Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SKKN Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử để phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.83 KB, 52 trang )


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực đã trở thành xu
hướng giáo dục quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo
hướng chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển năng lực người
học. Ở nước ta Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ
các yếu tố cơ bản của Giáo dục - Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất,
năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống
giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác
quản lý Giáo dục - Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách
nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ
chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của tồn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu
tư để phát triển Giáo dục - Đào tạo.
Đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới đánh
giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về
hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả những đổi mới này đều được biểu
hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của người dạy và người học. Chính
vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học tốt? Đánh giá một giờ học
tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, cơng bằng ln có tính chất thời sự và thu
hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Việc đổi mới
giáo dục hiện nay cũng tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao chất lượng bộ mơn, trong
đó có môn Lịch sử.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một mắt xích quan trọng trong q trình dạy
học, đặc biệt đối với chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Bộ
công cụ kiểm tra đánh giá chính xác, khoa học là thước đo mức độ đạt được của mục
tiêu dạy học, tính hiệu quả của phương pháp dạy học, làm căn cứ điều chỉnh quá trình
dạy học, làm địn bẩy thúc đẩy sự tích cực của người học từ đó góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học phải gắn liền với đổi mới
các hình thức kiểm tra đánh giá. Những năm gần đây, Rubric được khuyến khích sử


dụng trong nhà trường như một bộ công cụ đánh giá công bằng, khoa học và đáng tin
cậy. Đặc biệt, công cụ kiểm tra này phát huy được thế mạnh ở môn Lịch sử. Song,
việc vận dụng Rubric để xây dựng bộ công cụ đánh giá môn Lịch sử nhằm phát huy
năng lực người học trong nhà trường phổ thông hiện nay diễn ra chưa thật đồng bộ và
hiệu quả.
Từ những lí do trên, tơi đã chọn đề tài “Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử
để phát triển năng lực cho học sinh ở trường THPT ” làm sáng kiến với mong
1


muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào
thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ mơn.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Vận dụng Rubics nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
- Tạo sự hứng thú và u thích mơn học, phát triển phẩm chất năng lực của học sinh.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Phiếu Rubics trong dạy học lịch sử áp dụng cho nhiều bài học Lịch sử THPT.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn lịch sử ở trường THPT.
- Đối tượng: học sinh THPT.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các cơng trình nghiên cứu về Rubics,
phương pháp dạy học lịch sử, sách giáo khoa phổ thơng, các chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo…
- Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về sử dụng Rubics. Dự giờ đồng nghiệp,
trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra
thực trạng.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí
kết quả thực nghiệm để rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài.
V. Tính mới của đề tài.

Sử dụng Rubics trong dạy học đã được sử dụng và tiến hành ở nhiều môn học như
Lý, Hóa, Văn, Địa... Trong tạp chí Giáo dục số 432/2018 có bài viết về “Thiết kế rubics
đánh giá bài viết văn thuyết minh của học sinh lớp 8” tác giả Trịnh Thị Lan- Đại học sư
phạm Hà Nội. Tạp chí Giáo dục số 2/ 2020 bài viết của Nguyễn Phương Liên về “ Thiết
kế và sử dụng Rubics trong dạy học Địa lí ở trường phổ thơng”…Các bài viết chủ yếu
trình bày sử dụng Rubics trong kiểm tra đánh giá.
Vì vậy, đề tài “Sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử để phát triển năng lực
học sinh ở trường THPT” có tính mới, là những kinh nghiệm đúc rút trong thực tiễn
dạy học có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường trung học phổ thông. Sáng kiến chỉ
ra cách thức sử dụng Rubics trong định hướng học tập cho học sinh, sử dụng trong
quá trình GV áp dụng phương pháp dạy học tích cực, góp phần đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng bộ môn.

2


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1. Cơ sở lí luận
1.1. Khái niệm đánh giá và tự đánh giá.
Khái niệm đánh giá được hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình thu thập , tổng
hợp và diễn giải thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định. Đánh giá trong giáo dục là
một khái niệm rộng, nó được định nghĩa như một q trình thu thập thông tin và sử
dụng các thông tin này để ra quyết định về học sinh, chương trình, nhà trường và đưa
ra các chính sách giáo dục.
Đánh giá trong lớp học là một thuật ngữ chung, đó là một q trình thu thập,
tổng hợp, diễn giải thông tin hay dữ liệu liên quan đến việc học tập và trải nghiệm của
học sinh nhằm mục đích phát triển một sự hiểu biết sâu về điều gì học sinh biết, học
sinh hiểu và học sinh làm được, như là kết quả của sự trải nghiệm giáo dục của chính
các em, để đư ra quyết định giáo dục liên quan đến học sinh. Như vậy đánh giá bao

gồm tất cả các cách thức giáo viên thu thập và sử dụng các loại thông tin định tính,
định lượng thu thập được trong q trình giảng dạy trên lớp học nhằm đưa ra những
phán xét, nhận định, quyết định. Các thơng tin này cũng được chính học sinh sử dụng
để cải tiến học tập, đồng thời giúp giáo viên hiểu học trị mạnh điểm gì, yếu điểm gì…
để lập kế hoạch giảng dạy và điều chỉnh việc giảng dạy…phân loại, xếp hạng và thiết
lập một môi trường tương tác văn hóa xã hội giúp cho học sinh học tập tiến bộ hơn.
Tự đánh giá là một quá trình đưa ra những quy định, tiêu chuẩn về hiệu suất
cơng việc đạt được, sau đó đưa ra các phán đốn, nhận xét về kết quả và chất lượng
cơng việc dựa vào các tiêu chuẩn đưa ra. Tự đánh giá là một q trình, trong đó HS
phản ánh và đánh giá chất lượng việc học tập của mình, đánh giá mức độ mà họ thể
hiện các mục tiêu và các tiêu chí học tập được quy định rõ ràng, xác định điểm mạnh
và điểm yếu của bản thân, từ đó điều chỉnh việc học cho phù hợp”.
1.2. Rubics và vai trò của Rubics trong dạy học Lịch sử.
1.2.1. Khái niệm Rubics.
Rubics là bảng mơ tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức)
những kết quả (kiến thức, phẩm chất, năng lực) mà người học nên làm và phải làm để
đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ học tập cụ thể.
Rubics là hệ thống cho điểm mà giáo viên đặt ra để đánh giá các tiêu chí hay
thành quả cơng việc của học sinh. Hệ thống này bao gồm các tiêu chí và thang điểm
cụ thể.
3


Rubics hay còn gọi là bảng hướng dẫn, là bảng cung cấp những miêu tả hoặc các
chỉ số thực hiện chỉ từng mức độ hoàn thành nhiệm vụ ứng với các tiêu chí (đồng thời
là điểm số cho các tiêu chí ở mức đơ đó).
Từ các khái niệm đó có thể hiểu Rubics là bảng thang điểm chi tiết mô tả đầy đủ
các tiêu chí mà người học cần phải đạt được. Do đó, Rubics là một cơng cụ đánh giá
chính xác mức độ đạt chuẩn của học sinh và cung cấp thông tin phản hồi để họ tiến bộ
không ngừng.

Tiêu chí là các chỉ số (những đặc trưng) của việc hồn thành tốt nhiệm vụ. Một
tiêu chí có các đăc trưng: phát biểu rõ ràng, ngắn gọn, quan sát được, mô tả hành vi,
đươc viết để hoc sinh hiểu đươc.
Trong một Rubics nên giới hạn số tiêu chí lớn hơn hoặc bằng 3 và nhỏ hơn hoặc
bằng 10. Ở những đặc trưng của nhiệm vụ đó khơng cần đánh giá hết mọi chi tiết.
Nhiệm vụ càng đơn giản thì số tiêu chí càng ít.
1.2.2. Phân loại Rubics.
Có hai Rubics được sử dụng trong quá trình dạy học: Rubics định tính và Rubics
định lượng.
- Rubics định tính/ tổng hợp cung cấp những hướng dẫn cho phép đánh giá tổng
thể một sản phẩm hoặc việc thực hiện nhiệm vụ dựa trên cơ sở mức độ hồn thiện và
hiệu quả của cơng việc nói chung. Rubics tổng hợp có thể được xem như bản đánh giá
một chiều bởi nó khơng đi sâu vào chi tiết các giai đoạn cụ thể của công viêc mà đánh
giá tồn bộ kết quả cơng việc. Giúp GV đánh giá nhanh chóng, HS có cái nhìn khái
qt và tổng quan hơn.
Ví dụ Rubics tổng hợp:
Rubics tổng hợp/ định tính
Điểm

Mơ tả

4

Hồn thành tất cả các bài tập, chất lượng tốt, đúng hạn

3

Hoàn thành đầy đủ các bài tập, chất lượng tương đối tốt.

2


Hoàn thành hầu hết các bài tập, cịn mắc lỗi, đúng hạn

1

Hồn thành được một số bài tập, cịn mắc nhiều lỗi

0

Khơng thực hiện nhiệm vụ

- Rubics phân tích mơ tả chi tiết các mức độ thực hiện cho từng cơng đoạn của
nhiệm vụ, qua đó GV có thể đánh giá hoạt động của HS trên từng tiêu chí đã đề ra.
4


Với Rubics phân tích, GV cho điểm từng thành phần sau đó cộng lại thành điểm tổng.
Một Rubics phân tích thường có các nội dung: tiêu chuẩn đánh giá, chỉ số đánh giá,
thang cấp độ đánh giá. Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá là những mục tiêu mà HS cần đạt.
Chỉ số đánh giá cung cấp hướng dẫn chi tiết về những gì HS phải làm để chứng
minh một kĩ năng, trình độ hoặc tiêu chuẩn đã đề ra. Đồng thời nó cung cấp thơng tin
phản hồi cho HS.
Ứng với từng chỉ số đánh giá là thang cấp độ đánh giá. Thang này có thể quy về
điểm số 1,2,3…hoặc các cấp độ như: Xuất sắc, trung bình, khá, yếu.
Rubics phân tích mang ưu điểm là cung cấp chi tiết các thông tin cho GV, HS,
lẫn phụ huynh về những điểm mạnh điểm yếu và sự tiến bộ trong quá trình học tập
của HS.
Ví dụ Rubics phân tích: GV đưa ra kế hoạch dạy học dự án cho Bài 9 LS 12:
Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế tồn cầu hóa. Hoạt động tìm hiểu về tác

động của Cách mạng khoa học cơng nghệ và Xu thế tồn cầu hóa.
Ý tưởng dự án như sau: GV chia lớp thành 3 nhóm mơ phỏng các hoạt cảnh Táo
qn, dân hỏi bộ trưởng trả lời…để thực hiện tác động của CMKHCN và tồn cầu
hóa: Nhóm 1 đóng vai với chủ đề: Thiên đình với vấn đề mơi trường và biến đổi khí
hậu. Nhóm 2: chủ đề: Chiến tranh và vũ khí hủy diệt- Thơng điệp từ tương lai. Nhóm
3: về chính sách khoa học – cơng nghệ và đối ngoại của nước ta theo hình thức “Dân
hỏi bộ trưởng trả lời”.…
Phiếu đánh giá sản phẩm của HS được GV thiết kế kèm theo dự án này như sau:
Tiêu chí

Xuất sắc (4)

Khá(3)

Ý tưởng

Ý tưởng sáng tạo,
có tính giáo dục
và khoa học cao.
Hấp dẫn gây ấn
tượng, thích thú
cho người xem.

Ý tưởng hay có Ý tưởng tương Ý tưởng sơ
tính giáo dục và đối hay. Có sự sài.
khoa học. Có sư đầu tư
Chưa
tạo
đầu tư gây chú
được nét riêng

ý cho người
cho sản phẩm.
xem.
Ít đầu tư.

Thể hiện đầy đủ
tác động tích cực
và tiêu cực của
CMKHCN.

Thể hiện được Chỉ thể hiện tác
một phần tác động tích cực
động tích cực hoặc tiêu cực…
và tiêu cực
củaCMKHCN.

Nơi dung

Trung bình(2)

Yếu (1)

Chưa thể hiện
được tác động
của
CMKHCN
5


Nôi dung được

sắp xếp một cách
logic, chặt chẽ,
làm nổi bật được
những thơng tin
chính xác của đề
Hình thức tài.

Các nội dung
được sắp xếp
logic
nhưng
chưa làm nổi
bật được thơng
tin chính.

Nội dung sắp
xếp thiếu logics,
chưa thể hiện rõ
thơng tin cần
chuyển tải. Ít
đầu tư về kĩ
Có đầu tư về kĩ thuật.
Kĩ thuật xử lí cơng thuật.
nghệ tốt.

Các nội dung
sơ sài, khơng
khoa
học.
Khơng có sự

đầu tư.

Âm thanh hình
ảnh phù hợp, hấp
dẫn.
Tự nhiên, nhập vai
tốt, lời thoại sinh
Khả năng
động, phù hợp gây
diễn xuất
hứng thú cho
người xem.

Tự nhiên, nhập
vai khá tốt,
tương đối hấp
dẫn, lời thoại
phù hợp.

Thiếu tự nhiên,
diễn chưa tập
trung, lời thoại
chưa hợp lí.

Nhập
vai
gượng
gạo,
chưa nghiêm
túc, lời thoại

chưa hợp lí.

Sản phẩm mang
tính tập thể cao.
Hợp tác tốt, phân
cơng cơng viêc
hợp lí, tạo được
hiệu quả cao trong
cơng việc.

Sản phẩm mang
tính tập thể.
Hợp tác tương
đối tốt, phân
cơng cơng viêc
khá hợp lí, tạo
hiệu quả cho
cơng việc.

Sản phẩm chưa
thể hiện rõ tính
tập thể. Hợp tác
chưa cao, phân
cơng chưa hợp
lí. Hiệu quả
cơng việc chưa
cao.

Sản
phẩm

mang tính cá
nhân. Hợp tác
kém,
phân
cơng
cơng
việc chưa hợp
lí.

Hợp tác

1.2.3. Vai trị của Rubics trong dạy học Lịch sử.
Rubics là một công cụ đánh giá được sử dụng khá phổ biến trong thực tiễn giáo
dục và dạy học hiện nay. Rubics là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống các tiêu chí
đánh giá theo các mức độ khác nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện
một nhiệm vụ cụ thể. Các Rubics dùng trong dạy học được thiết kế cho các mục đích
đánh giá khác nhau, song đều dựa trên một nguyên tắc chung: so sánh, đối chiếu,
kiểm chứng kết quả đạt được với các chuẩn và tiêu chí đã được thống nhất xây dựng
trước khi thực hiện hoạt động.
Rubics được sử dụng như một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng đánh giá
đối với người học lẫn người dạy. KTĐG thường dưới hình thức GV đánh giá HS, ít
tạo cơ hội cho HS đánh giá lẫn nhau hoặc HS tự đánh giá kết quả học tập của mình.
6


Vì vậy với bảng Rubics, HS dễ dàng, chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân khi
tiếp cận với bài học. Q trình dạy học từ đó trở nên tích cực hơn dưới sự định hướng
của Rubics. Mặt khác, HS được hình thành động cơ học tập đúng đắn, nhận ra những
ưu điểm, hạn chế của bản thân khi so sánh đối chiếu sản phẩm do bản thân lập ra với
các tiêu chí đánh giá.

Nhờ có các mơ tả chi tiết theo các mức độ cần đạt, HS luôn theo dõi sự tiến bộ
của bản thân, bạn cùng học, nhóm học tập. Mặt khác, căn cứ vào tiêu chí được mơ tả,
HS có thể giúp cung cấp cho GV những thơng tin phản hồi kịp thời, chính xác về mức
độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của bản mình.
Ngược lại thơng qua Rubics, GV cũng có được những thơng tin đánh giá một
cách khách quan, chính xác giúp kiểm soát chăt chẽ sự tiến bộ của HS để có các biện
pháp hỗ trơ kịp thời. Đối với GV, Rubics đươc sử dụng làm công cụ để xác lâp mục
tiêu, cụ thể hóa các tiêu chí dạy học đối với GV. Rubics hỗ trợ GV thực hiện tốt việc
KTĐG.
Rubics khơng chỉ với vai trị là cơng cụ đánh giá viêc học tập cụ thể mà cịn có ý
nghĩa thúc đẩy q trình phát triển năng lực tồn diện của HS. Nhờ sử dụng Rubisc
khoảng cách giữa GV và HS, giữa việc dạy và việc học có thể được thu hẹp lại.
Rubics giúp cho việc học trở nên rõ ràng hơn, có mục đích, có tổ chức và kiểm sốt
được. HS có thể sử dụng Rubics để tự kiểm tra viêc học, tự đánh giá bài làm của
mình. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc giúp HS trở nên có kế họach, có tổ
chức hơn và biết tự mình cải tiến chất lượng học tập của bản thân.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sử dụng Rubics vào dạy học.
Để có cơ sở thực tiễn cho việc ứng dụng Rubics ở trường THPT đạt hiệu quả
cao, tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng của 12 giáo viên dạy lịch
sử ở 3 trường THPT trên địa bàn bao gồm: trường THPT Phan Thúc Trực, THPT
Nam Yên Thành, THPT Yên Thành 2, THPT Bắc Yên Thành
( PHỤ LỤC 1). Kết quả thu được như sau:
Mức độ nhận thức và lí do

Số giáo viên

Tỉ lệ %

A. Mức độ nhận thức

Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết

9

75

3

25

0

0
7


B. Các lí do
- Kích thích hứng thú học tập của học sinh

12

100

- Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh

12

100


- Đảm bảo khách quan trong đánh giá.

12

100

- Chuẩn bị công phu mất thời gian

12

100

- Việc học tập của HS được rõ ràng có tổ chức.

12

100

Bảng 1: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về sử dụng Rubics trong
dạy học ở trường THPT
2.2. Thực trạng vận dụng Rubics vào dạy học của giáo viên và mức độ hứng thú
của học sinh khi sử dụng Rubics.
Để điều tra thực trạng vận dụng Rubics trong dạy học Lịch sử, tác giả đã tiến
hành điều tra mức độ sử dụng của 12 GV trong trong dạy học. Kết quả như sau:
Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không sử dụng


SL

%

SL

%

SL

%

0

0

5

42

7

58

Bảng 2: Mức độ sử dụng bảng Rubics của GV trong dạy học Lịch sử.
Để tìm hiểu về mức độ hứng thú của HS đối bảng Rubics mà GV thường sử
dụng tác giả đã tiến hành điều tra 100 HS khối 10,11,12 của 3 trường THPT ở trên địa
bàn kết quả thu được như sau:
Rất thích


Bảng Rubics

Thích

Bình thường

Khơng thích

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%%

85

85

15


15

0

0

0

00

Bảng 3: Mức độ hứng thú của HS với bảng Rubics.
Qua số liệu điều tra trên tơi thấy:
- Về phía giáo viên: 100%(12/12) GV được khảo sát đều khẳng định sự cần thiết
cả việc sử dụng Rubics trong dạy học. Các GV đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng
của Rubics: 100%(12/12) GV đều cho rằng Rubics kích thích hứng thú trong học tập,
phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của HS, 100% (12/12) GV cho rằng phương
pháp này đảm bảo khách quan trong đánh giá. 100%(12/12) GV đều cho rằng nếu
thực hiện Rubics thì việc học của HS trở nên rõ ràng có tổ chức.
8


Tuy nhiên qua số liệu điều tra ở bảng 2 cho thấy chỉ có 42%(5/12) GV được hỏi
là thỉnh thoảng sử dụng Rubics trong quá trình dạy học, 58%( 7/12) GV khơng sử
dụng, cịn sử dụng thường xun khơng có GV nào. Điều này cho thấy giữa nhận
thức, thái độ và hành động thực tế của GV cịn có khoảng cách khá xa. Đây cũng là
nguyên nhân dẫn đến việc cải tiến, đổi mới PPDH, KTĐG cịn gặp nhiều khó khăn.
- Về phía học sinh: Qua điều tra tơi thấy hầu hết các em rất thích thú khi được sử
dụng Rubics trong giờ học. 85% HS rất thích và 15 % HS thích GV sử dụng Rubics
trong giờ học Lịch sử. Như vậy đây là một thuận lợi để giáo viên có thể áp dụng

phương pháp này trong xu thể đổi mới PPDH, KTĐG hiện nay. Tuy nhiên trong quá
trình dạy học giáo viên rất ít khi sử dụng Rubics, nếu có thì cũng chỉ trong các tiết
thao giảng hoặc sinh hoạt chun đề. Qua tìm hiểu tơi thấy ngun nhân của thực
trạng trên là do:
Các GV cho rằng sử dụng Rubics địi hỏi đầu tư nhiều cơng sức, chuẩn bị mất
thời gian. Không phải nội dung nào cũng sử dụng Rubics một cách hiệu quả, giáo
viên phải mất thời gian thiết kế, chuẩn bị..
Năng lực, kĩ năng vận dụng Rubics còn hạn chế, nhiều GV còn đang lúng túng
chưa biết vận dụng Rubics vào bài nào, tiến hành ra sao…đó là những nguyên nhân
làm cho giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng Rubics trong dạy học.
Khả năng hợp tác của các HS cũng làm giảm hiệu quả sử dụng công cụ này, các
em chưa chủ động khi tham gia hoạt động nhóm.
Thực tế đó cho thấy việc áp dụng Rubics trong dạy học Lịch sử là hết sức cần
thiết. GV và HS đều hứng thú với Rubics song vẫn gặp những khó khăn vướng mắc
trong q trình thực hiện. Với tư cách một giáo viên Lịch sử, tôi cho rằng mình cần
phải có trách nhiệm, với một phạm vi nhỏ hơn – đó là làm cho học sinh yêu thích mơn
Lịch sử. Để làm được điều đó, trước hết bản thân giáo viên phải thay đổi. Để môn
Lịch sử không khô khan, tôi đưa các phương pháp dạy học tích cực và kết hợp các
cơng cụ đánh giá vào giáo án; để trong mỗi giờ học Lịch sử, học sinh sẽ chủ động tiếp
nhận kiến thức, sáng tạo. Thực tiễn đó là cơ sở để tơi triển khai và thực hiện đề tài
trong quá trình dạy học.
II. Sử dụng Rubics trong dạy học lịch sử ở trường THPT phát triển năng lực cho
học sinh.
Để nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn, tác giả tiến hành áp dụng Rubics trong ba
trường hợp: trước khi tiến hành một bài học, một chương, hoặc trong quá trình thực
hiện một hoạt động học tập, hoặc trong khi kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển
năng lực của học sinh. Rubics nhằm hướng tới tạo hứng thú cho học sinh, phát huy
năng lực sáng tạo, tích cực chủ động của người học. Để thực hiện Rubics có hiệu quả
GV cần đảm bảo các nguyên tắc.
9



1. Nguyên tắc thiết kế Rubics trong dạy học lịch sử.
- Lý tưởng hóa: mơ tả các tiêu chí phải được diễn đạt theo phổ dài đi từ mức cao
nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại.
- Phân hóa: các mơ tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới (sự khác biệt) giữa
các mức/ cấp độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau.
- Khách quan hóa: các mơ tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính,
khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện (theo mục tiêu), bởi tiêu chí
đánh giá chính là sự diễn đạt lại mục tiêu một cách cụ thể.
- Kích thích tạo động lực phát triển: các mơ tả tiêu chí cần phải chỉ ra được
những định hướng mà GV/ HS cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp GV/ HS tự
đánh giá, đánh giá và cùng đánh giá.
2. Cách thức sử dụng Rubics trong dạy học Lịch sử.
2.1. Sử dụng Rubics để định hướng, lập kế hoạch, xây dựng động cơ học tập.
Rubics được sử dụng như một bản hướng dẫn mô tả chi tiết, rõ ràng về một mục
tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ cần thực hiện để đạt kết quả tốt nhất. Từ đó người học
dễ dàng, chủ động lập kế hoạch cho bản thân ngay từ khi bắt đầu mơn học, chương,
hoăc bài. Trong q trình triển khai dạy học, GV và HS có thể điều chỉnh các mô tả
trong Rubics cho phù hợp với năng lực và tiến độ học tập của HS (nâng/ giảm độ khó,
điều chỉnh bổ sung các tiêu chí). Mặt khác HS sẽ hình thành động cơ học tập đúng
đắn, có trách nhiệm hơn thông qua nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
khi so sánh với các kết quả đạt được tại các thời điểm hoàn thành khác nhau với các
tiêu chí mơ tả trong Rubics.
Quy trình thiết kế bộ tiêu chí
- Giai đoạn chuẩn bị: nghiên cứu nội dung SGK, chuẩn KT, sách GV.
- Quy trình thiết kế:
B1: Xác định đối tượng đánh giá ( sức học hiện tại của HS)
B2: Dựa vào sách chuẩn KTKN môn lịch sử để xác định mục tiêu của chương/
bài.

B3: Xác định nhiệm vụ đánh giá.
B4: Xác định loại Rubics cần xây dựng: rubics định tính hay định lượng.
B5: Xây dựng bộ tiêu chí.
B6: Viết mơ tả chi tiết cho từng thang đánh giá.
B7: Rà soát, kiểm tra, chỉnh sửa.
10


Trong q trình dạy học những năm gần đây, nhóm chun mơn trường tơi đã áp
dụng có hiệu quả Rubics trong dạy ơn thi tốt nghiệp THPT. Đó là kết quả thi TN
THPT năm học 2019 - 2020 đã tăng lên 45 bậc, cịn trong kì thi khảo sát đợt 1 của Sở
năm học 2020-2021 trường tôi tăng 50 bậc so với năm học 2018 - 2019. Một trong
những giải pháp mà chúng tôi sử dụng để nâng cao chất lượng ôn thi là trước khi học
một chương, hoặc một bài, GV xây dựng bảng tiêu chí (Rubics). GV phát Rubics cho
HS trước khi tiến hành tiết dạy. Kết thúc buổi học, giáo viên đưa bảng Rubics về
những yêu cầu được đặt ra trong mục tiêu bài học. Học sinh sẽ làm việc cá nhân và tự
đánh giá những điều mình đã làm tốt. Học sinh làm việc theo cặp đơi và kiểm chứng
phần đánh giá của bạn mình. Giáo viên sẽ gọi một học sinh bất kỳ, yêu cầu học sinh
trình bày nội dung tự đánh giá và giải thích trước lớp. Cách làm này giúp phát triển kĩ
năng tự đánh giá của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng diễn đạt, giải thích, thuyết
phục người khác để bảo vệ quan điểm cá nhân. Đồng thời khi phát phiếu Rubics cho
các em GV rèn luyện cho các em thói quen nghiên cứu nội dung bài học trước khi đến
lớp.
Ví dụ: Trước khi dạy Chương III- LS 12: Việt Nam từ 1945- 1954. GV xây
dựng bảng tiêu chí Rubics và phát cho HS, sau khi học xong chương III, HS dựa trên
bảng tiêu chí đã cho để đối chiếu với những kiến thức HS thu nhận được qua bài học.
Bảng tiêu chí kiến thức Chương III được xây dựng như sau:
Mục tiêu
(HS nắm được)
- Những thuận lợi

và khó khăn của
nước ta sau cách
mạng tháng Tám
1945, hoàn cảnh
lịch sử của các
chiến dịch: Việt Bắc
thu đông 1947, Biên
Giới
1950…Lập
niên biểu những
thắng lợi của quân
dân ta từ 19461954 trên các mặt
trận.

Tiêu chí đánh giá
- Nêu được những
thuận lợi và khó khăn
của nước ta sau cách
mạng tháng Tám, xác
định đâu là khó khăn
lớn nhất.

Chỉ số đánh giá
Trình bày được:
+Thuận lợi và khó khăn sau
cách mạng tháng Tám

+Những biện pháp trước mắt
và lâu dài của Chính phủ và
CT HCM để giải quyết

- Phân tích được những khó khăn sau CMT8.
đường lối kháng
chiến chống thực dân + Âm mưu của thực dân Pháp
trong chiến dịch Việt Bắc
Pháp.
thu-đơng
1947.
+ Hồn cảnh, diễn biến,ý
nghĩa của các chiến dịch:
Việt Bắc thu-đông 1947,
Biên giới thu-đông 1950.
- Nhận xét về những
+ Các kế hoạch chiến tranh

Trung
bình

11


chủ trương, biện
pháp, sách lược của
Đảng và chính phủ
giải quyết những
khó khăn sau cách
mạng tháng Tám.
- Phân tích ngun
nhân thắng lợi, ý
nghĩa lịch sử những
thắng lợi về mặt

quân sự, ý nghĩa
của những thắng lợi
trên mặt trận ngoại
giao.

của Pháp.

giải
được:
+ Khó khăn lớn nhất của
nước ta sau cách mạng tháng
Tám
1945.
+ Sách lược của Đảng trong
giải quyết mối quan hệ với
THDQ và Pháp sau cách
mạng tháng Tám 1945.
+ Đường lối kháng chiến
chống Pháp của Đảng
+ Cuộc kháng chiến toàn
quốc diễn ra đầu tiên ở các đô
thị
+ Chiến dịch ta giành thế chủ
động trên chiến trường
So sánh các chiến dịch: Việt
Bắc thu - đông 1947, Biên
giới thu - đơng 1950.
- Phân tích biện pháp ngoại
giao thời kì 1945-1946 của
Đảng và chủ tịch HCM.


Khá

Xuất
sắc

Rút ra bài học cho quan hệ
ngoại giao đất nước hiện nay
từ cuộc đấu tranh ngoại giao
thời kì 1946- 1954

12


Nhóm chun mơn xây dựng bảng Rubics cho nội dung ôn thi TN THPT
Từ thực tiễn hiệu quả của việc sử dụng Rubics, tác giả đề xuất cách sử dụng như sau:
Bước 1: HS lắng nghe GV giải thích bảng Rubics trước khi giao nhiệm vụ học
tập cho học sinh.
Bước 2: Trước tiết học, HS ở nhà đọc và soạn bài trước dựa trên bảng Rubics.
Trong quá trình chuẩn bị bài nếu có thắc mắc hoặc khơng hiểu phần nào thì tơ đậm
chỗ đó để vào lớp trao đổi với GV.
Bước 3: Khi đến tiết học thì bắt buộc phải đem theo bảng Rubics. Trong quá
trình học thì bám sát Rubics, HS sẽ hỏi, trao đổi với GV về những vướng mắc xáy ra
khi tiếp nhận bài mới.
Bước 4: Sau tiết học, về nhà HS sẽ học bài, ôn bài dựa trên bảng Rubics đã được
bổ sung trong giờ học trên lớp.
2.2. Rubics được sử dụng để hỗ trợ thúc đẩy q trình dạy học tích cực.
PPDH tích cực là khái niệm để chỉ những phương pháp giáo dục hướng tới việc
hoạt động hóa, chủ động hóa nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào tính chủ
động sáng tạo của người học chứ không phải tập trung vào phát huy tính chủ động của

người dạy.
Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên
trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. HS là trung tâm nhưng vai trị, uy tín của
13


GV được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của GV sẽ tăng lên nhờ áp
lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật
liên tục để đáp ứng các câu hỏi của HS trong thời đại thông tin rộng mở.
Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa GV và HS. Nếu GV chỉ thuyết trình,
có gì nói nấy thì những gì GV giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể HS đã biết
những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung khơng hữu ích đối với cuộc sống hiện
tại và tương lai của các em. GV phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách
đứng lớp. Mối quan hệ GV- HS sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình
huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của HS.
Khi GV dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực, HS thấy được học chứ
khơng bị học. HS được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời
với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm khơng chỉ từ người thầy mà cịn từ
chính các bạn trong lớp. HS hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện,
được làm. Dạy bằng phương pháp giảng dạy tích cực chính là tìm mọi cách giúp HS
được chủ động trong việc học, cho các em được làm việc, được khám phá tiềm năng
của chính mình. GV cần giúp các em có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân
để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.
Từ các chuẩn cần đạt, mục tiêu nhiệm vụ cần triển khai, giáo viên và học sinh có
thể thiết kế Rubics trong suốt q trình học tập: trước, trong và sau khi thực hiện
nhiệm vụ học tập như một bảng kiểm mục các hoạt động đặc thù của bài học. Rubics
có thể được sử dụng linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như: làm
việc nhóm, tham quan thực tế, tự học, tự nghiên cứu…Thiết kế hoạt động học tập kèm
theo sử dụng phiếu tự đánh giá Rubics tăng cơ hội được sẻ chia, hợp tác giữa các
nhóm thành viên trong học tập, giữa các cá nhân với nhau, giúp người học rèn năng

lực tư duy bậc cao, tạo môi trường học tập thân thiện…Để đánh giá một hoạt động
học tập hiệu quả, tác giả thường sử dụng Rubics phân tích trong quá trình dạy học.
Rubics phân tích đưa ra được các chi tiết trong tiến trình thực hiện sản phẩm của HS,
có thể xem được những điểm mạnh, điểm yếu của các em.
Quy trình thiết kế:
B1: Xác định tiêu chí đánh giá cho rubics, các tiêu chí phải gắn với mục tiêu
đánh giá và dễ đo lường.
B2: Xác định mức điểm cho từng tiêu chí đánh giá.
B3: Xác định mức độ đánh giá và gia tăng các mô tả cụ thể cho mỗi mức độ. Các
mức độ được xây dựng trên nguyên tắc cơng khai, phân hóa và dễ đo lường nhằm
hướng tới khả năng đánh giá, tự đánh giá, đồng đánh giá của cả GV và HS.
14


Trước tiên, đây là sẽ là bảng thiết kế các chuẩn đánh giá giúp cho học sinh
mường tượng trước về sản phẩm của mình để lên ý tưởng và lập kế hoạch cho hoạt
động. Hay nói cách khác, khi HS sử dụng Rubric, các em sẽ hình dung một cách rõ
nét về những gì mà giáo viên địi hỏi, kỳ vọng đạt được ở mình, cụ thể ở năng lực
trình bày sản phẩm từ đó sẽ chủ động hơn khi giải quyết các vấn đề học. Trong quá
trình hoạt động, việc đối chiếu và theo dõi rubric sẽ giúp học sinh thực hiện đúng
hướng, không chệch ra khỏi các yêu cầu và mục tiêu của đề bài. Bên cạnh đó, GV và
HS có thể bổ sung và điều chỉnh Rubric sao cho phù hợp với năng lực và tiến độ thực
tế của người học. Thậm chí, giáo viên có thể sử dụng Rubric như một phương tiện dạy
học bằng cách hướng dẫn học sinh tự thiết kế các Rubric tương tự để tự đánh giá các
hoạt động nhằm kiểm soát mức độ thành thục của các kỹ năng.
Ví dụ 1: Dạy chủ đề Xã hội cổ đại Phương Đông ( LS10- CB), GV tổ chức cho
HS tìm hiểu về những thành tựu văn hóa của các quốc gia Phương Đơng cổ đại bằng
hình thức vẽ tranh hoặc làm các mơ hình…Để đánh giá sự chuẩn bị và trình bày của
các nhóm GV chuẩn bị phiếu đánh giá báo cáo nhóm và tổ chức cho các nhóm đánh
giá chéo nhau.


Một số sản phẩm của các nhóm về những thành tựu văn hóa Phương Đơng
15


PHIẾU ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ SẢN PHẨM
Nhóm/ Cá nhân thực hiện:.............................................Ngày: ….......................
Nhóm đánh giá/Cá nhân đánh giá:…………………………..
Tiêu chí đánh giá

Điểm tối HS cho GV cho
đa
điểm
điểm

Tổ chức thông tin logic, chặt chẽ.

1

Làm nổi bật được những ý chính, trọng tâm của yêu 1
cầu
Thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong cách trình bày

1

Vận dụng tốt quy trình trình bày một bản báo cáo

0,5

Cách trình bày thu hút người nghe


0,5

Sử dụng phương tiện thiết bị hiệu quả.

1

Thiết lập bảng tiêu chí đánh giá như trên làm cho việc đánh giá trở nên khách
quan, minh bạch. Mặt khác HS được tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập
của mình, điều này làm cho HS phát huy được tinh thần trách nhiệm và tính tích cực
trong học tập.
Ví dụ 2: Sau khi học về cuộc khai thác thuộc địa lần 1 của thực dân Pháp trong
bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp, Lịch sử 11 - Ban cơ bản. Giáo viên chia sẻ với học sinh về tác động của cuộc
khai thác thuộc địa đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam; đưa ra 2 quan điểm về cuộc
khai thác này.
Quan điểm 1: Có ý kiến cho rằng cuộc khai thác này là một cuộc khai hóa văn
minh cho dân tộc Việt Nam lạc hậu.
Quan điểm 2: Có ý kiến cho rằng cuộc khai thác này là một cuộc khai thác, vơ
vét bóc lột tàn bạo Việt Nam của người Pháp.
- Giáo viên giao bài tập cho học sinh về thiết kế 2 bìa sách của 2 cuốn sách theo 2
quan điểm trên.
- Học sinh làm việc cá nhân thiết kế thiết kế bìa sách, lựa chọn 1 trong 2 quan điểm
cho cuốn sách của mình.
Học sinh trưng bày sản phẩm

16


- Học sinh hồn thiện sản phẩm bìa sách phản ánh quan điểm mà mình lựa chọn. Sau

đó giáo viên sẽ tổ chức để học sinh trình triển lãm bìa sách trong không gian lớp học.
Giáo viên trao đổi với học sinh, u cầu học sinh lí giải vì sao mình chọn quan điểm
1, vì sao chọn quan điểm 2 và đưa ra những dẫn chứng để bảo vệ cho quan điểm của
mình. Nếu học sinh đưa ra được dẫn chứng bảo vệ cho quan điểm của mình, giáo viên
có thể cho điểm khuyến khích học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau bằng các phiếu đánh giá chéo (theo
mẫu dưới đây)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ BÌA SÁCH
Nhóm/ Cá nhân thực hiện:.............................................Ngày: ….......................
Nhóm đánh giá/Cá nhân đánh giá:…………………………..
Tiêu chí đánh giá

Điểm

1

Lựa chọn thơng điệp tên bìa sách ý nghĩa

5

2

Bố cục hài hòa, tạo được ấn tượng với
3
người đọc

3

Lựa chọn hình ảnh bìa sách ấn tượng


TT

HS cho GV cho
điểm
điểm

2

Một số sản phẩm thiết kế bìa sách của HS
17


Ngồi ra để đánh giá hoạt động nhóm, GV sử dụng bảng tiêu chí như sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA NHĨM
(do GV đánh giá hoạt động của các nhóm)
Nhóm: ………… ngày……. tháng……năm…….
Tiêu chí đánh giá

STT

Điểm
tối đa

1

Số lượng thành viên đầy đủ

1

2


Tổ chức làm việc nhóm: phân cơng tổ trưởng, thư kí;
phân cơng cơng việc; kế hoạch làm việc….

1

3

Các TV tham gia tích cực vào hoạt động nhóm

1,5

4

Tạo khơng khí vui vẻ và hịa đồng giữa các TV trong
nhóm

1,5

Điểm
đạt
được

Ghi
chú

Nhóm báo cáo:
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
5


2,5

+ Trả lời được các câu hỏi của GV, nhóm khác
Nhóm khơng báo cáo:
+ Lắng nghe và chú ý các nhóm báo cáo

2,5

+ Đưa ra được câu hỏi cho nhóm báo cáo, GV
6

Thực hiện tốt các yêu cầu trong phiếu làm việc
Tổng

2,5
10

Ví dụ 4: Khi dạy học bài 18, SGK lịch sử lớp 11, GV tổ chức cho HS thực hiện
dự ándưới hình thức tổ chức một cuộc triễn lãm với chủ đề “Những thăng trầm của
lịch sử thế giới hiện đại ( 1917- 1945) qua hình ảnh”. Trước khi tiết học diễn ra GV
18


triển khai dự án sau tiết học Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ
(1918-1939) để HS có thời gian chuẩn bị. Q trình tiến hành dạy học dự án được tiến
hành theo các bước sau:
Trước khi buổi triễn lãm diễn ra:
- GV giới thiệu cho HS về chủ đề của dự án “Những thăng trầm của lịch sử thế
giới hiện đại ( 1917- 1945) qua hình ảnh” và yêu cầu của buổi triển lãm hình ảnh này
là làm nổi bật những sự kiện LS chính tạo ra những chuyển biến mới của tình hình thế

giới trong giai đoạn đầu của thời kì hiện đại.
- Phân cơng nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ: Xây dựng kịch bản chương trình, làm bảng tin và xây
dựng các ấn phẩm quảng cáo giới thiệu về cuộc triễn lãm.
+ Nhóm 2: Tổ chức cuộc triễn lãm qua hình ảnh để giới thiệu về thắng lợi của
Cách mạng tháng Mười Nga, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhà nước Xô
Viết và những chuyển biến của phong trào cách mạng thế giới trong giai đoạn 1917 1945.
+ Nhóm 3:Tổ chức cuộc triễn lãm qua hình ảnh để thiệu về những gia i đoạn
phát triển thăng trầm của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1917 - 1945 và
những nét chính của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).
+ Nhóm 4: Làm một đoạn video ngắn giới thiệu về những tác động của cục
diện thế giới trong giai đoạn 1917 -1945 đến cách mạng Việt Nam.
Nhiệm vụ của mỗi nhóm là vận dụng các kiến thức đã học, kết hợp với sự hỗ trợ
của các phương tiện cơng nghệ để hồn thành các sản phẩm mà GV yêu cầu và tổ
chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm trong buổi triễn lãm; tiến hành nhận xét, đánh giá
chất lượng sản phẩm của các nhóm với nhau.
- Một số điểm lưu ý về yêu cầu cần đạt trong sản phẩm của các nhóm:
+ Bảng tin, ấn phẩm: giới thiệu về những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới
trong giai đoạn 1917 - 1945; thơng báo về chương trình triển lãm và mời các bạn
tham dự. Có thể thiết kế dưới hình thức catalog để phát cho khách mời nhằm giới
thiệu mục đích và nội dung chính của buổi triển lãm.
+ Các hình ảnh được lựa chọn triển lãm là những hình ảnh tiêu biểu, thể hiện được
những tầng ý nghĩa khác nhau về tác động của những sự kiện LS đến tình hình thế giới
trong giai đoạn 1917 - 1945. Tránh việc liệt kê lại những diễn biến của các sự kiện.
+ Đoạn phim về tác động của cục diện lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945) đến
cách mạng Việt Nam cần thể hiện rõ sự đối sánh và tác động của những sự kiện lịch
sử thế giới cụ thể đến tiến trình phát triển của các mạng Việt Nam.
19



- Các nhóm ký kết hợp đồng học tập với GV, GV giải đắp những thắc mắc về
phía HS: cách tổ chức, nội dung triển khai, các kênh thông tin HS có thể khai thác và
các phương tiện cơng nghệ HS có thể vận dụng...
HS tham khảo cuốn Sử dụng tranh biến họa trong dạy học lịch sử ở trường
THPT của nhóm tác giả Nguyễn Văn Ninh (chủ biên); tìm kiếm thêm về các tranh
biếm họa trên mạng;... Sử dụng Word/Power Point//Publisher để thiết kế thiệp mời, ấn
phẩm; sử dụng Proshow Gold/ Proshow Producer để thiết kế đoạn phim.
- GV hướng dẫn HS lập kế hoạc nhóm, kế hoạch làm việc trong thời gian thực
hiện dự án và thường xuyên kiểm tra tiến độ, hỗ trợ và đôn đốc HS thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện dự án, để phát huy được năng lực của từng nhóm đối
tượng HS, GV cần chia đều những HS tiếp thu chậm vào các nhóm, dành nhiều thời
gian để làm việc riêng với những học sinh này, đồng thời cũng dự kiến tổ chức những
hoạt động bổ trợ riêng để hỗ trợ các em trong quá trình thực hiện. Đối với những học
sinh giỏi, năng khiếu, GV cần giao những nhiệm vụ mang tính thách thức cao (điều
kiển, tổ chức hoạt động trong lớp, kèm cặp hướng dẫn HS yếu), tạo cơ hội cho HS
được đưa ra các tình huống, câu hỏi vấn đề và cách thức giải quyết...
Triển khai thực hiện buổi triển lãm:
Học sinh làm việc theo nhóm đã phân cơng, chủ động thực hiện các nhiệm vụ
ứng với những nhiệm vụ được giao.
- Nhóm 1 - nhóm tổ chức lên kịch bản chương trình và thiết kế bảng tin, catalog
thể hiện được mục đích cuộc triển lãm.
- Nhóm 2, 3 - nhóm chun mơn tìm hiểu tài liệu để xây dựng các bài thuyết
minh, sưu tầm tài liệu tranh ảnh chuẩn bị cho cuộc triển lãm.
- Nhóm 4: xây dựng kịch bản phim và lời dẫn, sưu tầm tranh ảnh để làm phim.
Trong q trình các nhóm triển khai thực hiện, GV sẽ đóng vai trị là chun gia độc
lập để tư vấn, góp ý thêm cho các nhóm về chất lượng sản phẩm mà HS làm ra trước
khi trưng bày. Ví dụ, sau khi HS đã sưu tầm các tranh ảnh để triển lãm, GV sẽ thẩm
định lại về mặt nội dung, tư vấn thêm cho các em về cách thức trưng bày và giới thiệu
về diễn trình lịch sử thế giới 1917 - 1945 qua nội dung của các bước tranh. Hay trước
khi nhóm 4 bắt đầu cơng đoạn xây dựng video, GV sẽ góp ý thêm về mặt kịch bản

cho HS...
Trình bày dự án.
HS tổ chức buổi triễn lãm theo các vai: Ban tổ chức, MC giới thiệu buổi triển
lãm, thuyết minh viên giới thiệu về các hình ảnh, khách mời tham dự. Theo tiến trình
thực hiện: MC sẽ giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của buổi triển lãm; sau đó khách
20


mời sẽ đến quan sát và lắng nghe các thuyết minh viên giới thiệu về những hình ảnh
tiêu biểu liên quan đến giai đoạn lịch sử thế giới từ 1917 đến 1945; cuối cùng sẽ xem
đoạn phim ngắn trình bày về những tác động của tác động của cục diện thế giới trong
giai đoạn 1917 -1945 đến cách mạng Việt Nam. Trong quá trình diễn ra cuộc triễn
lãm GV sẽ đóng vai là người quan sát, người hỗ trợ và chuyên gia cố vấn chương
trình.
Đánh giá tổng kế dự án.
Để giúp HS có thế tiến hành đánh giá đồng đẳng một cách hiệu quả trong suốt
quá trình tham gia buổi triển lãm, GV xây dựng các phiếu đánh giá với những tiêu chí
cụ thể và cung cấp cho HS trước khi tham gia vào buổi triển lãm.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM BẢNG TIN
Nhóm thực hiện:………………………………
Nhóm đánh giá:……………………………….
NỘI DUNG

Hìnhthức
thể hiện
Bố cục

Nội dung

Trình bày

của HS

TIÊU CHÍ

ĐIỂM

- Sáng tạo, hấp dẫn.

1.0

- Kịch bản rõ ràng.

1.0

- Thời lượng hợp lý.

1.0

- Đúng bố cục bảng tin

1.0

- Phù hợp với chủ đề

1.0

- Gây được ấn tượng cho người
xem.

1.0


- Tự tin, trình bày rõ ràng, mạch
lạc, có điểm nhấn, thu hút.

1.0

- Tương tác tốt với khách mời và
người tham dự

1.0

Tổng điểm

ĐÁNH GIÁ
CỦA HS

ĐÁNH GIÁ
CỦA GV

10

Bảng 3.2. Phiếu đánh giá sản phẩm bảng tin
21


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM QUẢNG CÁO
Nhóm thực hiện:………………………………
Nhóm đánh giá:……………………………….
NỘI
DUNG


TIÊU CHÍ

- Thiết kế sáng tạo, hấp dẫn.
Hình
- Rõ ràng, đúng font chữ, cỡ chữ.
thức
thể hiện
- Màu sắc hài hòa, đẹp mắt

Bố cục

Nội
dung

ĐIỂM

ĐÁNH
GIÁ
CỦA
GV

1.5
1.0
1.0

- Phù hợp, dễ nhìn, cân đối

1.0


- Kết cấu hợp lí, dễ sử dụng.

1.0

- Đúng bố cục của ấn phẩm quảng cáo

1.0

- Phù hợp với chủ đề

1.0

- Giới thiệu một cách đầy đủ, ngắn gọn
về mục đích, nội dung cuộc triển lãm.

1.5

- Gây được ấn tượng cho người xem.

1.0

Tổng điểm

ĐÁNH
GIÁ CỦA
HS

10

Bảng 3.3. Phiếu đánh giá sản phẩm quảng cáo


22


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐOẠN PHIM
Nhóm thực hiện:………………………………
Nhóm đánh giá:……………………………….
NỘI
DUNG

Hình
thức
thể
hiện

Nội
dung

TIÊU CHÍ

ĐIỂM

- Xây dựng được kịch bản rõ ràng, hấp
dẫn.

1.5

- Các trình bày sinh động, lơi cuốn
người xem.


1.5

- Chất lượng hình ảnh trong đoạn
phim tốt, rõ nét.

1.5

- Âm thanh trong đoạn phim phù hợp
với từng nội dung thể hiện

1.0

- Làm rõ vấn đề trọng tâm của chủ đề
được giao.

1.5

- Mạch nội dung logic giúp người xem
thấy rõ về những tác động của tình
hình thế giới đến Việt Nam.
- Tạo được nhiều điểm nhấn, gây ấn
tượng với người xem.
Tổng điểm

ĐÁNH GIÁ
CỦA HS

ĐÁNH
GIÁ CỦA
GV


1.5

1.5
10

Bảng 3.4. Phiếu đánh giá sản phẩm đoạn phim

23


PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TRƯNG BÀY
Nhóm thực hiện:………………………………
Nhóm đánh giá:……………………………….
NỘI
DUNG

Hình
thức
thể
hiện

TIÊU CHÍ

ĐIỂM

- Chất lượng hình ảnh tốt.

1.0


- Kích thước hình ảnh phù hợp.

1.0

- Hình ảnh được sắp xếp trên các khung tranh
hợp lí, đẹp mắt.

1.0

- Xây dựng được khơng gian trình bày chuyên
Bố cục nghiệp.
trình - Sắp xếp trình tự các bức tranh hợp lí giúp
bày
người xem theo dõi và hình dung được diễn trình

ĐÁNH
GIÁ
CỦA
HS

ĐÁNH
GIÁ
CỦA
GV

1.0

1.0

phát triển của giai đoạn đầu lịch sử thế giới hiện

đại.
- Nội dung hình ảnh mới lạ, mang nhiều tầng ý
nghĩa, phù hợp với nội dung chủ đề.

Nội
dung

Trình
bày

- Nội dung các bài thuyết trình hấp dẫn, ngắn
gọn, giúp người xem khám phá được những nét
chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến
1945.

1.0

1.0

- Tạo được nhiều điểm nhấn, gây ấn tượng với
người xem.

1.0

- Tự tin, trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm
nhấn, thu hút.

1.0

- Tương tác tốt với khách mời và người tham dự


1.0

Tổng điểm

10

Bảng 3.5. Phiếu tự đánh giá sản phẩm trưng bày
24


×