Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.06 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

LƯU MINH TUẤN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đắk Lắk, năm 2021

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
1


LƯU MINH TUẤN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm

Đắk Lắk, năm 2021

2




LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả báo cáo luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
cho một học hàm học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được
ghi rõ nguồn gốc.
Đắk Lắk, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Lưu Minh Tuấn

1


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm, người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi hồn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận
tình hướng dẫn và những lời động viên của cơ đã giúp tơi vượt qua những khó
khăn trong q trình hồn thành luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các q thầy cơ giảng dạy chương trình
cao học “Quản lý kinh tế” đã truyền dạy những kiến thức q báu, hữu ích và
giúp tơi khi thực hiện nghiên cứu.
Xin cảm ơn các quý thầy, cô công tác tại phòng Quản lý Đào tạo sau đại
học, Khoa kinh tế, Trường đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi trong
suốt q trình tơi tham gia khóa học và trong q trình tơi thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn tất cả các bạn học viên lớp Quản lý kinh tế khóa 19 đã động
viên giúp đỡ trong quá trình học tập và trong q trình tơi thực hiện luận văn.

Xin cảm ơn các xã thuộc huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nơng giúp đỡ tơi
trong q trình thu thập, thống kê, lấy số liệu để tôi thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã
ln giúp đỡ, cổ vũ động viên tơi trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Lưu Minh Tuấn

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đắk Lắk, ngày 21 tháng 9 năm 2021
1. THÔNG TIN CHUNG
Tên luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk Glong,
tỉnh Đắk Nông
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
Họ và tên học viên: Lưu Minh Tuấn
Họ và tên người hướng dẫn: TS. Tuyết Hoa Niê Kdăm
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Tây Nguyên
2. NỘI DUNG TÓM TẮT
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng.
+ Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk Glong,

tỉnh Đắk Nông.
+ Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện
Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn tới.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
­ Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
­ Phương pháp thu thập số liệu
­ Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
2.3. Kết quả nghiên cứu
Luận văn đã khái quát một số cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đối với phát
triển du lịch cộng đồng như: một số khái niệm liên quan đến du lịch cộng đồng, tài
nguyên du lịch, các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng, các nội dung đánh giá,
cơ sở thực tiễn và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Luận văn đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn nghiên
cứu, bao gồm việc trình bày các tài nguyên phát triển du lịch cộng đồng, các nội
dung phát triển du lịch cộng đồng và phân tích SWOT đối với phát triển du lịch
cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Trên cơ sở các phối thức kết hợp của ma trận SWOT, luận văn đề xuất một số
nhóm giải pháp thiết thực góp phần phát triển DLCĐ trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới, bao gồm nhóm giải pháp từ nội lực của
cộng đồng và nhóm giải pháp bên ngồi.

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii
1.
Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1

2.
Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................3
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................3
3.1.
Đối tượng nghiên cứu...............................................................................3
3.2.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................3

4.
Những đóng góp của luận văn..................................................................4
5.
Kết cấu của luận văn.................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................5
1.1.
Cơ sở lý luận.............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng...............................................................5
1.1.2.

Tài nguyên du lịch....................................................................................8

1.1.3.

Phân loại tài nguyên du lịch...................................................................10

1.1.4.

Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng................................................13


1.1.5.

Nội dung phát triển du lịch cộng đồng...................................................14

1.2.
1.2.1.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................15
Kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới....................15

1.2.2.

Kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam....................18

1.2.3.

Các chính sách về phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam................23

1.2.4.

Một số bài học kinh nghiệm được rút ra................................................24

1.3.
Các nghiên cứu có liên quan...................................................................24
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới..................................................................24
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam..................................................................26
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.......................................................................................28
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................29
2.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................29

2.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......................30
2.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội........................................................................33

2.2.
2.2.1.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................38
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu......................................................38

2.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu................................................................39

2.2.3.

Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu...............................................40

2.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu...........................................................41
4


2.3.1.

Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế........................................................41

2.3.2.


Tiêu chí đánh giá phát triển xã hội.........................................................42

2.3.3.

Tiêu chí đánh giá vấn đề bảo vệ mơi trường được cải thiện..................42

TĨM TẮT CHƯƠNG II......................................................................................42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................44
3.1.
Tài nguyên du lịch của huyện Đắk Glong..............................................44
3.1.1. Tài nguyên thiên nhiên...........................................................................44
3.1.2.

Tài nguyên nhân văn..............................................................................47

3.1.3.

Sản xuất nông nghiệp.............................................................................61

3.2.
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông.........................................................................................68
3.2.1. Phát triển kinh tế gắn với du lịch cộng đồng..........................................68
3.2.2.

Phát triển xã hội gắn với du lịch cộng đồng..........................................72

3.2.3.


Đánh giá hiện trạng mơi trường.............................................................80

3.3.
Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng.......................................................................83
3.3.1. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện
Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông..................................................................................84
3.3.2.

Mức độ hiểu biết của người dân về những hoạt động du khách quan tâm.
................................................................................................................ 90

3.3.3. Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng.......................................................................91
TĨM TẮT CHƯƠNG 3.......................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ......................................................................97
1.
Kết luận..................................................................................................97
2.
Khuyến nghị...........................................................................................98
2.1.
Đối với chính quyền địa phương............................................................99
2.2.
Đối với chính quyền cấp tỉnh và trung ương..........................................99

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt
ASEAN
BTTN
CBT

Diễn giải
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bảo tồn thiên nhiên
Du lịch dựa vào cộng đồng
Tổ chức Các khu vực được chỉ định cho quản lý du lịch bền
DASTA
vững
DL
Du lịch
DLCĐ
Du lịch cộng đồng
DLST
Du lịch sinh thái
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
DTTS
Dân tộc thiểu số
HTX
Hợp tác xã
ISSN
Mã số tiêu chuẩn quốc tế
IUCN
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
KTXH
Kinh tế xã hội

NXB
Nhà xuất bản
PA
Phương án
PT
Phát triển
PT DTNT
Phổ thông Dân tộc nội trú
TCXDVN
Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TMDV
Thương mại dịch vụ
TNDL
Tài nguyên du lịch
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
USAID
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
VQG
Vườn quốc gia

6



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Danh sách các chùa, nhà thờ, tu viện tại huyện Đắk Glong................49
Bảng 3.2: Diện tích bình quân hộ và cơ cấu đất đai phân theo nhóm cây trồng
năm 2020............................................................................................................. 63
Bảng 3.3: Năng suất, sản lượng cây trồng bình quân hộ năm 2020.....................63
Bảng 3.4: Tình hình chăn nuôi của các hộ năm 2020..........................................65
Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ có thu nhập từ du lịch............................................................68
Bảng 3.6. Cơ cấu thu nhập từ du lịch...................................................................69
Bảng 3.7. Tỷ lệ người dân hài lòng với mức thu nhập từ du lịch.........................70
Bảng 3.8. Tỷ lệ sẵn sàng của người dân đối với việc tuyên truyền......................71
Bảng 3.9. Tỷ lệ người dân sẵn sàng chia sẻ công việc cho người khác...............72
Bảng 3.10. Tỷ lệ tham gia của người dân đối với việc cung cấp các sản phẩm
phục vụ du lịch.....................................................................................................73
Bảng 3.11: Tỷ lệ số người có việc làm từ du lịch cộng đồng...............................74
Bảng 3.12: Tỷ lệ số ngày trong năm tham gia phục vụ du lịch............................75
Bảng 3.13. Mức độ nhận thức của người dân về khái niệm DLCĐ.....................76
Bảng 3.14. Mức độ nhận thức của người dân về tác động của phát triển du lịch,
DLCĐ đến cuộc sống người dân địa phương.......................................................77
Bảng 3.15: Người ra quyết định liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.....78
Bảng 3.16. Sự tham gia của người dân đối với các cuộc họp liên quan đến phát
triển du lịch tại thôn, bon.....................................................................................79
Bảng 3.17. Tỷ lệ người dân được thông báo về các hoạt động phát triển du lịch
tại địa phương...................................................................................................... 80
Bảng 3.18. Đánh giá của du khách đối với tài nguyên du lịch và du lịch cộng
đồng tại địa phương.............................................................................................81
Bảng 3.19. Mức độ hiểu biết của người dân về môi trường du lịch.....................82
Bảng 3.20. Đánh giá về vai trò của du lịch đối với môi trường...........................82
Bảng 3.21. Mức độ hiểu biết của người dân về những hoạt động mà du khách
quan tâm............................................................................................................... 90


4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã ngày càng tiến sâu và rộng trong
sự hợp tác về phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới. Trong rất nhiều
lĩnh vực hợp tác đó, lĩnh vực du lịch, một ngành cơng nghiệp khơng khói, đã
mang lại thu nhập, vừa cho cộng đồng, vừa cho ngân sách của địa phương, vừa
cho quốc gia, đóng góp một phần đáng kể trong nguồn vốn để phát triển.
Nằm phía Nam Tây Ngun, Đắk Nơng có khí hậu mát mẻ, nguồn tài
ngun du lịch phong phú và đa dạng với khoảng 16 thác nước xen kẽ những
khu rừng đặc dụng, trong đó có nhiều thác nước đẹp đã và đang được đầu tư khai
thác du lịch. Tồn tỉnh có 5 di tích lịch sử cấp quốc gia, 1 danh thắng cấp quốc
gia, 2 di tích lịch sử cấp tỉnh và nhiều di tích đang được lập, trình các cấp cơng
nhận. Đắk Nơng cịn là nơi hội tụ của 40 dân tộc anh em tạo nên một nền văn
hóa đặc sắc với nhiều phong tục, tập quán, lễ hội độc đáo. Với những giá trị văn
hóa vật thể và phi vật thể sẵn có như khơng gian Văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên, sử thi Ot N’rong, hệ thống văn hóa lễ hội, dệt thổ cẩm, đường mịn Hồ
Chí Minh huyền thoại, di tích khu căn cứ kháng chiến Nâm Nung, di tích anh
hùng N’Trang Lơng, N’Trang Gưh Đắk Nông đang là điểm đến thu hút du
khách.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI, nhiệm kỳ
2015-2020, xác định du lịch là một trong ba khâu đột phá để phát triển. Theo Kế
hoạch cơ cấu lại ngành du lịch mới được UBND tỉnh phê duyệt, ngoài cơ cấu lại
doanh nghiệp du lịch, thị trường khách du lịch, đầu tư hạ tầng du lịch… tỉnh
cũng tập trung đổi mới công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Hơn thế nữa, mặc dù những năm vừa qua, cùng với cả nước, tỉnh Đắk
Nông đã triển khai rất nhiều chương trình, dự án giảm nghèo nhưng hiện nay

Đắk Nông vẫn là một trong những tỉnh cịn rất nhiều khó khăn. Theo kết quả
điều tra rà soát hộ nghèo, cuối năm 2019, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 17.128
hộ, chiếm 10,52% trên tổng số hộ dân toàn tỉnh và giảm 2,99% so với năm 2018,
trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS là 24,15% (giảm 5,99% so với năm
1


2018), tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ là 31,59% (giảm 6,99% so với
năm 2018). Công tác giảm nghèo cịn một số khó khăn, hạn chế: Các hộ đã thoát
nghèo nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ hộ thoát nghèo nhưng chuyển sang hộ cận
nghèo nhiều; số lượng hộ thốt nghèo vươn lên khá giả cịn hạn chế và nguy cơ
tái nghèo còn cao. Mặt khác một bộ phận người nghèo, người dân tộc thiểu số
cịn thiếu ý chí vươn lên phát triển kinh tế, cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào hỗ
trợ của Nhà nước, cộng đồng…
Đắk Glong là một huyện cịn gặp nhiều khó khăn của tỉnh Đắk Nông.
Trong những năm vừa qua, mặc dù đã được sự quan tâm sâu sắc của các cấp
chính quyền địa phương, tuy nhiên, trong phát triển kinh tế còn gặp rất nhiều khó
khăn do những điều kiện đặc thù về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, nơi đây lại có nhiều tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng để phát triển
du lịch. Địa hình Đắk Glong có nhiều núi và cao ngun ở phía Bắc và phía
Đơng. Núi Tà Đùng ở phía đơng của huyện cao 1.972 m và là núi cao thứ ba của
vùng Tây Nguyên với nhiều cảnh đẹp hoang sơ chưa được khám phá. Phía Đơng
Nam của huyện thuộc địa bàn xã Đắk Som là vườn quốc gia Tà Đùng có hệ động
thực vật phong phú, đa dạng. Vườn quốc gia được bao bọc bởi hồ thủy điện
Đồng Nai 3 có diện tích khoảng 5.000 ha, trong lịng hồ có hơn 40 hòn đảo và
bán đảo lớn nhỏ khác nhau mang lại lợi thế lớn lao cho việc phát triển du lịch
của địa phương.
Trong năm 2020, tình hình kinh tế xã hội của huyện Đắk Glong cũng đã
đạt được những kết quả khả quan. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 207,361 tỷ
đồng, đạt 93,53% chỉ tiêu đặt ra, trong đó phần thu của huyện đạt 100,1%. Chi

ngân sách của địa phương ước đạt 570,7 tỷ đồng, đạt 119,7% so với kế hoạch.
Tỷ lệ nhựa hóa đường huyện ước đạt 89,2%, đạt 102,6% kế hoạch. Đối với hạ
tầng cấp điện, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện ước đạt 91,05%, đạt 100,05% kế
hoạch, tỷ lệ thơn, bon có điện lưới quốc gia ước đạt 96,72%, đạt 100% kế hoạch.
Tổng số tiêu chí nơng thơn mới đạt 87 tiêu chí, đạt 106,7% kế hoạch. Trong năm
2020, chính quyền huyện Đắk Glong cũng đã tổ chức đào tạo nghề cho 556
người, đạt 101,09% kế hoạch, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện đạt 27,5%,
đạt 85,9% kế hoạch đề ra.
2


Với tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng của huyện
Đắk Glong như đã nêu ở trên, liệu những định hướng phát triển du lịch của địa
phương đã đạt hiệu quả? Đã có một chính sách cụ thể hay nghiên cứu nào hướng
đến phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đắk Glong hay chưa? Xuất phát từ
những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch cộng đồng trên
địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu. Thông qua
kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu chính đề tài cần làm rõ bao gồm:
­

Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch

cộng đồng.
­

Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk


Glong, tỉnh Đắk Nông.
­

Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn

huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa
bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Đối tượng khảo sát là các đơn vị kinh
doanh dịch vụ du lịch cộng đồng, các cán bộ quản lý liên quan đến du lịch, các
hộ kinh doanh và nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch
cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk Glong, từ đó đề xuất một số giải pháp góp
phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông
trong giai đoạn tới.
+ Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích giai đoạn
từ năm 2016 đến năm 2020. Các số liệu sơ cấp thực hiện điều tra năm 2021.
3


+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng
4. Những đóng góp của luận văn

Luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng
đồng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sự phát triển du lịch cộng đồng, luận văn
đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng trong giai đoạn tới.
Luận văn cũng có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho chính quyền địa
phương xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng và có các chính sách
thích hợp để gia tăng thu nhập dựa vào du lịch cho người dân trên địa bàn huyện
Đắk Glong và các huyện khác trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng.
5. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày ở 3 chương như sau:
Chương I. Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
Chương II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương III. Kết quả nghiên cứu

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng
1.1.1.1.

Khái niệm du lịch

Thực tế, có rất nhiều khái niệm về du lịch đã được đưa ra. Những khái

niệm này có thể phản ánh du lịch dưới những góc độ khác nhau tùy thuộc vào
cách nhìn nhận, xem xét du lịch trong từng giai đoạn phát triển.
Một số khái niệm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent
Ritcie (1994) về du lịch trên thế giới thường được đề cập đến bao gồm:
“Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân”. Khái niệm này đề cập đến
mục đích chính của du lịch là “đi chơi”.
“Du lịch là sự mở rộng khơng gian văn hóa của con người”. Trong khái
niệm này, ý nghĩa tích cực về mặt văn hóa của du lịch chính là việc tăng cường
sự hiểu biết cho con người.
“Du lịch là sự chinh phục không gian của con người đến một địa điểm
không phải là nơi ở thường xuyên của họ”. Đặc điểm nổi bật của du lịch chính là
việc con người phải rời nơi cư trú đi đến một địa điểm khác, tuy nhiên mục đích
của việc rời đi này lại chưa được đề cập cụ thể trong khái niệm này.
“Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường
xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng sản phẩm của các xí
nghiệp du lịch”. Khái niệm đề cập đến việc khách du lịch sử dụng phương tiện
giao thông và sản phẩm của các đơn vị kinh doanh du lịch, là những dịch vụ cơ
bản mà nhờ đó ngành du lịch hình thành và phát triển.
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh từ cuộc
hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở
và nơi làm việc thường xuyên của họ”. Trong khái niệm này, sự tiến triển lớn
trong nhận thức về du lịch được thể hiện khi người đưa ra khái niệm đề cập đến
đồng thời hoạt động của người đi du lịch và những hoạt động khác liên quan
được bắt nguồn từ việc đi du lịch của khách du lịch. Những hoạt động đó có thể
5


được phát sinh nhằm hỗ trợ cho việc đi du lịch của khách du lịch được thuận tiện
hơn, cũng có thể là những tương tác giữa khách du lịch với những yếu tố hoặc
những người họ gặp trong chuyến hành trình của mình. Điều đó thể hiện tính

chất phức tạp của hoạt động du lịch, không đơn thuần chỉ là hoạt động di chuyển
và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú, để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân
của họ, mà còn liên quan đến rất nhiều mối quan hệ, với những tác động nhiều
mặt không chỉ về kinh tế, mà cả về văn hóa - xã hội, môi trường.
Mặt khác, theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner,
J.R Brent Ritcie, “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ các tác động
qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà
trong q trình thu hút và đón tiếp khách du lịch” . Đây là quan điểm tiếp cận
tổng hợp, chỉ ra có bốn thành phần cùng tham gia và tạo nên hoạt động du lịch:
khách du lịch; các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách du lịch;
chính quyền sở tại; cộng đồng dân cư địa phương.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra các khái niệm xét trên
nhiều góc độ khác nhau. Cụ thể, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh và được
xem xét dưới góc độ cầu du lịch (khách du lịch) và cung du lịch (ngành du lịch)
như sau:
Thứ nhất: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của
con người ngồi nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, thưởng lãm danh
lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa nghệ thuật.
Thứ hai: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa và dân
tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình u đất nước; đối với người nước ngồi
là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh
mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tại chỗ.
Năm 2005, Luật Du lịch được ban hành, chính thức quy định các nội dung
liên quan đến du lịch và ngành du lịch. Luật Du lịch Việt Nam đã nêu tại Điều 4
về khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
6



đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.1.2.

Khái niệm cộng đồng

Thuật ngữ cộng đồng (community) là một khái niệm được Liên hiệp quốc
công nhận vào năm 1950 và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm này
như một công cụ để thực hiện trong các chương trình viện trợ.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật,
2000, cộng đồng được hiểu là “Một tập đồn người rộng lớn, có những dấu hiệu
chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú.
Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng giống, một sắc tộc, một
dân tộc” (từ điển Bách khoa Việt Nam, 2000).
“Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh
thổ nhất định, được gọi tên như làng, xã, huyện, thị, tỉnh, thành phố, quốc gia…
có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm
kinh tế - xã hội” (Bùi Thị Hải Yến, 2012).
Như vậy, cộng đồng được hiểu là một nhóm người cùng chung sống trên
một địa bàn được gọi tên như bản, làng, xã, huyện, thị, thành phố, tỉnh, quốc gia
và cùng chung những đặc điểm về kinh tế, truyền thống văn hóa.
1.1.1.3.

Khái niệm du lịch cộng đồng

Quan niệm về du lịch cộng đồng được đưa ra khác nhau do vị trí của du
lịch dựa vào cộng đồng tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiên cứu. Theo Nicole
Hausle và Wolffgang Strasdas (2009) cho rằng: “Du lịch cộng đồng là mơ hình
phát triển du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và
quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”.

Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trị chính của người dân địa phương trong
vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn quản lý.
Viện Nghiên cứu phát triển Miền Núi cho rằng: “Du lịch cộng đồng là
nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch vì sự phát triển du lịch bền
vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa
phương trong du lịch và có cơ chế tạo các cơ hội cho cộng đồng. Du lịch cộng
7


đồng là một quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách du lịch mà sự
tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại các lợi ích kinh tế, bảo tồn cho
cộng đồng và môi trường địa phương”.
Có thể khái quát, du lịch cộng đồng là một mơ hình phát triển du lịch,
trong đó cộng đồng dân cư là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách
du lịch. Cộng đồng dân cư cũng chính là người có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
du lịch và họ được chia sẻ các nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra. Phát
triển du lịch cộng đồng sẽ tạo ra thêm công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập
cho cộng đồng dân cư bản địa, góp phần cho việc xóa đói giảm nghèo của địa
phương.
Tóm lại, du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng
người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo
vệ được môi trường chung, thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc
trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…). Du lịch cộng đồng tạo điều kiện
cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa với những sinh hoạt
rất đời thường và những món ăn dân dã đậm chất địa phương. Ngồi ra, mơ hình
du lịch cộng đồng này góp phần thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo, tạo
ra sinh kế đồng thời khuyến khích vai trị của người dân bản địa trong việc hình
thành các sản phẩm du lịch đặc trưng và bảo tồn, phát huy các giá trị truyền
thống văn hóa cũng như các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.
1.1.2. Tài nguyên du lịch

1.1.2.1.

Khái niệm tài nguyên du lịch

Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến
việc hình thành, chun mơn hố các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt
động dịch vụ.
Thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn
hoá - lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã
hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.

8


Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam định nghĩa:
“Tất cả giới tự nhiên và xã hội lồi người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử
dụng cho ngành Du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế - xã hội và mơi
trường đều có thể gọi là Tài ngun Du lịch”.
Theo Pirojnik định nghĩa: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên
và văn hoá - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục
hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khoẻ
của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh
tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra
những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”.
Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy định:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn
hố, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành
các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đơ thị du lịch”.

1.1.2.2.

Vai trị của tài ngun du lịch

Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch có sự ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch,
đến cấu trúc và chun mơn hố của ngành du lịch. Quy mô hoạt động du lịch
của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài
nguyên du lịch quyết định tính mùa, tính nhịp điệu của dịng khách du lịch. Sức
hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du
lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các
loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát
triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài
nguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và
mức độ kết hợp các loại tài nguyên phong phú thì sức thu hút khách du lịch càng
mạnh.

9


1.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch
1.1.3.1.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Theo khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật du lịch Việt Nam năm 2005 quy
định: “Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có
thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tại độc lập mà luôn luôn
tồn tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, nó có mối quan
hệ qua lại, tương hỗ chặt chẽ theo những quy luật của tự nhiên cũng như các điều
kiện văn hoá, kinh tế - xã hội và thường được phân bố gần các tài nguyên du lịch
nhân văn. Thực tế, khi tìm hiểu và nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên, các
nhà nghiên cứu thường nghiên cứu theo từng thành phần tự nhiên, các thể tổng
hợp tự nhiên có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch và các điểm tham
quan tự nhiên.
1.1.3.2.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Do những nét đặc trưng và tính chất của mình, tài ngun du lịch nhân
văn có những đặc điểm khác với tài nguyên du lịch tự nhiên:
­ Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn tác dụng
giải trí.
­ Việc tìm hiểu các đối tượng nhân văn diễn ra trong thời gian ngắn, nó có
thể kéo dài một vài giờ, cũng có thể một vài phút. Do vậy trong một chuyến du
lịch người ta có thể hiểu từ nhiều giá trị nhân văn.
­ Số người quan tâm đến tài ngun du lịch nhân văn thường có văn hố
hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn.
­ Tài nguyên du lịch nhân văn thường tập trung ở những điểm đông dân cư
và những thành phố lớn.
­ Ưu thế to lớn của tài nguyên du lịch nhân văn là đại bộ phận khơng có
tính mùa, khơng bị phụ thuộc vào các điều kiện khí tượng và điều kiện tự nhiên
khác.
10


­ Sở thích của những người tìm đến tài ngun du lịch nhân văn rất phức

tạp và rất khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá tài nguyên du
lịch nhân văn. Cơ sở để đánh giá nguồn tài nguyên này chủ yếu dựa vào cơ sở
định tính, xúc cảm và trực cảm. Đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng mạnh của
các nhân tố như: Độ tuổi, trình độ văn hố,, hứng thú, trình độ nghề nghiệp,
thành phần dân tộc,…
Theo Luật Di sản văn hóa (Luật số 28/2001/QH10): Tài nguyên du lịch
nhân văn bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân
văn phi vật thể. Đó là những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại
cho các thế hệ mai sau.
a) Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các cơng
trình kiến trúc, văn hố, nghệ thuật..v.v.
­ Các cơng trình kiến trúc (chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã
biến mất).
Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng, hoặc kiến trúc
phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định.
Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống, nói lên
được một nền văn hố đang có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động
khơng cưỡng lại được.
Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng, đáp ứng được
những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu và cách tạo lập cũng
như về vị trí.
­ Các Di tích lịch sử văn hố, thắng cảnh đẹp cấp quốc gia và địa phương
Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân
tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó chứa đựng những truyền thống tốt đẹp,
những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa
phương, mỗi quốc gia. Chính vì vậy nhiều di tích lịch sử văn hoá đã trở thành
đối tượng tham quan, nghiên cứu, thực hiện các nghi lễ tâm linh của nhiều du
khách và là nguồn tài nguyên du lịch quý giá.
11



Di tích lịch sử văn hố chứa đựng những nội dung lịch sử khác nhau. Mỗi
di tích chứa đựng những nội dung, giá trị văn hố, lượng thơng tin riêng biệt
khác nhau, bởi thế mỗi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh ở mỗi dân
tộc, mỗi quốc gia được phân chia thành những loại hình sau:
­ Loại hình di tích văn hố khảo cổ:
Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hoá, thuộc về thời kỳ
lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian nào đó trong lịch sử cổ đại.
Các di tích khảo cổ cịn được gọi là di chỉ khảo cổ. Các di tích khảo cổ thường
bao gồm các loại: di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, những cơng trình kiến trúc cổ,
những đơ thị cổ, những tàu thuyền đắm.
b) Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử,
văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền
thống..v.v
­

Lễ hội
Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, bất cứ mùa nào cũng đều có lễ

hội, bởi lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân sau thời
gian lao động mệt nhọc, hoặc đây là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch
sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc giải quyết những nỗi
lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Có thể nói lễ hội là một sinh hoạt văn hố mang tính cộng đồng diễn ra
trên địa bàn dân cư trong thời gian, không gian xác định. Nhằm nhắc lại một sự
kiện, một nhân vật lịch sử lịch sử hay một huyền thoại. Đồng thời lễ hội còn biểu
hiện sự ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên, con người và thần thánh
trong xã hội.

Trong cuốn Lễ hội cổ truyền, theo Phan Đăng Nhật, “lễ hội là nơi tích tụ
vơ số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hố nghệ thuật, và sự kiện xã hội Lịch sử quan trọng của dân tộc”.
Với rất nhiều định nghĩa, xét trên nhiều quan điểm khác nhau, nhưng nhìn
chung lễ hội có thể được hiểu theo nghĩa thống nhất như sau: Lễ hội là một
12


quãng thời gian mà trong đó một số người tập trung lại với nhau, tiến hành
những nghi lễ thờ cúng một vị thần, hay một vật thiêng nào đó của cộng đồng,
tại một thời điểm nào đó, có ăn uống vui chơi gọi là lễ hội.
­ Nghề thủ công truyền thống: là những nghề có những bí quyết về cơng
nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết học,
tâm tư tình cảm và những ước vọng của con người. Nghề thủ công truyền thống
là nghề sản xuất ra nghệ thuật do những nghệ nhân dân gian sáng tạo, gìn giữ và
phát triển từ đời này qua đời khác cho những người cùng huyết thông hoặc cùng
làng bản. Các sản phẩm thủ công cổ truyền này không chỉ mang những giá trị sử
dụng trong cuộc sống hàng ngày mà nó cịn chứa đựng bên trong những giá trị
về mỹ thuật, giá trị triết học, tâm linh thể hiện tài nghệ, tâm tư, ước vọng của
người làm ra chúng. Chính những tính hữu ích và giá trị văn hố của chúng mà
theo dịng chảy của lịch sử, đến nay nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đã hình thành và bảo tồn được những giá trị tốt đẹp của tài
nguyên này.
­ Làng nghề: “ Là những làng có các nghề sản xuất hàng hố bằng các cơng
cụ thơ sơ và sức lao động của con người đã được hình thành một thời gian dài
trong lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hoá được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác ở trong làng. Sản phẩm hàng hoá được sản xuất khơng chỉ đáp ứng nhu cầu
ở trong làng mà cịn bán ở thị trường trong nước và quốc tế”.
1.1.3.3.

Tài nguyên du lịch xã hội


Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra
sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Ví dụ điển hình như: các
festival cà phê, festival hoa, các sự kiện thể thao thế giới, các
cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị - kinh
tế như: Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN...

13


1.1.4. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Một là: Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, thực hiện
và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp trao quyền làm
chủ cho cộng đồng.
Hai là: Phù hợp với khả năng của cộng đồng. Khả năng bao gồm khả
năng nhận thức về vai trị và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận
thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như
biết được các bất lợi của du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng.
Các điều kiện khả năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các nhu
cầu phát triển của du lịch.
Ba là: Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng. Theo nguyên tắc này cộng
đồng phải cùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động
kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ du lịch được
phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó
cũng được trích để phát triển chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng
xây dựng đường xá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe, giáo dục...
Bốn là: Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.
Năm là: Thúc đẩy sự học hỏi về văn hóa của nhau; tơn trọng sự khác biệt

về văn hóa và nhân phẩm; đóng góp một phần lợi ích cố định vào các dự án cộng
đồng.
1.1.5. Nội dung phát triển du lịch cộng đồng
1.1.5.1.

Phát triển kinh tế

- Thu nhập tăng: Phát triển DLCĐ là giải quyết được công ăn việc làm,
nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời góp phần vào nguồn thu chung cho
quỹ cộng đồng cũng như ngân sách, góp phần vào xóa đói giảm nghèo tại các
vùng khó khăn.
- Chia sẻ lợi ích: cộng đồng phải cùng được hưởng lợi tương xứng theo
mức độ đóng góp cùng với các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh
doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ du lịch được phân
14


chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng
được trích để phát triển chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây
dựng đường xá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe, giáo dục...
1.1.5.2.

Phát triển xã hội

- Sự tham gia của các bên liên quan: Cộng đồng được quyền tham gia thảo
luận các kế hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong một
số trường hợp trao quyền làm chủ cho cộng đồng. Đối với nội dung này, quyền
chủ động của người dân cần được khẳng định.
- Nhận thức của cộng đồng: Bao gồm khả năng nhận thức về vai trị và vị
trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được tiềm năng to lớn của

du lịch cho sự phát triển của cộng đồng cũng như biết được các bất lợi của du
lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng.
- Quyền sở hữu: xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với
tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.
- Giao lưu, học hỏi văn hóa: thúc đẩy sự học hỏi về văn hóa của nhau; tơn
trọng sự khác biệt về văn hóa và nhân phẩm; đóng góp một phần lợi ích cố định
vào các dự án cộng đồng.
- Đảm bảo sinh kế: tạo thêm việc làm với thu nhập ổn định cho người dân
trong cộng đồng.
1.1.5.3.

Bảo vệ môi trường

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch cộng đồng góp phần
nâng cao trách nhiệm của cộng đồng đối với bảo vệ các giá trị tài nguyên thiên
nhiên và văn hoá bản địa.
- Nâng cao nhận thức: Phát triển du lịch cộng đồng góp phần nâng cao
được ý thức trách nhiệm đối với môi trường du lịch và các hiện tượng gây ô
nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường: Phát triển du lịch cộng đồng góp phần hạn
chế ơ nhiễm mơi trường.

15


1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới

1.2.1.1.

Thành phố Hua Hin – Thái Lan

Thực hiện các chương trình áp dụng thay đổi cách thức tiếp cận xu hướng
du lịch của thế giới thời hậu hiện đại, ngành du lịch Thái Lan đã chủ động tiếp
cận xu hướng tập trung vào lượng khách du lịch có thu nhập cao đến du lịch tại
Thái Lan. Hua Hin cách thủ đô Bangkok khoảng 250 km, thủ phủ tỉnh Prachuap
Khiri Khan, thành phố có khoảng 50 ngàn dân, một thành phố nghỉ dưỡng, thời
tiết ấm quanh năm, có địa hình đa dạng và cũng là nơi có những bãi biển tuyệt
đẹp. Hua Hin từng là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan, một thị trấn sung túc, với
nhiều cơng viên cây xanh và các di tích lịch sử.
Người dân ở Hua Hin tham gia vào các hoạt động du lịch khá lớn, bằng
nhiều hình thức và góp phần cho du lịch ở đây trở thành một điểm du lịch hết
sức độc đáo. Bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm lưu niệm đa dạng, mang đặc
trưng của vùng Hua Hin, từ đó góp phần quảng bá du lịch cho Hua Hin. Người
dân tại Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để phát triển du lịch cộng đồng thơng qua
chính sách hỗ trợ 4P (Products, Price, Place and Promotion), là sự kết hợp của
sản phẩm, giá cả, nơi bán và hỗ trợ.
Hơn nữa để đáp ứng tối đa các nhu cầu của người khách lưu trú tại đây,
các nguồn rau củ quả tươi, hải sản, thịt bò được nhập từ Nhật Bản, Australia và
Mỹ tại các cửa hàng, siêu thị của Hua Hin bán đầy ắp như ở Bangkok. Các nhà
hàng, các tiệm bánh được mở ra, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch với tiêu chí
phục vụ tốt nhất và giá cả phải chăng nhất (chính quyền quy định và kiểm tra
một cách chặt chẽ giá bán tại các nhà hàng để khách không bị chặt chém, làm
mất uy tín của Hua Hin).
Gần đây, Hua Hin được chính phủ hỗ trợ để thực hiện các lợi thế cạnh
tranh du lịch, trong đó du lịch được chia thành 4 khu vực: bãi biển cao cấp, bãi
biển gia đình, du lịch nơng nghiệp và du lịch sinh thái. Mỗi khu vực có một lợi
thế cạnh tranh khác nhau, cung cấp đa dạng các loại hình du lịch trong đó có du

lịch miền núi, biển, các di tích, cung điện...
16


×