Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

NHẬN DIỆN THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.18 KB, 97 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ 22 NĂM 2020

NHẬN DIỆN THÔNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: KHOA HỌC XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH: CHUYÊN NGÀNH KHÁC

Mã số công trình: …………………………….


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH
Sau khi phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng của thông tin
xấu độc trên các trang mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm sáng tỏ được một số vấn đề như sau:
Thời gian mà sinh viên sử dụng mạng xã hội là rất nhiều, chúng ta cần phải
nghiên cứu một giải pháp khoa học giúp kéo sinh viên nói chung và sinh viên Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trở lại với thực tế cuộc sống, khơng
bị lệ thuộc quá nhiều vào các trang mạng xã hội. Hoặc một giải pháp khoa học giúp sử
dụng có hiệu quả các trang mạng xã hội vào cuộc sống, vào thực tiễn. Giúp con người
làm chủ các trang mạng xã hội chứ không phải bị các trang mạng xã hội làm chủ.
Kết quả nghiên cứu chỉ rõ được rằng nguồn thơng tin chính thống trên các trang
mạng xa hội cịn hạn chế dẫn đến việc sinh viên tiếp xúc quá nhiều với nguồn thông
tin xấu độc. Sự chênh lệch giữa hai nguồn thông tin dẫn đến sinh viên bị ảnh hưởng


bởi các nguồn thông tin xấu độc nhiều hơn so với nguồn thơng tin chính thống. Đây là
một thực tế hiện nay không chỉ riêng ở sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh mà cịn ở trên cả nước. Dẫn đến hệ lụy sinh viên bị nhầm lẫn về các tài
khoản cá nhân giả mạo tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những người nổi tiếng...
Thực trạng vấn đề nhận diện của sinh viên về các thông tin xấu độc, hành vi,
thủ đoạn của các thế lực thù địch cịn hạn chế. Thơng qua khảo sát ý kiến của sinh viên
cho thấy đa phần các sinh viên chỉ nhận thấy được mặt nổi của vấn đề, những hàm ý
xâu xa trong các nội dung thông tin xấu độc được đăng tải hầu hết đều khó có thể nhận
thức được nên bị rơi vào tình trạng nhầm tưởng, ngộ nhận.
Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu đề xuất các biện pháp phịng chống thơng tin
xấu độc đối với sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài.........................................2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài..............................................................................4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................4
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu........................................................4
6. Giải thuyết nghiên cứu............................................................................................4
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................................4
8. Bố cục của đề tài......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................6
1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................6
1.1.1. Mạng xã hội và một số trang mạng xã hội phổ biến...................................6
1.1.2. Thông tin và thông tin xấu độc..................................................................10
1.2. Ảnh hưởng của thông tin xấu độc đến một số lĩnh vực của đời sống xã hội.......13
1.2.1. Lĩnh vực Chính trị......................................................................................13
1.2.2. Lĩnh vực Kinh tế.........................................................................................15

1.2.3. Lĩnh vực Quốc phịng và An ninh..............................................................16
1.2.4. Lĩnh vực Văn hóa, giáo dục.......................................................................16
1.2.5. Lĩnh vực Trật tự an toàn xã hội.................................................................18
1.2.6. Lĩnh vực Đạo đức lối sống.........................................................................19
1.2.7. Lĩnh vực Đối ngoại.....................................................................................19
1.3. Ảnh hưởng của thông tin xấu độc đến cuộc sống sinh viên.............................20
1.3.1. Học Tập......................................................................................................21
1.3.2. Sức khỏe.....................................................................................................21
1.3.3. Tình cảm.....................................................................................................22
1.3.4. Lối sống......................................................................................................23
1.3.5. Ý thức chính trị..........................................................................................24


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN DIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC THÔNG TIN XẤU
ĐỘC TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI...........................................................26
2.1. Thực trạng về các thông tin xấu độc trên mạng xã hội hiện nay.....................26
2.1.1. Phương tiện tiếp xúc thông tin..................................................................26
2.1.2. Khả năng bắt gặp các thông tin xấu độc trên MXH..................................29
2.2. Khả năng nhận diện các thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội của
sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh................................33
2.2.1. Sự hiểu biết về các nguồn thông tin xấu độc trên mạng xã hội của sinh
viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh....................................33
2.2.2. Khả năng nhận diện thơng tin xấu độc của sinh viên trên các lĩnh vực. .35
2. 3. Nguyên nhân phát tán và một số kinh nghiệm nhận diện thông tin xấu độc.......45
2.3.1. Nguyên nhân phát tán thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội.....45
2.3.2. Một số kinh nghiệm nhận diện thông tin xấu độc.....................................47
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHỊNG CHỐNG THƠNG TIN XẤU ĐỘC TRÊN
CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................50

3.1. Tuyên truyền, giáo dục luật An ninh mạng.......................................................50
3.2. Phổ biến sâu rộng cách thức nhận diện thông tin xấu độc trên các trang
mạng xã hội................................................................................................................54
3.3. Nâng cao ý thức bảo vệ An ninh Quốc gia, Trật tự An tồn xã hội.................57
3.4. Đẩy mạng phịng chống thơng tin xấu độc thơng qua q trình giáo dục và
đồn thể...................................................................................................................... 61
3.5. Khuyết khích sinh viên tăng cường thời gian tự học, tự nghiên cứu,… hạn chế
thời gian sử dụng mạng xã hội..................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................71
KẾT LUẬN..........................................................................................................71
KIẾN NGHỊ.........................................................................................................72


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14


Tên bảng số liệu
Bảng 2.1: Bạn sử dụng thời gian trung bình trong ngày cho các
hoạt động dưới đây như thế nào (Đơn vị %)
Bảng 2.2: Mức độ sử dụng mạng xã hội cho các hoạt động
dưới đây như thế nào (Đơn vị %)
Bảng 2.3: Hiện nay, mức độ tiếp xúc thông tin của bạn như thế
nào thông qua các nguồn sau đây (Đơn vị %)
Bảng 2.4: Theo bạn nội dung thông tin nào dưới đây là thông
tin xấu độc (Đơn vị %)
Bảng 2.5: Theo bạn thông tin xấu độc trên các trang mạng xã
hội từ nguồn nào sau đây là chủ yếu (Đơn vị %)
Bảng 2.6: Mức độ sinh viên bắt gặp thơng tin khơng chính
thống trên các trang mạng xã hội (Đơn vị %)
Bảng 2.7: Theo bạn, thủ đoạn tinh vi phát tán thông tin xấu
độc trên các trang mạng xã hội của các thế lực thù địch được
biểu hiện như thế nào (Đơn vị %)
Bảng 2.8: Mức độ nhận diện thông tin xấu độc của bạn trên
các trang mạng xã hội như thế nào theo từng lĩnh vực dưới đây
(Đơn vị %)
Bảng 2.9: Theo bạn, thông tin xấu độc trên các trang mạng xã
hội xuất phát từ những nguyên nhân nào dưới đây? (Đơn vị %)
Bảng 3.1: Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng luật an ninh mạng
cho SV (Đơn vị %)
Bảng 3.2: Phổ biến sâu rộng cách thức nhận diện thông tin xấu
độc trên các trang mạng xã hội (Đơn vị %)
Bảng 3.3: Nâng cao ý thức bảo vệ An ninh Quốc gia, Trật tự
An tồn xã hội (Đơn vị %)
Bảng 3.4: Thơng qua q trình dạy học của thầy cơ, hoạt động
Đồn–Hội trong và ngồi nhà trường (Đơn vị %)

Bảng 3.5: Khuyết kích sinh viên tăng cường thời gian tự học,
tự nghiên cứu,… hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội (Đơn
vị %)

Trang
27
28
28
30
31
32
34

35
45
51
54
58
61
65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT
1
2

3

Tên biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tỉ lệ mức độ sinh viên bắt gắp thông
tin xấu độc trên các trang mạng xã hội (Đơn vị %)
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ mức độ nhận diện thông tin xấu độc của
sinh viên theo từng lĩnh vực (Đơn vị %)
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của giảng viên và sinh
viên về các biện pháp phòng chống thông tin xấu độc đối với
sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
(Đơn vị %)

Trang
32
36

68


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP TP.HCM
CNH – HĐH
CVHT
GV
HS
MXH
PGS.TS
TTXĐ
TS
SV
XHCN
%


CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Cố vấn học tập
Giảng viên
Học sinh
Mạng xã hội
Phó giáo sư - Tiến sĩ
Thơng tin xấu độc
Tiến sĩ
Sinh viên
Xã hội chủ nghĩa
Phần trăm


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo
cơng tác phịng ngừa, đấu tranh ngăn chặn TTXĐ trên các trang MXH, như: Nghị
quyết số 16/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X về cơng tác tư
tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, khóa X, 2007); Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 17-4-2009 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, khóa X về tăng cường cơng tác đấu tranh chống âm mưu, hoạt
động “diễn biến hịa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa (Ban Bí thư Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, khóa X, 2009); nghị quyết Đại hội Đảng qua các thời
kỳ… Trong đó, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã khẳng định: "Đấu tranh,
phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế

lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá Ðảng, Nhà
nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc" (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam, khóa XII,2016 ).
Hiện nay, TTXĐ trên các trang MXH ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội
của nước ta khơng cịn là vấn đề xa lạ. Về chính trị, các thế lực thù địch ra sức xuyên
tạc, phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm cách đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ
nghĩa Mác – Lênin làm dao động, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
của một bộ phận cán bộ, đảng viên, HS, SV gây mất ổn định chính trị trong nước.
Về xã hội: thế lực thù địch lợi dụng, khoét sâu những hạn chế, thiếu sót của
Đảng và nhà nước ta; kích động, chia rẽ nội bộ để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ
XHCN; lôi kéo nhân dân vào các hoạt động biểu tình, nhằm để nhân dân hồi nghi về
vai trị lãnh đạo của Đảng, về thành tựu đổi mới của đất nước, về mục tiêu, con đường
đi lên XHCN ở Việt Nam; gây mất trật tự an ninh và an toàn xã hội ở nước ta.
Về kinh tế, văn hóa: truyền bá lối sống ích kỷ, vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực
và thù hận đối với cá nhân và tổ chức; phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền,
áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây; lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông
tin, mật khẩu, phát tán virus.
Về đạo đức, lối sống: các TTXĐ làm suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ
phận người đang sử dụng MXH, vi phạm chuẩn mực đạo đức,…
Đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các trang MXH chủ yếu là thanh thiếu niên, HS,
SV. Trường ĐHSP TP.HCM là trường trọng điểm về giáo dục ở phía Nam có vai trị


2
đào tạo đội ngũ GV có chất lượng cao cho toàn quốc. Với đặc thù của ngành nghề, SV
của Trường càng phải quan tâm nhiều đến nhận thức của bản thân về các TTXĐ và đấu
tranh phòng chống TTXĐ trên các trang MXH. Vì vậy, nâng cao ý thức nhận diện
đúng đắn TTXĐ trên MXH của SV Trường ĐHSP TP.HCM là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Nhận diện thông tin xấu độc
trên các trang mạng xã hội và biện pháp phòng chống đối với sinh viên Trường

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
Nhận diện TTXĐ trên các trang MXH là một nội dung quan trọng nhằm mục
đích nâng cao ý thức cho SV cũng như đề ra biện pháp phòng chống đối với SV nói
chung và SV trường ĐHSP TP.HCM nói riêng. Với những thành tựu khoa học công
nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là sự ra đời của MXH đã làm cho thế giới có những
chuyển biến rõ rệt. Các trang MXH đã khơng cịn là cụm từ q mới mẻ, thậm chí nó
trở thành một phần của xã hội con người, nhất là đối với HS, SV. Nó chi phối hoạt
động sống và ý thức của con người. Trong đó, bộ phận SV là những người chịu sự ảnh
hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất vì hầu hết tất cả SV đều tham gia sử dụng MXH.
Bên cạnh những lợi ích khơng thể phủ nhận mà MXH mang lại thì đây là môi trường
thuận lợi để các thế lực thù địch lan truyền các TTXĐ nhằm chống phá Việt Nam. Vì
vậy, việc nghiên cứu nhận diện các TTXĐ trên các trang MXH và biện pháp phòng
chống TTXĐ đối với SV trường ĐHSP TP.HCM có ý nghĩa rất lớn và là một nội dung
cấp thiết.
Trên thế giới, đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu, bài viết về tình hình
sử dụng MXH, tiêu biểu như:
Tác giả Isak Ladegaard trong đề tài nghiên cứu Young and old use social
media for surprisingly different reasons (Những người trẻ và già sử dụng truyền thông
xã hội với những lý do đáng ngạc nhiên) đã cho thấy những lý do mà mọi người tham
gia sử dụng MXH, MXH đã thay đổi thói quen và lối sống của họ cũng như xu hướng
sử dụng MXH trong tương lai như thế nào (Ladegaard, 2012).
Trong nghiên cứu đề tài Social networks and Internet usages by the young
generations (Mạng xã hội và thói quen sử dụng Internet của thế hệ trẻ) của tác giả
Sophie Tan-Ehrhardt (2013) đã chỉ ra những thói quen của giới trẻ khi sử dụng mạng
xã hội và Internet, so sánh những thói quen này với những hành vi trong đời thực cũng
như những quan điểm của thế hệ trẻ về MXH, Internet. Đồng thời, nghiên cứu cũng


3

nhấn mạnh về sự quan trọng của MXH và Internet trong xã hội hiện đại (Tan-Ehrhardt,
2013).
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà báo ở trong nước rất quan tâm
đến việc phòng chống các TTXĐ từ các trang MXH. Có thể điểm qua một số những
bài báo, cơng trình tiêu biểu như:
Bài báo Cảnh giác và thận trọng với các luận điệu xuyên tạc sai trái trên
mạng xã hội trên trang của TS. Ngơ Hồng Anh
ngày 7/11/2018 đã nêu bật các vấn đề về Internet và cách thức chống phá trên
mạng Internet thời gian qua.
Trên cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quãng Ngãi đã viết bài Nhận diện
thông tin sai trái, thù địch trên mạng xã hội và trách nhiệm của chúng ta của Ths Võ
Văn Hào - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ/Thông
tin CCB Quảng Ngãi ngày 24/4/2019 để nhấn mạnh công tác nhận diện TTXĐ và
trách nhiệm của chúng ta.
Các luận văn thạc sĩ Nhận thức và thái độ của học sinh hệ trung cấp chuyên
nghiệp trường Trung cấp Đơng Dương tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 của tác
giả Bùi Thị Ngọc Hân; Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ năm 2014 của tác giả
Bùi Thu Hoài; Tác động của mạng xã hội đối với văn hố truyền thơng năm 2015 của
tác giả Ma Thị Yến. Các tác giả đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của MXH
đến văn hóa truyền thông của giới trẻ đồng thời nhận xét và đề xuất các biện pháp góp
phần nâng cao hiệu quả khi sử dụng MXH cho giới trẻ, giúp giới trẻ tránh được những
tác động tiêu cực từ MXH cũng như đến văn hóa truyền thơng.
Văn Phong ngày 6/7/2019 trên trang với bài báo Đấu
tranh với nạn tin giả, tin xấu độc trên không gian mạng nhấn mạnh công tác ngăn chặn
TTXĐ trên trang MXH xuyên biên giới.
Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thế, với bài báo Nâng cao hiệu quả ngăn
chặn thông tin bịa đặt, xấu độc trên mạng internet. Tác giả đã nêu sự ảnh hưởng của
các TTXĐ trên các trang MXH đối với Việt Nam và các nước trên thế giới.
Đặc biệt Phan Xuân Thủy năm 2019 trong luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước
về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam. Tác giả đã nêu lên thực trạng quản lý

nhà nước đối với thông tin trên MXH hiện nay ở Việt Nam, từ đó định hướng và giải
pháp tăng cường quản lý nhà nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam hiện
nay.


4
Qua các đề tài nghiên cứu trên, tôi nhận định các TTXĐ trên các trang MXH là
vấn đề ảnh hưởng rất lớn và cần phải có biện pháp phịng chống hiệu quả. Đối tượng
đầu tiên của các thế lực thù địch lợi dụng để phát tán TTXĐ phải kể đến là SV. Tuy
nhiên, tơi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc nhận diện các TTXĐ cũng
như đề ra biện pháp phòng chống đối với SV ĐHSP. Vì vậy, đây là một đề tài mới mà
tơi muốn hướng đến nghiên cứu và những đề tài trên là cơ sở khoa học cho đề tài
nghiên cứu của tôi nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Làm rõ tác hại của các TTXĐ trên các trang MXH, từ đó đưa ra biện pháp
phịng chống một cách thiết thực, hiệu quả đối với SV trường ĐHSP TP.HCM.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về TTXĐ trên các trang MXH và ảnh
hưởng của nó.
- Khảo sát thực trạng nhận thức của SV về TTXĐ trên các trang MXH.
- Đề xuất biện pháp phòng chống TTXĐ trên các trang MXH đối với SV trường
ĐHSP TP.HCM.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: TTXĐ trên các trang MXH, nhận thức của SV về
TTXĐ trên các trang MXH.
- Phạm vi nghiên cứu: TTXĐ trên các trang MXH Ở Việt Nam và nhận thức
vấn đề này của một bộ phận SV trường ĐHSP TP.HCM.
6. Giải thuyết nghiên cứu
TTXĐ đang tràn lan trên các trang MXH nhưng khả năng nhận diện về nó của
SV trường ĐHSP TP.HCM còn hạn chế. Nếu kịp thời trang bị cho SV khả năng nhận

diện tốt TTXĐ thi sẽ góp phần rất quan trọng trong việc phịng chống sự ảnh hưởng
của nó trên các trang MXH một cách có hiệu quả đối với SV trường ĐHSP TP.HCM.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp luận chung
Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.


5
b. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, nghiên cứu thông tin trên các văn bản tài liệu, giáo trình đã có, như
Học thuyết Mác – Lênin, các văn bản của Đảng, Nghị quyết của Nhà nước... các tài
liệu có liên quan như luận văn, luận án, các cơng trình nghiên cứu khoa học,...
Phân tích, tổng hợp để làm rõ vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Quan sát tình hình sử dụng các trang MXH của SV; quan sát cách nhận thức của
SV đối với thông tin trên các trang MXH hiện nay để rút ra kết luận cho nhiệm vụ nghiên
cứu.
- Phương pháp điều tra
Phát phiếu đánh giá, thu thập thông tin từ SV, qua đó đánh giá thực trạng nhận
diện các thơng tin trên các trang MXH, đề xuất biện pháp phòng chống.
- Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở tài liệu thu thập và số liệu kết quả khảo sát thực tế như quan sát, phát
phiếu điều tra,… tôi tiến hành xử lý số liệu bằng cách thủ công.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương
và 11 tiết.



6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Mạng xã hội và một số trang mạng xã hội phổ biến
Dịch vụ MXH, tiếng Anh: Social networking service là dịch vụ nối kết các
thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
khơng phân biệt khơng gian và thời gian.
Khái niệm MXH (social network sites), MXH trên Internet, MXH trực tuyến,
hay còn gọi MXH ảo là khái niệm mới được hình thành trong thập niên cuối thế kỉ
XX, bắt đầu bằng sự ra đời của Classmates.com (1995), SixDegrees (1997), kế đến là
sự nở rộ của một loạt các trang mạng khác như Friendster (2002), Myspace, Bebo,
Facebook (2004) và tại Việt Nam là Yobanbe (2006), Zing me (2009). “Với sự phát
triển nhanh chóng của hình thức xã hội ảo này, MXH được định nghĩa rất khác nhau
tùy theo hướng tiếp cận” (Trần Hữu Luyến, Trần Thị Minh Đức & Bùi Thị Hồng Thái,
2015). Định nghĩa về MXH theo tổng hợp trên Wikipedia, MXH là nền tảng trực tuyến
nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có chung tính cách,
nghề nghiệp, cơng việc, trình độ,... hay có mối quan hệ ngồi đời thực. Trên trang
đã định nghĩa MXH hay còn được gọi là "cộng đồng mạng" là
nơi mọi người có thể làm quen, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống với nhau hoặc tại
trnag web định nghĩa MXH là mạng được tạo ra để tự thân nó lan
rộng trong cộng đồng thơng qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng
đồng đó. Mọi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích
để tạo nên một mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó.
Mạng xã hội xuất hiện ở nước ta từ năm 2004- 2005, nhưng từ “mạng xã hội”
chính thức được đề cập đến ở Nghị định 72 TTCP ban hành vào tháng 7 năm 2013 về
Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Theo khoản 22,
Điều 3, Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013: “Mạng xã hội
(social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng

các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với
nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò
chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương
tự khác” (Thủ tướng Chỉnh phủ, 2013).


7
Như vậy, các trang MXH là một sản phẩm của khoa học cơng nghệ, được tạo ra
nhằm mục đích kết nối các cá nhân lại với nhau. Phá bỏ sự tách biệt về không gian,
thời gian, người sử dụng các trang MXH đều có thể liên lạc, giao tiếp được với nhau ở
bất kì thời điểm nào và tại bất cứ đâu thông qua các dịch vụ trên các trang MXH.
Trên thế giới có hàng trăm dịch vụ MXH khác nhau, với MySpace và
Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và tại Hi5 Nam
Mỹ; Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Dịch vụ MXH khác gặt
hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại
Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các dịch vụ MXH
như: Zing Me, YuMe, Tamtay,... Trên thế giới, hiện nay có khá nhiều trang mạng xã
hội, trong đó, Facebook và “Những người lệ thuộc (nghiện) chủ yếu dùng những ứng
dụng internet cho phép họ gặp gỡ, giao lưu và trao đổi ý kiến với những người mới
thông qua phương tiện giao tiếp cao cấp” (Đào Lê Hịa An, 2013).
Hiện nay, có rất nhiều các trang MXH nhưng các trang MXH phổ biến nhất và
được SV truy cập nhiều nhất là các trang MXH dưới đây:
Facebook
Facebook là một website truy cập miễn phí do cơng ty Facebook, Inc điều hành.
Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc,
trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể
kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thơng báo
cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để
ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường Đại học và Cao
đẳng tại Mỹ đưa cho các SV mới vào trường, phịng ban, và nhân viên để có thể làm

quen với nhau tại khuôn viên trường.
Trên thực tế Facebook ra đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2004 do Mark
Zuckerberg sáng lập, Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là SV
khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và
Chris Hughes khi Mark cịn là SV tại Đại học Harvard.
Theo ơng Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và
Thơng tin điện tử (Bộ Thông tin - Truyền thông), chỉ riêng trên Youtube hiện có
khoảng 15 kênh đã đưa khoảng 8.000 video có nội dung bơi xấu cá nhân, xun tạc
sự thật, phản động, chống phá Nhà nước Việt Nam. Đáng lo ngại là các thông tin


8
xấu, độc này đã có tới trên 500 triệu lượt xem; các kênh này cũng có hơn một triệu
tài khoản đăng ký theo dõi thường xuyên…

Tiktok
Tiktok là nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc được ra mắt
vào năm 2017, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc bởi Trương Nhất Minh,
người sáng lập của Đầu Điều.
Ngày nay, nó là nền tảng video ngắn hàng đầu ở châu Á, và đã thiết lập chính
nó như là ứng dụng phát triển nhanh nhất thế giới, với cộng đồng video âm nhạc lớn
nhất trên toàn cầu. Ứng dụng này đạt 150 triệu người dùng hoạt động hàng ngày (500
triệu người dùng hoạt động hàng tháng) vào tháng 6 năm 2018, và là ứng dụng được
tải xuống nhiều nhất trên thế giới trong quý đầu tiên năm 2018, với ước tính 45,8 triệu
lượt tải xuống vượt mức người sử dụng Facebook.
Ứng dụng di động TikTok cho phép người dùng xem các clip nhạc, quay các
clip ngắn và chỉnh sửa chúng, đồng thời thêm các hiệu ứng đặc biệt vào các clip. Để
tạo video nhạc của riêng mình, trước tiên người dùng chọn từ danh sách nhạc nền. Sau
đó, ứng dụng ghi lại chúng trong khi chúng làm bất cứ điều gì chúng muốn trong sáu
mươi giây. Danh sách nhạc TikTok chứa nhiều phong cách âm nhạc, bao gồm hip-hop

và điện tử. Do sự phổ biến rộng lớn và ảnh hưởng xã hội của nó, ứng dụng đã sinh ra
rất nhiều xu hướng lan truyền và những người nổi tiếng trên khắp thế giới, đẩy các bài
hát lên danh tiếng, và nổi tiếng trong số những người nổi tiếng.
Youtube
YouTube là một trang web chia sẻ video, là nơi người dùng có thể tải lên hoặc
tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip. YouTube do ba nhân viên cũ
của PayPal tạo nên vào giữa tháng 2 năm 2005. Dịch vụ đặt tại San Bruno sử dụng
công nghệ Adobe Flash để hiển thị nhiều nội dung video khác nhau, bao gồm những
đoạn phim, đoạn chương trình TV và video nhạc, cũng như những phim nghiệp dư như
videoblogging và những đoạn video gốc chưa qua xử lý.
Vào tháng 10 năm 2006, Google đã thông báo đạt được thỏa thuận để mua lại
công ty này với giá 1,65 tỷ đô la Mỹ bằng cổ phiếu Google. Thỏa thuận được ký kết
vào ngày 13 tháng 11, 2006. Người dùng khơng đăng ký vẫn có thể xem được hầu hết


9
video ở trang, còn người dùng đăng ký được phép tải lên số lượng video vô hạn. Một
số video chỉ dành cho người dùng trên 18 tuổi (ví dụ video có chứa những nội dung
nhạy cảm hoặc có khả năng xúc phạm). Những video có liên quan đến nhau, được xếp
theo tựa đề và thẻ đánh dấu, xuất hiện ở phía bên phải video đang xem.
Vào năm thứ hai của YouTube, trang web đã thêm vào những chức năng giúp
tăng thêm những chức năng cho người dùng như tải lên những đoạn video 'trả lời' và
đăng ký nhận nội dung vắn tắt hay cịn có thể phát trực tiếp.
Zalo
Zalo là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động.
Zalo được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của công ty VNG. Phiên bản đầu tiên
được ra mắt vào ngày 08/08/2012 không nhận được sự quan tâm nhiều từ người dùng.
Zalo là ứng dụng thuần Việt 100% do người Việt Nam làm và vận hành với:
Tốc độ nhắn tin nhanh và ổn định trên cả ba băng tầng 2G, 2.5G, 3G, 4G và wifi. Tính
năng tin nhắn thoại trong thời gian 5 phút. Chức năng "Nhật ký" để người dùng đăng

cảm xúc và tải ảnh. Tính bảo mật cao.
Cuối tháng 5, đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã sử dụng Zalo như một cầu
nối để cộng đồng chia sẻ tình cảm, suy nghĩ của cá nhân về biển đảo Tổ quốc và gửi
những lời nhắn động viên đến nhân dân và các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở Trường
Sa. Tháng 12/2012, Zalo chính thức ra mắt, đi theo mơ hình mobile-first và nhanh
chóng thu hút được một lượng lớn người dùng Việt Nam nhờ việc sản phẩm hoạt động
tốt, ổn định trên hạ tầng mạng Việt Nam.
Tháng 02/2013 Zalo được bình chọn vào top những ứng dụng di động sáng tạo
nhất châu Á trên Techinasia.
Google +
Google+ là dịch vụ MXH vận hành bởi Google. Dịch vụ này được đưa ra công
chúng vào ngày 28 tháng 6 năm 2011, bắt đầu dưới giai đoạn kiểm nghiệm, tham gia
phải có thư mời. Ngay ngày hơm sau, thành viên được cho phép mới bạn tham gia dịch
vụ để tạo ra tài khoản riêng. Tuy nhiên, việc mở rộng này đã nhanh chóng bị treo lại
chỉ một ngày sau đó do "nhu cầu điên cuồng" (insane demand) mở tài khoản. Google+
được xây dựng trên cơ sở một giao thức (layer) khơng chỉ tích hợp các dịch vụ xã hội
khác nhau của Google, như Google Profiles và Google Buzz, mà còn giới thiệu nhiều


10
chức năng mới như Circles, Hangouts, Sparks và Huddles. Các chức năng chính của
Google +: "Circles" (vịng trịn) cho phép người dùng tổ chức danh bạ thành các nhóm
để chia sẻ, across multiple of its products and services. Một giao diện drag-and-drop
cho phép người dùng tham gia vào các nhóm theo lựa chọn của mình.
"Huddle" là chức năng cho phép nối với các thiết bị Android, iPhone, và SMS
để giao tiếp với các circles.
"Hangouts" là nơi được sử dụng để thúc đẩy video chát theo nhóm.
"Instant Upload" chú trọng phát triển cho các thiết bị di động dùng hệ điều hành
Android; nó chứa ảnh hoặc video trong các album riêng để chia sẻ sau.
"Sparks" là chức năng đầu cuối của Google Search, cho phép người dùng xác

định các chủ để họ có thể thích để chia sẻ với người khác; "featured interests" sparks
cũng có, dựa theo các chủ để mà nhiều người khác cũng thấy thích.
Thơng qua "Streams", người dùng thấy được các cập nhật (updates) mới nhất từ
những nhóm circles của họ, các cập nhật này giống như chức năng Cập nhật news của
Facebook. (Facebook's news feed).
1.1.2. Thông tin và thơng tin xấu độc
Thuật ngữ “tin”, hay cịn gọi là “tin tức”, thường dùng trong hoạt động truyền
thông, báo chí, để chỉ một sự kiện, sự việc nào đó có tính mới.
Có rất nhiều cách hiểu về thơng tin. Thậm chí ngay các từ điển cũng khơng thể
có một định nghĩa thống nhất. Ví dụ từ điển Oxford English Dictionary thì cho
rằng thơng tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức. Một số
từ điểm thì đơn giản đồng nhất thơng tin với kiến thức – Thông tin là điều mà người ta
biết, hoặc thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con
người,… Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do
thơng tin khơng thể sờ được. Người ta bắt gặp thơng tin chỉ trong q trình hoạt động,
thơng qua các tác động trừu trượng của nó.
Trong cuốn “Bùng nổ truyền thông”, từ Latin “Informatio”, gốc của từ hiện đại
“Information” (thông tin) cho rằng, thuật ngữ thông tin có thể hiểu theo hai hướng
nghĩa: thứ nhất, thơng tin là nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng; thứ
hai, thơng tin là nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng.
Hai hướng nghĩa này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự


11
tạo lập kiến thức và truyền đạt. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của xã hội, khái niệm
thông tin cũng phát triển theo.
Theo nghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán
đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong q trình
giao tiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc từ tất cả các hiện

tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.
Theo quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế
giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh,… hay nói rộng hơn bằng tất cả các
phương tiện tác động lên giác quan của con người, khi khoa học cơng nghệ phát triển
đến trình độ cao, trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, thuật ngữ thông tin cũng có
những cách hiểu khác nhau khi sử dụng đến nó.
Trong lĩnh vực viễn thơng, thơng tin là tồn bộ hoạt động nhằm mục đích vận
chuyển, đảm bảo tính chính xác của các thơng điệp.
Trong lĩnh vực truyền thơng đại chúng, thông tin hoạt động chủ yếu dựa trên
nội dung của các thông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng.
TTXĐ là những thông tin:
- Chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ
định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,…; phá hoại bản sắc văn hóa dân
tộc, tun truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây; truyền bá lối sống
ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với cá nhân và tổ chức.
- Những thông tin xuyên tạc đường lối xây dựng XHCN, đường lối bảo vệ Tổ
quốc và đường lối đối ngoại của Đảng ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi
mới; Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta; Xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, phủ nhận cơng lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của
Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng,
Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội gây chia rẽ mất đoàn kết nội bộ, gieo rắc hoài
nghi, thiếu tin tưởng trong quần chúng nhân dân.
- Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus; xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân; thơng tin quảng cáo sai sự thật, vi
phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về quảng cáo.


12
- Thơng tin bịa đặt nhằm mục đích xun tạc, bơi đen sự thật. Thơng thường thì

những "bả độc" này lại khá hấp dẫn và thu hút người đọc, bởi nó đánh vào sự tị mị,
bản năng và tâm lý phản kháng, bất mãn trước những tiêu cực của một bộ phận cán bộ,
quan chức... Những thông tin như vậy thường có tính kích động, tạo cảm xúc tiêu cực
cho người đọc.
Theo Đại tá Nguyễn Đức Thắng – Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ
Quốc Phòng, TTXĐ tán phát trên internet và MXH là những thông tin bịa đặt, bóp
méo sự thật, xuyên tạc vấn đề, “đổi trắng, thay đen”, làm lẫn lộn đúng sai, thật giả;
hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng
dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch.
Mạng internet ra đời là một bước đột phá về công nghệ phục vụ con người. Với
tốc độ phát triển mạnh mẽ, internet trở thành công cụ không thể thiếu cho cuộc sống
và sự phát triển của xã hội loài người. Việc truyền tải, chia sẻ thơng tin trên internet về
mặt khách quan nó đã hàm chứa tính tiện ích hơn gấp trăm lần các phương tiện truyền
thơng trước nó. Nó tác động đến tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Càng ngày phạm vi bao phủ của mạng Internet càng lớn, dung lượng chứa đựng và tốc
độ kết nối, lưu chuyển dữ liệu càng cao, và càng có nhiều dịch vụ, kết nối nhiều người
trên toàn thế giới, bất kể địa lý, khơng gian và thời gian (Ngơ Hồng Anh, 2018).
Phương thức thường thấy mà các thế lực thù địch, những kẻ chống phá đất nước
lợi dụng internet và MXH là tạo dựng, phát tán các thơng tin, hình ảnh giả tạo, sai
lệch, biến có thành khơng, biến khơng thành có, thật giả lẫn lộn để lơi kéo, kích động,
hướng dư luận theo quan điểm sai trái, thù địch.
Chúng triệt để lợi dụng các báo điện tử, blog cá nhân để làm “nóng” các vấn đề
của đất nước như tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí…tạo bức xúc, nghi ngờ, bất bình
trong xã hội, kích động tâm lý bất mãn với chính quyền. Một số vấn đề nhạy cảm
chính trị xã hội, vụ việc phức tạp thu hút sự quan tâm của quần chúng thì bị chúng
khai thác, phát tán thành chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội.
Thông qua Internet và MXH, chúng đẩy mạnh các chiến dịch “phá hoại tư
tưởng” khi đất nước tổ chức các sự kiện chính trị quan trọng, như: Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ban
hành các luật... từ đó kích động, lơi kéo nhân dân tham gia biểu tình, gây mất an ninh

chính trị, trật tự, an tồn xã hội, hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.


13
Chúng ra sức tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ nội bộ, xuyên
tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhằm phá
hoại nội bộ, tác động tiêu cực tới nhận thức, quan điểm, tư tưởng của cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Gây tâm lý hoang mang, hoài nghi, làm suy giảm lòng tin của cán
bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với
xã hội.
Sử dụng các fanpage trên mạng, chúng kêu gọi tập hợp lực lượng, hình thành
và cơng khai hóa tổ chức chính trị đối lập trá hình; sử dụng Internet và MXH để bày
tỏ quan điểm đối lập, đòi đa nguyên, đa đảng; dụ dỗ các đối tượng bị phạt tù, các nhà
báo, nhà văn, cán bộ, đảng viên sai phạm thối hóa biến chất viết bài với nội dung
xấu tung lên mạng xã hội, phát tán rộng rãi các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung
chính trị xấu độc, phản động.
Với cách đưa thông tin bịa đặt, giả mạo, cắt xén; sử dụng thông tin cũ với
những luận điệu mới, ngụy tạo bằng chứng để vu cáo, chúng kích động người dân gây
rối, biểu tình, thậm chí có hành vi chống đối chính quyền gây bất ổn về an ninh, trật
tự, từ đó tìm thời cơ để tiến hành “cách mạng đường phố” tại Việt Nam.
1.2. Ảnh hưởng của thông tin xấu độc đến một số lĩnh vực
của đời sống xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ internet, MXH đã mang đến cho người đọc lượng thông
tin khổng lồ, làm phong phú thêm kho kiến thức của nhân loại, cho phép tìm kiếm
thơng tin dễ dàng; gặp gỡ, giao lưu, gắn kết cộng đồng, trao nhận, chia sẻ tình cảm;
tìm kiếm việc làm, quảng cáo, kinh doanh và giải trí. MXH là mối quan hệ giữa con
người với xã hội trên nền tảng internet, mang lại những tiện ích giúp cho phát triển
kinh tế xã hội, nâng cao đời sống, nhu cầu hưởng thụ, trao đổi thông tin trong cộng
đồng xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì mạng xã hội cũng để lại nhiều hệ

lụy nguy hiểm, nguy cơ khó lường, đó là vấn nạn tin giả, tin có nội dung thiếu lành
mạnh, phản giáo dục, bôi xấu, vu cáo, phản động, kích động bạo lực, lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, chống phá công công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của chúng ta.
Do phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả giới hạn ảnh hưởng của các TTXĐ
trên các trang MXH đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội ở Việt Nam.


14
1.2.1. Lĩnh vực Chính trị
Vấn đề chính trị là một vấn đề nhạy cảm đang diễn biến rất phức tạp trên thế
giới. Ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tốc độ truyền thông tin
nhanh, diện tham chiếu rộng của mạng Internet và các trang MXH để tăng cường
hoạt động tán phát các TTXĐ và các quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng,
Nhà nước ta trên không gian mạng.
Thời gian qua liên tục xuất hiện tình trạng một số cá nhân đăng tải, chia sẻ, bình
luận trên MXH, nhất là Facebook, những thơng tin phiến diện, thiếu chính xác, chưa
được kiểm chứng, hoặc thơng tin về những vụ việc đang trong quá trình điều tra, chưa
có kết luận chính thức,…
Từ đó dẫn đến tâm lý hoang mang, phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội, tạo cơ
hội cho các thế lực thù địch và các đối tượng phản động, cực đoan chính trị tuyên truyền
xuyên tạc, chống phá gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội. Trước thực trạng trên, cần
nhận diện rõ TTXĐ nhằm đẩy lùi tác động của nó đối với nhận thức của mỗi người.
Một số thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng
đến cá nhân, tổ chức; một số thông tin có những ngơn từ thơ tục nội dung phản cảm,
thậm chí soi mói, bình phẩm chủ quan chuyện đời tư của người khác, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm của nhiều cá nhân, gây bức xúc trong dư luận xã hội; vi phạm chuẩn
mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo lực, bơi nhọ đời
tư, vu khống… Đặc biệt, một số kẻ cơ hội, phần tử bất mãn, thối hóa, biến chất đội
lốt “dân chủ” lợi dụng “phản biện xã hội” để xuyên tạc, bôi nhọ đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự phát triển của đất nước,... tiếp tay

cho chiến lược “Diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ, gây mất ổn định về chính trị (Minh Qn, 2020).
Có những thơng tin sai trái, độc hại có tính chất tội phạm như: Lừa đảo trên
mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, tán phát vi-rút… Bên cạnh đó, có thơng tin sai
trái như: xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận
thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp
cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, tìm mọi cách thúc đẩy “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta trên mọi lĩnh vực,...


15
Âm mưu đưa dần người của chúng vào các cơ quan chính quyền, nhất là ở các
cơ sở vùng sâu, vùng xa, địa bàn chiến lược như Tây Bắc, Tây Ngun, Tây Nam Bộ
tha hóa, lơi kéo, khống chế cán bộ trong nội bộ ta. Chúng viết bài xuyên tạc, bơi nhọ
lãnh tụ , các đồng chí lãng đạo cao cấp của Đảng , Nhà nước, Quân đội, Công an. Triệt
để lợi dụng, lôi kéo lực lượng tri thức, văn nghệ sĩ, cựu chiến binh, những người có
cơng hoặc giả dạn cán bộ lãnh đạo để viết, phát tán cái gọi là thư góp ý. Tạo dư luận
xấu nhằm chia rẽ cán bộ lãnh đạo của Đảng, làm mất đoàn kết, mất khả năng tự vệ.
Mặc dù nội dung chống, phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta
trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị vẫn không thay đổi (tấn công vào chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước
ta), nhưng hình thức, thủ đoạn chống, phá đã có sự thay đổi, với những chiêu trị mới,
nguy hiểm hơn. Đó là, chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của Internet và mạng xã
hội để lan truyền những thơng tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn
đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu; thông
tin chưa được kiểm chứng; sử dụng ngơn từ thơ tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần
phong mỹ tục của dân tộc… Chúng lợi dụng “các khoảng trống thông tin” để tấn công

vào sự hiếu kỳ của công chúng, phát tán các tin, bài không đúng bản chất sự việc, gây
hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng
(Võ Văn Hào, 2019).
1.2.2. Lĩnh vực Kinh tế
Sự phát triển về mọi mặt của Việt Nam trong 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi
mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa
Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhất là tình hình
khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp và có nhiều yếu tố khơng thuận lợi.
Tin giả, tin độc trên mạng là vấn đề toàn cầu. Nhiều đối tượng lợi dụng tôn
giáo, MXH để cạnh tranh kinh tế, lừa đảo, trục lợi làm ảnh hưởng đến nền kinh tế
chung của đất nước và trên thế giới. Tất cả các nước đều phải tìm cách giải quyết.
Nước mới nhất trong khu vực ASEAN có quy định xử lý an ninh mạng là Singapore,
với chế tài rất nghiêm: Mức phạt với hành vi vi phạm có thể lên tới hàng chục triệu
USD; đối tượng vi phạm có thể bị xử lý hình sự. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho
biết, trong tháng 9 vừa qua, VNPT đã chặn khoảng 56.000 tin nhắn rác, với số thuê


16
bao bị chặn là 713, tương đương khoảng 25 thuê bao bị chặn mỗi ngày. Việt Nam
cũng đang nghiên cứu, xây dựng những chế tài nghiêm khắc như vậy để ngăn chặn
hành vi phát tán “rác” trên mạng (Trần Lưu, 2017).
Điển hình cho vấn đề trên là vụ việc trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện nhiều
thông tin không chính xác, thất thiệt về hoạt động nhập khẩu nguyên liệu của Công
ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Đánh giá tin đồn này có thể gây ra sự hiểu
nhầm, hoang mang cho người tiêu dùng, ngay lập tức, Vinamilk đã có thơng báo
chính thức về nguồn ngun liệu để sản xuất các sản phẩm sữa của công ty. Đây
cũng là câu trả lời mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp trước những thông tin độc hại,
thất thiệt đang gây ra những hệ lụy xấu cho doanh nghiệp và cộng đồng. Đây không
phải là lần đầu tiên Vinamilk phải đối mặt với các thông tin chưa rõ ràng, gây thiệt

hại rất lớn cho doanh nghiệp này (Hiền Trang, 2019).
Xét trên bình diện chung, đây không chỉ là thiệt hại về kinh tế của một vài
doanh nghiệp mà nhiều khi cịn có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền, tác động hết sức
tiêu cực tới thị trường chứng khốn, thậm chí là cả nền kinh tế. Và tất nhiên, hệ quả
tiếp theo có thể là những bất ổn xã hội kéo dài mà khơng ai có thể đo lường hết được
mức độ thiệt hại. Rõ ràng, những vụ việc như thế này cần đặt dưới lăng kính an ninh,
an tồn về thơng tin để thấy rõ được tính chất nguy hiểm và tác hại khơn lường của
nó.
Hiện nay, tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả diễn ra phức tạp, tinh vi. Tình trạng các nhóm đối tượng thuê đường truyền tốc độ
cao điều hành các trang web phục vụ tổ chức đánh bạc với số lượng người tham gia
đông, ở nhiều quốc gia, số tiền lớn tiếp tục xảy ra, đang gây ra nhiệu hệ lụy xấu.
1.2.3. Lĩnh vực Quốc phòng và An ninh
Các TTXĐ ảnh hưởng đến tình hình Quốc phịng – An ninh ngày càng nhiều,
các thế lực thù địch ra sức phá hoại sức mạnh Quốc phòng – An ninh của nước ta ở các
diễn đàn trên các trang MXH, tạo cớ cho các hành động can thiệp bằng vũ lực khi có
thời cơ.
Âm mưu phi chính trị hóa Qn đội và Công an là âm mưu cơ bản, nội dung
chủ yếu của các thế lực thù địch. Chúng tác động tư tưởng đòi xây dựng lực lượng
theo hướng chuyên nghiệp, quân đội nhà nghề, tìm mọi cách mua chuộc, móc nối, đe
dọa cán bộ, nhất là các cán bộ cao cấp trong lực lượng Quân đội, Công an, cài cắm
lực lượng, tạo thời cơ hành động. Chúng tăng cường tiếp tục, gặp gỡ với một số cán


17
bộ Quân đội và Công an của ta thông quan việc trao đổi các đồn Qn đội và cơng
an viếng thăm lẫn nhau. Chúng đề nghị ta tham gia tập trận chung, giúp nhau huấn
luyện chống khủng bố, tham gia tổ chức quân sự an ninh chung nào đó để thơng qua
đó nắm chắc hơn Qn đội, Cơng an của ta.
Các thông tin trên các trang MXH hiện nay làm cho con người khó phân biệt

đâu là tin thật, đâu là tin giả... Thủ đoạn được các thế lực thù địch sử dụng nhiều
nhất là lợi dụng MXH để đăng tải những thông tin, những bài viết nhằm gây chú ý
người đọc, người xem về chính sách của Đảng và Nhà nước, cố gắng kích động dư
luận, biến bức xúc thành bạo động, khiến sinh hoạt xã hội trở nên phức tạp. Chúng
thực hiện các thủ đoạn tuyên truyền phá hoại tư tưởng, kích động tâm lý hồi nghi
với về trách nhiệm của Quân đội, công an, thổi bùng bức xúc trong nhân dân để tạo
điều kiện, môi trường thực hiện âm mưu thâm độc của chúng; đồng thời đưa ra các
luận điệu dân chủ, nhân quyền, đòi tự do biểu tình, tự do ngơn luận, tự do lập hội,
tự do báo chí, tự do tơn giáo theo quan điểm phương Tây để phục vụ cho “diễn biến
hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm suy giảm công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta.
Như vậy, lợi dụng tính ưu việt của mạng xã hội, một số tổ chức, cá nhân có
dụng ý xấu đã tung ra những tin giả dưới dạng bài viết, video clip, ảnh,… phản cảm,
phản văn hóa, tác động tiêu cực đến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đời sống xã hội,
… gây mất ổn định xã hội, chúng thường xuyên đăng những thông tin trên các diễn
đàn, nhóm để nhằm tun truyền về mục đích chính nghĩa của các tổ chức mà chúng
lập ra.
1.2.4. Lĩnh vực Văn hóa, giáo dục
Nền văn hóa, giáo dục từ lâu đã là một yếu tố rất quan trọng, thiết yếu trong
việc phát triển của một đất nước. Các quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng đất nước
Việt Nam của chúng ta, đều lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu để phát triển đất
nước.
Đảng và Nhà nước ta luôn ưu tiên, đầu tư phát triển hàng đầu cho nền văn hóa
văn minh, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và nền giáo dục hiện đại, phù hợp với thời
đại. Bên cạnh những thành quả mà đất nước ta đã đạt được qua từng thời kì, cũng có
khơng ít những yếu kém, khuyết điểm chưa được khắc phục hoàn chỉnh. Vì thế, các
thế lực thù địch ln dịm ngó, khét sâu những sai sót chưa thực hiện được nhằm gây
hoan mang, mất niềm tin vào nền văn hóa và giáo dục của Việt Nam, gây chia rẽ tình
đồn kết các dân tộc, chia rẽ nội bộ.



18
Các thông tin sai trái, lệch lạc về một sự việc thường được các thế lực thù địch
lan truyền trên MXH, nhất là tác động vào một bộ phận học sinh, sinh viên, tầng lớp tri
thức. Tất cả các đối tượng thù địch đều lợi việc hiểu biết nông cạn của một số người để
lôi kéo, dụ dỗ họ cùng chia sẽ, phát tán TTXĐ, thơng tin nói sai với nội dung có thật.
Những thơng tin này sẽ nhanh chóng được chia sẽ tràn lan trên MXH gây khó khăn
trong việc đính chính sự thật cũng như trong việc điều tra.
Về mặt văn hóa, các thế lực thù địch lợi dụng đặc diểm đa dân tộc, đa văn hóa
của nước ta để thực hiện các âm mưu về chia rẽ nội bộ, xuyên tạc tinh thần đại đoàn
kết của dân tộc ta gây xung đột nội bộ. Chính vì tâm lý không vững vàng, thiếu kiến
thức, sự am hiểu về vấn đề nào đó cịn giới hạn nên vơ tình truyền bá các thơng tin
khơng chính thống của kẻ xấu bằng những lượt chia sẽ, lượt thích trên các trang MXH.
Khi nói về sự tác động tiêu cực của MXH, trong luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà
nước về thông tin đối với mạng xã hội tại Việt Nam đã viết: “MXH tác động tiêu cực
đối với sự phát triển văn hóa: MXH phát triển làm gia tăng nguy cơ xói mịn bản sắc
văn hóa dân tộc. Khi MXH phát triển thì dịng chảy của những tác động văn hóa trở
nên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác động đến hầu hết các cá
nhân, nhất là số người trẻ. Tình trạng nhiễu loạn thơng tin, thật giả lẫn lộn trên MXH
đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng. Điều
này tạo nên những tiêu cực trong cộng đồng khi mà khơng ít những người sử dụng
MXH thiếu khả năng phân tích và nhận định thơng tin” (Phan Xuân Thủy, 2019, Tr.
33).
Các TTXĐ được các thế lực thù địch thường xuyên đăng tải trên các trang
MXH, đã và đang làm gia tăng nguy cơ xói mịn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi MXH
phát triển thì việc du nhập, ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, những văn hóa khơng
phù hợp với đất nước ta trở nên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác
động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ. Lợi dụng sự ảnh hưởng đó, các thế
lực thù địch đang dần từng bước tác động SV để tuyên truyền các trào lưu tuyên
truyền, cổ vũ lối sống, các giá trị phương Tây, như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực

dụng, văn hóa đồi trụy, bạo lực… đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tình
trạng nhiễu loạn TTXĐ, thật giả lẫn lộn trên MXH đang ở mức báo động, ảnh hưởng
đến các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng. Hoạt động tung tin đồn,
giật gân câu “like” trên MXH ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận, thu
hút số lượng rất lớn người quan tâm, theo dõi, hình thành tâm lý đám đơng, áp lực dư
luận, có thể tạo ra các giá trị lệch lạc hay khuynh hướng phức tạp trong văn hóa ứng
xử.


×