Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích tiêu chí 2 5 chuẩn đánh giá hiệu trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.38 KB, 9 trang )

Nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Trần Hồi Lâm
Trần Thị Thu Hằng
Phạm Thị Mỹ Lệ
Nguyễn Đình Khang
Nguyễn Thị Huỳnh Như
Đặng Dương Phi Phụng
Tăng Thị Bích Ngọc

Đề bài: Trình bày tiêu chí 2 và tiêu chí 5 trong chuẩn đánh giá về hiệu trưởng
Bài làm
1. Giải thích yêu cầu
 Tiêu chí 2: Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.
 Mức đạt: có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển
phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh: Đối với tiêu chí này, các nhà lãnh đạo liên
tục đổi mới tư tưởng và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhằm thúc đẩy
tình hình học tập và phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Theo đó, người lãnh
đạo hiệu quả phải:
- Xây dựng và ban hành một sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi gắn với giáo dục
chất lượng cao và đạt được sự thành cơng trong q trình học tập và sự phát triển
của mỗi học sinh. Sử dụng các phương pháp cải tiến liên tục để đạt được tầm nhìn,
hồn thành sứ mệnh và phát huy các giá trị cốt lõi của nhà trường.
- Chuẩn bị tư tưởng cho nhà trường để đảm bảo sự sẵn sàng đổi mới, cam kết và


chịu trách nhiệm, phát triển các kiến thức, kỹ năng và tạo động lực để thành công
trong việc đổi mới và phát triển.
- Sử dụng chiến lược thích ứng tình huống một cách phù hợp để cải thiện nhà
trường và chú ý đến các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện.
- Xây dựng hệ thống kỹ thuật thích hợp để thu thập dữ liệu, quản lý, phân tích và
sử dụng, kết nối khi cần thiết với các đối tác bên ngoài để hỗ trợ việc lập kế hoạch,
thực hiện, giám sát, phản hồi và đánh giá.


- Quản lý các rủi ro, các sáng kiến cạnh tranh, yếu tố chính trị của sự thay đổi với
lịng can đảm và sự kiên trì, hỗ trợ, khuyến khích và công khai trao đổi thông tin
về nhu cầu, quy trình và kết quả của những nỗ lực cải thiện.
 Mức khá: lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường; Khuyến
khích GV, NV tham gia vào một quá trình liên tục về khảo sát dựa trên bằng
chứng, thiết lập mục tiêu chiến lược, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá trường
học liên tục và sự cải thiện chất lượng ở các lớp học.
 Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tư
tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.
- Đánh giá và phát triển năng lực của giáo viên, nhân viên để đánh giá giá trị, khả
năng ứng dụng và các kết quả nghiên cứu cho nhà trường.
- Áp dụng một quan điểm hệ thống và thúc đẩy sự gắn kết giữa các nỗ lực cải
thiện và tất cả các khía cạnh liên quan đến tổ chức nhà trường, các chương trình và
dịch vụ.

 Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh
 Mức đạt: hiệu trưởng
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của nhà trường, tổ chức thực
hiện dạy học và giáo dục học sinh:
+ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường
+ Chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu:

o Chất lượng thời khố biểu chi phối mạnh mẽ kết quả của tồn bộ q trình giảng
dạy giáo dục bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp độ hoạt động của nhà trường.
Việc xếp thời khóa biểu thường phân cơng cho đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách
hoạt động dạy học. Khi xếp thời khóa biểu, Phó hiệu trưởng cần có đầy đủ các tư
liệu về: Kế hoạch chuyên môn của trường; Bảng phân phối chương trình các mơn


học; Danh sách phân công giáo viên theo môn, theo lớp; Số lượng phòng học, thiết
bị dạy học. Một thời khóa biểu tốt phải được xây dựng trên các đặc điểm sư phạm
và vệ sinh học đường; Phải sắp xếp các giờ học phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học
sinh; Bố trí phù hợp các lớp học theo ca (trường học 2 ca); Giữa các tiết, nghỉ tại
chỗ 5 phút, giữa buổi học ra chơi 25 phút
o Lưu ý: Phải duy trì ở mức độ cao nhất trong suốt năm học khả năng lao động của
giáo viên và học sinh, phân phối hợp lý các môn học, xen kẽ các môn học trong
một buổi học. Cần đặc biệt chú ý đến tính ổn định của thời khóa biểu, chính điều
này làm cho nhịp độ công tác trong nhà trường được đảm bảo. Thời khóa biểu
khơng ổn định sẽ gây rối loạn trong công việc của giáo viên và trong học tập của
học sinh. Cách sắp xếp thời khóa biểu thể hiện mối quan tâm đến quỹ thời gian
của giáo viên, tạo điều kiện cho họ làm việc hợp lý và có năng suất cao mà khơng
bị mệt mỏi q sức. Sau khi xếp xong thời khoá biểu cần kiểm tra lại kỹ càng và
trình hiệu trưởng duyệt. Cơng bố thời khóa biểu cho giáo viên, học sinh, các cán
bộ có liên quan và cha mẹ học sinh.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học:
o Hiệu trưởng cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn
cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch (văn bản về chương trình, nhiệm vụ năm học;
tình hình thực tế của nhà trường, của tổ; những yêu cầu của nhà trường đối với
chất lượng dạy học giáo dục...), làm cho tổ trưởng nắm được những ý định quan
trọng của hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học trong năm;
o Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ theo qui
trình và cách trình bày như kế hoạch năm học của nhà trường;

o Kế hoạch của tổ chuyên môn phải được hiệu trưởng duyệt, và trở thành văn bản
pháp lý để hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.
+ Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm học: Hiệu trưởng chỉ đạo các Tổ
trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch năm học cá nhân, kế
hoạch của giáo viên gồm hai loại: kế hoạch năm học và kế hoạch giảng dạy bộ
môn.


-

Đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục học sinh: hiệu trưởng cần tác động đến
giáo viên về sự cần thiết của việc đổi mới và yêu cầu giáo viên thực hiện. giáo
viên cần có kiến thức sâu rộng, xác định được những vấn đề đổi mới (mục tiêu,
nội dung, phương tiện, hình thức), nắm vững kĩ năng truyền đạt kiến thức, học hỏi
những phương pháp mới nhằm thu hút học sinh.

-

Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu phát triển phẩm
chất, năng lực học sinh của chương trình giáo dục phổ thơng dựa vào quy định
chung của Bộ Giáo dục, trang bị cho học sinh những phẩm chất (yêu nước, trung
thực, nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ) và năng lực (giao tiếp- hợp tác, tự chủ - tự
học, giải quyết vấn đề - sáng tạo) cần thiết.

 Mức khá:
- Đổi mới quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh hiệu quả: hiệu trưởng
ln khuyến khích giáo viên trong việc đổi mới hoạt động dạy học và giáo dục học
sinh. Dạy học cần có những phương pháp dạy hay, hấp dẫn thu hút học sinh; giáo
dục học sinh vừa cứng rắn vừa mềm dẻo để có những biện pháp giáo dục hiệu quả.
- Đảm bảo giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp với

phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi
học sinh; Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được nâng cao: thường xuyên
cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về phương pháp dạy học hiệu quả, có các
cuộc khảo sát về nhu cầu của học sinh để nắm bắt được tâm lí, sở thích của học
sinh để có phương pháp dạy học phù hợp, thực hiện việc kiểm tra đánh giá học
sinh định kì nhằm nâng cao chất lượng nhà trường.
 Mức tốt:
-

Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị hoạt động
dạy học và giáo dục học sinh: Hiệu trưởng thực hiện việc phân công công việc cụ
thể cho từng cán bộ quản lý, có những lớp bồi dưỡng về chuyên mơn giúp cán bộ
quản lý có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.


2. Ví dụ minh họa
 Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường
 Mức đạt: có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm
phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh.
-

Ví dụ:
+ Bài phát biểu, các ý kiến tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền
địa phương thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.
+ Chuyên đề, báo cáo, bài viết nhận thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo,
quản trị nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan
quản lý cấp trên xác.
+ Các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động trong nhà trường thể hiện tư tưởng đổi
mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.
 Mức khá: lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường;


-

Ví dụ:
+ Văn bản, biên bản cuộc họp có nội dung chỉ đạo, khuyến khích, hướng dẫn giáo
viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện đổi mới trong công việc và khuyến
khích học sinh chủ động đổi mới trong học tập.
+ Ý kiến nhận xét của cơ quan quản lý cấp trên, ý kiến ghi nhận của giáo viên,
nhân viên trong nhà trường về việc tư tưởng đổi mới của hiệu trưởng lan tỏa đến
thành viên trong nhà trường.

 Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.
-

Ví dụ:


+ Chuyên đề, báo cáo, bài viết liên quan đến tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo,
quản trị nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan
quản lý cấp trên xác nhận.
+ Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị
nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong hội
thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.
+ Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan quản lý cấp trên
ghi nhận sự ảnh hưởng về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.
 Tiêu chí 5: Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh
 Mức đạt: Đổi mới quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh hiệu
quả; đảm bảo giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục phù
hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng

học tập của mỗi học sinh; kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được
nâng cao.
-

Ví dụ:
+ Các văn bản chỉ đạo về xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động dạy
học và giáo dục học sinh, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
+ Kế hoạch dạy học và giáo dục học sinh của nhà trường.
+ Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả đổi mới phương pháp
dạy học, giáo dục học sinh.
+ Báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu phát triển
phẩm chất, năng lực.
 Mức khá: Đổi mới quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh hiệu
quả. Đảm bảo giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục
phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ


sẵn sàng học tập của mỗi học sinh; kết quả học tập, rèn luyện của học
sinh được nâng cao.
-

Ví dụ:
+ Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả của đổi mới trong
quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
+ Báo cáo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có thể hiện được kết
quả được nâng cao do có tác động của đổi mới trong quản trị hoạt động dạy
học và giáo dục học sinh.
+ Bài giảng, biên bản các buổi sinh hoạt chuyên môn của giáo viên thể hiện
việc vận dụng các phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp với mỗi học
sinh.

+ Ý kiến phản hồi tích cực của học sinh về hoạt động dạy học và giáo dục
của giáo viên.
+ Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về
những đổi mới trong quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.

 Mức tốt : Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về
quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
-

Ví dụ:
+ Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị hoạt động dạy học
và giáo dục học sinh được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ
quan quản lý cấp trên xác nhận..
+ Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị hoạt động dạy học và giáo
dục học sinh được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông
trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.


+ Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia
báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về
quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
+ Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan quản lý cấp
trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục phổ thông về quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
3. Tình huống thực tế
* Tiêu chí 2: Ơng Nguyễn Hữu H - Hiệu trưởng trường 1 trường THPT trong địa
bàn TPHCM đã đạt mức Tốt ở Tiêu chí 2: “Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản
trị nhà trường” được thể hiện qua các biểu hiện sau:
- Có các chứng nhận về hồn thành các khố bồi dưỡng, đào tạo chun mơn
nghiệp vụ.

- Có các báo cáo hay biên bản trình bày về việc tham gia các khố đào tạo chuyên
môn gắn với yêu cầu đổi mới ngành giáo dục, năng lực lãnh đạo, quản trị nhà
trường, đổi mới dạy và học...
- Thường xuyên có kế hoạch học tập, bồi dưỡng, trâu dồi năng lực chuyên môn
nghệp vụ của bản thân.
- Luôn trong tâm thế đổi mới tư tưởng lãnh đạo nhà trường đáp ứng các yêu cầu xã
hội và khuyến khích, lần toả tư tưởng đổi mới đên toàn bộ cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên nhà trường.
* Tiêu chí 5: Cơ Phạm Thị Bé Hiền, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong, TP.HCM
- Cô Hiền có chun mơn Tốn, cơng tác tại trường 22 năm cơ làm Hiệu phó từ
2016, và vừa được bổ nhiệm Hiệu trường từ 31/10/2019.


- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn cô định hướng giúp giáo viên cùng
trao đổi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật những phương pháp
dạy học mới lên website của nhà trường
- Thường xuyên động viên tinh thần các giáo viên trong nhà trường, tạo niềm tin
đối với các bậc cha mẹ. Chất lượng dạy và học của nhà trường luôn được Sở Giáo
dục đánh giá cao và nhận được sự tin yêu của PHHS, là một trong những ngơi
trường giàu thành tích nhất TP.HCM, liên tục đạt vị trí cao trong các kỳ thi HSG.



×