Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV XVIII tại khu vực chính điện kính thiên (hoàng thành thăng long) qua tư liệu khai quật năm 2017 2019 (luận văn thạc sỹ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.4 MB, 153 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gạch ngói và trang trí kiến trúc bằng đất nung là vật liệu xây dựng chủ
yếu trong các cơng trình kiến trúc xưa. Cùng với các loại hình vật liệu khác
như gỗ, đá,… là những ngun vật liệu chính tạo nên một cơng trình kiến trúc
hồn chỉnh. Trải qua thời gian dài với nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử
cùng với khí hậu khắc nghiệt, các kiến trúc đó hầu như đều khơng cịn. Trong
các di tích kiến trúc ở Việt Nam, nhiều khi chỉ cịn lại có vật liệu xây dựng.
Chính vì vậy nghiên cứu vật liệu kiến trúc góp phần quan trọng trong việc
nghiên cứu lịch sử xây dựng Việt Nam truyền thống.
Có thể nói, trong bất kỳ một cơng trình kiến trúc nào thì lọai hình vật liệu
xây dựng ln đóng một vai trị vơ cùng quan trọng để tạo nên diện mạo của
cơng trình đó. Đặc biệt đối với các kiến trúc cổ chúng lại càng có ý nghĩa quan
trọng, không chỉ cung cấp thông tin chân thực đối với việc nghiên cứu kiến
trúc đương thời mà còn có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu lịch sử mỹ
thuật, điêu khắc, lịch sử nghề thủ công cho đến việc nghiên cứu lịch sử văn
hóa dân tộc.
Hiện nay với nhiều cuộc thăm dò khai quật các nhà khảo cổ học đã có
nhiều điều kiện tiếp cận với loại hình vật liệu kiến trúc. Vì vậy một vài cơng
trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến loại hình vật liệu kiến trúc qua các triều
đại. Đã có nhiều bài viết rất hay đi sâu vào nghiên cứu về loại hình vật liệu
kiến trúc Việt Nam thế kỷ XV-XVIII sớm nhất là Louis Bezacier (1944,
1955), tiếp theo là H. Parmentier và R.Mecier (1954), tiếp theo là Tống Trung
Tín đã có bài “Hệ thống vật liệu xây dựng kinh đô Thăng Long qua các đợt
khai quật Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu”, “Báo cáo kết quả khai quật Hậu

1


Lâu”; Luận án tiến sĩ của Ngô Thị Lan về “Gạch - ngói thế kỷ XV-XVIII ở
Bắc Việt Nam qua nguồn tư liệu khảo cổ học” cùng với nhiều bài nghiên cứu


đã góp phần nhận diện các loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII.
Từ 2011 đến nay, đã có nhiều đợt thám sát và khai quật trong khu vực
điện Kính Thiên với sự phối hợp của hai cơ quan là Trung tâm Bảo tồn di sản
Thăng Long Hà Nội và Viện Khảo cổ học. Khu vực điện Kính Thiên, theo các
kết quả nghiên cứu chung là một khu di tích có tầm quan trọng bậc nhất của
Khu di tích Trung tâm Hồng thành Thăng Long. Nơi đây có điện Kính Thiên
là Chính điện của Cấm thành - nơi thiết triều của nhà Lê Sơ, nhà Mạc và nhà
Lê Trung hưng mà dấu tích hiện cịn là bậc thềm với các lan can đá chạm
rồng, mây, lá... Hơn nữa, theo sử cũ, nơi đây cịn là chính điện Càn Nguyên
thời Lý, chính điện Thiên An thời Lý, thời Trần. Đã có nhiều luận văn thạc sĩ
khảo cổ học nghiên cứu khu vực này như: “Vật liệu kiến trúc đất nung thời
Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên qua các đợt khai quật từ năm 2011 đến
năm 2014”; “Dấu tích kiến trúc thời Lê thế kỷ 15-18 tại khu vực Chính điện
Kính Thiên (phát hiện năm 2011-2013).
Kết quả khai quật đã thu được một khối lượng di vật rất lớn, bao gồm
nhiều loại hình từ đồ gốm sứ, đồ sành và vật liệu kiến trúc, trong đó chiếm số
lượng nhiều nhất là các loại hình vật liệu kiến trúc của các thời kỳ từ Bắc
thuộc đến thời Nguyễn. Trong đó vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII cũng
xuất hiện khá phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Việc phân loại
di vật này có thể góp phần tìm hiểu thêm diện mạo kiến trúc, nghệ thuật điêu
khắc thế kỷ XV-XVIII nói chung và ở khu vực Thăng Long nói riêng. Hơn
nữa, từ việc góp phần nhận diện kiến trúc thế kỷ XV-XVIII ở khu vực trung
tâm, việc nghiên cứu vật liệu ở đây cũng góp phần vào việc tìm hiểu một vấn
đề mà giới khoa học quan tâm là vị trí trung tâm của Hồng thành Thăng
Long thế kỷ XV-XVIII ở đâu? Đặc biệt, các cấp quản lý và giới nghiên cứu

2


đang rất quan tâm tới việc phục dựng Chính điện Kính Thiên thế kỷ XVXVIII. Do vậy việc nghiên cứu vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII ở khu vực

này ngày càng cấp thiết.
Tác giả luận văn may mắn được trực tiếp tham gia khai quật tại điện
Kính Thiên từ năm 2016 đến nay. Qua quá trình khai quật tác giả đã nhận thấy
đây là một cơ hội tốt để góp phần tìm hiểu loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ
XV-XVIII. Từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vật liệu kiến
trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực chính Điện Kính Thiên (Hồng Thành
Thăng Long) qua tư liệu khai quật năm 2017-2019” làm đề tài luận văn thạc
sĩ của mình nhằm hệ thống lại tồn bộ loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII đã khai quật được trong 3 năm ở khu vực này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống, phân loại vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII qua các đợt
khai quật ở khu vực điện Kính Thiên từ năm 2017 đến 2019.
- Tìm hiểu các đặc trưng của hệ thống vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII ở khu vực điện Kính Thiên qua ba đợt khai quật từ 2017 - 2019.
- So sánh tổng hợp và tiến hành phân tích, đánh giá đặc trưng của các
loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XV - XVIII ở khu vực điện Kính Thiên với
hệ thống vật liệu kiến trúc ở khu vực phụ cận và mối tương quan với các loại
di vật khác cùng thời nhằm xác định những giá trị của hệ thống vật liệu kiến
trúc này. Qua đó góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa và văn minh Thăng
Long, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Thế giới Hoàng Thành
Thăng Long.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ
XV-XVIII qua tư liệu khai quật chỉnh lý khảo cổ học tại khu vực chính Điện
Kính Thiên từ các năm 2017-2019.
Về phạm vi: về khơng gian tập trung tìm hiểu vật liệu kiến trúc trong khu
vực điện Kính Thiên năm 2017-2019, kết hợp so sánh với các loại hình vật
liệu kiến trúc đồng đại ở khu vực đã khai quật trong các năm khác cũng như

so sánh với các di tích khác trong khu vực Thăng Long – Hà Nội và các di
tích kiến trúc cung điện, lăng tẩm và tôn giáo khác ở khu vực miền Bắc Việt
Nam.
Thời gian: Luận văn đề cập đến loại hình vật liệu kiến trúc được phát
hiện và nghiên cứu trong thế kỷ XV-XVIII. Thế kỷ XV-XVIII có nhiều triều
đại khác nhau: Vương triều Lê Sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn. Tuy nhiên
luận văn chỉ đề cập đến 2 thời kỳ chính là Lê Sơ và Lê Trung hưng bởi thời
Mạc và Tây Sơn loại hình vật liệu xây dựng ở khu vực này chưa được phát
hiện và nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học như: điều
tra, thám sát, khai quật và lấy tư liệu tại hiện trường… cũng như các kỹ thuật
nghiên cứu khảo cổ học trong phòng: miêu tả, thống kê, đo vẽ, chụp và xử lý
ảnh bằng chương trình Photoshop… Các phương pháp so sánh đối chiếu, phân
tích tổng hợp về kỹ thuật sản xuất cũng như nghệ thuật trang trí trên vật liệu
kiến trúc được tận dụng triệt để.
Phân loại hiện vật theo các trình tự: niên đại, loại hình. Về niên đại, đưa
ra những tiêu chí tương đối để phân chia gạch ngói các theo các giai đoạn. Về

4


loại hình, dựa vào hình dáng, vị trí và chức năng của hiện vật để đưa ra các
thuật ngữ cho từng loại.
Luận văn còn sử dụng các phương pháp: nghiên cứu Khu vực học, Hán
Nôm học, Lịch sử Mỹ thuật, Lịch sử Kiến trúc…
Nguồn tư liệu chính của luận văn được thu thập qua kết quả khai quật và
chỉnh lý vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII ở khu vực điện Kính Thiên từ năm
2017 đến 2019. Ngồi ra, luận văn còn sử dụng các nguồn tư liệu từ các cơng
trình nghiên cứu, báo cáo, luận văn, bài viết, thơng báo khoa học và các ấn

phẩm khác có liên quan đến vật liệu kiến trúc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tập hợp và hệ thống hóa tương đối đầy đủ tư liệu về vật liệu
kiến trúc thế kỷ XV-XVIII thu được qua các cuộc khai quật ở khu vực Chính
điện Kính Thiên từ năm 2017 đến 2019.
- Xác định những đặc trưng cơ bản của vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII khu vực điện Kính Thiên trên các phương diện loại hình, hoa văn và kỹ
thuật chế tạo.
- Trên cơ sở của việc tập hợp hệ thống và tìm hiểu đặc trưng của vật liệu
kiến trúc thế kỷ XV-XVIII ở khu vực Kính Thiên qua các đợt khai quật năm
2017-2019. Góp phần tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc, một vài nét về giá trị lịch
sử văn hóa thế kỷ XV-XVIII, cũng như những đặc trưng riêng của khu di tích
điện Kính Thiên nói riêng và Thăng Long nói chung so với các khu vực khác.

5


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục minh họa, luận văn
được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vật liệu kiến trúc thế kỷ XVXVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên qua các đợt khai quật 2017-2019
Chương 2. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện
Kính Thiên qua các đợt khai quật 2017-2019
Chương 3. Đặc trưng và giá trị của vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU
KIẾN TRÚC THẾ KỶ XV-XVIII TẠI KHU VỰC CHÍNH ĐIỆN KÍNH

THIÊN QUA CÁC ĐỢT KHAI QUẬT 2017-2019
1.1. Tổng quan tình hình phát hiện và nghiên cứu vật liệu kiến trúc thế
kỷ XV-XVIII
1.1.1. Những phát hiện và nghiên cứu trước năm 1954
Năm 1951, trong cơng trình “Les Seultures royales de la dysastie des
Le posterieus (Hậu Lê)”, L. Bezacier ghi chép lại kết quả chuyến đi khảo sát
của ông ở khu vực Lam Kinh (Thanh Hóa) trong năm 1942. Ơng có nhắc đến
những mảnh ngói bị và ngói cánh sen được lợp nhà bia Lê Thái Tổ. Gạch
được sử dụng để xây mộ, xây tường bao quanh lăng mộ và sử dụng kết hợp
với đá để xây bệ đặt tượng sư tử. Ông cũng đề cập đến việc phát hiện những
mảnh gạch và ngói bị ở lăng Hồng hậu thuộc làng Quần Đội và một vài
mảnh ngói ở gần khu vực mộ vua Lê Dụ Tông [21, tr.19].
Năm 1952, H. Parmentier và R. Mecier đã hệ thống hơn 10.000 hiện vật
là những phát hiện lẻ tẻ của người Pháp ở Việt Nam thành cơng trình nghiên
cứu “Éléments anciens d’ aechitecture au Nord Viet-nam”. Đây là cơng trình
chun sâu nhất về các loại hình vật liệu xây dựng ở miền Bắc Việt Nam mà
chủ yếu là ở khu vực Thăng Long (Hà Nội) thời kỳ này. Theo công bố này cho
thấy việc phát hiện của người Pháp về gạch ngói thế kỷ 15-18 thực sự bắt đầu
năm 1900, trong khi xây dựng sân Quần Ngựa ở phía Tây thành phố Hà Nội
gần đường Hoàng Hoa Thám ngày nay đã phát hiện một số lượng lớn những
mảnh gạch ngói thời Lê [21, tr.20].
Trong cơng trình này cũng bao gồm rất nhiều loại hình di vật VLKT thế
kỷ XV-XVIII gồm đủ các loại hình gạch, ngói và các bộ phận trang trí khác.
Tuy nhiên, do khơng có các cuộc điều tra và khai quật khảo cổ học nên

7


các kết quả nghiên cứu chỉ đề cập đến vấn đề nghệ thuật. Do hạn chế về
nguồn tài liệu nên các học giả cũng chưa đưa ra được cách thức phân loại và

phân kỳ, các đặc trưng và diễn biến của các loại di vật này.
1.1.2. Những phát hiện và nghiên cứu sau năm 1954
Đến giai đoạn thập kỷ 70 của thế kỷ XX việc nghiên cứu khảo cổ học
mới được bắt đầu với nhiều cuộc thám sát và khai quật tại khu vực nội thành
Hà Nội.
Năm 1970 - 1971, khoa Lịch Sử - trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tiến
hành khai quật với diện tích 28m 2 ở khu vực sườn Tây Nam núi Cung của
làng Đại Yên, đã tìm được các loại vật liệu kiến trúc như bộ phận trang trí trên
ngói ống, diềm ngói nhiều thời kỳ [57, tr. 09].
2

Năm 1972, BtLSVN khai quật diện tích 300m tại khu Đồng Gạch và Đồng
Giếng (Ba Đình), tìm được nhiều loại hình di vật của nhiều thời kỳ [57, tr10].
Năm 1978, nhằm mục đích giải phóng mặt bằng ở Cung thiếu nhi trung
ương, ba đơn vị là Viện KCH, BtLSVN, Sở VHTT Hà Nội đã tiến hành thám sát và
khai quật tại khu Quần Ngựa – tương truyền có chùa Chân Giáo thời Lý. Tại đây đã
tìm thấy nhiều di vật gạch, ngói, gốm sứ [57, tr10].

Năm 1992, Viện KCH và Sở VHTT Hà Nội tiến hành thám sát tại địa
điểm 5 Hồng Diệu đã tìm thấy tầng văn hoá dày (4,6m) và nhiều di vật [57,
tr.10].
Năm 1996, khai quật “chữa cháy” địa điểm 11 Lê Hồng Phong với diện
2

tích 30m đã tìm thấy nhiều di vật VLKT đất nung thuộc nhiều giai đoạn.

Năm 1998 và 1999, Viện KCH tiến hành khai quật 3 địa điểm Hậu Lâu,
Bắc Mơn và Đoan Mơn (Ba Đình, Hà Nội), thu được khá nhiều hiện vật
VLKT đất nung có niên đại thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn [33-35].


8


Trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX việc nghiên cứu và khai quật
Khảo cổ học đã được thực hiện nhiều hơn. Các cuộc khai quật được tiến hành
ở các vị trí trung tâm của Cấm thành Thăng Long như: Đoan Môn, Bắc Môn,
Hậu Lâu, phát hiện được các di tích quan trọng, khẳng định được giá trị và
lịch sử của Kinh thành. Trên cơ sở đó, đã có một số bài viết đề cập đến vị trí
của thành Thăng Long. Tại địa điểm Đoan Môn, với các di tích phát hiện
được, các nhà nghiên cứu đều cho rằng vị trí trung tâm của thành Thăng Long
khơng thay đổi qua các thời Lý, Trần, Lê [57, tr.11].
Địa điểm 18 Hoàng Diệu được khai quật liên tục từ tháng 12/2002 đến
tháng 12/2009, chia thành 5 khu vực (A, B, C, D, E) với tổng diện tích là
33.000m2. Đã phát hiện được dày đặc các loại hình di tích và di vật, trong đó
các loại hình di vật giai đoạn thế kỷ XV-XVIII [42-43].
Tháng 8 năm 2002, khai quật thăm dò địa điểm 62 – 64 Trần Phú và
tiếp tục sau đó đến năm 2008 - 2009 là khai quật mở rộng. Cuộc khai quật đã
tìm được dấu tích móng tường thành và đoạn tường hào góc Tây - Nam của
thành Hà Nội thời Nguyễn, dấu tích kiến trúc thời Trần – Lê, nhiều di vật từ
Đại La đến thời Nguyễn [38, 49].
Cuối năm 2006, khai quật đàn Nam Giao ở địa điểm 114 Mai Hắc Đế
với tổng diện tích 1805m2. Kết quả đã phát hiện có nhiều dấu tích kiến trúc và
di vật thời Lý, Trần, Lê [40].
Từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2014, Viện KCH kết hợp với các cơ quan
đơn vị liên quan đã tiến hành khai quật khu vực ngầm của nhà Quốc hội, gọi
là Vườn Hồng (khu G) với diện tích hơn 9000m2. Kết quả đã tìm thấy nhiều di
tích và di vật của các thời kỳ [55].
Từ năm 2011 đến 2019, TTBTDSTLHN phối hợp với Viện KCH tiến
hành khai quật liên tục khu vực chính điện Kính Thiên với tổng diện tích


9


7458m2 đã xác định được khu vực này có tầng văn hóa kéo dài liên tục qua
các thời kỳ: Đại La, Đinh – Tiền Lê, Lý – Trần – Lê – Nguyễn, dày trung bình
3 – 3,5m với nhiều loại hình di vật [44-52].
1.2. Tình hình phát hiện và nghiên cứu vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII
tại khu vực Chính điện Kính Thiên qua các đợt khai quật
1.2.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu khu vực trung tâm và Chính điện Kính
Thiên
Khu vực điện Kính Thiên là một phần thuộc khu di sản thế giới HTTL, có
diện tích 47.390m2 trong tổng số 13.865 ha của toàn bộ khu di sản, được giới
hạn ở 4 phía: Bắc là di tích Hậu Lâu, phía Nam là cổng Đoan Mơn, phía Đơng
là đường Nguyễn Tri Phương và phía Tây là đường Hồng Diệu [56: tr16].
Hơn nữa, đây là khu vực có tầm quan trọng bậc nhất của Khu di tích Trung
tâm HTTL - nơi có điện Kính Thiên là Chính điện thiết triều của thời Lê Sơ,
thời Mạc, thời Lê Trung hưng và tồn tại ở thời Nguyễn với tên gọi là điện
Long Thiên mà dấu tích nền móng cịn tồn tại đến ngày nay [22, tr87] (sđ 01).
Trong khu vực trục trung tâm và khu vực Chính điện Kính Thiên từ
năm 1998 đến năm 2019 đã có 10 cuộc khai quật và thám sát ở các địa điểm
Đoan Môn, Hậu Lâu, Bắc Mơn, điện Kính Thiên… Riêng khu vực Chính điện
Kính Thiên từ nền điện Kính Thiên đã khai quật liên tục trong các năm 2008,
2011 đến nay (2021) và hàng năm khu vực này vẫn đang tiếp tục được khai
quật. Các cuộc khai quật đều tìm thấy những dấu vết của di tích và di vật các
thời kỳ lịch sử từ Đại La đến Lý, Trần, Lê, Nguyễn (Sđ 02).
Địa điểm Hậu Lâu: khai quật thăm dò năm 1998, diện tích 206m 2. Kết
quả, tìm thấy dấu tích “hồ” hay “bến nước”, vết tích kiến trúc gạch, giếng, bể,
móng nền. Di vật có rất nhiều các loại hình và niên đại từ Đại La đến Lý,
Trần, Lê. Trong đó VLKT của các thời kỳ: Bắc thuộc như gạch ô trám, Giang


10


Tây quân; vật liệu thời Lý, Trần như gạch lát nền trang trí hoa văn các loại,
gạch có in chữ Hán, ngói ống đỏ, đầu ngói ống, lá đề rồng/phượng, tượng
uyên ương, chân tảng trang trí hoa sen và các loại gạch thẻ, trang trí khác thời
Lê…[57, tr.14].
Địa điểm Đoan Mơn: khai quật thăm dị năm 1999, diện tích 133,2m 2,
tìm thấy dấu tích sân nền lát gạch vồ thời Lê, đường (hay tường) thời Trần có
lát gạch ngói trang trí “hoa chanh” và nhiều dấu vết kiến trúc khác thời Lê. Di
vật lớn về số lượng và phong phú về loại hình, trong đó VLKT có 2025 mảnh
thuộc nhiều thời kỳ [57, tr.14].
Địa điểm Bắc Môn: khai quật thăm dị năm 1999, diện tích 60,40m 2,
tìm thấy dấu tích tường thành và nền kiến trúc thời Lê rất kiên cố nằm bên
dưới Bắc Môn của thành Hà Nội thời Nguyễn. Di vật bao gồm vật liệu xây
dựng và đồ gốm men. Vật liệu gồm có 3833 mảnh chủ yếu là các mảnh ngói
ống thời Lê, đầu ngói trang trí, yếm ngói, diềm ngói [35, 37] (Sđ03).
Năm 2008, khai quật phía Nam nhà Cục Tác Chiến, diện tích 50m 2 cách
thềm rồng điện Kính Thiên khoảng 75m về phía Nam, nằm trên trục trung tâm
chạy thẳng từ cửa Đoan Môn vào điện Kính Thiên. Cuộc khai quật đã xuất lộ
nền gạch vồ ở phía Đơng và phía Tây nằm cách bề mặt hố -1,1m (cao độ mực
nước biển là +8,179). Kết cấu của nền được xây dựng bằng gạch vồ màu xám
hoặc màu đỏ, gạch còn nguyên hoặc đã bị vỡ, kích thước trung bình 37,5cm x
17cm; giữa 2 nền gạch là khoảng đầm gia cố nền của đường đi. Di vật tìm
được khơng nhiều, VLKT chủ yếu là các di vật của thời Lê như các loại ngói
men xanh, ngói men vàng, gạch vồ và các mảnh gốm sứ có niên đại thế kỷ
XVII – XIX [57, tr.15] (Sđ 03).
Năm 2011, tiến hành đào 5 hố thám sát với tổng diện tích 112m2. Tầng
văn hóa: Vị trí khai quật có độ dày mỏng khác nhau nhưng trật tự giữa các lớp


11


văn hóa là khá rõ. Ở đây đã làm rõ được có lớp văn hóa thời hiện đại (22 45cm), lớp văn hóa thời Nguyễn và thời Pháp thuộc (40 - 45cm), lớp văn hóa
thời Lê (25 - 60cm) [57, tr.19] (Sđ 03).
Năm 2012, hố khai quật có diện tích 500m2 nằm ở phía Bắc cổng Đoan
Mơn theo chiều Đơng – Tây, cách mép trong Đoan Môn là 28,8m về phía
Bắc. Hố đào ban đầu được chia thành 5 hố, mỗi hố 50m 2 chạy thẳng hàng
theo hướng Đông - Tây, sau đó được mở rộng thêm 250m2 về phía Bắc trên cơ
sở nối liền 3 hố (H3, H4, H5) ở phía Tây. Tầng văn hóa: dày khoảng 4m với
các lớp văn hóa từ thời Đại La đến thời Nguyễn nằm chồng xếp lên nhau [57,
tr 20] (Sđ 03).
-

Năm 2013, tiến hành khai quật 1000 m2 được chia thành 2 đợt:

Đợt 1 khai quật với diện tích 500m2, nằm tiếp giáp về phía Tây Bắc với
hố khai quật năm 2012; Đợt 2 khai quật 510m 2, ở vị trí nằm song song và
cách hố 1 khoảng 12m về phía Tây, cạnh tường hành cung phía Tây thời
Nguyễn. Tầng văn hóa: độ sâu trung bình là 4,7m, gồm 5 lớp văn hóa chồng
xếp lên nhau từ Đại La đến Nguyễn [57, tr.16] (Sđ 03).
- Năm 2014, tiến hành khai quật gần 1000m2 gồm 3 hố, về địa tầng đã
phát hiện các lớp văn hóa chồng xếp từ thời Đại La đến Nguyễn. Hiện vật thu
được khá đa dạng và phong phú như đồ gốm men, vật liệu kiến trúc, kim
loại… trong đó có nhiều di vật thuộc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII [47] (Sđ 03).
- Năm 2015, tiến hành khai quật gần 976 m2 gồm 3 hố, về địa tầng đã
phát hiện các lớp văn hóa chồng xếp từ thời Đại La đến Nguyễn. Hiện vật thu
được khá đa dạng và phong phú như đồ gốm men, gạch ngói, kim loại… trong
đó có nhiều di vật thuộc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII [48] (Sđ 04).
- Năm 2016, tiến hành khai quật 978m2 gồm 2 hố, về địa tầng đã phát

hiện các lớp văn hóa chồng xếp từ thời Đại La đến Nguyễn. Hiện vật thu được

12


khá đa dạng và phong phú gồm nhiều giai đoạn, trong đó có nhiều di vật
thuộc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII [50] (Sđ 04).
1.2.2. Khai quật ở khu vực điện Kính Thiên trong các năm 2017-2019
1.2.2.1. Vị trí khai quật
Từ năm 2017 đến năm 2019, TTBTDSTLHN đã phối hợp với Viện
KCH tiến hành khai quật với tổng diện tích gần 3000m 2, tập trung chủ yếu ở
khu vực phía Đơng Bắc của di tích nền điện Kính Thiên (sđ 05-06).
- Năm 2017, tiến hành khai quật gần 1000m, hố khai quật ở góc phía
Đơng Bắc Chính điện Kính Thiên. Phía Đơng Nam khu vực hành cung thời
Nguyễn.
Địa tầng có đầy đủ các lớp văn hóa từ Đại La đến Nguyễn chồng xếp
lên nhau, độ sâu trung bình 4,0-4,5m. Lớp mặt dày 1,0-1,4m, lớp văn hóa thời
Nguyễn dày (20-30cm). Lớp văn hóa thời Lê sơ dày từ 0,15m-0,3m. Lớp văn
hóa thời Trần khá rõ nét ở một số khu vực sát vách Tây và khu vực giữa hố sát
vách Đông, với hệ thống kiến trúc bao gồm móng gia cố, bó nền, nền kiến
trúc. Lớp văn hóa thời Lý hầu như bị di tích ao/hồ giai đoạn sau phá hủy chỉ
cịn lại phần đáy móng gia cố đào sâu xuống lớp sinh thổ. Lớp văn hóa Đại La
xuất lộ với đặc trưng lớp sét nâu xám, dày trung bình 0,15-0,3m.
- Năm 2018, tiến hành khai quật gần 1000m2 hố nằm chếch về phía
Đơng Bắc di tích nền Chính điện Kính Thiên. Phía Đơng Bắc khu vực Hành
cung thời Nguyễn.
Địa tầng có đầy đủ các lớp văn hóa của nhiều thời kỳ chồng xếp lên
nhau, dày trung bình 4,0-4,5m. Lớp mặt dày 1,0-1,2m, lớp văn hóa thời
Nguyễn dày trung bình 0,7m-0,8m. Khu vực hồ/ao thời Lê Trung hưng cịn rõ
lớp văn hóa Nguyễn với phần vật liệu gạch, ngói và trang trí kiến trúc thời Lê


13


sơ và Lê Trung hưng, có kích thước lớn, dày trung bình từ 2,6-2,8m. Lớp văn
hóa thời Lê Trung hưng dày trung bình 0,3-0,5m. Lớp văn hóa thời Lê sơ dày
từ 30cm-40cm, lớp văn hóa thời Trần độ dày trung bình 0,3-0,4m. Lớp văn
hóa Đại La dày trung bình 0,15-0,3m.
- Năm 2019, tiến hành khai quật gần 1000m2 hố nằm tại khu vực phía
Đơng Bắc của di tích nền điện Kính Thiên, phía Đơng Bắc khu vực Hành
cung thời Nguyễn.
Địa tầng khá dày 5,05m-6,1m, gồm đầy đủ các lớp văn hóa từ Đại La
đến Nguyễn. Lớp văn hóa Thời Nguyễn dày 0,80-1,25m. Lớp văn hóa thời Lê
Trung Hưng dày 0,3-0,4m. Lớp văn hóa thời Lê Sơ dày 0,7m đến 1,80m. Lớp
văn hóa thời Trần dày 0,75m. Lớp văn hóa thời Thời Lý dày 0,3m. Lớp văn
hóa thời tiền Thăng Long dày 0,3-0,4m.
Luận văn đi sâu vào tìm hiểu kết quả của các đợt khai quật 3 năm
(2017-2019).
1.2.2.2 Tầng văn hóa và dấu tích kiến trúc tiêu biểu các thời kỳ trong đợt
khai quật thám sát từ 2017 đến 2019
a. Tầng văn hóa ở mỗi khu vực, trong mỗi năm và ở mỗi hố có độ dày
mỏng khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát một cách tương đối địa tầng của
khu vực ĐKT trong 3 năm khai quật như sau: (BA 02)
Trên tổng thể, tầng văn hóa của khu vực khai quật được ký hiệu theo
trật tự từ trên xuống như sau:
Tầng văn hóa thời hiện đại
TV01: Thời Nguyễn (TK XIX - XX)
TV02: Thời Lê (TK XV-XVIII)

14



TV03: Thời Trần (TK XIII - XIV)
TV04: Thời Lý (TK XI - XIII)
TV05: Thời Đại La (TK VIII-IX).
Diễn biến của các tầng văn hoá tại hai cả ba hố khai quật từ năm 20172019 ngoài khu vực lớn bị phá hủy bởi di tích ao/hồ thì một số khu vực có sự
thống nhất tương đối và được thể hiện một phần qua mặt cắt địa tầng các vách
ở từng hố xuống sinh thổ:
a. Khu vực tầng văn hóa bị đào phá, xây dựng bởi di tích ao/hồ:
+ Lớp mặt dày trung bình 100-140cm. Đây là lớp đường bê tơng và vật
liệu gia cố, lớp móng từng gạch, vữa giai đoạn cuối thế kỷ XX, phía dưới là
lớp đường nhựa và hệ thống vật liệu gạch, một số móng gia cố và cống thốt
nước, hầm thời Pháp. Phía dưới là lớp phù sa lắng đọng vào đầu thế kỷ XX
(thời Nguyễn)(PLIII, H1: 3-4).
+ Phía dưới lớp lắng đọng là hệ thống vật liệu gia cố, xáo trộn rất cao
thuộc nhiều niên đại từ thời Nguyễn tới Lê - Trần. Đây là lớp san lấp di tích
ao/hồ. Lớp san lấp này phủ kín tồn bộ di tích ao/hồ và một số khu vực ăn sâu
xuống lớp sinh thổ.
b. Khu vực tầng văn hóa khơng bị di tích ao/hồ phá hủy:
Diễn biến tầng văn hóa có sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ muộn
xuống sớm, các lớp văn hóa tương đối quy chuẩn như các tầng văn hóa đã
khai quật trong các hố tại khu vực trước điện Kính Thiên. Phía dưới lớp mặt là
lớp văn hóa 1 (TV01) với sự xáo trộn của các lớp vật liệu thời Nguyễn và lớp
phù sa lắng đọng đầu thế kỷ XX. Tầng văn hóa 2 (TV 02a) dày 30cm-40cm,
cao độ còn lại từ +8,600m; +8,200m là lớp nền gạch vuông lát kiểu Caro và
hệ thống móng cột kiến trúc thời Lê Trung hưng.

15



+ Lớp văn hóa 2 (TV 02b): Tương đương các lớp đào từ L02 đến L03,
cao độ còn lại từ +8,300m; +8,000m. Đây là lớp văn hóa Lê sơ thế kỷ XVXVI, dày từ 15-30cm có nền sét màu vàng nhạt và vật liệu gia cố bằng gạch
ngói. Đã phát hiện dấu tích bó nền kiến trúc, móng trụ, dấu tích móng cột kiến
trúc này bị phá hủy bời giai đoạn sau.
+Lớp văn hóa 3(TV03): Tương đương các lớp đào L04 - L08, cao độ từ
+8,600; +7,300m, đây là phần di tích với đất sét vàng nhạt lẫn nhiều vật liệu
gạch, ngói; móng cột sỏi, ngói; bó nền kiến trúc; dải nền trang trí hoa chanh.

Phía dưới đã phát hiện 04 kiến trúc thời Trần bao gồm 03 kiến trúc
phát hiện dấu tích móng cột gia cố bằng sỏi cuội và đất sét; 01 kiến trúc móng
cột gia cố bằng vật liệu gạch, ngói. Cả bốn kiến trúc này bị phá hủy nghiêm
trọng bởi các hoạt động và di tích của giai đoạn sau. Di vật xuất lộ khá nhiều
gạch chữ nhật đỏ, ngói cong lịng máng và nhiều mảnh trang trí kiến trúc thời
Lý-Trần.
+Lớp văn hóa 4(TV04): Tương đương các lớp đào L8 - L15 và một số
móng cột gia cố có độ sâu đến lớp 18, cao độ từ +8,000; +6,000m; + 5,600m,
đây là phần di tích với đất sét vàng nhạt lẫn nhiều vật liệu gạch, ngói; Móng
cột sỏi, gạch, ngói.
Phía dưới đã phát hiện 05 kiến trúc thời Lý, các kiến trúc phát hiện dấu
tích móng cột gia cố bằng sỏi, gạch, ngói âm dương và đất sét. Cả 5 kiến trúc
này đều bị phá hủy nghiêm trọng bởi các hoạt động và di tích của giai đoạn
sau. Di vật xuất lộ khá nhiều gạch chữ nhật đỏ, ngói cong lịng máng và nhiều
mảnh trang trí kiến trúc thời Lý, Đinh - Tiền Lê và Đại La.
+Lớp văn hóa 5(TV05): Lớp văn hóa thời Đại La, kết cấu sét xám đen
lẫn ít thảm thực vật, có sự dày mỏng khác nhau trong toàn bộ mặt bằng hố,

16


dày trung bình từ 15-30cm, cao độ từ +7,000; +6,500m. Phát hiện dấu tích

đường nước thời Đại La tại hố khai quật năm 2019.
+ Sinh thổ: Đất sét vàng dạng gan gà, đất thuần màu và khơng có di
vật.
Có thể thấy, trừ khu vực bị dấu tích ao hồ phá hủy diễn biến địa tầng và
niên đại các vách có sự thống nhất tương đối về từng thời kỳ. Niên đại các lớp
văn hóa kéo dài từ giai đoạn hiện đại tới thời Pháp-Nguyễn-Lê-Trần-Đại La
và phía dưới cùng là sinh thổ. Thời Nguyễn việc xây dựng thành Hà Nội san
lấp tồn bộ di tích ao/hồ và lớp văn hóa thời Lê Trung hưng.
1.2.2.3. Các dấu tích kiến trúc phát hiện từ 2017-2019.
- Di tích kiến trúc thời Nguyễn
Phát hiện 3 dấu tích kiến trúc có móng cột thời Nguyễn được xây dựng
khá cẩn thận ở phía Đơng Bắc nền điện Kính Thiên. Hiện nay trong phạm vi
hố khai quật chưa thể nhận thức được quy mơ, cấu trúc và tính chất của từng
kiến trúc nhưng ít nhất cũng đã biết được một số đặc điểm thời Nguyễn.
Tương tự như các giai đoạn trước, các móng cột được đào hố móng hình
vng, sử dụng đất sét và các loại gạch ngói vụn đầm nện chặt. Bên cạnh đó
thì móng cột thời Nguyễn cũng có một số thay đổi như kích thước nhỏ hơn
thời Lê Trung Hưng, thời Trần, thời Lý và lớn hơn so với móng cột thời Lê Sơ
ở đây. Các lớp đầm nện khơng có quy luật thống nhất như các thời kỳ trước
đó. Các móng cột của kiến trúc có thể có kỹ thuật đầm nện kỹ lưỡng, công
phu, vật liệu được đầm nhỏ thành từng lớp. Nhưng cũng kiến trúc thì vật liệu
đầm có kích thước lớn hơn, kỹ thuật đầm là trộn đều và nhồi chặt.
- Di tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng gồm các loại hình di tích sau:

17


+

Dấu tích móng cột 19.ĐKT.LTH.KT1: đã xuất lộ hệ thống 7 móng cột


kích thước đồng đều xếp đối xứng thẳng hàng. Các móng cột dạng hình
vng kích thước trung bình là 2x2m được đầm bằng gạch ngói vụn và đất
sét, kỹ thuật đầm nện rất kỹ lưỡng (PLIII, H1: 5).
+ Dấu tích cống nước đá: xuất lộ ở khu vực trung tâm hố khai quật,
cống nước bị phá hủy chỉ còn lại đoạn giữa là tương đối nguyên vẹn. Thành
cống nước được xây dựng bằng đá phiến màu xám xanh đáy cống được lát
bằng đá và gạch đỏ, xám hình vng (PLIII, H1: 6).
+ Dấu tích đường đi: nằm ở phía Đơng hố khai quật, hiện xuất lộ 3 con
đường được xây dựng nằm trong khuôn viên sân vườn Lê Trung Hưng (PLIII,
H2: 1).
+ Dấu tích bồn hoa: xuất lộ 5 bồn hoa hình vng kích thước 98cm x
98cm, sâu 20cm. Bốn thành bồn hoa được dựng bằng 3 viên gạch bìa đỏ
(35cm x 18 cm x 6,5cm). Bên trong các bồn hoa chứa đất phù sa nâu, một số
bồn có lẫn vơi (PLIII, H2: 3).
+ Dấu tích hồ/ao: xuất lộ trong hầu hết mặt bằng khu vực hố phía
Nam. Đã xuất hiện rõ dấu tích tường gạch ở hai đầu hố, tổng chiều dài Bắc
Nam là 60m độ sâu 2,9m, chiều rộng lòng ao hồ 7m, tường được xây dựng
bằng đá phiến hình chữ nhật, gạch vồ xám, đỏ. Về hình dáng di tích xuất lộ
dạng uốn cong ở hố khai quật năm 2019, kết nối với dấu tích ao hồ đã phát
hiện năm 2017, 2018 (PLIII, H1: 1-2; H2: 4-5).
-

Di tích kiến trúc thời Lê Sơ gồm các di tích sau:
+ Dấu tích kiến trúc có móng cột: Hiện đã xuất lộ hệ thống móng bó

nền và 16 móng cột, móng bó nền xuất lộ ở cả 2 phía Đơng và Tây, tất cả chạy
theo hướng Bắc Nam, mặt gạch quay ra phía ngồi và đều có xu hướng phát
triển về 2 phía Bắc và Nam. Trong 2 bó nền này đã xuất lộ 16 móng cột


18


bố trí thành 4 dãy cột theo chiều Đơng Tây. Theo hướng bó nền các dãy móng
cột cách đều nhau 4,2m và cũng đang phát triển về 2 hướng Bắc Nam. Móng
cột dạng vng có kích thức 85x 85x 40cm. Theo hướng và đặc điểm của cấu
trúc gian, móng cột kiến trúc này khá gần với dấu tích kiến trúc hành lang thời
Lê sơ đã phát hiện ở phía trước nền điện Kính Thiên gần di tích Đoan Mơn.

+

Dấu tích bó nền: xuất lộ tại khu vực trung tâm hố khai quật năm

2019 phía hai dấu tích kiến trúc bó nền chạy song song ăn xuống lớp văn hóa
Lê Sơ. Dấu tích kiến trúc dài theo chiều Bắc Nam tiếp tực phát triển vào hai
vách Bắc và Nam của hố, được xếp bằng gạch vồ xám và gạch bìa đỏ, xám
(PLIII, H2: 6).
+

Dấu tích bó nền trang trí hoa chanh: Bó nền kiểu “hoa chanh” phát

hiện năm 2019 được xây xếp bằng gạch bìa đỏ xếp đứng dọc theo chiều Bắc
Nam bên trong là gạch bìa (đỏ - xám) xếp đứng cài ngang theo chiều Đông
Tây, phần này các viên lành được cài thành các ô rộng 30-40cm bên trong thì
cài bằng các viên gạch vỡ tận dụng, kiểu kỹ thuật bó nền gạch này được cài
theo truyền thống thời Trần tuy nhiên kích thước chỉ cịn một nửa và kỹ thuật
khơng cịn được đẹp và tỷ mỉ nữa. Các dấu tích kiểu này đã thấy xuất hiện ở
Đoan Mơn và khu vực 18 Hồng Diệu (PLIII, H2: 5).
-


Di tích kiến trúc thời Trần
Dấu tích kiến trúc thời Trần chỉ thấy ở các vị trí thám sát. Tại HTS2 đã

phát hiện vết tích một lạch nước nhỏ chạy theo hướng Đơng Tây, 1 dấu tích
kiến trúc đã xuất lộ bó nền, nền gạch lát, cống nước ngầm và 2 hàng gạch bìa
(PLIII, H3: 4-5).
- Di tích kiến trúc thời Lý
Từ năm 2017-2019 đã phát hiện 8 dấu tích kiến trúc thời Lý trong đó:

19


Hố khai quật năm 2017 xác định có 05 dấu tích kiến trúc thời Lý chạy
theo chiều Đơng-Tây trong hố khai quật. Hiện trạng mặt bằng kiến trúc thời
Lý bị di tích ao/hồ thời Lê Trung hưng phá hủy hầu như tồn bộ phần phía
trên, chỉ cịn lại một phần đáy móng cột kiến trúc. Dấu tích móng cột bắt đầu
xuất lộ từ lớp đào 09 và lớp đào 15 phần phạm vi di tích ao/hồ cắt phá. Các di
tích kiến trúc xuất lộ trong lớp đất sét màu vàng, đất thuần, kết cấu chặt và
hầu như khơng có hiện vật. Các di tích móng cột được kết cấu bởi sỏi cuội,
gạch, ngói và đất sét vàng đầm lèn với nhau tạo thành các lớp vật liệu gia cố
chắc chắn.
Hố khai quật năm 2018 phát hiện 03 dấu tích kiến trúc thời Lý tại khu
vực phía Bắc và phía Nam hố khai quật. Mặt bằng kiến trúc thời Lý bị di tích
thời Lê-Nguyễn phá hủy hầu như tồn bộ, chỉ cịn lại một phần đáy móng kiến
trúc. Các di tích móng cột có kết cấu là sỏi cuội, vật liệu sành, gạch ngói và
đất sét vàng đầm lèn tạo thành các lớp gia cố chắc chắn.
-

Di tích kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê
Mặt bằng xuất lộ cụm sành nằm sát sinh thổ, tại khu vực góc Tây Nam


hố khai quật, trong lớp đào 15, tại hố khai quật năm 2017
Dấu tích hố đen bị di tích móng tường ao/hồ 17.ĐKT.H1.AH.01 thời Lê
Trung hưng cắt phá thành hai phần. Dấu tích hố đen cho thấy phần vật liệu và
lớp than tro xuất lộ thành hình lịng chảo, chạy dài theo chiều Đơng-Tây, rộng
theo chiều Bắc- Nam, phần biên phía Tây tiếp tục ăn sâu vào vách hố. Các vật
liệu sành như mảnh miệng lon, miệng vò, các mảnh thân, đáy sành mịn, đanh,
màu nâu xám, xám nhạt lẫn ít sạn cát hạt nhỏ, vật liệu mang đặc trưng thời
Đinh-Tiền Lê. Dấu tích này nằm rải rác theo cụm, phía dưới lớp sét vàng đắp
nền và lớp vật liệu ngói cong lịng máng thời Lý. Kích thước hố đen chiều
Bắc-Nam là 8m, chiều Đơng-Tây xuất lộ là 2m. Các di tích liên quan,

20


tại phía Nam hố đào là di tích nền gạch đỏ đầm lèn có niên đại thế kỷ 7-8.
Điều này cho thấy sự có mặt của các lớp văn hóa nối tiếp từ sớm tới muộn.
- Di tích kiến trúc thời Đại La
Lớp văn hóa Đại La đã xuất lộ một đoạn cống nước gạch. Cống nước
chạy theo hướng Bắc-Nam, dài 9,45m, rộng 57cm (lòng cống rộng 36cm). Về
vật liệu dấu tích này được xây dựng bằng gạch ngói vỡ gồm: gạch bìa đỏ,
xám; ngói âm dương và ngói phẳng đỏ-xám dày 1-1,5cm. Hiện dấu tích đang
tiếp tục phát triển vào hai vách Bắc, Nam của hố thám sát 1 (PLIII, H3: 6).
1.2.2.4. Di vật và vật liệu xây dựng thế kỷ XV – XVIII năm 2017-2019
Các đợt khai quật đã thu được số lượng di vật rất lớn với nhiều loại
hình, chất liệu phong phú bao gồm các loại vật liệu kiến trúc, sành, gốm men,
đất nung, bao nung, đồ gỗ, đồ kim loại. Nổi bật trong số đó là loại hình vật
liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tìm được qua 3 năm khai quật (2017-2019) với
tổng số 119238 hiện vật, trong đó gạch là 54456, ngói là 46956, trang trí kiến
trúc có 16459 mảnh và gỗ 70 tiêu bản, đá 297 mảnh. Tuy có số lượng rất lớn

nhưng hầu hết đều là các mảnh vỡ, hiện vật nguyên và đủ dáng không đáng
kể.
Các di vật này được chỉnh lý trong báo cáo khai quật các năm. Một số tác
giả bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu loại hình vật liệu kiến trúc trong
NPHMVKCH như: minh văn trên VLKT, kết quả khai quật khảo cổ học khu
vực Chính điện Kính Thiên năm 2017 trong NPHMVKCH năm 2018, kết quả
khai quật khảo cổ học khu vực điện Kính Thiên năm 2018 trong
NPHMVKCH năm 2019, một số cấu kiện kiến trúc gỗ ở khu vực Chính điện
Kính Thiên (qua đợt khai quật năm 2017-2019), giếng đá thời Lê Trung hưng
phát hiện tại địa điểm điện Kính Thiên năm 2017, kết quả khai quật khảo cổ
học khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2019, cùng một số các bài viết lẻ tẻ

21


khác. Tuy nhiên tất cả các bài viết này đều chưa tập hợp được một cách đầy
đủ và hệ thống về các loại hình di vật VLKT thế kỷ XV-XVIII tại khu vực
này. Do vậy, với việc tiếp cận toàn bộ khối di vật đồ sộ này, tác giả sẽ phân
chia từng loại hình hiện vật ứng với từng giai đoạn sớm muộn một cách chi
tiết và đầy đủ nhất với hi vọng bước đầu nghiên cứu vật liệu xây dựng thế kỷ
XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên.
Tiểu kết chương
Vật liệu kiến trúc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII được phát hiện khá sớm
và đó cũng là thời kỳ mở đầu của nền khảo cổ học Việt Nam đầu thế kỷ XX
bởi các học giả người Pháp. Tuy nhiên, các phát hiện đều mang tính lẻ tẻ và
khơng nằm trong địa tầng. Kết quả nghiên cứu chưa thực sự chính xác do hạn
chế bởi phương pháp khai quật và tư liệu.
Đến thập niên 70, những phát hiện và nghiên cứu về VLKT xuất hiện
nhiều hơn và do các học giả Việt Nam thực hiện. Bên cạnh những phát hiện
mang tính ngẫu nhiên, đã có những phát hiện về VLKT thế kỷ XV-XVIII nằm

trong địa tầng của các cuộc khai quật. Những nghiên cứu về chúng được tiếp
cận từ nhiều hướng như lịch sử, mỹ thuật, kỹ thuật sản xuất, chất liệu… là
những tài liệu bước đầu để nhận thức chung về VLKT thế kỷ XV-XVIII.
Khoảng cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều cuộc khai quật ở khu vực Thăng
Long – Hà Nội đã được tiến hành. Qua đó VLKT thế kỷ XV-XVIII được phát
hiện ngày càng nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn. VLKT được phát hiện
trong địa tầng hố khai quật cung cấp những thông tin đáng tin cậy về niên đại
và diễn biến phát triển của các loại hình.

22


CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU KIẾN TRÚC THẾ KỶ XV-XVIII TẠI
KHU VỰC CHÍNH ĐIỆN KÍNH THIÊN QUA CÁC ĐỢT KHAI QUẬT

NĂM 2017-2019
Trong cuộc khai quật từ 2017-2019 phát hiện được rất nhiều các loại
hình di vật trong các cuộc khai quật tại khu vực điện Kính Thiên với nhiều
loại hình, chất chất liệu khác nhau của nhiều thời kỳ. Trong đó vật liệu kiến
trúc bao gồm nhiều loại hình vật liệu như đất nung, gỗ, đá của giai đoạn thế
kỷ XV-XVIIII.
2.1. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVI
2.1.1. Vật liệu đất nung
Vật liệu đất nung là loại hình hiện vật phát hiện được số lượng nhiều
hơn cả so với các loại hình khác. Gồm có gạch, ngói và trang trí kiến trúc.
2.1.1.1. Gạch
So với các giai đoạn trước, gạch thế kỷ XV-XVI phát hiện ở điện Kính
Thiên với một số lượng lớn hơn nhiều cụ thể từ năm 2017-2019 đã thu được
35309 mảnh. Tuy nhiên, gạch thời kỳ này cũng nằm trong tình trạng bị vỡ nát
nhiều. Dựa và hình dáng và kích thước có thể chia gạch của thời Lê thành 5

loại hình cơ bản: gạch hình chữ nhật, gạch vng, gạch hình thang, gạch thẻ,
gạch hình hộp (PLI, Bảng 01-2).
a. Gạch hình chữ nhật
Gạch chữ nhật là loại gạch có mặt cắt hình chữ nhật, tiết diện của gạch
có nhiều loại để phù hợp với từng vị trí như gạch có tiết diện vng, gần
vng hoặc hình chữ nhật. Gồm loại gạch khơng trang trí, gạch in chữ Hán và
gạch trang trí hoa văn.
- Gạch khơng trang trí hoa văn

23


Dựa vào kích thước và hình dáng gạch chữ nhật khơng trang trí hoa văn
có thể chia thành hai loại: Thứ nhất là loại gạch có kích thước lớn có độ dày
gần hoặc bằng với chiều rộng hay còn gọi là gạch vồ, loại thứ hai có độ dày
mỏng hơn với độ dày từ 3-7 cm hay còn gọi là gạch bìa.
+

Loại 1: Gạch chữ nhật có mặt cắt vng hoặc gần vng hay cịn gọi

là gạch vồ. Trong thực tế, cái gọi là gạch vồ có nhiều kích thước, đặc biệt là
về hình dáng mặt cắt ngang: có loại mặt cắt ngang hình vng, có loại mặt cắt
ngang chữ nhật nhưng lại có nhiều độ dày khác nhau – khiến cho trong nhiều
trường hợp có khi gọi là “gạch vồ” hay “gạch dày chữ nhật” khơng có một
ranh giới rõ ràng. Đó là một hạn chế rất khó tránh khỏi trong phân loại các
loại hình gạch - giữa gạch vồ và gạch chữ nhật.
Để thống nhất, trong hệ thống phân loại ở địa điểm Điện Kính Thiên,
gạch chữ nhật có mặt cắt ngang hình vng hoặc gần vng được gọi là gạch
vồ.
Số lượng gạch vồ khơng trang trí thời Lê thu được ở địa điểm Chính

điện Kính Thiên khá lớn, nhưng hầu hết đều nằm trong tình trạng bị vỡ nát và
khơng xác định được kích thước. Số lượng gạch vồ cịn ngun dáng hầu như
rất ít, chỉ có 35 viên. Đây chính là cơ sở tài liệu để nghiên cứu các đặc điểm
chính của gạch vồ thời Lê ở địa điểm này.
Nhìn chung, cũng như các loại hình khác, gạch vồ thời Lê đều có hai
loại chất liệu: gạch đỏ và gạch xám. Xét về mặt chất liệu, loại hình gạch vồ
thường khơng được lọc kỹ, xương gạch chứa khá nhiều sạn to hoặc có thể lẫn
cả bã thực vật.
Điểm đáng lưu ý là đa số gạch vồ có các kích cỡ nêu trên đều trùng hợp
với các loại gạch vồ có in dập chữ Hán thuộc thời Lê như gạch có chữ “Hữu”,
“Tả” hoặc chữ “Trung” phát hiện được tại địa điểm 18 Hoàng Diệu.

24


Nếu so sánh với các di tích khác thì gạch vồ thời Lê của địa điểm điện
Kính Thiên có kích thước gần như tương đương với sưu tập gạch vồ thời Lê ở
cổng Đoan Môn hoặc ở Lam Kinh (Thanh Hóa), nhưng lại có kích thước lớn
hơn nhiều so với gạch vồ thời Nguyễn ở cổng Cửa Bắc của Trấn Bắc thành Hà
Nội.
+ Loại 2: Gạch bìa hình chữ nhật
Khác với loại gạch hộp, gạch bìa chữ nhật có độ dày mỏng hơn dày
khoảng 3-7 cm. Về mặt chức năng, gạch bìa chữ nhật là loại hình vật liệu xây
dựng thơng dụng và phổ biến nhất. Loại gạch này có thể dùng để xây móng bó
nền, xây thành cống rãnh, lát sân hè… Vì vậy, ở bất kỳ cơng trình kiến trúc
nào thì gạch bìa chữ nhật cũng chiếm một số lượng lớn, thu được 2222 mảnh.
Số gạch còn nguyên dạng hầu như không đáng kể.
Tiêu bản mang ký hiệu 17.ĐKT.H1.V02, gạch cịn ngun (38cm x
20cm x 6cm) các rìa cạnh cắt phẳng. Gạch được làm bằng loại đất sét đỏ, độ
nung khá cao.

- Gạch in chữ Hán
Gạch có in dập chữ Hán được xác định của thời Lê phát hiện được ở địa
điểm điện Kính Thiên có 5 viên. Đặc điểm nổi bật của nhóm gạch này đa số
đều thuộc loại hình gạch vồ và gạch hộp chữ nhật với kích thước lớn và rất
dày. Về kỹ thuật in chữ trên gạch của thời Lê cũng rất phong phú về kiểu loại:
chữ nổi, chữ chìm, chữ nét to, chữ nét nhỏ, chữ được đóng trong khung triện,
lại có chữ không được bao quanh bởi đường viền.
Thống kê nội dung chữ Hán in dập trên gạch cho thấy thời Lê có các
loại sau đây (Bảng kê 01).
+ Gạch in chữ Hán Hữu “右”

25


×