Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh BUH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.41 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TÊN CHỦ ĐỀ:VẬN DỤNG GIÁ TRỊ VĂN HĨA CỦA HỒ CHÍ
MINH, ANH CHỊ HÃY ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY
DỰNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO GIỚI TRẺ THỜI
ĐẠI CÁCH MẠNG 4.0

Họ và tên sinh viên

:

Mã số sinh viên
Lớp, hệ đào tạo

: MLM303_2021_D17

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài .................................................01
1.1. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa ........................... 01
1.2. Văn hóa ứng xử của Hổ Chí Minh ............................................................ 02
2. Thực trạng văn hóa ứng xử của giới trẻ thời đại cách mạng 4.0 ............... 04


2.1. Những ưu điểm .......................................................................................... 05
2.2. Những hạn chế .......................................................................................... 06
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong văn hóa ứng xử giới trẻ .............. 07
2.3. Nhận xét đánh giá của bản thân về thực trạng văn hóa ứng xử giới trẻ .....08
3. Giải pháp ......................................................................................................... 09
4. Kết luận ........................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

1. Những vấn lý luận liên quan đến đề tài
1.1. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1.1. Định nghĩa văn hóa
Nhắc đến văn hóa thì hiện nay trên thế giới có tới hơn 400 định nghĩa với
cách tiếp cận khác nhau, nhưng riêng định nghĩa văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí
Minh thì được hiểu theo 3 nghĩa: 1- Theo nghĩa rộng là tổng hợp những giá trị
vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra; 2- Theo nghĩa hẹp là giá trị tinh
thần, thuộc kiến trúc thượng tầng; 3- Theo nghĩa rất hẹp thì văn hóa chỉ trình độ
học vấn con người.
1.1.2. Các vấn đề chung của văn hóa
1.1.2.1. Vai trị và vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội
Văn hóa là một trong bốn nội dung chính của đời sống bên cạnh các vấn đề
về kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là bốn yếu tố phải được xem là quan trọng
ngang nhau và có quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau.
- Đối với xã hội thì văn hóa chính là đời sống tinh thần, thuộc kiến trúc
thượng tầng.
- Đối với chính trị thì Hồ Chí Minh cho rằng chính trị có được giải phóng
thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa

phát triển.
- Trong quan hệ với kinh tế thì văn hóa khơng thể đứng ngồi mà phải ở
trong kinh tế và chính trị, văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy
sự phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Chức năng của văn hóa
Văn hóa có ba chức năng tiêu biểu đó là: 1- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn;
2- Nâng cao dân trí; 3- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp
Trong ba chức năng nêu trên thì chức năng thứ nhất là quan trọng nhất. Bồi
dưỡng tư tưởng đúng đắn đó là bồi dưỡng tư tưởng “Vì nước quên thân, vì dân
phục vụ”; độc lập tự cường, tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã


2

hội. Bồi dưỡng tình cảm cao đẹp đó chính là bồi dưỡng tình u nước, của đồn
kết cộng đồng và yêu thương con người. Đây chính là giá trị truyền thống quý
báu của dân tộc Việt Nam.
1.1.2.3. Tính chất của văn hóa
- Giai đoạn cách mạng dân chủ:
Tính chất nền văn hóa trong giai đoạn này gồm có tính dân tộc, tính khoa
học và đại chúng. Đây là ba vấn đề có liên quan đến nhau thể hiện một nền văn
hóa biết kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa dân tộc, đồng thời làm
phong phú thêm kho tàng bằng các kiến thức khoa học. Nền văn hóa hướng đến
phục vụ quần chúng và mang lại đời sống lành mạnh cho dân tộc.
- Giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Nền văn hóa lúc này khơng chỉ kế thừa tính dân tộc trước giờ mà phải biết
lấy nó làm trọng tâm để phát huy cho phù hợp với bối cảnh lịch sử mới của đất
nước, điều này giúp quảng bá những giá trị cao đẹp của văn hóa Việt Nam cho
bạn bè thế giới.
Tóm lại thì dù ở thời kỳ nào, tính chất của nền văn hóa tư tưởng Hồ Chí

Minh ln xoay quanh việc kế thừa, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống
bên cạnh việc tiếp thu các tinh hóa văn hóa của nhân loại.
1.2. Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh
1.2.1 Khái niệm ứng xử, văn hóa ứng xử
Ứng xử là phản ứng của con người trước sự tác động của người khác hay
mơi trường tự nhiên trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử là biểu hiện
bản chất nhân cách của mỗi cá nhân thông qua ngôn từ, phong thái, cử chỉ, thái
độ, hành vi đứng trước tác động của các yếu tố ngoại cảnh.
Văn hóa ứng xử là một bộ phần cấu thành nên tổng thể văn hóa. Đó là hệ
thống giá trị, chuẩn mực quy định phương thức ứng xử của mỗi cá nhân trong
cộng đồng. Ở góc độ cá nhân thì văn hóa ứng xử là cử chỉ, thái độ khi phản ứng
với con người hay các chủ thể khác, trong các tình huống giao tiếp cụ thể có thể
phản ánh được trình độ văn hóa và hiểu biết của mỗi cá nhân. Xét trên phạm vi


3

rộng, cách để một nhóm ln giữ được văn hóa của mình là sự cam kết của
những thành viên bên trong đó. Văn hóa ứng xử của cộng đồng chính là tổng
hịa khn mẫu ứng xử được lặp đi lặp lại, được đa số người trong cộng đồng
thừa nhận và thực hiện một cách thống nhất.
1.2.2 Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh
Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh được người tổng hợp bằng quá trình tự
giáo dục bằng sách vở, thực hành bằng công việc thực tế hàng ngày và nhờ noi
gương các bậc vĩ nhân trên thế giới. Văn hóa ứng xử của Bác được thể hiện qua
nhiều mối quan hệ khác nhau như đối với bản thân, con người, thiên nhiên,...
Bài viết này sẽ tập trung phân tích văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh thông qua
việc ứng xử với con người.
Một trong những điều làm nên nhân cách vĩ đại của Hồ Chí Minh đó chính
là ở văn hóa ứng xử của Người đối với quần chúng. Bác phải giao tiếp với nhiều

đối tượng khác nhau, nhưng ở mỗi trường hợp thì Bác cũng đều có cách ứng xử
rất thấu đáo và thu phục lòng người.
- Thứ nhất, Bác ứng xử khiêm nhường, lịch sự. Trong ứng xử với mọi
người, Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện sự giản dị và khiêm nhường. Bác
luôn quan tâm đến quần chúng nhân dân, không đặt bản thân lên trên người khác
mà trái lại luôn làm cho mọi người cảm thấy quan trọng và thoải mái.
- Thứ hai, Bác có biệt tài ứng xử linh hoạt, chủ động và đầy biến hóa.
Trong ứng xử với đồng bào, chiến sĩ, đặc biệt là với bạn bè quốc tế Người ln
ln có cách ứng xử linh hoạt, biến hóa nhưng cũng đầy hiệu quả, gây được bất
ngờ thú vị cho mọi người. Hồ Chí Minh khơng câu nệ hình thức hay bó hẹp
mình vào khn mẫu cứng nhắc mà ứng xử như một nhà ngoại giao lão luyện,
một chính trị gia đầy quyết đốn và tinh tế.
- Thứ ba, Bác ứng xử chân tình, nồng hậu, tự nhiên. Điều này phản ánh một
cách chân thực nhân cách, tấm lịng chân thành của Người chứ khơng chỉ là
nghệ thuật xã giao đơn thuần. Bằng lời chào thân tình, cử chỉ thân thiện với nụ
cười luôn nở trên môi, Hồ Chí Minh đã xóa nhịa đi bức tường ngăn cách là địa


4

vị, chức vụ và vai vế của lãnh tụ và nhân dân, nhắc nhở về sự bình đẳng, dân
chủ giữa mọi người trên cơ sở tôn trọng giá trị cá nhân của nhau. Cả một đời đấu
tranh cho tự do, hạnh phúc của nhân dân nhưng đối với bản thân thì ““Cái mà tơi
cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”. Một
triết lý sống thanh khiết, gắn bó, giản dị được Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong
q trình hành quân trong rừng sâu để chỉ đạo kháng chiến. Trong khoảng thời
gian này, Người sống hịa mình cùng nhân dân, chiến sĩ; cùng ăn, cùng ở, cùng
hoạt động cách mạng với bộ đội. Chính vì lẽ trên mà ở Người toát lên sức cuốn
hút từ sự chân thành, nồng hậu nhưng cũng rất tự nhiên của một bậc lãnh tụ vĩ
đại.

- Thứ tư, Bác ứng xử có lý, có tình. Văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh là sự
kết hợp hài hịa giữa cái tình và cái lý. Tuy nồng hậu nhưng vẫn sáng suốt và
cương quyết; điều này khác hẳn với các phong cách lãnh đạo cứng nhắc hoặc
dung túng, bao che cho cái xấu. Với Người thì đã làm việc thì phải đúng giờ,
chớ có đến trễ về sớm, làm cho chóng cho nhanh.
- Cuối cùng thì ta thấy Bác ứng xử rất khoan dung và độ lượng. "Dân tộc ta
là một dân tộc giàu lòng bác ái". Đó là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và
chính Người là biểu tượng, tấm gương tiêu biểu của khoan dung, nhân ái Việt
Nam. Ở người, sự khoan dung và nhân ái biểu hiện qua lòng yêu thương sâu sắc
đối với nhân dân; Người ln có niềm tin vào cái thiện, cái tốt đẹp bên trong
mỗi con người dù cho họ có từng lạc lối trong nhất thời. Chính phong cách ứng
xử này đã giúp Hồ Chí Minh cảm hóa khối óc và trái tim của nhiều quần chúng
nhân dân Việt Nam.
2. Thực trạng văn hóa ứng xử của giới trẻ thời đại cách mạng 4.0
Ngày nay, văn hóa ứng xử ở người trẻ vẫn ln là đề tài nổi bật trong xã
hội, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; khi sự bùng nổ của công
nghệ tạo điều kiện cho các bạn tiếp cận nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế
giới. Văn hóa ứng xử khơng nằm đâu xa mà nó gần gũi với người trẻ trong các


5

hoạt động giao tiếp và ứng xử hàng ngày.
2.1 Những ưu điểm
Để xem xét văn hóa ứng xử của giới trẻ thì ta phải nhìn nó trên quan hệ với
mọi người xung quanh như gia đình, thầy cơ, bạn bè hay là tự ứng xử với bản
thân họ.
Văn hóa ứng xử theo cá nhân là biểu hiện nhân cách mà mỗi con người tự
xác định theo hệ chuẩn của xã hội. Sinh ra ở thời đại mà bản sắc cá nhân trở
thành kim chỉ nam bước vào đời, người trẻ luôn biết cách vận hành cuộc đời

theo cách riêng của bản thân. Do đó văn hóa ứng xử với bản thân của người trẻ
hiện nay có xu hướng thể hiện rõ cái “tơi” cá nhân. Giới trẻ ngày nay thích cái
mới, thích sự tìm tịi sáng tạo, và rất dễ thích nghi với cái mới, thích khẳng định
cá tính và đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc đời. Các bạn trẻ ngày nay
đều có lý tưởng cho riêng mình, nó khơng nhất thiết phải là những mục đích xa
xôi, mà hướng đến những mục tiêu phù hợp với bối cảnh và với lợi ích cá nhân.
Trong mối quan hệ với gia đình, thầy cơ giáo, người lớn tuổi, bạn bè thì
văn hóa ứng xử của giới trẻ phần nào đã kế thừa và phát huy được truyền thống
đầy tự hào của dân tộc, có sự hài hịa với mọi người trong xã hội.
- Quan hệ ứng xử trong gia đình: Giới trẻ ngày nay phần nào hiểu hơn giá
trị gia đình, các bạn biết trân trọng, yêu thương các thành viên trong gia đình
hơn với những hành động nhỏ nhưng thiết thực: mua quà chúc sinh nhật, các
ngày lễ lớn cho ông bà, bố mẹ, anh, chị, em. Rất nhiều bạn thấu hiểu được sự vất
vả nên quyết tâm phấn đấu học tập, làm việc để không phụ công lao của bố mẹ.
- Quan hệ ứng xử với bạn bè: Không chỉ dừng lại ở việc chào hỏi hay rủ
nhau đi chơi, quan hệ ứng xử với bạn bè ngày nay của giới trẻ còn thể hiện qua
việc cùng nhau học bài, làm việc tại các quán cà phê hay thư viện. Nó khơng chỉ
dừng lại ở mức xã giao mà hồn tồn dựa trên sự tơn trọng và hướng đến những
mục đích thiết thực hơn.
- Quan hệ ứng xử với thầy cơ giáo: Văn hóa Việt Năm từ lâu luôn đề cao sự
hiếu học, tôn sư trọng đạo. Điều này được thể hiện rõ qua các câu ca dao, tục


6

ngữ như: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày
làm nên”... Hiện nay, văn hóa ứng xử với thầy cơ đang thay đổi theo hướng mới,
đó là thân thiện, cởi mở và khơng cịn mang đến khoảng cách quá lớn trong tâm
lý giao tiếp, tất nhiên vẫn dựa trên sự tôn trọng và biết ơn các thầy cơ. Điều này
góp phần tích cực cho người học thoải mái hơn để tiếp thu kiến thức.

- Ngồi ra, văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay trong cơng việc cũng có
nhiều chuyển biến tích cực và đạt được hiệu quả cao. Hiện nay, sinh viên ra
trường hiểu rất rõ mục đích của việc thực tập, rèn luyện trong môi trường làm
việc, họ xem đây là trải nghiệm cực kỳ quan trọng trên hành trình trưởng thành
trong sự nghiệp của họ sau này. Vì vậy ngồi việc ln học hỏi từ đồng nghiệp,
cấp trên thì giới trẻ còn biết tận dụng các lợi thế từ cách mạng 4.0 như internet,
ứng dụng để tự nghiên cứu, tìm tòi.
2.2 Những hạn chế
Trên thực tế, thời đại 4.0 là sự giao thoa giữa Đông và Tây, giữa cái mới và
cái cổ điển, tồn cầu hóa dẫn đến sự đa dạng và phức tạp về văn hóa ứng xử của
giới trẻ. Bên cạnh mặt tích cực thì vẫn cịn những hạn chế rất đáng lo ngại về
văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay.
Tồn cầu hóa đi kèm với trào lưu dân chủ hóa và làn sóng cơng nghệ thông
tin đã làm cho ý thức cá nhân ngày càng rõ ràng hơn đối với người trẻ. Điều này
làm cho người trẻ có xu hướng đặt lợi ích cá nhân lên trên tập thể, chỉ cần biết
đến lợi ích của mình và mọi người phải giúp mình đạt được nó. Xuất hiện thái
độ thờ ơ đến mọi người xung quanh, người trẻ sống thực dụng hơn và chả quan
tâm đến người khác. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác dần mất đi trong
hiện tại. Những hành động như bỏ đi khi thấy người khác gặp tai nạn trước mắt
hay làm ngơ khi bạn trong lớp bị bắt nạt bằng cách nào đó bỗng trở nên bình
thường trong mắt người trẻ hiện nay.
Trong ứng xử với bạn bè, nhiều người trẻ có thói quen văng tục, chửi bậy
và xem đó là những lời nói đùa. Tại giờ học trên lớp, tình trạng sinh viên mất
trật tự, ra vào tự do, sử dụng điện thoại, thậm chí nhiều bạn cịn có thói quen nói


7

xấu thầy cô ở những chỗ đông người. Việc ứng xử thiếu kỷ cương này gây ảnh
hưởng rất nghiêm trọng tới quan hệ với thầy cô, khiến chất lượng giáo dục tại

nhà trưởng đi xuống và tăng thêm tính bất an cho xã hội.
Hiện nay, đáng nghiêm trọng hơn hết chính là tình trạng văn hóa ứng xử
của người trẻ trên mạng xã hội. Áp đặt ý kiến cá nhân lên người khác, bắt nạt
trên mạng, ăn cắp bản quyền, quấy rối,... đang là những vấn nạn rất nhiều người
gặp phải trên các nền tảng mạng xã hội lớn của Việt Nam. Những hành động
này đến từ nhiều thành viên khác nhau trên mạng, bao gồm tài khoản cá nhân
thực, tài khoản, page lập ra để chuyên đi bắt nạt, và cả những người nổi tiếng chứng minh rằng đó là một lối văn hoá tồn tại theo dây chuyền ở Việt Nam. Mỗi
ngày có vơ số thơng tin giả được truyền tai nhau, những lời bắt nạt, chê bai
ngoại hình người khác xảy ra và đáng buồn thay hầu hết trong số đó đều xuất
phát từ người trẻ. Giới trẻ trên mạng thích theo dõi và tung hơ những người có
văn hóa ứng xử khơng phù hợp. Trường hợp gần đây có thể kể đến là việc CEO
Phương Hằng liên tục “livestream” chửi rủa các nghệ sĩ khác trên mạng, đáng lý
một hành động như vậy thì phải bị phê phán nhưng ngược lại nó được sự ủng hộ
rất lớn từ các bạn trẻ, thậm chí người trẻ cịn cho rằng đó là đúng, là đáng
ngưỡng mộ. Báo cáo chỉ số văn minh trên không gian mạng của Microsoft năm
2020 cũng cho thấy Việt Nam là một trong những đất nước ứng xử thiếu văn
hóa trên thế giới. Điều này không những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến niềm
tự hào văn hóa truyền thống mà cịn đến bộ mặt truyền thông của nước nhà.
2.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong văn hóa ứng xử giới trẻ
- Một bộ phận các bạn trẻ chưa có ý thức tự rèn luyện, trau dồi văn hóa ứng
xử cho bản thân thay vào đó có tư tưởng “Trẻ khơng chơi già hối hận” dẫn đến
việc sống ích kỷ, ăn chơi, đua địi theo các trào lưu tiêu cực, chưa thấm nhuần
được tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sự du nhập của các loại hình văn hóa, lối sống bên ngoài cộng với những
chuyển biến lớn của thời đại cách mạng công nghệ đã dẫn đến những hệ lụy.
Người trẻ vơ tình tiếp nhận các giá trị văn hóa không phù hợp khác cộng với


8


việc các giá trị đó bị người xấu làm cho biến chất, trái ngược với truyền thống
văn hóa quý báu của dân tộc.
- Mặc khác việc giáo dục, tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh có lẽ vẫn
chưa hiệu quả.
2.4 Nhận xét đánh giá của bản thân thực trạng văn hóa ứng xử giới trẻ
Bản thân là một người trẻ nên em cũng phần nào thấu hiểu được khao khát
thể hiện bản sắc cá nhân và làm chủ cuộc đời của người trẻ hiện nay. Mạnh mẽ
là thế, ngông cuồng là vậy, nhưng một phần em nghĩ người trẻ cũng phải gồng
gánh những định kiến vơ hình từ nhiều phía, những câu nói như “làm gì thì làm
đừng làm ba mẹ mất mặt” hay xa hơn là “Lương tháng bao nhiêu?” có lẽ vơ tình
ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử của họ. Nhưng khoang bàn tới chuyện
tại sao người trẻ có văn hóa ứng xử chưa tốt thì xét về thực trạng, em nghĩ đây là
một vấn đề đáng báo động.
Là người trẻ và cũng hay sử dụng những ứng dụng mạng xã hội để phục vụ
công việc và giải trí, em nhận thấy đây chính là nơi thể hiện rõ nét nhất thực
trạng văn hóa ứng xử của giới trẻ trong thời đại này. Chỉ cần nhấn vào phần bình
luận của những bài viết tại các cộng đồng lớn thì khơng khó để bắt gặp các bình
luận văng tục, xúc phạm người khác. Các hội nhóm lớn thi nhau cổ xúy cho cái
trào lưu gọi là “hít drama” mà thực chất là đi nghe ngóng các câu chuyện cãi
nhau, đánh nhau trên mạng. Hàng loạt các bài đăng được tự ý lấy từ nguồn khác
nhưng không hề trích dẫn và tơn trọng quyền tác giả.Cách đây vài hơm, em có
đọc một bài đăng trên facebook của một tác giả viết về quan điểm của họ về đề
thi ngữ văn trong kỳ thi THPTQG, vì đây là một tác giả có tên tuổi cộng với sự
tị mị của mình thì em nhấn vào phần bình luận với hy vọng sẽ tìm được những
ý kiến phản biện hay và hiểu thêm về vấn đề; Nhưng thú thực 80% những gì em
thấy chỉ tồn là bình luận chửi tác giả, phần cịn lại là hùa theo chỉ có một số ít
là có phản biện lịch sự. Ngay lúc đó, em thật sự khá buồn về vấn đề này và đó
cũng chính là lý do khiến em quyết định chọn đề tài này để viết luận cuối kỳ.



9

3. Giải pháp giúp xây dựng văn hóa ứng xử cho giới trẻ trong thời đại
cách mạng 4.0
Để đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì ta cần có
các biện pháp hiệu quả để truyền bá tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh đối với
người trẻ, những người gánh vác trên vai vận mệnh của cả đất nước sau này.
- Các hoạt động giáo dục về tư tưởng văn hóa trên ghế nhà trường cho học
sinh, sinh viên không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà còn phải trang
bị cho họ hành trang về nhận thức, thái độ, hành vi.
- Thông qua các phong trào như hoạt động ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về
văn hóa ứng xử của Hồ Chí Minh,... với giải thưởng có giá trị cũng như giấy
khen sẽ giúp người trẻ được thực hành và nhận thấy được trách nhiệm, bổn phận
của mình trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc.
- Các hoạt động văn hóa trên trường cũng như tại chỗ làm phải xây dựng
được cho người trẻ lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bối cảnh đất nước và
bối cảnh thời đại.
- Đặc biệt, bản thân mỗi người trẻ phải biết tự tu dưỡng, rèn luyện thái độ
ứng xử phù hợp, ham học hỏi để biết chắt lọc các giá trị văn hóa tiên tiến của
bạn bè quốc tế nhưng vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa q giá của
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như dân tộc Việt Nam ta.
4. Kết luận
Giá trị văn hóa ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ta thấy được vai
trị to lớn của văn hóa đối với q trình hội nhập và phát triển của đất nước ta,
đồng thời gợi ý phương hướng để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, trong đó
có văn hóa ứng xử. Việc những nội dung trong văn hóa ứng xử của Hồ Chí
Minh được học tập và nghiên cứu và trang bị cho các bạn trẻ càng trở nên cần
thiết.
Trước những thay đổi và yêu cầu liên tục của tình hình thực tiễn; việc trang



10

bị kiến thức và kỹ năng văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh cho người trẻ càng trở nên
khó khăn, phức tạp hơn bao giờ hết. Đây là quá trình phải được thực hiện
thường xuyên, kéo dài, vừa làm vừa học và khắc phục những thiếu sót chứ
khơng thể hồn thành trong một sớm một chiều được. Vì lẽ đó, tư tưởng Hồ Chí
Minh sẽ ln là ngọn hải đăng soi đường cho sự nghiệp hội nhập và phát triển
của đất nước cũng như con người Việt Nam ta.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà, T.T.T. (2018). Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay
(Luận án Tiến sĩ triết học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội).
2. Mai, B.T.T. (2020). Vận dụng phong cách ứng xử của Bác vào việc xây dựng văn
hóa chi bộ. Truy cập ngày 9/7/2021, từ />
hoa-ung-xu-cua-bac-vao-viec-xay-dung-van-hoa-trong-chi-bo-

duk5858.aspx?fbclid=IwAR3fKfu9bEdFqm4XZqi4J7WH40OlG7khINFnDtxxG6rjYLM12dS84kroEI
3. Thanh, C.S. (2011). Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh – một giá trị độc đáo của thời
đại. Truy cập ngày 9/7/2021, từ 16/Van-hoa-ung-xu-Ho-Chi-Min-f8fe133e07939628.aspx
4. Yến, L.T. (2012).Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục văn hóa ứng xử
cho sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền (Luận án Thạc sĩ chính trị, Trường
đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội).



×