đọc, viết, nói, nghe, mơn Ngữ văn
có vai trị to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm
chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học
suốt đời.
Trong chương trình mơn Ngữ Văn, bên cạnh tấm gương - Hồ Chí Minh
(1890-1969), lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, người thầy vĩ đại
của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã hiến dâng tồn
bộ cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Thì
Phan Bội Châu ( 1867-1940), là một nhà yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị
thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”. Và là một nhà thơ, nhà văn, là người khơi nguồn
cho loại văn chương trữ tình với tư duy nhạy bén, khơng ngừng đổi mới, cây bút

xuất sắc nhất của thơ văn Cách mạng Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỉ XX… Là
những tấm gương sáng trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh ở mọi thời
đại.
Như vậy, việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh là rất cần thiết, đòi hỏi
sự quan tâm của tất cả các cấp, các ngành, gia đình và nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường THPT đã nhiều
năm, tuy nhiên môi trường tôi dạy không phải là trường chuyên lớp chọn, trường
chúng tơi mới thành lập, học sinh có điểm đầu vào cịn thấp, yếu… Đối tượng học
sinh của tơi ít xuất sắc, giỏi mà chủ yếu là học sinh đại trà với lực học chủ yếu là
khá, trung bình, yếu… Nên tôi nhận thấy, bên cạnh những học sinh chăm ngoan,
có ý thức học tập, có lối sống lành mạnh thì cịn khơng ít những học sinh có biểu
hiện đi xuống về mặt tư tưởng đạo đức khiến cho nhà trường, giáo viên tâm huyết
đều trăn trở.
Biểu hiện cụ thể của những tư tưởng đạo đức chưa chuẩn mực ở học sinh:
+ Lối sống ích kỉ, vơ cảm, giả dối, quá đề cao cái tôi cá nhân..
+ Thiếu sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau
+ Có thái độ, hành vi, lời nói vơ lễ với thầy cơ, cha mẹ, anh chị…
+ Thiếu ý thức trách nhiệm đối với tập thể, với gia đình…
Qua tìm hiểu tơi nhận thấy có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, tuy
nhiên ở đây tôi chỉ đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:


Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị trường, ngoài những thành tựu rất
đáng tự hào về phát triển kinh tế, xã hội , văn hóa, giáo dục thì mặt trái của cơ chế
mới cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thối về đạo đức và
những giá trị nhân văn là vấn đề toàn xã hội quan tâm.
Kết hợp sự phát triển của công nghệ với Internet sử dụng dễ dàng nhiều điều
thú vị hấp dẫn nhưng học sinh không sử dụng như một phương tiện học tập thông
minh mà dùng vào việc giải trí chiếm rất nhiều thời gian, dễ dẫn đến vơ cảm, thờ

ơ….
Về phía gia đình: Do nng chiều con thái quá, do một số phụ huynh nhận
thức lệch lạc khơng có tri thức về giáo dục con cái; sử dụng quyền uy bố mẹ một
cách cực đoan, tấm gương phản diện của bố mẹ, người thân; những hoàn cảnh éo
le hoặc bị đối xử vũ lực, thiếu sự quan tâm của gia đình…
Về phía giáo viên: Đa số giáo viên tâm huyết, có trách nhiệm, quan tâm đến
học sinh nhưng vẫn cịn một số hạn chế do:
+ Đã có nhiều đổi mới về phương pháp giảng dạy nhưng chưa thực sự phù
hợp với học sinh có trình độ nhận thức yếu, kém
+ Một số giáo viên chưa linh hoạt, còn tham nhiều kiến thức …
+ Do sĩ số lớp đơng nên rất khó để theo sát, kèm cặp từng học sinh trong giờ
học nên cịn “bỏ sót” một số học sinh.
Về phía học sinh:
+ Nhiều học sinh bị hổng kiến thức về kĩ năng viết văn và năng lực cảm thụ
tác phẩm văn học từ cấp THCS
+ Nhiều học sinh do mải chơi, đua đòi, học yếu nên lười học, khơng có ý thức
làm bài tập về nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Đa số các em xuất thân trong gia đình làm nghề nơng, kinh tế cịn nghèo, bố
mẹ lo kiếm sống nên khơng quan tâm đúng mức, nhiều em phải làm việc phụ giúp
gia đình nên khơng có nhiều thời gian học tập…
Hiện nay trước tình hình thực tế đó mỗi giáo viên đang nỗ lực không ngừng
để đổi mới phương pháp dạy học với phương châm lấy học sinh làm trung tâm,
phát huy tính tích cực và tự giác của học sinh trong học tập, kết hợp giáo dục tư
tưởng đạo đức học sinh nhưng để làm được điều đó khơng phải là một cơng việc
dễ dàng. Nó địi hỏi một q trình dài mà bản thân cả người dạy và người học đều
phải cố gắng hết mình. Riêng bộ mơn Ngữ văn, thì đây lại là một thử thách khá
lớn, hiện nay theo nhiều những số liệu điều tra thì học sinh vẫn chưa thật sự hứng
thú và mặn mà với môn Văn, đặc biệt là những tác phẩm văn học đầu thế kỉ XX.
Để có được kết quả cụ thể về hiểu bài thơ “ Xuất dương lưu biệt” (Phan Bội Châu),
nhận thức được bài học đạo đức từ văn bản và áp dụng vào thực tiễn đời sống,

chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở 3 lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy ở năm học


trước: 11A1, 11A4, 11A6 với tổng số 120 học sinh thông qua phiếu điều tra như
sau:
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA

SỐ LƯỢNG

TỈ LỆ

Nắm được yêu cầu cơ bản của bài học

78/120

65%

Nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức
từ văn bản

45/120

37,5%

Chưa nhận thức được bài học đạo đức từ
văn bản

50/120

41,6%


Từ số liệu trên có thể nói, chỉ nắm được yêu cầu cơ bản của bài học là chưa
đủ ( 65%) để hình thành những phẩm chất và năng lực trong mỗi tiết học cần
hướng dẫn học sinh nhận thức và áp dụng bài học tư tưởng đạo đức từ văn bản
vào viết bài văn nghị luận xã hội, áp dụng vào thực tiễn đời sống…Số học sinh
nhận thức và áp dụng được bài học đạo đức (37,5%), số học sinh chưa nhận thức
được bài học đạo đức từ văn bản còn nhiều (41,6%). Vì vậy, bản thân mỗi giáo
viên để nghề giáo khơng chỉ dạy “Chữ” mà cịn dạy “Người”, cần tìm ra những
biện pháp thật hiệu quả để giúp học sinh không chỉ hiểu được giá trị nội dung, giá
trị nghệ thuật của tác phẩm văn học mà còn giúp học sinh nhận thức được những
bài học đạo đức rút ra từ văn bản. Đây là một hướng đi đúng với bản chất của yêu
cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục phổ thơng,
chương trình tổng thể và dạy Văn theo tinh thần đổi mới.
II. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN “XUẤT DƯƠNG LƯU
BIỆT” NHẰM GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vai trị, tầm quan trọng của môn Ngữ văn
trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh.
Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Bác
Hồ đã dạy “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thơng mà phải có đạo
đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài khơng có đức tham ơ hủ hóa có hại cho
nước. Có đức khơng có tài như ơng bụt ngồi trong chùa, khơng giúp ích gì được
cho ai” ( trích Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I, ngày
12/6/1956). Một trong những môn học kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học
sinh hiệu quả chính là mơn Ngữ Văn.
Đối tượng trung tâm của văn học chính là con người. Theo M. Gorki, “Văn
học là nhân học” có nghĩa là: Văn học là khoa học về con người. Trong bất kì thời
đại nào, con người luôn trở thành đối tượng trung tâm của văn học. Các Mác cũng
đã từng nói: “ Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn học có được một
điểm tựa để nhìn ra tồn thế giới”.
Mà bản chất của văn học bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống. Grandi từng

khẳng định: “Khơng có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống là nơi bắt


đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào văn
học gắn chặt với cuộc sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào. Nếu văn
chương tách rời khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ khơng thể vươn tới giá trị đích thực
của nó. Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, mang đến cái nhìn tồn diện và đầy đủ
về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ
đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận. Chính vì vậy, nghệ thuật
ln ẩn chứa sứ mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời. Nhà
thơ Tố Hữu đã từng phát biểu: “ Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẫm mĩ cho con
người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng con người lên”.
Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định: “ Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu
giữ mãi mãi tính người cho con người”.
Văn học với những giá trị to lớn như thế nhưng hiện nay một số học sinh đang
thờ ơ với môn Văn và cho rằng “ học văn để làm gì?, học văn lựa chọn ít trường,
học văn khơng kiếm được nhiều tiền...” Có lẽ do các em khơng có đam mê, chưa
nhận thức được giá trị đích thực của văn chương. Mỗi người trong chúng ta muốn
thành công trong lĩnh vực nào của cuộc sống đều cần có vốn sống và vốn ngơn
ngữ mà văn chương mang lại. Vì vậy, theo tơi cần phải kéo văn chương trở về với
cuộc sống, vận dụng những vấn đề từ tác phẩm vào cuộc sống thực tiễn để các em
thấy văn chương gần gũi, thân thiết, cần quan tâm.
Dạy văn là dạy làm người, là dạy cho học sinh hình thành những kĩ năng
sống, cách giao tiếp, ứng xử giúp học sinh hồn thiện nhân cách con người. Vì vậy
trong mỗi giờ dạy người giáo viên cần kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học
sinh. Trong mỗi tác phẩm văn học, ta có thể dạy cái hay, cái đẹp của văn đồng thời
có thể dạy cái hay cái đẹp khác nữa ở trong đó về tâm hồn, về tư tưởng, về lẽ
sống…
Từ những cơ sở trên ta có thể khẳng định mơn Văn có vai trị, tác dụng to lớn
trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Không phải ngẫu nhiên tôi nêu ra

vấn đề trên mà nó sẽ là tiền đề, là cơ sở, là nền tảng để chúng ta hiểu rõ hơn sự cần
thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua giờ dạy văn, qua
tác phẩm văn học trong nhà trường.
2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa dạy học Ngữ văn và giáo dục tư tưởng, đạo
đức cho học sinh
Chương trình giáo dục phổ thơng hình thành và phát triển cho học sinh những
phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực trách nhiệm. Chương
trình giáo dục phổ thông đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học
thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện
đại; hài hịa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học
dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thơng qua các phương pháp, hình thức tổ
chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương


pháp đánh giá phù hợp phù hợp mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt
được mục tiêu đó.
Giáo dục ngơn ngữ và văn học có vai trị quan trọng trong việc bồi dưỡng tình
cảm, tư tưởng và hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Thơng
qua ngơn ngữ và hình tượng nghệ thuật, cần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu như tinh thần u nước, lịng nhân ái, tính trung thực và ý thức trách
nhiệm, hình thành phát triển cho học sinh những năng lực chung và hai năng lực
đặc thù là năng lực ngôn ngữ, nănglực văn học. Như vậy, môn Ngữ văn củng cố
các mạch nội dung của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực
ngôn ngữ và nănglực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ
năng tạo lập văn bản ngị luận, văn bản thơng tin có độ phức tạp hơn về nội dung và
kĩ thuật viết.
Trên tinh thần đổi mới đó đối với một giờ dạy văn, ngoài việc cung cấp cho
các em những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ
thuật của tác phẩm thì việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức rất cần được chú

trọng. Vì vậy, hoạt động dạy và học văn phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau,
giúp học sinh có thể tiếp thu cũng như có cái nhìn tồn diện về giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Từ đó, giúp học sinh rút ra bài học về tư
tưởng đạo đức và vận dụng vào bản thân.
Vậy việc giáo dục tư tưởng đạo đức trong giờ dạy văn được nhìn nhận và
đánh giá như thế nào trong nhà trường Trung học phổ thơng? Nhìn chung các thầy
cơ giáo ln có ý thức học hỏi, trau dồi chun mơn, tìm tịi đổi mới phương pháp,
tìm những phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh… để đảm nhận vai trị
giảng dạy mơn Ngữ văn. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, rèn luyện kĩ năng và
các năng lực cảm thụ văn chương, các giáo viên cũng luôn chú ý giáo dục tư tưởng
đạo đức cho học sinh để mỗi giờ văn không chỉ là giờ học chữ mà còn là giờ học
làm người. Nhưng trên thực tế, áp lực thi cử, áp lực thi đua điểm số, chất lượng đã
khiến nhiều trường, nhiều thầy cô chỉ quan tâm đến việc cung cấp, hướng dẫn tìm
hiểu kiến thức khoa học thuần túy mà chưa thực sự quan tâm tới việc giáo dục tư
tưởng đạo đức cho học sinh qua giờ học. Vì vậy dẫn đến việc giáo dục tư tưởng
đạo đức cho học sinh qua giờ dạy Ngữ văn đạt hiệu quả chưa cao.
Giáo dục tư tưởng đạo đức luôn gắn với nội dung bài học tác phẩm văn học.
Có như vậy mới giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu tác phẩm đồng thời tạo hứng
thú học môn Văn. Học sinh dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên tự tìm cho
mình cách tiếp cận, cách cảm thụ tốt nhất để từ đó hiểu sâu sắc hơn, bao quát hơn
những vấn đề mình đã biết và chưa biết. Hoạt động giáo dục tư tưởng đạo đức phải
gắn liền với hoạt động dạy- học của giáo viên và học sinh. Hai hoạt động này phải
đi đôi, gắn bó với nhau để tạo ra một giờ học văn sôi nổi, hấp dẫn và đạt hiệu quả
cao nhất.
3. Tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh thông qua việc dạy
– học văn bản “Xuất dương lưu biệt”


3.1 Xác định nội dung trong bài học để giáo dục tư tưởng đạo đức
Thông qua giờ đọc văn giúp học sinh nhận ra những giá trị tư tưởng đạo đức

trong tác phẩm “Xuất dương lưu biệt” (Phan Bội Châu).
Phan Bội Châu được coi là một trong những anh hùng kiệt xuất có tầm ảnh
hưởng lớn đối với cách mạng Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, tình u đất nước, khát vọng
hịa bình và ý chí đấu tranh của ông luôn là ngọn lửa tiếp thêm nhiệt huyết, đam
mê cho nhiều thế hệ. Và thơ ca chính là mặt trận để ông bộc lộ điều ấy. “Lưu biệt
khi xuất dương” là một bài thơ như thế, ra đời vào thời điểm nhà thơ chuẩn bị lên
đường sang Nhật để thực hiện chí lớn. Tác phẩm đã khắc họa được vẻ đẹp lãng
mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với tư tưởng
mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi
tìm đường cứu nước.
Từ chí làm trai “ phải lạ” của Phan Bội Châu, giáo dục học sinh tinh thần yêu
nước, giúp học sinh nhận thức được trong cuộc sống con người phải luôn chủ
động, mạnh mẽ, dám đương đầu và vượt qua những thử thách của cuộc sống.
Cũng là khẳng định bản thân mình trước cuộc đời, trước mọi người nhưng cái chí
làm trai dưới cách thể hiện của Phan Bội Châu lại trở nên kì vĩ, lớn lao. Bởi nó
được đặt trong một khơng gian đặc biệt, đó là vũ trụ. Làm trai phải lạ là phải làm
được những việc kì lạ, kiệt xuất, phi thường. Muốn làm được điều ấy, người quân
tử phải được đặt trong một không gian không thể tầm thường được mà phải là càn
khôn. Đã là đấng nam nhi đâu thể thụ động phó mặc cho tạo hóa xoay vần, mà phải
chủ động, dấn thân thay đổi cả càn khôn, trời đất, cải tạo cả vũ trụ, giang sơn.
Mạnh mẽ hơn là phải biết sống hiển hách, dám mưu đồ những việc lớn, kinh thiên
động địa, đất nước lâm nguy thì ra tay cứu nước, thay đổi lịch sử. Ý thơ cịn mang
ý nghĩa khích lệ các thanh niên trong thời đại mới, biết đứng lên tự lực, tự cường,
theo đuổi lí tưởng cao đẹp, phụng sự cho Tổ quốc. Đặt trong bối cảnh ra đời của
bài thơ, hình ảnh đấng nam nhi mang tầm vóc vũ trụ ấy đã mở đầu cho một khúc
khải hồn ca đầy hùng tráng về ý chí và tinh thần yêu nước.
Giáo dục ý thức trách nhiệm cá nhân cho học sinh. Trong bài thơ, Phan Bội
Châu đã nêu lên được ý thức trách nhiệm đầy khẳng khái của bản thân mình,“
Trong khoảng trăm năm cần có tớ/ Sau này mn thuở há khơng ai?”. Có thể hiểu

trong khoảng trăm năm này không thể thiếu ta được. Ta phải trở thành nhân vật
lịch sử, ta có sứ mệnh xoay chuyển càn khôn để thay đổi cả bộ mặt lịch sử của thế
kỉ này. Ý thức cá nhân được vươn cao, vươn rộng theo theo không gian, vươn dài
theo cả thời gian nâng tầm nhận thức cao cả về sứ mệnh của con người trước lịch
sử. Cái tôi vừa lãng mạn vừa kiêu hùng. Phan Bội Châu đã dùng chính tráng chí, lí
tưởng cao đẹp của mình làm tấm gương sáng, cũng như đặt những những bước
chân đầu tiên cho con đường cách mạng tiên tiến của dân tộc, của thanh niên Việt
Nam. Thức tỉnh trong họ những nhận thức về tinh thần cách mạng, lòng yêu nước,
ý thức trách nhiệm của người thanh niên và sự tự tin sẵn sàng đối mặt với sóng gió


của bậc đại trượng phu. Trước những giá trị tư tưởng to lớn mà bài học mang lại,
học sinh ngày nay phải biết trân trọng, giữ gìn, phát huy tinh thần cao cả và phải
biết vận dụng vào cuộc sống thực tiễn, để bản thân có những tư tưởng đúng đắn,
có những việc làm, hành động có ý nghĩa thiết thực.
Giáo dục học sinh nhận thức đúng vai trò của việc học, học đi đôi với hành,
học gắn với thực tiễn cuộc sống. Trong hai câu thơ “Non sông đã chết sống thêm
nhục/ Hiền thánh cịn đâu học cũng hồi” một lần nữa Phan Bội Châu lại cho
chúng ta thấy tầm nhận thức tân tiến của một nhà nho yêu nước, một nhà cách
mạng kiểu mới trước tình hình dân tộc, trước sự suy thoái của chế độ phong kiến
và nền nho học đang mất dần vị thế vốn có của mình. Phan Bội Châu là một nhà
nho chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nền giáo dục phong kiến từ thuở thiếu thời nhưng
ông không cố chấp ôm khư khư giấc mộng hão huyền về việc phục hưng những
thứ vốn đã cũ kĩ, lạc hậu mà trái lại ơng chính là một trong những người đầu tiên
nhìn thẳng vào vấn đề, bóc trần sự tụt hậu của Nho học, vạch rõ nguyên nhân khiến
đất nước rơi vào tình trạng yếu hèn. Không phủ nhận rằng Nho học là một kho
tàng rộng lớn, mang đến cho con người sự giáo dục tốt đẹp nhưng trước thực trạng
đất nước lúc bấy giờ một đất nước khơng có chủ quyền, khơng có tự do, triều đình
phong kiến bù nhìn thì nó chỉ đem lại những ảo vọng khơng có thực, khơng có ích
trong việc diệt giặc thù, giành lại chủ quyền dân tộc. Việc phủ nhận nền Nho học

vốn đã gắn bó với mình bao nhiêu lâu ấy quả thực là nỗi đau xót vơ cùng lớn của
tác giả nhưng với lí tưởng cao đẹp và lịng quyết tâm của một chí sĩ u nước thì
khơng nỗi đau nào có thể vượt qua được nỗi đau mất nước. Vậy với học sinh ngày
nay, được sống trong một xã hội hịa bình, phát triển, hội nhập, có nhiều cơ hội để
phát triển bản thân, các em có suy nghĩ gì? Đã làm được gì? Đã thay đổi bản thân
như thế nào? Đã vận dụng kiến thức của mình vào thực tiễn cuộc sống ra sao?...Tất
cả những băn khoăn này giáo viên cần tìm hiểu, hướng dẫn, giáo dục để học sinh
có những nhận thức đúng đắn, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, bước ra cuộc
đời trở thành những con người có ích cho xã hội.
3.2 Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thẩm mĩ khi dạy “Xuất dương lưu biệt”- một
cách làm hay trong giáo dục tư tưởng đạo đức HS
Chương trình giáo dục phổ thơng mới hướng tới giáo dục phát triển tồn diện
về cả phẩm chất và năng lực người học. Môn Ngữ văn là mơn học chiếm nhiều ưu
thế nhất để hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩ, thông qua hoạt động : Đọc
hiểu văn bản và tạo lập văn bản; rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe.
Năng lực thẩm mĩ là một trong 10 năng lực cốt lõi trong yêu cầu cần đạt của
chương trình giáo dục. Giáo dục thẩm mĩ đem lại hiệu quả hoàn thiện con người
cao nhất. Giáo dục thẩm mĩ giúp học sinh hình thành năng lực cảm thụ và nhận
thức đúng đắn về cái đẹp, biết thưởng thức, sáng tạo, nhân rộng cái đẹp và hạn chế
cái xấu, cái ác từ đó hình thành nhân cách, hành vi ứng xử đẹp trong cộng đồng.
Đọc văn học không chỉ là cách lĩnh hội tri thức mà còn là cách để thanh lọc tâm
hồn con người, hướng thiện. Trong quá trình tiếp nhận văn học, người đọc đồng


sáng tạo, năng lực thẫm mĩ của chủ thể học sinh sẽ được bộc lộ và bồi dưỡng: tư
tưởng, tình cảm, nhận thức, kinh nghiệm bản thân về cuộc sống...Cảm thụ tác
phẩm văn học là hành trình khám phá, cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt. Từ
vẻ đẹp tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống, có
những đánh giá cái đẹp đúng đắn nhất, biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm ...Tât cả
những điều đó, theo q trình đúc kết thành lí tưởng thẩm mĩ in sâu trong tâm hồn,

tạo thành nhân cách, phẩm chất đẹp.
Nhà thơ Sóng Hồng đã từng nói: “ Thơ là thơ, nhưng đồng thời là nhạc, là
họa, là chạm khắc theo một cách riêng”. Tính nhạc trong văn học được tạo nên từ
đặc điểm tiếng Việt giàu nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, phong phú về cách hòa
âm, tiết tấu, thay đổi âm thanh trầm bổng giữa thanh bằng – thanh trắc ... Mỗi âm
tiết tiếng Việt như một nốt nhạc và nhịp là yếu tố then chốt để tổ chức lời thơ, gắn
bó mật thiết với phương diện âm thanh. Cả bài thơ “Xuất dương lưu biệt” không sử
dụng ngôn từ bay bổng, hoa mĩ nhưng vẫn tốt lên một giọng thơ tâm huyết có sức
lay động mạnh mẽ. Bởi ẩn chứa trong đó là những tình cảm thiết tha; là ý thức
trách nhiệm to lớn trước lịch sử dân tộc; là nhiệt huyết sục sôi cứu nước của nhà
thơ – nhà yêu nước Phan Bội Châu.
3.3 Thực hiện tích hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong giờ học
Thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy với mục tiêu học
sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo, biết làm gì sau khi học, biết
vận dụng kiến thức bộ môn và kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
trong cuộc sống địi hỏi trong mỗi tiết dạy mơn Ngữ văn cần tích hợp các nội dung
giáo dục đạo đức: lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần đồn kết hợp tác, tính
nhân ái, lịng u thương, bao dung, nhân hậu, ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia,
bảo vệ môi trường, ý thức tổ chức kỉ luật...
Đến với bài thơ “Xuất dương lưu biệt” (Phan Bội Châu), người giáo viên
ngoài việc kết hợp nhiều phương pháp không chỉ giúp học sinh nhận thức, khám
phá, lĩnh hội được những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm mà còn
hướng đến giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh đó là tinh thần yêu nước; là ý
thức trách nhiệm cá nhân đối với đất nước, với tập thể, với gia đình; vai trị việc
học tập của bản thân trong thời đại mới.
Ngồi tích hợp các nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức cần kết hợp giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng hợp tác, kĩ năng tổ chức, xây dựng kế
hoạch, kĩ năng tư duy logic, phán đoán, suy luận, giải quyết vấn đề, xử lí các tình
huống khi gặp nguy hiểm trong cuộc sống...
3.4 Tổ chức hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, sinh hoạt dước cờ, sinh hoạt

chủ nhiệm với chủ đề giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh THPT nói chung và
học sinh khối 11 nói riêng
Hoạt động ngoại khóa, các hoạt động câu lạc bộ, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh
hoạt dưới cờ… với chủ đề giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh đóng một vai trị


quan trọng trong việc bổ trợ kiến thức, bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống
cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện và trở thành những con người có
ích cho xã hội.
Trong những năm gần đây nhiều trường THPT đã chú trọng và thực hiện các
hoạt động ngoại khóa cho học sinh với nhiều nội dung phong phú, đa dạng như
giáo dục kĩ năng sống, giáo dục pháp luật, tìm hiểu văn hóa địa phương, tìm hiểu
mơ hình kinh tế giỏi, học tập qua bài hát ngoại ngữ, văn học..bằng nhiều hình thức
khác nhau : tổ chức các câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ văn học, sân khấu hóa,
tham quan trải nghiệm các di tích lịch sử, các mơ hình kinh tế giỏi của các cơng ty
trên địa bàn tỉnh… Những hoạt động đó đã thực sự gây hứng thú và đem lại nhiều
kĩ năng, kiến thức thực tế cho phần lớn học sinh tham gia.
Hoạt động ngồi giờ lên lớp với hình thức hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ…
giúp học sinh khơng chỉ củng cố và hoàn thiện những tri thức đã học mà giúp các
em có những hiểu biết mới, mở rộng nhãn quan đối với thế giới xung quanh và
cộng đồng xã hội. Giúp các em biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết
những vấn đề do cuộc sống thực tiễn đặt ra. Từ đó học sinh biết tự điều chỉnh hành
vi đạo đức, lối sống cho phù hợp, từng bước làm phong phú thêm những kinh
nghiệm thực tế xã hội. Các buổi, các tiết hoạt động ngồi giờ đó cịn góp phần bồi
dưỡng cho học sinh những tình cảm trong sáng, biết kính u, trân trọng cái đẹp,
cái thiện, biết phê phán những cái xấu, cái ác, cái lỗi thời không phù hợp.
Sau bài học giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tiếp tục tìm hiểu, vận dụng
kiến thức vào thực tiễn cuộc sống bằng các bài tập cụ thể, rèn luyện năng lực tạo
lập văn bản không chỉ qua các bài văn nghị luận văn học mà còn bày tỏ suy nghĩ về
các vấn đề xã hội, thực hành viết các bài văn nghị luận xã hội. Từ đó các em khơng

chỉ chiếm lĩnh được tri thức văn học mà còn làm chủ kiến thức của mình trong
nhiều lĩnh vực.
Ví dụ: Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt câu lạc bộ nhằm giáo dục
tư tưởng đạo đức học sinh khối 11 với chủ đề: Suy nghĩ về ý thức và trách nhiệm
của thanh niên ngày nay với đất nước?
* Mục tiêu của hoạt động
- Giúp học sinh có ý thức và trách nhiệm đối với đất nước, đối với tập thể
- Có ý thức và trách nhiệm với gia đình, bản thân
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc
- Hình thành các kĩ năng hoạt động tập thể: xây dựng kế hoạch, triển khai
công việc, thuyết trình trước tập thể, tự đánh giá kết quả cơng việc…
- Giúp các em hiểu nhau, thông cảm cho nhau, xây dựng và gắn bó tình đồn
kết trong tập thể
* Tiến hành hoạt động


- Bước 1: Xác định nội dung cần phát biểu
- Bước 2: Dự kiến đề cương, xây dựng nội dung cần phát biểu
( Những nội dung này đã được học sinh chuẩn bị trước ở nhà theo hình thức:
lập dàn ý hoặc viết bài văn hoàn chỉnh về chủ đề đã cho)
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh phát biểu
+ Giáo viên gọi một số học sinh trình bày bài viết, sản phẩm của mình
+ Cho các nhóm, cá nhân khác nhận xét cách trình bày, giọng nói, cử chỉ,
thái độ và bổ sung nội dung cho bạn và nhóm bạn
- Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung
( Đồng thời giáo viên thu tất cả bài viết của học sinh và chấm điểm, khảo sát
năng lực cá nhân, năng lực tạo lập văn bản)
* Kết quả của hoạt động
- Hầu hết các em đều thích thú, hăng say khi được bày tỏ quan điểm, suy
nghĩ của bản thân, được trình bày, được nhận xét và được nghe nhận xét góp ý từ

bạn .
- Các em đều bày tỏ ý thức trách nhiệm của mình trước tập thể, thể hiện tình
u đất nước qua những việc làm, những khía cạnh khác nhau, lĩnh vực khác
nhau. Các em đều có một lí tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm trịn
nghĩa vụ bản thân, tơn trọng văn hóa, ngơn ngữ dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt.
- Đồng thời các em nhận thức hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân,
không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có trách nhiệm đối với gia đình, những
người thân và những hoạt động của nhà trường, tiếp tục cố gắng phát triển, cống
hiến và trưởng thành.


Hình 1. Học sinh báo cáo sản phẩm

Hình 2. Học sinh đánh giá sản phẩm của bạn


III. GIÁO ÁN VÀ HỒ SƠ MINH CHỨNG
1. Giáo án phát triển năng lực bài “Xuất dương lưu biệt”
Tiết 73: XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT
- Phan Bội Châu A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Phẩm chất:
Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh:
- Sống có lí tưởng, hồi bão, ln phấn đấu để đạt được lí tưởng ấy, bồi
dưỡng lịng u nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất
nước;
+ Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc…
- Biết trân trọng tấm lòng và tài năng của Phan Bội Châu không chỉ trong lĩnh
vực cách mạng mà còn là một nhà thơ lớn của dân tộc

2. Năng lực
a. Năng lực chung:
Tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học. Cụ thể:
* Đọc:
- Đọc hiểu nội dung:
Cảm nhận được vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi
ra đi tìm đường cứu nước.
- Đọc hiểu hình thức:
Thấy được những nét đặc sắc NT và nhất là giọng thơ tâm huyết sôi sục,đầy sức
lôi cuốn của Phan Bội Châu.
- Liên hệ, so sánh, kết nối:
+ Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử được thể hiện trong văn bản.


+ Nêu được ý nghĩa/tác động của tác phẩm đối suy nghĩ, tình cảm; thể hiện
được cảm xúc và sự đánh giá về tác phẩm.
* Viết :
Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: nội
dung, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
Viết được một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ nội dung văn bản
* Nói, nghe: - Thuyết trình quan điểm của mình về nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm.
- Nghe nắm bắt được quan điểm của giáo viên và học sinh khác.
- Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc
sống.
B- PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện:
Văn bản dạy học, bài soạn , máy tính, phiếu học tập…

2. Hình thức tổ chức dạy học
Dạy học cả lớp
HS thuyết trình , trao đổi, thảo luận
3. Chuẩn bị của GV và HS
*GV: Giáo án; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Đèn chiếu; Đồ dùng dạy học: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo. Sưu tầm
tranh, ảnh về Phan Bội Châu, tác phẩm: Phan Bội Châu niên biểu; Văn thơ yêu
nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (Đặng Thai Mai); phim về Phan Bội
Châu;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
* HS
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết
trước)
- Đồ dùng học tập
C. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS

Chuẩn kiến thức kĩ năng
cần đạt, năng lực cần phát


triển
- Nhận thức được nhiệm vụ
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh cần giải quyết của bài học.
(CNTT)
- GV giao nhiệm vụ:


+ Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:

- Tập trung cao và hợp tác tốt
để giải quyết nhiệm vụ.

+ Nhìn hình đốn tác giả Phan Bội Châu
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả
- HS thực hiện nhiệm vụ:

- Có thái độ tích cực, hứng
thú.

- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Phan Bội
Châu câu thơ dậy sóng/ Bạn cùng ai đất
khách dãi dầu?(Tố Hữu, Theo chân Bác)
Đó là những lời đánh giá rất cao về con
người và thơ văn của nhà cách mạng Viêt
Nam kiêt xuất nhất 25 năm đầu thế kỉ XX.
Trong buổi từ biêt anh em đồng chí, trước khi
bí mật lên đường sang Nhật Bản tổ chức và
chỉ đạo phong trào Đông du (1905 - 1908),
Phan Bội Châu đã cảm hứng viết bài thơ này.
HĐ 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV – HS
* Thao tác 1 :

Kiến thức cần đạt

I. Tìm hiểu chung:

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác 1. Tác giả:
giả và tác phẩm
- Phan Bội Châu (1867 (Năng lực thu thập thông tin, Năng 1940)
lực giải quyết những tình huống đặt ra)
- Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn
– Nghệ An.

*GV Tích hợp kiến thức Địa lí(quê hương
Nam Đàn), kiến thức lịch sử 11- Lịch sử
Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX hướng
dẫn học sinh tìm hiểu phong trào Đơng Du
và hồn cảnh ra đời bài thơ.

- Là một người yêu nước và
cách mạng “vị anh hùng, vị
thiên sứ, đấng xả thân vì độc
lập”
- Là nhà thơ, nhà văn, là


GV đặt câu hỏi: dựa vào phần Tiểu dẫn người khơi nguồn cho loại văn
chương trữ tình.
(SGK/3) em hãy cho biết:
- Tư duy nhạy bén, khơng
a. Hồn cảnh ra đời tác phẩm.
ngừng đổi mới, cây bút xuất
b. Thể thơ
sắc nhất của văn thơ cách

c. Đề tài
mạng Việt Nam mấy chục
năm đầu thế kỉ XX
d. Bố cục
- Quan niệm văn chương là vũ
khí tuyên truyền yêu nước và
Tích hợp với các bài: Vào nhà ngục Quảng
cách mạng ; khơi dịng cho
Đơng cảm tác của Phan Bội Châu, Những loại văn chương trữ tình, chính
trị lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của trị, một trong những mũi tiến
Nguyễn Ái Quốc (đã học ởTHCS) để nói
cơng kẻ thù và vận động cách
thêm về tác phẩm của Phan Bội Châu và mạng
Nguyễn Ái Quốc viết về Phan Bội Châu.
HS Tái hiện kiến thức và trình bày ( Dự kiến
sản phẩm)
1. Tác giả: Phan Bội Châu (1867-1940).
- Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà
Nho, tại làng Đan Nhiệm, Nam Hồ, Nam
Đàn, Nghệ An
- Là một người yêu nước và cách mạng, lãnh
đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang
Nhật; năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt và
đưa ông về quản thúc (giam lỏng) tại Huế.
ông mất ở đây năm 1940.
- Sự nghiệp văn học phong phú đồ sộ, chủ
yếu viết bằng chữ Hán theo các thể loại
truyền thống của văn học trung đại
- Tư duy nhạy bén, không ngừng đổi mới,
cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng

Việt Nam mấy chục năm đầu thế kỉ XX
- Quan niệm văn chương là vũ khí tuyên
truyền yêu nước và cách mạng ; khơi dịng
cho loại văn chương trữ tình, chính trị, một
trong những mũi tiến công kẻ thù và vận
động cách mạng
*GV Tích hợp kiến thức Tiếng Việt (Luật
thơ) hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục,


thể thơ của bài thơ.
GV bổ sung: nét mới mẻ ở chỗ đây không
phải là lời người ở lại tiễn người ra đi mà lại
là lời người ra đi gửi người ở lại với giọng
thơ rắn rỏi, mực thước.
2. Tác phẩm: “Lưu biệt khi xuất
dương”
- Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong
bữa cơm ngày tết cụ Phan tổ chức ở nhà
mình, để chia tay với bạn đồng chí trước lúc 2. Tác phẩm:
lên đường sang Nhật Bản, tổ chức và chỉ đạo - Hoàn cảnh ra đời: Năm
1905, trước lúc lên đường
phong trào Đông Du (1905-1908)
- Thể thơ: Bài thơ được viết bằng chữ sang Nhật Bản, ông làm bài
thơ này để từ giã bạn bè, đồng
Hán, theo thể thất ngơn bát cú Đường luật.
chí.
- Đề tài: Bài thơ mang đề tài “lưu biệt” –
một đề tài quen thuộc trong thơ cổ trung đại - Hồn cảnh lịch sử: Tình
hình chính trị trong nước đen

nhưng lại mang những nét mới mẻ, độc đáo,
tối, đất nước đã mất chủ
sáng tạo
quyền, tiếng mõ Cần Vương
- Bố cục:
đã tắt, các phong trào yêu
nước thất bại, ảnh hưởng của
HS quan sát SGK trả lời.
tư tưởng dân chủ tư sản từ
nước ngoài tràn vào.
- Thể thơ: Chữ Hán, Thất
ngôn bát cú Đường luật
- Đề tài: Lưu biệt
- Bố cục: đề, thực, luận, kết
* Thao tác 1 :
Giáo viên Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn
bản
Đọc cả bản phiên âm chữ Hán, bản dịch
nghĩa và bản dịch thơ. Trọng tâm là bản dịch
thơ. Chú ý thể hiện giọng thơ tâm huyết, lôi
cuốn, hào hùng nhưng vẫn giữ đúng vần,
nhịp của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

II. Đọc–hiểu:


×