Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

TIỂU LUẬN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.33 KB, 15 trang )

MỤC LỤC:
Phần I: Giới thiệu địa phương
1.1 Vị trí địa lý tỉnh Nghệ An
1.2 Đặc điểm địa hình
1.3 Khí hậu, lượng mưa
Phần II: Đặc điểm về tài nguyên nước
2.1 Khái niệm nước
2.2 Sự hình thành nước trên trái đất
2.3 Vai trị của mơi trường nước
Phần III: Vấn đề mơi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước
3.1 Thực trạng tài nguyên nước tỉnh Nghệ An
3.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước
3.3 Tác nhân ảnh hưởng đến tài nguyên nước
3.4 Tác động của việc khai thác sử dụng nước đến môi trường
Phần IV: Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước
Phần V: Kết luận

1


Phần I: Giới thiệu địa phương
1.1 Vị trí địa lý tỉnh Nghệ An
- Nghệ An nằm ở Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ
1030 52' đến 1050 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của
Việt Nam.
- Phía Đơng giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh
Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.
- Nằm trong hành lang kinh tế Đơng - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào
- Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã
và 17 huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đơ thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn
hóa của tỉnh và của cả khu vực Bắc Trung bộ.


1.2 Đặc điểm địa hình
- Nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức
tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể,
địa hình nghiêng theo hướng tây bắc - đơng nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt:
miền núi, trung du, đồng bằng ven biển.
- Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn,
đất có độ dốc lớn hơn 8° chiếm gần 80% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, đặc biệt có
trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25°. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng
(2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã Quỳnh
Thanh, Quỳnh Lưu).
- Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới
giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thơng vùng trung du và miền
núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mịn,
gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sơng ngịi có độ dốc

2


lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thủy
điện và điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
1.3 Khí hậu, lượng mưa
- Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh và chia làm
hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa
đơng lạnh, ít mưa (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24°C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các
tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến
tháng 7) là 33°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7°C; nhiệt độ trung bình các
tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19°C, nhiệt
độ thấp tuyệt đối -0,5°C. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ.

- Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 - 2.000 mm/năm.
- Hàng năm, Nghệ An còn phải chịu ảnh hưởng của những đợt gió Tây Nam
khơ nóng và bão lụt lớn. Do địa hình phân bố phức tạp nên khí hậu ở đây cũng
phân dị theo tiểu vùng và mùa vụ.

3


Phần II: Đặc điểm về tài nguyên nước
Nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường, quyết định sự tồn
tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cả hành tinh. Tài nguyên nước
là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn tuy nhiên hiện nay nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một
hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên
trái đất. Trong những trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai
thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn
nước, việc phát triển đô thị và cơng nghiệp nhưng khơng có biện pháp quản lý
chặt chẽ và xử lý chất thải theo yêu cầu cũng đã làm ơ nhiễm nguồn nước . Do
đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên nước. Bảo vệ tài nguyên nước nay đã trở thành một trong các
chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và
chính sách khác nhau, Nhà nước ta đã và đang can thiệp mạnh mẽ và các hoạt
động cả cá nhân và tổ chức trong xã hội để bảo vệ tài nguyên nước, ngăn chặn
gây ô nhiễm và suy thối tài ngun nước. Vai trị to lớn của nước đối với đời
sống con người cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình khai thác, sử dụng, tác động tới nước, tất yếu dẫn tới phải bảo vệ tài
nguyên nước bằng pháp luật với những quy định cụ thể về các nguồn nước và
nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước.Việc bảo vệ tài ngun nước, kiểm sốt ơ
nhiễm và suy thối tài ngun nước bằng pháp luật là một biện pháp quan trọng

và đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn còn một sốkhó khăn trong việc triển khai
và thực hiện. Chính vì vậy, với nội dung của bài tiêu luận này mong muốn tìm
hiểu thêm về những văn bản pháp luật hiện hành quy định về việc kiểm sốt ơ
nhiễm và suy thoái tài nguyên nước cũng như thực trạng áp dụng những văn bản
này ở Viêt Nam ta.
2.1

Khái niệm nước

- Nước là một phần tử gọi là H2O chứa 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử oxy.
Đó là một chất lỏng trong suốt khơng mùi, khơng màu, có thể tìm thấy trong ao
hồ, sơng ngịi, và đại dương.
- Tài ngun nước là tồn bộ lượng nước có trong các thủy vực trên trái đất mà
con người có thể sử dụng được cho các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế
xã hội của mình
Phân loại: Nước ngầm và nước mặt
2.2 Sự hình thành nước trên trái đất

4




Nước ngầm

+ Khái niệm: Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất
đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới
bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
+ Phân loại: Nước ngầm tầng mặt và nước ngầm tầng sâu.
+ Sự hình thành nước ngầm: Nước ngầm được hình thành do nước trên bề mặt

ngấm xuống, do không thể ngấm qua tầng đá mẹ nên nước sẽ tập trung trên bề
mặt, tùy từng kiến tạo địa chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau,
nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang, túi nước
khác, dần dần hình thành mạch nước ngầm lớn nhỏ.
+ Đặc điểm:
-

Đặc điểm chung là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất xốp, tạo
thành dòng chảy ngầm theo địa hình.

-

Thành phần hố học của nước ngầm chủ yếu phụ thuộc vào thành phần
hoá học của các tầng đất, nham thạch chứa nó.

-

Được chia thành các tầng, lớp khác nhau và thành phần hoá học của các
tầng lớp đó cũng khác nhau

-

Ảnh hưởng của khí hậu đối với nước ngầm không đồng đều.

-

Ở các tầng sâu khác nhau, nham thạch có nhiệt độ và áp suất khác nhau
nên chứa trong các tầng nham thạch đó cũng có nhiệt độ và áp suất khác
nhau
5



Nước ngầm tầng mặt

Nước ngầm tầng sâu

Nước ngầmNước
tầng ngầm
mặt tầng sâu
thường khơng
lớptrong lớp đất
thườngcónằm
ngăn cách đá
vớixốp
địađược
hình ngăn cách
bề mặt. Do
bênvậy,
trênthành
và phía dưới bởi
phần và mực
nướckhơng
biến thấm nước
các lớp
đổi nhiều, phụ thuộc
vào trạng thái của nước
mặt




Nước mặt

+ Khái niệm: Nước mặt có nguồn gốc từ lớp nước dưới sâu mà sự xuất hiện
của nó tạo nên các sơng, suối, ao, hồ.. Chúng được hợp lại thành dòng nước đặc
trưng bằng một mặt tiếp xúc nước – khí quyển và chuyển động với tốc độ đáng
kể.
+ Phân loại nước mặt :Nước lưu thơng hay cịn gọi là nước trên bề mặt lục
địa.
+ Sự hình thành nước mặt: Nước mặt được hình thành và bổ sung bởi giáng
thủy và mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
+ Đặc điểm:
-

-

Bằng cách trao đổi trên bề mặt nước – không khí, các loại nước này tự
chứa các khí hịa tan ( oxy, nito, khí cacbonic).
Có các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên là do sự phân hủy các chất hữu
cơ động thực vật sống trên bề mặt bể chứa nước, ao hồ, sông và các vi
sinh vật tự phân hủy sau khi chết.
Tồn tại các sinh vật nổi trong nước mặt: Nước mặt là nơi cư trú và phát
triển của thực vật nổi và động vật nổi.

2.3 Vai trị của mơi trường nước
6




Đối với con người

- Nước chiếm đến tỉ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung
cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế
bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước sạch có chứa
nhiều chất khống có lợi cho sức khỏe.
- Nước trong cơ thể có tác dụng điều hoà thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng 370C,
thân nhiệt của chúng ta sẽ tự động điều chỉnh khi thời tiết thay đổi nóng lạnh
nhờ có nước.
- Nước chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp đào thải các độc tố, các
chất cặn bã cơ thể không thể hấp thu được thông qua đường nước tiểu và
phân.
- Nước còn làm trơn các khớp xương, giúp xương khớp hoạt động nhịp nhàng,
trơn tru và tránh tổn thương.


Đối với sinh vật
Động vật:
-

Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn

-

Vận chuyển vật chất.

-

Tham gia vào những phản ứng hóa học .

-


Điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch
thể.

-

Tham gia tích cực trong quá trình điều tiết thân nhiệt

Thực vật:
-

Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh (>90%)

-

Nước là nguyên liệu tham gia vào một số quá trình trao đối chất.



Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước.
Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định.

Đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất
- Nước cần cho đời sống hàng ngày:
+ Hàng ngày chúng ta không chỉ ăn và hít khơng khí mà chúng ta cịn cần
phải uống nước để duy trì sự sống cho cơ thể. Nước chiếm 60-70% trọng
lượng cơ thể. Bị thiếu hụt nước con người sẽ mệt mỏi và khơng có sức đề
kháng bệnh tật và nhanh chóng suy mịn. Nước dùng trong sinh hoạt tắm
giặt, vệ sinh.
- Nước dùng cho nông nghiệp
+ Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề

7


phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm
cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có
câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể
thấy được vai trị của nước trong nông nghiệp
+ Nước sử dụng để tưới tiêu trong trồng trọt
+ Nước dùng để nuôi trồng thủy hải sản
-

Nước dùng cho công nghiệp
+ Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm
nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất
màu và các phản ứng hóa học.
+ Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn
nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên tồn thế giới công
nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một
nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong q
trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung mơi.
+ Nếu khơng có nước thì chắc chắn tồn bộ các hệ thống sản xuất cơng
nghiệp, nơng nghiệp…trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không
tồn tại.

8


Phần III: Vấn đề môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước
3.1 Thực trạng tài nguyên nước tỉnh Nghệ An
Nghệ An có trữ lượng nước mặt rất dồi dào. Tổng trữ lượng nước mặt trên 20

tỷ m3, bình qn trên 1ha đất tự nhiên có 13.064m3 nước mặt. Tổng lượng nước
mặt vận chuyển qua tỉnh khoảng 28.109m3/năm, trung bình 76.721.328m3/ngày,
bao gồm nước sơng, suối, hồ, đập, kênh…. Nước mặt được cung cấp chủ yếu từ
nước mưa (về mùa mưa) và một phần nước dưới đất. Đây là nguồn nước quan
trọng cho sự phát triển của thảm thực vật và cũng chính là yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến vi khí hậu, là một trong những nguồn nước chính cung cấp cho nước
sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trong tỉnh.
Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có lượng mưa trung bình lớn so với các
tỉnh khác trong khu vực. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.200 –
2.000mm/năm, trung bình khoảng 1.690mm. Mùa mưa thường kéo dài trong 5
tháng (từ tháng IV – X) với lượng mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả
năm, đặc biệt tập trung vào hai tháng 9 và 10 (tính riêng hai tháng này chiếm từ
40 – 60% lượng mưa cả năm). Với lượng mưa trung bình nói trên, ước tính trên
địa bàn Nghệ An có lượng nước mưa đạt 276.653 triệu m3/năm, trung bình
75.795.3425m3/ngày. Đây là nguồn nước sinh hoạt lớn có thể khai thác đáp ứng
một phần nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Chất lượng nước mưa được đánh giá tốt, thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng nước
phục vụ sinh hoạt. Khai thác, tận dụng nguồn nước mưa là hết sức có ý nghĩa
đối với hoạt động cung cấp nước nhỏ lẻ, hộ gia đình, các vùng sâu, vùng xa.
3.2: Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước
- Hiện tại, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 18/20 đơ thị đã có hệ thống cung cấp
nước sạch với tổng cơng suất thiết kế là 113.000 m3/ngày.đêm, tỷ lệ người dân
đô thị được sử dụng nước sạch trung bình khoảng 80%, ở khu vực thành phố
Vinh, khu trung tâm đạt 94%, trung bình tồn thành phố đạt 82%. Các đơ thị
khác đạt từ 30% - đến 95,5%, trung bình đạt khoảng 60%. Riêng 03 đơ thị cịn
lại là thị trấn Nghĩa Đàn, thị trấn Kim Sơn – huyện Quế Phong và thị xã Hoàng
9


Mai, dân cư đô thị chưa được sử dụng nước từ hệ thông sản xuất nước sạch tập

trung, hiện nay cả 3 đô thị này đã và đang đầu tư hệ thống cấp nước với tổng
công suất thiết kế khoảng 112.500 m3/ngày.đêm).
- Trên toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 487 cơng trình cấp
nước sinh hoạt tập trung, tổng công suất thiết kế 60.140m3/ngày.đêm, công suất
khai thác hiện tại 34.980m3/ngày đêm. Trong tổng số 487 cơng trình cấp nước
thì hiện có khoảng 230 cơng trình hoạt động kém hiệu quả, một số cơng trình đã
ngừng hoạt động (chủ yếu là các cơng trình cấp nước mơ hình tự chảy), 257
cơng trình cịn lại đang sử dụng và hoạt động ở mức tốt và trung bình.
- Cùng với đó, cấp nước nhỏ lẻ khu vực nơng thôn chủ yếu gồm: giếng đào,
giếng khoan, lu, bể chứa nước mưa, đây là loại hình cấp nước cơ bản và phổ
biến hiện nay ở các vùng nông thôn. Số liệu thống kê cho thấy, tổng số cơng
trình cấp nước nhỏ lẻ hiện nay khoảng 677.400 cơng trình, trong đó giếng đào
421.550 cái, giếng khoan 109.310 cái, lu, bể chứa nước mưa 145.800 cái).
- Về cấp nước công nghiệp, trên tồn tỉnh có 03 Khu cơng nghiệp (KCN) và
14 Cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động. Khai thác sử dụng nước cho các
KCN hiện nay chủ yếu nước nguồn nước mặt, KCN Hoàng Mai lấy nước trên
kênh Nhà Lê, KCN Bắc Vinh lấy nước từ hệ thống cấp nước của Công ty cấp
nước Nghệ An (khai thác trên sông Lam), KCN Nam Cấm một phần sử dụng
nước của Công ty cấp nước Cửa Lò, một số doanh nghiệp trong KCN này sử
dụng nguồn nước ngầm từ giếng khoan. Các CCN khai thác nhỏ lẻ gồm cả nước
mặt và nước dưới đất. Tổng lượng nước cấp cho các KCN, CCN tập trung và
phân tán trên địa bàn tỉnh hiện tại vào khoảng 20 triệu m3/năm.
- Bên cạnh các KCN tập trung, các cơ sở sản xuất công nghiệp phân tán như
khai thác khoáng sản, cơ sở sản xuất đá, khai thác quặng, chế biến thủy sản phần
lớn khai thác từ nguồn nước mặt, trong đó trên địa bàn huyện Quỳ Hợp có tới 69
đơn vị khai thác, sử dụng nước mặt để sản xuất, chế biến đá với tổng lưu lượng
khai thác khoảng 4.250m3/ngày.đêm, nguồn nước chủ yếu lấy từ các khe, suối
trong vùng.
3.3 Tác nhân ảnh hưởng đến tài nguyên nước
+ Từ tự nhiên:

-

-

Nguyên nhân chủ yếu là do xác chết động vật lâu ngày bị phân hủy và
ngấm vào lòng đất, chảy vào mạch nước ngầm, hay các thiên tai bão lũ
khiến các nguồn nước bị ô nhiễm lẫn vào các dịng nước sạch làm ơ
nhiễm cục bộ nguồn nước.
Đất bị nhiễm phèn làm ảnh hưởng đến đặc tính của nước

+ Nhân tạo:
10


-

-

-

-

Hầu như toàn bộ nước thải sinh hoạt hằng ngày vẫn chưa được xử lý và
thải thẳng ra môi trường. Những rác thải, nước thải do sinh hoạt hằng
ngày đổ thẳng ra các ao, hồ, sông suối làm giảm lượng oxy trong nước
khiến cho các động thực vật ở đây khó có thể tồn tại.
Trong nguồn nước thải này cịn chứa các chất gây ơ nhiễm như: Na+, K+,
PO43, CL-…..
Ngồi ra nhiều hộ nơng dân cịn sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học
làm các chất độc hại này thấm xuống đất và ngấm vào mạch nước ngầm

làm ô nhiễm môi trường nước ngầm.
Nước thải y tế từ các phịng thí nghiệm, phẫu thuật, các cơ sở rửa thực
phẩm…. luôn mang theo các mầm bệnh, vi rút, khi chưa được xử lý mà
thải ra môi trường sẽ khiến các vi rút lây lan nhanh ra môi trường và ảnh
hưởng trực tiếp tới nguồn nước và sức khỏe con người.
Từ những hoạt động như chăn nuôi, trồng trọt của các bà con nông dân
cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường khi thức ăn thừa, phân động vật chưa
được xử lý được thải ra môi trường hằng ngày.

-

Ở các khu công nghiệp các nhà máy xả thải hàng nghìn m3 nước ra môi
trường mỗi ngày mà chưa qua xử lý kéo theo nguồn nước tại các khu vực
này ô nhiễm nặng khiến cho tuổi thọ, sức khỏe của người dân tại đây ngày
càng giảm sút. Đáng báo động hơn là tính trạng “Làng Ung Thư” xuất
hiện càng ngày càng nhiều quanh các khu công nghiệp.

-

Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm
tắc đường cống, nước khơng thốt được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời
ta lại phải đi thơng cống để thốt nước. Những con sông nhuệ, sông tô
lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải.

-

Ở nơng thơn do điều kiện sinh hoạt cịn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất
thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các
mạch nước ngầm.


3.4 Tác động của việc khai thác sử dụng nước đến môi trường:
- Hiện tượng sụt lún mặt đất: Khai thác nước dưới đất tạo biến động môi
trường tiềm ẩn là làm biến dạng mặt đất trong khu vực khai thác. Nguy cơ này
thường xảy ra ở những vùng khai thác tập trung kéo dài khi khơng có lượng bổ
cập từ các nguồn khác, từ đó mực nước hạ thấp tạo thành phễu hạ thấp mực
nước lớn và sâu, gây ra hiện tượng sụt lún.
- Hiện tượng suy giảm lưu lượng và mực nước trong các lỗ khoan khai thác:
Nguyên nhân của việc suy giảm chất lượng, mực nước còn đang là vấn đề phức
tạp. Tuy nhiên một hiện tượng dễ nhận thấy nhất là số lượng lỗ khoan khai thác
tăng lên rất nhiều nhưng khơng được bố trí thích hợp và khơng quản lý được
11


lưu lượng khai thác. Hiện tượng này làm hạ thấp mực nước ở các lỗ khoan đang
khai thác.
- Sự suy giảm này còn do các nguyên nhân khác như ống lọc bị tắc, do hiện
tượng ơxít sắt hoặc hiện tượng sét hoá vách lỗ khoan...
- Hiện tượng suy giảm chất lượng nước dưới đất từ các cơng trình khai thác:
Khai thác nước dưới đất tràn lan do kém hiểu biết về đối tượng khai thác còn
làm suy giảm chất và lượng nước khai thác.
- Việc khai thác nước dưới đất trong tầng Pleistocen đã làm cho lượng nước ở
tầng trên thấm xuyên qua tầng chứa nước đó làm thay đổi thành phần hoá học
của nước chứa trong tầng này. Ở một số nơi, việc khai thác nước đã thu hút nước
từ tầng chứa nước có tổng lượng khống hố lớn đến cơng trình khai thác nước,
gây nhiễm mặn nước trong lỗ khoan.
- Tác động của việc khai thác nước dưới đất đến môi trường nước: Đối với
môi trường nước dưới đất, việc khai thác nước dưới đất dẫn đến các tác động:
- Hạ thấp mực nước do hút ra một lượng nước từ lòng đất nên đã tạo ra phễu
hạ thấp mực nước quanh vùng khai thác. Lượng nước khai thác càng nhiều thì
mực nước mặt hạ thấp càng lớn, thời gian khai thác càng lâu thì phạm vi hạ thấp

mực nước càng lớn.
- Dẫn đến nhiễm mặn trong tầng chứa nước: Trong trường hợp khai thác nước
dưới đất quá mức gần các biên mặn nước dưới đất có thể bị mặn do nước mặn ở
xung quanh thâm nhập vào.
- Gây ô nhiễm nước của tầng chứa nước: Nước ở tầng chứa nước bị ô nhiễm
do lôi cuốn nước bẩn từ nơi khác đến, từ các tầng chứa nước bị ô nhiễm đến
tầng khai thác qua các lỗ khoan không được xử lý, trám lấp đúng quy trình kỹ
thuật. Nước ô nhiễm có thể vận chuyển bệnh tật và mang hoá chất độc hại gây
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

12


Phần IV: Biện pháp bảo vệ tài nguyên nước
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp bảo vệ tài ngun
nước, mơi trường nước trong tình trạng nguồn nước đang bị ô nhiễm rất nặng nề
ở nước ta thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức,… cần thực hiện các biện pháp bảo
vệ tài nguyên nước, mơi trường nước một cách cụ thể bằng các hình thức dưới
đây:
- Để bảo vệ tài nguyên nước, môi trường nước thì mỗi người cần phải hiểu và
ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào. Đây là
chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả
tồn cầu. Do đó, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch đầu tiên là thức tỉnh và nâng
cao ý thức của người dân hành động. Hành động tiết kiệm nước sạch khi sử
dụng.
- Các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp cần phải giữ
sạch nguồn nước. Việc giữ sạch nguồn nước được xem là một biện pháp bảo vệ
môi trường nước hiệu quả tiếp theo. Vấn đề giữ sạch môi trường nước đồng
nghĩa với việc mà các chủ thể sinh sóng trên trái đất khơng nên vứt rác thải bừa
bãi ra môi trường, không được thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn

nước sạch. Bên cạnh đó thì những hành động như phóng uế bậy ra nguồn nước,
đặc biệt không sử dụng phân tươi để bón cho rau củ, cây cối cũng khơng được
thực hiện. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc sử dụng, nếu sử dụng cần phải đúng
hướng dẫn.
- Trong khi trái đất ngày càng nóng lên rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ
đang trong tình trạng thiếu nước sạch để dùng thì việc bảo vệ nguồn nước được
xác là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng
ngày.
- Đối với các gia đình đơng thành viên, gia đình làm vườn, chăn ni gia súc
gia cầm cần phải có kế hoạch thu gom phân thải khoa học.
- Phân loại và xử lý đúng các loại rác thải sinh hoạt cũng là hành động muốn
bảo vệ một mơi trường nước khơng bị ơ nhiễm. Chính vì thế mà việc trang bị
các thùng đựng rác có nắp đậy để tránh tình trạng xả rác thải ra ngồi mơi
trường là điều vơ cũng hợp ký để bảo vệ một môi trường nước không bị ô
nhiễm. Đồng thời thì phải biết cách phân loại rác hữu cơ và rác vơ cơ để có các
biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả.
- Mỗi khu vực, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước
khi đổ ra cống xả nước chung. Đặc biệt, tại các khu cơng nghiệp, bệnh viện, q
trình xử lý nước thải lại cần được chú trọng hơn. Phải xây dựng và tuân thủ quy
định của pháp luật về xử lý nước thải ra mơi trường. Tránh tình trạng xả trực tiếp
nguồn nước sinh hoạt ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước.
13


- Nông dân hãy xây dựng và lên kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng trong nông
nghiệp. Hạn chế tối đa tình trạng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, nguồn
nước ngầm. Hạn chế ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, diệt cỏ bằng kỹ thuật, …
- Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm cũng là hành động muốn bảo vệ một
môi trường nước không bị ô nhiễm. Việc các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức,….
thực hiện hành vi hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm, bao bì nilon cũng là biện

pháp bảo vệ mơi trường nước hiệu quả. Không những là việc bảo vệ môi trường
nước, tài ngun nước mà nó cịn là vấn đề bảo vệ tài ngun mơi trường nói
chung của các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những mặt thuận tiện thì túi nilon
đã để lại những hậu quả rất khó khác phục và ảnh hưởng vô cùng lớn đến môi
trường tự nhiên của cũng ta.
- Tận dụng sản phẩm có thể tái chế cũng là hành động muốn bảo vệ một môi
trường nước không bị ô nhiễm. Việc làm này đã góp phần giảm thiểu được một
số lượng rác thải lớn ra mơi trường. Trong khi đó, thay vì sử dụng các sản phẩm
chỉ sử dụng một lần hay bao bì nilon gây ơ nhiễm mơi trường đất và nước thì
chứng ta có thể sử dụng những vật dụng ít gây ra ô nhiễm môi trường hơn.
- Nước ta là một nước phát triển dựa vào ngành kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, cho nên hành động tránh gây ô nhiễm trong nông nghiệp cũng là hành
động muốn bảo vệ một mơi trường nước khơng bị ơ nhiễm. Bởi vì hoạt động sản
xuất trồng trọt trong nông nghiệp khi các chất hóa học, chết thải vật ni cũng
gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng. Do đó mà
các hoạt động sản xuất nơng nghiệp cũng được xem là gây hưởng lớn đến nguồn
nước sạch sinh hoạt của con người.

14


Phần V: Kết luận
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể thiếu đối với
mọi sự hoạt động trong nghành kinh tế quốc dân. Tuy nguồn nước có nhiều
nhưng trạng thái thiên nhiên khơng đủ thỏa mãn được nhu cầu nước ngày càng
lớn của xã hội.
Nước – tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người khơng phải
là vơ tận, chính vì thế tiết kiệm nước luôn rất cần thiết ngay cả ở những nơi có
nguồn nước dồi dào. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết kiệm nước,
dù nhỏ, nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên

nhiên quý giá này và tránh được những nguy hại lớn cho môi trường, ảnh hưởng
về lâu dài đến cuộc sống của chính chúng ta.
Vì vậy nước là một trong những yếu tố quan trọng cần phải được xem xét
trong quy hoạch của các ngành. Trong nông nghiệp, nước là biện pháp hàng đầu,
trong cơng nghiệp ta khó hình dung được một nhà máy, một cơng trường nào mà
lại không cần đến nước. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thì hiện tượng
thiếu nước và vấn đề sử dụng nước một cách có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm đã
được đưa ra nghiên cứu, giải quyết. Và để khai thác những mặt lợi, ngăn chặn
các tác hại của nước, con người đã phải can thiệp vào tự nhiên, làm thay đổi
những quy luật tự nhiên của nước.
Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, có các biện pháp bảo vệ và khai
thác tài nguyên nước một cách hợp lý có hiệu quả trong hiện tại và tương lai.
Nâng cấp, sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ tài ngun nước, thi hành nhiều chính
sách hợp lý khơng những chỉ riêng tài nguyên nước mà còn nhiều loại tài
nguyên khác. Bảo vệ tài nguyên bảo vệ cho chính sự phát triển của Đất nước.

15



×