Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đám cưới Việt Nam xưa và nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.84 KB, 21 trang )

BỢ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA TP.HCM
KHOA VĂN HĨA HỌC

Mơn học:

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MƠN
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: PHONG TỤC TẬP QUÁN CƯỚI HỎI
XƯA VÀ NAY

GVHD:

ThS. NGUYỄN ÁI HỌC

TÊN:

TRÀN QUANG KHẢI

LỚP:

21DCN2

KHÓA:

2021-2025

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2021


LỜI CẢM ƠN


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên cơ sở Văn hóa Việt Nam – thầy Nguyễn
Ái Học đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học Cơ sở Văn hóa Việt Nam của thầy,
chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững
bước sau này. Bộ mơn thú vị, vơ cùng bổ ích và mang tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp
đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn
nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng
hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ
cịn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn
thiện hơn.

TÁC GIẢ

Trần Quang Khải

Xin trân trọng cảm ơn

2


MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ ngàn đời xưa đến nay, khi chúng ta đến tuổi cập kê, ai nấy đều cũng nghĩ bản
thân mình sẽ có một lễ cưới trang trọng và thiêng liêng. Vì thế cần phải tìm hiểu
rõ các lễ nghi, phong tục cưới hỏi vì theo quan niệm xưa người ta đã truyền nhau
rằng muốn sống đến “răng long đầu bạc” hay “ con đàn cháu đống” một phần
chính là do các lễ nghi. Nhắc đến cưới hỏi là ta đã mường tượng ra được hàng
ngàn phong tục và lễ nghi mà bất kì người Việt nào đều phải tuân thủ, bên cạnh
đó cũng là những điều kiêng kị cần tránh trong khi thực hiện lễ nghi. Đó là

những điều răn dạy của tổ tiên truyền lại cho con cháu đời sau và chúng ta cần
phải gìn giữ và phát huy nó. Thời phong kiến lúc bấy giờ rất hà khắc trong việc
cưới hỏi, con cái khơng được tự do lựa chọn người mình u mà phải nghe lời
cha mẹ, “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” thậm chí có gia đình kết thơng gia dù đứa
trẻ vẫn còn ở trong bụng mẹ. Lễ cưới cịn mang màu sắc và đặc trưng văn hóa
của dân tộc. Để phong tục tập quán luôn giữ được bản sắc gốc và quy tắc, quy củ
thì người xưa đã đặt ra các nghi lễ hơn nhân. Ngồi niềm tin về sự gắn kết tình
cảm của các cặp thanh mai trúc mã, đề cao tính giá trị của câu “ nghĩa vợ nghĩa
chồng ”, các lễ nghi cịn có vai trò là bảo tồn nét đẹp của dân tộc, đề cao sự hiếu
thảo của con cái dành cho cha mẹ, xây dựng sự tôn trọng giữa người với người,
giữ trọn nhân cách không bị vấy bẩn. Xã hội ngày nay đi đôi với sự phát triển
của nền văn minh và khơng cịn hà khắc hóa đối với mọi người nữa, thì phong
tục cưới hỏi ngày nay đã có phần dễ dãi hơn. Bậc phụ mẫu cũng khơng cịn
quyết định chuyện hơn nhân của của con mình mà sẽ do chính bản thân những
người con máu mủ lựa chọn để tìm kiếm và kết đôi cùng với người dành suốt đời
suốt kiếp bên cạnh. Các nghi lễ do đó cũng đã được giản lược đi khá nhiều. Ngày
xưa chúng ta phải tuân thủ nhiều phong tục do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa
như là: lễ nạp thái, lễ nạp cát, lễ nạp trưng, lễ vấn danh, lễ thân nghinh và lễ
3


thỉnh kỳ và sau khi cưới cịn có thêm 3 lễ là lễ cheo, lễ lạy mặt và lễ ăn hỏi và
một số phong tục khác.

MỞ ĐẦU........................................................................................................................................3

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................3
1)

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.........................................5


Mục đích nghiên cứu...................................................................................5
Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................5

2)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................5
Đối tượng nghiên cứu..................................................................................5
Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................5

3)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................5

CHƯƠNG 1 ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG.........................................................................6

1.1

Quan niệm...............................................................................................6

*Môn đăng hộ đối.......................................................................................6
*Tuổi tác..................................................................................................6
*Trinh tiết.................................................................................................7

1.2

Trang phục..............................................................................................7

1.3


Nghi lễ trong hôn nhân truyền thống....................................................8

LỄ CƯỚI DÂN GIAN.....................................................................................9
CHƯƠNG 2 ĐÁM CƯỚI HIỆN ĐẠI......................................................................................11

LỄ CHẠM NGÕ:..........................................................................................11
LỄ ĂN HỎI ( LỄ HỎI ):...............................................................................13
LỄ CƯỚI.......................................................................................................16
LỄ LẠI MẶT.................................................................................................17
CHƯƠNG 3: SỰ THAY ĐỔI.....................................................................................................18

1)

Thiệp mừng..........................................................................................18
4


2)

Ảnh cưới...............................................................................................18

3)

Khách mời............................................................................................18

4)

Trang phục...........................................................................................18

5)


Xe rước.................................................................................................19

6)

Quà cưới...............................................................................................19

TỔNG KẾT.................................................................................................................................20
Tài liệu tham khảo:....................................................................................................................20

1) MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu
Bằng việc tìm hiểu các phong tục tập quán và tiếp thu văn hóa cưới hỏi
của người Việt xưa, ta có thể khẳng định những giá trị cốt lõi của văn hóa Việt là
những điều hay và tốt đẹp nhất, đơng thời phát huy và bảo tồn các lễ nghi tránh
khiến các giá trị đẹp biến mất trong tương lai gần.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả và sơ lược về đám cưới truyền thống của người việt, suy tìm sự
biến đổi giữa truyền thống và hiện đại và tóm được kết quả của việc thay đổi
phong tục tập quán. Đưa ra một số biện pháp và hướng giải quyết tốt nhất cho
việc bảo tồn văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
2) ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là tập quán cưới hỏi của dân tộc ta thời phong kiến hà khắc, sâu hơn là
các quan niệm về tuổi cưới, tiêu chí để chọn bạn đời, các bước cần làm để có
một lễ nghi hồn hảo và sự biến đổi đã nêu trên.

5



Phạm vi nghiên cứu
Là vấn đề cưới hỏi của người Việt và sự thay đổi lễ nghi trong thời đại
4.0
3) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Em đã sử dụng các cách như là: đọc các tài liệu và sách báo, Internet,
tham khảo các cơng trình nghiên cứu về hơn nhân của người Việt Nam đã được
in thành sách là nguồn kiến thức chính để hồn thành bài tiểu luận. Ngồi ra cịn
tổng hợp và chọn lọc lại các thơng tin cho chính xác cũng như phù hợp với chủ
đề

6


CHƯƠNG 1 ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG
1.1 Quan niệm
*Môn đăng hộ đối
Do Việt Nam có gốc Văn hóa gốc nơng nghiệp, đặc trưng của nó chính là tính
cộng đồng. Mọi sự vật, sự việc và hành động của cá nhân đều liên quan mật thiết
đến cộng đồng kể cả những việc riêng tư nhất. Trong thời của những ước lệ
tượng trưng trị vì, theo lý “tam cương ngũ thường”, con cái có người cha có địa
vị dù lớn hay nhỏ, việc hơn nhân có thể hồn tồn bị xâm phạm bởi sự độc đoán
“ đặt đâu ngồi đấy”. Và việc cưới xin ngày xưa không phải là do 2 người tự
nguyện lấy nhau mà là do hai họ sắp xếp và ra mắt với một gia đình có vị thế nào
đó. Và cuộc hôn nhân này là do sắp xếp mang tính ép buộc hoặc có thể là “hơn
nhân thương mại” để xác lập mối quan hệ giữa hai họ. Phải xem xét gia đình kia
có tài, có của tương xứng không.
Theo tập quán của người Việt, khi cưới hỏi cần phải thơng qua người mối lái hay
cịn được gọi là bà mai. Đàng trai muốn chọn vợ thì phải xem chỗ nào mơn đăng
hộ đối, sau đó người mai mốt đến nhà gái để trao đổi và khi đã bằng lịng gả con
thì nhà trai mới đem trầu đến dạm

*Tuổi tác
Đây là tiêu chuẩn quan trọng thứ 2 trong câu chuyện dựng vợ gả chồng. Không
đơn giản là sự hơn kém tuổi tác mà quan trọng là cầm tinh con gì theo hệ can chi
của Âm lịch. Họ cịn xem theo thuyết âm dương ngũ hành để xem có “hợp
mệnh” hay không. Người ta tin rằng hợp mệnh và hợp tuổi là gia đình sẽ hịa
thuận, có thể ảnh hưởng dến cả gia tộc và con cái của họ.
Một luật bất thành văn là chồng phải nhiều tuổi hơn vợ. Phụ nữ chỉ ở nhà lo việc
bếp núc, chăm con và tn lời chồng vơ điều kiện. Chồng chính là trụ cột trong
gia đình, lo việc kiếm tiền và đưa ra mọi quyết định lớn nhỏ và luôn kiếm người
phụ nữ nhỏ hơn mình để cưới xin.
7


*Trinh tiết
Xã hội nơi mà trọng nam khinh nữ, “ Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa
chợ biết vào tay ai.”, người phụ nữ phải dâng hiến trọn vẹn “ cái ngàn vàng” cho
người con trai mà gia đình sắp đặt, khơng có chuyện ngược lại,
Những người phụ nữ mà đã mất đi “ sự trong trắng” dù bất kỳ lý do gì thì nhà
trai sẽ khơng bao giờ chấp nhận người như vậy. Có hủ tục là chấm thủ cung sa
lên người phụ nữ để “đánh dấu” người phụ nữ đó chưa thất thân. Điều đó chẳng
khác gì xem phụ nữ là một món hàng.
1.2 Trang phục
Quốc phục của Đại Việt – Áo dài, trang phục truyền thống của dân tộc ta. Áo dài
cưới thường sẽ mặc vào dịp quan trọng nhất là ngày cô dâu về nhà chồng. Chiếc
áo dài tôn lên vẻ đẹp của người con gái, minh chứng cho sự dịu dàng, thướt tha
và sự thanh thốt ngây ngất.
Ở thủ đơ nước ta ngày xưa, nàng dâu xứ Bắc thường sẽ mặc áo mớ ba, khốc
ngồi là chiếc the thâm. Khuất lấp bên trong là chiếc áo với cặp màu bổ túc như
là xanh – hồng hay vàng-hồ thủy. Tiếp sẽ áo cánh trắng, cuối cùng là chiếc yếm
hoa đào có dải lụa bạch. Thắt lưng gồm hai chiếc bằng lụa màu hoa đào, hoa lý,

ngoài cùng là thắt lưng sồi xe hay vải sa màu đen, cả ba thắt lưng đều có tua ở
hai đầu. Kiểu cách làm tóc cũng rất đặc biệt: vấn khăn và gài một chiếc ghim có
đính com bướm vàng mạ bạc. Nón quai thao cũng được sử dụng để che mặt cho
nàng dâu đỡ thẹn thùng với làng xóm. Trang sức đi kèm có khuyên tai bằng
vàng, bộ xà tích đeo cạnh sườn,....
Nơi eo đất của Việt Nam lúc bấy giờ, theo đặc thù của từng vùng miền cũng mặc
chiếc áo mớ ba, nhưng bên trong cùng là áo màu đỏ hoặc hồng sen, áo giữa vẫn
là the hoặc biến tấu là vân tha màu xanh chàm. Và lớp áo khốc ngồi là vân tha
màu đen. Khác với miền Bắc thì các cơ dâu miền Trung cổ sẽ đeo kiềng hoặc
chuỗi hột vàng. Tay đeo xuyến hay vòng vàng,...

8


Ở vùng đất Nam Bộ xưa, trang phục của người phụ nữ miền Nam rất ấn tượng.
Đáng nhớ nhất là hình ảnh bộ áo dài gấm trắng thướt tha cùng với chiếc quần
lĩnh đen đi cùng chiếc hài được thêu tay. Có người sẽ gài chiếc trâm vàng đính lị
xo gắn với một con bướm bằng bạc ở đầu trâm tạo độ rung và tăng thêm phần
sinh động, trang trọng hoặc đơn giản là gài lược “ bánh lái “ trên đầu. Tóc sẽ
được búi lại và cuốn nhiều vịng ở phía sau đầu vừa đơn giản vừa tinh tế.
Trang phục của chú rể ở cả ba vùng đều giống nhau, thường thì mặc áo thụng
bằng gấm hay the màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn nhiều màu lam.
Chân đi văn hài thêu đẹp...
1.3 Nghi lễ trong hơn nhân truyền thống
Ơng bà ta ngày xưa quan niệm việc cưới hỏi là một trong ba việc lớn của đời ( sự
nghiệp, làm nhà và cưới hỏi ). Để tiến đến điều quan trọng nhất là lễ cưới thì
phải trải qua những lễ nghi chính như sau:
Lễ nạp thái: Theo tục lệ Trung Hoa, sau khi nghị hôn – bước đầu xác định đối
tượng để yêu, đàng trai sẽ mang “ cặp nhạn “. Sở dĩ mang chim nhạn vì nó là
một lồi chim rất chung tình, khơng sánh đôi hai lần.

Lễ vấn danh: Nhà của người nam sẽ cử bà mai mối qua hỏi tên tuổi, ngày tháng
sinh để xem có hợp mạng khơng và xem đã từng hứa hôn với ai chưa. Nhà gái sẽ
chuẩn bị một tờ giấy đã ghi đủ thông tin về người phụ nữ đó và đơi khi nhà trai
cũng sẽ địi giờ sinh.
Lễ nạp cát: Lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem được quẻ lành, nam nữ hợp
tuổi sẽ gả cho nhau. Nhà trai cũng sắm sửa lễ phẩm để cầu hơn. Nhà nào giàu thì
sính q, cịn khơng thì chút đỉnh.
Lễ nạp chưng ( nạp tệ ): là lễ đem hàng lụa hay vật quý giá đến đưa cho nhà gái
làm minh chứng cho sự hứa hôn trọn vẹn và chắc chắn. “Chưng” ở đây có nghĩa
là chứng cịn “tệ” là lụa, gấm vóc

9


Lễ thỉnh kỳ: lễ xin định ngày cưới nhưng này giờ sẽ do nhà trai xác định. Sau
đó sẽ hỏi ý kiến nhà gái song thế nào cũng sẽ chịu ý bên trai.
Lễ thân nghinh: Sau khi trải qua “ 5 ải “ trước thành cơng và được lịng nhà gái,
ngày giờ cưới sẽ được diễn ra theo ý kiến nhà trai. Đây là phần quan trọng nhất
của lục lễ và bẳt buộc phải tránh những điều sau đây:
Cả 2 gia đình đều khơng phải chịu tang trong khoảng thời gian gần ngày
cưới vì sợ “ dư âm” sẽ mang đến điều không tốt. Đặc biệt chọn ngày cưới tránh
các giờ linh, sát chủ và kiêng làm trong tháng 7 âm lịch vì tháng này là tháng mở
cửa “ âm phủ”.
LỄ CƯỚI DÂN GIAN
_Khi 2 bên đã thuận ý nhau về việc cưới hỏi thì nhà trai sẽ báo cho bà
mối. Việc trả lời này bao gồm cả việc thách cưới. Có nghĩa là nhà gái sẽ đưa ra
các yêu cầu về sính lễ là gì thì nhà trai sẽ đáp ứng đầy đủ và thường đòi với số
lượng lớn.
_Các yêu cầu về cỗ cưới sẽ là trầu cau, rượu, gạo, heo, trâu và trang phục,
trang sức.

_Đến giờ lành cho việc cưới hỏi, người ta sẽ bắt đầu đi đến nơi tổ chức.
Thường dẫn đầu nhà trai sẽ là một cụ ơng được mọi người tơn kính về địa vị xã
hội, tuổi tác và đóng vai chủ hơn.
_Ở miền Bắc, khi người ta chờ rước dâu về, họ sẽ đặt một bếp than hồng
trước cửa để chờ cô dâu với quan niệm những ngọn lửa hồng đó sẽ đốt cháy
những gì xui xẻo bám theo cơ dâu trên đường trở về nhà và những lời quở trách
dọc đường về cô dâu.
Lễ gia tiên: Phân tích theo âm Hán Việt, “ gia” có nghĩa là gia đình, “tiên” là
đầu tiên hoặc là tổ tiên. Đối với nhà gái, lễ gia tiên sẽ thông báo với tổ tiên nhà
gái là con cháu trong nhà sẽ được gả cho nhà khác còn với nhà trai sẽ là lễ ra mắt
đối với tổ tiên nhà chồng.
10


Sau khi đã trao cho nhà gái lễ vật, nhà trai sẽ đặt tráp trầu cau trước bàn thờ gia
tiên. Và người chủ hơn sẽ nói về ý nghĩa của các lễ vật: đó chính là cơng đức
dưỡng dục của cha mẹ và cảm tạ trời đất đã cho 2 bên 1 ngày lành để cử hàn hôn
lễ.
Lễ tơ hồng ( lễ cưới ): Theo quan niệm của người Việt Nam, Nguyệt Lão- vị
Thần của hôn sự đã dùng dây tơ hồng để se duyên cho cô dâu và chú rể nên các
đám cưới đều có tục lệ này chứng tỏ sự biết ơn Nguyệt Lão.
_Bàn thờ có thể lập trong nhà hoặc giữa sân. Trên bàn thờ có các lễ vật
như là: lư hương, đèn nến, trái cây, xôi gà, rượu và cơi trầu. Trên chiếc chiếu trải
trước hương án, cô dâu và chú rể sẽ đứng hàng ngang và lạy 4 lạy, vái 3 lần, rồi
nghe người chủ trì hơn lễ đọc văn tế Tơ Hồng. Khi đã đọc xong thì đơi trai gái
lạy lễ tạ Nguyệt Lão rồi uống chung ly rượu và ăn miếng trầu trên bàn thờ Tơ
hồng với ý nghĩa sẽ sông chung đến đầu bạc răng long.
Lễ hợp cẩn ( lễ se duyên hay động phòng ): sẽ được diễn ra vào buổi tối ở
phòng riêng của cặp trai gái mới cưới trước khi đi ngủ. Trước khi vào động
phịng cơ dâu và chú rể mỗi người sẽ uống nửa ly rượu hứa hẹn sẽ cùng nhau

trải qua mọi cay đắng và sẻ chia hạnh phúc không rời xa nhau.
_Lễ vật cho buổi lễ này gồm 12 miếng trầu cau, rượu, trà, chén tách, 1 đĩa
gừng, thẻ hương và một cặp nến nhỏ. Tất cả sẽ được để lên mâm đặt ở giữa
phòng, đây là danh sách lễ vssjt mà người xưa truyền lại.
Nhị hỷ, Tứ hỷ: Sau lễ cưới hai ngày, đôi vợ chồng cùng về thăm cha mẹ vợ. Nếu
nhà vợ xa thì có thể 4 ngày sau lễ tơ hồng mới đến thì gọi là tứ hỷ. Lễ này có
mục đích là xoa dịu nỗi nhớ nhà của cơ dâu. Theo tục lệ thì vợ chồng có thể đem
lễ chay hoặc lễ mặn để cúng gia tiên. Cha mẹ cô dâu sẽ động viên, an ủi cặp vợ
chồng phải sống theo đạo nghĩa theo văn hóa. Sau đó nhà trai sẽ ra mắt chào hỏi
dòng họ nhà gái. Lúc này hai gia đình có thể gọi nhau là “ xui gia”. Đó cũng
chính là những bước để có một lễ cưới truyền thống hoàn hảo. Ngày xưa quan

11


niệm hôn nhân là do duyên nợ được trời đất an bài, những cặp vợ chồng nào quý
nhân duyên thì hôn nhân viên mãn, hạnh phúc.
CHƯƠNG 2 ĐÁM CƯỚI HIỆN ĐẠI
_Các bước để tổ chức đám cưới ngày nay đã được giản lược đi rất nhiều
để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, dù được đơm giản hoá
nhưng lễ dạm ngõ hay chạm ngõ vẫn là một trong những bước quan trọng nhất
trong lễ cưới 4.0 . Cơ dâu chú rể khơng cịn phải trải qua lục lễ trong 3 năm nữa.
_Lễ chạm ngõ-lễ ăn hỏi-lễ cưới là trình tự mà bất kì cặp đơi nào cũng
phải trải qua. Tuỳ vào phong tục tập quán mà từng vùng sẽ có điểm đặc trưng
khác nhau.
LỄ CHẠM NGÕ:
_Đây là bước tiền trạm cho đám hỏi, là buổi ra mắt đầu tiên của gia đình 2
họ, là thủ tục hợp thức hố hơn nhân của 2 người. Và nó sẽ là tiền đề để cho
cuộc sống hôn nhân sau này có sn sẻ khơng nên đây là một vấn đề rất quan
trọng mà cả xã hội chú ý, nhất là các cặp đôi chuẩn bị tiến đến hôn nhân.

_Trong xã hội bình đẳng, các cặp đơi có thể tự do lựa chọn người mà
muốn dành cả đời kề bên nhưng vẫn cần có buổi ra mắt gia đình 2 bên để tìm
hiểu về gia đình, hồn cảnh và điều kiện của hai bên. Và mục đích chính vẫn là
bàn bạc về chuyện hôn sự và tiến đến hôn nhân.
_Thông thường việc chọn ngày đẹp sẽ do đàng trai xem và chỉ báo lại cho
nhà gái để có sự chuẩn bị tốt nhất. Và đến đúng giờ, ngày tháng chỉ cần đem lễ
đến nhà gái và bắt đầu thủ tục của lễ đạm.
_Lễ vật cũng là một vấn đề nhiều người băn khoăn. Và việc chuẩn bị ở 3
vùng Bắc Trung Nam cũng khác nhau.
Ở thủ đô của nước cờ đỏ sao vàng:

12


 Lễ vật sẽ gồm có: lá trầu và cau, cặp rượu, hai phần trà và hoa quả được
gói trong giấy kính đỏ. Bên ngồi sẽ được phủ vải đỏ như tráp quà của
đám hỏi. Nhà trai sẽ bảo với nhà gái số lượng người sẽ tới dự ( không quá
7 người )
 Người chuẩn bị lễ vật thì phải chủ ý mọi thứ đều phải là số chẵn với ước
nguyện cặp đôi sẽ cùng nhau hạnh phúc và nếm trải mọi thứ cùng nhau
đến răng long đầu bạc.
 Bên phía nhà gái sẽ u cầu cặp đơi thắp nén hương trên bàn thờ gia tiên
như là một lời thông báo đến tổ tiên chứng giám cho tình cảm nghiêm túc
và sâu nặng. Và quà thách cưới cũng như là số lượng mâm lễ, thách cưới
sẽ được trao đổi trong hơm đó.
Đối với vùng eo đất của Việt Nam,
 Thủ tục cưới hỏi ở miền Trung sẽ đơn giản, mộc mạc như tính cách của
con người nơi đây. Lễ vật sẽ gồm có: một khay trầu được têm cẩn thận và
chai rượu lễ quấn giấy đỏ. Đôi khi, nhà trai sẽ chuẩn bị thêm bánh đặc sản
của vùng miền đó như là bánh hồng ( ở Bình Định, Phú Yên ) để làm quà.

 Có điểm khác biệt ở lễ dạm ngõ miền Trung là chỉ có cha mẹ bên đàng trai
và chú rể sẽ sang nhà gái để bàn chuyện cưới xin song họ vẫn thắp nén
hương lên bàn thờ gia tiên mong có sự cơng nhận của bề trên.
Và đặc biệt ở Nam Bộ,
 Lễ dạm ngõ còn được gọi là lễ đi nói với hàm ý là bữa nói chuyện giữa hai
gia đình. Lễ vật của nơi đây cũng có phần khác vs 2 phần đất nước đã nói
trước: mâm ngũ quả, cặp rượu, cặp trà và trầu cau được têm cánh phượng.
 Mẹ chú rể sẽ đưa cho mẹ của cô dâu một tờ giấy ghi đầy đủ ngày tháng
sinh của “con rể” để nhà gái bàn bạc và chọn ngày làm đám cưới cho đôi
vợ chồng sắp cưới.

TRÌNH TỰ TỔ CHỨC LỄ DẠM
13


_Đến giờ lành mà hai gia đình đã thống nhất, nhà trai sẽ mang lễ vật qua
nhà gái để cử hành thủ tục.
_Hai bên gia đình tiến hành chào hỏi nhau cũng như giới thiệu thành phần tham
dự ( đàng trai gồm ai, quan hệ như thế nào với chú rể và đối với nhà gái cũng
như vậy ). Sau đó đại diện nhà trai ( người cao niên được kính trọng trong dịng
họ ) trình bày lý do tại sao có mặt và trình mâm lễ đã được chuẩn bị, xin phép
đơi trẻ sẽ chính thức qua lại và tiến đến hơn nhân.
_Sau đó nhà gái sẽ cảm ơn, nêu ý kiến của gia đình bên mình và nhận tráp
lễ. Và khi được sự đồng ý của hai bên gia đình, nhà gái sẽ để lễ vật lên bàn thờ
gia tiên và thắp hương để báo cho tổ tiên cửu truyền về mối quan hệ đã chính
thức được cơng nhận và mong các cụ đồng tình và bảo tồn cuộc hơn nhân này.
_Sau đó, 2 bên gia đình sẽ bàn luận về ngày giờ để tổ chức đám cưới cũng
như là báo cáo về số lượng khách, mâm lễ và quà cưới.
_Khi đã kết thúc lễ dạm, nhà gái sẽ mời nhà “thông gia” ở lại để ăn bữa
cơm gia đình để có điều kiện trao đổi cũng như là thêm sự gắn kết thân thiết giữa

2 bậc phụ huynh.
_Một số điều kiêng kỵ trong lễ dạm hỏi là tổ chức vào ngày có sao Cơ
Thần hay Quả Tú vì quan niệm tổ chức lại dạm vào những ngày này thì cơ dâu sẽ
gặp những điều xui xẻo ngồi ra năm Kim Lâu cũng không phù hợp để tổ chức
lễ dạm, lễ cưới.
_Nên tránh mời những người đơn thân hoặc là gia đình hiếm muộn và
tránh làm vỡ đồ đạc vì đây là tín hiệu khơng may chắc như này có cặp đơi có thể
bị tan vỡ
LỄ ĂN HỎI ( LỄ HỎI ):
_Chỉ ra thời điểm nhà trai qua nhà gái để đưa lễ vật với hàm ý xin kết
dun. Sau khi hồn thành, hai gia đình sẽ thống nhất ngày để tổ chức hôn lễ.
Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong hôn nhân và sau khi lễ này được hoàn
14


thành thì cơ dâu và chú rể sẽ lần lượt gọi bố mẹ và xưng con với gia đình chồng
gia đình vợ chưa cưới
Các thành phần tham dự lễ hỏi
_Thành phần bên nhà trai sẽ gồm có: chú rể cùng với ba mẹ ơng bà gia
đình bạn bè và một số thanh niên trong dòng tộc chưa vợ bưng mâm quả và bê
tráp (thường là số lẻ 7 9 hoặc 11).
_Bên nhà gái thì sẽ gồm có cơ dâu ơng bà cha mẹ họ hàng và một số
người nữ chưa có chồng tương ứng để đón lễ hỏi từ nhà trai..
_Lễ vật trong đám hỏi thường có: tiền, lợn quay, bánh đậu xanh, bánh phu
thê, bánh cốm,… và tùy theo văn hóa vùng miền mà mỗi nơi sẽ có cách để bày
trí mâm lễ vật khác nhau.
_Trang phục được sử dụng trong đám hỏi thì cơ dâu cần chuẩn bị một bộ
áo dài có thể mặt trong lễ cưới hoa hoặc những dịp lễ hội sau này. Ngồi ra có
thể mua cho cô dâu tương lai những trang sức như vòng vàng, dây chuyền,...
Sau đây sẽ là những bước để chuẩn bị cho lễ hỏi

1) Mang lễ vật sang chào hỏi
_Sau khi làm những bước cơ bản ở nhà trai, gia đình và họ hàng bên nhà
trai sẽ di chuyển theo thứ tự: ông bà cha mẹ chú rể đội bê tráp và các thành
viên khác mang tráp lễ sang bên nhà gái. sau khi để đến nơi thì đồn bưng
tráp nam sẽ trao lễ vật đội đỡ tráp nữ đem mâm quả vào nha và hai đội bê tráp
sẽ được trả vào phong bao lì xì để trao duyên cho nhau. phong bao này sẽ cho
hai gia đình thống nhất và quyết định
2) Gặp gỡ
_Hai gia đình sẽ gặp nhau và cùng uống nước trò chuyện đầu tiên làm gì
gái sẽ giới thiệu từng thành phần tham dự trong buổi lễ và đại diện nhà trai
15


thương sẽ là một người lớn tuổi được kính nể phát biểu lý do và giới thiệu
mâm quả nhà trai mang đến đại diện nhà gái sẽ cảm ơn và chấp nhận Kraft
hỏi của nhà trai mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng nhau mở tráp
3) Chú rể gặp mặt cơ dâu
_Sau khi đặt xong sính lễ, chú rể sẽ lên phịng cơ dâu và dẫn cơ dâu xuống.
Đầu tiên sẽ là cô dâu chú rể lên thắp hương gia tiên nhà gái, sau đó cả hai sẽ
xuống khu vực có mặt gia đình họ hàng của hai bên và làm những bước lễ
nghi tiếp theo.
_Trước khi được chú rể lên dẫn xuống, thì cơ dâu khơng được phép ra khỏi
phịng riêng của mình. Đây là điều bắt buộc.
4) Thắp hương
_Khi cơ dâu đã ra mắt gia đình thì mẹ cơ dâu sẽ lấy mâm lễ vật và mang
một số thứ lên bàn thờ để thắp hương cho bề trên
5) Cử hành lễ ăn hỏi
_Nhà trai sẽ cử một đại diện đứng lên phát biểu trước toàn thể họ hàng hai
bên để thông báo về việc chàng trai cơ gái chính thức trở thành cơ dâu chú rể,
và đã được sự đồng ý từ phía nhà gái. cơ dâu chú rể sẽ đi mời nước quan

khách và chụp ảnh lưu niệm bố mẹ hay nhà sẽ bàn bạc và thống nhất giờ đón
dâu và lễ cưới
_Nhà gái cũng sẽ có đơi lời phát biểu, về việc gả con gái cho gia đình nhà
trai. Sau đó sẽ diễn ra bữa tiệc ngọt thân mật của hai gia đình.
6) Đáp lễ

16


_Đây cũng là một bước bắt buộc phải có trong lễ ăn hỏi của người Việt.
Tức là sau khi tổ chức lễ ăn hỏi tiệc trà xong, nhà gái sẽ “trả lại” cho nhà trai
một ít : chè, cau, bánh trái..
_Số lễ vật còn lại nhà gái sẽ đùng dể dâng lên ban thờ, và chia nhỏ cho họ
hàng làng xóm mỗi người một ít.
LỄ CƯỚI
_Đây là phần quan trọng nhất của cả quy trình đến chính hơn nhân là
một hình thức hoan hỉ, mừng cho hai gia đình mừng cho cơ dâu chú rể có ý
nghĩa rất thiêng liêng do đó cả xưa và nay mọi ngồi đều rất coi trọng lễ cưới
và nó chỉ được tổ chức sau khi được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng
ký kết hôn
Về trang phục: chú rể sẽ mặc bộ comple và cài hoa trước ngực cịn cơ dâu
thì cơ dâu sẽ mặc váy cưới theo mốt của châu âu màu trắng hoặc màu kem
Về biểu trưng: khoảng 15 năm gần đây dân ta đã cố gắng sáng tạo thêm
nhiều biểu tượng khác nhau cho lễ cuối ví dụ như là: chim bồ câu, đèn lồng,
trái tim, mặt hai người hôn nhau nhưng không thể thay thế được biểu tượng
của chữ Song hỷ. Dù khơng biết gì về ngơn ngữ Trung nhưng ai thấy thì đều
hiểu đó là biểu trưng của đám cưới.
Về quy mơ: Thì ngày nay với sự phát triển của xã hội và kinh tế kết gia đình
đã có những khoản tiền để riêng cho việc cưới hỏi thì việc đám cưới được tổ
chức linh đình hay khiêm tốn khơng cịn là vấn đề nữa. Đặc biệt là ở nơng

thơn tính cộng đồng của xóm giềng, thành xã bởi vì Việt Nam là nước có gốc
văn hóa nơng nghiệp nên đây cũng là một dịp tốt để mọi người có thể gắn kết
hơn. Ở thành phố người ta thường kết hợp tiệc cưới và lễ thành hôn nên nhiều
tục lệ đã mất đi cái thiêng.
Sau đây sẽ là một số lễ nghi để bắt đầu lễ cưới:

17


Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu mẹ chú rể cùng một người thân trong dòng họ
sẽ đến nhà gái đưa trầu cau và rượu để báo trước giờ sẽ đến để nhà gái yên
tâm để chuẩn bị (vì trước đây do sự gả bán nên chú rể hoặc cô dâu đã bỏ trốn
hoặc từ chối hôn lễ ) nên việc này để xác định chính xác lần cuối cùng thời
gian đón cơ dâu cũng như là xem lại các sự cố bất trắc có thể xảy ra. Ngày
nay dựa trên cơ sở của tình u đơi lứa nên dường điều đó rất hiếm và thời
gian hai bên thống nhất trước cũng đã được đảm bảo,
Rước dâu: Đàng rước dâu của nhà trai đi bằng phương tiện nào thì đến trước
nơi rước dâu thì đội hình cũng phải nghiêm chỉnh. Thông thường người đi đầu
sẽ là đại diện cho nhà trai (là người biết ăn nói có vị thế xã hội) rồi đến bố chú
rể và chàng rể. Sau khi đã vào nhà gái thì nhà trai sẽ được mời ngồi và đại
diện nhà trai sẽ đứng dậy về có lời phát biểu chính thức được rước cơ dâu về
Đáp lời: Sau khi được các cụ cho phép, chú rể vào trong phịng để treo hoa và
cùng cơ dâu bước ra bàn thờ thắp nén nhang báo cho cửu huyền rồi chào hỏi
những người có mặt trong lễ cưới. Cha mẹ cơ dâu dặn dị đơi vợ chồng trẻ về
cách sống về tình yêu thương. Đại diện cho đàng trai đáp lời thay cho chú rể
và giúp cô dâu lên xe, nhà gái cũng theo xe hoa về nhà trai đến dự tiệc cưới.
LỄ LẠI MẶT
_Lễ này bắt buộc phải diễn ra sau đám hỏi. Đây là lễ mà cô dâu chú rể
sẽ cùng nhau đi về nhà gái để chào ba mẹ vợ. Sính lễ thường sẽ được nhà
chồng chuẩn bị trước để nàng dâu đem về cho gia đình biểu trưng cho lời cảm

ơn và cơng ơn giáo dưỡng của nhà trai dành cho nhà gái. Và sẽ tổ chức một
bữa cơm gia đình để thêm phần gắn kết
_Hầu hết cơ dâu và chú rể đều sẽ có mặt đầy đủ trong lễ lại mặt coi đó
như là sự tơn trọng với gia đình và làm trịn chữ hiếu.
_Đa số các cặp đơi sau khi hồn thành lễ sẽ về từ sáng sớm và không
được về lúc tối muộn. Nhưng vẫn có một số ngoại lệ nếu như giờ hoàng đạo
quá xấu,...
18


CHƯƠNG 3: SỰ THAY ĐỔI
1) Thiệp mừng
_Từ năm 1960-1970, khi nền kinh tế chưa phát triển ổn định như bây
giờ, thì thiệp cưới cũng chỉ khá đơn giản, khơng cầu kỳ. Đơi khi sẽ có thiệp
mời cưới bằng giấy thơ sơ nếu như gia đình có tài sản và hầu như sẽ mời chay
bằng miệng.
_Và ngày nay thì thiệp cưới đã được đầu tư hơn do nhu cầu chính đáng của
các cặp đôi. Chất liệu in thiệp cũng được cải thiện. Thiệp cưới hiện đại với
nhiều cách thiết kế từ đơn giản đến cầu kỳ nên cũng có các mức giá khác
nhau.
2) Ảnh cưới
_Thời “ ômg bà “, các đôi nam nữ chỉ có vài ba phơ ảnh làm kỉ niệm với tông
màu trắng đen đơn giản và chất lượng thấp. Tuy nhiên đến cuối những năm 1990
mới xuất hiện ảnh màu song cũng không phổ biến.
_Bây giờ với sự tiên tiến của kỹ thuật, các cặp đôi đều chuẩn bị 2-3 bộ ảnh
cưới được đầu tư kỹ càng.. Tân tiên hơn là họ đã sử dụng flycam để chụp ảnh
cưới toàm diện ở phim trường hoặc nước ngoài.để lưu lại những kỉ niệm quý giá
nhất với gia đình.
3) Khách mời
_Đám cưới của những thập niên xưa đa số sẽ là những người họ hàng, bạn bè

thân thiết. Mọi người chỉ ngồi vây quanh vài cái bàn, nhưng ai nấy đều chất phác
và thân thiện nên bầu khơng khí rất vui vẻ và thoải mái.
_Ngày nay người hiện đại cùng với sự phát triển của xã hội cũng đã mở rộng
các mối quan hệ nhiều hơn. Ngồi gia đình chú rể và cơ dâu thì có những người
bạn dự hội đồng nghiệp và đối tác để bàn chuyện làm ăn. Vì thế mà nơi tổ chức
cuối cũng là hình thức ngày càng được xem trọng.
4) Trang phục
19


_Chú rể xưa và nay đều có điểm chung là mặc vest đen và cài hoa trước ngực.
Đối với chú rể nhìn này thì có thêm nhiều sự lựa chọn về rét như là màu đen
trắng đỏ rượu,…. Cô dâu ngày xưa thì thường mặc áo dài hoặc là mặc váy phối
với kiểu trang điểm nói bảo là đơi mơi đỏ tôn lên vẻ đẹp sang trọng.
_Cô dâu hiện đại thì tự tin để kết hợp mình với những trang phục như là: váy
đi cá, váy xịe và kiểu váy dạ hội,.... Cô dâu thay hai đến ba bộ trang phục
trong một buổi đám cưới là chuyện bình thường. Và cách trang điểm ngày nay
cũng đa dạng và làm theo tông Tây hoặc là Thái Lan.
5) Xe rước
_Đi bộ hay là đi xe xích lơ là một trong những hình thức phổ biến của những
thập niên trước. Đến những năm 60 70 thì ở Việt Nam mới xuất hiện xe máy và
xe ô tô nhưng điều này chỉ xuất hiện với những gia đình khá giả và có điều kiện
về kinh tế. Song nhiều người chỉ cần chở nhau trên chiếc xe đạp đã là quý hoá.
_Vào thế kỷ 21, việc đóng vơ bằng ơ tơ là một điều hiển nhiên họ có thể sử
dụng những chiếc xe như là xe mui trần hoặc là xe hạng sang nhưng vẫn có
nhiều cặp đơi muốn sử dụng xích lơ hoặc xe đạp để tạo nên nét phá cách. Nếu ai
có điều kiện hơn thì cũng có thể đi máy bay về nhà chồng.
6) Quà cưới
_Ngày xưa người ta thường tặng những đồ dùng trong nhà như là: nồi, niêu,
xoong, chảo, xe đạp, gốm sứ,… những người khơng có điều kiện thì vẫn tham

gia vui như bình thường và đơi khi cũng có người để lại những tờ tiền năm, mười
nghìn hoặc cao hơn là mười lăm, hai mươi nghìn đồng.
_Ngày nay thì cùng với việc đám cưới được diễn ra trang trọng hơn và sự đi
lên về thương mại nên đôi khi người ta đi tiền trăm, tiền triệu vẫn chưa đủ đối
với người tổ chức. Còn phải tuỳ thuộc vào độ chịu chi, độ sang và độ thân thiết.

20


TỔNG KẾT
Dù là các thập niên trước hay thời hiện đại ngày nay, văn hóa cưới hỏi là biểu
hiện của nền văn hóa dân tộc. Nó kế thừa những cái tốt đẹp của thời kỹ thuật số
chưa thịnh hành và dần biến đổi để phù hợp với thời đại mới. Đám cưới ở Việt
Nam cũng là một phần trong văn hóa phương Đơng. Mặc cho nhiều ý kiến trái
chiều, nhiều bạn trẻ Việt Nam vẫn muốn tổ chức một lễ cưới đủ các nghi lễ theo
thời xưa để bảo toàn bản sắc dân tộc. Lễ cưới đối với các đôi trai gái thì đó là sự
thiêng liêng minh chứng cho tình u của họ. Dù có bị thay đổi thì thứ quan
trọng nhất vẫn là trầu cau vì nó biểu trưng cho sự bền chặt, gắn bó cũng như là
lịng chung thủy trong tình cảm vợ chồng. Lễ cưới ghi nhận sự trưởng thành về
suy nghĩ, tình cảm của họ đã hịa làm một vì thế nó đã là một phần trong đời
sống cộng đồng. Ngày nay cùng với sự đi lên của cơng nghệ, mọi người có thể
tìm đọc các ấn phẩm, bài báo về đám cưới ngày xưa khơng phải là chuyện khó.
Hãy cùng nhau gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa vì nếu chúng ta khơng
tiếp tục cơng việc đó, những thứ q giá từ ngàn đời sẽ biến mất vào tương lai
không xa.
Tài liệu tham khảo:
1) />3)

niem-ve-song-thu-cua-gioi-tre-ngay-nay.htm
/> />

21



×