Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÁY VÀ THIẾT BỊ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.47 KB, 23 trang )

Mục lục
1.

Băng tải ...........................................................................................................2

2.

Vít tải ..............................................................................................................3

3.

Gầu tải: ...........................................................................................................3

4.

Sàng lắc phẳng ................................................................................................5

5.

Sàng thùng quay .............................................................................................6

6.

Sàng rung ........................................................................................................7

7.

Sàng khay .......................................................................................................8

8.


Máy phân loại trục quay ...............................................................................10

9.

Máy tách tạp chất sắt ....................................................................................11

10.

Máy phân loại sử dụng quang điện ...........................................................12

11.

Máy rửa thổi khí ........................................................................................13

12.

Máy rửa kiểu sàng rung.............................................................................14

13.

Máy rửa kiểu sàng lắc ...............................................................................15

14.

Máy rửa cánh đảo ......................................................................................15

15.

Máy xay 2 dĩa đá .......................................................................................16


16.

Máy xát kiểu dĩa đá ...................................................................................17

17.

Máy xát trục vít .........................................................................................18

18.

Máy nghiền đĩa ..........................................................................................19

19.

Máy nghiền răng .......................................................................................20

20.

Máy ép trục vít ..........................................................................................21

21.

Máy ép thủy lực.........................................................................................23


ĐỀ CƯƠNG MÁY VÀ THIẾT BỊ
1. Băng tải

- Nguyên lí làm việc:
+ Trên khung làm bằng thép có gắn tang chủ động và tang bị động. Tấm băng

số (4) được quấn trên 2 tang chủ động (3) và bị động (2), tấm băng vừa là
bộ phận kéo vừa là bộ phận vận tải vật liệu. Tấm băng chuyển động nhờ
vào sự ma sát giữa tấm băng và 2 tang. Tùy theo tính chất cơng việc vfa loại
vật liệu mà sử dụng các loại tấm băng khác nhau. Mỗi loại tấm bằn có tang
quay tương ứng. Để truyền chuyển động cho băng tải dùng mô tơ điện số
(10) và hệ thống giảm tốc truyền động thông qua truyền động đai hoặc
truyền động xích. Để nạp liệu, dùng phễu số (7) và tháo liệu ở phễu số (8).
Con lăn số (5) được dùng để đỡ tấm băng trong suốt chiều dài của vận
chuyển, tạo hình dạng cho tấm băng, khi vận chuyển các vật liệu nhẹ cho
phép tấm băng trượt trên các thanh dẫn hướng bằng gỗ hoặc bằng thép
Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản, vận hành an toàn,
bền, dễ sử dụng, dễ tự động hóa, ít gây
tiếng ồn
- Có khả năng vận chuyển vật liệu đơn
chiếc hoặc vật liệu rời
- Năng suất vận chuyển cao, vốn đầu tư
thấp, tiêu hao năng lượng thấp hơn các
thiết bị vận chuyển cùng năng suất

Nhược điểm
- Chiếm nhiều diện tích
- Khơng vận chuyển được các vật liệu
có độ dốc quá lớn (độ dốc nhỏ hơn 24
độ), nếu sử dụng băng tải để vận
chuyển vật liệu lên cao thì tấm băng
của băng tải phải có gờ


2. Vít tải


- Cấu tạo: Vít tải có cấu tạo gồm một máng chữ U được đậy nắp hoặc hình trụ
trịn. Bên trong máng có đặt trục vít và các cánh vít. Trục được chế tạo dạng rỗng và
được lắp trên hai ổ đỡ. Trên trục người ta lắp các cánh vít có hình vành khăn và được
uốn cong hàn chặt vào trục. Máng của vít tải gồm nhiều đoạn dài 2-4m được ghép nối
với nhau bởi mặt bích và bu lơng. Khi máng vít q dài, người ta đặt thêm các gối đỡ
trung gian để hạn chế sự võng của trục vít, gối đỡ thường được chế tạo theo tiêu chuẩn
về kích thước của ổ trục. Tùy theo chiều quay của trục và chiều xoắn của cánh vít mà ta
có hướng vận chuyển vật liệu khác nhau
- Ngun lí làm việc: Vật liệu được đưa vào cửa nạp liệu qua cửa nạp liệu, khi làm
việc, trục vít quay, dưới tác dụng của trọng lực và lực đẩy của cánh vít, vật liệu chuyển
động tịnh tiến theo chiều song song với trục, chỉ một phần nhỏ bị cuốn theo chiều xoắn
của vít. Vật liệu được vận chuyển đến cửa tháp liệu và đi ra ngồi, phía cuối của vít tải
cần lắp thêm van an tồn cho vật liệu thốt ra ngồi khi máng q dày. Tại vị trí nạp liệu
và tháo liệu thường có van chắn để điều chỉnh chế độ nạp liệu và tháo liệu
Ưu điểm
- Tiết diện nhỏ hơn các thiết bị cùng chức
năng
- Tốc độ quay của trục vít khá lớn, do đó
nó có thể hoạt động với một động cơ điện
riêng
- Giá thành vận chuyển thấp

Nhược điểm
- Chiều dài vận chuyển và năng suất bị
hạn chế, không quá 30m, và năng suất tối
đa là 100T/1h
- Chỉ vận chuyển được vật liệu tương đối
đồng đều
- Khi vận chuyển một phần vật liệu bị dập

nát và phân theo khối lượng riêng do ma
sát của vật liệu với thành vít tải và vít tải
sẽ tạo ra hỗn hợp vật liệu không đồng đều
về khối lượng riêng

3. Gầu tải:
- Cấu tạo:
+ Bộ phận kéo: Bộ phận kéo có thể là tấm băng hoặc dây xích trên đó có gắn các
gầu được uốn vòng qua tang trên (tang chủ động) và tang dưới (tang bị động) của máy


+ Chân gầu tải: Gồm có tang bị động, cửa nạp liệu, bộ phận căng, ngồi ra cịn có
cửa quan sát quá trình nạp liệu
+ Đầu gầu tải: gồm tang chủ động và hệ thống truyền động và cửa tháo liệu
+ Thân gầu tải: gồm nhiều đoạn ống có tiết diện trịn hoặc hình chữ nhật ghép nối
với nhau bằng mặt bích và bulong, bao kín bộ phận kéo
- Nguyên lí làm việc: Vật liệu được đưa vào qua cửa nạp liệu và tập trung ở chân
gầu tải. Các gầu đu qua sẽ múc vật liệu và vận chuyển lên đầu gầu tải. tại cửa thái liệu,
dưới tác dụng của trọng lực và lực ly tâm vật liệu được đổ xuống cửa tháo liệu, sau đó
chuyển đến nơi sử dụng
Các phương thức đổ vật liệu: gọi m là khối lượng của vật liệu vận chuyển trong
gầu, Flt là lực ly tâm sinh ra do vòng quay của tang, Flt =mv2/r, trong đó r là khoảng cách
từ tâm của tang quay đến gầu
+ Nếu Flt >G: gọi là đổ (tháo) ly tâm, phương pháp này áp dụng cho các vật liệu
dạng hạt
+ Nếu Flt dạng cục lớn
+ Nếu Flt = G: gọi là đổ (tháo) hỗn hợp, phương pháp này áp dụng cho các vật liệu
dạng bột
Ưu điểm

- Cấu tạo đơn giản
- Chiếm ít diện tích
- Có khả năng vận chuyển lên cao 50-70m

Nhược điểm
- Dễ bị quá tải do đó, nguyên liệu phải
được nạp liên tục, đều đặn


4. Sàng lắc phẳng

˗

˗

Tấm thân sàng làm bằng kim loại hoặc tre nứa đúc lô hoặc hàn với nhau tạo
thành lưới, thông thường sẽ đặt nghiêng từ 8-12 độ, trong trường hợp làm việc
liên tục thì đặt 2-7 độ
Có thể có 1 hoặc nhiều tấm sàng, kích thước lỗ sàng lớp trên lớn hơn kích thước

lỗ sàng lớp dưới
Nguyên lý hoạt động:


Động cơ sẽ truyền chuyển động cho thanh truyền làm cho khung và sàng lắc qua
lắc lại theo phương nằm ngang hoặc nghiêng. Dưới tác dụng của trọng lực, lực ma sát
và lực quán tính vật liệu sẽ chuyển động dọc theo lưới sàng từ vị trí cao đến vị trí thấp,
các hạt có kích thươc nhỏ hơn kích thước lỗ sàng thì lọt qua lỗ xuống máng bên dưới và
được tháo ra ở cửa riêng, hạt có kích thước lớn hơn thì ở lại bên trên bề mặt sàng và
được tháo ra ở cửa riêng.

Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản
- Giá thành rẻ,
- Sử dụng và sửa chữa tiện lợi,
- Năng suất và hiệu quả của sàng cao

Nhược điểm
- Khối chuyển động có cấu tạo khơng cân
bằng cho nên gây ra tải trọng động lớn có
ảnh hưởng tới hệ máy

Ứng dụng: trong các xí nghiệp sản xuất ngũ cốc, chế biến thức ăn gia súc, cơ sở
sản xuất chè, … phân loại các tạp chất có trong trong nguyên liệu, hay phân loại các
thành phần có trong nguyên liệu.
5. Sàng thùng quay
- Cấu tạo: Sàng gồm thùng quay (1) đặt trên các con lăn (2). Thùng quay được
đặt nghiêng một góc 7º, nó quay được nhờ động cơ (3) qua hệ giảm tốc (4), hệ thống
bánh khía (5). Vật liệu được nạp vào đầu sàng qua phễu nạp liệu (6)

- Nguyên lí làm việc:
Khi sàng thùng quay làm việc, dưới tác dụng của lực ma sát và lực ly tâm, vật liệu
được nâng lên đến một độ cao nào đó, đến khi trọng lực của vật liệu thắng lực ma sát
vật liệu bị trượt xuống; đồng thời do sàng được đặt nghiêng (độ dốc 7º), vật liệu được
chuyển dịch dọc theo sàng. Trong quá trình trượt và chuyển dịch như vậy vật liệu bị
phân loại lọt qua các lưới sàng có kích thước lỗ tương ứng với kích thước của vật liệu


yêu cầu. Sàng thùng quay thường được dùng để phân loại vật liệu khô trong công nghiệp
VLXD như dùng để rửa hoặc phân loại sa mốt, cát, sỏi, đá dăm, v.v...
Ưu điểm

Nhược điểm
+ Ưu điểm cơ bản của loại sàng thùng Khi sàng vật liệu khô bụi nhiều, bề mặt
quay là quay chậm đều, không rung động làm việc của sàng nhỏ (12÷20% tổng diện
trong khi làm việc, nên có thể đặt sàng ở tích của sàng), đồng thời khi sàng làm
trên tầng cao của nhà, hoặc trên các thiết việc vật liệu bị đảo lộn kém, do đó hiệu
bị di chuyển.
suất thấp.
+ cấu tạo đơn giản
+ thu được nhiều loại sản phẩm với nhiều
kích thước khác nhau
6. Sàng rung
- Cấu tạo: Trên khung chấn động (1), đặt trục lệch tâm không cân bằng (2), quay
trong ổ trục (3). Trên khung chấn động có đặt các thanh ngang (4) đỡ các lưới sàng (5)
có kích thước lỗ khác nhau. Một đầu sàng được bắt chặt vào tấm căng 6 đầu kia bắt vào
tấm căng (7) nối liền với bulông (8). Cách kết cấu này cho phép điều chỉnh độ căng của
sàng dễ dàng. Toàn khung chấn động, sàng và bộ phận rung động được đặt trên hệ thống
lò xo (9). Hệ thống lò xo (9) được lắp trên giá cố định (10).


- Nguyên lí làm việc:
Vật liệu được đưa vào đầu trên của thiết bị. Khi động cơ làm việc thì toàn bộ
hệ thống sẽ rung làm cho vật liệu dao động do nhận lực của sàng, vật liệu có kích
thươc nhỏ lọt qua lỗ sàng, kích thước lớn hơn ở lại trên bề mặt sàng, do q tính nó
sẽ chuyển động đến cuối sàng và bị tách ra ngoài vào các ngăn chứa.
Ưu điểm
- Cấu tạo đươn giản, vận hành dễ
- Phân loại được nhiều kích thươc hạt

-


Nhược điểm
Năng suất thấp

7. Sàng khay

Đường di chuyển lúa gạo trên bề mặt sàng


- Cấu tạo: Sàng khay được cấu tạo gồm tấm kim loại nhẵn láng có dập các hốc
lõm xen kẽ. Kích thước và hình dạng của các hốc được thiết kế sao cho khi sàng chuyển
động, hốc sẽ tác dụng lực lên khối hạt trên mặt sàng. Sàng được đặt nghiêng theo hai
chiều sao cho có một góc cao nhất và một góc thấp nhất.
-Ngun lí: Hỗn hợp thóc gạo được đưa vào ở góc cao nhất. Nhờ vào chuyển động
của sàng, thóc bị phân lớp và nổi lên trên bề mặt lớp hạt. Do có các hốc nên khi sàng
chuyển động lớp gạo sẽ được đưa lên phía cao của sàng và lấy ra ở một góc sàng. Lớp
thóc nằm trên bề mặt lớp gạo sẽ trượt xuống dưới (trượt trên bề mặt lớp gạo), và sẽ di
chuyển xuống góc thấp nhất. Giữa góc lấy thóc và gạo là vùng hỗn hợp, trong đó gạo
cịn lẫn thóc và sẽ được đưa trở lại phía trước sàng. Tần số chuyển động của sàng thường
là 300 lần/phút. Năng suất của một tầng sàng có thể tới 1-1,5 tấn/h.
Ưu điểm
- Do năng suất một lớp sàng nhỏ nên
năng suất chung của cả máy sàng có thể
từ rất nhỏ đến lớn.
- Cấu tạo nhỏ, gọn, dễ lắp đặt, điều
chỉnh.

Nhược điểm
-Do có nhiều lớp sàng được bố trí chồng
lên nhau nên khó đạt độ đồng nhất cho
tất cả các lớp.



8. Máy phân loại trục quay

- Dùng để phân loại quả theo kích thước.
- Cấu tạo của máy gồm có 2 dây cáp mắc giữa 4 puli (2 puli cho mỗi sợi) được lắp
sao cho khoảng cách giữa 2 dây cáp càng lúc càng xa hơn.
- Nguyên lí làm việc: Khi các puli quay, dây cáp sẽ chạy đồng thời và cùng tốc độ.
Trái cây cần phân cỡ được đặt trên khoảng hở giữa hai dây cáp, khi cáp chuyển động sẽ
di chuyển cùng với cáp. Khi khoảng hở giữa 2 sợi cáp tăng dần, các trái có kích cỡ khác
nhau sẽ rơi xuống các ngăn chứa được bố trí bên dưới.
Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản
- Có thể phân loại được nhiều kích cỡ

Nhược điểm
- Máy phân cỡ kiểu cáp chỉ sử dụng chủ
yếu phân cỡ các loại quả lớn, khơng phân
loại các loại quả hoặc hạt có kích thước
nhỏ.


9. Máy tách tạp chất sắt

- Nguyên lý hoạt động:
Nguyên liệu được đưa vào từ ống nạp nhiên liệu, trong thiết bị có chứa một
thùng quay, trong thùng quay có chứa nam châm vĩnh cửu. Khi động cơ hoạt động
làm cho thùng quay trong thiết bị quay, vận chuyển nguyên liệu, khi nguyên liệu đi
qua phần có chứa nam châm, những sản phẩm bị nhiễm từ hay có lẫn kim loại sẽ bị
nam châm hút và dính vào thùng quay cịn những ngun liệu sạch sẽ đi ra ngồi

theo cửa của nguyên liệu sạch. Thùng quay chuyển động tiếp những sản phẩm bị
nhiễm từ yếu bám không chặt sẽ rơi xuống một máng chứa thực phẩm chưa phân
riêng đc. Thùng quay tiếp tục quay tiếp đến phần khơng có nam châm thì những sp
bị nhiễm từ hay tạp chất kim loại khơng cịn bị nam châm hút nữa và rơi xuống.
Ưu điểm
Nhược điểm
+ có khả năng phân tách được 3 loại sản + năng suất không cao
phẩm với mức độ nhiễm từ khác nhau


+ cấu tạo đơn giản, vận hành dễ dàng
- Ứng dụng: sử dụng để tách tạp chất sắt như bulông, đinh, thép, mạt sắt … thường
lẫn trong các vật liệu rơi, hạt ngũ cốc, …
10. Máy phân loại sử dụng quang điện
- Nguyên lí làm việc: Thiết bị bao gồm một phễu nạp nguyên liệu (1), phễu này
đặt trên một sàng rung (2) để dàn đều nguyên liệu. Nguyên liệu được chảy xuống một
ống trượt (3) thành hàng. Phía dưới của ống trượt có đặt một thiết bị dùng để phân loại
thực phẩm theo màu sắc (4). Thiết bị này gồm có đèn phát ra tia sáng chiếu vào thực
phẩm. Trên thiết bị có đặt đối diện với đèn huỳnh quang là một vật kính thu nhận ánh
sáng phát ra chiếu qua thực phẩm Màu sắc trên thực phẩm khác nhau sẽ tác động lại vật
kính. Từ tín hiệu từ vật kính chuyển đến bộ phận điều khiển để phân tích. Tín hiệu này
được chuyển qua tín hiệu điện áp: làm thay đổi hiệu điện thế, từ tín hiệu điện sẽ chuyển
qua tín hiệu cơ học. Khi có sự khác nhau vè màu sắc sẽ làm và bộ phận điều khiển tác
động vào bộ phận nén khí hoạt động mở van đẩy (5) và đẩy thực phẩm không phù hớp
với màu sắc yêu cầu chuyển động lệch hướng chuyển động. Như vậy, thực phẩm đã
được phân ra thành hai loại đặt trong hai thùng chứa (7) và (8).


Ưu điểm
Nhược điểm

- Cấu trúc dạng ngang giúp vật liệu ổn - Giá thành cao hơn máy dạng máng đứng,
định hơn khi rơi, giảm tỷ lệ vỡ của nguyên bảo trì khó khăn hơn.
vật liệu.
- Có thể tách được những vật liệu lớn hơn,
những vật liệu có tỉnh nảy cao.
11. Máy rửa thổi khí

- Cấu tạo:
+ Máy rửa thổi khí gồm hai phần: thùng rửa và bộ phận vận chuyển.
+ Máy rửa thổi khí gồm hai ngăn có đáy hình phễu, ngăn thứ nhất lớn, ngăn
thứ hai nhỏ hơn, chứa đầy nước. Trong ngăn thứ nhất có dàn ống thổi khí
mạnh lắp phía dưới, ngăn cách giữa ngăn thứ nhất và thứ hai có ống lưới
quay, cuối ngăn thứ hai có ống lưới quay thứ hai.
+ Máy rửa thổi khí thích hợp để rửa các loại rau, các loại trái cây nhỏ. Các
ngun liệu nặng, chìm sâu khơng rửa được trên máy loại nầy.
- Nguyên lí làm việc:
+ Khi làm việc, khơng khí từ dàn ống thổi khí nổi lên làm xáo trộn rất mạnh
nước trong ngăn thứ nhất. Nguyên liệu nổi trong nước như rau, trái cây nhỏ
cho vào ở đầu ngăn thứ nhất. Nước xáo động mạnh làm các chất bẩn nhanh
chóng hút nước, bở tơi và tách ra khỏi bề mặt nguyên liệu. Ống quay thứ
nhất đưa nguyên liệu sang ngăn thứ hai, tại đây nước không bị xáo động
nhiều nên các chất bẩn còn bám trên nguyên liệu sẽ tách ra hoàn toàn và
lắng xuống đáy hình phễu của ngăn. Cuối máy, nguyên liệu được ống lưới


quay thứ hai vớt lên và chuyển ra ngoài. Nguyên liệu còn được phun nước
sạch rửa lần cuối trườc khi rơi ra khỏi ống lưới thứ hai. Nước từ các ngăn
được lọc và bơm trở lại ngăn đầu sử dụng lại. Cặn lắng chủ yếu ở ngăn đầu
được xả ra ngồi.
˗

˗
˗
˗

Ưu điểm
Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành
Có thể rửa một lượng lớn
nguyên liệu cùng một lúc
Không làm dập nát, trầy xước
nguyên liệu
Có thể điều chỉnh lượng nước

˗
˗

Nhược điểm
Nước thải từ q trình rửa lớn
Rửa nhẹ nhàng, khơng làm sạch
triệt để được những vết bẩn
cứng đầu

12. Máy rửa kiểu sàng rung

- Cấu tạo: Gồm 1 sáng đục lỗ làm bằng thép không rỉ, được nối với cơ cấu chuyển
động làm cho sàng chuyển động tịnh tiến. phía trên sàng có các vịi phun nước rửa,
sàng được đặt nghiêng để có thể di chuyển từ đầu này sang đàu kia.
- Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu được đưa vào phần cao của bề mặt sàng. Do
chuyển động của sàng, nguyên liệu sẽ được tiếp xúc với bề mặt của sàng đồng thời vòi
nước xối từ rên làm chất bẩn trong nguyên liệu bị thấm ướt và tách ra, nước bẩn theo
các lỗ trên sàng rơi xuống máng hứng phía dưới và được tháo ra ngoài. vật liệu sạch

được đưa về đầu cịn lại của sàng và được lấy ra ngồi.
Ưu điểm
+ cấu tạo đơn giản, vận hành dễ
+ rửa được các mặt của nguyên liệu

Nhược điểm
+ Tốn nước
+ không vận chuyển những vật liệu có độ
bết dính, sản phẩm dễ bị vỡ nát

Ứng dụng: rửa các loại hạt ngũ cốc, các loại củ như khoai tây, sọ, khoai lang, …


13. Máy rửa kiểu sàng lắc

- Nguyên lý hoạt động
Nguyên liệu trong quá trinh rửa do tác dụng chuyển động của sàng bị cọ
xát lên nhau, lên mặt sàng và được nước tưới phun từ trên xuống xối sạch. Do sàng
được đặt nghiêng và tác dụng 2 chiều của sàng làm cho nguyên liệu chuyển động
liên tục từ đầu vào tới đầu ra. Nước rửa chảy qua mặt sáng xuống máng đựng và
được tháo ra ngoài.
Ưu điểm
+ cấu tạo đon giản, vận hành dễ
- Tốn nước
+các mặt của nguyên liệu đều được tiếp
xúc với dịng nước xối
+ có thể dùng làm nguội nguyê liệu sau
gia công nhiệt
14. Máy rửa cánh đảo


Nhược điểm

- Cấu tạo: Gồm một máng đục lỗ hình bán trụ đặt nằm ngang, bên trong có trục
quay, trên trục có các cánh đảo được bố trí theo hình xoắn ốc. Bên trên máng là hệ thống
phun nước áp suất cao.
- Nguyên lý hoạt động
Nước rửa và nguyên liệu được đưa vào bể chứa. động cơ làm việc làm cho
trục quay, vòi phun nước xối liên tục vào nguyên liệu đồng thời các cánh đảo trộn


nguyên liệu liên tục. Nước ngấm và làm mềm các chất bẩn có trên bề mặt nguyên
liệu, sự đảo trộn làm nguyên liệu va chạm với nhau làm chất bẩn rơi ra, đồng thời
dịng nước sẽ mang ra ngồi theo các lỗ ở đáy.
Ưu điểm
+ cấu tạo đơn giả, vận hành dễ
+ khả năng làm sạch cao

Nhược điểm
+ cần tháo nước xử lý sau một thời gian
làm việc
+ chỉ sử dụng được với các loại nguyên
liệu cứng

15. Máy xay 2 dĩa đá

- Cấu tạo: Máy xay hai dĩa đá gồm hai dĩa bằng gang hoặc bằng thép đặt nằm
ngang, trên mặt dĩa có đắp một lớp đá nhân tạo làmbằng hỗn hợp bột đá và xi măng kết
dính cao, được gia cơng thật phẳng và vng góc với trục bằng các dụng cụ chuyên
dùng. Trên mặt đá có thể có các rãnh để tăng khả năng bóc vỏ và vận chuyển hạt. Dĩa
trên có lỗ nhập liệu giữa tâm, được lắp trên 3 điểm treo có thể điều chỉnh nâng lên

hạxuống được để thay đổi kích thước khe hở giữa hai mặt đá và điều chỉnh độ song song
của khe hở. Dĩa dưới được truyền động quay bằng động cơ điện thơng qua đai truyền
- Ngun lí làm việc: Hạt vào lỗ nhập liệu của dĩa trên, đi vào khe hở giữa 2 dĩa
đá. Do kích thước khe hở nhỏ hơn đường kính hạt nên vỏ trấu chịu lực nén từ 2 phía của
dĩa đá, đồng thời do tác động quay của dĩa làm hạt lăn trong khe, vì vậy vỏ trấu bịvỡ và
tách hoàn toàn khỏi nhân hạt. Rãnh trên mặt đá giúp hạt tách vỏ nhanh hơn và di chuyển
ra ngoài dễ dàng hơn nhờ tác dụng của lực ly tâm. Hỗn hợp sau khi xay gồm có nhân
hạt, vỏ trấu và một tỉ lệ nhất định hạt (15-20 %) còn chưa xay được. Vỏ trấu và hạt chưa
xay được sẽ được tách ra, nhân hạt đưa vào chế biến tiếp. Tùy theo cỡ hạt đembóc vỏ
mà khe hở giữa hai dĩa được điều chỉnh bằng các điểm treo của dĩa trên. Khe hở phải


thật đồng đều để quá trình tách vỏ được thực hiện trên tồn bề mặt dĩa. Nếu khe hở
khơng đều, ngun liệu theo chỗ rộng đi ra ngồi, do đó không tách vỏ được
Ưu điểm
Nhược điểm
+ Máy xay hai dĩa đá làm việc ổn định, ít + Q trình điều chỉnh khe hở làm việc
hư hỏng, dễ sửa chữa.
giữa 2 dĩa đá tương đối khó, địi hỏi phải
+ Năng suất lớn so với các máy xay khác. có tay nghề, kinh nghiệm.
+ Do bề mặt làm việc cứng nên dễ làm
gãy nát nhân hạt, giảm tỉ lệ hạt nguyên sau
khi xay, và có nguy cơ lẫn sạn đá trong
gạo vì vậy hiện nay ngày càng ít đựơc sử
dụng.
+ Sau một thời gian làm việc, bề mặt làm
việc bị mòn, làm các hạt đá có thể bị bong
ra, khi đó cần làm lại bề mặt đá.
16. Máy xát kiểu dĩa đá


- Cấu tạo: Máy xát nhiều dĩa đá gổm một trục quay trên đó có lắp nhiều dĩa đá
hình trụ ngắn, giữ các dĩa là vịng cách có đường kính nhỏ hơn, và có nhiều lỗ thổi gió.


Tương tự như máy xát trục côn, bao quanh trục có dĩa đá là lưới xát để thốt cám và 4
thanh cao su. Khoảng cách giữa lưới, các thanh cao su và dĩa đá có thể điều chỉnh được
bằng cách dịch chuyển lưới và thanh cao su. Hạt ra ngoài theo cửa thốt lắp bên dưới.
Diện tích thốt của cửa thốt cũng được điều chỉnh nhờ một cơn điều chỉnh.
- Nguyên lý làm việc: Hạt được cho vào khoang xát giữa lưới và dĩa đá. Dĩa đá
quay làm khối hạt chuyển động. Khi qua ngang khoảng hở nhỏ giữa thanh cao su, hạt
tiếp xúc mạnh với bề mặt lớp đá nhám, làm mịn lớp vỏ lụa bên ngồi hạt. Ngồi ra tác
động tự mài mòn khi ma sát giữa hạt với hạt cũng có tác động đáng kể tới quá trình xát
trắng hạt.
Ưu điểm
+ cấu tạo đơn giản, dễ vận hành
+năng suất tương đối cao
17. Máy xát trục vít

Nhược điểm
+bề mặt sản phẩm khơng được nhẵn bóng

- Cấu tạo: Máy xát trục vít gồmcó một trục xát có 2 đoạn: đoạn đầu có cánh dạng
vít, đoạn sau có cánh thẳng, đượctruyền động quay nhờ động cơ điện qua bộ truyềnđai
thang. Bao bọc xung quanh trục xát là bao lưới hình lục giác hoặc bát giác được ghép từ
nhiều tấmriêng rẽ. Lưới làmtừ thép tấm, có lỗ gia cơng nghiêng một góc so với cạnhcủa
tấmlưới, có dạng dài, chiều rộngnhỏ hơn kích thức hạt xát. Phễu nạp liệu có cơ cấu rung
cấp liệu được lắp phía đoạn trục cánh vít, cịn phía cuối đoạn trục cánh thẳnglà cửa thốt
sản phẩm xát. Một tấmchặn đóng kín của thốt hạt xát nhờ các khối đối trọng lắp phía
ngồi. Trong nhiều trường hợp, trục quay có lỗ rỗng dẫn khơng khí nén hay nướcđưa
vào khối hạt.

- Nguyên lí hoạt động: Khi làmviệc, hạt từ phễu nạp liệu đi vào trong khoang xát.
Do tác động cánh vít, khối hạt sẽ được đẩy vào trong tạo một áp suất lên khối hạt. Bên
trong, đoạn trục cánh thẳng quay làm khối hạt quay theo, ma sát với lỗ lưới và ma sát
với nhau làm cho lớp vỏ lụa bị mòn, bong ra. Áp suất của khối hạt càng lớn, ma sát càng
lớn. Do lớp bao lưới quanh trục xát có hình lục giác hoặc bát giác nên có sự xáo trộn
mạnh làm cho q trình xát xảy ra đồng đều vớicả khối hạt. Đôi khi giữa 2 tấm lưới có
lắp thêm một thanh chắn nhơ vào phía trong dọc theo suốtchiếu dài máy, làm chuyển
hướng dòng hạt đang di chuyển làm tăng đáng kể độ xáo trộn của khối hạt. Tấm chặn


cửa thốt có tác dụng điều chỉnh áp suất trong khoang xát, từ đó điều chỉnh độ trắngcủa
hạt xát. Khi áp suất trong khoang xát lớn sẽ đẩy tấm chặn làm hạt thốt ra, cịn khi áp
suất giảm, đối trọng sẽ tác động làm tấm chặn đóng làm giảm cửa thốt hạt.
18. Máy nghiền đĩa

• Phễu nạp liệu: Dùng để nạp nguyên liệu đưa vào máy.
• Đĩa nghiền: Được làm từ kim loại hoặc hỗn hợp vơ cơ cứng có độ chịu nhiệt
cao, bao gồm các đĩa được lắp đồng tâm với nhau (đĩa đá, đĩa gang đúc, đĩa
thép). Đĩa nghiền có độ cứng cao, độ nhám lớn. Để làm tăng khả năng nghiền,
người ta thường gia công đĩa thành các vành, rãnh chìm có profin hình tam giác
trên hai mặt đĩa.
• Vì lực liên kết của đĩa đá kém hơn so với đĩa kim loại nên phải gắn thêm đai
thép. Đĩa đá làm việc với vận tốc vòng trung bình là 10m/ 1 giây đối với trục
quay thẳng đứng và 18m/ 1 giây với trục quay nằm ngang. Đĩa gang đúc thì vận
tốc vịng có thể đạt tới 28m/ 1 giây và đĩa thép là 68m/ 1 giây.
• Trục nghiền: Chuyển động trực tiếp từ động cơ điện sang cho đĩa nghiền.
• Thân máy: Được đúc bằng gang xám, độ bền cao.
Nguyên lý hoạt động:
Máy nghiền đĩa là loại máy mài mịn mà trong đó hai bề mặt đĩa quay qua nhau
với tốc độ cao được sử dụng để nghiền bột với mức độ nghiền vừa và mịn. Máy bao



gồm có hai đĩa nghiền được lắp bên trong vỏ máy. Giữa hai đĩa nghiền là khe nghiền
có thể dễ dàng điều chỉnh được bằng cách dịch chuyển một trong hai đĩa nghiền.
Vật liệu được đưa vào hộp nghiền thông qua phễu nạp liệu tại tâm đĩa, dưới tác
dụng chuyển động quay tròn của đĩa nghiền, nguyên liệu chịu sự tác động của lực ly
tâm nên di chuyển từ tâm đĩa ra vành đĩa, lực ma sát được tạo ra từ sự chuyển động
của đĩa. Để thay đổi chất lượng nghiền, bạn có thể đẩy đĩa nghiền di chuyển theo
phương dọc trục nhờ bộ truyền trục vít, bánh vít.
Ưu điểm
- Cấu trúc đơn giản, bền vững, dễ vận
hành.
- Máy có kích thước nhỏ, trọng lượng
nhẹ, tiện lợi cho việc dịch chuyển máy.
- Dễ dàng bảo trì và tháo rời.
- Tiếng ồn thấp, nghiền nát và khơng
có bụi, có thể sử dụng được với cả
nguyên liệu ướt và khô.
- Thời gian nghiền ngắn, tiết kiệm
được thời gian, chi phí.
19. Máy nghiền răng

Nhược điểm


Máy nghiền răng là một biển thế của máy nghiên đĩa. Máy gồm 1 trục nằm ngang
trên đó có lắp một đĩa quay. Trên đĩa quay có gắn răng nghiền được xếp thành những
vòng tròn đồng tâm, càng xa tâm thì bước răng càng giảm. Đặt đối diện với đĩa quay là
đĩa cố định. Đĩa cố định cũng được lắp các răng nghiền, các răng này được xếp thành
những đường tròn đồng tâm, vòng răng trên đĩa này nằm xen kẽ với vòng răng của đĩa

đối diện. Vật liệu làm răng thường là kim loại cứng như thép, đồng hoặc đuyara. Răng
có dạng hình trịn hoặc hình vng được lắp chặt hoặc hàn trên các đĩa. Khi răng mòn
được tháo ra thay thế, nếu răng được hàn vào đĩa thì khi ta thay thế thì phải thay cả đĩa
lẫn răng nghiền.
Nguyên lý hoạt động:
Vật liệu được nạp vào máy theo chiều trục. Sau khi vật liệu rơi vào vòng răng thứ
nhất của đĩa quay thì vật liệu bị va đập và đấy sang vòng thứ hai của đĩa đổi diện và cứ
thế va đập như vậy cho đến khi bị đấy ra ngoài. Do bước răng giảm dần nên độ mịn của
sản phẩm sẽ nhỏ dần theo chiều tăng của bán kính đĩa Các máy nghiền răng có vận tốc
quay của đĩa càng lớn và số dãy răng nghiền trên đĩa càng nhiều thì mức độ nghiên càng
cao, đối với loại 2 đĩa quay, người ta thiết kế đĩa quay ngược chiều nhau khi đó năng
suất va đập lớn hơn.
Ưu điểm
Nhược điểm
Máy nghiền răng cũng có thổi khí nhưng Máy nghiền răng chỉ nghiền hạt có kích
ít hơn máy nghiền búa nên năng suất cao thước nhỏ, đồng đều
hơn (thổi khí ít, lắng bụi nhanh).
20. Máy ép trục vít

-

Cấu tạo:


1. Mơ tơ

5. Lưới sàng

2. Trục vít


6. Máng chứa dịch ép

3. Cửa nạp liệu

7. Cửa tháo bã ép

4. Ổ đỡ

- Cấu tạo: Máy ép trục vít bao gồm một vít tải có bước vít giảm dần theo hướng
chuyển động của nguyên liệu. Trục vít được đặt trong một ống sàng có đường kính lỗ
sàng rất nhỏ. Trục của máy ép được gắn với động cơ điện thông qua hộp số để điều
chỉnh tốc độ quay của trục vít. Phía dưới của máy ép là máng chứa dịch. Một đầu có cửa
nạp liệu đưa thực phẩm cần ép vào một đầu đưa bã đã ép ra ngoài.
- Nguyên lý làm việc: Thực phẩm cần ép được đưa vào không gian của vít tải.
Dưới sức ép của vít tải cấu trúc của thực phẩm bị phá vỡ, địch trong thực phẩm chảy ra
ngoài. Dịch chảy xuống máng chứa và được vận chuyển ra ngồi. Bã ép tiếp tục được
ép trong khơng gian của vít tải và dưới sức ép của vít tải, dịch trong tế bào tiếp tục được
vắt kiệt cho đến khi bã đi đến đầu kia của máy lọc ép. Bã sẽ được đẩy ra ngồi theo
chiều đẩy của vít tải.
Ưu điểm
- Cấu tạo đơn giản, có khả năng
làm việc liên tục
- Hiệu suất ép cao

Nhược điểm
- Giá thành thiết bị cao
- Nguyên liệu dễ bám vào trục vít
làm máy hoạt động kém hiệu
quả, do đó phải kiểm tra và vệ
sinh thường xuyên



21. Máy ép thủy lực

- Cấu tạo: cấu tạo của thiết bị gồm một bàn ép phía trên có giá ép. Bàn này được
đặt trên 1 pittong dịch chuyển. Trong xi lanh của bàn ép có đặt chất lỏng, thường là dầu,
chất lỏng này nằm trong không gian tác dụng của 2 pittong, tác động qua lại theo nguyên
tắc thủy lực. Một hệ pittong và xi lanh khác có tiết diện nhỏ hơn rất nhiều so với tiết
diện xi lanh trong bàn ép, chất lòng trong hai xi lanh này được thơng với nhau.
- Ngun lí làm việc: Thực phẩm được đưa vào khoang trên của pittong ở bên xi
lanh lớn (xilanh ép). Khi tác dụng một lực lên xi lanh máy nén A, pittong chuyển động
tịnh tiến xuống dưới trong xilanh nhỏ (xilanh máy ép). Thể tích trong xilanh nhot giảm,
áp suất tăng lên làm van 1 đóng lại, van 2 mở ra, dầu được đẩy vào xilanh lớn, làm dịch
chuyển xi lanh máy ép lên trên cao, ép thực phẩm lên trên giá ép. Lúc đó thực phẩm bị
ép và dịch sẽ chảy xuống máng chứa. Khi không cịn tác dụng lực, thể tích xi lanh máy
nén tăng trở lại, van 1 mở, van 3 đóng, dầu từ xi lanh lớn chảy về khoang chứa dầu.
Ưu điểm
Nhược điểm
- Cấu tạo đơn giản
- Làm việc gián đoạn
- Vận hành dễ dàng, năng suất cao, tốn ít - Áp lực ép không lớn lắm
năng lượng



×