Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc,Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.47 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SOMSACK SENGSACKDA

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC, CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9 31 01 02

HÀ NỘI - 2020


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Nguyễn Văn Hậu

Phản biện 1: ........................................................
........................................................

Phản biện 2: ........................................................
........................................................

Phản biện 3: ........................................................
........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI- Foreign Direct Investment) có vai trị rất
quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia và càng có ý nghĩa
quan trọng hơn đối với quốc gia kém phát triển như Cộng hịa Dân chủ Nhân dân
Lào (CHDCND Lào) nói chung và tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng. Để phát triển kinh
tế - xã hội và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, tỉnh Chăm Pa
Sắc cần phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn. Trong khi khả năng tích luỹ vốn nội
bộ cịn hạn chế, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc là một vấn đề quan trọng mang tính
chiến lược. Qua 20 năm kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu
kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì lượng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi vẫn cịn thấp và phân bổ không đều. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư
chưa thực sự rõ nét, chưa góp phần tạo ra sự tăng trưởng ổn định và vững chắc cho
nền kinh tế của tỉnh. Vì vậy, việc phân tích thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngồi và tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tăng cường thu hút và phát huy tác
động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Chăm Pa Sắc,
CHDCND Lào đang là vấn đề đặc biệt cấp thiết. Với ý nghĩa như vậy, Đề tài:
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc,
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" được lựa chọn làm luận án tiến sĩ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế chính trị.

2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI, luận án phân
tích và đánh giá thực trạng tác động của FDI với phát triển kinh tế - xã hội ở
tỉnh Chăm Pa Sắc, từ đó từ đó đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp
nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát
triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, làm rõ hơn những lý luận cơ bản về FDI và những tác
động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư và ở một
tỉnh thuộc quốc gia tiếp nhận đầu tư trên cấp độ địa phương.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tác động của FDI với phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.
- Đề xuất phương hướng và một số nhóm giải pháp nhằm phát huy tác
động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của FDI với phát triển kinh tế
- xã hội ở tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào.


2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu FDI với phát triển kinh tế - xã hội ở nơi tiếp nhân đầu tư.

3.2. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu những tác động của FDI đến phát
triển kinh tế - xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư và ở một tỉnh thuộc quốc gia tiếp
nhận đầu tư trên cấp độ địa phương. Không nghiên cứu tác động của phát triển
kinh tế - xã hội đến FDI.
- Về không gian, luận án nghiên cứu tác động của FDI với phát triển kinh
tế -xã hội của địa phương cấp tỉnh - tỉnh Chăm Pa Sắc, nước CHDCND Lào.
- Thời gian nghiên cứu; từ khi ban hành Luật khuyến khích và quản lý

đầu tư của CHDCND Lào (20/06/1994), nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu từ
năm 2006 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu trên cơ sở vận dụng tư duy kinh tế chủ nghĩa Mác Lênin, các học thuyết kinh tế hiện đại, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng NDCM Lào, chính sách của Nhà nước về quản lý và huy động vốn FDI
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề liên quan đến việc thực
hiện FDI tại tỉnh Chăm Pa Sắc.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
các quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác-Lênin và phương pháp trừu
tượng hóa khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và th ực tiễn về đầu tư trực
tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, luận án vận dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể trong nghiên cứu khoa học kinh tế như sử
dụng các phương pháp thống kê-so sánh, lơ gíc kết hợp với lịch sử, tổng kết
thực tiễn, Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả của các cơng trình nghiên cứu
trước đây và cập nhật những thông tin mới về chủ đề nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Khái quát hóa cơ sở khoa học về FDI, đi sâu vào phân tích hình thức, đặc
điểm, tác động của FDI, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tác động của
FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở ở nơi tiếp nhân đầu tư.
- Phân tích những tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh
Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào, làm rõ những tác động tích cực và những tác
động tiêu cực và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm vừa tăng cường thu hút nguồn vốn này, vừa phát
huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của FDI đối với phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Chăm Pa Sắc, CHDCND Lào đến năm 2025.

6. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án nay, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu

tham khảo, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGỒI Ở CỘNG HỊA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về FDI vào Lào
Đối với CHDCND Lào bắt đầu từ 1994, sau khi ban hành Luật Đầu tư
nước ngoài lượng FDI vào nước CHDCND Lào ngày càng tăng lên, góp phần
đáng kể vào việc phát triển KT-XH. Tuy nhiên, để thu hút FDI với số lượng lớn
và vận dụng nó có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là vấn đề tạo lập mơi
trường sinh động, khuyến khích, hấp dẫn thì mới đạt mục tiêu đặt ra. Từ đó, các
cơ quan đoàn thể, các nhà lãnh đạo đã quan tâm nghiên cứu về FDI cả về
phương diện lý luận và thực tiễn ngày càng nhiều hơn. Có thể kể đến các cơng
trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về FDI như:
- Xỉ la Viêng kẹo (1996), “Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và ASEAN
những cơ hội, lợi ích và thách thức”
- Khảy Khăm Văn Na Vông Sỷ (2002), “Mở rộng quan hệ kinh tế giữa
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện
nay”
- Xay Xổm Phon Phơm Vi Hàn (2003), “Tồn cầu hóa và hội nhập của
CHDCND Lào trong nền kinh tế thế giới hiện nay”
- Xổm Xạ Ạt Un Xi Đa (2005), “Hồn thiện các giải pháp tài chính
trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Cộng hịa Dân chủ nhân dân Lào
đến năm 2010”
- Phon Xay Vi Lay Suc (2009). “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi

vào Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào”
- Seng Phai Văn Seng A-Phon (2012), "Quản lý nhà nước về thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngồi (FDI) ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào"
- Văn Xay Sen Nhot (2015), "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
các tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào"
- Phon Xay Chăn Thạ Văn (2015), "Quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi trong lĩnh vực cơng nghiệp mỏ ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào"
1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về FDI với phát triển kinh tế - xã
hội ở Lào
Đã có nhiều nghiên cứu về vốn FDI với phát triển KT-XH. Các nghiên
cứu đã tập trung vào các khía cạnh khác nhau nhằm thu hút và sử dụng vốn FDI
trong phát triển KT-XH của đất nước. Dưới đây là tổng thuật các công trình
nghiên cứu chủ yếu về vấn đề này.


4
- Bua Khăm Thíp Pha Vơng (2001), “Đầu tư trực tiếp nước ngồi trong
phát triển kinh tế ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào”.
- Khăm Xảy Năn Thạ Vông (2009), "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trong phát triển kinh tế ở CH DCND Lào".
- Vi Lạ Vông But Đa Khăm (2011), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”.
- Sỉ Sạ Vạt King Da La (2017), "Chính sách huy động các nguồn vốn
nước ngoài để cho phát triển kinh tế-xã hội".
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở MỘT SỐ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGỒI

1.2.1. Một số cơng trình nghiên cứu về FDI ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ khi Luật ĐTNN (1987) được ban hành đến nay, đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu, với quan điểm khá phong phú của các cá nhân

hoặc tập thể tiếp cận về vấn đề FDI đối. Có thể kể đến các cơng trình nghiên
cứu dưới các góc độ khác nhau về FDI như:
- Mai Đức Lộc (1994), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển
kinh tế Việt Nam ”
- Nguyễn Huy Thám (1999), “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài
ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam ”
- Hoàng An Quốc (2001), “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước
khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ đổi mới ”
- Tống Quốc Đạt (2005), “Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành
kinh tế ở Việt Nam”
- Trần Quang Lâm, An Như Hải (2006), “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi
ở Việt Nam”
- Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2006), “Những vấn đề kinh tế - xã
hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, kinh nghiệm Trung Quốc và
thực tiễn Việt Nam”
- Trần Thị Minh Châu (2007), “Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt
Nam”
- Hồng Thị Bích Loan (2008), “Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty
xuyên quốc gia vào Việt Nam”
- Bùi Huy Nượng (2010), “Giải pháp tăng cường đầu tư trực tiếp nước
ngoài sang Lào của các doanh nghiệp Việt Nam”
- Đặng Hoàng Thanh Nga (2011), “Đầu tư trực tiếp nước ngồi của các
cơng ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ ở Việt Nam”
- Đào Văn Hiệp (2012), “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam”


5
- Phùng Xuân Nhạ (2013), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Lý
luận và Thực tiễn”

- Trần Nguyễn Tuyên (2018), “Thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam: Kết quả đạt
được và những vấn đề đặt ra”
- Trần Văn Hùng (2019), “Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi góp phần phát triển kinh tế - xã hội”.
1.2.2. Một số cơng trình nghiên cứu về FDI ở Thái Lan
- Chu-pha-thịp Yềm-chít-mệt-ta (1989), “Đầu tư trực tiếp nước ngồi tại
Thái Lan”
- Chu-pha-thịp Yềm-chít-mệt-ta (1991), “Đầu tư trực tiếp của nước
ngoài tại Thái Lan”
- Của A-nụ-xa Tộn-xụ-rát (1994), "Các yếu tố tác động đầu tư của Nhật
Bản tại Thái Lan và sự tác động đến nền kinh tế của Thái Lan"
- Le Net (2014), “Thu hút FDI bài học từ Thái Lan”.
1.2.3. Một số cơng trình nghiên cứu về FDI ở Trung Quốc
- Liu Dongyi (1991), "An analysis of Foreign Direct Investment in
China’s special Economics Zone"
- WuYarui (1999),“Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự phát triển kinh tế ở
Trung Quốc”
- Yaingqui và AnnieWei (2004),“Đầu tư trực tiếp nước ngoài - nghiên cứu
ở sáu nước”
- Nguyễn Kim Bảo (2004), “Điều chỉnh một số chính sách kimh tế ở
Trung Quốc”
- Luo How thien (2014),“ Tạo lập môi trường đầu tư cho doanh nghiệp
đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Trung Quốc”
- Phet-Sa-Mon-Phom-Ma-Ly (2018), “Dịng vốn FDI vào Trung Quốc”.
1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.3.1. Những kết quả chủ yếu từ các cơng trình nghiên cứu liên quan
Các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố của các tác giả trong và ngoài

nước chủ yếu tập trung nghiên cứu về FDI như sau:
- Phân tích nguyên nhân dẫn tới di chuyển vốn quốc tế và vốn FDI ở trên
thế giới, Nguồn vốn FDI giữa các nước phát triển với nhau, giữa các nước phát
triển với các nước đang phát triển, giữa các nước đang phát triển và các nước
kém phát triển với nhau.
- Làm rõ nội dung cơ bản và các phương thức FDI.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào các nước tiếp nhận đầu tư.


6
- Phân tích chính sách thu hút FDI của một số quốc gia trên thế giới như
Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,..Đây là những nước có chính sách thu hút
FDI khá thành cơng.
- Phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI vào một nước hoặc
vào một địa phương ở Việt Nam và Lào.
- Nghiên cứu một số khía cạnh khác nhau về FDI vào Lào như vai trò của
FDI đối với sự phát triển KT-XH của Lào, chính sách tài chính đối với FDI vào
Lào, một số vấn đề về thu hút FDI vào Lào,
- Đề xuất giải pháp phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực
của FDI, thúc đẩy phát triển KT-XH ở Lào…
1.3.2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc cần tiếp tục nghiên
cứu
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nhưng cịn có nhiều vấn đề cần
phải tiếp tục nghiên cứu như:
- Cịn có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của FDI đối với sự phát
triển của một quốc gia.
- Một số vấn đề lý luận về FDI của một nước cịn có nhiều tranh cãi, có
nhiều cách hiểu khác nhau hoặc chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Chẳng
hạn, Quan niệm FDI, nội dung về FDI, các mục tiêu về thu hút FDI, các nhân tố
ảnh hưởng tới FDI.

- Đặc biệt, hiện đang cịn thiếu sự nghiên cứu một cách có hệ thống, bài
bản và sâu sắc về cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI tại CHDCND Lào. Cho
đến nay, các cơng trình nghiên cứu, phân tích đánh giá một cách tổng thể, dài
hạn về thực trạng về nguồn vốn FDI ở Lào trong cả thời kỳ từ khi thực hiện chủ
trương, đường lối đổi mới, mở cửa, thu hút FDI của Đảng và Nhà nước nước
CHDCND Lào chưa nghiên cứu một cách đồng bộ.
- Phân tích sự tác động của các nhân tố, do hình thức FDI tạo ra đối với sự
phát triển kinh tế của mỗi quốc gia hiện nay. Phân tích và tổng kết những bài học
kinh nghiệm trong việc phát huy hiệu quả nguồn vốn FDI trong thời gian qua.
- Phân tích những đặc điểm vận động của dịng vốn FDI. Phân tích sự tác
động qua lại của FDI với phát triển KT-XH ở Tỉnh Chăm pa sắc. trong đó trình
bày quan điểm phương hướng và những biện pháp cơ bản nhằm phát huy tác
động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của FDI trong việc phát triển KT-XH
của Tỉnh Chăm pa sắc nước CHDCND Lào.


7
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI

2.1.1. Quan niệm về FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh của nhà đầu tư nước
ngồi bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để thiết lập các cơ sở sản
xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, nhờ đó họ có quyền sở hữu và trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích
thu được lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó.

2.1.2. Ngun nhân hình thành FDI
Cho đến nay, đã có nhiều lý thuyết được đưa ra để giải thích nguyên nhân
hình thành FDI. Trong luận án này tác giả nghiên cứu theo các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với các quan điểm của các học giả khác như:
Lý thuyết lợi nhuận cận biên của vốn do Mác - Dougale, Lý thuyết chiết trung
hay mơ hình OLI của Dunning, Lý thuyết về các bước phát triển của đầu tư, Lý
thuyết về lợi thế so sánh dẫn đến sự chênh lệch về hiệu qủa đầu tư nước ngoài,
thúc đẩy sự di chuyển của luồng vốn đầu tư nước ngoài của Harrod Domar.
2.1.3. Mục đích của FDI
Mục đích của các chủ đầu tư: Đối với chủ ĐTNN là tư nhân, thì họ sẽ
tận dụng đồng vốn của mình để tìm kiếm thị trường đầu tư ở các nước có mơi
trường đầu tư thuận lợi, để đạt được lợi nhuận tối đa. Đối với chủ ĐTNN là nhà
nước xuất khẩu vốn, thì ngồi mục tiêu lợi nhuận cịn đặt ra mục tiêu nâng cao
vị thế, uy tín trên trường quốc tế hoặc tạo ra sự ràng buộc nhằm khống chế, nô
dịch nền kinh tế nước nhận đầu tư nước ngồi.
Mục đích của các nước tiếp nhận đầu tư: được xác định thông qua mục
tiêu phát triển KT-XH của đất nước. Do đó, chính phủ những nước nhận FDI
phải định kỳ xem xét lại các chính sách và pháp luật của mình nhằm bảo đảm
thu hút FDI, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư để tăng thêm tính hấp dẫn,
thơng thống nhằm khuyến khích FDI, nhưng vẫn chú trọng an tồn quốc gia,
độc lập dân tộc và hai bên cùng có lợi.
2.1.4. Các hình thức FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngồi thường được thực hiện qua các hình thức chủ
yếu như: Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước


8
ngồi, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh,
đầu tư theo hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao BOT, đầu tư thông
qua mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con, hình thức cơng ty cổ phần, hình thức chi

nhánh cơng ty nước ngồi, hình thức cơng ty hợp danh, hình thức đầu tư mua
lại và sát nhập. Ngồi các hình thức nêu trên cịn có các hình thức khác như
hình thức đặc khu kinh tế và khu kinh tế riêng biệt, khu kinh tế biên giới, cửa
khẩu...
2.1.5. Đặc điểm FDI
Nghiên cứu FDI ở các nước trên thế giới, có thể thấy FDI có các đặc
điểm sau:
Một là, đặc điểm về nguồn vốn: Hai là, đặc điểm về vốn góp: Ba là, đặc
điểm về quyền quản lý: Bốn là, đặc điểm về quyền sở hữu và quyền sử dụng
vốn: Năm là, FDI là hình thức đầu tư dài hạn bởi hoạt động đầu tư này gắn liền
với việc xây dựng các cơ sở, chi nhánh sản xuất kinh doanh tại nước sở tại.
2.1.6. Nhân tố ảnh hưởng đến FDI
Những nhân tố bên trong như: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, tình
hình chính trị - xã hội, trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tiến trình hội
nhập kinh tế của quốc gia và địa phương, môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi
đầu tư, dân số và nguồn lao động, công tác vận động xúc tiến đầu tư. Các nhân
tố này thuận lợi là một trong những thế mạnh để thu hút FDI.
Những nhân tố bên ngoài như: Tình hình kinh tế thế giới, chính sách
của các nước tiếp nhận FDI và nước đầu tư, quy định của các tổ chức kinh tế
thế giới liên quan đến FDI, Điều đó, ảnh hưởng rất lớn tới chính sách, cơ chế
thu hút FDI của nước tiếp nhận FDI.
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ

2.2.1. Tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát
triển kinh tế-xã hội ở nước tiếp nhận đầu tư
FDI ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
rất nhiều quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển, FDI là một nhân tố tích
cực, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, góp vốn cho phát triển kinh tế xã hội, có vai trị về chuyển giao cơng nghệ, vai trò phát triển nguồn nhân lực
và tạo việc làm, vai trò đối với xuất khẩu, nhập khẩu, vai trị trong chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, góp phần hình thành các hình thức doanh nghiệp đa dạng liên
kết các ngành nghề...


9
2.2.2. Tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế-xã hội ở nước
tiếp nhận đầu tư
Mất cân đối trong đầu tư, tạo ra sự phụ thuộc về công nghệ, thị trường, lợi
dụng biện pháp chuyển giá để trốn thuế gây thiệt hại cho ngân sách, gây sức ép
cạnh tranh đến các doanh nghiệp trong nước, nguy cơ trở thành bãi thải công
nghệ gây ô nhiễm môi trường, FDI gây ra sự phát triển không đều giữa các
ngành, các lĩnh vực và các vùng lãnh thổ.
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT
TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ ĐỊA
PHƯƠNG Ở VIỆT NAM VÀ LÀO

Luận án nghiên cứu một số địa phương của Việt Nam và Lào như: Kinh
nghiệm của Thành phố Đà Nẵng Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương, Kinh
nghiệm của tỉnh Sạ Vẳn Nạ Kiết, Kinh nghiệm của Thủ Đơ Viêng Chăn Từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Chăm Pa Sắc như sau:
Thứ nhất, bảo đảm mơi trường kinh tế, chính trị ổn định là cơ sở để tăng
cường FDI.
Thứ hai, chủ trương, biện pháp, chính sách khi đã đề ra phải được qn
triệt thơng suốt, đầy đủ từ cấp tỉnh xuống đến cấp cơ sở, tạo ra sự thống nhất và
quyết tâm cao nhất trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm sự thành cơng của
biện pháp chính sách.
Thứ ba, cơng tác chỉ đạo, điều hành phải thơng suốt, thống nhất, có nền
nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo được niềm tin và độ tin cậy đối
với nhà đầu tư.
Thứ tư, về trình độ phát triển của nền kinh tế là mức độ phát triển về quản lý

kinh tế vĩ mô, kết cấu hạ tầng, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các
hoạt động kinh doanh của các nhà ĐTNN và mức độ cạnh tranh của nước chủ nhà.
Thứ năm, chuẩn bị nguồn nhân lực để tiếp thu nguồn vốn FDI.
Thứ sáu, thống nhất môi trường pháp lý.
Thứ bảy, có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm cơng tác kinh tế đối
ngoại nói chung và FDI nói riêng tinh thơng về nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế
đối ngoại, trong sạch về phẩm chất, đạo đức.
Thứ tám, tăng cường vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước đối với việc
phát huy tối đa các tác động tích cực của FDI và hạn chế những tác động tiêu
cực mà FDI mang lại.


10
Chương 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC, CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
3.1. NHỮNG THUẨN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC

3.1.1. Những thuận lợi trong thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
tỉnh Chăm Pa Sắc
Chăm Pa Sắc là một tỉnh lớn, là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại, dịch vụ và du lịch của miền Nam Lào. Diện tích đất tự nhiên là
1.541.500 ha, trong đó đất canh tác 646.000 ha, Dân số toàn tỉnh là 733.582 người,
nữ 370.433 người, Chăm Pa Sắc phát triển kinh tế đạt được nhịp độ tăng trưởng
khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn (2006-2018)
của tỉnh Chăm Pa Sắc là: 9,5% là một kết quả đáng khích lệ. thu nhập bình qn
tính theo đầu người năm 2018 là 2.587 USD/người. Chăm Pa Sắc đã xây dựng
được một số cơ sở hạ tầng KT-XH, hệ thống đường giao thông được nối với các

tỉnh của các nước trong khu vực. có tài nguyên phong phú, có đất đai phù hợp với
việc trồng trọt, chăn ni. Có nhiều sơng suối chảy quanh năm, Đây là một Tỉnh
hấp dẫn để mời gọi nhà ĐTNN vào đầu tư ở tỉnh Chăm Pa Sắc trên mọi lĩnh vực.
3.1.2. Những khó khăn trong thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngòai ở
tỉnh Chăm Pa Sắc
Chăm Pa sắc chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ phân
tán, mang nặng đặc tính sản xuất tự nhiên, tự cấp tự túc. Chất lượng hàng nông
sản thấp, năng suất lao động trong nông nghiệp chưa cao. Công nghiệp cịn nhỏ
bé, cơng nghệ cịn lạc hậu, các doanh nghiệp sản xuất cịn ít, nhỏ. Quy mơ nền
kinh tế nhỏ bé, thu nhập thấp, mức sống dân cư thấp... đây là những khó khăn
khơng hấp dẫn đối với nhà ĐTNN.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH
CHĂM PA SẮC GIAI ĐOẠN (2006 - 2018)

3.2.1. Tình hình FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc
Hiện nay (2018), tỉnh Chăm Pa Sắc đã có 286 dự án FDI đang hoạt động
với tổng số vốn đầu tư là 27.526,92 tỷ kíp
Bảng 1: Tình hình thu hút FDI của tỉnh Chăm Pa Sắcgiai đoạn 2006-2018
Đơn vị tính: tỷ kíp
Năm

Tổng số dự án

Vốn pháp định

2006-2010
2011 -2015
2016-2018

144

208
286

12.733,92
18.826,28
27.526,92

Vốn đầu tư thực hiện
8.924,87
13.432,89
20.132,76

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn (2006 -2018)


11
Chăm Pa Sắc là địa phương có tỷ lệ dự án triển khai khá thành công. Đa
số các dự án FDI sau khi được cấp giấy phép đã nhanh chóng hồn thành thủ
tục hành chính, xây dựng cơ sở và đi vào hoạt động chiếm 86% tổng số dự án
FDI đã được cấp phép. Trong đó các dự án FDI tại lĩnh vực nơng nghiệp - lâm
nghiệp có 92 dự án đầu tư với vốn là 5.157,79 tỷ kíp lĩnh vực cơng nghiệp có
91 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 12.446,08 tỷ kíp và lĩnh thương mại
- vực dịch vụ có 103 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 9.933,05 tỷ kíp.
Đến nay tỉnh Chăm Pa Sắc đã có các nhà ĐTNN từ 23 nước và vùng
lãnh thổ có dự án FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc. Trong số 23 quốc gia có dịng vốn
FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc lớn nhất thì có 4 quốc gia. Xếp theo lượng vốn đầu
tư từ lớn đến nhỏ, có thể thấy vốn đầu tư lớn nhất là Trung Quốc với tổng số
vốn đầu tư là 5.379,96 tỷ kíp. Malaysia có tổng số vốn đầu tư là 5.289,39 tỷ kíp.
Việt Nam có tổng số vốn đầu tư là 4.478,55 tỷ kíp. tiếp đó là Thái Lan có tổng
số vốn đầu tư là 3.939,92 tỷ kíp. Nếu xếp theo số dự án đầu tư thì Việt Nam

đứng đầu với 67 dự án, đứng thứ hai là Thái Lan với 61 dự án, tiếp đó là Trung
Quốc với 38 dự án, Malaysia 20 dự án...
Trên thực tế, các nhà ĐTNN vào tỉnh Chăm Pa Sắc chủ yếu áp dụng 2 hình
thức đã được thực hiện. Đó là DNLD và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Cho đến nay (2018), tại tỉnh Chăm Pa Sắc. Có 151 dự án liên doanh, với số vốn
đầu tư 8.527,11 tỷ kíp chiếm 31% và 135 dự án 100% vốn FDI, với số vốn đầu
tư 18.999,81 tỷ kíp chiếm 69%.
3.2.2. Đánh giá tình hình thu hút FDI của Chăm Pa Sắc
Những kết quả đạt được trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI
Vốn FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc đã bổ sung quan trọng vào nguồn vốn cho
đầu tư phát triển. Tính đến năm 2018 tổng số vốn đầu tư tồn xã hội tại tỉnh
Chăm Pa Sắc là 39.272,58 tỷ kíp trong đó vốn FDI là 27.526,92 tỷ kíp, chiếm
70,09%. Qua đó, các doanh nghiệp FDI đã sản xuất và xuất khẩu hàng hố, tăng
nguồn thu ngoại tệ và đóng góp rất quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu theo số
liệu của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2018 xuất khẩu củ khu vực FDI là 587 triệu
USD. Đồng thời, chất lượng và phẩm chất của đội ngũ cán bộ - công chức trực
tiếp giải quyết cơng tác thủ tục hành chính đã được nâng cao, có trách nhiệm
trong thực hiện nhiệm vụ. đã xây dựng được bộ máy nhà nước về thu hút FDI
của địa phương ngày càng hoàn thiện và một đội ngũ cán bộ công chức về thu
hút FDI ngày càng được nâng cao về chất lượng.
Những mặt hạn chế trong việc thực hiện FDI
Số dự án đang đầu tư hầu hết có quy mơ nhỏ, có những dự án FDI hoạt động
khơng có hiệu quả, một số dự án phải thu hồi giấy phép đầu tư, ngừng hoạt động;
… Hầu hết doanh nghiệp FDI các ngành công nghiệp của tỉnh Chăm Pa


12
Sắc vẫn chỉ ở trình độ cơng nghệ khiêm tốn, tạo được ít giá trị gia tăng, năng lực
cạnh tranh hạn chế, chưa khai thác và phát huy được một cách có hiệu quả những
tiềm năng thế mạnh của địa phương; Sản xuất của một số doanh nghiệp FDI gây

ô nhiễm mơi trường; Về mặt vị trí địa lý, FDI mới chỉ tập trung ở vùng kinh tế
trọng điểm, như huyện Pắc Xong, Pác Xê, Ba Chiêng..., chưa tác động nhiều tới
phát triển nông nghiệp - nông thôn, vùng sâu vùng xa; Các dự án FDI được triển
khai và đã đi vào hoạt động chưa góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Cho đến nay bản đồ địa lý FDI của nhà đầu tư vẫn khác với bản đồ tỉnh Chăm Pa
Sắc muốn lập ra cho họ. Trong khi đó mơi trường đầu tư, tính bền vững của chiến
lược và qui hoạch thu hút FDI của Tỉnh còn khơng ít bất cập.
Ngun nhân
Là do hệ thống pháp luật, chính sách chưa đồng bộ, cơng tác quy hoạch và
quản lý thực hiện quy hoạch chưa hiệu quả, công tác tuyên truyền, quảng bá về
chủ trương, các chính sách ưu đãi hoạt động và thu hút FDI còn hạn chế, chưa huy
động được, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp trong việc
giải quyết những công việc liên quan đến dự án FDI chưa tốt. Bên cạnh đó, tỉnh
Chăm Pa Sắc cịn nóng vội trong thu hút FDI, thiên về lợi ích trước mắt mà chưa
tính đến vấn đề chiến lược, thu hút FDI cịn chạy theo số lượng mà thiếu quan tâm
đến chất lượng, ảnh hưởng đến các cân đối tổng thể của nền kinh tế.
3.3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC GIAI
ĐOẠN (2006-2018)
3.3.1. Những tác động tích cực của FDI đến phát triển kinh tế -xã hội
ở tỉnh Chăm Pa Sắc
FDI bổ sung thêm nguồn vốn đề khai thác tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh.
Vốn FDI thực hiện tăng nhanh qua các năm, nhất là từ năm 2006 đến này. Vốn
FDI đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn bù đắp quan trọng
cho cân bằng vốn của Nhà nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Bảng 2: Vốn đầu tư phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh Chăm
Pa Sắc thời kỳ 2006-2018
Đơn vị tính: Tỷ kíp
Năm 2006-2010 2011-2015 2016-2018
Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư xã hội
18.394,48 25.238,23 39.272,58
I. Vốn rong nước
8.994,97
10.192,54 11.745,66
% Vốn trong nước/Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 48,91%
40,38%
29,91%
II. Vốn nước ngoài
9.399,51
15.045,69 27.526,92
%Vốn nước ngoài/Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
51,09%
59,62%
70,09%
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2018.


13
FDI thực sự đã trở thành nguồn vốn rất quan trọng cho nền kinh tế của tỉnh
Chăm Pa Sắc. FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc trong giai đoạn thực hiện kế hoạch
phát triển KT-XH lần thứ VI (2006-2010) đạt 18.394,48 tỷ Kíp tổng vốn đầu tư
xã hội. Trong đó, Vốn FDI là 9.399,51 tỷ Kíp chiếm 51,09%. Đến giai đoạn
(2016-2018) FDI thực sự đã trở thành nguồn vốn rất quan trọng trong vốn đầu
tư xã hội 39.272,58 tỷ Kíp. Trong đó, vốn FDI là 27.526,92 tỷ Kíp chiếm
70,09% cịn vốn đầu tư trong nước chỉ 11.745,66 tỷ Kíp, bằng 29,91%
Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho
người dân
Tính đến nă m 2017, đã trực tiếp giải quy ết việc làm cho khoảng 10.169
ngườ i. Đây là số lao động tuyển dụ ng vào các doanh nghiệp và hàng ngàn lao

động khác được huy động vào các công việc hỗ trợ và dịch vụ cho khu vực kinh
tế.
Bảng 3: FDI góp phần giải quyết việc làm ở tỉnh Chăm Pa Sắc
thời kỳ 2006-2017
Đơn vị tính: người
Năm

2006

2010

2015

2017

Chỉ tiêu
Dân số toàn Tỉnh
610.655
642.785
705.000
733.582
Lực lượng lao động
342.889
370.034
449.997
410.566
Lao động khu vực FDI
2.998
5.144
8.788

10.969
Tỷ lệ so với lực lượng lao động
0,87%
1,39%
2,14%
2,43%
trong Tỉnh (%)
Nguồn: Sở Lao động và phúc lợi xã hội tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2017.
Theo số liệu trên cho thấy, số lao động tham gia vào khu vực FDI của Tỉnh

có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006 các doanh nghiệp FDI góp phần giải
quyết việc làm cho tỉnh Chăm Pa Sắc là 2.998 lao động, chiếm 0,87% tổng số
lao động trong tồn Tỉnh. Đến năm 2017 FDI góp phần giải quyết việc làm cho
tỉnh Chăm Pa Sắc là 10.969 lao động, chiếm 2,43% tổng số lao động trong toàn
Tỉnh và cao hơn gần 4 lần so với năm 2006.
FDI góp phần đáng kể cho tăng thu ngân sách nhà nước
Vai trò của FDI còn thể hiện qua việc đóng góp vào ngân sách của tỉnh từ việc
nộp thuế. Trong giai đoạn thực hiện kế hạch phát triển KT-XH 5 năm lần thứ VI
(2006-2010) của tỉnh Chăm Pa Sắc tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỉnh là
2.939,45 tỷ kíp, trong đó thu từ khu vực FDI là 323,33 tỷ kíp bằng 10,99% tổng
thu ngân sách của Tỉnh. Và giai đoạn thực hiện kế hạch phát KT-XH 5 năm lần thứ
VIII (2016-2020) tính đến này (2018), Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa


14
bàn tỉnh Chăm Pa Sắc là 4.475,13 tỷ kíp, Khu vực FDI đã góp phần đáng kể
cho tổng thu ngân sách với số lượng là 581,76 tỷ kíp chiếm 12,99%.
Bảng 4: Tổng thu ngân sách tỉnh Chăm Pa Sắc và đóng góp của
khu vực FDI giai đoạn 2006-2018
Đơn vị tính: Tỷ kíp

Năm
Đóng góp của FDI
Tổng thu ngân sách của Tỉnh
Đóng góp của FDI cho ngân sách của Tỉnh
% đóng góp của FDI vào ngân sách của Tỉnh

2006-2010

2011-2015

2016-2018

2.939,45
323,33
10,99%

4.145,35
497,44
11,99%

4.475,13
581,76
12,99%

Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn 2006-2018.
FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Có đầu tư mới có tăng trưởng đó là một quy luật bất di bất dịch. Do vậy,
vốn FDI trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Từ (2006-2018) tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn luôn ổn định và ở mức
cao (bình quân 9.5%/năm)

Tốc độ tăng GDP trong giai đoạn thực hiện kế hạch phát triển KT-XH 5
năm lần thứ VI (2006-2010) là 9,5% đóng góp của FDI vào GDP là 0,89%. đến
năm (2011-2015) là 11,1% đóng góp của FDI vào GDP là 0,94%. Trong thời kỳ
(2016-2018) tốc tộ tăng trưởng GDP chỉ đạt 8% nhưng đóng góp của FDI vào
GDP đạt tới 1,13%. Các doanh nghiệp FDI đóng góp vào GDP của tỉnh tăng
dần qua các năm.
FDI góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương
FDI góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc có
bước thay đổi theo hướng tích cực.
Bảng 5: Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc (2006-2018)
Đơn vị tính: %
Ngành
Nông nghiệp
Conga nghiệp
Dịch vụ
Tổng cộng

Năm

2006-2010

2011-2015

2016-2018

50,1
24,2
25,7
100


42,2
28,3
29,5
100

31,9
32,1
36
100

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư (2018), Tỉnh Chăm Pa Sắc.
FDI góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh
Kết cấu hạ tầng giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc thu hút các
nhà Đ TNN, đây được xem là “môi trường cứng” cho việc thu hút FDI. Tại tỉnh
Chăm Pa Sắc, trong những năm vừa qua, bằng nhiều nguồn vốn huy động từ


15
trong nước và vốn viện trợ, vốn nhân đạo y tế, vay nước ngồi, bằng những
chính sách quan trọng Chính phủ đã đầu tư rất lớn để phát triển hạ tầng vật chất,
cụ thể: Xây dựng hệ thống đường giao thông, kho bãi, cấp điện, cấp nước, xây
dựng hệ thống viễn thơng. nâng cao nhanh chóng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của
Tỉnh. Tính đến năm 2018 số dự án FDI thực hiện trong lĩnh vực này là 45 dự án
với tổng số vốn là 2.938,88 tỷ kíp. Từ đó thúc đẩy các ngành và các lĩnh vực
khác phát triển. Đặc biệt là kích thích ngành dịch vụ phục vụ hoạt động FDI
phát triển, thể hiện ở sự xuất hiện ngày càng nhiều nhà hàng, khách sạn, khu vui
chơi, giải trí, khu du lịch trên địa bàn Tỉnh.
FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu,
mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Hoạt động FDI góp phần hình thành và phát triển một số ngành cơng

nghiệp quan trọng của Tỉnh như năng lượng, điện lực, thủ cơng nghiệp, khống
sản, dịch vụ, cơng nghiệp chế biến nơng sản, thực phẩm... Các doanh nghiệp
FDI đã sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và xuất khẩu hàng hố,
góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh. Có thể thấy rằng, trong thời kỳ
2006 - 2018, xuất khẩu của khu vực FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc đã tăng lên liên
tục hàng năm như năm 2006 xuất khẩu củ khu vực FDI là 178,8 triệu USD đến
năm 2010 là 392 triệu USD và năm 2018 là 587 triệu USD.
3.3.2. Những tác động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế -xã hội
ở tỉnh Chăm Pa Sắc
Một số dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất đã lạm dụng tài nguyên, gây
ô nhiễm môi trường trầm trọng, chuyển giao công nghệ lạc hậu vào tỉnh
Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Chăm Pa Sắc một số
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp hàng năm thải ra 2.300 -2.700 tấn
rác. Trong khi đó, khả năng thu gom của các đơn vị hiện tại chỉ được khoảng
1650 tấn. Việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong các nguyên
nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tuy mức độ ảnh hưởng
không lớn, nhưng là vấn đề cần được quan tâm, trong đó có 3 dự án trong
ngành năng lượng, 7 dự án thủy nông, 2 xưởng rượu, 1 xưởng bia, trình độ cơng
nghệ thấp, cơng nghệ lạc hậu hơn trình độ chung của ngành.
FDI tạo sự cạnh tranh gay cắt đối với một số doanh nghịêp trong nước
FDI đã tạo ra sự cạnh tranh khơng bình đẳng, có trường hợp, tỉnh Chăm Pa
Sắc đã buộc phải chuyển nhượng luôn phần vốn góp của đối tác trong nước cho
đối tác nước ngoài trong liên doanh. Như chúng ta thấy đến năm 2018 tại tỉnh
Chăm Pa Sắc. Có 151 dự án liên doanh, với số vốn đầu tư 8.527,11 tỷ kíp chiếm
31% và 135 dự án 100% vốn FDI, với số vốn đầu tư 18.999,81 tỷ kíp chiếm 69%.


16
FDI gây ra mất cân đối trong cơ cấu kinh tế
Do động cơ chủ yếu của FDI là chạy theo lợi nhuận tối đa nên FDI chỉ tập

trung đầu tư vào những ngành những nơi có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận,
cịn vùng khó khăn vùng sâu, vùng xa như huyện Mun La Pa Môc, huyện Chăm
Pa Sắc, Su Khu Ma và huyện Sa Nạ Sổm Bun có tỷ lệ thu hút FDI rất ít trong
bốn huyện này chỉ có doanh nghiệp FDI là 27 dự sán với số vốn đầu tư là
2.847,92 tỷ kíp bằng 10,34% so với tổng số vốn toàn Tỉnh.
FDI gây ra những xung đột về mặt xã hội
FDI di chuyển vào trong nước làm tăng thu nhập của vốn FDI trên thị trường
trong nước và làm giảm thu nhập của vốn trong nước. Do đó có thể gây ra làn
sóng “bài ngoại” của vốn trong nước và hiện tượng phân biệt hoặc xung đột ngấm
ngầm, hoặc công khai trong quan hệ giữa vốn trong nước và vốn FDI. Đồng thời,
do cách xử sự trên cơ sở những sự khác biệt về văn hóa của nước chủ nhà gắn với
mối quan hệ “bóc lột” của vốn đối với lao động, sự khác biệt trong nhận thức về
pháp luật, cách hiểu khác nhau về thái độ trong quá trình điều hành, giao tiếp và
xử sự làm phát sinh các cuộc xung đột lao động giữa giới chủ với cơng nhân.
3.3.3. Ngun nhân của tình hình trên
Ngun nhân của những mặt tích cực
Nguyên nhân khách quan; Do CHDCND Lào chính thức trở thành thành
viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nên hình ảnh của đất nước Lào nói
chung, hình ảnh của tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng được nhiều nhà ĐTNN biết đến.
Tỉnh Chăm Pa Sắc có vị trí địa lý thuận lợi như; có sân bay, đường thủy, đường bộ
thuận lợi, có cửa khẩu quốc tế hoặc có kết cấu hạ tầng kỹ thuật khá thuận lợi, có
điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, yếu tố đầu vào cho
sản xuất phong phú, thuận lợi cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp FDI, thúc
đẩy giao lưu kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nguyên nhân chủ quan; UBND tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện tốt
công tác thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án FDI hoạt động.
cải cách thủ tục hành chính, cấp giấy phép đầu tư đơn giản, nhanh chóng qua
một cửa, xử lý những dự án FDI khơng có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi về
cơ chế, chính sách đối với các dự án lớn và các dự án liên quan đến tài nguyên
thiên nhiên. Vận dụng hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách của nhà nước liên

quan đến FDI năng động, sáng tạo, mơi trường đầu tư kinh doanh có bước tiến
phù hợp hơn với thực tế và thông lệ quốc tế.
Nguyên nhân của các mặt tiêu cực
Nguyên nhân khách quan; Mơi trường kinh tế quốc tế có nhiều biến động,
ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút FDI vào Lào, vì vậy đã gây khó khăn cho hoạt
động thu hút FDI vào tỉnh Chăm Pa Sắc. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật


17
của nhà nước liên quan đến đầu tư, xây dựng, đất đai cịn thiếu và chưa đồng
bộ, chưa tương thích giữa các luật, nghị định có liên quan, khó khăn trong việc
tổ chức thực hiện thu hút và sử dụng FDI.
Nguyên nhân chủ quan; Nhận thức, quan điểm về vai trò của FDI trong
sự nghiệp phát triển KT-XH ở tỉnh Chăm Pa Sắc, của các cấp, các ngành còn
chưa thống nhất, Điều đó ảnh hưởng, chi phối tới việc hoạch định chính sách,
thực hiện luật pháp cũng như cơng tác chỉ đạo điều hành thực tiễn đối với hoạt
động của các dự án FDI. Công tác tuyên truyền, quảng bá về chủ trương, các
chính sách ưu đãi hoạt động và thu hút FDI của tỉnh còn hạn chế; chưa lập được
các dự án có tính khả thi cao để tổ chức xúc tiến gọi vốn đầu tư.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG
TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở TỈNH CHĂM PA SẮC, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH
CHĂM PA SẮC ĐẾN NĂM 2025

4.1.1. Mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm
2025 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với mục tiêu phát triển KT-XH của nước CHDCND Lào. UBND tỉnh
Chăm Pa Sắc đã đề ra mục tiêu tổng quát phát triển KT-Xh của tỉnh Chăm Pa Sắc
giai đoạn 2025. Nỗ lực phấn đấu đưa Chăm Pa Sắc ra khỏi tình trạng kém phát
triển, phát triển KT-XH bền vững kết hợp chặt chẽ với việc bảo vệ quốc phịng,
giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm, thu nhập bình
quân tính theo đầu người năm 2025 đạt trên 4.700 USD/người. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tích cực, đến năm 2020 nơng nghiệp cịn 21%, cơng nghiệp
chiếm 37%, và dịch vụ có tỷ lệ cao hơn 42% của GDP.
Nhu cầu về vốn đầu tư
Mục tiêu thu hút vốn FDI cho phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc trong
thời gian tới phải phù hợp với mục tiêu đã đặt ra trong chiến lược. Khuyến khích
nhà đầu tư trong và nhà ĐTNN đầu tư đạt trên 49,86% của GDP. Dự kiến tổng
nguồn vốn đầu tư xã hội đến năm 2025 khoảng 25.689 tỷ kíp. Trong đó:
- Vốn đầu tư trong nước và FDI là 12.703 tỷ kíp chiếm 49,46%;
- Vốn Tín dụng ngân hàng và Vốn dân cư là 7.700 tỷ kíp chiếm 29.21%.


18
- Vốn ODA là 4.782 tỷ kíp chiếm 18.62%;
- Vốn Nhà nước là 696 tỷ kíp chiếm 2.71%.
Với những mục tiêu và yêu cầu về nguồn vốn như vậy, việc thu hút và
khuyến khích FDI là giải pháp quan trọng đóng góp cho việc thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và có thể đưa đất nước ra khỏi các
nước chậm phát triển đến năm 2025.
4.1.2. Phương hướng phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực của FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc
Phương hướng thu hút FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc
Để thu hút FDI vào phát triển kinh tế - xã hội, để nhận thức đúng việc tiếp
nhận, sử dụng FDI, cần thực hiện tốt những phương hướng cụ thể sau:

- Cần có định hướng thu hút FDI đi đơi với thu hút công nghệ để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn.
- Tăng cường thu hút vốn FDI. hướng vào những thị trường giàu tiềm năng
và các tập đoàn kinh tế, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng
nguồn vốn FDI.
- Thu hút FDI một cách có chọn lọc, ưu tiên chất lượng đầu tư, dự án
"sạch", khuyến khích hơn nữa FDI vào các lĩnh vực sản xuất hàm lượng công
nghệ cao, công nghệ nguồn.
Phương hướng phát huy tác động tích cực của FDI
Để hướng các nhà đầu tư FDI vào thực hiện những nhiệm vụ phát triển KTXH của Tỉnh, cần ban hành danh mục những dự án kêu gọi vốn đầu tư với
những ưu đãi nhất định, định kỳ thường xuyên thông báo và trao đổi với các
nhà ĐTNN về các nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trên địa bàn Tỉnh. Lựa chọn
công nghệ khi tiếp nhận vốn FDI bằng chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án
bảo vệ mơi trường sinh thái, chế độ khuyến khích sản xuất sạch, các quy định
cụ thể về sử dụng khai thác tài nguyên đất, tài nguyên nước ngầm, xây dựng
quy chế bảo vệ môi trường các khu đô thị, công nghiệp và làng nghề.
Quản lý FDI với việc giải quyết vấn đề xã hội nảy sinh. giải quyết vấn đề
này, một mặt cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền luật pháp, chính sách,
nhằm tháo gỡ có hiệu quả những vướng mắc giữa người lao động với các doanh
nghiệp FDI. Khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp FDI vào tất cả các lĩnh
vực mà pháp luật không cấm, tạo thêm nhiều việc làm cho dân, góp phần đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Chăm Pa Sắc.
Phương hướng hạn chế tác động tiêu cực của FDI
Phải lựa chọn đối tác nước ngoài phù hợp với yêu cầu của Tỉnh, cần phải
thấy rằng FDI có những thế mạnh khác nhau về tài chính, về cơng nghệ, về quản
lý... Coi trọng chất lượng và hiệu quả, không những hiệu quả trước mắt mà cả lâu


19
dài, vì nhiều dự án FDI được cấp phép hoạt động vài chục năm. Thường xuyên

giám sát tình hình chấp hành luật lao động của các chủ doanh nghiệp. Nhất là
các chế độ về lao động, tiền lương, ký kết thoả ước lao động tập thể… nhằm
bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và chủ nhà ĐTNN.
Tăng cường công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với việc nhập
khẩu các thiết bị dây chuyền cơng nghệ, nhằm tránh phải nhập khẩu những máy
móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến mơi trường.
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH CHĂM PA SẮC

4.2.1. Đẩy mạnh thu hút FDI vào những lĩnh vực, ngành mà Tỉnh cần
để khai thác tiềm năng, thế mạnh
Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
- Về quy hoạch: Phải có quy hoạch thu hút FDI đúng nghĩa. Quy hoạch
đó phải đáp ứng được quy hoạch tổng thể về phát triển KT-HX đến năm 2025
của Tỉnh, quy hoạch phải lựa chọn các mũi nhọn để thu hút FDI. Đầu tiên là
những ngành nghề, sản phẩm mang tính chất lan tỏa về mặt cơng nghệ và trình
độ quản lý như: cơng nghiệp phụ trợ, dịch vụ chất lượng cao..., đáp ứng yêu cầu
bảo vệ môi trường bền vững.
- Về kế hoạch: Phải rõ ràng và có tiến độ thời gian nhất định, theo đó sẽ làm
cho nhà ĐTNN biết được hướng đầu tư dài hay ngắn hạn mà tính tốn đầu tư
chính xác; biết được ngành nghề và phương án đầu tư. Đồng thời, điều chỉnh kế
hoạch phát triển KT-XH vùng miền, lĩnh vực, ngành đến năm 2025 và cần triển
khai kế hoạch thành các quy hoạch cụ thể và liên kết ngành, lĩnh vực, vùng miền.
Tạo môi trường mềm cho các doanh nghiệp FDI
Tiếp tục giữ vững ổn định về chính trị- xã hội. Giữ vững sự ổn định về
kinh tế vĩ mô. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hữu nghị với các nước láng
giềng và các nước khác trên thế giới. Đảng ủy tỉnh và Chính quyền tỉnh Chăm
Pa Sắc hết sức coi trọng đến vấn đề này nhằm tạo ra sự an tâm cho các nhà
ĐTNN khi đến làm ăn tại tỉnh Chăm Pa Sắc.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách ưu đãi cho các nhà ĐTNN, nhất
là Về chính sách thuế. Lào cần quyết định thực hiện từng bước cải cách thuế, xây
dựng và ban hành hệ thống thuế thống nhất, hiệu lực cao trên phạm vi cả nước. Về
chính sách đất đai. Lào cần hoàn thiện chi tiết điều kiện thuê đất, chuyển nhượng
đất, thế chấp, thời gian thuê đất, giá thuê đất, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án
FDI đối với các nhà ĐTNN. Về chính sách thị trường. Nhà nước cần có chính sách
khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba;


20
Xây d ựng các đị nh ch ế tương ứng.tăng cường hoạ t động xúc tiến kêu
gọi đầu tư, xây dựng các định chế tài chính, thương mại khuyến khích sự phát
triể n của các ngành nghề trong nước. Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối
với FDI.
Tạo môi trường cứng cho các doanh nghiệp FDI
Chủ động xây dựng các kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng là một
chủ trương được hình thành tương đối lâu ở tỉnh Chăm Pa Sắc. cụ thể đối với
từng lĩnh vực, hạng mục cần được chú trọng như: Xây dựng cầu đường, kho
bãi; Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp điện, nước sạch; Đầu tư phát triển hệ
thống viễn thông. Xây dựng các KCX, KCN, khu mậu dịch tư do. Với mục tiêu
thu hút FDI, tiếp nhận công nghệ mới và phương pháp quản lý tiên tiến, thúc
đẩy sản xuất hàng hoá xuất khẩu, tiếp cận thị trường quốc tế, tạo việc làm, tiếp
tục hồn chỉnh các chính sách phát triển KCX, KCN, khu công nghệ cao, cải
cách thủ tục hành chính cho các KCX, KCN, theo hướng phát huy những thành
tựu đã đạt được trong thực hiện cơ chế "một cửa, tại chỗ", đảm bảo tính gọn,
hiệu lực và hoạt động có hiệu quả.
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực
Chính phủ cần phải tăng tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục các cấp từ
mẫu giáo đến trung học cơ sở; trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề,
đại học và sau đại học. Thiết lập các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư

phát triển các trường lành nghề hợp tác liên quốc tế có chất lượng, trình độ cao.
Chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, phù hợp với yêu cầu
thị trường. Đổi mới cơ chế để khuyến khích phát triển hệ thống các trường bán
công dân lập và trường tư thục. Nhà nước cần xây dựng chế độ đĩa ngộ nhằm
khuyến khích "xã hội hóa" cơng tác giáo dục đào tạo.
4.2.2. Nhóm giải pháp phát huy tác động tích cực của FDI ở tỉnh
Chăm Pa Sắc
Có chính sách khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của
Tỉnh
Chăm Pa Sắc có nhu cầu phát triển, mong muốn khai thác các tiềm năng,
lợi thế của mình để vươn lên nhưng tỉnh thiếu vốn, công nghệ, kỹ năng quản
lý… Chăm Pa Sắc, có thế mạnh về nơng, lâm nghiệp, du lịch và khống sản.
Song với chính sách thu hút khuyến khích đầu tư chính quyền Tỉnh phải xây
dựng được đội ngũ cán bộ hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực một cách
chuyên nghiệp, cùng với đó là sự đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, tạo tâm
lý yên tâm, phấn khởi cho nhà đầu tư khi đến với Chăm Pa Sắc.
Có chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, phụ trợ
Phát triển công nghiệp phụ trợ, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công
nghiệp phụ trợ tại tỉnh Chăm Pa Sắc. Xây dựng các trung tâm đào tạo kinh doanh


21
và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Xây dựng cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp tỉnh trong ngành công
nghiệp phụ trợ.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ, căn cứ vào Chương trình và đề xuất của Bộ
Cơng Thương, Bộ Tài chính cân đối kinh phí từ ngân sách để thực hiện các hoạt
động phát triển công nghiệp hỗ trợ (đối với kinh phí Trung ương); UBND tỉnh
Chăm Pa Sắc, phải xây dựng kế hoạch, dự tốn kinh phí thực hiện để bố trí
trong dự tốn ngân sách nhà nước của địa phương tỉnh Chăm Pa Sắc, theo quy

định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
Khuyến khích các doanh nghiệp FDI sử dụng cơng nghệ mới, hiện đại
Xây dựng các trung tâm dịch vụ tư vấn và thẩm định công nghệ để giúp các
nhà quản lý và đối tác tỉnh Chăm Pa Sắc thực hiện việc giám định chất lượng và
giá cả một cách đáng kể, tránh tình trạng nhập khẩu hoặc chuyển giao máy móc,
thiết bị lạc hậu với giá cả cao. tỉnh Chăm Pa Sắc cần xây dựng chiến lược tiếp thu
và phát triển kỹ thuật, công nghệ nhiều tầng và chu kỳ đổi mới công nghệ chung
của tỉnh làm cơ sở hướng dẫn và chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng chiến lược
riêng, cần chú trọng đổi mới, chế tạo thiết bị và đổi mới quản lý để sau một thời
gian thích hợp từng bước thay thế và làm chủ về kỹ thuật, cơng nghệ mới.
Khuyến khích các danh nghiệp FDI bảo vệ môi trường sinh thái
Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc với
phát triển bền vững môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi mới thiết bị,
công nghệ với hệ thống xử lý chất thải, các giải pháp hữu ích về bảo vệ mơi
trường. Quan trắc, thanh kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất trong việc
chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện nghiêm các
quy định của pháp luật trong đầu tư mới các cơng trình công nghiệp, trong khai
thác, chế biến và sử dụng tài nguyên…
4.2.3. Nhóm giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI ở tỉnh Chăm
Pa Sắc
Tăng cường quản lý nhà nước đối với các danh nghiệp FDI
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các doanh
nghiệp FDI, đặc biệt là việc quản lý dự án FDI sau cấp giấy phép đầu tư. Hướng
dẫn và phối hợp với các ban, ngành có liên quan đến giải quyết kịp thời các khó
khăn vướng mắc của nhà đầu tư, nhất là các vướng mắc khó khăn trong lĩnh vực
đất đai, môi trường, xuất nhập khẩu.
Xây dựng một chương trình quản lý và bảo vệ mơi trường một cách đồng
bộ, hiệu quả từ việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân, trong các
đơn vị, đến việc xây dựng tiêu chuẩn quy định và các điều kiện phương tiện để
quản lý và bảo vệ môi trường với các KCN, đặc biệt là giám sát việc chấp hành



22
pháp luật bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ nộp thuế, về lao động. Hàng năm tổ
chức cuộc gặp mặt các nhà ĐTNN để đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự
án FDI đến phát triển KT-XH của tỉnh Chăm Pa Sắc."Tiếp thu những kiến nghị
của nhà ĐTNN về các vấn đề phát sinh cần giải quyết, đặc biệt là hoạt động của
các cấp chính quyền làm cơ sở cho cải cách hành chính trong quản lý và nâng
cao hiệu quả của FDI.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật nhà
nước của các danh nghiệp FDI
Cần xác định nội dung, các hình thức trong tổ chức kiểm tra, thanh tra,
giám sát nhất là vấn đề xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý nhà nước, kiểm
tra, giám sát tài chính của các doanh nghiệp, các dự án nhằm "chống chuyển
giá". Hoàn thiện các quy trình quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát xây dựng và
thực hiện chính sách đối với các dự án đã được cấp phép đầu tư, thường xuyên
kiểm tra, rà soát phân loại các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước về FDI cần tìm ra tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,
khuyến khích hỗ trợ kịp thời đối với các nhà ĐTNN. Công tác kiểm tra, thanh tra
cần thực hiện chủ động, có kế hoạch, có phương pháp xử lý linh hoạt, mềm dẻo,
tạo ra sự công bằng, minh bạch. làm tốt cơng tác này sẽ góp phần quan trọng trong
cơng tác quản lý nhà nước đối với FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc ngày càng hiệu quả.
Có biện pháp hành chính đủ sức răn đe đối với các vi phạm luật pháp của
các danh nghiệp FDI như: gây ô nhiễm môi trường, vi phạm luật về lao động
Nhà nước cần tăng cường năng lực thể chế, hoàn thiện cơ sở pháp lý, kiện
tồn bộ máy và phân cơng rõ ràng, trách nhiệm cá nhân cụ thể, tăng cường kết nối
và kiểm tra theo quy trình đồng bộ trong cơng tác bảo vệ môi trường và lao động
từ Trung ương đến địa phương; điều chỉnh và cụ thể hóa các chính sách, cơ chế
hoạt động, quy trình tiếp nhận, xử lý tranh chấp, với các chế tài nghiêm khắc nhất
nhằm nhận diện và loại trừ nhanh chóng, kiên quyết những hành vi vô cảm, vô

trách nhiệm, vô đạo đức và những biểu hiện phi nhân văn, ích kỷ; đồng thời hỗ trợ
tích cực cho các tổ chức xã hội, bảo vệ môi trường và người lao động.
Xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường và lao
động trong văn hóa doanh nghiệp ở tỉnh Chăm Pa Sắc nhằm tăng cường cam
kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững.
Tăng cường kiểm soát giá chuyển nhượng ở các danh nghiệp FDI để
chống hành vi trốn thuế
Chuyển giá không chỉ làm thất thu ngân sách nhà nước, mà cịn tạo ra mơi
trường cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Để hạn chế tình trạng


23
này cần tập trung thực hiện hiệu quả vào một số giải pháp như: Hồn thiện
khn khổ pháp lý. Kiện toàn bộ máy, Áp dụng phương pháp định giá (APA cơ
chế thoả thuận trước về xác định giá). Chính quyền tỉnh Chăm Pa Sắc và các cơ
quan chức năng cũng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách
về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương trên địa
bàn tỉnh Chăm Pa Sắc. Cơ quan thuế cần tăng cường thanh tra giá chuyển giao,
xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành thuế. Xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp FDI trong
các cơ quan chức năng của tỉnh Chăm Pa Sắc để có sự phối hợp đồng bộ, thơng
suốt trong kiểm soát chuyển giá của các cơ quan chức năng. Tăng cường đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế để chuyên theo dõi, kiểm soát
chuyển giá, trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng xác định giá thị trường, trang
bị kiến thức về pháp luật, về kinh tế ngành, kỹ năng tin học, ngoại ngữ,...

KẾT LUẬN
Từ phân tích lý luận và thực tiễn của FDI ở tỉnh Chăm Pa Sắc, luận án
đã được trình bày thành 4 chương nội dung và rút ra những kết luận khoa học
sau đây:

1. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh của nhà đầu tư
nước ngồi bỏ vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đó để thiết lập các cơ sở sản
xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, nhờ đó họ có quyền sở hữu và trực tiếp
tham gia quản lý, điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu
được lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư đó. ” Các hình thức, đặc điểm và mục
đích của các chủ đầu tư, mục đích của nước nhận đầu tư được phân tích trong
luận án, cho phép nhìn nhận đầy đủ và cụ thể hơn về FDI.
2. Nguyên nhân hình thành của FDI chủ yếu là do các nhà sản xuất kinh
doanh ở các nước đã tích lũy được nhiều vốn, nhưng nếu đầu tư ở trong nước
thì thu được lợi nhuận ít hơn, cho nên họ đã tìm cách đầu tư ra nước ngồi để
tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay,
thì FDI càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ, không những từ các nước
phát triển sang các nước kém và đang phát triển và ngược lại.
3. FDI đã, đang và sẽ tiếp tục tác động tích cực đến q trình phát triển nền
kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư, FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho
đầu tư khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên, thúc đẩy tăng trưởng
và phát triển kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo việc


×