Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH TRỰC TUYẾN MÔN CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỀ TÀI CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH
KHOA CÔNG NGHỆ THƠNG TIN KINH DOANH

TIỂU LUẬN THUYẾT TRÌNH TRỰC TUYẾN
MƠN CƠ SỞ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI:

CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG
TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Hiếu
Tên sinh viên: Lê Đức Long
Khóa: 46
MSSV: 31201023884
Lớp HP: 21C1INF50900808
Email:


MỤC LỤC

1.LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới đang đổi mới cùng với làn sóng Cách mạng 4.0 thì các cơng
nghệ như trí tuệ nhân tạo , dữ liệu lớn, điện tốn đám mây đang dần có mặt khắp mọi
nơi và ảnh hưởng rất mạnh mẽ và làm thay đổi đến phương thức quản lý của tất các cá
lĩnh vực kinh tế, xã hội của các nước trên thế giới, tạo cơ hội để thúc đẩy nhanh quá
trình đổi mới hệ thống quản lý. Cùng với đó thì việc chia sẻ, lưu trữ thơng tin dữ liệu
một cách minh bạch,ít phụ thuộc vào các bên trung gian tiết kiệm không gian lưu trữ
đồng thời có tính bảo mật cao và cơng nghệ blockchain đã giúp chúng ta có thể giải
quyết được điều đó.


Blockchain đã mở ra một cuộc đua của các ngành nghề hiện nay và ngành được quan
tâm nhất hiện nay là ngành tài chính. DeFi là một hình thức tài chính dựa trên cơng
nghệ blockchain giúp các giao dịch trở nên minh bạch rõ ràng không bị can thiệp hay
đảo chiều bằng các smart contract nó tương tự như một hợp đồng pháp lý, nó giúp hai
bên thực hiện hợp đồng một cách chính xác, an tồn, nhanh chóng mà khơng cần biết
nhau từ trước, trực tiếp gặp nhau hay là cần đến trung gian thứ ba và các giao dịch
trên đây có thể là vay, cho vay, hay là mua bán chỉ cần có kết nối internet. Tài chính
phi tập trung hướng đến mục tiêu tạo ra một hệ thống tài chính mới, dân chủ hóa hệ
thống hiện có và khiến hệ thống trở nên cơng bằng hơn.
Nhận thấy được tầm quan trọng của blockchain trong nền tài chính phi tập trung nên
bài tiểu luận này của em nhằm nêu rõ được các lợi ích cũng như vấn đề cịn thiếu xót
trong cơng nghệ này, bài tiểu luận này được hồn thành nhờ q trình tham khảo trên
nhiều website, bài giảng, tuy nhiên cách nhìn nhận của em cịn mang tính chủ quan


mong thầy góp ý để em có thể hồn thiện hơn cũng như rút kinh nghiệm cho các bài
tiếp theo. Em xin cám ơn.

2. NỘI DUNG
Sau cuộc khủng hoảng tài chính nước Mỹ năm 2008 thì dường như hệ thống tài chính
của họ đã sụp đổ hồn tồn, điều này đã khiến cho người dân đánh mất niềm tin vào
đồng tiền của bên thứ ba hay là Chính phủ. Và đó là tiền đề cho các đồng tiền phi tập
trung ngang hàng trên mạng máy tính được ra đời dựa trên ứng dụng cơng nghệ
Blockchain, có thể kể đến đó là đồng Bitcoin được Satoshi Nakamoto tạo ra. Thể hiện
những ước mơ và mong muốn sau cuộc khủng hoảng kinh tế, và hy vọng rằng mọi
người có thể nhìn thấy được sự minh bạch.
Cho đến nay blockchain luôn là vấn đề được nhiều sự quan tâm và ứng dụng vào
nhiều lĩnh vực, và đặc biệt là tài chính mở hay là tài chính phi tập trung.
Mục tiêu của DeFi là tạo ra một hệ sinh thái tài chính hồn tồn đối lập: một hệ sinh
thái tài chính mã nguồn mở, minh bạch mà khơng có bất kỳ cơ quan trung ương nào.

DeFi xoay quanh các ứng dụng được gọi là DApps (Decentralized application - Ứng
dụng phi tập trung) thực hiện các chức năng tài chính trên sổ cái kỹ thuật số được gọi
là blockchain, một công nghệ lần đầu tiên được sử dụng bởi Bitcoin nhưng sau đó đã
được phát triển rộng rãi người dùng có thể kiểm sốt tài sản của họ

2.1. Tổng quan về blockchain
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của blockchain?
Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông
tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian
Trong mỗi khối gồm 3 thành phần chính: Dữ liệu, Hash của nó, Hash của khối
đứng trước
Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo. Các khối sau sẽ
liên kết với khối trước và chứa mã Hash của khối trước tạo nên mỗi chuỗi
blockchain. Khối đầu tiên không chưa mã Hash của khối trước và được gọi là
khối gốc
Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ
liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ khơng có cách nào thay đổi được nó.


Hình minh họa:

Blockchain lưu giữ các giao dịch trên hàng nghìn máy tính khác nhau chạy một
ứng dụng phần mềm chung. Mỗi máy tính được kết nối với cùng một mạng
ngang hàng chạy theo cùng một tập hợp các quy tắc hoạt động của toàn bộ
mạng, được gọi là “giao thức”
Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh
bạch, tồn vẹn và riêng tư.
Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng
là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật

chơi đồng thuận (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.Lý
thuyết trị chơi.
Trên góc độ business có thể gọi là một sổ cái kế toán, hay một cơ sở dữ liệu chứa
đựng tài sản, hay một cấu trúc dữ liệu, mà dùng để ghi chép lại lịch sử tài sản giữa các
thành viên trong hệ thống mạng ngang hàng.
Trên góc độ kỹ thuật đó là một phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử các giao dịch
tài sản.
Trên góc độ xã hội đó là một hiện tượng, mà dùng để thiết lập niềm tin bằng quy tắc
đồng thuận giữa các thành viên trong một hệ thống phân cấp.
2.1.2. Những tính năng của blockchain.
● Tính bất biến

Dữ liệu trong blockchain khơng thể sửa đổi được và chỉ có thể sửa bởi người
tạo ra, nhưng phải được sự chấp thuận của các nút trên mạng lưới và các dữ
liệu đó sẽ được lưu trữ mãi mãi.
● Tính bảo mật


Nếu sổ cái truyền thống bảo mật một lớp thì nếu bị đánh cắp thì sẽ bị mất tồn
bộ thơng tin, dữ liệu cịn trong blockchain thì dữ liệu được mã hóa, phân tán và
an tồn tuyệt đối phịng ngừa rủi ro như hack, sửa đổi,…và chỉ có người nắm
giữ “private key” mới có quyền truy xuất dữ liệu.
● Tính minh bạch dữ liệu

Tất cả thành viên trong khối có thể theo dõi được đường đi của dữ liệu trong
blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê tồn bộ lịch sử
trên địa chỉ đó.
● Smart contract

Cho phép chúng tự thực thi mà không cần đến bên thứ ba. Blockchain không

cần bên thứ ba tham gia vào hệ thống, và nó đảm bảo rằng các bên tham gia
đều biết được chi tiết hợp đồng và các điều khoản sẽ được tự động hóa thực
hiện khi các điều kiện được bảo đảm và tương đương như hợp đồng pháp lý.
● Một cơ sở dữ liệu phân tán

Cơ sở dữ liệu blockchain không được lưu trữ vị trí cụ thể, mà được lưu trữ một
cách cơng khai, dễ kiểm chứng. Khơng có một phiên bản tập trung nào của cơ
sở dữ liệu này tồn tại, nên hacker cũng khó mà tấn cơng được. Blockchain
được lưu trữ bởi hàng triệu máy tính cùng lúc, và bát kỳ ai trên Internet cũng
có thể truy cập vào .

2.2. Xu thế Tài chính phi tập trung.
2.2.1. Tài chính phi tập trung là gì?
Tài chính phi tập trung (DeFi - Decentralized Finance) là một hình thức tài
chính dựa trên blockchain, khơng phụ thuộc vào các bên trung gian tài chính
trung ương như người môi giới, sàn giao dịch hoặc ngân hàng để cung cấp các
cơng cụ tài chính truyền thống, mà thay vào đó sử dụng các hợp đồng thơng
minh trên blockchain, loại phổ biến nhất là Ethereum, Binance Smart Chain.
Khác với mơ hình tài chính truyền thống (CeFi- Centralized Finance) nếu ở
trong CeFi bạn phải giao quyền kiểm sốt tài chính cho một bên trung gian cụ
thể là ngân hàng hay tổ chức tài chính để quản lý và bạn tin rằng họ sẽ quản lý
tốt tài sản của bạn thì trong DeFi các ngân hàng, tổ chức tài chính được thay
thế bằng các blockchain phi tập trung, các tài sản sẽ thay thế bằng các token
trong hệ sinh thái của blockchain. CeFi hướng đến hệ thống tài chính mới dân
chủ hóa hệ thống hiện có và khiến nó trở nên công bằng hơn thông qua các
giao thức mở và dữ liệu minh bạch.
Hình minh họa:


DeFi được ví như một cuộc cách mạng, mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế cũng như

toàn bộ lĩnh vực này trên tồn cầu. Nhìn ra những đặc tính đó nên hiện nay đang được
sự đầu tư của các tổ chức công ty lớn như Yield Farming, DG Lab Fund, Framework
Ventures, Polychain,…
2.2.2. DeFi hoạt động ra sao, bao gồm những gì?
DeFi xoay quanh các ứng dụng được gọi là DApps (ứng dụng phi tập trung),
đây là một loại ứng dụng phần mềm được phát triển để chạy trên một mạng
phân tán. Vốn dĩ được xây dựng trên blockchain nên thừa hưởng các tính chất
của nó như là tính phi tập trung, tính minh bạch, tính phân tán, tính bảo mật,các
hợp đồng thông minh,..Và không ai đứng ra quản lý, khơng ai kiểm sốt, khơng
ai có thể ngăn chặn, hay là khóa tài khoản, tài sản của người tham gia, tất cả
các giao dịch, các hợp đồng , các hoạt động tài chính được các hệ sinh thái các
máy tính xử lý theo một quy chuẩn nào đó mà khơng một cá nhân, tổ chức hay
là chính phủ có thể can thiệp được.
Một ví dụ về giao thức DeFi là Uniswap, là một sàn giao dịch phi tập trung
(DEX) chạy trên blockchain Ethereum và cho phép giao dịch hàng trăm mã
token kỹ thuật số khác nhau được phát hành trên chuỗi khối Ethereum. Thay vì
dựa vào các nhà tạo lập thị trường tập trung để thực hiện các đơn đặt hàng,
thuật tốn của Uniswap khuyến khích người dùng hình thành các nhóm thanh
khoản cho các mã thơng báo bằng cách phát hành phí giao dịch cho những
người cung cấp thanh khoản. Một nhóm phát triển viết phần mềm để triển khai
trên Uniswap, nhưng nền tảng này cuối cùng do người dùng quản lý. Vì khơng
có bên tập trung nào điều hành Uniswap, nên khơng có ai kiểm tra danh tính
của những người sử dụng nền tảng. Chưa rõ cơ quan quản lý nào sẽ đảm nhận
tính hợp pháp của một nền tảng như Uniswap.
Để tạo nên một hệ thống DeFi bao gồm các yếu tố như:


Các đồng “stablecoin” phi tập trung



Là loại tiền ảo được thiết kế để giảm thiểu tối đa sự biến động của
giá bằng cách cố định chúng vào tài sản cố định như tiền thật, hàng
hóa
( vàng, bạc,..).
o
Điển hình như là USDT, BUSD, USDC, PAX,…
Các nền tảng vay và cho vay (Lending and Borrowing platform)
o
Trong nền tảng này thì tồn tại hai chủ thể với hai mục đích là vay
hoặc cho vay. Người cho vay sử dụng các tài sản của mình để cho
người vay với một tỷ lệ lãi suất nhất định. Và sau một khoảng thời
gian như thỏa thuận thì họ sẽ nhận được phần gốc và phần lãi.
o
Một số dự án đáng chú ý như: MakerDAO, Osis, AAVE,...
Các sàn gia dịch phi tập trung (DEX - Decentralized Exchange)
o
Là các sàn giao dịch các token được xây dựng và hoạt động phi tập
trung trên nền tảng blockchain, cho phép việc giao dịch mua bán
được diễn ra ngang hàng ngay trên mạng lưới blockchain mà không
cần thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào, đảm bảo tính minh
bạch và bảo mật.
o
Một số dự án nổi bật như: Pancakeswap, Shushiswap, Uniswap,
Curve,..
Cung cấp thanh khoản (Liquidity Mining)
o
Khi người dùng cung cấp vốn cho một token tức là tạo thanh khoản
cho token đó cho sàn giao dịch thì họ sẽ nhận được phần thưởng là
một token mới.
o

Trong CeFi, mọi giao dịch cần phải có người bán, nhưng trên thị
trường DeFi thì khơng cần thiết với các giao thức thiết lập thị trường
một cách tự động.
Các dự án phái sinh phi tập trung (Decentralized Derivatives)
o
Nếu ở thị trường phái sinh truyền thống thì giao dịch dựa trên giá trị
tương lai của loại tài sản cơ sở nào đó mà khơng cần phải sở hữu
chúng cịn ở phái sinh phi tập trung thì dựa trên các token và khơng
cần sở hữu chúng.
o
Các sản phẩm điển hình: dYdX, Perpetual Protocol.
o









Và còn thêm nhiều mảnh ghép nữa trong các hệ sinh thái giúp nó trở nên hồn thiện
hơn. Điển hình sau đây là các yễu tố trong hệ sinh thái Ethereum.

Hình minh họa:


2.2.3. DeFi và giải quyết vấn đề gì?
Tuy là lĩnh vực mới chưa thu hút được nhiều tổ chức tham gia nhưng DeFi đã
giải quyết được các vấn đề như là vay vốn, tính thanh khoản, tính minh bạch,

dễ tiếp cận khơng cần các thủ tục cầu kì. Hạn chế lớn nhất của nền tài chính
truyền thống đó là tính tập quyền hay là tập trung quyền lực và DeFi chính là
giải pháp cho việc này.
Giả sử bạn muốn gửi tiền ra nước ngồi một cách nhanh chóng và chi phí thấp,
hoặc thực hiện một số lượng lớn các khoản thanh tốn quốc tế, các dịch vụ trên
DeFi có thể giải quyết vấn đề này cho bạn.
Nếu bạn cảm thấy số tiền của mình sinh lãi quá thấp khi gửi ngân hàng đầu tư
vào trái phiếu, cổ phiếu thì bạn có thể đầu tư vào các dự án DeFi sẽ giúp giải
quyết vấn đề đó của bạn.
Hay là bạn muốn bán các tài sản của mình, bất động sản,…để quy đổi thành
dạng tài sản kỹ thuật số nhằm nâng cao lợi nhuận, tăng tính thanh khoản và hạn
chế các thủ tục rườm rà thì bạn có thể tìm đến DeFi.
Và một cá nhân có thể thực hiện các giao dịch tài chính một cách tồn cầu thực
sự, nơi mà các bên trung gian được thay thế bằng công nghệ, ứng dụng.
Một số hệ sinh thái DeFi tên tuổi có thể kể đến như: Ethereum, Binance Smart
Chain, Solana, PolkaDot, Near,…


Tuy nhiên đó là chưa đủ, nó ln đi kèm với một số rủi ro nhất định mà chúng
ta cũng thơng thể tránh khỏi, vậy thì các hạn chế đó là gì thì chúng ta qua phần
tiếp theo.
2.2.4. Các hạn chế của DeFi
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ những năm gần đây thì hàng loạt các dự án
mọc lên, phát triển song song nên tạo ra các vấn đề như là sự đồng bộ, vì mỗi
hệ sinh thái có một token riêng do đó cầu nối từ hệ sinh thái này sang hệ sinh
thái kia rất quan trọng.
Hiện tại, tính thanh khoản của tài chính phi tập trung vẫn cịn tương đối thấp.
Đồng thời, tính thanh khoản là một vấn đề quan trọng để định giá trong ngành
tài chính. Do đó, hầu hết các giao thức khơng thể cạnh tranh với các đối thủ
trong mơ hình tài chính tập trung.

Các dự án bị thổi phồng không đúng với giá trị, hay là các dự án ma, thậm chí
do lỗi lập trình hệ thống nên bị hacker tấn cơng gây mất niềm tin cho người
dùng.
Do phải tự quản lý và kiểm sốt tài sản của mình nên các rủi ro người dùng
phải chịu trách nhiệm, đây là điểm rất bất lợi cho người dùng mới và các dịch
vụ liên quan đến DeFi. Do đó, để sử dụng và vận hành các dịch vụ tài chính phi
tập trung địi hỏi người dùng phải có kiến thức cơ bản về DeFi.
Một phong trào mới đang phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn lúc này, tuy
nhiên cần có thời gian để chứng minh và khẳng định rằng sự phát triển của nó
thực sự hữu ích và có thể hỗ trợ cho thị trường hiện tại và tương lai. DeFi cũng
không ngoại lệ, phong trào DeFi bắt đầu cách đây 1 đến 2 năm, nhưng vì nó
khơng được xem trọng vào thời điểm đó và giờ nó đã tỏa sáng như một bằng
chứng vào năm 2020. Và hiện đang cố gắng tìm chỗ đứng trong nền tài chính
này.

2.3. Cơ hội và thách thức
Là lĩnh vực mới phát triển, DeFi vẫn còn sơ khai nhiều thiếu sót, chưa khai thác hết
được các ngành lĩnh vực kinh tế tài chính. So sánh với CeFi, hệ sinh thái DeFi vẫn
chưa quá đa dạng và còn cần xây dựng thêm các mảnh ghép mới như là: Ứng dụng
tiêu dùng, kiểm toán, lưu ký,…
Cơ hội DeFi trong tương lai
Theo các thơng tin có được trên Crypto Chainalysis thì DeFi đang ngày càng
phổ biến hơn với người dùng cá nhân, các tổ chức tiền năng. Trong năm vừa rồi
thì vốn hóa của DeFi đã tăng trưởng gấp 12 lần ($150B) nhỏ hơn rất nhiều vốn
hóa của thị trường chứng khoán, ngoại hối. Và đây cũng chỉ mới thời kỳ đầu


tạo nền móng vững chắc cho tương lai sau này nên tiềm năng khai thác còn rất
lớn.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là sự tham gia của các công ty lớn và họ đã giải

ngân vào các dự án DeFi. Vơ số ngân hàng và tổ chức tài chính khác nhau đã
lần lượt nối gót tham gia vào DeFi thay vì lựa chọn các giải pháp tập trung. Bởi
vì rằng khơng một ai muốn mình bị bỏ lại phía sau.
Sự xuất hiện của Covid-19 gây ra các tác động tiêu cực lên nền kinh tế thay vào
đó thì người dùng đã tiếp cận với tiền kỹ thuật số, DeFi nhiều hơn và đó là một
yếu tố thúc đẩy quá trình tăng trưởng của DeFi.
Các thách thức trước mắt
Hầu hết chính phủ trên thế giới vẫn chưa chấp thuận DeFi vì nó ảnh hưởng đến
khả năng kiểm sốt tài chính của họ, Tháng 10 năm 2021 thì Trung Quốc đã
tuyên bố cấm tiền điện tử nên gây trở ngại rất lớn cho DeFi.
Vì chưa thể thay thế hồn tồn được CeFi và cịn nhiều nhược điểm nên vẫn có
sự dè chừng với các quốc gia, chính phủ.
Đầu tư vào các dự án DeFi có thể có được lợi nhuận trong ngắn hạn nhưng
tương lai thì chưa chắc chắn được, và nó có thể kết thúc như các phong trào
khác.

3. KẾT LUẬN
Cơng nghệ blockchain cùng với các tính năng hữu ích của nó thì đã mở ra một cuộc
cách mạng cơng nghệ mới không chỉ làm thay đổi nền kinh tế, tài chính,.. mà cịn làm
thay đổi về cá nhận định về tiền kỹ thuật số, thế giới số và đã và đang đưa vào thực tế
trong đời sống, và DeFi là một điển hình của ứng dụng cơng nghệ blockchain, được
thừa hưởng các tính năng về bảo mật, mạng ngang hàng, cơ sở dữ liệu phân tán, hợp
đồng thơng minh,…thì DeFi đang làm tốt vai trị của mình là đem mơ hình tài chính
tập trung trở nên phi tập trung.
Bên cạnh việc chỉ thanh tốn thì DeFi đang mở rộng thêm các dịch vụ truyền thống
mà bạn sử dụng hằng ngày như tiết kiệm, cho vay, bảo hiểm,... với bất kì ai trên tồn
thế giới mà khơng tốn khoản phí khổng lồ của bên trung gian, hay là nơi bạn sống có
hệ thống thanh tốn tệ đến thế nào thì DeFi sẽ giải quyết được vấn đề đó.
Tính đến tháng 1 năm 2021, khoảng 20,5 tỷ đô la đã được đầu tư vào DeFi, nếu tương
lai DeFi thành cơng thì đó là cầu nối giúp hàng triệu người tiếp cận được với thị

trường vốn lớn, được tự do giao dịch, không lo về các vấn đề pháp lý.
Trong tương lai không xa, DeFi chắc chắn sẽ làm thay đổi khá nhiều mơ hình tài
chính tập trung tại nhiều quốc gia. Nhưng để DeFi thay thế hồn tồn CeFi là điều
khơng thể bởi nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan.


Các giao dịch trên blockchain là không thể thay đổi. Điều này có nghĩa là nếu thực
hiện một giao dịch khơng chính xác hoặc triển khai mã hợp đồng thơng minh lỗi, ta
không thể sửa lại một cách dễ dàng với nền tảng DeFi.Lỗi mã hóa và bị hack là
chuyện phổ biến. Vào năm 2020, nền tảng Yam Finance nhanh chóng tăng số tiền gửi
lên 750 triệu đơ la, nhưng vài ngày sau khi ra mắt, nền tảng này đã sập với nguyên
nhân là lỗi mã
DeFi đã được so sánh với cơn sốt của đợt phát hành tiền mã hóa đầu tiên vào năm
2017, một phần của bong bóng tiền mã hóa năm 2017. Tuy nhiên nếu khơng có kinh
nghiệm và kiến thức thì cũng rất dễ mất tiền trong thị trường này.
Tuy DeFi vẫn chưa được phổ biến và sử dụng rộng rãi như CeFi nhưng nếu khắc phục
được các nhược điểm thì sẽ DeFi sẽ là một thị trường màu mỡ và là xu hướng trong
tương lai.
Hết.


BẢNG THUẬT NGỮ
Viết tắt

Giải thích

1

CeFi


Tài chính tập trung

2

DeFi

Tài chính phi tập trung

3

dApp

Ứng dụng phi tập trung

4

Hash

5

Public key

6

Smart
contract

Hợp đồng thông minh

7


Token

Là một loại tài sản kỹ thuật số được phát hành và hoạt động trên một nền
tảng Blockchain của các dự án có sẵn mà khơng sở hữu Blockchain riêng

Hàm băm chứa giá trị băm đóng vai gần như một khóa để phân biệt các khối
dữ liệu
Mật mã hóa khóa cơng khai là một dạng mật mã hóa cho phép người sử
dụng trao đổi các thông tin mật mà không cần phải trao đổi các khóa chung
bí mật trước đó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Economist Staff (ngày 31 tháng 10 năm 2015). “Blockchains: The great chain of being

2.
3.

sure about things”. The Economist. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2016.
“Blockchain”. Investopedia. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2016.
CryptoViet.com
(2021),
Công
nghệ
Blockchain

4.


Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2021.
“Why 'DeFi' Utopia Would Be Finance Without Financiers: QuickTake”. Bloomberg.



gì?,

ngày 26 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
5. “'DeFi' movement promises high interest but high risk”. Financial Times. ngày 30
tháng 12 năm 2019. . Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020
6. Decentralized Finance (DeFi): An Emergent Alternative Financial Architecture.
Regulation of Financial Institutions eJournal. Social Science Research Network
(SSRN).
7. quangnhut19 (2021), Vốn hóa DeFi có thể đạt 1.000 tỷ USD trong vài năm tới,
ngày 18
tháng 9 năm 2021.
8. Falcon 11 (2021), DeFi là gì? Tổng quan về tiềm năng & cơ hội đầu tư trong DeFi,
9.

ngày 3 tháng 7 năm 2021.
“Boom or bust? Welcome to the freewheeling world of crypto lending”. Reuters. ngày

26 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
10. Kharif, Olga (ngày 16 tháng 10 năm 2020). “DeFi Boom Makes Uniswap Most
Sought-After Crypto Exchange”. Bloomberg.com. Bloomberg. Truy cập ngày 7 tháng
11 năm 2020.




×