1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng
thường xun trong q trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để khắc phục lối
truyền thụ tri thức một chiều, học sinh tiếp nhận kiến thức thụ động, máy móc, chúng ta
cần phải sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau, trong đó
cần kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại. Phương
pháp thảo luận nhóm giúp cho người học có tính tự giác hơn, tích cực hơn và tự chủ động
tiếp thu kiến thức. Học sinh có nhiều điều kiện bộc lộ suy nghĩ của mình, tạo khơng khí
học tập sơi nổi, kích thích tất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập. Đồng thời
phương pháp đã đáp ứng được mục tiêu giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm” theo
chương trình đổi mới giáo dục phổ thơng hiện nay.
Phương pháp dạy học hoạt động nhóm là rất cần thiết trong công tác giảng dạy hiện
nay, nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện lại chưa đạt hiệu quả cao, hoạt động nhóm cịn
mang tính hình thức, qua loa nên chưa kích thích được tính tị mị ham học của HS bằng
hình thức này.
Qua dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp, tôi nhận thấy những hạn chế trong dạy học
theo hoạt động nhóm ở một số tiết học khiến cho tiết dạy không đạt được kết quả tốt, lớp
học ồn ào, mất trật tự. Xuất phát từ thực tế khách quan và những lý do trên tôi mạnh dạn
nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học tích cực bằng phương pháp
hoạt động nhóm trong mơn khoa học tự nhiên lớp 6”
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu ở đây là các bài học trong chương trình mơn khoa học tự nhiên
lớp 6 với đối tượng nhận thức là học sinh khối 6 trường THCS Duy Tân trong năm học
2020 – 2021.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc trung học
cơ sở phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác đặc điểm
triệt để tâm sinh lý của học sinh.
Thơng qua việc nghiên cứu tìm hiểu về hình thức tổ chức hoạt động nhóm, giúp bản thân
đúc rút kinh nghiệm sử dụng phương pháp một cách có hiệu quả trong q trình dạy học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thực nghiệm, phân tích, so sánh,...
- Cơ sở nghiên cứu:
+ Dựa vào thực tế giảng dạy và quá trình học tập của học sinh.
+ Sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, chuyên môn
2
+ Hầu hết các giáo viên, ở các bộ môn đều có thể sử dụng được.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Thực trạng của việc vận dụng phương pháp hoạt động nhóm vào mơn khoa học
tự nhiên 6 ở trường trung học cơ sở hiện nay.
a. Về phía giáo viên
Khi vận dụng phương pháp dạy học nhóm, giáo viên cịn lúng túng ở một số thao
tác sau:
- Thao tác chia nhóm: có trường hợp chia nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ, không phù
hợp với vấn đề cần thảo luận và đặc điểm của lớp học. Việc chia nhóm cịn đơn điệu, chủ
yếu chia theo bàn (2 bàn/nhóm).
- Thao tác chọn hình thức hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh: nhiều giáo
viên thường chọn hình thức thảo luận trong nhóm, thống nhất đưa ra đáp án chung rồi
báo cáo kết quả. Hình thức này nếu lặp đi lặp lại sẽ gây sự nhàm chán, khơng kích thích
được sự tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Thao tác quan sát, hỗ trợ học sinh khi thảo luận: thông thường, các lớp đều có số
lượng học sinh khá đơng (gần 40 em). Một số giáo viên khi giao nhiệm vụ xong thường
ngồi tại chỗ hoặc chỉ theo dõi được một số ít nhóm, dẫn tới khơng quan sát, bao qt hết
được học sinh trong lớp làm gì trong thời gian thảo luận, dẫn tới tình trạng có học sinh
làm việc riêng, nói chuyện trong thời gian này. Giáo viên cũng khơng nắm bắt được
những khó khăn, lúng túng của học sinh trong q trình thảo ln để có sự gợi ý, hỗ trợ
kịp thời.
b. Về phía học sinh
- Trong thời gian thảo luận, chỉ có số ít học sinh làm việc thật sự (nhóm trưởng và
học sinh khá, giỏi trong nhóm), cịn lại các em thường ngồi chơi, nói chuyện, làm việc
riêng. Một số học sinh không ý thức được sự cần thiết phải hợp tác để chiếm lĩnh tri thức
nên nhiều khi các em biến hoạt động thảo luận thành cơ hội để tán gẫu, lãng phí thời
gian, gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp khác.
- Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa, thiếu
sức sáng tạo.
Sau khi áp dụng một tiết học theo phương pháp dạy học hoạt động nhóm, tơi đã tiến
hành khảo sát đối với 176 học sinh khối 6 với kết quả như sau:
Câu 1: Các em đã từng được học theo phương pháp hoạt động nhóm ở tiểu học chưa?
Đã từng học được học nhiều lần (> 3 lần)
39
Đã từng học được học (≤ 3 lần)
48
Chưa bao giờ
89
3
Câu 2: Thăm dò thái độ học sinh lớp 6 với hình thức hoạt động nhóm trước khi áp dụng
phương pháp dạy học theo hoạt động nhóm.
Số HS có thái độ hào
hứng
TS HS
176
Số HS có thái độ bình
thường
Ít quan tâm
TS
%
TS
%
TS
%
38
21,5
84
47,7
54
30,8
2.2. Cấu trúc chung của quá trình dạy học theo hoạt động nhóm
Làm việc tồn lớp
Làm việc nhóm
Làm việc tồn lớp
NHẬN ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ
Giới thiệu chủ đề
Xác định nhiệm vụ các nhóm
Thành lập các nhóm và bầu trưởng
nhóm
LÀM VIỆC NHÓM
Chuẩn bị chỗ làm việc
Lập kế hoạch làm việc
Thoả thuận quy tắc làm việc
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
Chuẩn bị báo cáo kết quả
TRÌNH BÀY KẾT QUẢ /
ĐÁNH GIÁ
Các nhóm trình bày kết quả
Đánh giá kết quả
2.3. Một số biện pháp khi tổ chức dạy học theo nhóm
2.3.1 Thiết kế nhiệm vụ cho hoạt động nhóm
4
Nhiệm vụ nhóm phải đủ độ khó, cần đến sự hợp tác của học sinh để giải quyết vấn đề.
Khi giáo viên thiết kế nhiệm vụ nhóm cần xác định rõ:
- Nhiệm vụ nhóm đó phù hợp với kích cỡ nhóm như thế nào?
- Nhiệm vụ nhóm cần khoảng bao nhiêu thời gian mới đủ hoàn thành?
- Một nhiệm vụ chung cho cả lớp hay mỗi nhóm một nhiệm vụ?
- Giáo viên cần giao nhiệm vụ cho từng nhóm thật cụ thể, theo các nội dung mà giáo
viên muốn học sinh đạt được, để các em hiểu rõ việc mình phải làm và báo cáo kết quả
thảo luận mới cụ thể và sát với nội dung bài học.
- Giáo viên nên thay đổi đa dạng các hình thức hoạt động nhóm: thảo luận câu hỏi, bài tập,
ghép tranh, đóng vai, thí nghiệm, trị chơi,…. để tạo hứng thú cho học sinh.
2.3.2. Đa dạng hố các hình thức hoạt động nhóm
Để áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm, trước tiên tôi tiến hành khảo sát chất
lượng đầu năm, nhằm phân loại đối tượng học sinh sau đó kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm để sắp xếp chổ ngồi cho học sinh tiện việc thảo luận nhóm.
a. Kích thước nhóm
Trong q trình tổ chức hoạt động thảo luận nhóm tuỳ thuộc vào nội dung, yêu cầu
của từng bài cụ thể tôi thường thay đổi các hình thức thảo luận, hợp tác theo nhóm nhỏ
(từ 2 đến 4 học sinh), hoặc nhóm lớn (theo tổ, hoặc theo dãy bàn)
* Hoạt động nhóm lớn: Thường áp dụng những nội dung kiến thức khó, phức tạp
hoặc có nhiều câu hỏi dài hay nội dung kiến thức tổng hợp thì có thể tổ chức cho học sinh
thảo luận theo dãy bàn, theo tổ.
* Hoạt động nhóm nhỏ
Những nội dung kiến thức đơn giản, câu hỏi ngắn hay hồn thiện các phiếu học
tập giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ gồm từ 2 đến 4 học
sinh/nhóm với cùng một nhiệm vụ. Thơng thường nhóm nhỏ là nhóm theo bàn hoặc hai
bạn một nhóm.
* Ví dụ 1: Khi dạy phần 1. Bài 9: các loại rễ, các miền của rễ. giáo viên sử dụng
hình thức thảo luận theo nhóm lớn (mỗi tổ là 1 nhóm) với nhiệm vụ mỗi nhóm hãy thu
thập các cây có rễ cọc và rễ chùm, cử hai bạn đóng vai là rễ cọc và rễ chùm lên trình bày
về cấu tạo của loại rễ mà mình đảm nhận:
Hoạt động: Tìm hiểu các loại rễ
- Gv Tổ chức HS hoạt động nhóm (4 nhóm = 4 tổ).
- Nhóm 1,2: đóng vai là cây có rễ cọc và trình bày về đặc điểm, một số ví dụ cây có rễ
cọc và giải thích tại sao lại xếp chúng vào nhóm rễ cọc
5
- Nhóm 3,4: đóng vai cây có rễ chùm và trình bày về đặc điểm, một số ví dụ cây có rễ
chùm và giải thích tại sao lại xếp chúng vào nhóm rễ chùm
( Nội dung này đã được giáo viên giao về nhà tìm hiểu và tập làm trước)
* Học sinh hoạt động theo nhóm, đại diện được phân cơng lên đóng vai và trình bày. Khi
lên HS phải đem theo mẫu vật mà nhóm thu thập từ trước.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên sự cố gắng của các nhóm.
* Tác dụng: HS nắm được đặc điểm, phân biệt được rễ cọc và rễ chùm. Hình thành kĩ
năng hợp tác và diễn đạt trước đám đơng.
* Ví dụ 2: Khi dạy phần 2 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân, giáo viên tổ
chức hoạt động các nhóm lớn với cùng một nội dung thảo luận:
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (1 dãy bàn là 1 nhóm) chơi trị chơi ai nhanh
hơn. Gv chiếu màn hình có 1 bức tranh nội dung nhằm giáo dục ý thức của học sinh,
được che khuất bởi 5 miếng ghép. Mỗi miếng ghép là câu hỏi nhỏ. Trả lời đúng câu hỏi
được 10 điểm và mở được 1 miếng ghép. Trả lời sai nhường quyền cho đội cịn lại. Có ít
nhất 3 miếng ghép được mở ra sẽ được quyền trả lời bức tranh, trả lời đúng bức tranh
được 40 điểm và trả lời sai loại khỏi trị chơi
+ Bức tranh 1: Mạch rây có chức năng gì?
Đáp án: Vận chuyển chất hữu cơ
+ Bức tranh 2: Bộ phận nào thực hiện chức năng vận chuyển nước và muối khống hịa
tan để ni cây
Đáp án: Mạch gỗ
+ Bức tranh 3: Nước và muối khống hịa tan được vận chuyển trong thân là nhờ yếu tố nào?
Đáp án: Nhờ lực hút của rễ và nhờ q trính thốt hơi nước.
+ Bức tranh 4: Rau xanh được trồng trong mơi trường ơ nhiễm có ảnh hưởng như thế
nào đến sức khỏe con người?
Đáp án: có hại cho sức khỏe con người, gây nhiều bệnh tât nguy hiểm.
+ Bức tranh 5: Vì sao khi bóc một đoạn vỏ ở cành cây, sau một thời gian mép vỏ phía
trên chỗ cắt lại phình to ra
Đáp án: vì chất hữu cơ vận chuyển trong mạch rây bị ứ lại ở mép vỏ phía trên
+ Bức tranh 6: Đây là hành động xấu của một số bạn làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây?
Đáp án: Dùng vật sắc nhọn khắc lên cây, bẻ cành
+ Nội dung của bức tranh: Hãy bảo vệ thực vật bằng hành động của bạnTác dụng: HS
khắc sâu kiến thức về chức năng của mạch rây và mạch gỗ, giải thích được một số hiện
6
tượng thực tế đã học trong bài. Qua đó hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên. HS trong
nhóm đều tích cực làm việc, hình thành ý thức, trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể.
* Ví dụ 3: Khi dạy nội dung 1 Bài 13: “Cấu tạo ngoài của thân”
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm là 4 tổ, chia bảng thành 2 phần.
- Hình thành kiến thức cấu tạo của thân bằng hoạt động nhóm vào việc xác định các
bộ phận của thân (SGK Trang 43). GV yêu cầu học sinh cả lớp tự quan sát và tìm hiểu
thơng tin H13.1 và H13. 2 trong vòng 60 giây
- Giáo viên đưa ra luật chơi là khi giáo viên hơ “Bắt đầu” thì học sinh số 1 của mỗi
nhóm lên ghi tên một bộ phận trong cấu tạo ngoài của thân. Cứ như vậy lần lượt các bạn
số 2, 3, 4.... cho đến hết thời gian quy định (2 phút)
- Các nhóm sẽ nghiên cứu thông tin, phân chia mỗi bạn một mã số và trách nhiệm
của từng bạn sẽ ghi những bộ phận gì.
- Các nhóm bắt đầu thi đua với nhau xem đội nào thắng.
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét đánh giá xác định đội thắng là đội ghi được nhiều
và đúng nhất các bộ phận của thân cây. GV cho điểm thưởng hoặc bằng tràng pháo tay,...
Tác dụng: Hình thành kiến thức về cấu tạo của thân. Học sinh hứng thú, tích cực
tham gia hoạt động.
* Ví dụ 4: Khi dạy bài 7 – Cấu tạo tế bào thực
vật – Khoa học tự nhiên 6
- GV chuẩn bị:
+ Sơ đồ câm tế bào thực vật.
+ Các tấm phiếu rời ghi tên các bộ phận
của tế bào thực vật, phía sau có gắn nam châm.
7
+ Quà tặng: 2 chiếc bút bi
- GV chia nhóm nhỏ (2 HS ngồi cạnh nhau thành nhóm)
+ Học sinh thảo luận cặp đôi, ghi nhớ các bộ phận của tế bào trên hình ảnh và trả
lời câu hỏi: Cấu tạo của tế bào gồm những bộ phận gì?
+ Cặp học sinh có đáp án nhanh nhất được lên bảng ghép các tấm phiếu rời vào sơ
đồ câm để được đáp án đúng.
- Tổng kết trò chơi: Tặng cho cặp đôi nhanh và đúng nhất 2 chiếc bút bi.
- Tác dụng: Học sinh ghi nhớ được các bộ phận của tế bào thực vật, phát huy cao
vai trò của từng thành viên trong nhóm.
Lưu ý: Việc phân chia nhóm thường có thể thay đổi đa dạng:
+ Các nhóm gồm những người tự nguyện.
+ Các nhóm ngẫu nhiên: bằng cách đếm số, phát thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo màu sắc,...
+ Các nhóm với những đặc điểm chung: Ví dụ: Tất cả những học sinh cùng sinh ra
trong mùa đông, mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu sẽ tạo thành nhóm.
b. Thời gian duy trì nhóm
- Thơng thường nhóm cần được duy trì sao cho đủ thời gian để các thành viên hiểu
nhau và có được các kỹ năng cần thiết,
- Khơng nên lâu q gây ra sự nhàm chán, tình trạng trì trệ thiếu năng động, dựa dẫm
vào nhau.
c. Phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trị rõ ràng. Sau mỗi hoạt động
nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trị cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ
đóng một vai trị trong thời gian q lâu. Vai trị của các thành viên trong một nhóm bao
gồm: nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên, theo dõi thời gian.
2.3.3 Vai trị của giáo viên trong hoạt động nhóm
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh ngay từ những lần đầu tiên các bước làm
việc theo nhóm đến khi quen việc, các em phải cùng nhau hợp sức để hồn thành nhiệm
vụ được giao. Có thể giáo viên làm mẫu hoạt động nhóm cho học sinh làm theo.
- Quản lí hoạt động nhóm (quan sát q trình hoạt động nhóm, hỗ trợ và hướng
dẫn khi cần thiết, khen ngợi và động viên HS). Khi giao việc cho các nhóm tơi thường
theo dõi quan sát, nếu thấy nhóm nào làm việc chăm chú và sơi nổi thì tơi n tâm, nếu
nhóm các em làm việc trầm hoặc nhốn nháo, lúng túng thì tơi hướng dẫn, gợi ý cho các
em, tuy nhiên cũng tránh can thiệp quá sâu, để các em phát huy sáng tạo.
8
+ Trong q trình quan sát các nhóm làm việc, giáo viên phải phát hiện các sai lầm
mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm để cuối phần thảo luận nhóm, giáo viên có
nhận xét, góp ý.
+ Giáo viên cho các nhóm thi đua với nhau qua bảng điểm làm việc giữa các
nhóm, trong q trình diễn ra hoạt động nhóm, nhóm nào làm việc tốt, khơng gây ồn ào,
khơng có thành viên làm việc riêng, sau khi hồn thành nhóm có dọn dẹp sạch sẽ nơi làm
việc,.... nhóm đó được cộng điểm và ngược lại.
Lưu ý: Giáo viên khơng can thiệp sâu vào q trình làm việc của nhóm (đóng góp
ý kiến như một thành viên của nhóm hoặc hỏi nhiều câu hỏi làm ảnh hưởng đến sự tập
trung của nhóm)
2.3.4. Tổ chức các trị chơi trong q trình thảo luận nhóm
Để tạo hứng thú, tăng tốc độ làm việc cho các nhóm trong q trình thảo luận nhóm ,
giáo viên nên tổ chức các trị chơi như giải ô chữ (thường để phục vụ hoạt động luyện tập
trong bài), tìm – gắn thơng tin nhanh (thường để tìm hiểu kiến thức mới về giải phẫu,
hình thái) hoặc giải thích các thuật ngữ,… để thi đua giữa các nhóm.
* Ví dụ 5: Sau khi dạy bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật giáo viên cho HS chơi trị chơi
giải ơ chữ SGK. Tr-26
* Nội dung:
- Ơ chữ bao gồm 5 hàng ngang, trong mỗi từ hàng ngang học sinh có thể tìm thấy
một chữ cái trong từ chủ đề (theo hàng dọc)
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký.
- Các nhóm từ 1- 5, lần lượt tuỳ chọn hàng ngang từ 1- 5.
- Lưu ý: các nhóm có quyền đưa đáp án từ chủ đề hoặc từ khoá khi chưa giải hết các
ô chữ theo hàng ngang. Nếu nhóm đưa ra từ khố đúng thì được cộng 40 điểm, các nhóm
tiếp tục chơi để mở các ơ chữ cịn lại. Cịn nếu nhóm trả lời từ khố bị sai thì nhóm đó
mất quyền chơi, các nhóm khác vẫn tiếp tục chơi.
Các hàng ngang cụ thể như sau:
•
Ơ số 1: Bảy chữ cái: Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo chất hữu cơ ngồi
ánh sáng.
• Ơ số 2: Chín chữ cái: Một thành phần của tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt
động sống của tế bào.
•
Ơ số 3: Tám chữ cái Một thành phần của tế bào, chứa dịch tế bào.
• Ơ số 4: Mười hai chữ cái: Bao bọc ngồi chất tế bào.
• Ơ số 5: Chín chữ cái: Chất keo lỏng có chứa nhân, không bào và các thành phần
khác.
1
2
N
H
Â
N
T
T
H
Ư
C
Ế
B
A
O
V
Â
T
9
3
K
H
Ơ
N
4
5
C
H Â
T
T
Ế
B
G
B
A
O
M
A
N
G
A
O
S
I
N
H
C
H
Â
- HS Thảo luận chung theo nhóm và đưa ra câu trả lời nhanh và đúng nhất
- Sau khi các nhóm đốn được ơ chữ trong cụm từ chủ đề “ tế bào” là một đơn vị cấu
tạo nên cơ thể thực vật... Giáo viên gọi đại diện của nhóm thắng cuộc nói về ý nghĩa của
ơ chữ có từ chủ đề đó và mối liên quan với các ơ chữ cịn lại, nhóm khác có thể nhận xét,
bổ sung và đưa ra lời bình.
Tác dụng: học sinh thấy được vai trò hết sức quan trọng của tế bào, đồng thời ghi
nhớ được những đặc điểm cấu tạo và chức năng của tế bào.
* Ví dụ 6: Sau khi học sinh tìm hiểu xong đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm, giáo
viên tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi thi viết nhanh:
+ Bước 1: Thành lập đội chơi: Chia lớp thành hai hoặc 4 nhóm lớn (theo tổ)
+ Bước 2: Tuyên bố thể lệ và nội dung thi:
•
Mỗi nhóm có 60 giây để chuẩn bị tên các loại rễ cọc, rễ chùm.
•
Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng viết nhanh và xác định rõ các loại cây có rễ
cọc, rễ chùm vào phần bảng đã được chia trong thời gian là 1 phút.
+ Bước 3: Tổ chức thi: Đội thắng cuộc là đội ghi được nhiều tên cây và xác định rõ có
rễ cọc hay rễ chùm trong khoảng thời gian quy định.
Tác dụng: HS khắc ghi kiến thức về các loại rễ. HS hoạt động tích cực.
* Ví dụ 7: khi dạy các nội dung kiến thức về: Các bộ phận của hoa: giáo viên tổ chức
cho học sinh chơi trò chơi thi gắn nhanh thông tin:
+ Bước 1: Thành lập đội chơi : Chia lớp thành 4 nhóm lớn ( theo tổ)
+ Bước 2: Tuyên bố thể lệ và nội dung thi:
• Cho các đội nghiên cứu và ghi nhớ thông tin trong khoảng thời gian 1 phút giây.
• Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng gắn nhanh các tấm bìa có ghi sẵn tên các bộ
phận của hoa vào tranh câm các bộ phận của hoa.
+ Bước 3: Tổ chức cho các đội lựa chọn và gắn thông tin/tranh câm: Đội thắng cuộc là
độ gắn chính xác thơng tin trong khoảng thời gian ngắn nhất.
- Tác dụng: HS hình thành kiến thức về các bộ phận của hoa. Các thành viên trong nhóm
hoạt động tích cực.
T
10
2.4. Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
Sau một thời gian áp dụng một số kinh nghiệm “Dạy học tích cực bằng phương
pháp hoạt động nhóm trong mơn khoa học tự nhiên lớp 6” tôi đã thu được kết quả tương
đối khả quan, chất lượng học tập bộ môn khoa học tự nhiên lớp 6 được nâng lên, nhiều
học sinh hứng thú học tập, học sinh hiểu bài, nắm bản chất vấn đề, phát triển các năng lực
cốt lõi; chất lượng bộ mơn cũng như thái độ tích cực trong học tập của học sinh được
nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
- Khoảng 80% học sinh trung bình, yếu đã biết cách thảo luận, mạnh dạn đóng góp ý
kiến, nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà.
- Học sinh có thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp.
- Khoảng 65% có khả năng trình bày, diễn đạt kiến thức trước cả lớp, giúp phong trào học
tập của các em chủ động, phát biểu sôi nổi trong tiết học.
Thống kê kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp dạy học theo hoạt động
nhóm theo các bảng sau:
Bảng 1: Kết quả thăm dò thái độ học sinh lớp 6 sau khi kết thúc học kì 1
TS
HS
176
Số HS có thái độ
bình thường
Số HS có thái độ hào hứng
Số HS ít quan tâm
TS
%
TS
%
TS
%
149
85
27
15
0
0
Bảng 2: Kết quả học tập bộ mơn học kì 1
Tên lớp
TS
HS
Giỏi
Khá
TS %
TS
TB
%
TS
Yếu
%
TS
Ghi
chú
Kém
%
TS
%
6/1
35
4
11.1
5
13.9
20
55.6
6
18.4
0
0
6/2
35
5
14.3
5
14.3
19
54.3
6
17.1
0
0
6/3
35
5
14.3
9
25.7
19
54.3
2
5.7
0
0
6/4
36
23
63.9
9
25
4
11.1
0
0
0
0
11
6/5
35
7
20
12
34.3
14
40
2
5.7
0
0
Tổng số
176
44
25
40
22.7
76
43.1
16
9
0
0
Bảng 3: Kết quả học tập lớp 6/4 và lớp 6/5 cuối năm học
TS
HS
Giỏi
6/4
36
23
63.9
11
30.6
2
6/5
35
3
8.6
19
54.3
Tổng số
71
26
36.7
30
42.2
Tên lớp
TS
Khá
%
TS
TB
%
TS
Yếu
%
Ghi
chú
Kém
TS
%
TS
%
5.6
0
0
0
0
12
34.3
1
2.9
0
0
14
19.7
1
1.4
0
0
Như vậy thông qua việc áp dụng sáng kiến “Dạy học tích cực bằng phương pháp
hoạt động nhóm trong mơn khoa học tự nhiên lớp 6” ở trường THCS Duy Tân tôi nhận
thấy đã có kết quả tốt hơn ở cả hai học kì so với chất lượng khối 6 trong năm học trước,
chất lượng môn học được nâng lên, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu giảm đáng
kể, khơng có học sinh kém. Học sinh bước đầu có sự đam mê, u thích mơn học hơn, đó
là một nền tảng tốt giúp các em làm quen dần với phương pháp học tập hiện đại.
2.5. Một số hình ảnh trong qua trình thực hiện giải pháp
Hoạt động nhóm trong lớp
Hoạt động nhóm tiết học ngồi trời
12
Báo cáo kết quả thảo luận nhóm
Tổ chức hoạt động trò chơi
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm sau quá trình áp dụng các biện pháp
- Phương pháp dạy học theo nhóm được đánh giá là một phương pháp dạy học tích
cực, hướng vào đối tượng học sinh và đạt hiệu quả cao trong dạy học. Phát huy cao độ
tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, đồng thời phát huy khả năng hợp tác,
giúp đỡ học tập lẫn nhau.
- Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ
mơn trên cơ sở nội dung bài học. Các biện pháp đưa ra đều phát huy tính tự giác, tích cực
chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên.
- Phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian
hạn định cho một tiết học và bởi số lượng học sinh đông trong mỗi lớp nên giáo viên phải
biết tổ chức hợp lí và tổ chức thường xuyên để hình thành thói quen cho học sinh với
hoạt động này thì mới có kết quả tốt.
- Phương pháp hoạt động nhóm cũng khơng phù hợp đối với lớp q đơng (trên 40 em).
- Muốn tổ chức hoạt động nhóm thành cơng thì người giáo viên phải nhiệt tình
nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, thiết kế hoạt động cho nhóm phù hợp, thay đổi hình thức
chia nhóm gây hứng thú cho học sinh.
- Khi tổ chức học hợp tác nhóm, giáo viên cần chú ý:
+ Việc chia nhóm phải đảm bảo cho các em học sinh được học tập thuận lợi, chỗ
ngồi của nhóm phải dễ trao đổi thảo luận với nhau để cùng nhau học tập xây dựng bài
học dưới sự điều khiển của giáo viên.
+ Giao nhiệm vụ cho học sinh phải rõ ràng, xác định cụ thể thời gian thảo luận cho
học sinh biết.
+ Trong khi học sinh làm việc, giáo viên phải theo dõi, điều chỉnh kịp thời khi
nhóm chưa hiểu rõ vấn đề.
13
+ Chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp
với hoạt động nhóm.
+ Chấm điểm cho nhóm: Đánh giá các hoạt động học tập hợp tác là một thách thức
cho các giáo viên. Với mỗi hoạt động nên chấm một điểm của cả nhóm và một điểm cá
nhân cho làm việc nhóm.
+ Tạo thói quen hoạt động nhóm cho từng học sinh và học sinh phải biết được vai
trị của mình đối với nhóm, và có thể thay đổi vai trị các thành viên trong các hoạt động
nhóm khác nhau.
Trên đây chỉ là một số ý kiến nhỏ của bản thân tôi về việc sử dung phương pháp
dạy học theo nhóm trong các giờ học ở cấp THCS. Rất mong đây sẽ là một trong những
kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ cùng đồng nghiệp, hy vọng được sự đóng góp ý
kiến của bạn bè đồng nghiệp.
2. Những kiến nghị, đề xuất để triển khai và ứng dụng vào thực tiễn
- Cần tăng cường hơn nữa, sinh hoạt chuyên đề trong thành phố, giữa các trường
để các giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Tổ chức các tiết dạy mẫu do các GV có kinh nghiệm giảng dạy, để nhiều GV
được học hỏi cách thức tổ chức một tiết dạy theo phương pháp đổi mới.
- Với chương trình SGK mới, tăng về số lượng kênh hình. Vì vậy cần có đầy đủ đồ
dùng dạy học, đặc biệt là trong khoa học tự nhiên 6 tranh ảnh và băng đĩa thực hành hiện
cịn thiếu.
- Về phía giáo viên: Thường xuyên tìm kiếm, cập nhật, làm mới và sáng tạo các
hoạt động học tập theo nhóm để nâng cao chất lượng các tiết dạy trên lớp.
3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Trên đây là những giải pháp của bản thân tơi đã được sử dụng có hiệu quả dạy học
môn khoa học tự nhiên lớp 6 tronng năm học vừa qua. Tôi xin cam đoan đề tài này không
sao chép và vi phạm bản quyền dưới mọi hình thức. Tơi rất mong nhận được sự động
viên, khích lệ và sự đóng góp ý kiến của Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp để đề tài được áp
dụng rộng rãi và có hiệu quả hơn nữa.
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Dạy và học tích cực-một số phương pháp và kĩ thuật dạy học”
Nhà xuất bản Đại học sư phạm
2. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3. Các phương pháp dạy học hiệu quả - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
4. Tài liệu học tập theo hoạt động nhóm - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
14
5. SGK, Sách giáo viên Khoa học tự nhiên khối 6 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam
6. Phát triển năng lực trong môn Khoa học tự nhiên 6 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam
Tp Huế, tháng 05 năm 2021
TÁC GIẢ
Lê Thị Đào