Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP CHỈ đạo xây DỰNG môi TRƯỜNG GIÁO dục THÂN THIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục bậc TIỂU học TRÊN địa bàn HUYỆN ĐÔNG sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC7ĐẠO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN THIỆN NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN

Họ tên: Nguyễn Thị Ly
Chức vụ: Phó trưởng phòng
Đơn vị: Phòng giáo dục Đông Sơn
Lĩnh vực: Quản lý

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2017

1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

2

2. Mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu


3

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận

4

II. Thực trạng về môi trường giáo dục trong nhà trường bậc TH

5

huyện Đông Sơn
1. Khái quát chung

5

2. Thực trạng về các mối quan hệ

5

3. Thực trạng về cảnh quan nhà trường

6

III. Các giải pháp

6

1. Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức.


7

2. Xây dựng các mối quan hệ thân thiện .

8

3. Công tác tham mưu tư vấn.

12

4. Xây dựng CSVC cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp.

14

5. Tập trung xây dựng mô hình điểm

15

6. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục

17

IV. Hiệu quả.

17
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

19

2



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Đông Sơn là vùng đất lịch sử, chiếc nôi của loài người. Thế giới biết
đến Đông Sơn không chỉ bằng tên đất tên người mà bằng cả một nền văn
minh Việt cổ – Văn hóa Đông Sơn. Dân ca Đông Anh, trống đồng Đông
Sơn đã trở thành di sản của Quốc gia và nhân loại. Không chỉ là vùng đất
lịch sử văn hóa lâu đời, Đông Sơn còn là vùng đất có truyền thống hiếu
học, luôn được coi là cái nôi nhân tài xứ Thanh. Trong những năm qua,
giáo dục Đông Sơn liên tục phát triển. 90% đơn vị trường học đạt chuẩn
quốc gia. Ba năm liên tục nhất nhì cụm thi đua. Có được thành quả trên,
ngành giáo dục Đông Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, phát động nhiều cuộc vận động và các phong trào thi đua.
Năm học 2016-2017, Đông Sơn được chọn làm trưởng cụm thi đua 8 huyện
đồng bằng với mô hình điểm Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đây là một phong trào thi đua
rộng lớn trong ngành giáo dục Đông Sơn, nhằm tạo ra một môi trường giáo dục
lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần, tạo hứng thú cho giáo viên và học sinh
khi đến trường giảng dạy học tập, tạo một môi trường giáo dục hấp dẫn để thầy
cô và học sinh luôn trong tâm thế Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Thực trạng giáo dục, đánh giá một thẳng thắn bên cạnh những thành tựu
đạt được thì giáo dục Đông Sơn nói chung, bậc Tiểu học nói riêng vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác
động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó làm cho
môi trường giáo dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một bộ phận nhỏ học sinh
chưa yêu trường lớp, sống thiếu trách nhiệm, ứng xử thiếu văn hóa, đua đòi
ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức
báo động. Một bộ phận nhà giáo thiếu nhiệt huyết, thờ ơ vô cảm. Tập thể
nhà trường mất đoàn kết, không hợp tác, thiếu tôn trọng nhau, đạo đức

nghề nghiệp xuống cấp nghiêm trọng. Cảnh quan chưa xanh sạch đẹp, các
mối quan hệ trong và ngoài nhà trường thiếu thân thiện, chưa tạo ra hứng thú
cho thầy và trò tới trường Một trong những nguyên nhân tồn tại trên là việc
xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường không được
quan tâm đúng mức. Là quản lý nhà trường nhiều năm, hiện nay là cán bộ
phòng giáo dục, tôi đã trăn trở điều này rất nhiều. Phải “Chủ động phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường”, “giáo dục và
đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”[5]; “Phát huy các giá trị
truyền thống lịch sử- văn hóa, xây dựng con người Đông Sơn năng động,
sáng tạo – thân thiện”[6]. Để thực hiện được mục tiêu này trước hết phải
Đổi mới công tác quản lý. Một trong những nội dung cần thiết và cấp bách
là cần đổi mới trong công tác quản lý là xây môi trường giáo dục thân
thiện. Với đề tài này tôi tập trung nhấn mạnh vào hai nôi dung chính của
môi trường giáo dục thân thiện là cảnh quan xanh sạch đẹp và các mối
quan hệ thân thiện. Đây cũng chính là đề tài được phòng giáo dục huyện
3


Đông Sơn chọn làm mô hình điểm cụm thi đua 8 huyện đồng bằng năm 20162017. Qua thực tiễn và kinh nghiệm chỉ đạo, tôi tiếp tục chọn đề tài nghiên
cứu của mình là Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học trên địa bàn
huyện Đông Sơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Với nội dung đề tài Một số giải pháp Xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học trên địa
bàn huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất
lượng giáo dục tại huyện Đông Sơn, tôi hy vọng đưa ra được các biện pháp
thích hợp hiệu quả nhất trong việc chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa nhà
trường trong các nhà trường phổ thông.
3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi Một số giải pháp Xây
dựng môi trường giáo dục thân thiện nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất
lượng giáo dục bậc Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh
Hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tích hợp, khảo sát, điều tra, vấn đáp.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện không phải là một đè tài mới
của ngành Giáo dục và Đào tạo. Bộ giáo dục đã có Chỉ thị số 40/2008/CTBGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc phát
động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cựctrong các trường học giai đoạn 2008-2013; Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT
ngày 26/8/2016 của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016-2017;
Chủ đề năm học 2016-2017 của ngành về Xây dựng cảnh quan nhà trường
xanh, sạch, đẹp, an toàn. Từ chỉ thị trên, ngành giáo dục đã phát động
nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua mà nội dung đều hướng vào
việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường: Mỗi thầy
cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo; Xây dựng trường học
thân thiện – học sinh tích cực; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh; Xây dựng cơ quan văn hóa, xây dựng trường học kiểu mẫu…Có
thể khẳng định đây là một chủ trương vô cùng đúng đắn và sáng suốt của
Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh giáo dục chúng ta như hiện nay.
Như vậy, việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện tích cực nhà trường
là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của
các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm và cầu thị của các
nhà trường, các nhà quản lý. Làm tốt việc xây dựng môi trường giáo dục
4


thân thiện tích cực cũng chính là giải pháp để thực hiện thành công việc

Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trên địa bàn huyện Đông Sơn.
2. Thực trạng về môi trường giáo dục bậc Tiểu học trên địa bàn
huyện Đông Sơn.
2.1. Khái quát chung
Đông Sơn là một huyện đồng bằng nằm phía tây thành phố Thanh
Hóa. Được sự quan tâm của Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân, sự nỗ lực của
ngành, giáo dục Đông Sơn đã đạt được nhiều thành quả. Có 41/45 trường
đạt chuẩn quốc gia, trong đó bậc Tiểu học tính đến năm 2013 có 100% đơn
vị đạt chuẩn, trong đó có 3 đơn vị đạt chuẩn mức 2: TH Đông Hoàng,
Đông Văn, Đông Thanh. Nam học 2016-2017 có 3 đơn vị được công nhận
lại. Có 2 đơn vị thực hiện Dự án VNEN là Đông Hoàng và Thị trấn Rừng
Thông. Trong thời gian qua, việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện
được ngành quan tâm đúng mức, từ việc xây dựng kế hoạch đến công tác
kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt, các nội dung xây
dựng môi trường giáo dục thân thiện được đưa vào các cuộc vận động và
các phong trào thi đua như Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích
cực, Xây dựng trường học kiểu mẫu, mô hình điểm thi đua, cuộc vận động
Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo, Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... xây dựng môi trường giáo dục thân
thiện đã thực sự làm chuyển biến cả chất và lượng trong các nhà trường,
tạo đà cho giáo dục phát triển toàn diện và bên vững. 17/17 các trường TH
và bậc học trong toàn huyện cơ bản đã xây dựng được môi trường văn hóa
nhà trường thân thiện, các chuẩn mực văn hóa nhà trường được phát huy,
100% các trường đạt cơ quan văn hóa. Môi trường xanh-sạch-đẹp thân
thiện. Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. Thầy cô và hoc
sinh yêu trường lớp và luôn trong tâm thế Mỗi ngày đến trường là một
ngày vui. Một trong những yếu tố góp phần thành công trên là việc các cấp
ủy đảng, chính quyên luôn chú trọng việc xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện tích cực trong trường học trên địa bàn huyện Đông Sơn.
2.2. Thực trạng về các mối quan hệ

Môi trường giáo dục là môi trường đặc biệt: hoàn thiện nhân cách, sản
phẩm của giáo dục là con người. Môi trường giáo dục thân thiện trong nhà
trường được thể hiện trên các mối quan hệ con người với con người, con người
với môi trường xung. Nhìn chung các mối quan hệ trong nhà trường khá thân
thiện. Nhiều tập thể nhà trường đoàn kết, hợp tác tôn trọng nhau điển hình như:
TH Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Khê... Mọi thành viên trong nhà trường thực
hiện tốt các chuẩn mực văn hóa, xây dựng tốt các mối quan hệ giữa hiệu
trưởng với hiệu phó, lãnh đạo với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên
với học sinh, học sinh với học sinh...Tuy nhiên, do cơ chế thị trường tác động,
quan hệ thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò có nơi đáng báo động: học sinh
5


vô lễ với thầy cô, vô cảm với bạn bè. Thầy cô thiếu tôn trọng, thiếu hợp tác
trong công việc, quản lý thiếu gương mẫu, giáo viên thiếu tâm huyết nhiệt tình,
chưa tích cực đổi mới phương pháp, chưa phát huy tốt tính tích cực của học
sinh, thiếu công tâm trong đánh giá học sinh. Có nơi có chỗ còn đe nẹt, dồn ép
học sinh học thêm dưới hình thức tăng giờ, dạy kèm... Việc rèn kỹ năng sống
cho học sinh còn bị xem nhẹ. Việc giáo dục truyền thống cho học sinh chưa
tốt. Quan hệ trong nhà trường còn thiếu dân chủ. Một số đơn vị còn đơn thư
khiếu kiện. Vẫn còn hiện tượng giáo viên học sinh vi phạm kỷ luật. Một bộ
phận học sinh chưa yêu trường lớp, giáo viên chưa yêu nghề. Một trong những
nguyên nhân trên là nhà trường chưa xây dựng được các quy chế văn hóa bị
xem nhẹ, các mối quan hệ trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.
Chưa tạo ra được sự đồng thuận trong tập thể như TH Đông Yên. Không khí
nhà trường nặng nề, các thành viên thiếu hợp tác, thiếu tôn trọng nhau dẫn đến
chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút, có nơi tụt xuống đáy như TH Đông
Thanh. Đây là một thực trạng cần có giải pháp khắc phục.
2.3. Thực trạng về cảnh quan
Trong những năm qua, phòng giáo dục đã tích cực chỉ đạo các đơn vị đã

quan tâm đến môi trường, cảnh quan trường lớp. Chú ý đến việc tạo ra một
khuôn viên xanh sach đẹp. 17 trường TH có quy hoạch chung của nhà trường.
Sân trường được trồng cây bóng mát, bồn hoa cây cảnh. Lớp học được trang trí
đẹp. Một số đơn vị trang trí theo mô hình VNEN như Đông Thịnh, Đông
Hoàng, Đông Thanh, Thị trấn Rừng Thông. Bàn ghế đúng quy cách, quạt điện,
ánh sáng hợp lý. Nhà vệ sinh sạch sẽ..
Đặc biệt năm 2015-2016, ngành giáo dục Đông Sơn đã chọn mô hình Xây
dựng cảnh quan làm phong trào thi đua trong toàn ngành. Các tiêu chí thi đua
xây dựng cảnh quan được thông qua các nhà trường và là một căn cứ xét thi
đưa năm học. Phong trào được các nhà trường hưởng ứng. Các nhà trường đã
thực sự quan tâm đến khuôn viên trường lớp. Xây bồn hoa cây cảnh, lát sân
chơi, xây tường hoa, kè ao trồng hoa... tạo ra một cảnh quan thoáng đãng đẹp
mắt.
Tuy nhiên, việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp trong các nhà
trường chuyển biến còn chậm, nhiều đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến cảnh
quan nhà trường. Bồn hoa cây cảnh thiếu sự chăm sóc, khuôn viên chưa đẹp.
Nhà vệ sinh bi coi là góc khuất, thiếu nước, hôi thối, xuống cấp trầm trọng như
TH Đông Minh, Đông Tiến A, thị trấn Rừng Thông. Nhiều trường ý thức học
sinh về giữ gìn môi trường chưa cao, vệ sinh chưa được sạch sẽ, chưa đảm bảo
vệ sinh trường lớp như TH Đông Phú, TH Đông Khê, Đông Anh. Lớp học
chưa sạch đẹp, bàn ghế, hệ thống quạt điện chưa đảm bảo: Đông Tiến A, Đông
Nam...

6


(Nhiều trường cảnh quan chưa thân thiện. Ảnh chụp trường Đông Nam tháng
8/2016)

***

Nhìn chung việc xây dựng moi trường giáo dục thân thiện trong các
nhà trường huyện Đông Sơn trong những năm qua có nhiều cố gắng song
vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, kết quả đánh giá xếp loại chất lượng nhà trường
chưa cao. Một trong những nguyên nhân là do việc chỉ đạo xây dựng văn
hóa nhà trường của các đơn vị chưa thực sự có chiều sâu, việc tham mưu
còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận lãnh đạo nhà trường còn yếu.
Việc tuyên truyền còn bị xem nhẹ. Một bộ phận giáo viên học sinh chưa
hiểu về mục đích ý nghĩa, nội dung môi trường giáo dục thân thiện trong
nhà nhà trường. Việc phối hợp thực hiện còn rời rạc, thiếu nhịp nhàng.
Chưa thực sự tạo ra động lực để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
Từ thực trạng trên, bản thân từ khi làm hiệu trưởng và hiện nay là
phụ trách chuyên môn bậc tiểu học, tôi đã nghiên cứu, học hỏi, tìm ra
những giải pháp nhằm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chất lượng văn hóa
học đường, làm chuyển biến rõ nét chất lượng giáo dục của nhà trường
Với kinh nghiệm của mình, tôi xin đưa ra hệ thống các giải pháp thực hiện
thành công và hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa nhà trường bậc TH
huyện Đông Sơn.
II. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC THÂN
THIỆN
1. Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức.
7


Là quản lý lâu năm trong ngành giáo dục, hiện đang phụ trách chuyên
môn Tiểu học, tôi nhận thức rất rõ vai trò ý nghĩa của việc xây dựng môi
trường thân thiện trong việc xây dựng giá trị thương hiệu nhà trường. Xuất
phát thực trạng nhận thức còn hạn chế của cơ sở tôi xác định tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên học sinh về môi trường
giáo dục thân thiện được thể hiện qua cảnh quan, văn hóa hành vi ứng xử
nhà trường là giải pháp tiên phong. Để làm tốt việc tuyên truyền nâng cao

nhận thức, trước hết tôi tác động tới tư duy của người quản lý và đứng đầu
là hiệu trưởng. Hiệu trưởng là thủ lĩnh, là linh hồn nhà trường, hiệu trưởng
phải hiểu được vai trò ý nghĩa, nội hàm của một nhà trường thân thiện, từ
đó xây dựng các quy chế văn hóa sát thực với thực tiễn và có tính khả thi
tại đơn vị. Nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn. Bằng nhiều
phương pháp cách thức, tôi đã tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho Hiệu trưởng và tất cả các thành viên trong các nhà trường qua những
việc làm cụ thể như: Thông qua các hội nghị, tập huấn, giao ban, kiểm tra
chuyên môn tôi thường xuyên nắm bắt tình hình và quán triệt tuyên truyền
một cách sâu sắc các nội dung môi trường giáo dục thân thiện, khích lệ và
chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện sai lệch của cán bộ quản lý, giáo viên,
nhất là hiệu trưởng. Tôi chỉ rõ, tập thể nhà trường chỉ lớn mạnh khi các
thành viên trong nhà trường được gắn kết với nhau dựa trên nền tảng môi
trường thân thiện, cụ thể hơn là dựa trên các mối quan hệ: quan hệ giữa
con người với thiên nhiên, cảnh quan; quan hệ giữa con người với con
người mà cụ thể là các mối quan hệ hiệu trưởng - giáo viên, thầy- thây,
thầy – trò, thày – phụ huynh, trò- trò. Với giải pháp tích cực tuyên truyền
nâng cao nhận thức hiện nay các nhà trường trên địa bàn huyện Đông Sơn
đã nhận thức sâu sắc đầy đủ về vai trò ý nghĩa của việc xây dựng môi
trường giáo dục thân thiện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục: TH
Đông Thịnh, Đông TiếnB, Đông Tiến B, Đông Văn, Đông Ninh…
Giải pháp 2. Xây dựng các mối quan hệ thân thiện.
Môi trường giáo dục là môi trường đặc biệt: hoàn thiện nhân cách, sản
phẩm của giáo dục là con người. Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương cho học
sinh noi theo vì vậy, xây dựng một tập thể đoàn kết thân thiện là việc làm cần
thiết trong mỗi tập thể nhà trường. Tập thể ở đây bao gồm tập thể lanh đạo, tập
thể giáo viên, tập thể học sinh, phụ huynh, địa phương. Người quản lý giỏi phải
biết hội tụ được các mối quan hệ, tạo ra được sức mạnh tổng hợp để phát triển
nhà trường. Nhận thức rõ điều này, trong thời gian làm hiệu trưởng và hiện tại
là Phó trưởng phòng tôi hết sức quan tâm đề cao vấn đề này trong việc chỉ đạo

thực hiện phong trào.
3.1. Thân thiện trong tập thể lãnh đạo.
Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng. Thủ trưởng là linh hồn của phong trào:
Cán bộ nào phong trào ấy. Để xây dựng một tập thể lớn mạnh đầu tiên tập thể
lãnh đạo phải đoàn kết nhất trí, tạo ra sức mạnh trí tuệ tập thể. Muốn vậy người
thủ trưởng phải là người có tâm, có tầm, có bản lĩnh và quyết đoán. Trong tập
thể không loại trừ những kẻ miệng nam mô bồ dao găm, làm mất đoàn kết,
8


chia rẽ nội bộ bằng cách nịnh hót, xúi giục, mê hoặc.. Vì vậy hiệu trưởng phải
là người biết xây dựng mối đoàn kết trong lãnh đạo nhà trường. Tôn trọng ý
kiến của nhau, dân chủ, công khai minh bạch. Luôn tỉnh táo trong mọi trường
hợp, tránh trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong công việc và hành động. Một
bài học xương máu khi các mối quan hệ trong tập thể đạo rạn nứt, mất đoàn kết
sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tại trường TH Đông Thanh. Sự thiếu minh
bạch, thiếu dân chủ, thiếu hợp tác trong BGH nhà trường đã làm cho nhà
trường tụt dốc về mọi mặt. Và cái mất lớn nhất đó là tình đồng nghiệp, từ đó
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Và đây tôi cho là bài học xương máu cho
việc xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong tập thể lãnh đạo nhà trường
trong đội ngũ quản lý huyện Đông Sơn. Thực tế qua việc chỉ đạo chuyên môn,
chỉ đạo phong trào, tôi quan tâm công tác tuyên truyền, uốn nắn điều chỉnh
những tập thể ban giàm hiệu có dấu hiệu mất đoàn kết. Đề xuất luân chuyển
hợp lý, tạo ra một êkip làm việc đều tay, xây dựng được các tập thể lãnh đạo
các nhà trường thân thiện tích cực như TH Đông Ninh, TH Đông Hoàng, TH
Đông Văn, TH Đông Hòa... Việc làm này góp phần thực hiện có hiệu quả chất
lượng mọi mặt trong nhà trường.
3.2. Thân thiện giữa cấp trên với cấp dưới, gĩưa quản lý với cán bộ giáo
viên và học sinh.
Để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua thì với tôi xây dựng mối quan hệ

thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới là cực kỳ quan trọng. Công việc không thể
có hiệu quả khi có sự ngăn cách rào cản giữa cấp trên và cấp dưới. Người quản
lý cấp trên phải tạo ra sự hoà đồng và thực sự chia sẻ với cấp dưới. Ân cần gần
gũi, không kiêu căng hách dịch, không ngạo mạn, đe nẹt. Cần biết lắng nghe
thông tin và điều chỉnh thông tin cho phù hợp tình hình thực tiễn. tạo ra sự thân
thiện trong việc tổ chức thực hiện công việc. Trong quá trình làm quản lý, tôi
coi đây là bài học và luôn làm theo bài học ấy. Với cấp dưới tôi luôn tôn trọng
và lắng nghe vì vậy tôi đã nối được sợi dây gắn kết về tình cảm và công việc
với các cán bộ quản lý, giáo viên học sinh 17 trường TH một cách thân thiện
hợp tác. Bên cạnh đó tôi cũng chỉ đạo sát sao nội dung này cho các trường TH
trong toàn huyện, bởi trong một nhà trường, giữa cán bộ quản lý với giáo viên
phải có một sự kết nối đó chính là mối thân thiện giữa cán bộ quản lý với giáo
viên nhân viên nhà trường. Trong công tác chỉ đạo tôi rất quan tâm vấn đề này
vì nó là “cái lõi” để thân thiện với mọi đối tượng khác. Muốn vậy, trong quan
hệ quản lý, ban giám hiệu phải thực thi dân chủ, phải thực hiện bằng được quy
chế dân chủ ở cơ sở. Trong quan hệ tài chính, phải trong sáng, công khai, minh
bạch đối với mọi thành viên trong nhà trường. Về mặt tâm lý, phải thực sự tôn
trọng lẫn nhau. Không thể có thân thiện nếu trong trường mất dân chủ, bất bình
đẳng, thiếu tôn trọng lẫn nhau, hiệu trưởng hống hách, quát nạt cán bộ giáo
viên và học sinh, hoặc thờ ơ lạnh lùng thiếu sự quan tâm chia sẻ với cán bộ
giáo viên và học sinh, tạo ra một hố sâu khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới.
Chỉ một câu nói, một cử chỉ hành vi của quản lý tác động rất lớn đến giáo viên,
nhân viên học sinh. Tôi còn nhớ khi còn là hiệu trưởng trường THCS Đông
Yên cũng như khi làm Phó phòng giáo dục. Bên cạnh công việc, tôi luôn quan
9


tâm đến gia đình cán bộ giáo viên nhất là khi gia đình có việc hiếu hỉ hoặc ốm
đau. Thường xuyên thăm hỏi tình hình gia đình, chia sẻ khi giáo viên học sinh
có khó khăn. Trong công việc không ra mệnh lệnh, chỉ đặt vấn đề một cách

hợp lý hợp tình, vì vậy với tôi Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
3.3. Thân thiện giữa thầy với thầy, trò với trò và nhất là các thầy, cô với
các em học sinh.
- Phải tạo ra sự thân thiện trong đồng nghiệp. Đó là sự sẻ chia công việc,
sự giúp đỡ trong cuộc sống, sự cảm thông và lòng vị tha nhân ái trong mỗi
người thầy. Phải tạo ra một sự đoàn kết trong nhà trường mà mỗi đồng nghiệp
gắn bó với nhau bằng sự tôn trọng. Họ luôn tìm thấy niềm vui và niềm tin
trong ngôi nhà thứ hai của mình.
- Với học sinh: Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt
động theo phương châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến,
kính trọng thầy cô giáo . Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu
then chốt”, và được thể ở các mặt sau:
- Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Cần“dạy học lấy học sinh
làm trung tâm”. Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của
các em, mới thực hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối
với các em có hoàn cảnh kho khăn, các em học sinh “cá biệt”.
- Công tâm trong quan hệ ứng xử. Thầy, cô giáo phải công tâm trong quan
hệ ứng xử, công tâm trong việc đánh giá, cho điểm (nghĩa là phải công bằng,
khách quan với lương tâm và thiên chức nhà giáo).
- Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết
quý trọng nhau, sống hòa đồng với nhau. Phải rèn kỹ năng sống cho học sinh
thích ứng với xã hội.
- Thân thiện trong đánh giá học sinh: “Trường học thân thiện, học sinh tích
cực” phải là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục
không ngừng được nâng cao. Đội ngũ thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy
học, không ngừng trau dồi, cập nhật tri thức khoa học, trình độ nghiệp vụ, nâng
cao tay nghề chuyên môn để áp dụng phương pháp dạy học tích cực, khơi gợi
tình cảm hứng thú, chủ động tìm tòi sáng tạo trong học tập cho học sinh. Phải
thực sự quán triệt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn,
làm cho mỗi giờ học, mỗi ngày học là một nguồn hứng thú mới đối với các em,

trường học là nơi lôi cuốn, hấp dẫn học sinh. Thầy cô giáo phải thân thiện
trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng,
khách quan, không chạy theo thành tích, phải thân thiện với mọi loại trình độ
học sinh, dạy sát đối tượng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và ân cần dìu
dắt học sinh học lực yếu kém, không để em nào bị đối xử bất công, bị bỏ rơi ra
ngoài trách nhiệm của nhà trường, dẫn đến tự ty, chán học.

10


(Một buổi học Lịch sử địa phương tại Căn cứ Nguyễn Chích – xã Đông
Nam)
3.4. Thân thiện với địa bàn hoạt động
- Nhà trường phải phấn đấu trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa
phương. Phải gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức
tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên. Một nội
dung trọng tâm về trường học thân thiện với địa phương là nhà trường nhận
chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử ở địa phương, và tích cực chăm lo xây
dựng các công trình công cộng, trồng cây, chăm sóc cho đường phố, ngõ xóm
sạch sẽ.
Có thể nói: Trường học thân thiện phải là trường học có môi trường sống
lành mạnh, an toàn, mọi thành viên phải ứng xử thân thiện với nhau và với môi
trường sống, xây dựng trường xanh – sạch - đẹp. Phải đi đến bài trừ mọi thái
độ, hành vi không thân thiện, từ thái độ ứng xử thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm, đến
kỳ thị, đố kị, công kích, bắt nạt, quấy rối đến hành vi bạo lực trong đời sống
học đường, để góp phần bài trừ bạo lực trong đời sống xã hội theo truyền thống
tương thân, tương ái, thương người như thể thương thân của cha ông ta.
Trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là
anh em; giáo viên nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề

bấy nhiêu”; mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi
người, nhất là người học; trường học không có các tệ nạn xã hội, không phân
biệt đối xử, sống hòa nhập cộng đồng; trường học gắn bó mật thiết với địa
11


phương, có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng
được nâng cao.
Giải pháp 3. Chú trọng công tác tham mưu tư vấn chỉ đạo
Sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm. Để xây dựng cảnh quan tạo
thành phong trào trong toàn ngành tôi cũng đã tham mưu với lãnh đạo
phòng đưa tiêu chí cảnh quan vào tiêu chí thi đua. Đây là một trong những
tiêu chí về xây quan tâm đến việc xây dựng cảnh quan sư phạm đảm bảo
xanh, sạch, đẹp; môi trường giáo dục lành mạnh, văn hoá, an toàn: Sân
chơi đảm bảo diện tích, quy hoạch. Cây xanh, cây bóng mát phải hàng lối
cân đối hài hòa. Bồn hoa cây cảnh phải đẹp. hạn chế bê tông hóa sân
trường, sân trường phải có thảm cỏ, lát gạch Silat chống trơn, chống bụi,
chống năng và mang tính thẩm mỹ cao đẹp.

(Sân trường Đông Nam sau khi chỉ đạo mô hình điểm – tháng
4/2017)
Bên canh tham mưu tôi tích cực tư vấn cho các nhà trường, bên canh
đó tôi đã mời những người có kinh nghiệm trong quy hoạch bài trí cảnh
quan về tư vấn như: Mời nhà giáo ưu tú Lương Hữu Hồng-HT trường
PTTH Đông SơnI, người hiệu trưởng có nhiều kinh nghiệm quản lý trong
việc xây dựng cảnh quan môi trường. Tôi đã tham mưu với lãnh đạo
phòng, tổ chức buổi giao lưu trao đổi học tập kinh nghịêm việc xây dựng
cảnh quan cho tất cả cán bộ quản lý bậc TH trong toàn huyện ngay tại
trường PTTH Đông Sơn I. Có rất nhiều ý kiến, quan điểm hay được trao
đổi. Tôi tâm đắc với bài phát biểu của thầy Hồng: Cảnh quan đẹp, thân

thiện có tác động mạnh mẽ đến ý thức hành vi của từng thầy cô học sinh.
12


Như một phép nhiệm mầu, ai cũng hóa hức đến trường, đến lớp với tâm thế
Mỗ ngày đến trường là một ngày vui, Và đây là chìa khóa của mọi thành
công. Khi thầy cô và học sinh đã yêu trường yêu lớp rồi thì ý thức Dạy học
của thầy và trò được nâng lên rõ rệt , nó ảnh hưởng một cách sâu sắc đến
chất lượng giáo dục. Trường Đông Sơn Sơn I đã có bước nhảy vọt thành
tích mà một trong những nguyên nhân là tác động của môi trường thân
thiện. Từ buổi giao lưu, tôi đã cùng thầy đến từng trường TH để tư vấn cho
các hiệu trưởng về cách sắp xếp quy hoạch cảnh quan môi trường mang lại
hiệu quả rất cao. Các trường TH học trong huyện hiện nay có khuôn viên,
quy hoạch khá đẹp: TH Đông Ninh, TH Đông Yên, Thị trấn, Đông Quang.

(Tổ chức học tập kinh nghiệm xây dựng cảnh quan tại PTTH Đông Sơn I –
tháng 10/2016)
Đặc biệt tôi rất chú trọng tới việc xây dựng nhà vệ sinh thân thiện: Lâu
nay, nhiều nhà trường lơ là việc này, quan niệm nhà vệ sinh là góc khuất.
Tôi đã chỉ đạo và làm thây đổi cách nhìn nhận của nhà trường, coi đây là
một tiêu chí quan trong trong việc xay dựng cảnh quan môi trường. Đến
nay, nhiều trường đã cải tạo, xây mới nhà vệ sinh. Nhiều đơn vị đã xây
dựng được mô hình nhà vệ sinh thân thiện, vừa sạch vừa đẹp như: TH Thị
trấn, TH Đông Quang, TH Đông Nam
13


Giải pháp 4. Xây dựng cảnh quan Xanh - Sạch - Đẹp - thân thiện
Duy vật biên chứng chỉ ra rằng: Vật chất quyết định ý thức. CSVC
cảnh quan nhà trường có tác động mạnh mẽ đến ý thức của giáo viên và

học sinh trong mọi hoạt động nhà trường. CSVC tốt, ý thức thầy trò tốt thì
chắc chắn hiệu quả giáo dục sẽ tốt. Đê tập trung xây dựng cảnh quan môi
trường thân thiện tôi đã cùng với lãnh đạo phòng giáo dục tập trung một số
nội dung phong trào:
- Phong trào Xây dựng Trường em xanh sach đẹp. Để làm việc này,
tôi yêu cầu các nhà trường phải thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch
xây dựng cảnh quan nhà trường, thường xuyên kiểm tra đôn đốc. Một
trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên. Có bồn hoa, cây
cảnh, thảm cỏ. Tôi không đông tình với một số quan điểm cho rằng, trồng hoa
là dành cho trường mầm non. Hoa rực rỡ sân trường tạo ra một cảm giác hưng
phấn như trong một công viên. Tại sao các nhà trường không chú trọng việc
trồng hoa. Hoặc là trồng hoa sợ học sinh phs bẻ. Tôi kiên quyêt trong chỉ đạo
và đề nghị các nhà trường phải đầu tư chăm sóc bồn hoa cây cảnh, chọ những
loại hoa theo mùa dễ sống như cây hoa Chiều tím, hoa dừa, hoa sam. Hoa mười
giờ, hoa cỏ lạc tiên, phượng, bằng lăng. Với cách làm trên đến nay 100% các
nhà trường có bồn hoa cây cảnh, nhiều trường ngập sắc màu hoa Đông Yên,
Đông TiếnA, Đông Ninh, Đông Văn, Đông Hòa, Đông
Nam…

- Phong trào “ Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”: Bên cạnh phong trào xây
dựng trường xanh sạch đẹp, tôi chỉ đạo xây dựng lớp học đẹp , gọn gàng. Các
em học sinh thường xuyên tham gia giữ gìn vệ sinh bàn ghế lớp học. 100% lớp
học được trang trí theo mô hình VNEN.Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế
thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Các em không vẽ lên mặt bàn. Bàn là người
14


bạn được các em chăm chút giữ gìn như giữ tài sản riêng của mình. Lớp học
như nhà của mình.
- Phong trào “ Nhà vệ sinh thân thiện”: Đặc biệt tôi rất chú trọng tới

việc xây dựng nhà vệ sinh thân thiện: Lâu nay, nhiều nhà trường lơ là việc
này, quan niệm nhà vệ sinh là góc khuất. Tôi đã chỉ đạo và làm thây đổi
cách nhìn nhận của nhà trường, coi đây là một tiêu chí quan trong trong
việc xay dựng cảnh quan môi trường. Nhà vệ sinh cần được xây mới hoặc
nâng cấp. Qua khảo sát, những đơn vị có nhà vệ sinh xuống cấp hoặc chưa
đủ thì tôi cương quyết chỉ đạo tập trung nguồn lực để cải tạo hoặc xây mới
đảm bảo thiết kế sach, tiện lợi. Đến nay 100% các nhà trường có mô hình
nhà vệ sinh thân thiện. Lối ra nhà vệ sinh, không gian quanh nhà sinh được
trồng bồn hoa cây cảnh. Nhiều đơn vị xây dựng nhà vệ sinh rất thân thiện,
có bboonf hoa, thẩm cỏ, cách bài trí như một goc sinh công viên hoa như
công viên, nhiều đơn vị hoa vào tới tận cửa nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh được
lau chùi sạch sẽ. các em không có cảm giác sợ hãi khi ra nhà vệ sinh, từ đó
góp phần giữ gìn sức khỏe cho học sinh. Nhiều trường có khuôn viên nhà
vệ sinh đẹp như Đông Ninh, Đông Khê, Đông Quang…

(Mô hình diểm Nhà vệ sinh thân thiện tại trường THCS Đông Ninh,
huyện Đông Sơn tháng 3/2017)
Giải pháp 5. Xây dựng mô hình điểm về môi trường giáo dục thân
thiện.
Để chọn thực hiện nội dung cho cụm thi đua, phòng giáo dục Đông
Sơn đã chon nội dung Xây dựng môi trường giáo dục thiện và chọn xã
Đông Ninh làm mô hình điểm. Cụ thể:
15


Với bậc THCS chọn trường THCS Đông Ninh
Tiếu học chọn trường TH Đông Ninh
Mầm non chọn trường mầm non Đông Ninh.
Tôi được lãnh đạo phòng phân công chỉ đạo trường TH và THCS
Đông Ninh. Việc đầu tiên là cần khảo sát thực trạng. Cả hai đơn vị đều có

khuôn viên nhưng việc xây dựng cảnh quan còn tùy tiện, chắp vá, thiếu
tính thẩm mỹ. Qua việc phân tích thực trạng từng đơn vị, tôi chỉ ra điểm
yếu về cảnh quan môi trường. Và những tồn tại trên đều xuất phát từ việc
thiếu cái nhìn tổng thể. Vì vậy, việc đầu tiên phải bắt tay vào công tác chỉ
đạo đó là việc quy hoạch tổng thể và quy hoạch sân trường. Sân trường
phải có màu xanh của cỏ cây, sắc màu của hoa và cây cảnh. Nghĩa là phải
xanh – sach – và phải đẹp. Và một bản vẽ quy hoạch tổng thể được thi
hành. Từng gốc cây, ngọn cỏ, bồn hoa được sắp xếp hợp lý, thân thiện, đẹp
mắt. Sân trường không có nhiều ô nhiều bồn, hạn chế việc xây bồn gốc
cây, vừa làm cho sân trường chật chội vừa thiếu an toàn cho học sinh.
Tránh việc gây thương tích cho học sinh khi vấp ngã. Và hiện tại, 3 trường
MN, TH, THCS Đông Ninh đã thay da đổi thịt. Một số trường cũng được
chọn nội dung phù hợp như Cảnh quan sân trường (Đông Nam), nhà vệ
sinh (Đông Quang). Hết năm học, tôi tham mưu cho phòng giáo dục cho
toàn ngành đi học tập mô hình điểm, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng
cảnh quan nhà trường tại 8 đơn vị: TH Đông Ninh, Đông Văn, Đông Yên…
Kết quả đem lại thật đáng khích lệ: 7 đơn vị đăng ký xây dựng đạt chuẩn
về cảnh quan năm 2017-2018: TH Đông Hoàng, Đông Quang, Đông Hòa…

( Toàn ngành đi học tập mô điểm về xây dựng môi trường giáo dục
thân thiện trên địa bàn huyện Đông Sơn – tháng 4 năm 2017)
16


Tổng kết phong trào thi đua cụm 8 huyện đồng bằng vừa qua, phòng GD
Ðông Sõn nói chung và cá nhân tôi nói riêng thật tự hào khi trong buổi tổng kết
cụm thi đua được các các Ðồng chí lãnh ðạo Sở giáo dục, phòng giáo dục 8
huyện ðồng bằng và các quan khách đánh giá cao và thực sự coi đây là mô
hình điểm rất đáng được học tập và triển khai nhân rộng trong toàn ngành
6. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục.

Môi trường giáo dục thân thiện phải gắn liền với chất lượng giáo dục.
Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục là phát huy tính
tích cực của học sinh. Tạo môi trường phát triển toàn diện , học sinh học
tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo,
gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ nãng và
phýõng pháp học tập, trong ðó những yếu tố hết sức quan trọng là khả nãng
tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Vì vậy cần: Đổi mới phương pháp giảng
dạy sao cho có thể lôi cuốn tất cả học sinh tham gia. Tổ chức một số hoạt
động sáng tạo, phát huy trí tuệ và năng lực cá nhân của học sinh, giúp các
em tự tin trước mọi tình huống.
Thông qua các giờ dạy, hoạt động để rèn kỹ năng ứng xử với các tình
huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm. Rèn sức
khoẻ, ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông,
đuối nước và các tệ nạn khác. Rèn kỹ năng ứng xử văn hoá, phòng ngừa
bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Chú trọng tổ chức các chuyên đề hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp các
trường triển khai các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, như: Tổ chức các
hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian và các
hoạt động giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh. Tăng cường các
hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; các giờ dạy, hoạt động ngoài giờ lên lớp,
sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ đầu tuần...Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng
ứng xử văn hoá; tự đấu tranh chống và phòng ngừa bạo lực và bảo đảm một tập
thể lành mạnh không có học sinh ảnh hưởng các tệ nạn xã hội, biết chia sẻ với
bạn bè, biết hòa nhập và chung sống, biết bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng
đồng, biết tránh các tệ nạn xã hội, xây dựng hình ảnh bản thân, phương pháp
làm việc nhóm, biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của
chính bản thân mình; biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai…Và để làm được
điều này, cần phải có sự chung tay của cả gia đình cộng đồng.
III. KẾT QUẢ.
Với sự quan tâm của huyện uỷ, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân,

trong những năm qua phòng giáo dục Đông Sơn đã chỉ đạo khá hiệu quả
việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường. Cùng với
17


lãnh đạo phòng giáo dục, tôi đã vận dụng các giải pháp trên vào việc tổ
chức thực hiện các nội dung tạo ra một phong trào thi đua và đã góp phần
thành công vào thành tích chung của ngành. Đến nay, giáo dục TH Đông
Sơn đã phát triển khá ổn định và vững chắc. Là một trong những đơn vị
đứng trong tốp đầu của tỉnh. Cơ sở vật chất tốt. 100% các trường có môi
trường xanh sạch đẹp. Kỹ năng sống của học sinh được nâng cao. Các tệ
nạn xã hội bị đẩy lùi. Các giá trị văn hoá, truyền thống được bảo tồn và
phát huy. Học sinh yêu trường lớp hơn. Thầy cô yêu trường lớp hơn. Ai
cũng trong tâm thế Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Kết quả xếp chuyên môn 2016-2017 có 15/17 trường TH xếp loại tốt.
trong đó có 2 dơn vị đạt TTSX. Giáo dục Đông Sơn 4 năm liền đứng Nhất
– nhì cụm thi đua 8 huyện đồng bằng. Năm học 2016-2017 được tôn vinh
đơn vị dẫn đầu đề nghị Cờ thi đua UBND tỉnh. Đây là niềm tự hào của giáo
dục huyện nhà và cũng là kết quả xây dựng môi trường giáo dục thân
thiện của bậc tiểu học huyện Đông Sơn.

( Đoàn công tác của sở Giáo dục và cụm thi đua 8 huyện đồng bằng về
kiểm tra và đánh giá cao về mô hình điểm thi đua Xây dựng môi trường
giáo dục thân thiện góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện
Đông Sơn – tháng 4/2017).

18


C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Có thể nói: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà
trường có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cáo chất
lượng giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong nhà trường
là tạo nên một môi trường mô phạm trong đó mọi thành viên luôn biết tôn
trọng, chia sẻ, hợp tác với nhau. Không khí trong nhà trường luôn cởi mở,
thân thiện. CSVC luôn được tăng cường, trường lớp xanh – sạch - đẹp.
Chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng được nâng cao. Như vậy, việc
xây dựng môi trường giáo dục thân thiện trong mỗi nhà trường là vô cùng
cần thiết nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của các
cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm và cầu thị của các nhà
trường mà đứng đầu là hiệu trưởng. Từ thực trạng giáo dục Đông Sơn, tôi
đã đưa ra hệ thống các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Đông Sơn nói
chung, bậc TH nói riêng nhằm góp phần đắc lực vào việc thực hiện thành
công việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Để thực hiện được đề tài này đề nghị các ban ngành phải quan tâm chỉ
đạo. Sở giáo dục & Đào tạo cần tổ chức hội thảo chuyên đề, in ấn, lưu
nguồn học liệu để đề tài được nhân rộng và ứng dụng vào thực tiễn. Các
địa phương cần hỗ trợ kinh phí, xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn
lực để tạo điều kiện cho văn hóa nhà trường thực hiện có hiệu quả, tạo tiền
đề cho giáo dục nhà trường ngày càng phát triển. Các nhà trường cần làm
tốt công tác truyền thông, xây dựng hình ảnh thương hiệu qua việc xây
dựng các thiết chế văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân, tôi không dám đề cao
về những việc mình làm. Vì vậy, với đề tài này tôi rất mong được chia sẻ
và học hỏi đồng nghiệp. Rất mong được góp ý.

Xác nhận của PGD


Đông Sơn, ngày 12 tháng 04 năm 2017
Tôi cam đoan không sao chép
Người viết

Nguyễn Thị Ly
19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo (GD&ĐT) về việc phát động phong trào thi đua Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực trong các trường học.
2. Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ GD&ĐT về nhiệm
vụ trọng tâm năm học 2016-2017;
3. Kế hoạch năm học 2016-2017 của ngành về Xây dựng cảnh quan nhà
trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.
4. Kế hoạch 84/KH-PGD về Xây dựng mô hình điểm trên địa bàn
huyện Đông Sơn
5. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
6. Nghị quyết 09/NQ-HU ngày 14/1/2017 về Phát huy giá trị truyền
thống văn hóa, xây dựng con nghười Đông Sơn năng động sáng tạo.

20


21




×