Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

PHÂN TÍCH TIÊU CHUẨN xây DỰNG môi TRƯỜNG GIÁ dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.05 KB, 8 trang )

TIÊU CHUẨN 3: XÂY DỰNG MƠI TRƯỜNG GIÁO DỤC
Tiêu chí 11: Xây dựng văn hóa nhà trường
Văn hóa nhà trường (VHNT) hiểu theo nghĩa hẹp là một tập hợp các chuẩn mực, các giá
trị, niềm tin và hành vi ứng xử. VHNT liên quan đến tòan bộ đời sống vật chất, tinh thần
của nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lí, mục tiêu, các giá
trị, phong cách lãnh đạo, quản lí… bầu khơng khí tâm lí. Thể hiện thành hệ thống được
xem là tốt đẹp và được mọi người trong nhà trường chấp nhận.
Mỗi nhà trường đều có lịch sử tồn tại và phát triển. Sự tồn tại và phát triển qua thời gian
đã tạo ra những giá trị văn hóa nhất định. Do đó, hiệu trưởng cần phải nhận ra đâu là
những giá trị văn hóa đích thực, cốt lõi, có giá trị đặc trưng của nhà trường tạo nên sự
khác biệt về bản sắc với các trường khác để nuôi dưỡng, vun trồng. Sự lựa chọn đó phản
ánh kinh nghiệm, tài năng, cốt cách văn hóa, cá tính và những triết lý, tầm nhìn riêng của
người đứng đầu.
Để phát triển bản sắc văn hóa nhà trường, hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò của một nhà
quản lý vừa thực hiện vai trò của một nhà lãnh đạo. Với vai trò lãnh đạo nhà trường, hiệu
trưởng chính là người định hướng, là tiêu biểu cho văn hóa nhà trường, là tâm điểm thống
nhất các giá trị trong trường học.
Xây dựng văn hóa nhà trường trong điều kiện phát triển xã hội hiện nay, trước hết hiệu
trưởng phải là tấm gương sáng về đạo đức văn hóa nhà giáo, đồng thời cần phải hướng tới
những giá trị văn hóa có tính biểu tượng, thể hiện mục tiêu khát vọng mà tập thể nhà
trường hướng tới.
Người hiệu trưởng phải có một lối sống lành mạnh và những đức tính tốt mà tổ chức
muốn hướng tới như: bao dung, vị tha, tôn trọng, trung thực...
Người hiệu trưởng cần có tính quyết đốn, độc lập, khơng thể lệ thuộc, không thể chờ vào
sự hướng dẫn của người khác để do dự, thụ động mà chỉ có thể tham khảo mọi ý kiến, tư


vấn để đưa ra quyết định một cách tự tin. Có như thế người hiệu trưởng mới có thể quyết
định và định hướng xây dựng văn hóa cho nhà trường.
Ví dụ:
Trường THPT Phan Việt Thống tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiềng Giang là một trường tiêu


biểu trong việc xây dựng văn hóa học đường. Trong đó Hiệu trưởng trường chủ trương
xây dựng môi trường giáo dục, tạo ra nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, tinh thần
tập thể cao, đồn kết, xây dựng mơi trường giáo dục an tồn hiệu quả. Nét văn hóa từ mơi
trường cơ sở vật chất, môi trường quan hệ, môi trường công việc đều được thể hiện qua
hành vi của thầy, trò và cán bộ quản lý của trường. Sau thời gian hiệu trưởng phát động
phong trào xây dựng văn hóa trong nhà trường thì trường đã có những chuyển biến văn
hóa tích cực và đạt được nhiều thành tích như: trường đạt cơ quan văn hóa, cơ qua an tồn
về an ninh trật tự, xanh sạch đẹp; trường được bộ GD tặng bằng khen, bầu khơng khí tập
thể của trường ngày càng được chú trọng, giáo viên và cán bộ quản lý cũng như học sinh
có tinh thần tập thể cao cùng giúp đỡ nhau phát triển….
Tiêu chí 12: Thực hiện dân chủ trong cơ sở nhà trường
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm
năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà
trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động
của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ
phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước.
Người lãnh đạo phải toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chung của nhà trường, công bằng,
khách quan, không riêng tư ích kỷ, bè nhóm và lợi dụng; là người có tầm nhìn và năng lực
về nhận thức và thực thi nhiệm vụ.
Về phía lãnh đạo nhà trường, để có dân chủ trong đơn vị, trước hết phải nhận thức đầy đủ
về ý nghĩa và giá trị của dân chủ, tổ chức hướng đến các thành viên nhà trường một cách
chân thành, trọng thị và xây dựng cơ chế dân chủ hoạt động thành nề nếp trong nhà


trường, sâu sát lắng nghe và giải quyết kịp thời những ý kiến đúng, những nguyện vọng
chính đáng của giáo viên và học sinh.
Hệ thống chính trị trong nhà trường từ chi bộ lãnh đạo đến ban giám hiệu quản lý và giáo
viên, nhân viên làm chủ thông qua các đồn thể (Cơng đồn, Đồn Thanh niên) phải được
tổ chức thực chất, khơng hình thức đối phó. Phải xây dựng nhà trường phát triển theo
đúng nguyện vọng chính đáng của tập thể sư phạm nhà trường, nâng niu trân trọng những

thành quả của từng thành viên nhà trường và luôn tạo điều kiện cho từng thành viên cống
hiến.
Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà
trường, như: cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự
thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp
chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân hủ trong tổ
chức hoạt động của nhà trường.
Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân
chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.
Ví dụ:
Bà Lê Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Cương, An Dương, Hải
Phòng là một ví dụ điển hình.
Chính vì thế mà chiều 6/10 vừa qua, Uỷ ban nhân dân huyện An Dương đã chính thức có
Thơng báo số 564/TB-UBND về việc liên quan đến cơng tác quản lý, sử dụng các khoản
đóng góp của cha mẹ học sinh năm học 2017 - 2018, việc quản lý sử dụng viên chức hợp
đồng lao động tại trường có nhiều sai phạm.
Thơng báo đã nêu rõ những sai phạm của bà Thủy:


“Năm học 2017 - 2018 nhà trường đã triển khai vận động thu các khoản ủng hộ cơ sở vật
chất khối lớp 1 đã thu từ tháng 6/2017 với số tiền là 228.345.000 đồng.
Đã triển khai mua sắm lắp đặt khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Kế hoạch thu chi
đầu năm của nhà trường chưa niêm yết công khai theo quy định.
Đơn ủng hộ cơ sở vật chất của một số phụ huynh cho thấy nhà trường chưa có cơ sở để
khẳng định sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Những khoản huy động không công khai
bằng văn bản với cha mẹ học sinh.
Tính đến ngày 20/9 nhà trường đã thu từ phụ huynh học sinh là 1.857.945.400 đồng của
13 loại quỹ (không bao gồm tiền ăn bán trú) không lập phiếu thu do giáo viên chủ nhiệm

thu hộ. Các khoản thu này được in sẵn để gửi cho phụ huynh”.
Tiêu chí 13: Xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường
Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy định của nhà trường về trường học an tồn
thơng qua các nội dung được trình bày trong quyết định 4458 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục Đào tạo.
 Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục: Điều đầu
tiên, người hiệu trưỏng nhà trường phải nghiên cứu kỹ, hiểu mục đích ý nghĩa của các
văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành, ngoài ra cần nghiên cứu đặc điểm, tình hình
trường, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị khác.
 Xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục,
Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
 Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, tập thể có tính cộng đồng - xã hội, nhằm
tạo cơ hội cho người học được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, góp phần
định hướng thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, hình thành và phát triển nhân
cách. Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, khơng bạo lực đối với người học


Phòng chống bạo lực học đường: Để đẩy lùi bạo lực học đường thì vai trị của người hiệu
trưởng và giáo viên là vô cùng quan trọng họ cần nghiên cứu học sinh, hồn cảnh gia đình
và đặc điểm tâm lí, tình hình học tập của từng em để từ đó có những biện pháp phù hợp.
Khuyến khích các thành viên tham gia xây dựng trường học an tồn, phịng chống bạo lực
học đường; Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định của nhà
trường về trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường thì hiệu trưởng chỉ đạo
giáo viên trong việc:
 Xây dựng tài liệu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp
luật của giáo viên, phụ huynh, học sinh về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học
đường.
 Tuyên truyền các gương điển hình trong cơng tác phịng, chống bạo lực học đường
trên các trang web, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thơng tin đại chúng và các
hình thức khác cho giáo viên, phụ huynh, học sinh.

 Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo
dục, nội dung chương trình, sách giáo khoa. Tăng cường lồng ghép, tích hợp nội dung
giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh
trong nội dung, chương trình mơn học, hoạt động giáo dục của chương trình sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng mới.
Tạo lập được mơ hình trường học an tồn, phịng chống bạo lực học đường và hướng dẫn,
hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thơng về xây dựng trường học an tồn, phịng
chống bạo lực học đường.
Ví dụ:
17h30 ngày 22/3, 5 học sinh lớp 9A trường THCS Phù Ủng đã lột đồ, đánh bạn ngay tại
lớp học và quay video. Gia đình đã nộp đơn đến công an xã và huyện đề nghị làm rõ sự
việc sau khi nhận thấy nhà trường có dấu hiệu che giấu. Sáng 30/3, UBND huyện Ân Thi


đình chỉ cơng tác điều hành chung của Hiệu trưởng Nhữ Mạnh Phong để tập trung xử lý
sự việc.
Sáng 31/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng lãnh đạo tỉnh Hưng n xuống trường làm việc.
Ơng Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, đã yêu cầu huyện Ân Thi "xem xét làm
quy trình cách chức đối với Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách đội; xem
xét kỷ luật hội đồng kỷ luật nhà trường vì bao che, nương nhẹ". Giáo viên chủ nhiệm cần
bị xử lý nặng hơn "vì khơng nắm được tâm tư của học sinh".
Ngày 2/4, UBND huyện Ân Thi đã thành lập hội đồng để xem xét quy trình kỷ luật các cá
nhân, tổ chức liên quan đến sự việc. Ông Dương Tuấn Doan, Chánh văn phòng UBND
huyện Ân Thi, cho biết hội đồng vẫn đang làm việc, dự kiến đầu tuần sau có kết quả cuối
cùng
VÍ DỤ THỰC TẾ:
-

Cơ Trần Thị Tịnh-Hiệu trưởng trường Mầm non Yên Lộc, xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
Cô xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non có ý nghĩa với sự phát triển của

trẻ ở lứa tuổi này. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tịi, khám phá, phát hiện nhiều điều
mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm
một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Mơi trường
đảm bảo an tồn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và
phải được xây dựng trong suốt q trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Thể hiện:
- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, đặc biệt chú trọng xây dựng cảnh quan nhà
trường; xây dựng nhà vận động , khu vực chơi ngoài trời cho trẻ; vườn trường được xây
dựng bằng đường đi lối lại, vừa tạo cảnh quan trường sạch, đẹp, đồng thời giúp trẻ tìm
hiểu, khám phá thế giới.


- Bố

trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp với chủ đề,

thuận tiện cho việc sử dụng của giáo viên và trẻ; quy hoạch khơng gian hiện có của nhà
trường để phân bố diện tích cho các hoạt động phù hợp với độ tuổi, sở thích, khả
năng...của trẻ và phù hợp hoạt động chung của lớp, hoạt động nhóm hoặc cá nhân.
-Đảm bảo đủ và đa dạng các loại vật liệu, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng
chủ đề; thể hiện được rõ nét văn hóa các dân tộc để tạo cơ hội tham gia, vận dụng kiến
thức, kỹ năng đã học của trẻ vào việc xây dựng môi trường và kích thích sự phát triển
tồn diện cho trẻ.
- Hướng dẫn giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ
tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do giáo viên tổ chức
-Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú ở trường mầm non Yên Lộc kích thích tính tích
cực chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm
cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và
biết đánh giá những thành cơng hay thất bại trong q trình chơi, trẻ sẽ dần rút ra những
bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như

cùng xây dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ, … trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối
quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học
cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính
tập thể và đồn kết ở trẻ.
- Tổ chức, phân cơng giáo viên hướng dẫn trẻ cho trẻ có cơ hội mở rộng quan hệ giao
tiếp xã hội giữa trẻ với nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động
giáo dục phát triển toàn diện; sưu tầm và sáng tạo thêm trò chơi bằng cách thường xuyên
thay đổi cách chơi, luật chơi để khích lệ trẻ tham gia, chủ động chơi- tập - thử nghiệm với
các loại thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích trẻ tự tạo ra đồ chơi, trò chơi theo ý
tưởng riêng của mình; tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi tự do, hội thi, lễ
hội...để trẻ được trải nghiệm và “tập làm”, gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên, góp phần
hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ


với nhau, thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thơng qua đó nhân cách của trẻ
được hình thành và phát triển tồn diện.



×