Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN kết THÚC học PHẦN QUẢN lý dự án đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.66 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

www.ptit.edu.vn

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
ĐỀ SỐ: 02

GV hướng dẫn

: Lê Quang Thắng

Sinh viên

: Trần Khánh Linh

Mã sinh viên

: B18DCQT089

Lớp

: D18CQQT01-B

Số điện thoại

: 0961286294

Email


:


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Cơng nghệ Bưu chính
Viễn thơng đã đưa môn học Quản lý dự án vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin
gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Lê Quang Thắng đã dạy dỗ, truyền
đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn
tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận, chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được những góp ý đến từ
thầy để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng
day.


Câu 1 (3điểm): Phân tích vai trị quản lý nhân lực nhóm trong quản lý dự án đầu tư?
Để có một đội ngũ dự án tốt bạn cần làm gì? Vận dụng vào một dự án cụ thể?
Vai trò quản lý nhân lực nhóm trong quản lý dự án đầu tư
- Con người đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp hay tổ chức quyết
định sự thành công hay thất bại của tổ chức hay dự án.
- Nắm bắt được các đặc điểm, tâm lý của con người ở nhiều khía cạnh, và quan niệm
rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển, tạo điều kiện để con người phát
huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Đội ngũ dự án tốt:
Là một tập thể có cùng mục tiêu, làm việc ăn ý, các thành viên trong dự án hỗ trợ
lẫn nhau trong suốt quá trình tham gia dự án.
- Để xây dựng một đội ngũ dự án tốt, nhà quản lý cần tuân theo quy tắc sau:
+Tạo ra quyền lợi và trách nhiệm ngang bằng và cân đối giữa các thành viên trong đội
ngũ dự án.

+ Tạo sự khích lệ và ràng buộc giữa các thành viên.
+ Có sự chỉ đạo và giúp đỡ của lãnh đạo dự án, dung hòa các mối quan hệ giữa các thành
viên trong dự án.
+ Để phát triển và lãnh đạo đội ngũ dự án tốt bạn cần có biện pháp đào tạo và khuyến
khích sự phát triển của thành viên đội ngũ dự án. Bạn có thể áp dụng các biện pháp giám
sát khác, tùy thuộc vào nguồn lực điều kiện cụ thể của dự án.
+ Văn hóa và tinh thần đội ngũ là yếu tố khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển của các
thành viên trong dự án. Đồng thời trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý dự án
cần chú ý tới các mâu thuẫn và xung đột của các thành viên trong đội ngũ dự án để có
biện phát khắc phục kịp thời.


Ngồi ra, để đội nhóm phát triển, cần phải đảm bảo đủ 3 yếu tố đó là: mục tiêu
chung, xu hướng đào tạo và môi trường hợp tác. Nhấn mạnh về vấn đề mục tiêu chung,
diễn giả Michael Snyder – ông là thành viên của tổ chức phi lợi nhuận, chia sẻ: “Mục tiêu
chung chính là động lực để thúc đẩy đội nhóm phát triển. Mục tiêu này phải có ý nghĩa
với tất cả thành viên trong nhóm. Khi làm việc cần phải thường xuyên xem xét lại theo
chu kỳ và định hướng mục tiêu chung sao cho phù hợp với sự phát triển của nhóm, để
mọi người cùng cố gắng nỗ lực tiến về phía trước”.
- Mục tiêu chung cần có tiêu chuẩn để đo lường. Bởi chúng ta khơng thể quản lý
những gì mà bản thân khơng thể đo lường. Do đó, bạn cần phải theo sát để đánh giá kỹ
năng của từng thành viên và có thể dễ dàng nắm bắt kịp thời những thành viên nào cần
được giúp đỡ khi chưa hoàn thành mục tiêu đề ra. Hãy trao đổi thẳng thắn và phản hồi
đầy đủ giúp nhân viên giải quyết được những khúc mắc trong q trình thực hiện.
- Một nhóm làm việc sẽ đạt được kết quả cao hơn nếu đáp ứng được tất cả những
kỳ vọng chính đáng của từng cá nhân trong nhóm. Vì vậy trong q trình thực thi, triển
khai kế hoạch, bên cạnh sự đóng góp, các thành viên cần cũng được đào tạo thêm một số
kỹ năng, để giúp cho q trình hoạt động của nhóm khơng bị trì trệ và luôn đi đúng hướng.
Bà Cheristie Tuck cho biết, đào tạo ở đây không chỉ về kiến thức sản phẩm, kỹ năng
chun mơn mà cịn phải đào tạo thêm về kỹ năng trình bày, để cho người khác hiểu rõ

được nội dung mình muốn truyền tải là gì. Bởi khi trình bày tốt thì càng dễ thuyết phục
người khác, giúp cơng việc trơi chảy hơn.
- Bên cạnh đó, mơi trường hợp tác cũng là yếu tố rất quan trọng để làm nên sự
thành cơng của một đội nhóm. Mơi trường phải đảm bảo 3 yếu tố: trách nhiệm, hỗ trợ và
cơng bằng, để giúp các thành viên trong nhóm có sự liên kết chặt chẽ. Các thành viên phải
xác định rõ trách nhiệm của mình, biết rõ phận sự, giới hạn về quyền hành để giúp mọi
người trong nhóm dễ làm việc với nhau hơn. Đồng
thời thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận để trao đổi kiến thức, nghiệp vụ và hỗ trợ
lẫn nhau. Khi một thành viên trong nhóm bị ốm hay bị khuyết, mọi người vẫn có thể hỗ
trợ, đủ kỹ năng để chèo lái cơng việc của vị trí đó.
- Hiện nay, các doanh nghiệp đều nhận thức được bản chất năng động của quản lý
dự án. Quản lý dự án là kỷ luật, đảm bảo hợp tác, chia sẻ, báo cáo tiến độ để mọi người
và các bên liên quan có thể nắm rõ tình hình của dự án. Vì vậy, đây được xem là yếu tố
cần thiết để giúp các doanh nghiệp tập trung hơn vào các điểm quan trọng như ràng buộc
thời gian, ngân sách, đo lường thành quả và trở nên linh hoạt, đảm bảo thi công đúng tiến
độ và chất lượng cơng trình. Do đó, quản lý dự án quyết định rất lớn đến sự thành bại của
một đội nhóm, một doanh nghiệp. Bởi nếu quản lý không tốt sẽ xảy ra nhiều tranh luận
với mục tiêu không rõ ràng, thiếu nguồn lực, rủi ro cao, chất lượng sản phẩm kém, các dự
án phải trả ngân sách cho chậm trễ và sự yếu kém của cơng trình.
Ví dụ trong 1 dự án cụ thể:


Phipps Corporation, một cơng ty truyền thơng có 270 nhân viên, muốn mở rộng khu
vực văn phịng và đã thương lượng thuê một mặt bằng lớn hơn ở cách đó vài dãy nhà.
Chỉ cịn mười tháng trước khi phải di dời, giám đốc điều hành của Phipps tổ chức một
nhóm dự án để giải quyết mọi chi tiết liên quan đến cơng việc này. Phó chủ tịch quản


lý nguồn nhân lực được giám đốc điều hành chỉ định làm trưởng nhóm và cơ tuyển vào
nhóm mình đại diện từ tất cả mọi phịng ban.

Nhiệm vụ của nhóm rất nhiều. Nhóm phải triển khai một kế hoạch về địa điểm bố trí
từng phịng trong tịa nhà mới. Nhóm cũng phải sắp xếp toàn bộ việc lắp đặt điện thoại
và hệ thống thông tin, thuê một nhà thầu xây dựng để thực hiện những thay đổi nhỏ về
kiến trúc, thuê công ty vệ sinh, và làm việc với một cơng ty nội thất văn phịng để bố
trí khơng gian làm việc theo u cầu của cơng ty. Vì phó chủ tịch quản lý nguồn nhân
lực khơng có thời gian cho các hoạt động nhóm hàng ngày, nên cơ u cầu một nhà
quản lý cấp trung có năng lực bỏ ra khoảng một phần ba thời gian hàng ngày của mình
trong suốt vài tháng sắp tới để giám sát dự án. Khi cơng việc chuyển văn phịng đã hồn
tất, nhóm dự án này cũng chấm dứt hoạt động.



Câu 2 (3 điểm): Mục tiêu của việc lập kế hoạch dự án là gì? Khi lập kế hoạch cần huy
động những bên tham gia nào? Trình bày các bước trong cơng tác lập kế hoạch dự
án? Vận dụng vào một dự án cụ thể?
Mục tiêu của việc lập kế hoạch dự án:
- Chỉ ra phương hướng hoạt động trong tương lai và thiết lập nên những tiêu chuẩn
thuận tiện cho công tác kiểm tra.
- Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn
lực
- Thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao
Khi lập kế hoạch cần huy động các bên tham gia sau:
- Người quản lý dự án: Chịu trách nhiệm chính về kết quả dự án
- Người tài trợ dự án: là đơn vị hay tổ chức cấp tiền cho dự án, có quyền quyết định cho
dự án tiếp tục hay tạm dừng.
- Tổ dự án: hỗ trợ người quản lý dự án để thực hiện thành công dự án
- Khách hàng: Nêu yêu cầu, cử người hỗ trợ dự án, nghiệm thu kết quả.



- Ban lãnh đạo: Bổ nhiệm người quản lý dự án và tổ dự án, phê duyệt mục đích và mục tiêu
của dự án
- Các nhóm chun mơn: Cung cấp thông tin để lập kế hoạch thực hiện dự án, các công
việc phải làm, các sản phẩm chuyển giao và các ước lượng.
Các bước trong công tác lập kế hoạch dự án
- Bước 1: Xác lập mục tiêu của dự án (Ai làm gì? Khi nào làm?):
Những mục tiêu này phản ảnh thời điểm bắt đầu và hoàn thành dự án, mức chi phí
dự
tốn, các kết quả cần đạt được.
- Bước 2: Phát triển kế hoạch
+ Lập danh mục và mã hóa cơng việc: Bước đầu tiên trong việc phát triển kế hoạch

việc xác định và lập danh mục các cơng việc phải thực hiện sau đó mã hóa các công việc
này.
+ Phát triển một cơ cấu phân tách công việc (WBS): phân chia các công việc dự án
thành
những phần việc nhỏ hơn hoặc kết hợp nhiều công việc thành một nhóm để dễ dàng
kiểm sốt và quản lý.
- Bước 3: Xây dựng sơ đồ kế hoạch dự án:
Sau khi xác định quan hệ trước sau của các công việc cần thiết lập một sơ đồ kế
hoạch
để phản ánh quan hệ lôgic giữa các công việc bằng một trong hai phương pháp là lập sơ
đồ theo thứ tự (AON) hay lập sơ đồ theo mũi tên (AOA).
- Bước 4: Lập lịch trình thực hiện dự án:
Chỉ rõ khi nào cơng việc bắt đầu khi nào kết thúc, độ dài thời gian thực hiện từng
công


việc và những mốc thời gian quan trọng khác.
- Bước 5: Dự tốn chi phí và phân bổ nguồn lực:

Để thực hiện kế hoạch dự án tổng thể cần dự tốn chi phí cho từng cơng việc, từng
khoản
mục chi phí cũng như những nguồn lực khác như: lao động, máy móc, thiết bị... để thực
hiện dự án.
- Bước 6: Chuẩn bị báo cáo và kết thúc dự án:
Chuẩn bị tốt hệ thống báo cáo, kiểm tra, giám sát là một trong những khâu cần thiết
để
thực hiện thành công kế hoạch dự án. Các báo cáo quan trọng nhất bao gồm báo cáo
tiến độ thời gian, chi phí.
Ví dụ cụ thể:
Dự án xây dựng cụm nhà ở hỗn hợp chung cơ kết hợp văn phịng dịch vụ lơ đất
NO5- Khu đơ thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng- Chủ đầu tư VINACONEX
Xác định mục tiêu, thời gian dự án:
Đầu tư xây dựng, kinh doanh, tạo ra nguồn tiều vố hoàn chi phí nộp tiền sử dụng
đất để chuyen sang làm đường, giảm mức vốn vay, tiết kiệm kinh phí đầu tư xây dựng cơng
trình, khắc phục khó khăn nguồn vốn Ngân sách đầu tư hiện nay. Đồng thời tạo nên một
quần thể kiến trúc đẹp, văn minh, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu về nhà ở và các cơng
trình cơng cộng trên địa bàn Thành phố. Thời gian thực hiện là 3 năm (từ quí IV năm 2007
đến quí IV năm 2010).
Xác định quy mô dự án: là tổ hợp 4 khối cao tầng: 2 khối 25 tầng và 2 khối 29 tầng
với lô đất 29.680 m2.
-Việc lập kế hoạch dự án bao gồm:
+Xác định mục tiêu,thời gian dự án
+Qui mô dự
+Các giải pháp kĩ thuật


+ Tổng mức đầu tư
Dựa vào 3 yếu tố: Qui môn dự án; Giải pháp kĩ thuật; Tổng mức đầu tư sẽ tiến hành
Phân tích dự án. Việc phân tích dự án sẽ dựa vào mục tiêu dự án (xem xét về chi phí cũng

như phân bổ nguồn lực). Cuối cùng là sẽ tiến hành kết thúc dự án và đánh giá lợi ích (Báo
cáo, kết thúc dự án)
Câu 3 (4 điểm): Xây dựng ý tưởng khởi nghiệp một dự án kinh doanh có khả thi theo
quy trình quản lý dự án gồm năm bước như sau: (1) Thiết lập dự án; (2) Lập kế hoạch
dự án; (3) Thực thi dự án; (4) Kiểm soát dự án; (5) Đánh giá hiệu quả khi kết thúc dự
án
Cơ sở lý thuyết:
Quy trình quản lý dự án gồm năm bước: thiết lập dự án, lập kế hoạch dự án, thực
thi dự án, kiểm sốt dự án, kết thúc dự án. Vai trị của quy trình là thực hiện và kiểm sốt
nhiều cơng việc. Quy trình giúp nhân viên hình dung được trong mỗi nghiệp vụ họ phải
tiến hành những bước công việc nào, cách thức ra sao và phải cần đạt kết quả gì? Đối với
cấp quản lý có thể giám sát tiến độ và chất lượng công việc do nhân viên thực hiện.
1. Thiết lập dự án
Gồm 2 hoạt động chính:
– Xây dựng bản tuyên bố dự án: bản tuyên bố tự án thể hiện mục tiêu dự án, yếu tố
tác động đến dự án, các ràng buộc, tổ chức dự án, quyền hạn, vai trị – trách nhiệm những
vị trí quan trọng, các rủi ro,… ở mức độ tổng quát. Tất cả các dự án đều phải có bản tuyên
bố dự án. Bởi tài liệu này định hướng hoạt động, là cơ sở để xác định và công nhận kết quả
cuối cùng của dự án.
– Xác định những người liên quan: nhằm thu thập đầy đủ các thơng tin có liên quan
đến dự án. Xây dựng sơ bộ bộ máy nhân sự. Mục tiêu của quản lý dự án chính là cân bằng
lợi ích, đưa ra tiếng nói chung của các bên liên quan.
2. Lập kế hoạch dự án
Xây dựng bản kế hoạch dự án cụ thể, toàn diện phải dựa trên các phương diện: yêu
cầu của khách hàng, thời gian, chi phí, chất lượng, nhân sự, truyền thơng, rủi ro, đấu thầu,
tích hợp… Bốn yếu tố để tạo nên bản kế hoạch dự án hồn hảo là:
– Có sự tham gia của đầy đủ các bên (Bought-in)
– Thể hiện chính thức bằng văn bản tất cả 9 phương diện trên (Formal)
– Được phê duyệt bởi hội đồng xét duyệt kế hoạch (Approval)



– Tính khả thi (Realistic).
3. Thực thi dự án
Thực hiện đúng, đủ các công việc đã được vạch ra trong kế hoạch. Tuy nhiên, thực
tế triển khai và tư duy chiến lược có sự sai số tương đối nên cấp quản lý dự án và nhân viên
trực tiếp thực hiện các cơng việc cần có sự linh hoạt, kiến thức chun mơn và kinh nghiệm
nhất định.
4. Kiểm sốt dự án
Đối chiếu giữa kế hoạch và thực tế để đưa ra điều chỉnh phù hợp và kịp thời (nếu
cần). Sự điều chỉnh hoặc thay đổi có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc hoặc phải lập lại
kế hoạch, tệ hơn là quay lại bước thiết lập dự án. Thay đổi là điều khó tránh khỏi trong các
dự án. Những điều chỉnh hoặc thay đổi thể hiện tổ chức chưa tìm hiểu thật kỹ càng các
thông tin liên quan, hiểu rõ mục tiêu, công việc, nên khi triển khai mới phát sinh ra các yêu
cầu mới.
5. Kết thúc dự án
Đây là các hoạt động hồn thiện để chính thức đóng lại dự án. Việc kết thúc dự án
phải được thực hiện bài bản và đầy đủ. Nhà thầu bàn giao sản phẩm, nhận feedback từ
khách hàng, sao lưu hồ sơ, … Giai đoạn kết thúc dự án khơng theo trình tự sẽ phát sinh
nhiều rắc rối như các vấn đề liên quan đến pháp lý, trách nhiệm nhân sự, …Điều này sẽ để
lại cho tổ chức nói chung và các cá nhân trong nhóm dự án nói riêng những thiệt hại to lớn
về tài chính và danh tiếng.
DỰ ÁN KINH DOANH CỬA HÀNG GIÀY THỂ THAO
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Thông tin chung
Tên cửa hàng:
Facebook: Giày thể thao - DaisyShoes
Shopee: />Địa chỉ cửa hàng: Số 10 phố Ao Sen, Hà Đông, Hà Nội
Mơ hình doanh nghiêp: Cửa hàng nhỏ



Số điện thoại/Zalo: 0926124372
Loại hình doanh nghiệp: Cửa hàng nhỏ
II. TÓM TẮT KINH DOANH
2.1 Quyền sở hữu cửa hàng:
Nguồn vốn thực hiện cửa hàng được lấy từ tiền tiết kiệm của bản thân và huy động
thêm từ bạn bè và người thân. Ước tính nguồn vốn khoảng 250 triệu đồng. Cửa hàng được
thành lập trên ý tưởng và vốn hoàn toàn từ bản thân nên chủ sỡ hữu cửa hàng thuộc về ơng:
• Trần Khánh Linh – Địa chỉ tại số 10 phố Ao Sen, Hà Đơng, Hà Nội.
• Điện thoại: 0926124372
2.2 Vị trí của cửa hàng và các yếu tố thuận lợi
Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng cơ
hội khách hàng dừng chân tại cửa hàng để xem các sản phẩm hoặc đưa ra các yêu cầu về
dịch vụ của mình cung cấp. Địa điểm của cửa hàng có một tác động lớn trong việc thành
cơng của dự án. Ý thức được điều này trước khi tiến hành q trình kinh doanh chúng tơi
đã có một sự nghiên cứu kĩ về quy hoạch địa điểm của dự án. Với mặt hàng kinh doanh là
các sản phẩm thời trang nên địa điểm càng có ảnh hưởng lớn tới doanh thu. Địa điểm ở đây
cần phải hội tụ đủ những yếu tố sau:
• Là nơi trung tâm.
• Tập trung nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu là tầng lớp thanh thiếu niên
• Là nơi tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, tạo tâm lý thích thú mua sắm nên
nó phải là những nơi có vệ sinh tốt, khơng gần các khu cơng nghiệp.
Từ những địi hỏi trên và sau q trình nghiên cứu thực tế chúng tơi đã tìm ra được
một địa điểm hợp lí đó là: địa điểm của cửa hàng nằm trên con phố Ao Sen.
Chúng tôi tin chắc rằng với địa điểm này sẽ tạo cho chúng tôi một lợi thế trước mắt
để đủ sức cạnh tranh với những cửa hàng khác.
2.3 Sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm chủ yếu là mặt hàng giày thể thao nam nữ + Giày lười


Dịch vụ bao gồm: dịch vụ giao hàng, dịch vụ đổi trả sản phẩm và Dịch vụ thanh

toán qua ngân hàng
a. Mô tả sản phẩm
Giày thể thao nam nữ cho học sinh, sinh viên, sản phẩm chất lượng, đảm bảo trong
tầm giá.
Ưu điểm: Rẻ, đẹp và thời trang. Thân giày được cấu tạo từ vật liệu mesh đem lại
sự thoải mái, thoáng mát, giảm sự tiếp xúc của da chân với giày giúp tránh hiện tượng
phồng rộp chân khi đeo trong thời gian dài.
Có mức giá giao động từ 250,000 VND - 350,000 VND, phù hợp với túi tiền của
phần đa học sinh, sinh viên hoặc người có thu nhập thấp.
b. Dịch vụ giao hàng, đổi trả và thanh tốn
Ngồi hoạt động bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, shop có xây dựng thêm hoạt động
qua qua Facebook. Khâu vận chuyển và thanh toán sẽ do bên đối tác chịu trách nhiệm. Đối
với những khách hàng ở bán kính dưới 10km thì nhân viên shop sẽ tự đi giao hàng. Phí
giao là 30,000 VND cho 1 đơn hàng, miễn phí cho khách bán kính dưới 3km.
Khách hàng mua tại cửa hàng sẽ được đổi trả trực tiếp sản phẩm tại cửa hàng nếu
sản phẩm còn được đảm bảo (đầy đủ tem mac,…). Với khách hàng ở xa thì sẽ có hỗ trợ
vận chuyển đổi trả cho khách hàng.
Shop chấp nhận thanh tốn qua hai hình thức là tiền mặt và chuyển khoản ngân hàng
qua số tài khoản : 19034748231016- chủ tài khoản Trần Khánh Linh -Ngân hàng
Techcombank chi nhánh Định Công (Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt
Nam)
2.4 Sức cạnh tranh của sản phẩm
Mặt hàng giày dép là hết sức quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Từ người trẻ
tới già, lớn hay nhỏ đều cũng cần ít nhất 1 đôi giày/ dép để bảo vệ đôi chân của mình. Hiện
nay trên thị trường có rất nhiều loại giày, dép với nhiều ưu- nhược điểm khác nhau. Hiểu
được những vấn đề, mong muốn của người tiêu dùng về nhu cầu giày dép ta có thể đưa vào
thị trường những mặt hàng có độ hài lịng sẽ đem lai được doanh thu cao.
Hiện có khá nhiều cửa hàng giày dép mở trong địa bàn Hà Đơng-Hà Nội, Có thể
nhận thấy ở khu vực này tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng. Sức ép cạnh tranh lớn



như vậy, muốn gia nhập vào thị trường này cần phải có những lợi thế cạnh tranh so với các
đối thủ khác. Quan sát thấy hiện có rất nhiều cơ sở kinh doanh cửa hàng giày dép thể thao
nhưng cũng có một số cửa hàng có chất lượng giày khá tốt nhưng giá lại cao. Vì vậy mà
cửa hàng giày thể thao tơi định mở thì giá cả khá hợp lí cho mọi lứa tuổi.
2.5 Nguồn cung ứng sản phẩm
Shop lấy hàng qua 3 nguồn cung chính đó là Taobao, 1688 và tổng kho sỉ lớn tại
Việt Nam. Do tính đặc thù của loại sản phẩm kinh doanh mang tính thẩm mĩ cũng như xu
hướng cao, cửa hàng sẽ liên tục thay đổi và lựa chọn những nhà cung ứng hợp lí, thường
xuyên cập nhật cũng như theo kịp thị hiếu của khách hàng. Cửa hàng sẽ liên lạc cũng như
kí hợp đồng cung cấp trực tiếp với các nhà cung cấp để khi có những mẫu mới xuất hiện
trên thị trường của hàng sẽ là những người bán đầu tiên có được. Điều này giúp cửa hành
đáp ứng được kịp thời nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng điều chỉnh được mức giá
cả phù hợp theo thị hiếu của khách.
III. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
3.1 Tóm tắt
Q trình này là một quá trình rất quan trọng trong dự án. Nó sẽ cho chúng ta biết
được khách hàng chính của mình là ai? Hay những người nào sẽ ủng hộ mình đến cùng?
Do đó chúng ta cần phải có sự phân tích tổng quát nhằm rút ra những yếu quan trọng của
thị trường phục vụ cho sự thành công của dự án.
3.2 Phân đoạn thị trường
Vị trí địa lí của địa điểm kinh doanh: khu vực chúng tôi chọn đặt cửa hàng lại tại
khu Phố Ao sen, nằm trên tuyến đường lớn Nguyễn Trãi- Trần Phú. Khu vực này cũng là
nơi tập trung nhiều trường đại học như: Đại học Kiến Trúc, Học viện Y Dược học Cổ
truyền Việt Nam, Học viên Cơng Nghệ Bưu Chính Viễn Thơng. Đây cũng là khu vực có
dân số trẻ chủ yếu là tầng lớp học sinh, sinh viên điều này là 1 thuận lợi vô cùng lớn đối
với công việc kinh doanh của cửa hàng.
3.3 Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của cửa hàng chủ yếu là các chuỗi cửa hàng kinh doanh giày thể
thao cũng như các sản phẩm thay thế khác. Nhiệm vụ của cửa hàng là phải đáp ứng được

đúng cũng như kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Sau những phân tích, chúng tơi đã thiết lập được ma trận SWOT như sau


MA TRẬN SWOT

Cơ hội (O):

Nguy cơ (T)

+Nền kinh tế phát triển +Thị phần của các cửa hàng
mạnh
cạnh tranh khác tăng cao

Mặt mạnh(S):

+Nhu cầu tiêu dùng giày +Sự thay đổi của xu hướng
dép cao
khách hàng
Kết hợp SO:
Kết hợp ST:

+Sản phẩn có mức giá rẻ, +Tạo dựng được thị phần +Tăng cường hoạt động
cực kì dễ tiếp cận
trên thị trường
quảng cáo
+Xây dựng phong cách +Tạo được sự khác biệt hóa +Ln cập nhật thường
phục vụ nhiệt tình, dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh xuyên để bắt kịp và đáp ứng
sau bán tốt
được những xu hướng mới

của khách hàng
Mặt yếu(W):

Kết hợp WO

+Chưa có nhiều kinh + Củng cố lại cửa hàng
nghiệm
+Quy mơ nhỏ, chưa có thị
phần cũng như danh tiếng

Kết hợp WT
+ Tìm kiếm thêm những thị
trường mới cho những sản
phẩm hiện tại

IV. CHIẾN LƯƠC KINH DOANH VÀ VIỆC THỰC HIỆN
4.1 Tóm tắt
Chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ là cơng cụ để cửa hàng có thể cạnh tranh có hiệu quả
trong lĩnh vực các sản phẩm dày dép. Nghiên cứu kỹ lưỡng hàng loạt các chiến lược mà
cửa hàng có thể thực hiện nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh và nâng cao khả nặng lợi
nhuận. Chiến lược kinh doanh bao gồm các quyết định về:
• Nhu cầu khách hàng là gì?
• Nhóm khách hàng là ai?
• Năng lực khác biệt hoặc khách hàng được thỏa mãn như thế nào?


Ba quyết định này là trung tâm của việc lựa chọn chiến lược kinh doanh vì nó cho phép
cửa hàng có lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ và xem xét làm thế nào để cửa hàng có thể cạnh
tranh trong lĩnh vực kinh doanh thời trang đôi.
4.2 Chiến lược Marketing

Chiến lược Marketing là việc thực hiện kết hợp nhiều chiến lược với nhau. Nó là một
chiến lược nhằm giúp cho khách hàng có một cách nhin đầy đủ về cửa hàng khi đang trong
giai đoạn chuẩn bị kinh doanh. Chiến lược này về cơ bản bao gồm những nội dung sau:
4.2.1 Thị trường mục tiêu và việc phân đoạn thị trường
Đây là một công việc rất quan trọng đối với cơng việc kinh doanh của cửa hàng. Bởi
vì nó sẽ cho biết những ai sẽ là người thường xuyên mua hàng, quan tâm tới cửa hàng. Đó
là những người sẽ đi cùng cửa hàng trong suốt quá trình hoạt động và là đối tượng tạo ra
thu nhập chủ yếu cho cửa hàng. Việc xác định các đối tượng này chính xác là một yếu tố
quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Vi thể, khơng thể bỏ sót một đối tượng nào trong
bộ phận này. Do đặc điểm của cửa hàng là kinh doanh giày dép thể thao nên thị trường
mục tiêu chính là đối tượng thanh niên trong độ tuổi từ 15-30 tuổi. Đây là một bộ phận lớn
trong cơ cấu dân số nên nó tạo ra một cơ hội lớn cho cửa hàng. Tuy nhiên nó cũng tạo ra
những áp lực lớn cho cửa hàng đó là việc thỏa mãn được tất cả nhu cầu của mọi đối tượng
khách hàng. Với tổng dân số của Hà Nội theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2019 là
8.053.663 (người) và tỉ lệ của độ tuổi từ 16-30 chiếm khoảng hơn 30%. Ngoài ra một lượng
lớn đối tượng nằm trong thị trường mục tiêu của cửa hàng mà không được tính tốn trong
thống kê đó chính là sinh viên. Là nơi tập trung nhiều trường đại học nên bộ phận này
chiếm một tỉ lệ đáng kể và để có một con số cụ thể về đối tượng này thì cũng rất khó. Tuy
nhiên chúng ta cũng có thể ước lượng một cách tương đối khá chính xác về bộ phận này
qua số liệu của các trường đại học. Sản phẩm cửa hàng cung cấp là mặt hàng giày dép thể
thao với mức giá khá rẻ, hướng tới khách hàng mục tiểu chủ yếu là học sinh, sinh viên và
những lao động có thu nhập thấp.
4.2.3 Chiến lược giá cả
Như chúng ta biết lượng cầu về một sản phẩm chính là nhu cầu có khả năng chi trà
của khách hàng về loại sản phẩm đó. Như vậy việc định giá cho sản phẩm cómột ảnh hưởng
rất lớn tới cơng việc bản hàng. Việc định giá hợp lí sẽ giúp cho cửa hàng có một ấn tượng
tốt đối với khách hàng khi cửa hàng vừa bước vào kinh doanh. Cơ sở định giá chính ở đây
vẫn là chi phí mua hàng. Ngồi ra để cho phù hợp thì giá cả của sản phẩm có thể được cho
phù hợp với tình hình kinh doanh. Do đó, giá cả ở đây sẽ khơng q cao bởi vì sẽ làm giảm
tính cạnh tranh của cửa hàng. Bởi vì mới đặt chân vào thị trường nên chiến lược về giá có

một ảnh hưởng lớn tới doanh thu. Mặt khác giá cả cũng không thể đặt quá thấp được bởi
vì như thế sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của cửa hàng. Ngồi ra một tâm lí trong khách hàng
là khi nhìn thấy hàng rẻ tiền thì họ thường cho là hàng chất lượng kém hoặc không đủ tiêu


chuẩn. Vì thế có thể nói giá cả là một yếu tố rất nhạy cảm đối với doanh thu của cửa hàng.
Với một chiến lược giá cả phù hợp sẽ tạo cho cửa hàng một lợi thế trên thương trường.
4.2.3 Chiến lược hỗ trợ
Chiến lược hỗ trợ là một công cụ đắc lực trong kinh doanh. Nó phục vụ cho việc
giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Tác động của chiến lược này tới doanh thu
chính là ở khả năng đưa sản phẩm đến với mọi người một cách rộng rãi nhất, đầy đủ nhất.
Trong thời đại ngày nay, tỉ lệ của chiến lược hỗ trợ trong tất cả các yếu tố có tác động tới
doanh thu chiếm một tỉ lệ cao. Nó cũng là nhờ sự phát triển của cơng nghệ thơng tin. Mọi
người đều có thể có đủ mọi thơng tin qua các kênh thơng tin chủ yếu như: Internet, truyền
hình... Đặc biệt Internet là một công cụ mà chắc hẳn mọi người đều sử dụng mà trong đó
phải kể đến giới trẻ. Shop xây dựng hình ảnh chủ yếu qua Facebook- mạng xã hội lớn nhất
tại Việt Nam, ước tính có hơn 60 triệu tài khoản tại cuối năm 2019. Đây cũng là cách truyền
thông cực kì uy tín đồng thời dễ tiếp cận được tới khách hàng.
4.3 Chiến lược bán hàng
Việc xác định doanh thu của cửa hàng trong các thời kì khác nhau giúp cho cửa
hàng đề ra những giải pháp hợp lí. Bởi vì doanh thu này sẽ biến động trong các thời kì khác
nhau. Khi mới bước ra thị trường do lượng khách hàng biết đến cịn ít nên doanh thu sẽ
nhỏ. Tuy nhiên càng ngày thì lượng khách hàng càng tăng, cửa hàng có thêm những khách
hàng trung thành do đó doanh thu tăng dần.
4.3.2 Kế hoạch bán hàng.
Cơng việc bản hàng sẽ được thực hiện tại cửa hàng dưới sự thực hiện của hai nhân
viên. Khách hàng sẽ được thoải mái chọn sản phẩm mà mình ưng ý và sau đó thanh tốn
theo đơn giá đã được định sẵn trên sản phẩm. Để tạo ra một sự khác biệt so với các cửa
hàng khác thì cơng việc bán hàng cũng được thực hiện khác biệt hóa. Khách hàng sẽ có
cảm giác thoải mái khi bước chân vào cửa hàng, yên tâm khi mua sản phẩm tại cửa hàng.

Ngoài ra cửa hàng cịn có thêm các tư vấn, góp ý cho khách hàng về các sản phẩm. Đây
cũng là một nhân tố tạo nên sự cạnh tranh của cửa hàng khi mới bước chân ra thị trường.
V. QUẢN LÍ
5.1 Tóm tắt những nội dung chính của việc quản lí cửa hàng.
Cơng việc quản lí như như là người chèo lái con thuyền, nhằm đưa công việc kinh
doanh đi theo kế hoạch. Nó có vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của cửa hàng, xác
định các giải pháp cho cửa hàng khi có các thay đổi trong kinh doanh. Cơng việc quản lí
chủ yếu của cửa hàng là: Quản lý nhân sự và quản lý tài chính.


5.2 Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của cửa hàng được thực hiện tương đối đơn giản, bởi vì cửa hàng
chỉ thực hiện cơng việc bn bán bình thường nên lựa chọn mơ hình này để giảm thiểu chi
phí. Cửa hàng chỉ bao gồm 1 chủ cửa hàng (kiêm quản lí) va 4 nhân viên bán hàng cũng
như kiểm hàng nhập kho( tương ứng với 2 nhân viên mỗi ca làm )
5.4 Kế hoạch nhân sự.
Để thực hiện tốt cơng tác quản lý nhân sự địi hỏi phải có một sự hiểu biết về thị
trường lao động. Ngày nay, số lượng lao động trên thị trường lao động rất nhiều nhưng
lượng lao động có trình độ và chất lượng thì khơng nhiều. Do đó cần phải chọn được những
lao động phù hợp với tính chất của cơng việc, với mức tiền công phù hợp. Trên thị trường
lao động hiện nay có một lượng lớn là sinh viên. Đặc điểm của đối tượng này là những
người có trình độ, năng động và rất nhiệt tình trong cơng việc. Họ đi làm để kiếm thêm thu
nhập và có thêm nhiều kinh nghiệm trong cơng tác. Do đó họ khơng địi hỏi một mức lương
cao. Đây chính là một nguồn nhân lực rất quý giá cho cửa hàng. Chúng tôi sẽ thực hiện tìm
kiếm các lao động này qua các nguồn thơng tin chủ yếu trên các Group việc làm trên
Facebook và các trang web tìm việc làm bằng việc đăng các thông báo tuyển nhân viên cửa
hàng. Các yêu cầu đối với một nhân viên mà cửa hàng tìm kiếm là:
+ Trình độ: đang học đại học, hoặc đã từng làm việc ở những cửa hàng thời trang khác.
+ Ngoại hình ưa nhìn: bởi vì cơng việc địi hỏi tiếp xúc hàng ngày với khách hàng nên ấn
tượng đầu tiên là một nhân tố quan trọng.

+ Khả năng giao tiếp tốt cơng việc bán hàng địi hỏi một khả năng giao tiếp tốt. Bởi vì, việc
giao tiếp với khách hàng sẽ tạo cho khách hàng một cảm giác thân thiện nên nó ảnh hưởng
trực tiếp đến doanh số bán hàng.
+ Có kinh nghiệm trong bán hàng: đối với những người đã từng làm những cơng việc tương
tự thì cơng việc sẽ đơn giản hơn, và sẽ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Cùng với những yêu cầu về công việc và căn cứ mức lương trên thị trường, mức
lương đưa ra cho nhân viên là 2.500.000 VNĐ/ 1 tháng đối với mỗi nhân viên làm đủ ca 4
tiếng trong tháng. Đồng thời sẽ có thêm những khoảng khuyến khích khác cho nhân viên
( thường chuyên cần, doanh thu,…)
IV. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
6.1 Chi phí ban đầu
- Chi phí th địa điểm: 10,000,000đ/ tháng x3 = 18,000,000đ (địa điểm thuê đã có đầy đủ
máy lạnh, wc,..)


- Chi phí trang trí cửa hàng 20.000.000đ bao gồm:
+Chi phí loa đài, hệ thống đèn điện, gương: 10,000,000đ
+Chi phí sơn sửa cửa hàng, chi phí làm băng rơn biển quảng cáo: 10,000,000đ
-Chi phí quảng cáo, khuyến mãi: 10,000,000đ
- Chi phí mua kệ trưng để giày dép, mẫu thử: 5,000,000đ
6,2 Chi phí hàng tháng
-

Chi phí thuê địa điểm: 10,000,000đ/ tháng
Chi phí thuê nhân viên 12,000,000đ/ tháng (4 nhân viên – mỗi nhân viên
3,000,000đ/ tháng)
Chi phí khác 10,000,000đ

6.3 Những giả định và dự kiến quan trọng
a, Dự kiến doanh thu trong 3 tháng đầu

Mỗi ngày bán được bán được 20 đôi giày với giá trung bình là 250,000đ và 5 đơi
dép với giá là 50,000đ. Trong đó chi phí của 1 đôi giày là 150,000đ và đôi dép là 20,000đ
(bao gồm chi phí nhập hàng, vận chuyển,…)
b, Dư kiến chi phí và doanh thu từ tháng thứ 4 trở đi
Mỗi ngày bán được 30 đơi giày với giá trung bình 300,000đ và 10 đơi dép với giá
trung bình là 70,000đ. Trong đó chi phí của 1 đơi giày là 180,000đ và đơi dép là 30,000đ
(bao gồm chi phí nhập hàng, vận chuyển,…)

6.5 Lỗ lãi dự kiến
• Doanh thu, chi phí trong 3 tháng đầu tiên:
- Tháng thứ nhất:
+ Tổng chi phí: 170,000,000đ
+ Tổng doanh thu: 157,500,000
Lỗ dự tính : 12,500,000đ


Chi phí và doan thu
+ Tổng chi phí: 125,000,000

hàng

tháng của tháng

thứ

2,

thứ

3:


+ Tổng doanh thu: 157,500,000
Lãi dự tính: 32,500,000đ
• Doanh thu, chi phí trong các tháng tiếp theo
- Tổng chi phí: 203,000,000đ
- Tổng doanh thu: 291,000,000đ
Lãi dự tính: 88,000,000đ
6.6 Rủi ro và các phương án dự phịng
Trong kinh doanh thì mọi thứ đều có thể xảy ra. Nguyên nhân có thể là khách quan
hoặc chủ quan tùy vào từng trường hợp. Vì thế chúng ta khơng được chủ quan với một vấn
đề nào hết. Chúng ta càng khơng được bằng lịng với những kết quả đã đạt được. Bởi vì
bất cứ một lúc nào cũng có thể xảy ra những hậu quả xấu đối với cửa hàng. Xét về nguyên
nhân khách quan chúng ta có thể kể đến các nguyên nhân sau:
- Về phía nhà cung ứng: khi các nhà cung ứng giảm đi, hàng hóa trở nên đắt đỏ hoặc các
nhà cung ứng gây một sức ép đối với việc mua các sản phẩm thì trước mắt cửa hàng vẫn
giữ nguyên giá cả chấp nhận giảm lợi nhuận. Sau đó sẽ tiến hành tìm các nguồn cung ứng
mới. Nếu như các phương án này khơng thành cơng thì cửa hàng sẽ phải mở một hiệu may
nhỏ đủ để phục vụ cho việc cung ứng sản phẩm cho chính mình. Đây là một giải pháp bắt
buộc cuối cùng khi khơng cịn phương án nào khác. Bởi vì đây cũng là một phương án địi
hỏi phải có chun gia kĩ thuật giúp đỡ và một lượng vốn tương đối nhiều.
- Về phía khách hàng: Nếu như khách hàng có những phản ứng tiêu cực đối với cửa hàng
thì phải tìm ra nguyên nhân trực tiếp. Từ đó phải giải quyết triệt để nguyên nhân này, tránh
tình trạng lan rộng ra nhiều thành phần sẽ khó giải quyết.



×