Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân tích tiêu chí 8 9 chuẩn đánh giá hiệu trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.19 KB, 8 trang )

BÀI TẬP 1
PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ 8 + 9
(NHÂN CÁCH VÀ LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI CBQL)
* Yêu cầu: Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng,
nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.
1. Tiêu chí 8. Quản trị tài chính nhà trường
1.1. Mức đạt: Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chỉ tiêu nội bộ, lập dự
toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính, kiểm tra tài chính, cơng khai tài chính của
nhà trường theo quy định;
* Yêu cầu:
- Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chỉ tiêu
nội bộ, lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính, kiểm tra tài chính, cơng khai
tài chính của nhà trường theo quy định.
- Định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động trong nhà trường; tổ chức hoạt
động dạy học, giáo dục học sinh thông qua sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá
trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ mạng,
tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường.
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra tài chính của nhà trường, các văn bản chỉ đạo
giám sát, đánh giá việc thực hiện thu chi nhà trường;
1.2. Mức khá: Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện của nhà trường.
* Yêu cầu:
- Báo cáo tổng kết đầu năm học có đánh giá về việc sử dụng hiệu quả các
nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
- Văn bản, biên bản họp , quyết định xử lí các trường hợp vi phạm quy chế chi
tiêu nội bộ, lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính ở trong nhà trường
- Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên về
quy chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính ở cở sở đơn
vị.
1.3. Mức tốt: Huy động các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định nhằm nâng cao


chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục phổ thông về quản trị tài chính nhà trường.
* Yêu cầu:

1


- Là người môi giới củng cố và huy động các nguồn tài chính hợp pháp theo
quy định, mở rộng sự liên kết và hợp tác trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường
- Thúc đẩy giải quyết các mối quan hệ về con người để đảm bảo tính đồng
thuận và thống nhất hướng tới mục tiêu chung của kế hoạch là nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường,
- Hiệu trưởng cần nắm vững các văn bản chỉ đạo, tình hình thực tế nhà trường,
điều kiện thực hiện để hướng dẫn, hỗ trợ các cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thơng
về quản trị tài chính nhà trường.
 Phân tích sâu Tiêu chí 8
Quản trị tài chính là một môn khoa học quản trị nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát
sinh trong q trình sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp hay một tổ chức. Nói một cách
khác, quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền mặt, vốn, tài sản và các quan hệ
tài chính phát sinh như: khoản phải thu - khoản phải trả), nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ ra các quyết định về các loại tài sản của doanh nghiệp, tài trợ
các loại tài sản đó như thế nào, doanh nghiệp sẽ quản lý các nguồn tài sản của nó ra sao. Nếu như
cơng việc này được thực hiện một cách tối ưu, giá trị doanh nghiệp có thể đạt lớn nhất, khi đó tài
sản của các cổ đơng cũng đạt lớn nhất.
Quản trị tài chính có một tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức vì:
Quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức.
- Kiểm soát trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức đó.
Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động
trong nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các

nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường
theo sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Nguồn tài chính là một yếu tố cơ bản trong khái niệm tài chính. Nguồn tài chính là tiền tệ
đang vận động độc lập trong quá trình phân phối bộ phận tài sản quốc dân mà chủ yếu là tổng sản
phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xác định. Trong cơ chế thị
trường hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang phát triển theo hướng xã hội hóa
và đa dạng hóa mục tiêu, chương trình, loại hình trường lớp và các loại hình giáo dục, đào tạo
nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của tồn thể dân cư trong xã hội. Điều này được thể hiện
ở chỗ bên cạnh các trường công, đã phát triển trường bán công, trường dân lập, tư thục ở các cấp
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, nguồn tài chính trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục
bao gồm nhiều nguồn như : ngân sách nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc tất cả các
thành phần kinh tế ; đóng góp của nhân dân ; nguồn tự tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục đào
tạo thông qua nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ; nguồn
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Xuất phát từ nội dung đổi mới trong sự nghiệp
giáo dục - đào tạo, phần chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước hiện nay được giới hạn trong
trách nhiệm của nhà nước cho từng lĩnh vực hoạt động của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục
– đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội nên ngành giáo dục có nhiều khả năng khai
thác và tạo lập vốn. Trong trường phổ thơng, nguồn tài chính trong trường ngồi ngân sách nhà
nước cấp, cịn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trường bao gồm:
- Các loại phí, lệ phí hiện hành theo quy định: Học phí, quỹ xây dựng do học sinh đóng góp;
các lệ phí tuyển sinh, thi cử.

2


- Các khoản thu gắn với hoạt động của nhà trường: Các khoản thu từ các hoạt động cung
ứng dịch vụ gắn với hoạt động của nhà trường, khai thác cơ sở vật chất dịch vụ do nhà trường
cung cấp; thu từ các hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành tại các xưởng trường, sản phẩm
thí nghiệm.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng từ các

khoản thu sản xuất, cung ứng dịch vụ. Ngoài những khoản thu sự nghiệp nêu trên, các trường phổ
thông được phép huy động vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phục vụ
cho hoạt động hợp pháp của nhà trường theo đúng quy định hiện hành của pháp luật
Lập dự toán: Đây là khâu đầu tiên trong việc quản lí tài chính, do đó lập dự tốn thu chi
phải đi đơi với việc lập kế hoạch về các hoạt động của nhà trường.
Nội dung chi trong nhà trường phổ thông bao gồm:
Chi thường xuyên: Các trường phổ thông được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và
nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:
Chi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của nhà trường:
- Chi cho học sinh: Chi học bổng, trợ cấp xã hội, tiền thưởng; chi cho các hoạt động văn
hóa thể dục thể thao của học sinh.
- Chi quản lý hành chính: Chi điện, nước, xăng dầu, vệ sinh mơi trường, mua vật tư văn
phịng, dịch vụ cơng cộng,cơng tác phí, hội nghị phí, thơng tin liên lạc, tun truyền, cước phí điện
thoại, fax…
- Chi nghiệp vụ giảng dạy, học tập:
+ Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị vật tư
thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đi tham quan, học tập…
+ Chi phí thuê giáo viên hợp đồng giảng dạy, chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên của
nhà trường.
+ Chi cho công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi
- Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên: Chi mua sắm dụng cụ thay thế, sửa chữa thường
xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các cơng trình cơ sở hạ
tầng.
Chi cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ thu phí, lệ phí
* Chi cho các hoạt động dịch vụ như chi thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa
học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm chi
tiền lương, tiền công, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, nộp thuế theo quy định của pháp
luật…
* Chi không thường xuyên Chi không thường xuyên gồm:
- Chi nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ của cán bộ, giáo viên;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên;
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài;
- Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp thẩm quyền giao;
- Chi thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do nhà nước quy định(nếu có);
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định
phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt;

3


- Chi thực hiện các dự án từ nguồn viện trợ ngoài nước;
- Các khoản chi khác theo qui định của pháp luật (nếu có).

 Ví dụ tiêu chí 8
Nhằm nâng cao ngân sách của nhà trường và để kịp thời đáp ứng việc nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Thọ tại tỉnh
Long An đã huy động kêu gọi mạnh thường quân một cách hợp pháp và theo đúng
quy định. Thầy là người thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng
hiệu quả các nguồn tài chính của nhà trường trong các hoạt động. (Vì một số lí do,
nhà trường khơng thể tiết lộ mức đầu tư)
 Tình huống xử lí vi phạm quản lí tài chính
Bà Bùi Thị Nại là Hiệu trưởng trường mầm non Liên Phương từ năm 2010, thuộc xã Liên
Phương, huyện Thường Tín. Bà Nại là người được Phịng Nội vụ làm tờ trình tham mưu đề nghị
UBND huyện bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Nại trường Mầm non Liên Phương. Cịn bà ng Ngọc
Linh là kế toán của trường mầm non Liên Phương từ năm 2004. Từ ngày được bổ nhiệm làm Hiệu
trưởng tại trường bà Nại rất bận rộn vì cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp nghiêm trọng, năng
lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều nên chất lượng dạy học còn thấp. Đội ngũ
giáo viên của trường đa số mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Do bận việc gia
đình, cộng với cơng việc tham mưu để tìm nguồn để xây dựng cơ sở vật chất trường học nên bà Nại

ít khi đến trường; việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn không được tiến hành thường
xuyên, những lúc có mặt ở trường bà Nại thường bộc lộ tính bảo thủ và quan liêu, cửa quyền với
anh em giáo viên.
Về công tác quản lý tài chính trong nhà trường kể từ khi bà Nại về làm Hiệu trưởng có
nhiều bất cập đó là không kiểm kê, công khai minh bạch; chế độ thi đua khen thưởng của giáo viên
hàng năm thanh tốn khơng đầy đủ. Mặc dù các giáo viên trong trường đã nhiều lần đề nghị bà
Nại giải quyết dứt điểm chế độ chính sách và thực hiện nghiêm túc việc cơng khai tài chính của
trường nhưng bà Nại khơng nghe. Bà Nại lấy lý do: “Trường đang tập trung xây dựng cơ sở vật
chất và mua sắm nhiều trang thiết bị nên phải dành kinh phí tập trung cho việc mua sắm đó các chị
em thơng cảm, cho nhà trường nợ”. Về mua sắm tài sản trong nhà trường thì chủ yếu là do Hiệu
trưởng và kế toán tự đi mua và về tự thanh quyết toán. Về nguyên tắc của việc này là trước khi mua
sắm hay xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường thì phải được bàn bạc trong Cấp ủy và lãnh đạo
nhà trường rồi cử người đi mua và phải có Hội đồng nghiệm thu, cơng khai kinh phí mua sắm
trước tập thể nhưng bà Nại không tuân thủ theo những quy định của tài chính. Sau khi nhận được
đơn tố cáo của tập thể giáo viên, ngày 10/5/2015, đoàn thanh tra liên ngành đã làm việc tại trường
mầm non Liên Phương, thành phần của đồn thanh tra gồm Lãnh đạo và chun viên phịng Nội
vụ, phòng Giáo dục & Đào tạo, phòng Thanh tra, phịng Tài chính
- Kế hoạch. Qua qrình thanh tra đồn đã phát hiện bà Nại và bà Linh (kế toán) đã vi
phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý thu, chi tài chính đó là:
- Một số bộ hồ sơ chi tài chính bị kế tốn sửa chữa, xây dựng mới không đảm bảo.
- Nợ tiền khen thưởng giáo viên 6,7 triệu đồng.
- Số tiền làm sân trường do Hội phụ huynh đã đưa cho bà Nại để thanh toán cho nhà thầu
nhưng bà Nại khơng thực hiện mà nói do đang gặp khó khăn nên mượn tạm nhà trường.

4


- Vi phạm kỷ luật lao động, thường xuyên bỏ trường đi làm việc riêng; vi phạm quy chế
quản lý giáo dục không tổ chức sinh hoạt chuyên môn thường xuyên. Sau khi đoàn thanh tra kết
luận, bà Nại và bà Linh đã biết lỗi của mình và xin nhận mọi hình thức kỷ luật của cấp trên.


Ví dụ Tiêu Chí 9
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn huy
động hợp pháp khác từ cơng tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất,
xây dựng phòng học bộ môn, thư viện, nhà đa năng, vườn trường, nhà vệ sinh... Đặc
biệt với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú cần ưu tiên
tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cơng tác quản lý, ni dưỡng, chăm
sóc học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù. Tăng cường thực hiện xã hội
hóa giáo dục, vận động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh
quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an tồn theo qui định; xây dựng mơi trường sư
phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến trường; tổ chức cho cán bộ, giáo
viên và học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương...
Tổ chức thanh tra, kiểm tra sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; rà soát thực trạng
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời để từng
bước đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thơng mới. Tăng cường
bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của viên chức làm công tác quản
lý thiết bị dạy học; chỉ đạo các trường yêu cầu giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị
dạy học của nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.
Quan tâm đầu tư các điều kiện và tận dụng tối đa cơ sở vật chất nhà trường để tổ chức
dạy học 2 buổi/ngày, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy
học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức,
giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là học sinh con em
đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn.
2. Tiêu chí 9: Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ dạy học, giáo dục của nhà
trường
Yêu cầu: Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở
thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.

Mức tiêu chí

Yêu Cầu thực hiện

5


Mức đạt: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện
quy định của nhà trường về quản trị cơ sở
vật chất, thiết bị công nghệ dạy học giáo
dục học sinh của nhà trường, tổ chức lập
và thực hiện kế hoạch mua sắm, kiểm kê,
bảo quản,sữa chữa cơ sở vật chất, thiết bị
dạy học theo quy định;

- Hiệu trưởng ban hành các văn bản chỉ đạo
xây dựng và thực hiện quy định của nhà
trường về quản trị cơ sở vật chất, thiết bị
công nghệ dạy học giáo dục học sinh của nhà
trường .
- Tiến hành phân công, chỉ đạo tổ phụ trách
và giáo viên, nhân viên tổ chức lập và thực
hiện kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản,
sữa chữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo
đúng quy định
- Thường xuyên duy trì nghiêm các chế độ,
quy định quản lí, xây dựng, mua sắm, trang
bị, sử dụng, sữa chữa, bảo quản cơ sở vật
chất kỹ thuật dạy học của nhà trường.


Mức khá: khai thác, sử dụng hiệu quả cơ
sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong
dạy học, giáo dục học sinh của nhà
trường;

- Hiệu trưởng kết hợp linh hoạt trong việc

Mức tốt: Huy động các nguồn lực để tăng
cường cơ sở vật chất, thiết bị và công
nghệ dạy học, giáo dục học sinh nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
của trường; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản
lí cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị cơ
sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ
dạy học, giáo dục của nhà trường.

-Hiệu trưởng phải quản lý tốt nguồn tài chính

khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất,
thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục
học sinh của nhà trường
- Hiệu trưởng chỉ đạo các buổi tập huấn, hội
thảo, sinh hoạt chuyên môn chia sẻ kinh
nghiệm về quản lí khai thác cơng nghệ thơng
tin có hiệu quả trong dạy học với các cán bộ
quản lí cở sở giáo dục.
- Thường xuyên giáo dục, nâng cao nhận
thức, động viên tinh thần, trách nhiệm của
cán bộ, giáo viên, học sinh, công nhân viên
trong việc sử dụng, bảo quản và xây dựng cơ

sở vật chất kỹ thuật dạy học của nhà trường
đảm bảo hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh
tế cao.
hiện có của nhà trường và tận dụng hợp lý,
huy động mọi nguồn lực, nguồn kinh phí bên
trong và bên ngoài nhà trường cho việc đầu
tư xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất,
thiết bị và công nghệ dạy học, giáo dục học
sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện của trường.
- Hiệu trưởng cần nắm vững các văn bản chỉ
đạo, tình hình thực tế nhà trường, cơ sở vật
chất, thiết bị và công nghệ dạy học, thuận
lợi- khó khăn, thời cơ- thách thức, điều kiện
thực hiện để hướng dẫn, hỗ trợ các cán bộ
quản lí cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị
cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ

6


dạy học, giáo dục của nhà trường.
* Tình huống tiêu chí 9

Tính đến thời điểm hiện tại, tồn ngành GD&ĐT thị xã có 79/79 cơ quan, đơn
vị (28 trường Mầm non; 27 trường Tiểu học; 23 trường THCS) và Phòng GD&ĐT thị
xã sử dụng chữ ký số trong trao đổi, báo cáo, thực hiện giao dịch diện tử trên môi
trường mạng Internet. Học sinh phổ thơng tồn thị xã có trên 39.000 tài khoản tham
dự các sân chơi IOE và Violympic qua mạng Internet. 100% các trường có phịng học
tin học (số lượng máy tính trên đầu học sinh bình qn từ 15-20 học sinh/1 máy tính).

Các phịng học, phịng máy tính, phịng chức năng của các đơn vị đều được kết nối
mạng LAN, hoặc phủ sóng wifi và mạng Internet.
Đặc biệt, từ năm học 2014-2015, 100% các đơn vị tổ chức triển khai dạy học
trên phịng học thơng minh góp phần vào đổi mới hình thức, nội dung và phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; 100% CBGV-NV triển khai
nhiệm vụ soạn-duyệt giáo án trực tuyến. Đông Triều cũng là địa phương xây dựng và
triển khai các hạng mục của Đề án “Ứng dụng CNTT vào dạy lịch sử và phát huy giá
trị văn hóa, lịch sử truyền thống của Đơng Triều” để ứng dụng vào trong giáo dục lịch
sử, địa lý địa phương…
Là trường đầu tiên trên địa bàn TX Đông Triều triển khai xây dựng mơ hình
phịng thơng minh, Trường Tiểu học Vĩnh Khê (phường Mạo Khê, TX Đông Triều)
hiện đã tiếp nhận và phát huy hiệu quả hệ thống 6 phòng học thơng minh, 1 phịng
hội trường đa năng có thể đảm nhận dạy, họp trực tuyến, sản xuất học liệu. Các
phịng học thơng minh được trang bị bục giảng thơng minh, bảng tương tác, máy
chiếu gần, máy chiếu vật thể, máy tính bảng có cài sẵn bộ sách giáo khoa số hoá,
camera giám sát, hệ thống mạng LAN. Trường cũng đã mua sắm máy chủ, thiết bị
mạng, nâng cấp hạ tầng CNTT, phần mềm quản lý bài giảng E-learning với chức
năng chính là soạn, giảng trên hệ thống trực tuyến, quản lý học viên, điểm số, tự
học... Qua đó, tạo ra sự thay đổi căn bản trong công tác dạy và học của nhà trường,
tạo môi trường học tập tốt nhất cho học sinh, phát huy tính tính cực, chủ động, trí
thơng minh của học sinh trong q trình lĩnh hội kiến thức. Đồng thời, tạo môi trường
làm việc hiện đại cho nhà trường.
Việc triển khai đồng bộ ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động của
ngành GĐ&ĐT Thị xã và việc trao đổi thông tin hai chiều giữa đơn vị quản lý và các
trường, giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên, học sinh được đưa vào hoạt động một
cách hiệu quả, có chất lượng, đã đem đến làn gió mới trong cơng tác quản lý, dạy và
học của ngành giáo dục thị xã. Cô giáo Lê Thị Thu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Vĩnh Khê cho biết: Việc ứng dụng “Mơ hình lớp học thơng minh giúp giáo viên và
học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo trong dạy và học, giúp giáo viên theo dõi,
quản lý, nắm bắt rõ năng lực của học sinh; học sinh phát huy sáng tạo, hăng say học

tập. Nhờ hệ thống máy tính bảng, màn hình cảm ứng, mạng Internet và các thiết bị
ánh sáng âm thanh khác, bài giảng trở nên sinh động, dễ tiếp thu, học sinh chủ động,
phát huy tính sáng tạo, tìm tịi đưa ra đáp án đa dạng, không dập khuôn..."
7


Bên cạnh việc triển khai hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ CBGV-NV ln
có phẩm chất đạo đức nhà giáo tốt, có trình độ chun mơn vững vàng, hàng năm,
TX Đông Triều phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình
độ CNTT cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Riêng năm 2017, thị xã đã
tổ chức trên 50 lớp tập huấn ứng dụng CNTT cho 2.100 CBGV-NV toàn ngành, đảm
bảo đủ khả năng ứng dụng CNTT vào quản lý, dạy học và khai thác, vận hành hệ
thống, tăng cường hiệu quả sử dụng của các thiết bị CNTT.
* Câu hỏi: Để thực hiện việc quản lí csvc, thiết bị cơng nghệ dạy học có hiệu quả
nhà trường và tổ chức cần phải làm gì?
* Trả lời: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên là lực lượng đảm bảo cho hoạt động
quản lí csvc, thiết bị cơng nghệ dạy học được thực hiện, đội ngũ này chịu trách nhiệm thực
thi trực tiếp các hoạt động CSVCKTDH.Vì vậy, để quản lí có hiệu quả đội ngũ này phải
được đào tạo, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao trong lĩnh vực mình phụ trách.
Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng tay nghề để có khả năng độc lập giải quyết thường nhật
trong công tác quản lý.Việc nâng cao năng lực, đảm bảo cho cán bộ, nhân viên có đủ điều
kiện, khả năng hồn thành nhiệm vụ cơng tác của mình là vô cùng quan trọng.

8



×