PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ GIÁO
TRƯỜNG THCS AN BÌNH
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
trực tuyến ở trường THCS An Bình huyện Phú giáo”.
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Lương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THCS An Bình
Hồ sơ gồm:
1. Đơn đề nghi công nhận sáng kiến cấp huyện.
2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.
An Bình, năm 2022
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến
Tên tơi là: Nguyễn Văn Lương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS An Bình – Phú Giáo – Bình Dương
Điện thoại: 0943556911
Email:
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng chấm sáng kiến huyện Phú Giáo xem
xét và công nhận sáng kiến cấp huyện cho tôi như sau:
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả dạy học trực
tuyến ở trường THCS An Bình huyện Phú Giáo”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả dạy học
trực tuyến ở trường THCS An Bình” được áp dụng trong cơng tác giảng dạy ở
trường THCS An Bình, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2021
4. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
4.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
4.2. Thực trạng về dạy học online cho học sinh trường THCS An Bình, huyên
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
5. Điều kiện áp dụng sáng kiến:
* Về phía nhà trường: Trang bị phịng máy vi tính, kết nối mạng internet.
Tổ chức nhóm giáo viên hỗ trợ về chun mơn, hỗ trợ về cơng nghệ thơng tin.
* Về phía giáo viên: Có tinh thần học hỏi, tìm tịi, sáng tạo. Thường xuyên
trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp
vụ.
* Về phía học sinh: Cần có máy vi tính, hoặc điện thoại thơng minh,
ipad…. Có kết nối internet, có tinh thần ham mê, tự giác trong học tập.
* Về phía phụ huynh: Trang bị cơng cụ học tập như máy móc, kết nối
mạng, khơng gian học tại nhà. Động viên và quan tâm đến việc học tập của con em
mình. Thường xuyên trao đổi với giáo viên để phối hợp giáo dục con.
6. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
2
Sáng kiến được áp dụng để giảng dạy cho học sinh tất cả các khối, lớp ở các
trường THCS trong tồn huyện nói chung và trường THCS An Bình nói riêng
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
7. Hiệu quả đạt được:
Các biện pháp trong sáng kiến đã đáp ứng được nhu cầu học tập mọi lúc mọi
nơi của học sinh.
Tạo cho học sinh hứng thú trong học tập theo mô hình mới ở Việt Nam; Rèn
được tính tự giác và tự học trong học sinh.
Giúp giáo viên tự tin và có thêm kĩ năng dạy học online qua internet.
Phụ huynh hăng hái và hỗ trợ các con, tin tưởng giáo viên về hiệu quả giảng
dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường.
8. Các thông tin cần được bảo mật: Không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hồn tồn chịu trách
nhiệm về thơng tin đã nêu trong đơn.
An Bình, ngày tháng năm 2022
Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
An Bình, ngày tháng năm 2022
Người nộp đơn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Lương
3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ GIÁO
TRƯỜNG THCS AN BÌNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả dạy học
trực tuyến ở trường THCS An Bình Phú Giáo”
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Văn Lương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường THCS An Bình
An Bình, năm 2022
4
MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu …………………………………………………………………6
2. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả dạy học trực tuyến ở
trường THCS An Bình Bình huyện Phú Giáo”.........................................................6
3.Tác giả sáng kiến:...................................................................................................6
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:.................................................................................7
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:.....................................7
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:...............................................................................7
6.1 Nội dung của sáng kiến:......................................................................................7
6.1.1. Thực trạng về dạy học online qua mạng tại trường THCS An Bình................8
6.1.3 Thực trạng phương pháp và kĩ năng dạy học online qua mạng của giáo viên
trường THCS An Bình, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương....................................10
6.1.4. Thực trạng việc sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến của giáo viên,
Toán và tin học tại trường THCS An Bình..............................................................11
6.1.5. Thực trạng việc sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến qua mạng
internet của giáo viên văn hóa tại trường THCS An Bình, hun Phú Giáo, tỉnh
Bình Dương.............................................................................................................12
6.1.6. Thực trạng việc đánh giá học sinh qua phần mềm trực tuyến tại trường
THCS An Bình năm học 2021 – 2022.....................................................................12
6.1.7. Kết quả bồi dưỡng phương pháp và kĩ năng dạy học online cho giáo viên
trường THCS An Bình, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương....................................13
6.1.8 Đánh giá thực trạng dạy học online cho học sinh trường THCS An Bình,
huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương..........................................................................14
6.1.8.1. Những mặt mạnh........................................................................................14
6.1.9.2. Những mặt hạn chế....................................................................................14
6.1.9.3. Những nguyên nhân hạn chế......................................................................15
6.2. Khả năng áp dụng sáng kiến:...........................................................................15
6.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, cha
mẹ học sinh về lợi thế và tiện dụng của dạy học trực tuyến trong trường THCS An
Bình.........................................................................................................................15
6.2.1.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động dạy học online cho học sinh theo
quy trình khoa học...................................................................................................16
6.2.1.3. Tổ chức kiểm tra đánh giá..........................................................................17
6.2.2.Khả năng áp dụng của giải pháp....................................................................18
7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng..........................................18
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:....................................................18
5
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:.....................................................................18
9.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:............................................................................................18
9.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:............................................................................19
10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu:............................................................................................................20
6
BÁO CÁO KẾT QUẢ
1. Lời giới thiệu
Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt và nhiều khó khăn đối với mọi ngành
nghề, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo. Cùng với cả nước thực hiện phòng chống
dịch nhằm đảm bảo “dừng đến trường nhưng không dừng học” ngành giáo dục và đào
tạo đã có nhiều giải pháp, trong đó dạy học trực tuyến là một trong những giải pháp đã
thực hiện từ năm học trước đến nay
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang
đem lại cho con người nhiều cơ hội phát triển cũng như đặt ra nhiều thách thức mới đối
với các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt ngành Giáo dục có ảnh hưởng
và trực tiếp góp phần tạo ra những thay đổi đó, là ngành cần tiên phong trong lĩnh vực
ứng dụng và khắc phục những khó khăn do cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 đem lại.
Trường THCS An Bình nằm trên trục đường ĐT 741 thuộc địa bàn xã An Bình
huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Được thành lập từ năm 1992 thuộc Phòng GD&ĐT
huyện Đồng Phú. Năm 1997 trường trực thuộc phịng GD&ĐT huyện Tân Un tỉnh
Bình Dương. Đến năm 1999 trường trực thuộc Phòng GD&ĐT huyện Phú Giáo cho
đến nay. Trường gồm 3 dãy phòng với đầy đủ cơ số phòng học và số phòng chức năng.
Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự tin tưởng của phụ huynh và đặc biệt là với
sức trẻ, với sự năng động sáng tạo, yêu nghề của đội ngũ các thầy cô giáo đã tạo nên
một địa chỉ tin cậy cho nhân dân xã An Bình tin tưởng gửi gắm con em mình. Một trong
những yếu tố góp phần vào thành cơng của nhà trường chính là sự tiếp cận nhanh nhạy
kịp thời với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay. Tuy nhiên một số giáo viên
lớn tuổi cịn hạn chế về trình độ cơng nghệ thơng tin đã tạo ra những kết quả chưa thực
sự cao. Với tình hình phát triển của dịch bệnh Covid 19 đã đặt ra nhu cầu thực sự cho
việc học tập của học sinh.
Từ những lí do trên, tơi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao
Kết quả dạy học trực tuyến ở trường THCS An Bình huyện Phú Giáo” làm sáng kiến
kinh nghiệm.
2. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả dạy học trực tuyến ở
trường THCS An Bình Bình huyện Phú Giáo”.
3.Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Nguyên Văn Lương
Địa chỉ liên hệ: An Bình, Phú Giáo Binh Dương
Số điện thoại: 0943556911
Email:
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả dạy học trực tuyến
ở trường THCS An Bình Bình huyện Phú Giáo”. Góp phần nâng cao chất lượng dạy
của giáo viên và của học sinh; đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của học sinh. Giải
quyết vấn đề học tập của học sinh trong thời kì dịch bệnh Covid 19 hoành hành; định
7
hướng lâu dài cho giáo dục của trường THCS An Bình, phù hợp với mục tiêu đổi mới
giáo dục hiện nay.
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến nghiên cứu giải pháp dạy - học online cho học sinh và giáo viên của
chủ thể chính là giáo viên hiện đang đứng lớp, trong mối quan hệ với các chủ thể quản
lý khác như: Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm… tại trường
THCS An Bình, huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương
Khảo sát thực trạng khối lớp 9 trường THCS An Bình. Thời gian thu thập thông tin thực
tiễn từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.
Khảo sát lấy ý kiến của 55 người gồm: Cán bộ quản lý cấp trường: 3 người;
Tổ trưởng, tổ phó chun mơn: 21 người; Giáo viên: 31 người.
Ngoài ra tác giả phỏng vấn 100 người gồm: Học sinh: 70 người; Phụ huynh
học sinh: 30 người.
6. Mô tả bản chất của sáng kiến:
6.1 Nội dung của sáng kiến:
* Cơ sở lý luận:
Học tập là quá trình nhận thức khách quan lôgic đi từ tư duy trực quan đến tư duy
trừu tượng rồi tác động ngược trở lại khách quan tạo ra sự thay đổi trong ý thức và hàng
động của con người. Giáo dục là quy trình được tổ chức để thực hiện mục đích học tập,
quy trình đó được hiện theo những ngun lí của nhận thức và các bước của tư duy.
Dạy học ở THCS có tính chất đặc thù và mang đậm bản chất của quá trình nhận
thức. Học sinh nhận thức thế giới khách quan thông qua các hoạt động học tập kết hợp
sự định hướng của người dạy nhằm chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân.
Việc tiếp nhận kiến thức được thực hiện qua nhiều kênh, trải nghiệm thực tế, học
trực tiếp trên lớp, học qua truyền hình, học qua các phần mềm... Tuy nhiên khơng một
phương pháp hay hình thức dạy học nào là khơng có ưu điểm và hạn chế. Vì vậy việc
kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học là vô cùng quan trọng.
Dạy học online qua mạng Internet là một hình thức nhằm thực hiện mục đích của
giáo dục. Việc học online qua mạng Internet đảm bảo nguyên tắc cơ bản của quá trình
nhận thức trong giáo dục. Bên cạnh đó việc học online cịn có nhiều ưu điểm phù hợp
với xu thế phát triển của xã hội, tạo nền tảng cho học sinh có các kĩ năng học lên các
bậc học cao hơn.
Việc dạy học online không phải là mới mẻ trong giáo dục, nhưng đối với giáo dục
Bình Dương nói chung và giáo dục huyện Phú Giáo cũng chưa được chú trọng trước
khi có đại dịch Covid 19 xuất hiện. Hiện nay việc dạy học online qua mạng internet đã
được phổ biến rộng rãi nhưng về bản chất cịn nhiều khó khăn và hiệu quả đem lại chưa
thực sự cao.
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả
dạy học trực tuyến ở trường THCS An Bình huyện Phú Giáo” làm sáng kiến kinh
nghiệm.
* Cơ sở thực tiễn :
8
Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm và tình hình dịch bệnh Covid 19 đặt ra nhu
cầu cấp bách cho việc tìm ra phương pháp học tập hiệu quả phù hợp. Để việc học sinh
không tới trường nhưng không ngừng việc học thì hình thức dạy học online qua mạng
internet đã đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
Tuy nhiên việc dạy và học online qua mạng internet ở huyện Phú Giáo nói chung
và trường THCS An Bình nói riêng cịn nhiều khó khăn. Việc xây dựng chương trình,
kế hoạch dạy học; việc thiết kế bài giảng, kĩ thuật công nghệ thông tin và đặc biệt là kĩ
năng sư phạm khi dạy online của giáo viên cũng như học sinh cịn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra nhiều cơ
hội cho phụ huynh, học sinh được tiếp cận với máy vi tính, điện thoại thơng minh với
mạng xã hội, thông tin được trao đổi nhanh, dễ dàng và ngày càng rộng rãi hơn. Đây là
cơ hội nắm bắt của các thầy cô trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục của nước nhà.
6.1.1. Thực trạng về dạy học online qua mạng tại trường THCS An Bình
Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, phụ huynh học sinh về dạy học
online qua mạng internet.
- Quản lý
- Giáo viên
- Phụ huynh
24
20
9A1
9A2
Biểu đồ 6.1: Đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên, phụ
huynh học sinh về dạy học online qua mạng internet qua k12.
Thực tế cho thấy, cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh đều rất quan tâm và nhận
rõ việc cần thiết phải tổ chức dạy học online trên k12 cho học sinh trường THCS An
Bình.
Qua biểu đồ: thấy rằng, đa số cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh, học sinh nhận
thức hoạt động dạy học online là rất cần thiết và cần thiết, trong đó, 90% cán bộ quản lý
đánh giá ở mức độ cần thiết và rất cần thiết; ở đội ngũ giáo viên tỉ lệ này ít hơn đó là có
56% ý kiến đánh giá là rất cần thiết và 87% ý kiến cần thiết. Chỉ 10% giáo viên đánh
giá là khơng cần thiết. Bên cạnh đó, có 23% phụ huynh đánh giá là khơng cần thiết và
có 78% phụ huynh đánh giá là cần thiết. Đây là những nội dung mà tác giả cần tham
mưu với cán bộ quả lý để có những biện pháp để nâng cao nhận thức của các đối tượng
về hình thức dạy học mới mẻ này.
Thực trạng việc dạy học k12online qua mạng internet của giáo viên và học sinh
trường THCS An Bình, huyện Phú Giáo tỉnh Binh Dương
9
Khảo sát về số lượng học sinh có máy tính ở gia đình và được kết nối mạng
internet
Chart Title
30
25
20
15
10
5
0
9A1
9A2
9A3
9A4
dùng chung với cha mẹ
9A5
9A6
9A7
có thiết bị riêng
Biểu đồ về số lượng học sinh có máy tính ở gia đình và được kết nối mạng
internet.
Qua khảo sát về số lượng học sinh có máy tính kết nối mạng internet thực trạng sử dụng
máy tính của học sinh cho thấy: số lượng học sinh lớp 9 trường THCS An Bình có máy
tính cịn hạn chế, đa số các em dùng chung máy tính của phụ huynh hoặc phần lớn dùng
điện thoại của cha mẹ. do phần lớn phụ huynh đều làm việc có tiếp xúc trực tiếp với
máy tính và kĩ năng sử dụng của học sinh tốt hơn học sinh lớp nhỏ. Vì vậy việc định
hướng cho học sinh học trực tuyến qua mạng internet là nhiệm vụ cần thiết mà giáo dục
ở trường THCS An Bình cần giải quyết.
Bảng 6.1.2: Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng thực hiện nội dung dạy học
online cho học sinh trường THCS An Bình
Mức độ đánh giá (thang điểm 10)
TT Nội dung
Lớp
9A1
Lớp
9A2
Lớp
9A3
Lớp
9A4
Lớp
9A5
1 Kĩ năng sử dụng máy tính.
2,5
3,0
4,5
5,2
6,5
2 Năng lực tương tác.
2,0
3,5
4,25
5,2
5,5
3 Kĩ năng tự quản.
1,5
2,25
3,2
4,25
4,5
4 Năng lực tiếp thu nội dung
bài.
3,4
4,0
4,5
4,5
5,25
10
5 Kĩ năng tự học.
1,5
2,5
3,75
4,5
4,75
6 Kĩ năng thực hành làm bài
kiểm tra trực tuyến.
4,5
5,0
5,0
5,25
5,75
Việc thực hiện các nội dung dạy học online cho học sinh các lớp ở trường THCS
An Bình cịn gặp nhiều khó khăn, do năng lực tự học và tự quản của học sinh còn hạn
chế việc chưa quen với không gian học tự do và không gian mở. Mặc dù vậy năng lực
tiếp thu nội dung bài và kĩ năng thực hành làm bài kiểm tra trực tuyến của học sinh đã
đạt ngưỡng trung bình. Nhìn chung việc dạy học trực tuyến qua mạng đã bước đầu có
được kết quả, tuy vậy cịn rất nhiều hạn chế và chưa đạt được mục tiêu đề ra về kiến
thưc và kĩ năng cho học sinh. Đây là hạn chế cần quan tâm khắc phục để nâng cao chất
lượng và đa dạng hóa các hình thức dạy học hiện nay.
6.1.3 Thực trạng phương pháp và kĩ năng dạy học online qua mạng của giáo viên
trường THCS An Bình, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
Bảng 6.1.3. Tổng hợp kết quả đánh giá phương pháp và kĩ năng dạy học online của
giáo viên.
Mức độ đánh giá( thang điểm
10)
TT Nội dung khảo sát
Lớp 6
Lớp 7 Lớp 8
Lớp 9
1 Kĩ năng soạn bài PowerPoint,
tạo bài kiểm tra trực tuyến.
3,0
4,25
3,75
5,0
2 Kĩ năng sử dụng phần mềm
dạy học trực tuyến.
0,5
2.5
3,25
4,5
3 Đầu tư công cụ dạy học
(microphone, tai nghe,
camera...)
2,5
1,5
3,25
5,0
4 Phương pháp dạy học trực
tuyến
1,5
2,5
4,5
5,5
5 Phương pháp đánh giá trực
tuyến.
3,25
4,5
4,5
5,5
Qua khảo sát cho thấy: Việc quan tâm đến dạy học trực tuyến của giáo viên trước
khi có dịch Covid 19 còn ở mức độ hạn chế. Phần lớn giáo viên không quan tâm tới
11
hình thức dạy học này, thường bằng lịng với hình thức dạy học truyền thống. Việc có
suy nghĩ là dạy học trực tiếp đã đủ cho nghề dạy học, chính việc bằng lòng với hiện tại
đã bỏ lỡ cơ hội học tập nâng cao kiến thức, kĩ năng về sử dụng cơng nghệ thơng tin
trong giảng dạy. Tình trạng này gặp nhiều ở các giáo viên dạy lớn tuổi và có khá hơn ở
các giáo viên cịn trẻ. Ngun nhân là do, giáo viên lớn tuổi tiếp thu về công nghệ
thông tin chậm. Mặt khác do giáo viên lớn tuổi cũng chưa có kĩ năng tương tác trực
tuyến nên giáo viên thường ngại khó trong việc tổ chức lớp học trực tuyến. Hầu hết
giáo viên còn ở mức độ chưa đạt trong việc sử dụng phần mềm trực tuyến để dạy học.
Việc thiếu kĩ năng soạn bài hay kĩ năng xử lí tình huống về kĩ thuật cơng nghệ đã tạo
nên rào cản cho giáo viên. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan vẫn là tâm lí bằng lịng với thực
tại, tư duy cố hữu, có sao dạy vậy, đánh trống ghi tên... đã đánh mất cơ hội học tập và
áp dụng hình thức dạy học mới – dạy học online qua mạng internet. Từ thực tế đó cho
thấy nhu cầu cấp thiết đặt ra nhiệm vụ phải có hình thức dạy học phù hợp, đem lại hiệu
quả cao và luồng gió mới cho giáo dục tại trường THCS An Bình.
6.1.4. Thực trạng việc sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến của giáo viên, Toán
và tin học tại trường THCS An Bình.
Mức độ (thang điểm 10)
TT Nội dung khảo sát
Giáo
viên
Toán
Giáo viên
Tin học
1
Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến.
8
10
2
Kĩ năng soạn bài giảng trực tuyến.
9
10
3
Đầu tư công cụ dạy học trực tuyến
10
10
4
Phương pháp dạy trực tuyến
9,5
9,5
5
Phương pháp đánh giá trực tuyến
9
10
Việc sử dụng phần mềm để dạy học trực tuyến đối với giáo viên tin và giáo viên
tốn ở trường THCS An Bình thực sự rất hiệu quả và thành thạo. Đây là điều kiện thuận
lợi cho việc nhân rộng mơ hình dạy học online. Những kĩ năng, phương pháp và kinh
nghiệm của các thầy cô khá phong phú. Để có được điều đó, giáo viên tin học cũng như
giáo viên toán là người tiếp xúc nhiều, trực tiếp với các phương tiện dạy học hàng ngày;
công cụ dạy học của giáo viên tin học, toán phong phú và có nhiều phần mềm dạy học;
sách mềm dạy học. Về phía cán bộ quản lí đam mê với giáo dục nên đã gương mẫu, tiên
phong trong việc triển khai học tập và đánh giá trực tuyến. Việc thường xun sử dụng
cơng nghệ thơng tin trong quản lí, đánh giá đã là thế mạnh của quản lí ở trường THCS
12
An Bình. Tuy nhiên để lan tỏa mơ hình này ra các giáo viên cần có thời gian để làm cho
giáo viên thấy được vai trò, ưu thế của dạy học trực tuyến; cần các buổi tập huấn kĩ
năng, phương pháp dạy học cho giáo viên.
6.1.5. Thực trạng việc sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến qua mạng internet
của giáo viên tại trường THCS An Bình, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
15.00%
60.00%
25.00%
Thường xun
Ít dùng
Khơng sử dụng
Qua biểu đồ cho thấy, việc sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến của giáo
viên tại trường THCS An Bình cịn nhiều hạn chế. Việc thường xuyên sử dụng chỉ có
15% số giáo viên. Trong số này đa phần là các giáo viên cốt cán, là tổ trưởng chuyên
môn hoăc môn tin học. Nội dung đa phần là liên kết dạyhọc Toán bằng Tiếng Anh,
Khoa học bằng Tiếng Anh cho học sinh THCS. Có tới 25% số giáo viên ít sử dụng, việc
sử dụng thời vụ đã tạo ra các hạn chế nhất định với kĩ năng, phương pháp của giáo viên,
kèm theo đó là chất lượng học sinh khơng được cao, có nhiều học sinh khơng được tiếp
cận do khơng có máy tính nối internet. Có tới 60% giáo viên không sử dụng phần mềm
trực tuyến để dạy học. Đây là điều đáng tiếc khi đội ngũ giáo viên trẻ ở trường khá
nhiều, việc tiếp cận với công nghệ thông tin nhanh nhạy. Nguyên nhân là do nhận thức
về việc dạy học trực tuyến còn hạn chế. Việc cho rằng phấn trắng bảng xanh đã là đủ để
học sinh tiếp thu hết kiến thức và kĩ năng cần thiết đã làm cho việc tiếp cận và dạy học
trực tuyến còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhu cầu đặt ra là phải làm cho giáo viên hay đổi
nhận thức về dạy học trực tuyến, thấy được điểm mạnh, ưu thế của dạy học trực tuyến,
từ đó có nhu cầu và xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp
6.1.6. Thực trạng việc đánh giá học sinh qua phần mềm trực tuyến tại trường THCS
An Bình năm học 2021 – 2022.
TT Nội dung đánh giá
1
Khảo sát đầu năm
2
Khảo sát hàng tháng
Số lượng học sinh được đánh giá
Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9
215
265
159
147
215
265
159
147
13
3
Kiểm tra định kì
215
265
159
147
Biểu đồ đánh giá kết quả bài khảo sát môn tin đầu năm của học sinh lớp 9A3,
trường THCS An Bình năm học 2021 – 2022.
Việc tổ chức đánh giá học sinh qua phần mềm trực tuyến đã được trường THCS
An Bình áp dụng từ học kì I năm học 2021 - 2022. Học sinh được đánh giá đầu vào lớp
qua bài khảo sát đầu năm, bài khảo sát đầu năm đã giúp giáo viên và cán bộ quản lí nắm
được chất lượng của học sinh, từ đó có phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với
đối tượng nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Hàng tháng học sinh đều được làm bài
khảo sát trên máy tính. Việc làm này thường xuyên và nhẹ nhàng, tránh tạo áp lực cho
học sinh, tạo hứng thú học tập và thói quen làm bài trực tuyến cho các em. Ưu thế của
việc tổ chức đánh giá học sinh qua hình thức trực tuyến là khách quan, cơng bằng; bài
thi của các em được tạo với nhiều mã đề khác nhau. Học sinh được rèn luyện thêm về
kĩ năng sử dụng phần mềm để làm bài thi. Kết quả bài thi có ngay sau khi nộp bài, giảm
được thời gian chấm bài của giáo viên.Việc phân tích điểm thi được thực hiện tự động
qua biểu đồ, từ đó giáo viên nhanh chóng nắm bắt thơng tin về tình hình học tập của
học sinh. Một điểm mạnh của việc đánh giá trực tuyến là phụ huynh học sinh cũng có
thể xem được bài làm và kết quả học tập của con em mình, từ đó có sự phối hợp với
nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
6.1.7. Kết quả bồi dưỡng phương pháp và kĩ năng dạy học online cho giáo viên
trường THCS An Bình, huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
14
Tiêt dạy học trực tuyến của mon mỹ thuật
Mức độ đánh giá (thang điểm
10)
TT Nội dung khảo sát
Lớp 6 Lớp 7
Lớp 8 Lớp 9
1 Kĩ năng soạn bài PowerPoint,
tạo bài kiểm tra trực tuyến.
8,5
7,75
9,0
8,75
2 Kĩ năng sử dụng phần mềm
dạy học trực tuyến.
7,25
6,5
8,75
8,0
10
9,0
8,5
9,25
3 Đầu tư công cụ dạy học
(microphone,tai nghe,
15
camera...)
4 Phương pháp dạy học trực
tuyến
7,5
7,25
8,5
8,25
5 Phương pháp đánh giá trực
tuyến.
8,0
8,0
9,5
9,5
Bảng 6.4. Tổng hợp kết quả bồi dưỡng phương pháp và kĩ năng dạy học online cho
giáo viên.
Xác định việc dạy học trực tuyến đem lại cho giáo viên và học sinh nhiều lợi ích
về thời gian và hiệu quả nên tác giả đã tham mưu với nhà trường tổ chức các lớp tập
huấn cho giáo viên về phương pháp và kĩ năng dạy học online. Kết quả thật bất ngờ, bởi
số lượng giáo viên tham gia đạt 100%. Hiệu quả các buổi tập huấn đạt kết quả rất cao.
Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học được nâng lên rõ rệt, giáo viên tiếp thu rất nhanh
công nghệ này. Có được lợi thế này là do đa phần giáo viên đều còn rất trẻ, sự năng
động và cập nhật công nghệ khá nhanh. Việc đầu tư công cụ dạy học của giáo viên rất
tốt. Có những giáo viên đã có sẵn các cơng cụ dạy học trực tuyến nhưng hàng ngày
khơng sử dụng và khai thác. Lí do có thể là do nhu cầu và động lực làm việc chưa rõ
ràng. Việc soạn bài trên PowerPoint vốn đã được các giáo viên sử dụng nhưng chưa
thành thạo và lâu ngày khơng soạn bài trên phần mềm này nên có nhiều kĩ năng còn
lãng quên. Việc tập huấn đã đem lại cho giáo viên nhiều kĩ năng, sự hợp tác chia sẻ kinh
nghiệm soạn bài cũng được chia sẻ rộng rãi, bài soạn của giáo viên đã hấp dẫn và chính
xác hơn. Các hiệu ứng được sử dụng nhiều và đa dạng hơn.
Về phương pháp dạy học trực tuyến, giáo viên mới đầu còn bỡ ngỡ, e dè do việc
lần đầu dạy học có sự theo dõi , “dự giờ” của phụ huynh. Nhưng do sức trẻ, do ưu thế
về tiếp cận công nghệ thông tin nên các giáo viên đã nhanh chóng hội nhập và sự tiến
bộ thể hiện rõ theo từng tiết dạy. Ngoài ra được sự hỗ trợ trực tiếp từ ban giám hiệu và
đội ngũ kĩ thuật viên đã làm các cô tự tin hơn trong mỗi tiết dạy online. Giáo viên đã
chủ động, sáng tạo trong phương pháp và đạt hiệu quả giờ dạy sau hơn các giờ dạy
trước.Về phương pháp đánh giá trực tuyến. Nhà trường đã tổ chức đánh giá học sinh
trực tuyến cho 100% học sinh khối 6 học kì I năm học 2021 – 2022 thông qua phần
mềm k12online. Giáo viên là những người trực tiếp hỗ trợ cho học sinh và quản lí tài
khoản học sinh nên việc này đạt kết quả khá cao. Không những thế, trong đợt học sinh
phải nghỉ học để phòng tránh dịch Covid19 các giáo viên còn cập nhật nhiều phần mềm
dạy học trực tuyến và đánh giá trực tuyến qua các ứng dụng trên máy tính, trên ipad
hoặc trên điện thoại thơng minh như Azota, k12online…Qua đây thể hiện giáo viên rất
quan tâm và tiếp cận khá nhanh với việc dạy học trực tuyến cho học sinh thông qua
mạng internet.
16
6.1.8 Đánh giá thực trạng dạy học online cho học sinh trường THCS An Bình,
huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.
6.1.8.1. Những mặt mạnh.
Ban giám hiệu rất quan tâm tới việc dạy học trực tuyến cho học sinh. Ban giám
hiệu đã lập chương trình hành động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên các kĩ
năng về công nghệ thông tin. Kĩ năng tạo bài giảng trình chiếu và xử lí tình huống trên
máy tính.
Đội ngũ giáo viên trẻ, linh hoạt trong tiếp thu những kĩ năng về công nghệ thơng
tin. Đặc biệt có đội ngũ giáo viên có chun mơn cao, hăng say với nghề, ln tìm tịi
khám phá hình thức dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Phụ huynh luôn sẵn sàng đồng hành và ủng hộ trong việc giáo dục học sinh bằng
nhiều hình thức, trong đó có hình thức dạy học trực tuyến qua mạng internet.
6.1.9.2. Những mặt hạn chế
Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học online cho học sinh cịn chưa được
tiêu chuẩn hóa cụ thể, mới ở bước đầu và triển khai trên một số giáo viên
cốt cán. Việc giáo dục nhận thức về tầm quan trọng và ích lợi của dạy học online cho
giáo viên còn hạn chế; một bộ phận không nhỏ cho rằng không cần thiết phải tìm ra
hình thức dạy học mới.
Việc tổng hợp, kiểm tra đánh giá hiệu quả của dạy học online còn chưa thực hiện
bài bản, thậm chí là chưa tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.
Chưa tận dụng sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh trong tổ chức dạy học online,
chưa tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội vào việc đẩy mạnh việc học trực tuyến
cho học sinh.
Chưa có kế hoạch dài hơi và mục tiêu cần đạt cho từng đối tượng học sinh, giáo
viên dẫn đến việc mạnh ai lấy làm tạo ra dư luận không tốt về dạy học trực tuyến.
6.1.9.3. Những nguyên nhân hạn chế
Chưa có cơ chế dạy học online qua mạng internet, việc dạy học online chưa được
công nhận bởi các cấp có thẩm quyền, chương trình chưa rõ ràng.
Năng lực tổ chức của lãnh đạo còn vừa làm vừa rút kinh nghiêm, vừa điều chỉnh.
Một bộ phận không nhỏ giáo viên còn thờ ơ, nhận thức chưa đúng đắn về dạy học trực
tuyến qua mạng internet cho học sinh.
Do điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học online còn chưa được
đầu tư đúng mức, việc cập nhật tình hình cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế.
Là trường đầu tiên áp dụng hình thức dạy học online cho học sinh nên cịn gặp
nhiều khó khăn bỡ ngỡ, chế độ bồi dưỡng cho giáo viên còn chưa có.
6.2. Khả năng áp dụng sáng kiến:
6.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, cha
mẹ học sinh về lợi thế và tiện dụng của dạy học trực tuyến trong trường THCS An
Bình.
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
17
Nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn về hình thức dạy học online trong cán bộ quản
lý vốn đã rất tâm huyết với mơ hình này; tun truyền thu thập kinh nghiệm từ cán bộ
quản lý giúp lan rộng mô hình này. Giúp giáo viên trong trường có nhận thức nghiêm
túc khách quan về nhu cầu và tác dụng của dạy học trực tuyến với học sinh tiểu học.
Với phụ huynh học sinh, có nhận thức khách quan, đa chiều về dạy học trực tuyến, xua
đi nỗi sợ hãi khi nghĩ con mình dùng máy tính để chơi game. Việc làm này đem lại sự
vào cuộc đồng bộ và thiết thực, giúp cho mơ hình dạy học mới phát huy hiệu quả và có
sự lan rộng mạnh mẽ.
* Nội dung biện pháp
Với cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường. Tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên môn chia sẻ về ưu điểm và những khó khăn khi triển khai hình thức
dạy học online cho học sinh. Xin ý kiến chỉ đạo của cán bộ quản lý về thủ tục và cơ chế
phát triển hình thức dạy học này. Với phụ huynh học sinh, thông qua hoạt động dạy học
trực tuyến mà phụ huynh được tham gia dự giờ khi con ngồi học tại nhà để phát phiếu
đánh giá trực tuyến, bình chọn trực tuyến qua hệ thống thơng tin mạng internet.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường bổ sung nội dung sinh hoạt chun mơn
có chủ đề; sắp xếp thời gian để giáo viên có cơ hội trải nghiệm thực tế dạy học qua các
tiết dạy mẫu. Đưa các tiết dạy online lên trang thông tin nhà trường để giáo viên tham
khảo và đánh giá rút kinh nghiệm.
Trao đổi trực tiếp qua fakebook, qua tương tác cùng phụ huynh khi các tiết học
được phát trực tiếp. Thực tế các tiết dạy đã nhận được rất nhiều lượt like cùng nhiều
bình luận tích cực từ phụ huynh. Những lời động viên của phụ huynh đã thể hiện sự
quan tâm và ủng hộ của phụ huynh với hình thức dạy học mới này.
6.2.1.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động dạy học online cho học sinh theo
quy trình khoa học.
* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.
Việc xây dựng kế hoạch giúp cho việc tổ chức dạy học online chủ động và có
định hướng rõ ràng, mục tiêu cần đạt đối với học sinh và giáo viên; giúp người học chủ
động tìm hiểu thông tin liên quan và nghiên cứu bài học trước khi thực hiện bài học.
Giáo viên có định hướng để điều chỉnh, sáng tạo trong giảng dạy, nắm được các giai
đoạn tiến độ thực hiện bài học của học sinh, từ đó đưa ra các phương pháp chun mơn
phù hợp với đối tượng người học.
* Nội dung biện pháp.
* Cách thức thực hiện biện pháp. Bước 1: Thu thập và xử lí thơng tin.
Việc thu thập và xử lí thông tin hiện trạng đã được tác giả thực hiện từ tháng
10 năm 2018, thông qua các hoạt động thu thập thông tin, xin ý kiến đánh giá của cán
bộ quản lý, của giáo viên và phụ huynh học sinh. Thực tế ban đầu cho thấy rất ít người
quan tâm tới hình thức dạy học này. Có những giáo viên thờ ơ, thậm chí cho rằng hình
thức dạy học online chỉ có ở các nước tiên tiến và dùng cho lứa tuổi đại học khi ý thức
học của người học đã ở mức tự giác. Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện tại trường THCS
18
An Bình ban đầu với việc cho học sinh thi trên các phần mềm trực tuyến đã đem lại
hiệu quả bất ngờ, rất nhiều học sinh tiến bộ vượt bậc trong thời gian tham gia học tập.
Việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh thông qua mạng internet đã cho thấy ưu thế
vượt trội so với hình thức truyền thống. Đề bài đa dạng với ngân hàng câu hỏi phong
phú, các mã đề được trộn và bảo mật tuyệt đối. Thời gian cho kết quả nhanh, chính xác
ngay khi kết thúc bài thi. Việc phân tích, tổng hợp kết quả rất tiện lợi và chính xác.
Thực tế chứng minh việc dạy học online có tác dụng hữu hiệu khi đại dịch
Covid19 xuất hiện. Việc học sinh phải nghỉ học ở trường nhưng không dừng việc học là
một minh chứng rõ ràng cho hiệu quả và ưu việt của việc dạy học trực tuyến qua mạng
internet. Việc công nhận kết quả học tập trực tuyến và các văn bản hướng đẫn tổ chức
dạy học trực tuyến của ngành giáo dục đã thể hiện sự quan tâm và cập nhật hàng đầu
của các đơn vị sự nghiệp hành chính. Khi dịch bệnh Covid 19 xuất hiện chính là thời
gian để tồn thể giáo viên, học sinh, phụ huynh được trải nghiệm thực tế việc dạy học
online. Tuy việc tổ chức dạy học online cịn một số hạn chế do là hình thức mới, giáo
viên chưa quen, còn e ngại khi lên hình nhưng thực tế khơng thể phủ nhận hình thức
dạy học mới này đã đem lại hiệu quả trong thời gian học sinh nghỉ học để chống dịch.
Bước 2: Lập nhóm tiến hành thực hiện.
Việc lập nhóm (team) cùng làm việc để tiến hành tổ chức dạy học online đã đem
lại hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ lẫn nhau. Nhóm hỗ trợ về cơng nghệ thơng tin, hỗ
trợ về chuyên môn nội dung bài, hỗ trợ về phương pháp kĩ năng giảng dạy.... đã phối
hợp nhịp nhàng tạo nên các tiết dạy mẫu hiệu quả từ đó nhân rộng mơ hình dạy học
online trong nhà trường. Thực tế, từ đầu năm học 2021 –2022 trường THCS An Bình đã
có nhóm dạy học online và tiến hành tổ chức dạy học cho hơn 100 học sinh ở tất cả các
khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
Bước 3: Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.
Việc tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm được thực hiện ngay khi kết thúc tiết dạy
trực tuyến bằng hình thức trao đổi trực tuyến giữa các thành viên trong nhóm hỗ trợ.
Hàng tuần đều có buổi trao đổi trực tiếp giữa các thành viên trong nhóm
để đưa ra kế hoạch, chương trình cụ thể cho tuần học tiếp theo. Việc tổ chức đánh giá
rút kinh nghiệm đã kịp thời khắc phục những hạn chế và phát huy ưu điểm, kinh
nghiệm của từng thành viên giúp việc dạy học trở nên hiệu quả và nhẹ nhàng hơn.
Bước 4:Tổ chức nhân rộng mơ hình.
Sau khi nhóm dạy học online tiến hành thực tế dạy học đã rút ra nhiều kinh
nghiệm thực tế và khắc phục các nhược điểm của hình thức dạy học online đã tiến hành
nhân rộng mơ hình này trong trường với tất cả các giáo viên và thực hiện trên 100% số
lớp học. Việc hỗ trợ tập huấn cho các thành viên trước khi tổ chức dạy học online được
thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, kinh nghiệm thực tế và sự hỗ trợ nhiệt tình của
các thành viên cốt cán đã giúp các giáo viên hoàn thành bài dạy với niềm vui và sự hào
hứng khi tham gia.
* Điều kiện thực hiện.
Để thực hiện được kế hoạch trên rất cần các điều kiện sau:
19
Có sự đồng ý và phối hợp của cán bộ quản lý nhà trường. Rất may mắn khi tác giả
thực hiện sáng kiến này là có được sự ủng hộ, động viên và đồng hành nhiệt tình của
ban giám hiệu trường THCS An Bình.
Giáo viên tham gia với tinh thần cầu tiến, ham hiểu biết và ln tìm tịi nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
Có sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh. Sự ủng hộ của phụ huynh là yếu
tố quan trọng quyết định tới thành công của hình thức dạy học này.
Các trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động dạy và học như: Máy vi tính,
điện thoại thơng minh, tai nghe, microphone, đường truyền internet..
6.2.1.3. Tổ chức kiểm tra đánh giá
Việc tổ chức kiểm tra đánh giá là hoạt động cần thiết. Kiểm tra đánh giá được thực
hiện ở tất cả các giai đoạn từ lên kế hoạch, xin ý kiến các cấp quản lí chuẩn bị cơ sở vật
chất, khảo sát sự đồng tình của giáo viên, phụ huynh và sự hào hứng của học sinh; trong
đó đánh giá chất lượng của học sinh được đặt lên hàng đầu. Việc tổ chức kiểm tra đánh
giá được thực hiện trước, trong và sau thời gian thực hiện hoạt động dạy học nhằm giúp
người dạy kịp thời điều chỉnh nội dung phương pháp và hình thức dạy học phù hợp,
đem lại hiệu quả tích cực cho người học.
6.2.2.Khả năng áp dụng của giải pháp.
Thực tế áp dụng đã cho thấy giải pháp dạy học trực tuyến có thể được áp dụng
rộng rãi cho tất cả các đối tượng học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên và các gia đình học sinh có thể trang bị máy tính, điện thoại thơng minh có
kết nối internet. Từ thực tế, trong thời gian từ tháng 2 năm 2020 đã có nhiều giáo viên
trên địa bàn thành phố tổ chức dạy học online cho học sinh. Việc áp dụng ở một số
trường cịn mang tính tự phát, ép buộc nhưng khơng thể phủ nhận kết quả mà hình thức
dạy học này đã đem đem lại. Việc tổ chức dạy học online cho tất cả các cấp học trong
thời kì học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid19 là minh chứng rõ ràng cho khả năng áp
dụng rộng rãi của giải pháp.
7. Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Tham mưu với lãnh đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện và đảm bảo có
kiểm tra giám sát hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.
Đảm bảo điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất thiết yếu như: máy tính, mạng
internet, tai nghe,...
Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của giáo viên trong dạy học trực tuyến.
Tổ chức các nhóm hỗ trợ, và dạy thử trước khi thực hiện chính thức.
Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc hỗ trợ cơ sở vật chất và quản lí
học sinh; tránh để học sinh rơi vào mặt trái của mạng internet.
20
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
9.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Bảng : Tổng hợp kết quả dạy học trực tuyến cho học sinh ở trường THCS An
Bình,
Mức độ đạt được (%)
Chưa
TT Các kĩ năng
Thành
Tương đối
thành
thạo
thành thạo
thạo
1 Kỹ năng sử dụng phần mềm
12,5%
65,5%
22%
2 Kỹ năng thực hiện bài học
36,8%
40,2%
23%
15%
40%
45%
4 Kỹ năng tìm kiếm thông tin
20,5%
25%
59%
5 Kỹ năng giao tiếp trực tuyến
5,7%
14,5%
79,8%
6 Kĩ năng phối hợp các thao tác
17,3%
30,5%
52,7%
3 Kỹ năng tương tác
9.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Bảng tổng hợp kết quả dạy học trực tuyến cho học sinh ở trường THCS An Bình,
Mức độ đạt được (%)
Tương
đối Chưa thành
stt
Các kĩ năng
Thành thạo
thành thạo
thạo
1 Kỹ năng sử dụng phần mềm 70%
20%
10%
2 Kỹ năng thực hiện bài học
67,5%
17,5,5%
15%
3 Kỹ năng tương tác
65%
27,5%
7,5%
4 Kỹ năng tìm kiếm thông tin 45,5%
39,5%
15%
Kỹ năng giao tiếp trực
5
tuyến
57%
25,6%
17,4%
Kĩ năng phối hợp các thao
6
tác
57,3%
33,5%
9,2%
21
Qua thực tế áp dụng sáng kiến vào dạy học trực tuyến cho học sinh tiểu học
tại trường THCS An Bình đã cho kết quả tốt. Các kĩ năng của cả giáo viên và học sinh
đều được nâng lên rất nhiều. Đặc biệt kĩ năng sử dụng phần mềm dạy – học tăng lên
cao nhất và khơng cịn tình trạng không thành thạo. Việc sử dụng phần mềm ứng dụng
dạy học trực tuyến không chỉ nâng cao kĩ năng cho học sinh mà còn đem lại sự quan
tâm và cả kĩ năng cho phụ huynh học sinh. Các kĩ năng tìm kiếm thơng tin và tương tác
được cải thiện đáng kể. Đây là kĩ năng rất cần thiết cho việc hướng tới ý thức tự giác
trong học tập, khả năng tự tìm tịi và học hỏi của người học. Kĩ năng này rất phù hợp
với tinh thần và quan điểm giáo dục đổi mới đo là “nâng cao năng lực và phẩm chất”
cho học sinh. Nếu kĩ năng này thành thạo thì người học có thể tự tìm kiếm và xử lí
thơng tin từ đó chủ động tiếp thu kiến thức. Một số kĩ năng phối hợp các thao tác và
giao tiếp trực tuyến cũng được nâng lên ở mức độ cao và nhanh, điều này phù hợp với
qui luật vận động của xã hội 4.0. Đặc biệt kĩ năng thực hiện bài học của học sinh qua
hình thức học trực tuyến, kiểm tra trực tuyến đạt được là rất đáng tự hào. Với 100% số
học sinh được tham gia đánh giá bằng hình thức kiểm tra trực tuyến mơn Tốn đã thể
hiện được tính ưu việt và qui luật tất yếu của việc áp dụng công nghệ thông tin trong
dạy học hiện nay.
......., ngày.....tháng......năm....2022.
Xác nhận của lãnh đạo nhà trường
(Ký, ghị rõ chức danh và đóng dấu )
........, ngày.....tháng......năm 2022.
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Lương
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang Web và đường link:
/> />
23