BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ CẢNH
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ CẢNH
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NĂM 2018
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số
: 60720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Trần Quỳnh Anh
2. PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương
HÀ NỘI – 2019
LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban
lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng Quản lý đào tạo
Sau đại học của trường Đại học Y Hà Nội, Phòng đào tạo – Quản lý khoa học –
Hợp tác quốc tế của Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Bộ môn Sức
khỏe môi trường cũng như toàn thể các thầy cô trong Viện đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn
thành luận văn này.
Với tất cả sự kính trọng và tình cảm sâu sắc nhất, em xin bày tỏ lòng biết ơn
với PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương và đặc biệt là T.S Trần Quỳnh Anh, đã giúp
đỡ cho em rất nhiều từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương, chỉnh sửa
cho đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế Thường Tín, các bạn
đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa
học này.
Xin cảm ơn tập thể các bạn lớp Cao học 26 YTCC đã cùng nhau học tập và
giúp đỡ trong 2 năm học vừa qua.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Cảnh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Cảnh, học viên cao học khóa 26, Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô
T.S Trần Quỳnh Anh và PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Cảnh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BV
Bệnh viện
BYT
Bộ Y tế
CBYT
Cán bộ y tế
CSYT
Cơ sở y tế
CTYT
Chất thải y tế
CTRYT
Chất thải rắn y tế
CTRYTNH
Chất thải rắn y tế nguy hại
Human Immunodeficiency Virus
HIV
QLCTRYT
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)
Quản lý chất thải rắn y tế
World Health Organization
WHO
(Tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất thải rắn Y tế .............................................3
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 3
1.1.2. Quản lý chất thải y tế bao gồm ................................................................... 3
1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế .................................................................... 6
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế ...................................................................11
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................. 11
1.2.2. Tại Việt Nam ............................................................................................ 12
1.3. Kiến thức của CBYT và một số yếu tố liên quan……………………………..17
1.4. Thông tin chung về các bệnh viện tham gia nghiên cứu……………………....19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................21
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................21
2.2.1. Mục tiêu 1 ................................................................................................. 21
2.2.2. Mục tiêu 2 ................................................................................................. 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 21
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu ............................................................................... 21
2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu .................................................................................23
2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin ..............................................................23
2.5.1. Thông tin về thực trạng QLCTRYT tại các BV ....................................... 23
2.5.2. Thông tin về đánh giá kiến thức của CBYT về QLCTRYT..................... 23
2.5.3. Quy trình thu thập thông tin ..................................................................... 26
2.6. Sai số và cách khắc phục ....................................................................................27
2.7. Quản lý và phân tích số liệu ...............................................................................28
2.8. Đạo đức nghiên cứu ...........................................................................................28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................29
3.1. Thông tin chung về các bệnh viện .....................................................................29
3.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế..................................................................30
3.2.1. Công tác tổ chức thực hiện QLCTRYT tại các Bệnh viện ....................... 30
3.3. Kiến thức của CBYT về QLCTRYT .................................................................37
3.3.1. Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu .................................... 37
3.3.2. Kiến thức của CBYT ................................................................................ 38
3.3.3. Kiến thức của CBYT và một số yếu tố liên quan ..................................... 48
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................52
4.1. Thực trạng QLCTRYT tại các BV ...................................................................523
4.2. Kiến thức của CBYT tại các BV triển khai nghiên cứu .....................................54
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức của CBYT .............................................62
4.4. Hạn chế của nghiên cứu .....................................................................................64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Dự báo khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ......................6
Bảng 1.2:
Nguy cơ tổn thương và lây nhiễm qua các vật sắc nhọn ......................8
Bảng 1.3:
Một số nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại CTYT .................9
Bảng 1.4:
Khối lượng CTRYT, CTYTNH tại các địa phương năm 2014...........15
Bảng 2.1:
Địa điểm triển khai nghiên cứu ...........................................................22
Bảng 2.2
Cách tính điểm đạt từng phần kiến thức của CBYT về QLCTRYT...24
Bảng 3.1:
Thông tin chung về các BV tham gia nghiên cứu ...............................29
Bảng 3.2:
Thông tin về công tác quản lý chất thải rắn y tế .................................33
Bảng 3.3:
Lượng CTRYT phát sinh tại các BV...................................................35
Bảng 3.4:
Thông tin chung của CBYT tham gia nghiên cứu ..............................37
Bảng 3.5:
Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế ................................................38
Bảng 3.6:
Kiến thức về phân định chất thải rắn y tế ............................................40
Bảng 3.7:
Kiến thức về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTRYT ....................41
Bảng 3.8:
Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế .............................................42
Bảng 3.9:
Kiến thức về thu gom chất thải y tế ....................................................43
Bảng 3.10:
Kiến thức về lưu giữ chất thải y tế ......................................................44
Bảng 3.11:
Kiến thức về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô
hình cụm cơ sở y tế .............................................................................45
Bảng 3.12:
Kiến thức về xử lý chất thải y tế nguy hại ..........................................46
Bảng 3.13:
Mối liên quan giữa kiến thức của CBYT về QLCTRYT và một số yếu
tố nhân khẩu học, trình độ, thâm niên, công tác tập huấn ...................48
Bảng 3.14:
Kiến thức của CBYT tại các đơn vị nghiên cứu…………………….49
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.
Quy trình quản lý chất thải rắn y tế………………………………6
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kiến thức chung về quản lý chất thải rắn y tế ......................... 39
Biểu đồ 3.2: Kiến thức về QLCTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế. 39
Biểu đồ 3.3: Kiến thức chung về phân định chất thải rắn y tế ..................... 40
Biểu đồ 3.4: Kiến thức chung về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải
y tế ........................................................................................... 41
Biểu đồ 3.5: Kiến thức về phân loại chất thải rắn y tế ................................. 42
Biểu đồ 3.6: Kiến thức chung về thu gom chất thải y tế .............................. 43
Biểu đồ 3.7: Kiến thức chung về lưu giữ chất thải y tế ............................... 44
Biểu đồ 3.8: Kiến thức chung về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý
theo mô hình cụm cơ sở y tế.................................................... 45
Biểu đồ 3.9: Kiến thức về vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo
mô hình tập trung..................................................................... 46
Biểu đồ 3.10: Kiến thức chung về xử lý chất thải y tế nguy hại .................... 47
Biểu đồ 3.11: Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nói chung ................... 47
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.
Thùng phân loại rác tại xe tiêm ............................................................31
Hình 3.2.
Thùng phân loại rác tại các phòng chức năng ......................................31
Hình 3.3.
Khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại ...............................................31
Hình 3.4.
Khu vực lưu giữ chất thải tái chế ..........................................................32
Hình 3.5.
Phân khu lưu giữ riêng từng loại chất thải............................................32
Hình 3.6.
Tủ lạnh bảo quản chất thải giải phẫu ....................................................33
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất thải y tế (CTYT) nhận
được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành liên quan. Mới đây,
thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý
chất thải y tế được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2016, thay thế
cho Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban
hành quy chế quản lý chất thải y tế để phù hợp hơn với tình hình quản lý chất thải y
tế trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, trong quá trình chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân, các cơ sở Y tế (CSYT) cũng đã thải ra một lượng lớn những
chất thải Y tế, đặc biệt chất thải Y tế nguy hại (CTNH), trong đó chất thải rắn
(CTR) phát sinh từ hoạt động y tế, cùng với sự gia tăng giường bệnh điều trị, khối
lượng CTR có chiều hướng ngày càng gia tăng. Ước tính năm 2015, lượng chất thải
rắn y tế (CTRYT) phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Đối
với CTNH, tổng lượng phát sinh khoảng 800 nghìn tấn/năm [1].
Chất thải Y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y
tế (CSYT) bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải
y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường sống, sức khỏe con người, đặc
biệt với nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. CTYT lây nhiễm có thể
chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng
có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức như qua da (vết trầy
xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua
đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2].
Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế năm 2018, cả nước có 13.664 cơ sở
y tế, trong đó có 1.488 bệnh viện; 1.016 cơ sở thuộc hệ dự phòng, 77 cơ sở đào tạo
Y, dược và 11.083 trạm Y tế xã [2]. Dưới áp lực từ việc gia tăng dân số, tình hình
bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, việc người dân tiếp cận dịch vụ
y tế ngày một nhiều hơn và dễ hàng hơn dẫn đến gia số lượng cơ sở y tế, gia tăng
giường bệnh do vậy lượng CTRYT phát sinh sẽ ngày càng lớn hơn và là gánh nặng
cho cả ngành Y tế cũng như cho các bộ ngành liên quan.
2
Do đó, thực hiện tốt công tác quản lý CTYT không những góp phần bảo vệ
sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người chăm sóc cũng như sức khỏe cộng
đồng và góp phần bảo vệ môi trường sống.
Thực trạng về vấn đề quản lý CTRYT tại bệnh viện các tuyến đặc biệt đối
với bệnh viên đa khoa tỉnh và huyện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm triển
khai nghiên cứu [3], [4], [5], [6]. Nhưng các nghiên cứu trước đây, được thực hiện
theo hướng dẫn của Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế
về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, chưa đánh giá được thực trạng công
tác quản lý CTRYT theo hướng dẫn mới tại thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYTBTNMT ngày 31/12/2015.
Năm 2018, Trường Đại học Y Hà Nội triển khai đề tài nghiên cứu về “Xây
dựng và thử nghiệm quy trình giảm thiểu chất thải rắn y tế” trong hoạt động của
Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, nhằm đánh giá việc thực hiện giảm thiểu
CTRYT nguy hại tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện tư nhân
ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Kiên Giang và Hà Nội. Đề tài chỉ rõ thực trạng về
QLCTRYT và giảm thiểu CTRYT tại bệnh viện của 4 tỉnh trên và chỉ ra các thuận
lợi, khó khăn trong việc thực hiện giảm thiểu CTRYT nguy hại để từ đó đưa ra các
khiến nghị và kịp thời đề xuất giải pháp phù hợp cho việc giảm thiểu CTRYT nguy
hại tại các CSYT. Luận văn này sử dụng một phần bộ số liệu của đề tài.
Nằm trong khuôn khổ đề tài này, luận văn “Thực trạng và kiến thức về
quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2018” được
triển khai thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm số liệu về công tác quản lý
CTRYT cho các nhà quản lý tại các Bệnh viện nghiên cứu cũng như các nhà quản
lý các cấp có cơ sở để xây dựng và hoạch định chính sách trong lĩnh vực
QLCTRYT. Nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu như sau:
1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại 3 bệnh viện đa khoa tỉnh
Nghệ An, Kiên Giang và Đức Giang, thành phố Hà Nội năm 2018.
2. Mô tả kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế tại 3 bệnh viện
nghiên cứu và một số yếu tố liên quan.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề cơ bản về quản lý chất thải rắn y tế
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
Thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế (BYT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT):
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của
các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước
thải y tế [7].
Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa các yếu tố lây
nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm
chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [7].
Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải
ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [8].
Chất thải rắn y tế là chất thải y tế ở dạng rắn mà không phải ở dạng nước
thải hay khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế [7], [8].
1.1.2. Quản lý chất thải rắn y tế bao gồm
1.1.2.1. Phân định chất thải rắn y tế
* Theo Tổ chức Y tế Thế giới
Theo báo cáo năm 1999 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [9], CTRYT gồm
8 loại, trong đó, chất thải y tế nguy hại bao gồm 6 loại: Chất thải sắc nhọn; chất thải
lây nhiễm; chất thải giải phẫu; dược phẩm thải bỏ và chất gây độc tế bào; chất thải
hóa học; chất thải phóng xạ và chất thải thông thường và bình áp suất.
Theo báo cáo năm 2014 về Quản lý an toàn các chất thải từ hoạt động y tế
của WHO: CTRYT được phân thành 2 nhóm chính: Chất thải y tế nguy hại
(hazardous health-care waste) gồm 6 loại như chất thải y tế nguy hại ở trên và chất
thải thông thường (general health-care waste). Loại chất thải bình áp suất đã được
gộp chung vào nhóm chất thải hóa học nguy hại [10].
4
* Theo Thông tƣ liên tịch số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT do Bộ Y tế và Bộ Tài
nguyên và Môi trường (BTNMT) ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015, quy định
về quản lý chất thải y tế, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2016. Trong đó, việc
phân định chất thải y tế được chia thành 3 nhóm gồm chất thải lây nhiễm, chất thải
nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường [7]. Cụ thể như sau:
a. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt
hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây
chuyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật
và các vật sắc nhọn khác;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính máu bệnh phẩm phát sinh từ các buồng xét
nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐCP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng
xét nghiệm;
- Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm.
b. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại
từ nhà sản xuất;
- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại nặng;
- Chất hàm răng amalgam thải bỏ;
5
c. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
- Chất thải rắn thông thường phát sinh trong cơ sở y tế không thuộc danh
mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại quy định nhưng các
yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
1.1.2.2. Quy định về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
- Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích
thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa
- Màu sắc đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau:
+ Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm
+ Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại
không lây nhiễm
+ Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường
+ Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
- Bao bì, dụng cụ đựng chứa chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không
làm bằng nhựa PVC
- Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng
- Thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.
1.1.2.3. Quy trình quản lý chất thải rắn y tế
- Quản lý chất thải rắn y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quá trình thực hiện.
6
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý Chất thải rắn y tế
1.1.3. Nguy cơ của chất thải rắn y tế
Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn
đến năm 2010 tầm nhìn đến 2020; Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm
2010 tầm nhìn đến năm 2020 và căn cứ vào các số liệu thống kê hàng năm, dự báo
lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước rất lớn như sau [11]:
Bảng 1.1: Dự báo khối lƣợng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh
TT
Vùng
Toàn quốc
Khối lƣợng (kg/ngày)
Năm 2015
Năm 2025
50.071
91.991
1
Vùng đồng bằng sông Hồng
14.990
28.658
2
Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
4.490
7.648
3
Vùng Trung Bộ
9.290
15.989
4
Vùng Tây Nguyên
1.862
3.287
5
Vùng Đông Nam Bộ
12.839
27.632
6
Vùng dồng bằng sông Cửu Long
6.600
8.777
Nguồn: QĐ số 170/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 (Điều 1, mục 5)
7
Do vậy, CTRYT nói chung đặc biệt là CTRYT nguy hại nói riêng, nếu
không được quản lý tốt, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bao gồm
các bệnh nhân, cán bộ Y tế (CBYT) và cộng đồng; nguy cơ ảnh hưởng tới môi
trường, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước đặc biệt là nước
ngầm [10].
1.1.3.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người
CTRYT có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người như: lây bệnh
qua đường máu cho NVYT, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn. Dạng
phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất qua đường máu của nhân viên y tế trong quá
trình thực hiện quản lý chất thải là bị thương do các kim tiêm lây nhiễm [2].
* Các đối tƣợng có nguy cơ ảnh hƣởng bới CTYT
- Cán bộ, NVYT: bác sĩ, y sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y công,
nhân viên văn phòng, sinh viên thực tập, công nhân vận hành các công trình xử lý
chất thải..;
- Người tham gia vận chuyển, xử lý CTRYT ngoài khuôn viên bệnh viện,
người nhặt rác, bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú; người nhà bênh nhân và khách
thăm, cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế; cộng đồng sống ở vùng hạ
lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt
yêu cầu của các sơ sở y tế [2].
* Nguy cơ của một số CTRYTNH đối với sức khỏe con ngƣời
- Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn: Chất thải sắc nhọn được coi là loại
chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thưởng kép tới sức khỏe con người nghĩa là
vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh
truyền nhiễm nếu trong chất thải có các mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C
(HCV) và virus HIV,... [2]. Điển hình như thương tích do bơm kim tiêm trong quá
trình thu gom và xử lý. Theo nghiên cứu của Helal và cộng sự (2011) cho thấy 7,4%
chấn thương trong nhóm CBYT là do các chất thải sắc, nhọn [12].
8
Bảng 1.2: Nguy cơ tổn thƣơng và lây nhiễm qua các vật sắc nhọn [13]
Số ca tổn thƣơng do vật
Số ca bị viêm
sắc nhọn (ngƣời/năm)
gan (ngƣời/năm)
Điều dưỡng bệnh viện
17.700 – 22.000
56 - 96
Nhân viên xét nghiệm
800 – 7.500
2 - 15
Nhân viên vệ sinh BV
11.700 – 45.300
23 - 91
12.200
24
100 - 400
<1
Bác sĩ ngoài BV
500 – 1.700
1-3
Nha sĩ ngoài BV
100 - 300
5-8
2.600 – 3.900
<1
12.000
24
500 – 7.300
1 - 15
Nghề nghiệp
Kỹ sư của bệnh viện
Bác sĩ và nha sĩ của BV
Nhân viên phụ giúp nha sĩ ngoài BV
Nhân viên cấp cứu ngoài BV
Nhân viên xử lý chất thải ngoài BV
- Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm: CTRYT lây nhiễm có thể chứa các vi
sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm
nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức: qua da: (vết trầy xước, vết đâm
xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do
xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2]. Theo kết quả nghiên
cứu bệnh chứng của tác giả Nguyễn Quý Châu và cộng sự (2005) về ảnh hưởng của
CTYT BV tỉnh Quảng Nam có tỷ lệ mắc bệnh nội khoa cao hơn rõ rệt (điển hình là
viêm phế quản, bệnh tiêu hóa, bệnh thần kinh, nhiễm trùng tiết niệu, thiếu máu) so
với nhóm không phơi nhiễm. Bên cạnh đó, nếu môi trường nước và không khí bệnh
viện bị ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt cụ thể là 9,84% ở
nhóm tiếp xúc và 2,27% ở nhóm không tiếp xúc chất thải bệnh viện [14]. Theo kết
quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Minh Tâm (2007) đã cho thấy có sự liên quan
giữa việc tiếp xúc với CTYT với thực trạng mắc bệnh viêm kẽ chân – tay, đau mắt,
viêm mũi, tiêu chảy của những người dân xung quanh khu vực bệnh viện; 100% đối
tượng được phỏng vấn trả lời về sự bốc mùi gây khó chịu từ bãi rác CTRYT của
bệnh viện [15]. Bên cạnh đó, CTRYT có thể làm lan rộng các vi sinh vật kháng
thuốc từ các CSYT ra môi trường [16], [17].
9
Bảng 1.3: Một số nhiễm khuẩn gây ra do tiếp xúc với các loại CTRYT [2]
Loại nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn tiêu hóa
Vi sinh vật gây bệnh
Phƣơng tiện lây nhiễm
Salmonella, Shigella spp; Phân hoặc chất nôn
Vibrio cholerae; Giun, sán
Nhiễm khuẩn hô hấp
Vi khuẩn lao, virus sởi, Các loại dịch tiết, đờm
bạch hầu, ho gà…
Nhiễm khuẩn mắt
Virus herper
Dịch tiết của mắt
Nhiễm khuẩn da
Streptococcus spp
Mủ
Viêm màng não mủ do não Não mô cầu
Dịch não tủy
mô cầu
(Neisseria meningitidis)
AIDS
HIV
Máu, chất tiết sinh dục
Sốt xuất huyết
Các virus: Junin, Lassa,
Tất cả các sản phẩm
Ebola, Marburg
máu và dịch tiết
Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu
Staphylococcus spp
Máu
Nhiễm khuẩn huyết
Nhóm tụ cầu khuẩn;
Máu
Enterobacter;
Enterococcus;
Klebssiella; Streptococcus
Nấm Candida
Candida albican
Máu
Viêm gan A
Virus viêm gan A
Phân
Viêm gan B, C
Virus viêm gan B, C
Máu, dịch thể
- Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm: Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ,
nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp tính, mãn
tính, chấn thương và bỏng,... Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch,
sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp và tiêu hóa,...
gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể
như: gan, thận,…[2]. Những hóa chất nguy hiểm phổ biến từ chất thải hóa học và
dược phẩm: thủy ngân(trong các thiết bị, vật liệu y tế thải bỏ: nhiệt kế, huyết áp kế,
10
bóng đèn huỳnh quang, chất hàn răng amalgam [2], [10], [18]); chất sát/khử trùng
với tính ăn mòn và dễ phản ứng; thuốc tẩy uế; dự lượng các hóa chất sử dụng tại các
phòng xét nghiệm khi thải vào hệ thống thoát nước; dư lượng dược phẩm thải
bỏ(các loại thuốc kháng sinh, thuốc hết hạn) [2], [10], [19].
- Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào: Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập
vào cơ thể con người bằng các con đường: hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường
tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với
các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu. Một số chất gây
độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc, đặc biệt là da và mắt, một số
triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu và viêm da [2].
- Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ: Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy
thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và thời gian tiếp xúc. Trong BV, các chất phóng
xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn (kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần).
Cách thức tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với chất phóng xạ là yếu tố quyết định ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Các triệu chứng hay gặp là đau đầu, hoa mắt, chóng
mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể gây
ung thư và các vấn đề về di truyền [2], [20].
1.1.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường
Chất thải y tế có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường,
đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác, xử lý CTYT không đúng
phương pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên như sau [2]:
- Đối với môi trường đất: Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu
hủy CTYT tại các bãi chôn lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán
các vi sinh vật gây bệnh, hóa chất độc hại,… gây ô nhiễm đất và làm cho việc tái sử
dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn.
- Đối với môi trường không khí: Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử
lý cuối cùng đều có thể gây ra tác động xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào
tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung môi, hóa chất,... phát sinh trong các khâu phân
loại - thu gom - vận chuyển, CTYT có thể phát tán vào không khí. Trong khâu xử
11
lý, đặc biệt là với các lò đốt CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có
thể phát sinh ra các chất khí độc hại như HCL, SO2, dioxin và furan…
- Đối với môi trường nước: Tác động của CTYT đối với các nguồn nước có thể
so sánh với nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa
Salmonella, Coliform, Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất
độc hại, chất hữu cơ, kim loại nặng. Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả
thải vào nguồn nước tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinh
hoạt, trồng trọt, chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả,
thương hàn, viêm gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này.
1.2. Tình hình quản lý chất thải rắn y tế
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, việc quản lý CTYT đã được áp dụng trên 170 nước hoạt động
chủ yếu dựa trên nguyên lý của các Công ước quốc tế như: Công ước Basel về kiểm
soát vận chuyển chất thải nguy hại qua biên giới vào năm 1995; Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vào năm 2001; Công ước
Rotterdam về những thủ tục thỏa thuận cung cấp thông tin ưu tiên đối với hóa chất
độc hại và thuốc BVTV trong thương mại quốc tế vào năm 2007. Trong năm 2013
nhiều quốc gia trên thế giới đã tham gia ký kết Công ước Minamata, theo Công ước,
chậm nhất đến năm 2020, các sản phẩm, thiết bị dùng trong y tế có chứa thủy ngân
như nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy ngân sẽ không được nhập khẩu [2].
Theo nghiên cứu của A. Prem Ananth và cộng sự tại 10 quốc gia Châu Á
năm 2010 [21] về quản lý CTYT theo tiêu chuẩn của WHO, 1999 [10] cho kết quả
như sau: Các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia đã thực hiện tốt các nội dung
của QLCTRYT của WHO năm 1999. Khâu xử lý CTYT đạt ở tất cả 10 nước tham
gia nghiên cứu. Khâu phân loại, thu gom CTYT đã được các nước như Campuchia,
Nhật Bản, Malaysia, Mông Cổ, Myanma, Singgapo, Thái Lan thực hiện rất tốt.
Khâu lưu giữ cũng đã thực hiện tốt ở đa số các nước chỉ chưa đạt tại Myanma.
Nhưng bên cạnh đó, khâu vận chuyển và tiêu hủy lại thật sự đặt ra thách thức và
khó khăn cho khoảng 50% nước tham gia nghiên cứu.
12
Trong nghiên cứu tại Dhaka thủ đô của Bangladesh năm 2014 đã cho thấy 5
rào cản lớn nhất trong công tác QLCTRYT tại các bệnh viện thuộc thành phố này
gồm: chính sách và hướng dẫn chưa hợp lý; kiến thức và thực hành còn hạn chế của
nhân viên y tế; thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, thiếu thiết bị tiêu hủy và thiếu lò đốt
chất thải y tế [22].
Bên cạnh đó theo tác giả Ignasio S.K và cộng sự năm 2016 đã cho thấy thực
trạng thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất và hạ tầng, đặc biệt thiếu phương tiện vận
chuyển, nơi lưu giữ chất thải trong xử lý rác thải y tế tại các bệnh viện ở Tanzania.
Việc xử lý chủ yếu dùng công nghệ lò đốt với nhiệt độ thấp hoặc trung bình, không
đạt tiêu chuẩn [23].
Theo kết quả điều tra của WHO năm 1999 tiến hành tại 22 nước đang phát
triển có đến 18-64% các cơ sở y tế chưa tuân thủ đúng theo quy chế quản lý chất
thải y tế [24].
Nhìn chung, công tác QLCTRYT đã có nhiều bước tiến mới đặc biệt ở các
nước phát triển. Nhưng có một thực tế, tại đa số các nước đang phát triển và kém
phát triển, sự hạn chế về kinh phí, còn thiếu về: cơ sở vật chất, hạ tầng, công nghệ
và trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến cũng như nhận thức, thực hành của nhân viên
y tế vẫn còn nhiều hạn chế và cần được đầu tư và quan tâm hơn.
1.2.2. Tại Việt Nam
1.2.2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế
Việt Nam là nước đang phát triển, tuy còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước
đã rất quan tâm đến vấn đề quản lý chất thải y tế và đã ban hành nhiều văn bản pháp
quy liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng.
Sau đây là một số các văn bản quan trọng về vấn đề QLCTRYT:
* Các văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành
- Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009 được Quốc hội
thông qua kỳ hợp thứ 6, Quốc hội khóa XII ( Điều 62, 63) [25] ;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014 được Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII (Điều 3, 72, 142) [26];
13
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý
chất thải rắn [27];
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải y tế và phế liệu (Điều 6,7) [8];
- Quyết định 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến 2050 [28];
- Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020 [29];
- Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến 2025 [30].
* Các Quyết định, Thông tư do các Bộ ban hành
- Thông tư liên tịch quan trọng nhất trong công tác quản lý chất thải rắn y tế
hiện nay là: Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015
của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế
trong việc phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế chất thải y
tế nguy hại và chất thải y tế thông thường; vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
[7]. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2016 và thay thế cho Quyết
định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế
quản lý chất thải y tế;
- Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ
chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
(Điều 6, 11, 12, 30) [31];
- Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 06/7/2015 của Bộ Y tế về việc tăng cường quản
lý chất thải y tế trong bệnh viện [32];
- Quyết định 1119/QĐ-BYT ngày 28/3/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế
hoạch truyền thông về quản lý chất thải y tế, giai đoạn 2017-2021 [33];
14
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 7) [34];
- Quyết định số 107/QĐ-BTNMT ngày 19/01/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ủy quyền giải quyết các thủ tục hành chính về quản lý chất thải nguy
hại [35];
* Các văn bản về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật :
- Liên quan đến CTRYTNH: QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại [36].; TCVN 6706:2009: Chất thải nguy hại–
Phân loại [37] thay thế cho TCVN 6706:2000; TCVN 6707:2000: Chất thải nguy
hại–Dấu hiệu cảnh báo ; TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại –
Tiêu chuẩn thiết kế [38].
- Liên quan đến lò đốt CTRYT: QCVN 02:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về lò đốt CTRYT [39]; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7556-1:2005 (BS EN
1948-1: 1997) về Lò đốt chất thải rắn y tế - Xác định nồng độ khối lượng
PCDD/PCDF - Phần 1: Lấy mẫu [40]; TCVN 7558-2: 2005: Lò đốt CTRYT xác
định tổng nồng độ các hợp chất hữu cơ trong khí thải – Phần 2: Phương pháp đo độ
đục [41]; TCXDVN 365:2007: Bệnh viện đa khoa – Hướng dẫn thiết kế [42];
1.2.2.2. Thực trạng QLCTRYT tại các bệnh viện Việt Nam
* Thực trạng phát sinh CTRYT
Cùng với sự phát triển và sự tăng nhanh về số lượng giường bệnh điều trị,
khối lượng phát sinh CTR từ các hoạt động y tế có chiều hướng ngày càng gia tăng.
CTR y tế trong bệnh viện bao gồm hai loại là CTR sinh hoạt và CTNH y tế. CTR
sinh hoạt chiếm khoảng 75 - 80% CTR trong bệnh viện. Theo thống kê, mức tăng
chất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm. Ước tính năm 2015, lượng CTR y tế phát sinh
là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày [1]:
15
Bảng 1.4: Khối lƣợng CTRYT, CTRYTNH tại các địa phƣơng năm 2014
TT
Tên tỉnh
CTRYT
CTRYT nguy hại
(tấn/năm)
(tấn/năm)
1
Hà Nội
2.972
1.632
2
Ninh Bình
3.548
887
3
Đồng Nai
3.024
756
4
Nghệ An
3.904
616
5
Thanh Hóa
3.128
283
6
Lạng Sơn
1.706
256
7
An Giang
1.236
236
8
Nam Định
1.095
233
9
Điện Biên
626
173
10
Ninh Thuận
1.011
146
11
Hà Tĩnh
1.442
134
12
Kon Tum
322
64
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm(2011 - 2015) các địa phương, 2015[1]
* Thực trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTRYT
Theo kết quả khảo sát 834 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh
Môi trường năm 2006 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2007-2009:
Có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 91,1% đã sử dụng
dụng cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của
đoàn kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất
thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử
lý. Có 63,6% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 29,3% sử dụng túi có
thành dày theo đúng quy chế. Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất
thải. Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có
một số ít bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung
ương và bệnh viện tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện (90,9%) CTR được thu gom hàng
ngày, một số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế
lối đi riêng để vận chuyển chất thải. Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vận