UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MƠN CẦU LƠNG 1
Mã học phần
:
CALO11
Nhóm mơn học
:
NHĨM 17
Họ tên sinh viên
:
LÊ THỊ QUỲNH ANH
Mã số sinh viên
:
3119420007
Lớp
:
DTN1197
TP.HCM, THÁNG 1 NĂM 2022
BÀI LÀM:
CÂU 1:
* Lịch sử cầu lông thế giới:
Khởi nguồn của cầu lông từ giữa thế kỷ 18 tại British India (vùng thuộc địa cũ của
Anh, bao gồm Ấn Độ và Myanma), từ trò chơi dân gian tên là Poona (dùng vợt đánh
quả bóng len màu vàng) có nguồn gốc từ Tamil Nadu (Ấn Độ). Một số sĩ quan quân
đội Anh đóng ở đây đã cải tiến khi chia hai đội chơi trên sân bằng một sợi dây vắt
ngang ở giữa với độ cao 5 feet (khoảng 1,5m). Môn thể thao này dần trở nên phổ biến
tại các đơn vị đồn trú của quân Anh ở đây.
Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, một số sĩ quan người Anh phục viên đã đem trò
chơi này từ Ấn Độ về Anh Quốc.
Năm 1873 tại vùng Badminton của nước Anh, một số sĩ quan quân đội đã phổ biến trò
chơi này cho giới quý tộc của vùng. Do tính hấp dẫn của trị chơi nên chẳng bao lâu nó
được phổ biến rộng rãi trên khắp nước Anh. Họ cải tiến dần cách chơi cũng như xây
dựng những quy định đầu tiên cho trị chơi này. Có lẽ cái tên Badminton trở thành tên
gọi của môn cầu lông bắt nguồn từ đó, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng nào chỉ ra
được khi nào và tại sao cái tên đó được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
Năm 1874, người Anh bắt đầu biên soạn quy định về cách chơi môn cầu lông.
Năm 1887, luật thi đấu cầu lơng hồn chỉnh đầu tiên ra đời và được áp dụng vào các
cuộc thi đấu cầu lông.
Năm 1893, Hội cầu lông nước Anh được thành lập để quản lý và tổ chức các hoạt
động môn cầu lông. Năm 1899, Hội này đã tiến hành tổ chức Giải cầu lơng tồn nước
Anh lần thứ nhất, sau đó cứ mỗi năm giải được tổ chức một lần và duy trì cho tới nay.
Từ đó cầu lơng được chơi phổ biến ở những nước trong khối liên hiệp Anh rồi sang
Pháp và một số nước châu Âu khác. Đầu thế kỷ XX, cầu lông lan truyền đến các nước
châu Á và châu Mỹ, châu Đại Dương, sau đó là châu Phi.
Khi sự phát triển của môn cầu lông được lan rộng ở nhiều nước trên thế giới, vào năm
1934, Liên đồn cầu lơng quốc tế (International Badminton Federation – IBF) được
thành lập với chín quốc gia (bao gồm: Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Ireland, Hà Lan,
New Zealand, Scotland và xứ Wales). Trụ sở của Liên đoàn được đặt tại Anh. Đến năm
2005 được chuyển đến Kuala Lumpur, Malaysia.
Năm 2006, tại Đại hội bất thường ở Madrid (Tây Ban Nha), Liên đồn cầu lơng quốc
tế đã quyết định đổi tên thành Liên đoàn cầu lông thế giới (Badminton World
Federation – BWF). BWF là cơ quan quản lý quốc tế cho môn thể thao cầu lông, được
Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cơng nhận. Hiện nay BWF có hơn 190 quốc gia thành
viên trên toàn thế giới.
Từ những năm 20 đến những năm 40 của thế kỷ XX, môn cầu lông được phát triển
mạnh ở các nước châu Âu và châu Mĩ. Vào những năm cuối của thập kỷ 40 trở lại đây,
dần dần các nước châu Á đã giành được ưu thế trong các giải đấu lớn, bắt nguồn từ
Malaysia đến Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, và gần đây nhất là Hàn Quốc, Nhật
Bản,...
Năm 1988, môn cầu lông được đưa vào chương trình thi đấu biểu diễn của Thế vận
hội Olympic tại Seoul (Hàn Quốc). Năm 1992, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) đã công
nhận cầu lông là mơn thể thao được thi đấu chính thức tại các Thế vận hội Olympic
mùa hè.
Bên cạnh đó, Liên đồn Cầu lông thế giới (BWF) thường xuyên tổ chức theo định kỳ
các giải thi đấu quốc tế lớn. Những giải đấu vơ địch cầu lơng thế giới đều diễn ra theo
hình thức đồng đội hoặc các nhân. Mỗi giải sẽ được phân loại thêm theo hình thức tích
điểm hay khơng tích điểm, Số tiền thưởng trong giải đấu sẽ tùy thuộc vào quy mô,
danh tiếng của mùa giải, nhưng không bắt buộc ở các giải đấu.
* Lịch sử cầu lông trong nước:
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu chuyên môn, cầu lông được du nhập vào Việt
Nam bằng hai con đường là thực dân hóa và Việt kiều về nước.
Năm 1960, xuất hiện một vài câu lạc bộ cầu lông ở Hà Nội, Sài Gòn. Sau khi đất nước
thống nhất (năm 1975) thì phong trào tập luyện cầu lơng được phát triển mạnh mẽ, sâu
rộng.
Từ năm 1977 đến năm 1980, phong trào chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã
như: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.Hồ Chí Minh, An Giang, Cửu
Long,...
Để phát triển cầu lơng đúng hướng và toàn diện hơn, Tổng cục Thể dục thể thao chính
thức thành lập bộ mơn cầu lơng vào năm 1977. Cũng vào năm 1977, trường Đại học
Thể dục thể thao Trung ương 1 đã thành lập và đưa bộ mơn cầu lơng vào chương trình
đào tạo chính quy của trường, nhằm cung cấp đội ngũ cán bộ giáo viên, huấn luyện
viên, trọng tài cho toàn quốc.
Năm 1980, giải vơ địch cầu lơng tồn quốc lần thứ nhất được tổ chức thi đấu tại Hà
Nội đã đánh dấu một bước ngoặt của cầu lông Việt Nam trên đà phát triển theo hướng
phong trào sâu rộng. Từ đó đến nay cứ mỗi năm giải đấu được tổ chức một lần luân
phiên tại các địa phương trong cả nước. Ngoài ra, Ủy ban Thể dục thể thao còn tổ chức
nhiều giải đấu cầu lông khác như: Giải vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc, giải người
cao tuổi, giải học sinh các trường phổ thông, giải học sinh – sinh viên toàn quốc. Hơn
nữa, cầu lơng đã được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội Thể dục thể thao toàn
quốc.
Tháng 10 năm 1990, Liên đồn Cầu lơng Việt Nam được thành lập. Đây là tổ chức xã
hội – nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh
vực mơn cầu lơng, u thích và đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển phong trào
cầu lông Việt Nam để phối hợp với Ủy ban Thể dục thể thao lãnh đạo môn cầu lông
theo chiến lược phát triển phong trào và nâng cao thành tích đỉnh cao.
Năm 1993, Liên đồn Cầu lơng Việt Nam (VBF) trở thành thành viên chính thức của
Liên đồn Cầu lơng châu Á (BAC).
Năm 1994, Liên đồn Cầu lơng Việt Nam (VBF) trở thành thành viên chính thức của
Liên đồn Cầu lơng Thế giới (BWF).
Các sự kiện lịch sử trên đều là động lực thúc đẩy môn cầu lông Việt Nam phát triển
theo xu thế hội nhập với khu vực và thế giới. Các nhà chuyên môn đã vạch ra kế hoạch
phát triển lâu dài để đào tạo đội ngũ huấn luyện viên theo hướng chun mơn hóa,
từng bước chuyển dần việc đào tạo vận động viên theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Câu 2:
* Phân tích kỹ thuật đánh cầu thuận tay cao xa:
Giai đoạn chuẩn bị: Đầu tiên, cần phán đoán chính xác phương hướng và
điểm rơi của quả cầu, nghiêng người lùi về phía sau sao cho cầu ở vị trí phía
trên lệch ra trước vai phải cơ thể mình. Vai trái đối diện với lưới, chân trái ở
trước, chân phải ở sau, trọng tâm rơi vào chân phải, Tya trái co khuỷu giơ lên
tự nhiên, tay phải cầm vợt, cánh tay co khuỷu, đưa vợt lên phía trên bên vai
phải, hai mắt nhìn cầu đến.
Giai đoạn đánh cầu: Khi đánh cầu, bắt đầu từ động tác chuẩn bị, cánh tay phải
đưa ra sau, khuỷu tay nâng lên cao hơn hẳn so với vai để đưa vợt ra sau đầu, cổ
tay duỗi tự nhiên (lòng bàn tay hướng lên trên). Sau đó, với sự phối hợp dùng
sức nhịp nhàng của động tác chân sau đạp đất, quay người hóp bụng, lấy vai
làm trục, cánh tay kéo theo cẳng tay nhanh chóng vẩy cổ tay ra trước đánh cầu
ở điểm cao nhất khi tay đã vươn thẳng.
Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh cầu, tay cầm vợt có thể theo đà quán tính
vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người.
Cùng lúc đó chân phải ở phía sau bước ra trước, trọng tâm cơ thể từ từ rơi vào
chân sau chuyển dịch sang chân trước.
* Những lỗi sai thường mắc khi
thực hiện kĩ thuật:
Điểm tiếp xúc cầu sai do chưa vươn hết lên cao để đánh cầu.
Chưa phối hợp đánh cầu của toàn thân, dẫn đến đánh cầu yếu.
Hai chân đứng sai tư thế (đứng song song).
Tay cầm vợt sai.
Chưa sử dụng lực cổ tay hoặc sử dụng lực không đúng thời điểm.
Cứng vai do khả năng phối hợp động tác của cơ thể còn hạn chế hoặc quá chú ý
đánh trúng cầu mà quên kỹ thuật động tác.
Hết