Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thay đổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định nám 2020 sau can thiệp giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 67 trang )

BỘYTẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO TỔNG KỂT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP cơ SỞ

THAY ĐỎI KIẾN THỨC VÀ THựC HÀNH
VÈ PHÒNG TÁI PHÁT BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH

SỎI HỆ TIÉT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
NAM ĐỊNH NĂM 2020 SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Hằng

Nam Định, tháng 12 năm 2020


BÁO CÁO KÉT QƯẢ NGHIÊN cứu ĐÈ TÀI CÁP co SỎ

1. Tên đề tài: Thay đổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của người

bệnh sỏi hệ tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định nám
2020 sau can thiệp giáo dục

2. Chủ nhiệm dề tài: ThS. Phạm Thị Hằng

3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Điều dường Nam Định
4. Cơ quan quản lý đề tài: Trường Đại học Điều dường Nam Định

5. Danh sách nghiên cứu viên:


1. PGS.TS Lê Thanh Tùng

2. ĐDCKI. Nguyễn Thị Thu Hương
3. TlĩS. Nguyễn Thị Huyền Trang

4. ThS. VũThịÉn
6. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020


i

DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT

ĐTNC:

Đối tượng nghiên cứu

GDSK:

Giáo dục sức khỏe

NB:

Người bệnh

NC:

Nghiên cứu

SHTN:


Sỏi hệ tiết niệu


ii

MỤC LỤC
DANI-I MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... i
MỤC LỤC...................................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BIẾU ĐỒ, HÌNH VẼ.................................................................. V
ĐẶT VẨN ĐỀ................................................................................................................ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu......................................................................................... 3

Chương 1: TỐNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 4
1.1. Đại cương về sỏi đường tiết niệu.................................................................. 4

1.2. Thực trạng về tái phát sỏi hệ tiết niệu.......................................................... 9
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước.................................................. 9
1.4. Biện pháp can thiệp thay đổi kiến thức và thực hành về phịng tái phát
sỏi hệ tiết niệu: Truyền thơng giáo dục sức khỏe............................................... 12
1.6. TÓ1Ĩ1 tắt địa bàn nghiên cứu.......................................................................... 13

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu.......................... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 14
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................ 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................14


2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu...................................................................15
2.5. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................15

2.6. Các biến số nghiên cứu................................................................................. 16
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá........................................... 16

2.8. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................... 18
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu......................................

18

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số....................

18

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỦƯ....................................................................... 19

3.1. Thông tin chung về dối tượng nghiên cứu................................................ 19
3.2. Kiến thức của NB về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu trước can thiệp......20
3.3. Thay đổi kiến thức và thực hành của NB về phòng tái phát sỏi hệ tiết
niệu sau can thiệp................................................................................................... 29


iii

Chương 4: BÀN LUẬN.............................................................................................. 37
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................ 37
4.2. Kiến thức và thực hành của người bệnh về sỏi hệ tiết niệu trước can

thiệp......................................................................................................................... 38

4.3. Thay dổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh sau can thiệp .44
4.4. Ưu điểm và hạn chế cùa nghiên cứu........................................................... 48

KẾT LUẬN................................................................................................................... 49

KHUYÊN NGHỊ.......................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: PHIÊU ĐÔNG THUẬN
Phụ lục 2: BỘ CÂU HÒI PHỎNG VẤN
Phụ lục 3: NỘI DUNG GIÁO DỤC sức KHỎE
DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN cứu


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính............................. 19
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm nhân khẩu học.. 19
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mác bệnh, số lần tái phát
bệnh..............................................
.....20
Bảng 3.4. Kiến thức về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ tạo sỏi hệ tiết niệu trước
can thiệp...................................................................................................... 20
Bảng 3.5. Kiến thức về triệu chứng hay gặp của sỏi hệ tiết niệu trước can thiệp 21
Bảng 3.6. Kiển thức về lượng nước uống và loại nước nên uống trước can thiệp.......... 22
Bảng 3.7. Kiến thức về sử dụng thức ăn giàu đạm và muối trước can thiệp........ 22
Bảng 3.8. Kiến thức về sử dụng canxi trước can thiệp........................................... 23

Bảng 3.9. Kiến thức về sử dụng thực phẩm giàu oxalat và purine trước can thiệp.......... 23
Bảng 3.10. Kiến thức về sử dụng rau tươi và các loại quả trước can thiệp.......... 24
Bảng 3.11. Kiến thức sử dụng thực phẩm giàu tinh bột và thực phẩm chứa nhiều
đường trước can thiệp............................................................................ 24
Bảng 3.12. Kiến thức duy trì trọng lượng cơ thể và tập thể dục trước can thiệp......... 25
Bảng 3.13. Thực hành về uống nước và thói quen nhịn tiểu trước can thiệp................ 25
Bảng 3.14. Thực hành về chế độ ăn đạm, muối trước can thiệp........................... 26
Bảng 3.15. Thực hành về sử dụng rau tươi và các loại quả trước can thiệp......... 26
Bảng 3.16. Thực hành về sử dụng Canxi trước can thiệp....................................... 26
Bảng 3.17. Thực hành về tập luyện thể dục thể thao trước can thiệp.................... 27
Bảng 3.18. Điểm trung bình kiến thức, thực hành phòng tái phát bệnh trước can
thiệp........ ................
28
Bảng 3.19. Thay đổi kiến thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ tạo sỏi hệ
tiết niệu....................
29
Bảng 3.20. Thay đổi kiến thức về triệu chứng hay gặp của sỏi hệ tiết niệu....... 29
Bảng 3.21. Thay đổi kiến thức về lượng nước uống và loại nước nên uống...... 30
Bảng 3.22. Thay đổi kiến thức về sử dụng thức ãn giàu đạm và muôi............... 31
Bảng 3.23. Thay đổi kiến thức về sử dụng thức ăn có chứa canxi...................... 31
Bảng 3.24. Thay đổi kiến thức về sử dụng thực phẩm nhiều oxalat và purine,...31
sử dụng rau tươi và các loại quả nhiều đường.......................................................... 31
Bảng 3.25. Thay đổi kiến thức về sử dụng thực phẩm giàu tinh bột và nhiều đường....32
Bảng 3.26. Thay đổi kiến thức về duy trì trọng lượng cơ thể và luyện tập thể dục
.................................. ................. ...........................
32
Bảng 3.27. Thay đổi thực hành về uống nước và thói quen nhịn tiểu................. 32
Bảng 3.28. Thay đổi thực hành về chế độ ăn đạm, muối....................................... 33
Bảng 3.29. Thay đổi thực hành vê sử dụng rau tươi và hoa quả.......................... 33
Bảng 3.30. Thay đổi thực hành về sử dụng canxi.... .................. ............................. 34

Bảng 3.31. Thay đổi thực hành về tập luyện thể dục thể thao và kiểm soát cân nặng.34
Bảng 3.32. Thay đổi điểm trung bình kiến thức chung về bệnh...............
35
Bảng 3.33. Thay đổi điểm trung bình kiên thức phịng tái phát sỏi hệ tiêt niệu...35
Bảng 3.34. Thay đổi điểm trung bình thực hành phòng tái phát sỏi hệ tiêt niệu..35


V

DANH MỤC CÁC BIẺU ĐƠ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi ở...................................... 19
Biểu đồ 3.2. Kiến thức về biến chứng sỏi hệ tiết niệu trước can thiệp................... 21
Biểu đồ 3.3. Thực hành về kiểm soát cân nặng trước can thiệp....................... 27
Biểu đồ 3.4. Phân loại kiến thức, thực hành trước can thiệp............................. 28
Biểu đồ 3.5. Thay đổi kiến thức về biến chứng của sỏi hệ tiết niệu..................30
Biểu đồ 3.6. Phân loại kiến thức trước và sau can thiệp..................................... 36
Biểu đồ 3.7. Phân loại thực hành trước và sau can thiệp..................................... 36


1

ĐẶT VẤN ĐÈ
Sỏi hệ tiết niệu là một bệnh khá phổ biến ở khắp nơi trên thế giới nhưng sự
phân bô không đông đêu ở các quôc gia. Trên thế giới có khoảng 2-14% dân số có
sỏi hệ tiêt niệu. Ở các nước châu Á tỷ lệ sỏi hệ tiết niệu chiếm 2-5% dân số và lên
tới 15% dân số ở các nước phương Tây [26]. Việt Nam là một nước nằm trong khu
vực vành đai sỏi của thé giới nên tỷ lệ sỏi hệ tiết niệu cao, tỷ lệ người bệnh sỏi hệ
tiêt niệu chiêm khoảng 2-3% dân sô và là bệnh lý hay gặp nhất trong chuyên khoa
tiêt niệu (chiếm 40-60% các bệnh tiết niệu nói chung) [4], [16]. sỏi hệ tiết niệu
thường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm do tắc đường tiết niệu, do nhiễm

khuẩn. Nếu người bệnh khơng được phát hiện, chẩn đốn và điều trị kịp thời thì
chức năng thận sẽ bị giảm sút do tình trạng ứ nước thận, ứ mủ thân. Đối với toàn
thân, sỏi gây tăng huyết áp, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và dễ dẫn đến tử
vong [25].
Sỏi hệ tiết niệu nguy hiểm không phải bởi bệnh không thể chữa được hay tỷ
lệ tử vong cao mà bởi bệnh rất dễ tái phát, rất dễ biến chứng. Theo nghiên cứu của
Safarinejad RM và cộng sự tại Iran thì tỷ lệ tái phát trung bình tích lũy là 16% sau 1
năm, 32% sau 5 năm và 53% sau 10 năm [39]. Qua khảo sát của Bộ Y tế Việt Nam
cho thấy tỷ lệ tái phát bệnh sỏi thận lên tới hơn 50% trong vòng 5 năm. Kết quả
nghiên cứu của Đặng Tiến Trường năm 2013 chỉ ra rằng yếu tố làm tăng nguy cơ tái
phát sỏi hệ tiết niệu bao gồm ăn nhiều đạm động vật, canxi, purin, oxalate, lipid,
uống ít nước và lạm dụng corticoid [20].

Theo Bộ Y tế Việt Nam [3], sỏi hệ tiết niệu hay tái phát là bời một số lý do
sau: Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khống hịa tan trong
nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thuận
lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu
hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khống hịa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi
lớn dần thành sỏi. Trong đó, thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể nói
chung và khả năng tái phát sỏi nói riêng. Chế độ ăn nghèo canxi sẽ tăng hấp thu
oxalate tại ruột dẫn đến tăng oxalate niệu và hình thành sỏi. Ngược lại, chế độ ãn
nhiều thực phẩm giàu oxalate như soda, thịt động vật...cũng là tác nhân chính gây
ra sỏi. Kết quả nghiên cứu của Qaseem A (2014) tại Hoa Kỳ đã chứng minh rất rõ
các điều nói trên: chỉ có 20% người bệnh tái phát sỏi khi thực hiện chế độ ăn với
lượng canxi bình thường, hạn chế protein động vật và hạn chế muối. Trong khi đó
có tới 38,3% người bệnh tái phát sỏi khi thực hiện chê độ ăn chỉ kiêm sốt lượng
canxi. Tỷ lệ người bệnh có sỏi canxi oxalate tái phát ở nhóm thực hiện chế độ ăn đa
thành phần với lượng canxi bình thường (1200mg/ngày) thâp hơn nhóm thực hiện
chế độ ăn ít canxi (400mg/ngày) [37]. Từ đó cho thây người bệnh có vai trị rất quan
trọng trong cơng tác phịng bệnh tái phát khi họ có kiên thức, thực hành đúng và

dầy đủ về các biện pháp phòng tái phát bệnh. Tuy nhiên, kiên thức của người bệnh
sỏi hệ tiết niệu trong lĩnh vực này còn hạn chê. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị
Thu Hương (2018) tại Nam Định chỉ có 30,4% người bệnh sỏi hệ tiết niệu có kiên
thức đúng về hạn chế thức ăn giàu đạm; 39,2% kiên thức đúng về ăn hạn chế muối
và 49,2% kiến thức đúng về chế độ tập luyện thể dục thể thao [10].


2

Ngồi ra, hoạt động Truyền thơng - Giáo dục sức khỏe là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhằm thay đổi
kiên thức, thái độ và thực hành của con người, góp phân giúp mọi người chủ động
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay công tác truyền thông GDSK tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định chưa cao vì: Hình thức, phương pháp trun
thơng chưa bài bản; Cán bộ y tế chưa được bồi dưỡng nhiều về phương pháp tổ
chức và hạn chế nguồn nhân lực. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Thay đồi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của người bệnh sịì hệ
tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tinh Nam Định năm 2020 sau can thiệp giáo dục ”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN củư
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của người
bệnh sỏi hệ tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành về phòng tái phát bệnh của
người bệnh sỏi hệ tiết niệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định sau can
thiệp giáo dục.



4

Chương 1
TỎNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về sỏi đường tiết niệu
Sỏi hệ tiêt niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát do sự kêt tủa tạo
thành sỏi của một số thành phần trong nước tiểu, ở đường niệu trong những điều
kiện lý hóa nhất định, sỏi có khả năng gây tắc đường tiết niệu, gây nhiễm khuẩn và
suy thận, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng con người [16].
1.1. L Cơ chế hình thành sỏi hệ tiết niệu [14J,[Ỉ5Ị
Sỏi gây tổn thương trên hệ tiết niệu theo 3 cơ chế cơ bản:
- Cơ chế tắc nghẽn: sỏi gâỵ ứ tẳc (bể thận, niệu quản), tuỳ theo kích thước
và hình thể sỏi có thể gây nên ứ tắc hồn tồn hay khơng hồn tồn, làm cho nhu
mơ thận giãn mỏng dần, dung tích đài bể thận tăng lên, nhu mơ thận bị teo đét, xơ
hố và thận dần bị mất chức năng.
Neu sỏi ở đài thận, gây nghẽn cục bộ tại thận, sẽ dẫn đến ứ niệu, giãn từng
nhóm đài gây mất chức năng từng phần của thận.
Niệu quản trên sỏi cũng bị giãn mất nhu dộng và xơ hoá niệu quản. Trong
trường hợp sỏi ở hai bên hệ tiểt niệu, người bệnh có thể bị suy thận cấp do sỏi.
- Cơ chế cọ sát: sỏi thận, sỏi niệu quản nhất là sỏi cứng, gai góc có thể gây
cọ sát, làm rách xước niêm mạc đài bể thận, niệu quản gây chảy máu trong hệ tiết
niệu. Thương tổn tổ chức một mặt tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn niệu phát triển,
mặt khác làm cho quá trình phát triển xơ hố ở nhu mơ thận và ở thành ống dẫn
niệu. Kết quả cuối cùng làm hẹp dần đường dẫn niệu, làm nặng thêm tình trạng
bế tắc.
- Cơ chế nhiễm khuẩn: Sự tắc nghẽn đường niệu là những yéu tố thuận lợi
để phát triển nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn niệu gây phù nề, chợt loét niêm mạc
dài bể thận, dần dẫn đến xơ hoá tổ chức khe thận, chèn ép mạch máu và ống thận.
Sản phẩm của quá trình viêm như xác vi khuẩn, xác bạch cầu, tế bào biểu mô dài bể
thận kết tinh lại tạo thành nhân sỏi.

1.1.2. Nguyên nhãn sỏi hệ tiết niệu [7]
Đa sổ các tác giả công nhận tăng nồng độ của một hay nhiêu chât có khả
năng kết tinh trong nước tiểu và các thói quen về ăn uống cũng được coi là những lý
do chủ yếu đối với sỏi hệ tiết niệu. Tuy nhiên, nguyên nhân của sỏi hệ tiết niệu có
thể rất khác nhau. Ngồi các yếu tố do ăn uổng, sỏi hệ tiết niệu có thể xuất hiện do
những rối loạn chuyến hóa, các bệnh tiết niệu, bệnh đường ruột, rối loạn chức nàng
tiểu cầu thận, bệnh thận dị dạng và các cơ chế thần kinh hoặc do điều trị.

Tăng cơ đặc nưóc tiểu do giảm bài niệu
Sự giảm bài niệu có thể do thói quen ng ít nước, mât nước do làm việc
trong mơi trường nóng hay do tiêu chảy kéo dài.

Tăng calci niệu (hypercalciuria)
Tăng calci niẹu là lừii lượng calci trong nước tiểu >300mg/24h ở nam và
250mg/24h ở nữ. Một số nguyên nhân gây tăng calci niệu có thể là:
- Tăng calci niệu do hấp thụ: sự tăng hâp thụ calci tại ruột nguyên phát hoặc
thứ phát do tăng 1,25 dihydrodroxy vitamin D3 hoặc do giảm nhẹ phosphor máu.


5

- Tăng calci niệu do thận: dó là bệnh lý thứ phát sau khi ãn nhiều natri. Một
sô tác giả đua ra giả thuyết rằng các prostaglandin có thể làm tăng mức lọc cầu thận
và tăng bài tiêt calci ở ống thận, gây nên tình trạng tăng calci niệu.
- Tăng calci niệu do tiêu hủy: do sự tăng phân hủy xương và tăng hấp thu
calci tại ruột. Hội chứng này giống bệnh lý cường chức năng cận giáp.
- Tăng calci niệu tự phát: Col và Bushinskg (1974) nhận thấy có 5%-10%
người bình thường và 50% số người bệnh bị sỏi thận có hiện tượng tăng calci niệu
tự phát. Bệnh có tính gia đình và hay gặp ở người bệnh mắc các bệnh ác tính như u
hạch lympho. Các khối u này kích thích tiết ra prostaglandin E2, là yếu tố tăng

calci niệu.
- Ngoài ra, các bệnh như cường chức năng tuyến giáp, bệnh u hạt (bệnh
sarcoid), pheochromocytoma và giảm glucocorticoid cũng có thể là nguyên nhân
gây tăng calci niệu.
Các yếu tố ảnh hưởng tới nồng độ calcì niệu
Chế độ ăn uống
Chế dộ ăn uống có nhiều calci làm tăng calci niệu, có 4 yếu tố quan trọng
được kể tới khi đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn có calci lên calci niệu là liều
lượng, sinh khả dụng (bioavailability), chức năng và khả năng hấp thu của ruột non.
Các thực phẩm khác nhau cỏ sinh khả dụng đối với calci khác nhau, ví dụ rau
Bina chứa nhiều calci hơn rau cải nhưng vì khả năng hấp thu kém hơn nên khả
năng cung cấp calci của bina kém hơn rau cải.
Sự hấp thu calci của ruột non giảm đi theo sự tàng lên của liều lượng calci
đưa vào do sự bão hịa của q trình hấp thu, nó dao động ỏ khoảng 500 mg calci.
Vì thế sự hấp thu calci sẽ tốt hơn nếu đưa vào nhiều liều nhỏ thay bằng đưa vào
một liều lớn. Khi đưa liều cao calci vào cơ thể trong một thời gian dài sẽ xuất hiện
tính thích nghi trong sự hấp thu của ruột non: với liều cao ruột sẽ giảm hấp thu và
vói liều thấp ruột sẽ tăng hấp thu. Tuy nhiên sự hấp thu calci của từng cá thể cịn
phụ thuộc tình trạng lâm sàng như sự thiếu hụt vitamin D, tình trạng tiêu chảy sự
tăng tái hấp thu calci niệu,.... do đó khó dựa vào lượng calci niệu đê xác định lượng
calci đưa vào. Nhưng nói chung cứ mỗi 100 mg calci thức ăn đưa vào sẽ làm tăng 8
mg/ngày lượng calci niệu ở người bình thường và làm tăng 20 mg/ngày lượng calci
niệu ở người có tăng calci niệu.
Thức ăn xơ: có tác dụng giữ calci trong ruột nên làm giảm calci niệu.
Uống ít nước: uống đủ lượng nước cần thiết có thể ngăn chặn được sư tái
phát của sỏi trong 5 năm. Cách kiểm tra đơn giản nhât xem cơ thê có được cung câp
đủ nước hay khơng là quan sát màu của nước tiểu, nước tiêu không màu là cơ thê
dã được cung cấp đủ nước, khi nước tiều có màu vàng hoặc nâu là q cơ đặc
Ăn ít protein: một chế độ ăn ít protein động vật ngăn chặn được tình trạng
acid hóa nước tiểu do sự phá vỡ cầu nối sulfur trong các acid amin và làm cải thiện

nồng độ calci trong thể dịch.
Ẵn nhiều oxữlate: nồng độ oxalate niệu chủ yếu do chế độ ăn calci quyết
định nhưng việc cân nhắc liều lượng oxalate trong thức ăn cũng cần được quan tâm.
Ấn nhiều natri: khi lượng natri đưa vào quá nhiêu (ăn mặn) sẽ gây tăng natri
ở ống thận và điều này sẽ làm giảm sự tái hâp thu calci tại đó. Cứ tăng 100 mmol
natri trong chế độ ăn sẽ làm tăng bài tiêt khoảng 25 mg calci trong nước tiểu. Bởi


6
vậy một ché độ ăn ít natri (khoảng 2-3 g/ngày hoặc 90-130 mmol/ngày) có thể được
khun cáo với các đơi tượng có tăng calci niệu.
Ạn khơng đủ kali: theo diều tra dịch tễ có sự tương quan giữa lượng kalị đưa
vào thâp (< 74 mmolMgày) với nguy cơ hình thành sỏi, đỉều này gây tăng Calci
niệu và giảm tiết Citrate niẹu.
An nhiều acid béo cần thiết: các acid béo không no n-3 và n-6 ảnh hường tới
hoạt động của protein vận chuyển màng tế bào. Tuy nhiên, nhiều chế phẩm dầu cá
có nơng độ calci và vitamin D liêu cao, điêu này có thê có tác động có hại đơi với
sự hình thành sỏi tiết niệu.
Tăng hoạt động tuyến cận giáp: cường tuyến cận giáp có thể là tiên phát
hoặc thứ phát, tình trạng này làm tăng tái hâp thu calci từ xương và tăng hấp thu
calci từ ruột dẫn tới tăng calci niệu.
Các bệnh đường ruột: người bệnh có tình trạng tiêu chảy mạn tính như viêm
dại tràng, bệnh Crohn có thể dẫn tới tình trạng tăng oxalate niệu có nguyên nhân từ
ruột, điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện sỏi tiết niệu.
Các ung thư di căn xương, năm bất động lâu ngày: làm tăng calci máu do
hiện tượng tiêu xương từ đó làm tăng calci niệu.

Tăng oxalate niệu
Sự hình thành sỏi calci oxalate liên quan tới việc tăng oxalate trong nước tiểu
Bệnh lý xảy ra có thể do rối loạn về gen làm tăng quá trình tổng hợp oxalate tại gan

và hội chứng ruột ngắn kém hấp thụ. Trong một số trường hợp sỏi calci oxalate tái
phát, người ta thấy có sự tăng oxalate niệu. Các thức ăn như chè, cafe, socola,... cỏ
nhiều hàm lượng oxalate. Khi dùng vitamin c kéo dài, nhiễm độc barbituric, nhiễm
độc methoxy flurane hay do thiếu hụt vitamin B6 và pyzidoxine cũng có thể dẫn
dến sự rối loạn chuyến hóa acidoxalate làm tăng oxalate trong nước tiểu.

Tăng acid uric niệu
Acid uric là sản phẩm thối hóa cuối cùng của các purin ở người và được bài
tiết qua nước tiểu. Tăng acid uric niệu là khi nồng độ acid uric trong nước tiếu trên
600mg/ lít. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tăng purin (có nhiều trong thịt),
gặp trong bệnh gout và u tủy.
Trong bệnh gout mức độ acid uric trong máu và trong nưóc tiểu tăng do các
bất thường chuyển hóa của purin, dẫn đến sản xuất quá nhiều acid uric. Sự tăng rất
cao của acid uric trong máu (hyperuricemia) có thể dẫn đến sự lắng đọng các tinh
thể natri urate. Khi acid uric tăng làm toan niệu tạo điều kiện hình thành sỏi urat.

Tăng cystine niệu
Bệnh có tính di truyền theo phương thức thể bệnh, tăng cystine niệu là khi
nồng độ cystine niệu trên 200mg và nó cũng làm mơi trường nước tiểu toan hóa tạo
điều kiện hình thành sỏi cystine.

Tăng xanthine niệu
Enzym xanthine oxydase tham gia chuyển hóa purin: chuyển hyphoxanthine
thành xanthine, rồi thành acid uric. Sự thiêu enzym này làm cho hypoxanthine tăng
cao trong nước tiểu và tạo điều kiện hình thành sỏi.

Một số nguyên nhân khác
- Toan hóa ống thận cỏ liên quan đến hình thành sỏi calci phosphate ở thận.
- Giảm citrat niệu gây ra sỏi calci oxalate.
- Khi dùng nhiều các hormon sinh dục.



7

1-1.3. Triệu chứng lãm sàng [2],[19]

* Sỏi hệ tiết niệu trên:
Gôm sỏi thận, bể thận, niệu quản. Các triệu chứng thường gặp là:
- Cơn đau quặn thận: xuất hiện đột ngột, sau khi gắng sức, khởi phát ở vùng hố
thăt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới, cường độ đau thường mạnh, khơng
có tư thế giảm đau. Có thể phân biệt hai trường hợp:
+ Cơn đau của thận do sự tắc nghẽn bể thận và đài thận: đau ờ hố thắt lưng
phía dưới xương sườn 12, lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
+ Cơn đau của niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc theo dường đi
của niệu quản, xuống dưới đến hố chậu, bộ phận sinh dục và mặt trong dùi.
- Triệu chứng kèm theo cơn đau quặn thận là buồn nơn, nơn mửa, chướng
bụng do liệt ruột. Có thể có sốt, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp.
- Khám thấy điểm sườn lưng đau, các điểm niệu quản ấn dau, có thể thấy
thận to.
- Một số trường hợp người bệnh khơng có triệu chứng (sỏi thể n lặng), hoặc
chỉ có dấu hiệu khơng rõ ràng như: đau ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên.

* Sỏi hệ tiết niệu du’ó*ỉ:
Gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
- Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, tiều rát.
- Tiểu tắc giữa dòng.
- Khám ấn điểm bàng quang đau.
- Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng
quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.
1.1.4. Biến chừng [2]

Các biến chứng thường gặp và nguy hiểm:
- Tắc nghẽn: Là biến chứng cấp tính nặng. Nếu tắc nghèn hoàn toàn niệu quản,
bể thận giãn to và sau 6 tuần nhu mơ thận có thể khơng hồi phục. Hậu quả của ứ
nước là huỷ hoại về cấu trúc dẫn đến sự huỷ hoại về chức năng.
- Suy thận cấp:
4- Suy thận cấp có thể do tình trạng tắc nghẽn nặng (hoàn toàn hoặc gần hoàn
toàn) cả hai bên niệu quản.
+ Suy thận cấp cũng có thể xảy ra ờ người bệnh chỉ có sỏi niệu quản một bên
nhưng gây phản xạ co mạch cả hai bên gây vô niệu. Biểu hiện lấm sàng là vô niệu,
xét nghiệm urê, creatinin, K+ máu tăng nhanh, toan máu chuyên hoá.
+ Suy thận mạn: Do viêm thận, bể thận mạn là hậu quả nặng nê nhât của sỏi
thận, tiết niệu vì khơng cịn khả năng phục hịi do thận xơ hố dần.
1.1.5. Các biện pháp dự phòng sỏi tái plỉảt [14]

Các biện pháp dụ* phòng chung cho mọi loại sỏi
- Uống nhiều nước, đặc biệt lưu ý ở những vùng khí hậu nóng, khơ, hoặc lao
động trong điều kiện nóng bức. Khơng để cơ thể trong tình trạng thiếu nước, làm
nước tiểu bị cơ đặc, các thành phần hịa tan trong nước tiêu dê đạt tới tình trạng bão
hịa. Cần uống trên 2 lít nước mỗi ngày, đảm bảo lượng nước tiểu trên 1,5 lít/ngày.
Nên chia đều trong ngày để uống, để duy trì dịng nước tiều đều đặn trong ngày.
- Uống hoạc ăn các thực phẩm có nhiều chất ức chế tạo sỏi như citrat,
pyrophosphat, magne. Citric acid có nhiêu trong các trái cây họ cam quýt, trong trái
chanh hàm lượng acid citric rất cao. Pyrophosphat có nhiều trong cám gạo, men bia,


8
gạo lứt (gạo xay khơng giã). Magne có nhiều trong các quả màu xanh, gạo lứt, lúa
mì, hạt điều, hạt hạnh nhan, hạt lạc, hạt hướng dương.
- Uông một số dược thảo có tác dụng bài sỏi như nước lá kim tiền thảo, nước
nụ vôi. Đặc biệt nước nụ vối hoặc nước lá vối, đây là loại nước được dùng làm nước

ng giải khát truyền thống, hồn tồn khơng độc hại. Lá nên được thu hái vào mùa
thu và đông rôi ủ cho lên men và phơi khô để bảo quản, nụ được thu hái rôi phơi
khô sao vàng và bảo quản để dùng. Nước nụ vối hoặc lá vối vừa có tính kháng
khn, và theo nghiên cứu của chúng tơi có tác dụng làm tan sỏi và phịng ngừa tạo
sỏi tốt.
- Ăn giảm thịt, tăng rau xanh và trái cây.
- Không nhịn tiểu, càn đi tiểu hết bãi, tránh dể nước tiểu tồn lưu trong bàng
quang.
- Hạn ché bất động lâu, nếu phải bất động lâu cần có biện pháp tập chủ động
những vùng không cần bất động cho người bệnh tại giường. Bất động lâu làm tăng
phân hủy xương, tăng calci máu và calci niệu, đồng thời bất dộng lâu dễ gây ứ đọng
nước tiểu hoặc làm dòng nước tiểu chậm, tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
- I lạn chế dùng thủ thật thông đường tiểu để tránh gây nhiễm khuẩn đường
tiết niệu và làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu.
- Phẫu thuật sửa chữa các dị tật đường tiết niệu như hẹp khúc nối bể thận
niệu quản, sửa chữa van niệu quản bàng quang, giải phóng tắc nghẽn đường tiết
niệu.
- Phát hiện nguyên nhân gây sỏi và điều trị nguyên nhân như: cường chức
năng tuyến cận giáp có thể phải cắt bỏ tuyến cận giáp, điều chỉnh chế độ ăn, dùng
allopurinol trong bệnh gút để làm giảm acid uric máu và acid uric niệu.

Các biện pháp dự phòng riêng cho từng loại sỏi
- Sỏi calci: nước tiểu của những người bệnh này thường có nồng độ cao calci
(cường calci niệu), oxalat, acid uric, nhưng lại có nồng độ thấp citrat (chất ức chế
tạo sỏi). Dự phòng sỏi calci bao gồm hạn chế các nguồn thức ăn có nhiều calci và
oxalat. Calci có nhiều trong tơm, cua, xương và thịt động vật, sữa. Oxalat có nhiều
trong rau bina, rau dền, cây đại hoàng, chocolat, trà, rau mùi tây, củ cải đường, quả
dâu tây, bột mỳ, hạt tiêu, cacao. Acid hóa nước tiểu bằng uống amonium clorid 36g/ngày, citrat magne 0,5-lg/ngày. Phẫu thuật cắt tuyến cận giáp khi có cường chức
năng tuyến cận giáp. Khơng dùng vitamin D hoặc các thuốc làm tăng calci máu như
rocaltrol, miacalcic, calcitriol ở những người bệnh có nguy cơ sỏi calci, nêu cân

dùng phải theo dõi nồng độ calci máu mỗi 2 tuần và điều chỉnh liều lượng thuốc
mỗi 4 tuần để tránh gây tăng calci máu. Có thể cho uống một số chất làm giảm hấp
thu calci của ruột.
- Sỏi struvit (hay sỏi do nhiễm khuẩn, hay sỏi magnesium ammonium
phosphat): loại sỏi này được hình thành do nhiêm khuân đường tiêt niệu với các vi
khuẩn có enzym urease phân giải ure, vì vậy dự phịng chủ u là dự phịng và điều
trị tích cực nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Có thê sử dụng thuốc ức chế enzym urease
như aceto hydroxamic phối hợp khi có nhiễm khuân đường tiết niệu mạn tính, acid
hóa nước tiểu.
- Sỏi acid uric: kiềm hóa nước tiểu bằng bicarbonat hay citrat, giữ nước tiểu
có pH trên 6. Dùng allopurinol để làm giảm acid uric máu và acid uric niệu. Tránh


9
dùng thuốc tăng bài xuất acid uric ra nước tiểu như probenecid. Điều chỉnh chế độ
ăn gơm ăn ít thức ăn có purin, hạn chế uống bia.
- Sỏi cystin: kiềm hóa nước tiểu bằng bicarbonat, dùng thuốc D-penicillamin.

1.2. Thực trạng về tái phát sỏi hệ tiết niệu
Theo nghiên cứu của Safarinejad RM và cộng sự về tỷ lệ mác và các yểu tố
nguy cơ liên quan đến sỏi hệ tiết niệu tại Iran thì tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu ở nam là
6,1% và nữ là 5,3%. Tỷ lệ tái phát trung bình tích lũy là 16% sau 1 năm, 32% sau 5
năm và 53% sau 10 năm [39].
Theo nghiên cứu của Croppi E và cộng sự (2012) trên 1.543 người trưởng
thành được lựa chọn ngẫu nhiên từ dân số trên 25.000 đối tượng ở Florence, Italy
cho kết quả tỷ lệ sỏi thận là 7,5% và khoảng 50% người bệnh tái phát sỏi [27].
Nghiên cứu của Wei-Yi H và cộng sự (2013) cho thấy tỷ lệ tái phát chung ở
thời diêm 1 năm và 5 năm lân lượt là 6,12% và 34,71%, trong đó đối tượng nam có
tỷ lệ tái phát cao hơn đối tượng nữ [44].
Qua khảo sát của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy tỷ lệ tái phát bệnh sỏi thận lên

tới hơn 50% trong vòng 5 năm. Kết quả nghiên cứu của Đặng Tiến Trường năm
2013 chỉ ra rằng yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát sỏi hệ tiết niệu bao gồm ăn nhiều
đạm động vật, canxi, purin, oxalate, lipid, uống ít nước và lạm dụng corticoid [20].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc năm 2016 chỉ ra ràng có mối liên quan
giữa tiền sử sỏi hệ tiết niệu của đối tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu. Tiền sử bản
thân có sỏi hệ tiết niệu mắc sỏi hệ tiết niệu cao gấp 7,14 lần so với tiền sử bản thân
không mắc sỏi hệ tiết niệu (OR: 7,14; 95% CI: 3,30-15,48). Người trưởng thành có
thói quen nhịn tiểu thường xuyên mắc sỏi hệ tiết niệu cao gấp 4,43 lần so với người
trưởng thành không có thói quen nhịn tiểu (OR: 4,43; 95% CI: 2,33-8,42). Người
trưởng thành có thời gian làm việc ngồi trời trên 8 giờ/ngày mắc sôi hệ tiết niệu
cao gấp 3,11 lần so với người trưởng thành có thời gian làm việc ngoài trời dưới 2
giờ/ngàỵ (OR: 4,43; 95% CI: 2,33-8,42). Người trường thành có hoạt động thể lực
nặng mắc sỏi hệ tiết niệu cao gấp 28,59 lần so với người trường thành không hoạt
động thể lực (OR: 28,57; 95% CI: 5,59-146,05) [16].

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nưóc
L3.1. Các nghiên cứu trên thế giói
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về sỏi hệ tiêt niệu đã được tiên hành, có
thể điểm lại một số dề tài như sau:
Nghiên cứu của Kalyani Pethiyagoda (2016) tiến hành trên 290 người bệnh
được chọn ngâu nhiên tại bệnh viện Peradeniya-Sri Lanka cho kêt quả như sau:
Điểm kiến thức trung bình của người bệnh về phịng tái phát sỏi tiêt niệu là
9,03±2,14. Có 36,81% người bệnh biết các triệu chứng lâm sàng của bệnh; 85,9%
cho ràng nước cứng có thể gây sỏi hệ tiết niệu; 35,4% cho rằng thói quen ăn uống
có liên quan đến sự hình thành sỏi. về thực hành, có 275 người bệnh đơng ý răng
uống nhiều nước sẽ tránh hình thành sỏi nhưng trong sơ đó chỉ có 17,9% biêt được
chính xác lượng nước cần uống trong một ngày. Những người bệnh có tiên sử sỏi hệ
tiết niệu thực hành tốt hơn (45,19%) so với những người bệnh khơng có sỏi
(39,02%) [34].
Theo Derek Bos nghiên cứu về kiên thức, thái độ và mơ hình thực hành giữa

các nhà cung cáp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vê phịng tái phát sỏi thận ờ miền Bắc
Ontario năm 2014 cho kết quả như sau: Có 75% đơi tượng xác định chính xác lượng


10
nước tiểu nhiều là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa sỏi tái phát; 70% người
được hỏi nhận thức được các bệnh đi kèm có liên quan làm tăng khả năng hình
thành sỏi; 7% trả lời chính xác loại sỏi hay tái phát nhất; Hơn 50% có kiến thức
đúng vê chê độ ăn hạn chế muối, về thực hành, đa số những người được hỏi dồng ý
sửa đôi lôi sông; 69% thây được tầm quan trọng của việc duy trì lượng canxi bình
thường trong phịng ngừa sỏi tái phát; 44% phủ nhận việc cần hạn chế lượng protein
động vật và chỉ có 20% đối tượng đồng ý với hướng dẫn cung cấp lượng chất lỏng
cân thiêt trong ngày. Thái độ của hâu hêt những người được hỏi liên quan đên vai
trò của chế độ ăn giàu oxalate và chế độ ăn muối không tương đồng với những kiến
thức dựa trên bằng chứng hiện tại. Những thực phẩm giàu oxalate bao gồm rau, bia,
socola và trà...đóng vai trị khơng thể thiếu trong hình thành sỏi canxi oxalate. Do
đó khuyến cáo hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này [26].
Nghiên cứu của Qaseem A (2014) tại Hoa Kỳ về chế độ ăn phòng tái phát sỏi
hệ tiết niệu cho kết quả như sau: Có 20% người bệnh bị tái phát sỏi trong số những
người bệnh có chế dộ ăn với lượng Canxi bình thường, hạn chế protein động vật và
hạn chế muối; 38,3% người bệnh tái phát sỏi trong số những người bệnh có chế độ
ăn chỉ kiểm sốt lượng Canxi; tỷ lệ người bệnh có sỏi Canxi oxalate tái phát ở nhóm
thực hiện chế độ ăn đa thành phần với lượng' Canxỉ bình thường (1200mg/ngày)
thấp hơn nhóm thực hiện chế đọ ăn ít Canxi (400mg/ngày) [37].
L3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Theo Nguyễn Thị Thu Hương và cs (2018) nghiên cứu mô tả cat ngang trên
240 người bệnh sỏi hệ tiết niệu về thực trạng kiến thức phòng tái phát bệnh cho kết
quả: 30,4% NB trả lời đúng về hạn chế thức ăn giàu đạm; 32,5% trả lời đúng về hạn
chế thực phẩm chứa nhiều Canxi. Người bệnh nên tăng cường các loại rau xanh và
hoa quả chứa nhiều chất xơ giúp tiêu hóa nhanh, giảm tái hấp thu oxalat từ ruột để

tạo nên sỏi. Nhưng chỉ có 60,8% người bệnh có kiến thức về điều này. cỏ 39,2%
NB cho rằng nên giảm lượng muối ăn hàng ngày để giảm lượng oxalate trong nước
tiểu, từ đó giảm nguy cơ sỏi tái phát. NB phải hạn chế uống cà phê, trà đặc vì chúng
chính là ngun nhân làm cơ thể mất nước khiến sỏi hệ tiết niệu tái phát nhưng chỉ
có 50,4% kiến thức đúng điều này. Có 49,2% cho ràng ít vận động sẽ hạn chê hâp
thu Canxi khiển nồng độ Canxi trong nước tiểu tăng lên gây lắng đọng và tạo sỏi.
Khi xét các yếu tố ảnh hường đến kiến thức của người bệnh cho thấy có 4 yếu tố
liên quan là nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian mắc sỏi và nhận được thông tin
GDSK [10], [11]
Theo nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự (2013) cho thây nữ giới cỏ
nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn 1,5 lần so với nam giới và sự khác biệt này là có
ý nghĩa thống kê. Nhóm tuổi cũng là yếu tố tác động tới nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Đối tượng có dộ tuổi càng cao thì có nguy cơ măc bệnh sỏi thận cao hơn so với
những người ít tuổi hơn. Người dân khơng có kiên thức vê phịng bệnh sỏi thận thì
có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cao hơn so với những người có kiên thức. Sự khác
biệt này trong nghiên cứu của chúng tơi là có ý nghĩa thơng kê. Kêt quả nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng bên cạnh yếu tố khơng có kiến thức về phịng chống bệnh sỏi thận
thì các yếu tố về thói quen hút thuốc, uống rượu bia cũng tác động đến nguy cơ mắc
bệnh sỏi thận của người dân. Người có thói quen hút thc lá có nguy cơ măc bệnh
sỏi thận cao hơn 1,5 lần so với những người khơng có thói quen hút thc lá. Tỷ lệ
người dân sử dụng rượu bia có nguy cơ măc bệnh sỏi thận cao hơn 3,5 lân so với


11
những người khơng có thói quen sử dụng rượu bia. Hút thuốc lá cũng như thói quen
sử dụng rượu bia làm chậm q trình lưu thơng máu đến các cơ quan quan trọng
như thận và làm trầm trọng hơn các vấn đề dang có ở đây, đồng thời làm tăng nguy
cơ suy giảm chức năng thận. Luyện tập thể lực hàng ngày và thực trạng sử dụng rau
củ, quả trong bữa ăn là những thói quen có mối liên quan chặt chẽ đến nguy cơ mắc
bệnh sỏi thận. Những người có thói quen ăn rau, củ, quả < 300 gr/ngày có nguy cơ

măc bệnh sỏi thận cao hơn 1,6 lân so với nhũng người có thói quen ăn rau củ quả >
300 gr/ngày. Người dân khơng có thói quen luyện tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh
sỏi thận cao hơn 1,3 lần [12].
Theo Nguyễn Thị Ngọc khi tiến hành nghiên cứu tình hình mắc sỏi hệ tiết
niệu ở người trưởng thành tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
thấy rằng tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu tại 6 phường của quận Thủ Đức là 9,69%; nhóm
tuổi mắc sỏi hệ tiết niệu cao nhất là nhóm 30 - 59 tuổi chiếm 26%, đây là nhóm tuổi
cịn đang trong độ tuổi lao động nên có thể việc di khám hoặc tầm soát bệnh sỏi hệ
tiết niệu chưa được chú trọng. Trong khi đó nhóm tuổi mắc sỏi hệ tiết niệu thấp nhất
là từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ 5,41%, điều này có thể lý giải là đối tượng người già,
lớn tuổi đa số khơng cịn phải lao động kiếm sống, nên họ có thời gian thường
xuyên đi khám, tầm kiểm soát bệnh và điều trị sớm, đồng thời họ có ý thức nhiều
hơn trong việc diều chỉnh lối sống, thói quen ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt và tập
thể dục đều đặn. Đa số các trường hợp sỏi hệ tiết niệu đều khơng có triệu chứng lâm
sàng (chiếm 73,2%), trong khi đó chỉ có 26,8% trường hợp sỏi có triệu chứng. Như
vậy, tần suất sỏi khơng triệu chứng (hay cịn gọi là sỏi im lặng) chiếm tỷ lệ khá cao,
đây cũng là yếu tố khiến người bệnh chủ quan khơng đi khám, tầm kiểm sốt và
phát hiện sớm sỏi hệ tiết niệu. Có mối liên quan giữa tiền sử sỏi hệ tiết niệu cùa đối
tượng nghiên cứu và sỏi hệ tiết niệu. Đối tượng có tiền sử sỏi hệ tiết niệu có tỷ lệ
mắc sỏi hệ tiết niệu cao (35,96%), khơng có tiền sử có tỷ lệ sỏi chiếm 7,13%. Tỷ lệ
sỏi hệ tiết niệu ở nhóm có tiền sử gia đình mắc sỏi hệ tiết niệu chiếm 20,39%;
khơng có tiền sử gia đình mắc sỏi có tỷ lệ sỏi hệ tiết niệu chiếm 8,46%. Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [16].
Theo Nguyễn Đức Nghiêm (2016), nghiên cứu tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu và
một số yếu tố nguy cơ ở người trường thành tại huyện Cam Lộ - Quảng Trị bằng hai
phương pháp nghiên cứu cẳt ngang và bệnh chứng cho kết quả: Tỷ lệ hiện măc sỏi
hệ tiết niệu là 8,48%. Tuổi: các nhóm tuổi khác nhau có tỷ lệ măc sỏi hệ tiêt niệu
khơng khác nhau. Giới tính: Nam và nữ có tỷ lệ mắc sỏi hệ tiết niệu khơng khác
nhau. Vị trí có sỏi: thận (95,16%); niệu quản (6,45%); bàng quang (3,23%) [17].
Như vậy các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tỷ lệ mắc sỏi

hệ tiết niệu, phân tích các yếu tố nguy cơ, tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm
sàng của NB sỏi hệ tiết niệu. Một số nghiên cứu tiên hành mô tả thực trạng kiên
thức phòng tái phát sỏi của người bệnh và chỉ ra kiên thức của người bệnh trong
lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Mặt khác, giáo dục sức khỏe là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhằm thay đồi
kiến thức, thái độ và thực hành của con người, góp phân giúp mọi người chù động
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tiến hành can
thiệp giáo dục sức khỏe để thay đổi thực trạng trên và cũng khơng có nghiên cứu
nào đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành vê phòng tái sỏi hệ tiêt niệu của người
bệnh sau can thiệp giáo dục sức khỏe.


12

1.4. Biện pháp can thiệp thay đổi kiến thúc và thực hành về phòng tái phát sỏi
hệ tiết niệu: Truyền thong giáo dục sức khỏe
Giáo dục sức klìỏe là quá trình tác động nhàm thay đổi kiến thức, thái độ và
thực hành của con người.
Giáo dục sức khoẻ nhàm giúp cho mọi người có kiến thức tối thiểu và cơ bản
nhát đê họ có thê tự phịng bệnh cho mình, cho gia đình, người thân và cho xã hội;
đê họ có thê xử trí đúng khi bị ơm đau, bệnh tật và đê họ thay đôi những cách nghĩ
và nêp sơng có hại cho sức khoẻ. Với vai trị quan trọng như thê, trong các hoạt
động chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhất là tại tuyến y tế cơ sở, công tác truyền thông
giáo dục sức khoẻ được xếp vào Chuẩn 1, Chuẩn quốc gia về y tế theo Quyết dịnh
so 370/2002/QĐ-B YT của Bộ Y tế

Các phưoĩig pháp truyền thơng giáo dục sức khỏe
• Phương pháp gián tiếp (sù dụng nguồn thơng tin đại chủng)

-















-

Ưu điểm: Phương pháp này có khả năng truyền tin nhanh, nhạy, rộng khắp
những khối lượng thông tin lớn với quảng đại quần chúng.
Hạn chế: Các phương tiện thơng tin đại chúng chỉ có khả năng cung cấp về
mặt kiến thức thuần tuý một chiều cho nên phương pháp này ít làm thay đồi
hành vi sức khỏe, đặc biệt ờ khía cạnh thái độ và thực hành.
Phương pháp trực tiếp.
Ưu điểm: Là phương pháp tốt nhất để làm thay đổi hành vi sức khỏe của đối
tượng giáo dục.
Hạn chế:
Khơng có đủ số người cỏ khả năng để sẵn sàng đáp ứng với các yêu cầu của
việc Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào người làm công tác
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
Các phương pháp giáo dục sức khỏe trực tiếp thường áp dụng ở cộng đằng.

Tổ chức nói chuyện giáo dục sức khỏe.
Đối tượng Truyền thông - GDSK trực tiếp được nghe những thông tin mới ỉ
nhất về vấn đề sức khỏe có liên quan tới bản thân, gia đình và cộng đồng của
đối tượng.
Tác dụng chủ yếu là có thể làm thay đổi nhận thức và giúp đối tượng suy
nghĩ hướng tới việc thay đổi thái độ và hành vi..
Tuy nhiên để đối tượng thật sự thay đổi được hành vi, cần phải kết hợp với
nhiều biện pháp giáo dục và sự hỗ trợ khác.
Tổ chức Truyền thông - Giáo dục sức khỏe thơng qua thảo luận nhóm
Hình thức GDSK rất có hiệu quả trong cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đâu.
Mục đích: Nêu ra ý kiến từ suy nghĩ và kinh nghiệm của mình; Mờ rộng và
thay đổi những ý kiến của họ và họ sẽ thâỵ sáng tỏ vê các quan diêm, thái độ,
giá trị và các hành vi của họ; Thông nhât các giải pháp, các hành động đê
giải quyết vấn đề trong một số trường hợp nhất định.


13

1.5. Khung lý thuyết

(Theo mơ hình niềm tin sức khịe, Becker)

1.6. Tóm tắt địa bàn nghiên cứu
Nam Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định tiếp
giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía
tây bắc và giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đơng. Diện tích khoảng 1.669 km2 chia
thành 10 đơn vị hành chính, dân số là 1.833.500 người.
Nam Định có 8 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh và 11 bệnh viện
đa khoa huyện, thành phố. Trong đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh
viện loại 1. Nằm trên diện tích 2.7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, Bệnh viện

đa khoa tỉnh Nam Định có quy mơ hơn 700 giường bệnh với 07 phòng chức năng,
21 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng với tồng số hơn 700 y, bác sĩ và điều
dưỡng viên. Hàng năm bệnh viện thực hiện hơn 6000 ca phẫu thuật bằng các kỹ
thuật tiên tiến của tuyến trung ương. Theo quy hoạch tổng thể ngành Y tế Nam
Định đến năm 2020 bệnh viện nâng cấp lên 1000 giường nhằm đảm bảo khám chữa
bệnh cho nhân dân vùng nam đồng bằng sông Hồng.
Khoa Ngoại Thận tiết niệu của bệnh viện là nơi điều trị chính cho người
bệnh có sỏi hệ tiết niệu. Theo thống kê của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp từ 1/1/2019
đến 1/9/2019 có 275 người bệnh có sỏi hệ tiêt niệu được điều trị tại khoa. Như vậy
trung bình mỗi tháng có khoảng 30 người bệnh có sỏi hệ tiêt niệu năm điều trị tại
khoa. Từ đó có thể thấy lượng người bệnh có sỏi hệ tiêt niệu trên địa bàn tỉnh Nam
Định là tương đối lớn. Điều này đòi hỏi phải nâng cao kiên thức, thực hành trong
chăm sóc và phịng tái phát bệnh để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
có sỏi hệ tiết niệu


14

Chưong 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đơi tưọng nghiên cứu: Người bệnh được chẩn đốn có sỏi hệ tiết niệu đang
điêu trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng
2/2020 đến tháng 5/2020.

Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Tất cả những người bệnh được chẩn đốn có sỏi hệ tiết niệu.
- Những người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Người bệnh có khả năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt

bình thường).

Tiêu chuẩn loại trù’
Người bệnh đã tùng tham gia một chương trình giáo dục có nội dung tương tự.

2.2. Thòi gian và địa điểm nghiên cứu
Thòi gian: Từ tháng 11/2019 đến tháng 12/2020
Địa điểm: Khoa Ngoại Thận tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
2.3. Phuong pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp trên một nhóm có đánh giá trước
và sau can thiệp.

Hình 2.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu

Qui trình can thiệp:
- Đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu (đánh
giá lần 1) bằng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được xây dựng trước dựa trên hướng dân
của Bộ Y tế về phòng tái phát sỏi hệ tiêt niệu (2016), được thực hiện vào thời diêm
sau khi người bệnh vào viện 1 ngày.
- Tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe cho từng đôi tượng nghiên cứu vào
thời điểm ngay sau đánh giá lần 1. Đối tượng nghiên cứu còn thiếu, yêu ở khâu nào
về phòng tái phát bệnh sẽ được tư vân trực tiêp và phát tờ rơi kèm theo (Phụ lục 3).
- Đánh giá lại kiến thức của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 2) bằng bộ
câu hỏi phỏng vấn giống lần 1 nhằm so sánh sự thay đổi kiến thức và thực hành về


15
phòng tái phát bệnh của ĐTNC trước và sau can thiệp, được tiến hành trước khi
người bệnh ra viện 1 ngày.
- Đánh giá lại kiến thức của đối tượng nghiên cứu (đánh giá lần 3) bàng bộ

câu hỏi phỏng vấn giống làn 1 nhằm so sánh sự thay đổi kiến thức và thực hành về
phòng tái phát bệnh của ĐTNC trước và sau can thiệp, được tiến hành sau can thiệp
giáo dục 01 tháng.
Nội dung can tliiệp: Giáo dục sức khỏe cho người bệnh có sỏi hệ tiết niệu kiến
thức và thực hành về phòng tái phát bệnh (phụ lục 2) theo hướng dẫn của Bộ Y Tế
(2016) bao gồm các nội dung sau:
- Kiến thức chung về bệnh.
- Kiến thức phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu.
- Thực hành phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu.
Ngtròi can thiệp: chủ đề tài nghiên cứu và cộng sự (5 điều dường của khoa Ngoại
Thận - tiết niệu đã được tập huấn kỹ về cách thức lấy số liệu và nội dung can thiệp
giáo dục sức khỏe)

2.4. Mầu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu
n

_ [Z(l-g)VPo(l-Po)+Z(l-/?)VPl(l-Pl) l2
(Po-Pi)2

Trong đó:
- n là số đối tượng tham gia nghiên cứu
- z (1-a) là giá tri z thu được từ bảng z tương ứng với giá trị a. Với lực mẫu
90% (P = 0,1), mức ý nghĩa 95% (a = 0,05), tương đương với z (1-a) = 1,65 và z
(1-0) =1,29.
- Po là tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt trước can thiệp. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hương tại Nam Định năm 2018 tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt
trước can thiệp chiếm 40,05 [10]. Do đó lấy Po = 0,4
- Pi là tỷ lệ đối tượng có kiến thức dạt sau can thiệp. Ước tính nghiên cứu

của chúng tơi tỷ lệ dối tượng có kiến thức đạt sau can thiệp chiếm khoảng 60%. Do
đó lấy Pi = 0,6.
Thay vào cơng thức trên có n = 52.
Cộng thêm 10% sai số nên lấy n = 57
2.4.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu
Chọn mẫu thuận tiện. Theo số liệu thống kê của Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
ước tính mỗi tháng có khoảng 30 người bệnh có sỏi hệ tiết niệu năm điều trị tại
khoa. Để loại trừ trường hợp người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc
bỏ cuộc trong đánh giá lần 2 và lần 3 nên chúng tơi chọn tồn bộ người bệnh có sỏi
hệ tiết niệu điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ
tháng 02 đến tháng 4/2020. Trong thời gian này có 65 NB nằm điều trị nội trú tại
khoa nhưng chỉ có 60 NB đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.5. Phuong pháp thu thập số liệu
Thời gian nằm viện của người bệnh có sỏi hệ tiết niệu trung bình khoảng 7
ngày và thời gian tái khám là khoảng 1 tháng sau khi ra viện. Do đỏ chúng tôi sẽ
tiến hành thu thập số liệu như sau:


16
- Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn với nội dung giống nhau cho 3 lần đánh giá:
trước và sau can thiệp.
- Các bước thu thập số liệu
+ Bước 1: Lựa chọn các đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn.
+ Bước 2: Giới thiệu mục đích, ý nghĩa, phương pháp và quyền lợi của người
tham gia nghiên cứu. Nêu đông ý, đôi tượng nghiên cứu ký vào bản đồng thuận và
được phổ biển về hình thức tham gia nghiên cứu.
+ Bước 3: Đánh giá kiến thức, thực hành của dối tượng nghiên cứu vào thời
diêm sau khi người bệnh nhập viện 01 ngày bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
từng người bệnh, sử dụng bộ câu hỏi được xây dựng trước dựa trên hướng dẫn của

Bộ Y Tế về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu (2016) (đánh giá lần 1: T1)
+ Bước 4: Can thiệp giáo dục sức khỏe ngay sau đánh giá lần 1 bằng cách
cung câp nội dung kiên thức, thực hành còn thiếu, ỵếu (dựa trên những nội dung đối
tượng nghiên cứu điền trong phiếu điều tra sẽ thấy được các câu trả lời sai hoặc
thực hiện sai) về phòng tái phát bệnh cho từng đối tượng nghiên cứu ngay tại khoa
phòng nơi người bệnh nằm điều trị.
+ Bước 5: Đánh giá lại kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu vào
thời điểm trước khi người bệnh ra viện 1 ngày bằng bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn bị
trước giống lần 1 (đánh giá lần 2: T2).
+ Bước 6: Trước thời điểm khám lại 1 ngày theo lịch hẹn của bác sỹ, nhà
nghiên cứu gọi điện nhắc NB đến khám. Sau khi NB khám, siêu âm và xét nghiệm
xong, trong lúc chờ bác sỹ tư vấn và kê đơn, nghiên cứu viên tiến hành đánh giá lại
kiến thức và thực hành về phòng tái phát sỏi của người bệnh bằng bộ câu hỏi phỏng
vấn chuẩn bị trước giống lần 1 (đánh giá lần 3: T3). Trong nghiên cứu nàỵ có 48
NB tái khám và 12 NB không tái khám. Với 12 trường hợp này, chúng tôi tiến hành
phỏng vấn trực tiếp 5 NB tại nơi họ sinh sống và phỏng vấn 7 NB qua điện
thoại, zalo...
- Chúng tôi tiến hành phỏng vấn và can thiệp giáo dục sức khỏe cho từng
người bệnh ngay tại khoa phòng nơi người bệnh nằm diều trị. Dựa vào câu trả lời
của NB trong phỏng vấn lần thứ nhất, chúng tơi sẽ thấy được những điểm cịn yếu,
thiếu của họ để tư vấn trực tiếp và phát tờ rơi kèm theo vào thời điểm ngay sau khi
vừa phỏng vấn lần thứ nhất xong. Thời gian để tiến hành 1 lần phỏng vấn khoảng
20 phủt/người và thời gian can thiệp GDSK khoảng 30 phút/người. Như vậy tổng
thời gian cho phỏng vấn lần 1 và GDSK là 50 phút/người. số lượng NB vào viện
mỗi ngày là khác nhau. Có những ngày chỉ có 1 NB vào viện nhưng có những ngàỵ
có tới 6 NB vào viện. Do đó nhóm nghiên cứu của chúng tơi cần phải có 6 người để
đảm bảo thu thập số liệu và can thiệp GDSK đúng thời điểm đã đặt ra.

2.6. Các biến số nghiên cứu
- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gơm: Tuổi, giới tính, trình độ văn

hóa, nghề nghiệp, địa chỉ, thời gian bị sỏi hệ tiết niệu, số lân tái phát.
- Kiến thức về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu
- Thực hành phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu.

2.7. Các khái niệm, thưóc đo, tiêu chuẩn đánh giá
Bộ cơng cụ được nhà nghiên cứu xây dựng, phát triên dựa trên các cơ
sở sau:
- I-Iướng dẫn phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu của Bộ Y Tế năm 2016.


17

-

Đe tài nghiên cứu của tác giả Derek Bos và cộng sự năm 2014 [26].
Bộ công cụ gồm 4 phần:

- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cửu.
Gôm 7 câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu các thồng tin cá nhân của đối tượng
nghiên cứu (ti, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở, thời gian bị sỏi hệ
tiêt niệu, sô lân tái phát bệnh). Các thông tin này giúp phân loại đối tượng nghiên
cứu theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp...

- Phần 2: Kiến thức chung về sỏi hệ tiết niệu
Phân này gôm 5 câu hỏi liên quan đến kiến thức của người bệnh về sỏi hệ tiết
niệu: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, biến chứng... Đối tượng nghiên cứu sẽ
đưa ra ý kiên của mình về các quan điểm dó. Sau đỏ chúng tơi đánh giá bằng cách
cho điểm theo từng câu hỏi để tìm điểm trung bình kiến thức.

- Phần 3: Kiến thức phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu

Phần này gồm 15 câu hỏi liên quan đến kiến thức của người bệnh về chế độ
ăn uống và lối sống để phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu. Đối tượng nghiên cứu sẽ đưa
ra ý kiến của mình về các quan điểm đó. Sau đó chúng tơi đánh giá bằng cách cho
điểm theo từng câu hỏi để tìm điểm trung bình kiến thức.

- Phần 4: Thực hành phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu
Phần này gồm 12 câu hỏi liên quan đến thực hành của người bệnh để phòng
tái phát sỏi hệ tiết niệu: số lượng thực phẩm các loại sử dụng trong ngày, thói quen
sinh hoạt... Dựa trên câu trả lời của đối tượng nghiên cứu, nhà nghiên cứu sẽ cho
điểm theo từng nội dung rồi tính ra điểm trung bình thực hành và phân loại.

Kiểm tra tính giá trị của thang đo:
Quy trình kiểm tra tính giá trị của thang đo được thực hiện theo hướng dẫn
của Polit DF và cộng sự năm 2007 [36]. Theo đó chỉ số hiệu lực (Content Validity
Index - CVI) được sử dụng để đánh giá tính giá trị của thang đo. Nghiên cứu đã mời
03 chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu kiểm tra độc lập tính giá trị về nội
dung, ngơn ngũ’ và đáp án gợi ý trả lời của bộ công cụ thu thập số liệu (phiếu đánh
giá tính giá trị của bộ công cụ với thang Likert 4 điểm tương ứng với 4 mức độ
trong phụ lục VI). Các thành viên trong nhóm chun gia được lựa chọn gơm 02
thạc sỹ y học ngoại khoa và 01 thạc sỹ điều dưỡng có kinh nghiệm, chun mơn vê
ngoại khoa. Các câu hỏi trong bộ công cụ sẽ được điêu chỉnh cho phù hợp theo
nhận xét của các chuyên gia.
Kết quả chỉ số CVI trung bình của thang đo đạt 0,8 cao hơn so với mức tối
thiểu là 0,78 mà Polit DF đề xuất

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo
Các thang đo tiến hành kiểm tra độ tin cậy gồm: Kiến thức về bệnh, kiến
thức và thực hành về phòng tái phát sỏi hệ tiết niệu.
Bước’ 1: Tiến hành điều tra trên 30 người bệnh điều trị nội trú tại khoa Ngoại
Thận tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định theo tiêu chuẩn lựa chọn trong

khoảng thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020 bằng bộ câu hỏi cần kiểm tra.
Bước 2: Quản lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
Bước 3: Sử dụng hệ số Cronback’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các
thang đo. Kết quả hệ số Cronback’s Alpha của kiên thức = 0,8; của thực hành =
0,83. Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, hệ sô Cronback’s
Alpha của các thang đo không nên thấp hơn 0,6 [22]. Do dỏ, bộ công cụ này đạt yêu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIÊU dương]
nầm định_____

THƯVIỆNI


18
cầu về độ tin cậy.

Cách thức tính điểin
- Đối tượng nghiên cứu tham gia trả lời phiếu điều tra với mỗi câu trả lời
đúng được 1 diêm, trả lời sai hoặc không biết được 0 điểm. Phiếu điều tra gồm 20
câu hỏi liên quan dên kiên thức của người bệnh và 12 câu hỏi liên quan đến thực
hành của người bệnh. Trong đó có 3 câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi nội dung NB trả
lời đúng được 1 diêm. Tổng điểm của 3 câu hỏi nhiều lựa chọn là 12 điểm. Tổng
điểm kiến thức tối đa 29 điểm và tổng điểm thực hành tối đa là 12 điểm.
- Ap dụng phân loại kiên thức trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hương
(2018), phân loại kiến thức của người bệnh gồm 2 mức: đạt và không đạt [10]
+ Kiên thức mức độ đạt khi người bệnh đạt >50% tổng số điểm (>15 điểm).
+ Kiến thức mức dộ không đạt khi người bệnh đạt <50% tổng số điểm.
- Phân loại thực hành:
+ Thực hành mức độ đạt khi người bệnh đạt > 50% tổng số điểm
+ Thực hành mức độ không đạt khi: khi người bệnh đạt <50% tổng số điểm.
- Đánh giá sự thay đổi sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp dựa trên

sự chênh lệch về tỷ lệ trả lời đúng đối với mỗi nội dung đánh giá.

2.8. Phuong pháp phân tích số liệu
- Nhập liệu, làm sạch và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Phân tích mơ tả tan số, tìm hiểu thực trạng kiến thức về phòng tái phát bệnh
của người bệnh sỏi hệ tiết niệu.
- Tính các giá trị phần trăm, giá trị trung bình trước và sau can thiệp, t-test
được dùng để so sánh các giá trị trung bình, X2 để so sánh 2 tỷ lệ.

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Nghiên cứu nàỵ tiến hành thu thập số liệu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam
Định sau khi được sự đồng ý và cho phép của Ban giám đốc bệnh viện.
- Nghiên cứu được Hội đồng xét duyệt đề cương trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định nhất trí thơng qua.
- Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng về
mục đích, nội dung nghiên cứu và đối tượng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ sử dụng phiếu điều tra cho đối tượng nghiên cứu, không
gây tác động trên đối tượng nghiên cứu.
- Tất cả các thông tin thu được từ đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục
đích nghiên cứu mà khơng phục vụ cho các mục đích khác.
- Mọi thơng tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số
Do sự hạn che về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu nên có thể gặp
tình trạng sai số thơng tin. Chúng tơi khắc phục sai số này bằng cách:
- Thiết kế phiếu điều tra với các câu hỏi dễ hiểu, sử dụng từ ngữ đơn giản, rõ
ràng, có hướng dẫn chi tiết về cách điền phiếu.
- Tiến hành điều tra thử trên 30 đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn lựa
chọn để xác định tính giá trị và độ tin cậy của bộ công cụ.
- Kiểm tra kỹ các phiếu để đảm bảo đủ thông tin trước khi nhập vào

phần mềm.
- Tập huấn kỹ điều tra viên về cách thức lấy sổ liệu và nội dung can thiệp
giáo dục sức khỏe trước khi tiến hành nghiên cứu.


×