Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích tiêu chí 3 7 chuẩn đánh giá hiệu trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.26 KB, 3 trang )

THÔNG TƯ 14/2018/TT-BGDĐT
QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THƠNG
Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chun mơn, nghiệp vụ bản thân
a) Mức đạt: đạt chuẩn trình độ đào tạo và hồn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng
chun mơn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng
phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của
ngành về chun mơn, nghiệp vụ;
Phân tích:
- Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng
chun mơn, nghiệp vụ. (VD: chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD trường phổ
thơng; có bằng cử nhân chuyên ngành QLGD.)
- Kế hoạch học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.
- Bài viết, bài thu hoạch, báo cáo về nội dung học tập, bồi dưỡng của bản thân gắn với
các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.(VD: thực trạng phân cấp
quản lí trong nhà trường; …)
b) Mức khá: đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp và lựa
chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân;
Phân tích:
- Kế hoạch học tập, bồi dưỡng của bản thân thể hiện được sự đổi mới, sáng tạo trong
việc vận dụng các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng.
- Bài viết, bài thu hoạch, báo cáo về nội dung học tập, bồi dưỡng của bản thân thể
hiện được sự đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp và
lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng.( VD: giải pháp quản lí hoạt động của tổ
chun mơn trong nhà trường…)
c) Mức tốt: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về phát triển
chuyên môn, nghiệp vụ bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Phân tích:
- Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận.
- Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong các buổi sinh hoạt


chuyên môn, hội thảo, tập huấn.
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo
viên hoặc các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông
về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.


- Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, cơ quan quản lý cấp trên ghi
nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về
phát triển chun mơn, nghiệp vụ bản thân.
Tiêu chí 7. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường
a) Mức đạt: chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định cụ thể về tổ chức,
hành chính trong nhà trường; thực hiện phân công, phối hợp giữa các tổ chuyên
môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
Phân tích:
- Thiết lập, quản lý và giám sát các hoạt động và hệ thống hành chính để thúc đẩy
sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
- Quản lý chiến lược nguồn nhân lực, phân công và lập kế hoạch cho giáo viên,
nhân viên theo vai trò và trách nhiệm mà tối ưu hóa năng lực chuyên môn của họ
để giải quyết nhu cầu học tập của mỗi học sinh.
- Tìm kiếm, thu nhận và quản lý tài chính, vật chất, và các nguồn lực khác để hỗ trợ
chương trình giảng dạy, hướng dẫn, và đánh giá; quản lý cộng đồng học tập của
học sinh, năng lực nghề nghiệp của GV, NV, sự tham gia của gia đình và cộng
đồng.
b) Mức khá: sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; phân cấp, ủy quyền cho các
bộ phận, cá nhân trong nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ;
Phân tích:
- Quản lý có trách nhiệm, đạo đức và đồng thời có trách nhiệm về các nguồn lực
đồng thời có kế hoạch cải tiến tổ chức, phân công, phối hợp trong nhà trường.
- Bảo đảm công việc của giáo viên, nhân viên và việc học tập của học sinh không bị
gián đoạn. Sử dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc quản

lý và thực hiện các hoạt động của nhà trường.
- Xây dựng và quản lý các mối quan hệ hiệu quả với các văn phòng trung tâm và hội
đồng nhà trường.
c) Mức tốt: tin học hóa các hoạt động quản trị tổ chức, hành chính của nhà trường;
hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị tổ chức,
hành chính của nhà trường.
Phân tích:
- Website của trường phải cung cấp cho các bên liên quan thông tin hoạt động; các
phần mềm sử dụng trong quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.
- Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên tham gia các lớp tập huấn về Cổng thông tin
điện tử của ngành giáo dục và thực hiện các văn bảo chỉ đạo theo đúng hướng dẫn
của ngành. Nhà trường vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống Website đã trang cấp để truy
cập thông tin, văn bản tài liệu.


-

-

-

-

Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở, sinh hoạt chuyên đề, chủ đề; đảm bảo
mỗi tổ chuyên môn mỗi học kỳ đều có những sản phẩm đưa lên trang mạng trường
học kết nối...
Cần trang bị đầy đủ thiết bị CNTT phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, tiến
tới xây dựng phòng họp trực tuyến: 1 bộ máy tính, 1 webcam.
Hướng dẫn giáo viên kĩ năng sử dụng Văn Phòng trực tuyến (office) hoặc sử dụng
Email để gởi, nhận thông tin, làm việc tương tác trực tiếp trên hệ thống Website

của đơn vị.
Xây dựng và quản lý mối quan hệ với các cơ quan hỗ trợ trường học và các trường
liên kết để quản lý tuyển sinh và chương trình đào tạo, cung cấp thơng điệp rõ ràng
về học tập và giảng dạy.
Có các báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị tổ chức, hành chính của nhà
trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong hội thảo,
tập huấn, sinh hoạt chuyên môn.



×