Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG của kỹ NĂNG mềm đến KHẢ NĂNG tìm VIỆC làm của SINH VIÊN tốt NGHIỆP TRƯỜNG đại học CÔNG NGHIỆP TP hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.84 KB, 21 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MƠN: PHƯƠNG PHÁP ḶN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG
MỀM ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

Lớp học phần: DHQT15CTT
Nhóm: 6
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 10 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MƠN: PHƯƠNG PHÁP ḶN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG
MỀM ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH



MỤC LỤC

3


PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM
VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG
NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển và hội
nhập quốc tế, các doanh nghiệp đang ngày càng nâng cao yêu cầu tuyển chọn người
lao động và thị trường tìm việc làm diễn ra rất sơi nổi. Trong đó kỹ năng cứng và kỹ
năng mềm là hai yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm. Đặc biệt là kỹ năng mềm là yếu
tố nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu, các kỹ năng mềm có thể giúp các nhà tuyển
dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải
quyết vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và
thúc đẩy đội nhóm.
Trên thực tế, chỉ 25% người thành cơng là do kiến thức chun mơn, 75% cịn
lại được quyết định bởi kỹ năng mềm (nguồn: Wikipedia). Điều này ảnh hưởng rất
lớn đến việc các bạn sinh viên sắp bước vào thị trường lao động, nếu không muốn bị
tụt hậu, chúng ta cần rèn luyện kỹ năng mềm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường.
Theo khảo sát của careerbuilder, một trong những nhân tố cốt lõi thu hút sự
quan tâm của 77% nhà tuyển dụng hàng đầu khi tìm kiếm nhân tài là “Kỹ năng mềm
cũng quan trọng như kỹ năng cứng” (Nguồn: careebuillder.vn). Trong khi đó đa số
sinh viên chưa thực sự quan tâm tới tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Đối với kỹ
năng mềm trong cơng việc địi hỏi sự tự rèn luyện, tự bản thân sinh viên phải trao
4



dồi kiến thức, tích lũy kiến thức. Với mơi trường học tập và làm việc ngày càng thay
đổi thì những kỹ năng mềm càng trở nên cấp thiết.
Từ những lý do trên nhóm quyết định chọn lựa chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng
của kỹ năng mềm đến khả năng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp trường Đại
Học Cơng Nghiệp TP.HCM”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính:
Tìm hiểu về ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến khả năng tìm việc làm của sinh
viên tốt nghiệp trường Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng của kỹ năng mềm đến khả năng tìm việc làm của sinh viên tốt
nghiệp trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại Học
Công Nghiệp TP.HCM
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại
Học Công Nghiệp TP.HCM
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng về ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến khả năng tìm việc làm của sinh
viên trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại Học Công
Nghiệp TP.HCM?
- Những giải pháp nào nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại Học
Công Nghiệp TP. HCM?
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến khả năng tìm việc làm của sinh viên trường
Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM, đối tượng
khảo sát là sinh viên năm cuối và sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại Học Công
Nghiệp TP.HCM.
5


- Nghiên cứu được tiến hành từ 8/2021 đến 5/2022
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng kỹ năng mềm của sinh viên tạo nền tảng là
cơ sở để sinh viên tìm được các phương pháp phát triển kỹ năng tốt hơn, để đưa ra
các giải pháp khắc phục tình trạng kỹ năng kém của sinh viên trường Đại Học Cơng
Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu góp phần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém
kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại Học Cơng Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay để đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất, giúp cho sinh viên biết
được tầm quan trọng của vấn đề phát triển kỹ năng có thể tự tin linh hoạt, sáng tạo
giúp con người tương tác, làm việc một cách hiệu quả.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến kỹ năng mềm của chưa đạt hiệu quả
cao gây khó khăn, cản trở khi tìm việc làm của sinh viên trường Đại Học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó thấy được tầm quan trọng của kỹ năng mềm
ngày càng tăng cao vì nó sẽ phải tác động không nhỏ đến sự nghiệp và cả trong
tương lai của sinh viên, ngồi ra cịn giúp cho sinh viên nhận biết được phương pháp
để khắc phục, đạt hiệu quả cao hơn trong học tập và rèn luyện các kỹ năng ngày
càng tốt hơn.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm “kỹ năng mềm”
Có khá nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng mềm tùy vào

nghề nghiệp, góc nhìn chun mơn.
Theo Bách khoa tồn thư Wikipedia, “Kỹ năng mềm” (hay còn gọi là Kỹ
năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc
sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng
quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... (Wikipedia
ngày truy cập 19/10/2021)
6


Theo tác giả Forland, Jeremy định nghĩa Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên
về mặt xã hội:"Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kỹ
năng có liên quan đến việc sử dụng ngơn ngữ giao tiếp, khả năng hịa nhập xã hội,
thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác
đi, đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hịa mình, chung sống và tương tác
với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng"[2].
Theo nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa Kỹ năng mềm là khả năng, cách
thức chúng ta thích ứng với mơi trường: "Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức
chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình
độ chun mơn và kiến thức. Kỹ năng mềm khơng phải là yếu tố bẩm sinh về tính
cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi
với mơi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân
và cả cơng việc"[3].
Theo Michal Pollick tiếp cận dưới góc nhìn Kỹ năng mềm là một năng lực
thuộc về Trí tuệ cảm xúc: "Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của
EQ (Emotion Intelligence Quotion), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng
giao tiếp, ngơn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ
với người khác và trong công việc"[4].
Theo tác giả Giusoppe Giusti cho rằng Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ
thể của năng lực hành vi: "Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực
hành vi, đặc biệt là những kỹ năng cá nhân hay kỹ năng con người. Kỹ năng mềm

thường gắn liền với những thể hiện của tính cách cá nhân trong một tương tác cụ
thể, đó là kỹ năng chuyên biệt rất "người" của con người"[5]. (Nguồn:
ytuongviet.org.vn)
Như vậy, có thể hiểu kỹ năng mềm là những kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm súc, khả
năng thiết nghi nhằm đảm bảo thiết ứng với cuộc sống và công việc.
1.2. Khái niệm “việc làm”
Theo quy định tại Điều 9 Bộ Luật lao động 2012 thì khái niệm “việc làm” được quy
định cụ thể như sau:
- Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
7


- Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết
việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
- Người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ
nơi nào mà pháp luật không cấm; trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc
thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng,
trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.
- Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thơng qua tổ chức dịch vụ việc
làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng,
giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
1.3 Khái niệm “Trường đại học”
Đại học được định nghĩa tại Khoản 8 Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012 như sau:
Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện
nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức
theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
1.4 Vài nét về Trường Đại học Cơng Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học định
hướng ứng dụng và thực hành, trực thuộc Bộ Cơng Thương, chun đào tạo nhóm
ngành kinh tế công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp

- Được thành lập: 11/11/1956
- Địa chỉ: 12 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường có 17 khoa và 2 viện
- Tổng số sinh viên trường có hơn 30 000 sinh viên
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam năm 2009, có hơn
83% học sinh – sinh viên thiếu các kỹ năng mềm cần thiết để sống tích cực, làm
việc hiệu quả.
Một bài viết của Huỳnh Văn Sơn vào năm 2012 trên tạp chí khoa học ĐHSP
TPHCM “Thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên Đại học Sư Phạm” tác
giả đã đánh giá tình hình kỹ năng mềm của sinh viên đại học Sư Phạm và đã định
hướng cho việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên thông qua các hoạt động
8


ngoại khóa. Kỹ năng mềm quyết định 75% thành cơng của con người cịn kĩ năng
cứng (hay kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Kỹ năng mềm sẽ quyết
định bạn là ai, bạn làm việc như thế nào và hiệu quả từ công việc bạn sẽ mang lại.
Luận văn thạc sĩ Xã hội học “Nhu cầu và thực trạng học tập kỹ năng mềm
của sinh viên trường Đại học Khoa học, Đại học Huế hiện nay” của Nguyễn Tư
Hậu năm 2014. Cũng như một số đề tài trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả
Nguyễn Tư Hậu cũng tìm hiểu thực trạng học tập kỹ năng mềm của sinh viên trường
Đại học Khoa học, Đại học Huế, 98% sinh viên cho biết họ đã được biết về kỹ năng
mềm. Kỹ năng mềm quan trọng ở Đại học và đi làm sau này được 50,3% sinh viên
cho là rất quan trọng, 48% cho rằng là quan trọng, 1,3% nghĩ nó bình thường và
0,3% cho rằng khơng quan trọng. Những hạn chế trong học tập kỹ năng mềm của
sinh viên. Sau cùng tác giả đưa ra một số khuyến nghị của bản thân.
Bài nghiên cứu khoa học “Tăng cường giáo dục, rèn luyện kỹ năng làm
việc nhóm cho sinh viên – yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục” của Bùi Loan
Thủy viết năm 2010 đăng trên báo Phát triển và Hội nhập. Tác giả đã nghiên cứu và

chỉ ra thực trang làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam trong đó mức độ triển khai
cơng việc trong q trình làm việc nhóm hầu hết là chậm và thiếu kinh nghiệm. Chỉ
có 5,5% làm tốt việc họp rút kinh nghiệm, 72% cho rằng họp rút kinh nghiệm chỉ ở
mức bình thường, chưa tốt, đồng thời cũng nêu lên lợi ích của việc rèn luyện kỹ
năng này. Từ đó đề ra biện pháp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên.
3. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Theo Khảo sát của Hội đồng Công nghiệp và Giáo dục Đại học Anh-The
Council for Industry and Higher Education (CIHE) tại Anh năm 1986 nghiên
cứu và khảo sát cho ta thấy rằng các doanh nghiệp xem trọng kỹ năng mềm xã hội
và thái độ quan trọng hơn kỹ năng cứng và bằng cấp của sinh viên tốt nghiệp. Nhóm
kỹ năng mềm xã hội bao gồm 3 tiêu chí kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm
và tính trung thực là 3 tiêu chí quan trọng nhất, với hơn 83% nhà tuyển dụng lựa
chọn. kết quả khảo sát đồng thuận với các kết quả nghiên cứu như của Hawkins et
al. (1995), hoặc trong các báo cáo của Hội đồng Anh quốc về kinh nghiệm việc làm
National Council for Work Experience. Từ khảo sát trên cho ta thấy dù kỹ năng
9


cứng được sinh viên và nhà trường quan tâm nhưng theo quan sát của các nhà tuyển
dụng thì kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng mà sinh viên cần rèn luyện và học tập.
Đề tài “Tầm quan trọng của kỹ năng mềm” của Deloitte Access Economics
đến năm 2030, nghề nghiệp cần nhiều kỹ năng mềm sẽ chiếm 2/3 tổng số cơng việc
trên thế giới. Vì thế, để có thể thành cơng và tiến xa trên con đường sự nghiệp,
ngồi nâng cao kiến thức và tay nghề chuyên môn, các bạn sinh viên nên cải thiện
khả năng kỹ năng mềm, số lượng công việc trong các ngành nghề cần kỹ năng mềm
chuyên sâu dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp 2,5 lần so với các ngành nghề không
cần kỹ năng mềm. Hiện tại các cơng ty cũng đang có sự chuyển dịch từ chiến trường
cạnh tranh theo giá cả mặt hàng qua dịch vụ khách hàng. Sự tồn cầu hố và gián
đoạn công nghệ đã giảm rào cản để gia nhập một thị trường mới của các doanh
nghiệp, điều này đồng nghĩa là sự cạnh tranh thật sự thường nằm ở chất lượng trải

nghiệm của khách hàng. Do đó, kỹ năng mềm là một phần thiết yếu của việc tìm
kiếm, thu hút và giữ chân khách hàng.
Đề tài “Kỹ năng mềm- chìa khóa của thành cơng và hạnh phúc” Theo
nghiên cứu của Peggy Klaus 2010, người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức
chun mơn, 75% cịn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ đang trang bị
một cách chủ động, tích cực trước đó. Do đó, trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, vấn đề đào tạo
kỹ năng mềm cho sinh viên ngày càng trở nên cấp thiết
4.Các khía cạnh chưa được đề cập trong tài liệu
Trong các tài liệu phía trên có nhiều bài nghiên cứu làm về vấn đề kỹ năng
mềm ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên nhưng chưa có nghiên cứu
nào thực hiện làm về sinh viên đã tốt nghiệp từ trường Đại học Cơng Nghiệp TP Hồ
Chí Minh.
II. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết nghiên cứu: Định lượng và cắt ngang, chọn mẫu xác xuất
Nghiên cứu sử dụng thiết kế định lượng. Lý do sử dụng nghiên cứu định
lượng vì: kỹ năng mềm là một khái niệm đa hướng, có mối liên hệ với nhiều yếu tố
10


khách quan đến từ bên ngoài và yếu tố chủ quan đến từ bản thân của đối tượng. Do
đó, nghiên cứu định lượng sẽ là lựa chọn hợp lý và cho phép thu thập nhiều thông
tin hơn về khái niệm này so với nghiên cứu định tính. Nghiên cứu này mặc dù chỉ
thực hiện tại trường đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, nhưng nghiên cứu định
lượng có thể khái quát hóa cho các trường ở thành phố khác ở Việt Nam.
Nếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính (phỏng vấn, quan sát,
thảo luận nhóm…) thì sẽ mất rất nhiều thời gian, chi phí, kết quả nghiên cứu chỉ
mang tính chất cá nhân. Ngược lại, thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng
(khảo sát bằng bảng câu hỏi) thì sẽ thu thập được lượng thơng tin lớn nhưng không
mất quá nhiều thời gian và chi phí cho q trình thực hiện khảo sát, thơng tin mang

tính khái qt cho tồn bộ sinh viên. Vì vậy, nhóm quyết định chọn phương pháp
thu thập dữ liệu là khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất, vì nó đại diện cho toàn
sinh viên số chọn mẫu, nên kết luận rút ra có thể khái qt hố cho tồn bộ sinh viên
chọn mẫu
2. Chọn mẫu
Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại trường đại học Cơng Nghiệp TP. Hồ Chí
Minh. Với số lượng sinh viên đơng và đa dạng ngành học có thể cung cấp nhiều
thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Đây chính là lý do mà nhà nghiên cứu chọn sinh
viên đại học Cơng Nghệp TP. Hồ Chí Minh để làm đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu quyết định dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nghiên theo cụm
để chọn mẫu khảo sát. Đầu tiên, sinh viên nghiên cứu sẽ được chia thành cụm theo
các khoa: khoa Tài chính ngân hàng, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Thương mại
du lịch, khoa Công nghệ thông tin… Tiếp theo sẽ chọn ra 5 khoa mỗi khoa chọn ra 4
lớp và cuối cùng mỗi lớp sẽ chọn ra 20 sinh viên nằm trong các lớp đó để khảo sát.
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm cho phép khái quát hóa kết quả
nghiên cứu cho tồn bộ sinh viên nghiên cứu. Do khơng có khung mẫu nghiên cứu
nên chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm là phương pháp chọn mẫu khả thi nhất. Đồng
thời giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm được chi phí, thời gian và có thể dễ dàng tiếp cận
được đối tượng hơn.
11


Kích cỡ mẫu được xác định theo cơng thức Cochran (1977):
Cơng thức:

Trong đó:

z = 1.96, p = 0.5, e = 0.05, n = 384


Dựa trên nguyên tắc chọn mẫu, kích cỡ mẫu càng lớn thì kết quả nghiên cứu càng
chính xác và có độ tin cậy hơn. Đồng thời cũng dựa trên điều kiện thời gian và kinh
phí nhóm nghiên cứu quyết định chọn 400 sinh viên đại học Công Nghiệp TP. Hồ
Chí Minh để tham gia khảo sát. Quy trình chọn lựa sẽ kết thúc khi nhà nghiên cứu
có đủ số lượng mẫu.
3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi có 19 câu hỏi, bao gồm 81 mục hỏi. Ngồi các mục câu hỏi
khảo sát về thơng tin cá nhân thì bảng câu hỏi chủ yếu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng
của kỹ năng mềm đến việc tìm việc làm của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
TP. HCM. Các câu hỏi ở dạng câu hỏi đóng. Bảng câu hỏi do tự nhóm thiết kế dựa
trên các mục tiêu đề ra và các thành viên trong nhóm đã kiểm tra thử 1 lần.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu có 3 mục tiêu cụ thể. Để đạt được các mục tiêu này, nhà nghiên cứu sẽ
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác nhau. Phương pháp sử dụng cho từng
mục tiêu được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 1: Phương pháp nghiên cứu theo mục tiêu
Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng của kỹ
năng mềm đến khả năng tìm
việc làm của sinh viên đã tốt
nghiệp trường Đại Học Công
Nghiệp TP. HCM

Phương pháp thu nhập dữ
liệu
Khảo sát bằng bảng câu
hỏi sinh viên đã tốt
nghiệp Đại Học Công
Nghiệp TP.HCM


Phương pháp sử lý dữ
liệu
Sử dụng thống kê mô
tả, sử dụng t-test

Tìm hiểu các yếu tố ảnh Khảo sát bằng bảng câu Sử dụng thống kê mô tả
hưởng tới kỹ năng mềm của hỏi sinh viên đã tốt
12


sinh viên trường Đại Học
Công Nghiệp TP.HCM
Đề suất một số giải pháp
nhằm nâng cao kỹ năng
mềm đến khả năng tìm việc
làm của sinh viên trường Đại
Học Công Nghiệp TP.HCM

nghiệp Đại Học Công
Nghiệp TP.HCM
Nghiên cứu lý thuyết và Suy luận logic
kết quả khảo sát

4.1 Quy trình thu thập dữ liệu
Khảo sát bằng phiếu câu hỏi vì đây là phương pháp ít tốn kém, dễ thực hiện,
có thể thu được một lượng lớn thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.
- Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu từ tháng 8/2021 đến tháng 5/2022.
- Người khảo sát đến gặp người được chọn làm mẫu nghiên cứu, xin phép họ
cho 1 ít thời gian rồi phát phiếu cho họ.
- Một người mất khoảng 10 phút để điền phiếu và nộp lại cho người khảo sát.

- Sau đó, người khảo sát thu thập lại phiếu. Quy trình được lặp lại cho đến
khi người khảo sát thu thập đủ số lượng đặt ra.
4.2 Xử lí dữ liệu
* Mục tiêu 1:
- Sử dụng các phép tính thống kê mơ tả: tính trung bình tuổi của mẫu nghiên
cứu, tính phần trăm, tính số lượng trong số những người được chọn làm mẫu có
bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ.
- Sử dụng phép tính so sánh trung bình 2 đám đơng t – test để so sánh các
nhóm trong mẫu (nam/ nữ sinh viên).
* Mục tiêu 2:
Sử dụng thống kê mô tả để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng
mềm của sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM
* Mục tiêu 3:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và các phép suy luận logic rút
ra được các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến khả năng tìm
việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại Học Cơng Nghiệp TP.HCM. Từ đó
13


đưa ra biện pháp thích hợp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên.
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ có 5 chương chính với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến khả năng tìm việc làm
của sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM
Chương này sẽ tổng quan các tài liệu về ảnh hưởng của kỹ năng mềm đến khả
năng tìm việc làm của sinh viên, thực trạng kỹ năng mềm, các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tìm việc làm của sinh viên.
Chương 2: Nội dung – Phương pháp
Chương này mô tả quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các phương
pháp thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng để hoàn thành được các mục tiêu

cụ thể của nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Qua việc so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước đó, nhà
nghiên cứu có thể xác định được những điểm tương đồng với các nghiên cứu cũng
như những điểm mới, những đóng góp của nghiên cứu của mình.
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên
trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
Chương này đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên
trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương này nêu bật những kết quả nghiên cứu chính và đưa ra khuyến nghị
nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Công Nghiệp TP.HCM
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ được tiến hành từ tháng 08/2021 đến tháng 05/2022.
ST
T

Công việc

Thời gian 10 tháng
1

2
14

3

4


5

6 7

8

9

10


1

Tổng quan tài liệu

2

Thiết kế bảng câu hỏi khảo
sát

3

Tiến hành khảo sát

4

Xử lý và phân tích dữ liệu

5


Viết luận văn

6

Bảo vệ luận văn trước hội
đồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đỗ Hương Giang – Cao Đức Minh – Lèng Thị Lan, nhu cầu về đào tạo
và rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên trường đại học Nông lâm – Đại học Thái
15


Nguyên, Tạp chí giao dục < >
2. Việt Dũng. Kỹ Năng mềm – Chìa khóa của thành cơng và hạnh phúc <
> Ngày truy cập: 06/05/2020
3. TS. Huỳnh Văn Sơn,2019. Thực trạng một số kỹ năng mềm của sinh viên Đại học
sư phạm < > Ngày truy cập: 8/3/2019
4. Wikipedia. Kỹ năng mềm < />%C4%83ng_m%E1%BB%81m> Ngày truy cập: 19/10/2021
5. Kỹ năng mềm mà 77% nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên <
>
6. Khái niệm, đặc điểm, phân loại Kỹ năng mềm < > Ngày truy cập:
23/11/2016
7. Bộ luật số: 45/2019/QH14 – Luật lao động năm 2019 (có hiệu lực từ
01/01/2021).< > Ngày truy cập: 13/01/2021
8. Lê Thị Hồi Lan, 2017, tạp chí khoa học, ĐH Đồng Nai.<
/>%20Hoai%20Lan_80-94.pdf >
9. Bùi Loan Thủy, tạp chí phát triển và hội nhập số 8. < >
10. Huỳnh Văn Sơn 2013. < >
11. Nguyễn Tư Hậu 2014.< />


hue-hien-nay.htm >
12. Max.A.Eggert 2012. < >
13. pgs. tskh Bùi Loan Thùy tạp chí thư viện VN 2013. < >
14. Huỳnh Văn Sơn, khảo sát một vài biện pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh
viên ĐH Sư Phạm TP.HCM, số 50, 2013, Tạp chí khoa học <
>
15. VTV thứ 3, ngày 12/12/2017. < >
16. TS Phùng Đức Tùng, viện trưởng MDRI. < >
17. Huỳnh Văn Sơn 2012 tạp chí khoa học DH Sư phạm TpHCM

< />18. Đinh Thị Phương Liên, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Lan
2010< />
PHỤ LỤC A
BẢNG CẤU HỎI KHẢO SÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐẾN
KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG
17


ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HCM
Xin chào q anh/chị!
Tơi hiện là sinh viên năm 3 của trường đại học công nghiệp thành phố hồ chí
minh. Hiện nhóm tơi đang thực hiện nghiên cứu với đề tài “Phân tích ảnh hưởng của
kỹ năng mềm đến khả năng tìm việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại Học
Công Nghiệp TP.HCM.” Sự đóng góp ý kiến của anh/chị vào bảng hỏi này là đóng
góp hết sức giá trị cho cơng tác nghiên cứu. Tơi mong q anh /chị dành ít thời gian
trả lời giúp nhóm tơi một số câu hỏi sau. Tơi xin cam đoan những thông tin cung cấp
sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Rất mong nhân được sự
cộng tác từ quý anh/chị. Xin chân thành cảm ơn!
Phần 1: Thông tin cá nhân của anh/chị

1. Họ và tên:
2. Giới tính của anh/chị là:

 Nam

 Nữ

 Khác

3. Cựu sinh viên khoa/viên:
4. Công việc hiện tại:
Phần 2: Nội dung khảo sát
I. Thực trạng của kỹ năng mềm đến khả năng tìm việc làm của sinh viên đã tốt
nghiệp trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM
1. Anh/chị học được kĩ năng mềm từ đâu?
 Môn học từ trường
 Đăng kí học ở lớp do nhà trường mở
 Đăng kí học ở lớp ngồi nhà trường
 Tự tìm hiểu
2. Anh/chị đã có những kỷ năng mềm nào?
(Có thể chọn nhiều)
 Kỹ năng học và tự học
 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
 Kỹ năng làm việc đồng đội
18


 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
 Kỹ năng lắng nghe
 Kỹ năng thuyết trình

 Kỹ năng viết báo cáo
 Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm
 Kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định
 Kỹ năng lãnh đạo
 Kỹ năng đàm phán
 Kỹ năng trả lời phỏng vấn và xin việc làm
 Kỹ năng khác
3. Theo anh chị Kỹ năng mềm có phải yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng cần
khơng
 Có
 Không
II. Yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại Học Công
Nghiệp TP.HCM
Đối với mỗi phát biểu, anh/chị hãy đánh dấu x vào các ô tương ứng với mức độ
đồng ý. Trong đó:
1. Hồn tồn khơng đồng ý

2. Khơng đồng ý

3. Phân vân

4. Đồng ý

5.Hồn tồn đồng ý
STT

Nội dung

1
2

3

Thiếu giảng viên chuyên sâu để đào tạo KNM c
Khơng chú trọng việc rèn luyện KNM cho sinh
Đồn thanh niên, Hội sinh viên trường chưa có

4
5
6

Thiếu mơi trường rèn luyện KNM hiệu quả
Công tác truyền thông liên quan đến KNM chưa
Khơng có tài liệu chun sâu về KNM để đáp ứ

III. Giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Đại Học
Công Nghiệp TP.HCM
19


1. Cần phải tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa trao dồi những kỹ năng mềm cho
sinh viên
 Hoàn toàn không đồng ý
 Không đồng ý
 Phân vân
 Đồng ý
 Hoàn toàn đồng ý
2. Cần mở thêm lớp dạy kỹ năng mềm về tìm kiếm việc làm cho sinh viên ĐH
TP.HCM.
 Hồn tồn khơng đồng ý
 Khơng đồng ý

 Phân vân
 Đồng ý
 Hồn tồn đồng ý
3.Tạo mơi trường rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các hoạt động giáo dục đào tạo
 Hồn tồn khơng đồng ý
 Khơng đồng ý
 Phân vân
 Đồng ý
 Hoàn toàn đồng ý
4. Sinh viên có thể tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm bên ngoài trường
 Phản đối.
 Ủng hộ
5. anh/chị có đồng tình với cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng mềm là "Tự đưa mình
vào những tình huống thực tế"
 Có
 Khơng
6. Ý kiến cá nhân…….
20


21



×