Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng trong Cách mạng Tháng Tám 1945: cần khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất .Vận dụng trong giai đoạn hội nhập hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.03 KB, 17 trang )

lOMoARcPSD|10162138

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
BỘ MƠN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
MÃ ĐỀ:.01.....

TIỂU LUẬN MÔN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tên đề tài:
Bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng trong Cách mạng Tháng Tám 1945:
cần khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng
yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất .Vận dụng trong giai đoạn hội nhập
hiện nay.

Họ và tên :… Nguyễn Vũ Thành Nam………
Mã sinh viên: ….19810340236.....................
Lớp: …D14HTTMDT1…………………...

Hà Nội, 12/2021


lOMoARcPSD|10162138

Phiếu chấm điểm
Họ tên sinh viên

Nội dung

Nguyễn Vũ Thành
Nam


Làm tiểu luận

Họ tên giảng viên
Giảng viên 1:

Giảng viên 2:

MỤC LỤC

Điểm

Chữ ký

Chữ ký

Ghi chú


lOMoARcPSD|10162138

I. Lời mở đầu…………………………………………………………………..……...….1
II. Bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng trong Cách mạng Tháng Tám 1945:
cần khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng
yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất…………...………………………...……2
1. Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945……………………………….…2
2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng
tháng Tám liên hệ giai đoạn phòng và chống dịch covid-19…………………………..4
III. Vận dụng trong giai đoạn hội nhập hiện nay……………………………………...5
1. Tinh thần dân tộc, vai trò của Mặt trận trong cách mạng tháng Tám 1945…..5
2. Vai trị của tinh thần dân tộc-đại đồn kết dân tộc trong mọi tầng lớp nhân

dân trong thời kỳ hội nhập……………………………………………………………..10
IV. Kết luận……………………………………………………………………………..13
V. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..14


lOMoARcPSD|10162138

I. LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã đi qua chiến tranh hơn 40 năm.Bây giờ chúng ta đang sống trong hịa
bình, ấm no, hạnh phúc, khơng cịn nỗi lo bom mìn, cái chết ngoài chiến trận hay sống
trong cảnh “nước mất, nhà tan”. Để có được thành quả như ngày hơm nay, chúng ta phải
kể đến tinh thần đoàn kết, kiên cường, bất khuất của toàn thể dân tộc Việt Nam và hơn
hết đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết với những chính sách đúng đắn, kịp thời,
linh động,với lịng u nước và sức đồn kết hăng hái của toàn dân trong và ngoài Mặt
trận Việt Minh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) là trang sử vàng trong
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, một bước ngoặt cách mạng chưa từng có trên
con đường phát triển của nhân dân Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập,
tự do cho dân tộc Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn là bài học quý về sức mạnh của lòng dân, sức
mạnh của tinh thần đoàn kết trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nước.Bài học đó
đến nay vẫn cịn ngun tính thời sự.
Bởi chỉ khi lòng dân được quy về một mối và tất cả cùng hướng niềm tin vào Đảng đó sẽ là sức mạnh vơ địch để cả dân tộc băng qua khó khăn, tiếp tục làm nên các kỳ tích
mới trong cơng cuộc xây dựng đất nước.
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn nghiên cứu đề tài “ Bài học kinh nghiệm về
xây dựng lực lượng trong Cách mạng Tháng Tám 1945: cần khơi dậy tinh thần dân tộc
trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc
thống nhất.Vận dụng trong giai đoạn hội nhập hiện nay.”

1



lOMoARcPSD|10162138

II. Bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng trong Cách mạng Tháng Tám
1945: cần khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, tập hợp
mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất
1. Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945
* Tình hình
- 9/5/1945, Đức đầu hàng quân đồng minh
- 8/8/1945 Liên xơ đánh qn Nhật ở Thái Bình Dương
- 14/8/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh
- Ở Đông Dương, quân đội Nhật hoang mang, tê liệt như rắn mất đầu
-> Thời cơ xuất hiện:
+ Nhật hoang mang dao động do đầu hàng quân đồng minh
+ Lực lượng trung gian đã ngả về phía cách mạng
+ Quần chúng cách mạng đã sẵn sàng
+ Đảng đã sẵn sàng, quyết tâm cao.
* Chủ trương của Đảng
- Hội nghị toàn quốc của Đảng (13->15/8/1945):
+ Đánh giá tình hình đi đến kết luận: thời cơ đã chín muồi
+ Quyết định tổng khởi nghĩa trong toàn quốc và đề ra 3 nguyên tắc
 Mọi lực lượng tập trung vào việc chính là giành chính quyền
 Thống nhất có sự chỉ huy chung
 Kịp thời hành động, chớp lấy thời cơ
+ Thơng qua 10 chính sách Việt Minh
+ Chính sách ngoại giao với quân đồng minh
+ Công tác xây dựng Đảng
- Đại hội quốc dân Tân Trào (16->17/6/1945)
Giải quyết 3 vấn đề:

+ Tán thành chủ trương khởi nghĩa và 10 chính sách Việt Minh
+ Thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng gồm 15 người do Hồ Chí Minh
đứng đầu
+ Thay đổi quốc kỳ, quốc ca
2


lOMoARcPSD|10162138

=> Khái quát từ 2 HN:
+ Đánh giá đúng tình hình và đề ra chủ trương đúng,phù hợp với từng địa
phương.
+ Thể hiện sự thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân quyết tâm khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước.
-> Ngày 17/8/1945 Uỷ ban dân tộc giải phóng ra mắt quốc dân đồng bào. Hồ Chí
Minh kêu gọi: ‘Giờ quyết định vận mệnh dân tộc ta đã đến, tồn qc đồng bào hãy đứng
dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta”
* Diễn biễn Cách mạng Tháng Tám 1945:
- Ngày 14 đến 28-8-1945 khởi nghĩa thành công trong cả nước. Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8)
+ Khởi nghĩa ở Huế (23/8)
+ Khởi nghĩa Sài Gòn (25/8).
- Ngày 30-8-1945 vua Bảo Đại thoái vị, giao nộp ấn kiếm cho đại diện Chính phủ
nảngước Việt Nam DCCH.
- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tun ngơn độc lập tại Ba Đình, Hà
Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
* Ưu điểm, đặc điểm, hạn chế của tổng khởi nghĩa:
- Ưu điểm:
+ Giành chính quyền ít đổ máu
+ Giành được chính quyền nhanh chóng (gần 2 tuần)

+ Kết hợp lực lượng chính trị với vũ trang
- Đặc điểm:
+ Hình thái khởi nghĩa:
 Khởi nghĩa ở nơng thơn trước, đến thành phố, sau đó quay lại nơng thơn giải
phóng phần cịn lại (36/65 tỉnh theo hình thái này)
 Khởi nghĩa ở tỉnh trước về nông thôn (11/65 tỉnh)
+ Phương thức khởi nghĩa:
 Kết hợp lực lượng vũ trang và LL chính trị (31 tỉnh)
 LL vũ trang đóng vai trị quyết định (7 tỉnh)
 LL quần chúng là chính (19 tỉnh)
- Hạn chế:

3

Downloaded by Quang Tran ()


lOMoARcPSD|10162138

+ Trong giải quyết vấn đề thương lượng với Nhật, làm tổn thất lực lượng,
chậm giành chính quyền (Thái Nguyên, Tun Quang)
+ Một số nơi ta khơng giành được chính quyền như Lai Châu, Móng Cái.
+ Nội bộ chưa thống nhất cao như ở Nam Kỳ tồn tại 2 xứ uỷ: xứ uỷ tiền
phong và xứ uỷ giải phóng.
+ Khơng lấy được ngân hàng Đông Dương.

2. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng
Tám
a. Nguyên nhân thắng lợi
- Do Liên xô và đồng minh đánh thắng chủ nghĩa Phát xít

- Vai trị lãnh đao của Đảng :
+ Đảng có đường lối đúng đắn, chủ trương kịp thời
+ Đảng biết dựa vào dân
+ Đảng xây dựng về lực lượng, tổ chức để lớn mạnh
- Có sự đồn kết tồn dân
b. Ý nghĩa lịch sử .
* Đối với dân tộc
- Đập tan ách thống trị của thực dân và phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà.
- Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành nước độc lập tự do,
nhân dân ta từ nô lệ thành người chủ đất nước, Đảng ta trở thành Đảng hợp pháp nắm
chính quyền.
- Nó đánh dấu bước nhảy vọt trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên
mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH.
* Đối với quốc tế:
- Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình do Đảng Cộng sản lãnh
đạo, là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước thuộc địa.
- Nó chọc thủng khâu quan trọng của chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự sụp đổ của
chủ nghĩa thực dân cũ.
- Góp phần cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, là niềm tự
hào chung của nhân dân tiến bộ thế giới.
4


lOMoARcPSD|10162138

c. Kinh nghiệm lịch sử
- Giương cao ngọn cờ Độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế
quốc và phong kiến.
- Toàn dân nổi dậy trên nền tảng liên minh công - nông.

- Lợi dụng mâu thuẫn nội bộ kẻ thù, tránh đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù.
- Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, biết dùng bạo lực cách mạng phù hợp.
- Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn đúng thời cơ.
- Xây dựng Đảng Mác - Lênin đủ sức lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa.

III. Vận dụng trong giai đoạn hội nhập hiện nay
1. Tinh thần dân tộc, vai trò của Mặt trận Việt Minh trong cách mạng tháng Tám
1945

·

Mặt trận Việt Minh đã có vai trị lớn trong việc đề ra đường lối chủ trương, xây
dựng và phát triển lực lượng chính trị cách mạng, lực lượng vũ trang cách
mạng, chuẩn bị những điều kiện trực tiếp cho tổng khởi nghĩa giành chính
quyền tháng Tám năm 1945.
Đề ra các đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp, đúng đắn để lãnh đạo lực
lượng quần chúng nhân dân:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua Mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh
của công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương trong các năm 1941 – 1945 đã có những
bước phát triển đáng kể.
Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước, việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất,
thực hiện chính sách đồn kết, phân hóa hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ mọi lực lượng có thể
tranh thủ, lại càng trở nên cấp thiết. Ngày 12/04/1945, mặt trận Việt Minh ra lời kêu gọi
“Mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị quan chức Việt Nam” và mấy lời tâm huyết ngỏ cùng
các vị huynh thứ ái quốc”.Các văn kiện này góp phần đẩy nhanh q trình phân hóa và
tranh thủ một bộ phận quan lại ngụy quyền vào lúc cách mạng bùng nổ.

5



lOMoARcPSD|10162138

·

Để tập hợp đông đảo nhân dân tham gia vào Cao trào kháng Nhật cứu nước, ngoài
việc xác định rõ kẻ thù, mục tiêu cách mạng, mở rộng và củng cố mặt trận dân tộc thống
nhất, ban hành các chủ trương chính sách đúng đắn, Đảng và mặt trận Việt Minh cịn kịp
thời đề ra khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng:
“Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Phong trào “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” của
quần chúng khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế trước mắt, mà cịn có nội dung chính trị sâu sắc.
Qua đấu tranh, quần chúng nhân dân nhận rõ muốn giành quyền sống cho mình phải đoàn
kết đấu tranh đánh đổ quyền thống trị của phát xít Nhật và bè lũ bù nhìn tay sai của
chúng.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Việt Minh tiếp tục đề ra những biện pháp
đấu tranh thích hợp lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa dành chính quyền.
Tại Hà Nội chiều ngày 17/8/1945,đông đảo quần chúng trong các tổ chức cứu quốc thuộc
nội, ngoại thành, các đội tự vệ vũ trang chiến đấu, tuyên truyền xung phong được bí mật
huy động đến Nhà hát thành phố. Khi cuộc mít tinh vừa khai mạc thì cờ đỏ sao vàng xuất
hiện trước đám đông.Các đội tuyên truyền xung phong Việt Minh xông lên giành lấy diễn
đàn, thông báo tin Nhật đầu hàng và kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh khởi nghĩa.Sau
đó, cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Quần chúng tự động xếp
thành đội ngũ, có các đội viên đội tự vệ vũ trang chiến đấu dẫn đầu đi từ Nhà hát lớn qua
các phố trung tâm, hô vang khẩu hiệu: “Ủng hộ Việt Minh”, “Đả đảo bù nhìn”, “Việt
Nam độc lập”,…Khí thế mạnh mẽ của cách mạng đã đưa tới thắng lợi hồn tồn của
Tổng khởi nghĩa dành chính quyền ở Hà Nội vào tối tháng Tám năm 1945.
Tại các địa phương khác,Việt Minh cũng đề ra nhiều chính sách đúng đắn lãnh đạo quần
chúng nhân dân đứng lên Tổng khởi nghĩa dành chính quyền thắng lợi.
Xây dựng lực lượng chính trị cách mạng, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân
dưới ngọn cờ của Đảng trong một mặt trận thống nhất, tạo cơ sở quan trọng nhất về
mặt lực lượng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi cuối cùng.

Ngay sau khi ra đời, Mặt trận Việt Minh đã tích cực thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp
nhân dân vào tổ chức của mình.
Từ cuối năm 1941 đến năm 1942, các hội Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc,
Phụ nữ cứu quốc, Quân nhân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Tự vệ cứu quốc,…đã được
thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và các thành phố Hà Nội, Hải
Phòng. Các tổ chức phản đế đều được chuyển sang các tổ chức cứu quốc.
Cao Bằng trở thành trung tâm của phong trào cứu nước trong cả nước.Tháng 6-1941,
Ban lâm thời Việt Minh tỉnh Cao Bằng được thành lập và đến cuối năm 1941 đã xuất hiện
một số xã và một số tổng hoàn toàn tham gia mặt trận Việt Minh. Sang năm 1942, Cao
Bằng đã có 3 châu trong tổng số 9 châu là “châu hoàn toàn”.Ở các tỉnh khác như Lạng
Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang…Việt Minh cũng phát triển mạnh
mẽ ở nhiều vùng nông thôn và thị xã.
Từ sau khi diễn ra hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (họp từ 25 –
28/02/1943 ở Võng La - Đông Anh - Phúc Yên), mặt trận Việt Minh đã được mở rộng
hơn nữa với chủ trương liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước chưa gia
nhập mặt trận Việt Minh. Nhờ vậy, mặt trận đã thu được nhiều thành tựu đáng kể trong
công tác đoàn kết, tập hợp lực lượng dân tộc. Trong hai năm 1943 – 1944, ở hầu hết các
6


lOMoARcPSD|10162138

địa phương vùng đồng bằng miền Bắc, công tác xây dựng và củng cố các đoàn thể của
mặt trận Việt Minh đã được đẩy mạnh.Khơng chỉ đồn kết và tập hợp cơng nhân, nơng
dân, Mặt trận Việt Minh cịn ra sức đoàn kết, tập hợp các tầng lớp khác. Năm 1943, Hội
văn hóa cứu quốc Việt Nam, một thành viên của mặt trận Việt Minh ra đời, nhằm tập hợp
các tri thức các nhà văn hóa.Tháng 6 – 1944, nhằm mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc
của mặt trận Việt Minh, Đảng ta đã giúp các anh em trí thức tiến bộ thành lập Đảng dân
chủ Việt Minh để thu hút những thanh niên trí thức và cơng chức Việt Nam và mau làm
tan rã hàng ngũ bọn Đại Việt thân Nhật.

Mặt trận Việt Minh khơng những có cơ sở rộng khắp ở trong nước mà cịn có cơ sở
trong đồng bào Việt kiều ở nước ngoài.Ngay sau khi Nhật vào Đông Dương, dưới sự chỉ
đạo của Đảng cộng sản Đông Dương,đồng bào Việt kiều yêu nước của ta ở Vân Nam
(Trung Quốc) đã thành lập Hội giải phóng Việt Nam.Mục đích của hội là đồn kết tất cả
Việt Kiều để đánh Nhật – Pháp và đòi Việt Nam độc lập. Cuối năm 1942, sau khi đã liên
lạc với lực lượng cách mạng trong nước,Hội giải phóng Việt Nam được coi như một bộ
phận của mặt trận Việt Minh. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, những
cán bộ của Đảng và của Mặt trận Việt Minh còn sử dụng mặt trận liên minh Trung – Việt
làm hình thức hoạt động hợp pháp cho Việt Minh ở nước ngoài, làm nơi tập hợp những
người Việt Nam yêu nước, lựa chọn cán bộ đưa về nước hoạt động, tranh thủ sự ủng hộ
và giúp đỡ của các nước đồng minh chống phát xít đồng thời vạch trần âm mưu của
Tưởng Giới Thạch và bọn giả danh cách mạng.
Chủ trương đoàn kết tập hợp lực lượng của Đảng và của Mặt trận Việt Minh trong giai
đoạn từ năm 1941 đến trước Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945 đã góp phần quan
trọng vào việc chuẩn bị lực lượng cách mạng, chuyển cách mạng Việt Nam sang thời kỳ
cao trào và tiến lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.
Đúng như Đảng ta dự đốn, ngày 09/03/1945,Nhật bất ngờ đảo chính Pháp.Cuộc đảo
chính đã kết thúc nhanh chóng bằng sự sụp đổ thảm bại của chính quyền thực dân Pháp.
Chỉ ba ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp, vào ngày 12 /03/1945, Ban thường vụ trung
ương Đảng đã ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị đã xác
định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt duy nhất của nhân dân Đơng Dương sau cuộc
đảo chính là đế quốc phát xít Nhật và chỉ rõ phải thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật
- Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
Đi đơi với việc xác định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt, chỉ thị cũng đã nhấn mạnh
đến việc phải mở rộng cơ sở của Mặt trận Việt Minh, nhằm đoàn kết tập hợp mọi lực
lượng nhân dân vào Cao trào kháng Nhật cứu nước. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước,
việc mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện chính sách đồn kết, phân hóa hàng
ngũ kẻ thù, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ lại càng trở nên cấp thiết.Chấp hành
chủ trương chỉ đạo của Đảng, mặt trận Việt Minh đã tích cực mở rộng hơn nữa cơ sở và
quy mơ của mình. Ảnh hưởng của mặt trận Việt Minh lan rộng trong cả nước.

Những tổ chức cứu quốc phát triển nhanh chóng. Hầu hết các tỉnh đã có cơ sở Việt Minh.
Ở Nha Trang, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình và nhiều tỉnh khác, cơ sở Việt Minh đã có ở
trong các cơng sở và các đơn vị bảo an binh.
Thực tiễn của cao trào kháng Nhật, cứu nước và chính sách đại đồn kết của mặt trận Việt
Minh đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa sâu sắc trong một số tổ chức,
7


lOMoARcPSD|10162138

đảng phái chính trị ở nước ta lúc bấy giờ.Ngày 17 – 4 – 1945, nội các chính phủ bù nhìn
Trần Trọng Kim được thành lập với thành phần gồm nhiều trí thức có tên tuổi. Ngay từ
khi nội các này ra đời, Đảng và Mặt trận Việt Minh đã kiên quyết vạch trần bản chất phản
động của chúng, thức tỉnh những người có ảo tưởng vào bánh xe độc lập của Nhật và
vạch rõ chỉ có một con đường duy nhất là tiến tới thành lập một chính quyền cách mạng
của nhân dân như chỉ thị của tổng bộ Việt Minh đã đưa ra ngay trước ngày nội các này
thành lập. Trước thắng lợi của phong trào cách mạng và chính sách đúng đắn của Đảng,
của mặt trận Việt Minh, nội các Trần Trọng Kim đã diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Một số
thành viên trong nội các này đã đi theo cách mạng.
Gần một tháng sau khi nội các của Trần Trọng Kim ra đời, ngày 16 – 5 – 1945, một tổ
chức chính trị khác là Hội Tân Việt Nam được thành lập, đã thu hút được khá nhiều tri
thức có tên tuổi và dùng tờ báo Thanh Nghị để cổ động ảnh hưởng trong giới tri thức,
thanh niên học sinh. Tổ chức này tồn tại được hơn một tháng, thì trước sự tác động mạnh
mẽ của cao trào cách mạng của quần chúng, của đường lối chính sách đúng đắn của
Đảng, của mặt trận Việt Minh, nên nhanh chóng bị phân hóa sâu sắc rồi tan rã, và một bộ
phận khá đơng trí thức có tên tuổi tham gia tổ chức này đã trở thành những thành viên
của Mặt trận Việt Minh.
Cùng với sự ra đời của Nội các Trần Trọng Kim, Hội Tân Việt Nam…ngày 26/05/1945,
vua Bảo Đại ra đạo dụ về việc thành lập “Hội nghị tư vấn Quốc gia”.Hoạt động của Hội
nghị tư vấn quốc gia ngay từ đầu đã bị tê liệt và nhiều thành viên của tổ chức này đã

nhạnh chóng thức tỉnh, ngả theo cách mạng, gia nhập hàng ngũ Việt Minh.
Những hoạt động xây dựng lực lượng chính trị cách mạng của Đảng và Mặt trận Việt
Minh trên đây đã góp phần quan trọng vào việc giành chính quyền ở các huyện, các tỉnh,
giúp Tổng khởi nghĩa tháng Tám được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Ngày 13/8/1945, ngay sau khi nhận được những thông tin Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung
ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.23h
cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “quân lệnh số một”, chính thức phát lệnh
tổng khởi nghiax trong cả nước.Cách mạng tháng Tám năm 1945 bắt đầu.
Trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự chỉ đạo của Đảng,Mặt trận Việt
Minh đã có vai trị rất lớn trong việc tập hợp quần chúng nhân dân nhất loạt đứng lên
khởi nghĩa giành chính quyền.
Tại Hà Nội, Mặt trận Việt Minh đã tập hợp quần chúng Cách mạng để từ đó tiến hành mít
tinh tuần hành địi chính quyền, lật đổ bù nhìn tay sai tại các trung tâm đầu não của thành
phố như: Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở Mật thám, Sở cảnh sát Trung ương, Sở bưu điện, Trại
bảo an binh…Dưới sự tập hợp của Việt Minh và khí thế cách mạng sục sơi của quần
chúng nhân dân, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc hoàn toàn
thắng lợi vào tối 19/8/1945.
Tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, Mặt trận Việt Minh cũng đã tập hợp quần
chúng nhân dân nhất loạt đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ thực dân phong
kiến và tay sai.
Bên cạnh đó, trước sức mạnh của quần chúng nhân dân, trước chính sách đúng đắn, mềm
dẻo của Đảng và của Mặt trận Việt Minh, một số không nhỏ những người làm việc trong
bộ máy nguỵ quyền, một số người cầm đầu của các tôn giáo, dân tộc thiểu số; một số phú
8


lOMoARcPSD|10162138

·


nông, địa chủ tư sản đã ngả theo cách mạng. Ở những nơi phong trào cách mạng phát
triển mạnh, nhiều lý trưởng, chánh tổng, tri phủ, tri huyện và một số tỉnh trưởng ngụy tìm
cách liên lạc với cán bộ Việt Minh, thanh minh về thái độ chính trị của họ và tự nguyện
hứa sẵn sàng trao chính quyền cho cách mạng.
Với những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp
nhân dân, Việt Minh đã thu hút được mọi lực lượng yêu nước dân tộc khơng những cơng,
nơng, tiểu tư sản, trí thức mà cả giai cấp tư sản dân tộc, bộ phận yêu nước trong giai cấp
địa chủ, những người lầm đường lạc lối trong hàng ngũ địch, các tôn giáo, các dân tộc
đều tham gia mặt trận trong các tổ chức thích hợp, phong phú như: Phụ lão cứu quốc,
thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Cồng nhân cứu quốc, nơng dân cứu quốc…hình
thành nên lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; động
viên được sức mạnh cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, phân hóa và cơ
lập kẻ thù nhằm chĩa mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng, kết quả đã đưa cách mạng đến
thắng lợi cuối cùng.
Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy
khởi nghĩa giành chính quyền thành công ngay khi thời cơ đến.
Trên cơ sở lực lượng chính trị đơng đảo của quần chúng nhân dân do Mặt trận Việt Minh
tập hợp, Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng Cách mạng từng bước xây dựng
lực lượng vũ trang nhân dân. Với tinh thần đó, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên
truyền Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức và lãnh đạo đã được thành
lập trong khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đội gồm 34 chiến sĩ là
những người Cách mạng được tập hợp dưới lá cờ Việt Minh.Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân phát triển nhanh chóng.
Cuối tháng 4 năm 1945 Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Cách mạng Bắc Kỳ
tại Hiệp Hòa(Bắc Giang) nhằm giải quyết một số vấn đề quân sự. Hội Nghị đã nhận định:
“Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc
này”.Hội nghị cũng quyết định phát triển lực lượng vũ trang, nửa vũ trang và thống nhất
các lực lượng vũ trang sẵn có thành Việt Nam giải phóng quân.Việt Nam giải phóng quân
được thành lập vào ngày 15/05/1945, tích cực củng cố, chuẩn bị và hoạt động, tiến tới
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Ngay sau khi Ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1 vào 23 giờ ngày 13/08/1945, chính
thức phát động Tổng khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, sự
chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban khởi nghĩa và Ủy ban lâm thời Khu giải phóng, ngày
16/08/1945, một đơn vị Qn giải phóng đã tiến cơng thị xã Thái Nguyên, kết hợp với
nhân dân giành chính quyền.Ngày 17/08/1945, Quân giải phóng tiến vào giải phóng thị
xã Tuyên Quang.
Tại Hà Nôi, các đội tự vệ vũ trang chiến đấu do Việt Minh tổ chức dẫn đầu và bọc lót cho
các đồn biểu tình, tn hành của quần chúng nhân dân ta.Tại các địa phương khác, lực
lượng vũ trang cũng phối hợp chặt chẽ và tích cực hỗ trợ nhân dân đứng lên khởi nghĩa
giành chính quyền.
Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang
cách mạng đã từng bước hình thành và phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy
9


lOMoARcPSD|10162138

·

khởi nghĩa giành chính quyền ngay khi thời cơ đến. Mặt trận Việt Minh có cơng lao rất
lớn trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng của nước ta.
Việt Minh cịn đóng vai trị rất lớn trong việc xây dựng các căn cứ địa Cách mạng
(Cao – Bắc – Lạng, Tân Trào, Bắc Sơn – Võ Nhai,…), thực hiện thí điểm các chính
sách và các yếu tố, tổ chức trong việc xây dựng chính quyền Cách mạng mới(Khu
căn cứ Việt Minh ở Cao Bằng, chính sách mười điểm lớn của Việt Minh, tổ chức đại
hội Quốc dân Tân Trào,…) tạo ra những cơ sở vững chắc đảm bảo thắng lợi cho
cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, hình thành nên lực
lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; động viên được sức
mạnh cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, phân hóa và cơ lập kẻ thù

nhằm chĩa mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng.Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu
quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng đã từng bước hình thành và
phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền khi thời
cơ đến. Mặt trận Việt Minh có cơng lớn trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách
mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho cuộc Tổng
khởi nghĩa tháng Tám, trong việc triệu tập và tiến hành thành công Quốc dân Đại hội Tân
Trào ngày 16 và 17/8/1945, huy động nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, giành được thắng lợi. Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, lá
cờ đỏ sao vàng năm cánh của Mặt trận Việt Minh tung bay trong cả nước và trở thành
Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, được Quốc hội khố I thơng qua.Việc
thành lập Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh, là một điển hình
thành cơng trong cơng tác mặt trận của Đảng ta.

2. Vai trò của tinh thần dân tộc-đại đoàn kết dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân
trong thời kỳ hội nhập-liên hệ giai đoạn phòng và chống dịch covid-19
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua
hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.Từ khi ra đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh ln luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai
cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo
nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ,
trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.Ðại đoàn kết toàn dân tộc là
đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam.Thực hiện lời dạy của Bác
Hồ :“ Đoàn kết, đồn kết, đại đồn kết. Thành cơng, thành cơng, đại thành công ,, đang là
động lực, kết nối sức mạnh vơ địch của tồn dân tộc Việt Nam. Sau 35 năm thực hiện
10



lOMoARcPSD|10162138

công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, tồn diện hơn so với những năm trước
đổi mới.
Vai trị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân
vận tiếp tục được khẳng định và nâng cao trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước.
Mối quan hệ gắn bó giữa Mặt trận và các đoàn thể với các tầng lớp nhân dân ngày càng
được củng cố, tăng cường, phát huy.Ðường lối chủ trương của Ðảng,Nhà nước về đại
đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng các chính sách,
pháp luật. Các tầng lớp nhân dân chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhà nước vượt qua
khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang kế thừa, phát huy truyền thống vẻ
vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, góp phần to lớn tạo nên sự đồng thuận
trong các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ,
thực hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong xây
dựng và phát triển nhanh, bền vững đất nước. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc
vận động xã hội rộng lớn do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động ngày càng đi
vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Ðặc biệt, các phong trào,
cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở’’; “Tồn dân chung sức
xây dựng nơng thôn mới, đô thị văn minh’’; “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam’’; hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền, biển đảo, phòng chống thiên tai, bão lũ và
đồn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ
thiện, lá lành đùm lá rách, các hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư... có tác dụng thiết
thực, tạo nên sự gắn kết cộng đồng xây dựng quê hương, đất nước.
Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay khi đại dịch Covid – 19 bùng phát, diễn biến rất
phức tạp trên toàn cầu và ở Việt Nam, toàn dân ta đồn kết, đồng lịng thực hiện “chống
dịch như chống giặc” để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và ổn định phát
triển sản xuất, thực hiện mục tiêu kép được quốc tế đánh giá cao. Tiếp tục đẩy mạnh thực

hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được các
cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện sâu
rộng, đã làm cho tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Người thấm vào các tầng lớp
nhân dân, tạo động lực thúc đẩy việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết
ngay tại địa phương, cơ sở và địa bàn dân cư.
Tuy nhiên, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, chúng ta có thể thấy rõ, sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được
vai trò, quyền làm chủ thực sự của nhân dân.Chưa đánh giá và dự báo chính xác những
diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để có
chủ trương phù hợp.Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp có
lúc, có nơi chưa sâu sát với các tầng lớp nhân dân và cơ sở, vẫn cịn có biểu hiện hành
chính hóa, chưa thật thiết thưc, hiệu quả. Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn
11


lOMoARcPSD|10162138

kết tồn dân tộc, về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai cấp, tầng lớp nhân
dân chưa được kịp thời thể chế hóa, hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được tổ chức thực
hiện một cách nghiêm túc, làm gây nên bức xúc trong một bộ phận nhân dân.
Trước tình hình mới, Ðảng ta tiếp tục khẳng định: Đại đoàn kết dân tộc là đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. Phát huy
mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, tồn vẹn
lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; tôn
trọng những điểm khác biệt khơng trái với lợi ích chung của quốc gia- dân tộc; đề cao
tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết
mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân

với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

12


lOMoARcPSD|10162138

III. KẾT LUẬN
Lịng u nước và sức mạnh đồn kết dân tộc trong lịch sử hào hùng của đất nước con
Rồng cháu Tiên đã được phát huy làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945, trở thành bài học quý giá đưa tới thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống xâm
lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong 35 năm đổi mới, đang hiện hữu trong
cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay.
Có thể thấy bài học về lịng u nước và tinh thần đồn kết trong Cách mạng Tháng
Tám đang được phát huy cao độ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID -19 hiện nay.
Chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành năng động, sáng tạo của Chính
phủ, cả hệ thống chính trị vào cuộc, cùng sự chung sức đồng lịng mn người như một
của cả dân tộc và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, trận chiến “chống dịch như chống
giặc” nhất định sẽ thắng lợi trong thời gian không xa.
Cách mạng Tháng Tám thành công nhờ Đảng lãnh đạo và sức mạnh của Mặt trận Việt
Minh.Hiện nay dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị,
Ban Bí thư với quyết tâm cao của người đứng đầu, cả hệ thống chính trị vào cuộc, tồn
dân chung sức đồng lịng. Trước đây, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, dân ta tổ chức
thành những hội cứu quốc, tất cả vào “Việt Nam hội”, đồng tâm hiệp lực, mn người
một lịng, vì một Việt Nam hồn tồn độc lập. Cịn hiện nay, rất nhiều lực lượng hình
thành các tổ chức chống dịch như đội ngũ y bác sĩ, công an, bộ đội, sinh viên ngành Y,
nhiều tỉnh tổ chức các lực lượng lên tuyến đầu, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tâm điểm là
thành phố Hồ Chí Minh trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư này.

13



lOMoARcPSD|10162138

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình mơn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Khoa học Chính trị.,Trường Đại
học Điện lực Hà Nội.

2. />3. />4. />5. />
14



×