Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở hà nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng ở việt nam TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.64 KB, 27 trang )

BỘGIÁO DỤCVÀĐÀOTẠO
BỘVĂNHÓA,THỂTHAOVÀDULỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Minh Thơng

VĂN HĨA GIA ĐÌNH TẠI CÁC KHU ĐƠ THỊ MỚI
Ở HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN TRUYỀN HÌNH
ĐA NỀN TẢNG Ở VIỆT NAM
Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội – 2022


Cơng trình được hồn thành tại:
Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
32 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Vào lúc giờ ngày tháng năm 2022


Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thực tế hình thành và phát triển của văn hóa gia đình (VHGĐ)
ở nước ta thời kỳ đổi mới cho thấy, VHGĐ đã chịu tác động của nhiều
yếu tố, trong đó có những tác động mạnh mẽ đa dạng, hàng ngày của
các loại hình truyền thơng đại chúng, mà đặc biệt là Truyền hình Việt
Nam (VTV) với tư cách là dịng thơng tin chủ lưu chính thống đúng
đắn, khoa học và tin cậy.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu VHGĐ tại các khu đơ thị mới (KĐTM)
ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV là một yêu cầu
cấp thiết đặt ra để tiếp tục xây dựng, phát triển VHGĐ, phát triển văn hóa,
con người ở Thủ đơ trong bối cảnh hiện nay.
1.2. Nghiên cứu về VHGĐ Việt Nam và nghiên cứu VHGĐ ở các
KĐTM tại Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV hiện
nay là một yêu cầu cấp thiết, nhằm tìm ra những ý tưởng mới, những
phương án đổi mới sáng tạo trong xây dựng và phát triển VHGĐ các
KĐTM của Hà Nội, góp phần xây dựng, phát triển VHGĐ của Thủ đô
và VHGĐ trên phạm vi cả nước.
Trên thực tế, cần phải nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo
nhằm đạt tới mục tiêu kép là: vừa phát triển VHGĐ các KĐTM của Hà
Nội, vừa phát triển văn hóa truyền thơng đại chúng đặc biệt là các
chương trình đa nền tảng của VTV, và đặt các lĩnh vực này trong tổng
thể vĩ mơ của nền văn hóa dân tộc, hướng tới mục đích xây dựng, phát

triển văn hóa, con người Việt Nam - nguồn lực sức mạnh nội sinh quan
trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước hiện nay.
1.3. Tính đến thời điểm hiện tại, trên cả nước đã xuất hiện khoảng
gần 800 khu đô thị mới, riêng Thủ đơ Hà Nội có trên 30 KĐTM, đó là
một trong những thành tựu trong q trình đơ thị hóa, CNH, HĐH trên
phạm vi cả nước. Việc nghiên cứu VHGĐ tại các KĐTM Hà Nội ở với
việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng là một nhu cầu cấp thiết để thiết


2

thực góp phần chấn hưng văn hóa, con người Thủ đô hiện nay.
1.4. Hiện nay, hệ thống lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa
truyền thơng, truyền hình với GĐ và VHGĐ đã và đang được nhiều học
giả trên thế giới và trong nước đề cập tới. Tuy nhiên, vẫn cịn thưa vắng
những cơng trình nghiên cứu chun sâu về VHGĐ với việc tiếp nhận
truyền hình đa nền tảng dưới góc độ Văn hóa học.
Chính vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu lý luận và thực tiễn về
VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận các chương trình đa
nền tảng của VTV.Vì vậy, chúng tơi lựa chọn đề tài Văn hóa gia đình tại
các khu đô thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng
ở Việt Nam làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở tổng hợp và làm sáng rõ lý
luận về VHGĐ, lý luận về truyền thơng, truyền hình, truyền hình đa nền
tảng VTV Go lưu giữ trên mạng thơng tin internet, về sự tiếp nhận truyền
hình đa nền tảng VTV Go trong phát triển văn hóa và VHGĐ của xã hội
hiện đại, luận án nghiên cứu VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp
nhận một số chương trình truyền hình đa nền tảng của VTV Go qua việc
khảo sát thực trạng VHGĐ ở KĐTM Mỹ Đình, Green Star và Handi

Resco đã tiếp nhận truyền hình đa nền tảng trong thời gian qua, từ đó
bàn luận về sự vận động của VHGĐ tại KĐTM ở Hà Nội hiện nay trong
quá trình tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV Go ở thời điểm hiện tại và
những năm tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
nhận diện và đánh giá về kết quả nghiên cứu của giới chun mơn, tìm
ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án, đồng thời nghiên
cứu khái quát về địa bàn khảo sát tiêu biểu cho các KĐTM ở Hà Nội là
khu đơ thị Mỹ Đình, Green Star và Handi Resco.
- Thứ hai, hệ thống hóa, phân tích những vấn đề lý luận có liên


3

quan đến truyền thơng đại chúng và truyền hình đa nền tảng VTV ở Việt
Nam tác động đến VHGĐ; Tiếp tục nghiên cứu những khái niệm công
cụ thuộc phạm vi đề tài; Nghiên cứu cơ chế tác động của truyền thơng
nói chung, truyền hình đa nền tảng, nói riêng đến văn hóa, trong đó có
VHGĐ, cùng với sự tiếp nhận truyền hình đa nền tảng của các chủ thể
VHGĐ, qua đó đề xuất những ý tưởng về định hướng phát triển, sử
dụng các chương trình truyền hình đa nền tảng phù hợp với VHGĐ, có
tác động tích cực đến sự phát triển VHGĐ trong xã hội ngày nay.
- Thứ ba, khảo sát thực trạng tiếp nhận truyền hình đa nền tảng
VTV của chủ thể VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội hiện nay qua các trường
hợp tiêu biểu là KĐTM Mỹ Đình, Handi Resco và Green Star. Nội dung
khảo sát là nhận diện và đánh giá về VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội
với việc tiếp nhận chương trình truyền hình đa nền tảng VTV có nội
dung hướng tới VHGĐ.
- Thứ tư, luận án đi sâu bàn luận những vấn đề đặt ra từ thực trạng tiếp

nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng đối với VHGĐ tại các
KĐTM ở Hà Nội; nghiên cứu dự báo về xu thế vận động, phát triển tương
tác giữa truyền hình đa nền tảng VTV với VHGĐ trong tương lai, khuyến
nghị một số giải pháp phát huy tác động tích cực của truyền hình đa nền
tảng VTV trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về VHGĐ tại KĐTM ở Hà Nội với
việc tiếp nhận của một số chương trình truyền hình đa nền tảng VTV có
nội dung về VHGĐ trong bối cảnh hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: nghiên cứu VHGĐ tại các KĐTM
của Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV (cụ thể là
khảo sát tại KĐTM Mỹ Đình, Green Star và Handi Resco).
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: nghiên cứu VHGĐ ở các KĐTM


4

của Hà Nội với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng
VTV Go từ khi hệ thống này xuất hiện năm 2015 trên internet đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm lý luận của Đảng
Cộng sản Việt Nam về xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ đổi mới, các thành tựu nghiên cứu
trong nước và quốc tế hiện nay về lý thuyết truyền thông, về truyền hình
hiện đại, về mối quan hệ tương tác giữa truyền thông và VHGĐ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích các tài liệu, số liệu, kết
quả điều tra, kết quả nghiên cứu đã có để khái quát, tổng hợp đưa ra
những đánh giá, nhận định mang tính khoa học về VHGĐ tại các
KĐTM của Hà Nội trước tác động của truyền hình
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp sử dụng bảng hỏi hoặc đối thoại trực tiếp giữa
người nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu, nhằm thăm dò ý kiến,
trao đổi để có dữ liệu thực tiễn làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp này nhằm mục đích thu thập được hệ thống số liệu cần
thiết để đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là trên cơ sở đối chiếu những vấn đề nghiên
cứu để làm nổi bật kết quả nghiên cứu về truyền hình, truyền hình đa
nền tảng về VHGĐ, về VHGĐ ở các KĐTM tại Hà Nội trước tác động
của truyền hình.
4.2.4. Phương pháp logic và lịch sử
Phương pháp này là sự tổng hợp của các thao tác nghiên cứu cơ
bản trên tinh thần duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét,


5

nghiên cứu, suy luận, lý giải, khái quát và đánh giá đối tượng nghiên
cứu, đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, hợp lý, thuyết phục của kết quả
nghiên cứu về VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận
chương trình truyền hình đa nền tảng VTV hiện nay.
4.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Mục tiêu cơ bản của phương pháp này là tìm hiểu rõ về trường hợp
nghiên cứu bằng cách theo dõi sát sao và toàn diện trường hợp đã chọn

trong một thời gian đủ dài và ngay tại mơi trường tự nhiên của nó. Kết
quả nghiên cứu trường hợp cho phép người nghiên cứu đưa ra lời giải
thích tại sao mọi việc xảy ra như đã xảy ra, và thơng qua đó xác định
các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu rộng rãi hơn trong
tương lai. Theo đó, thơng qua nghiên cứu một trường hợp tiêu biểu, điển
hình, người nghiên cứu có thể khái quát rộng hơn về vấn đề nghiên cứu.
4.2.6. Phương pháp quan sát tham dự
Phương pháp quan sát tham dự có ưu thế tiếp cận đời sống của GĐ
các cư dân KĐTM ở Hà Nội, kết hợp khảo sát thực tế để nhìn nhận, phân
tích, đánh giá, khái qt, từ đó có thể nhận diện thực trạng VHGĐ các
KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền
tảng VTV, thu thập thơng tin, đánh giá tình hình, góp phần làm sáng tỏ
được nội dung nghiên cứu.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu 1: Trong tư cách là một loại hình tiêu biểu
của truyền thơng đại chúng, truyền hình và truyền hình đa nền tảng VTV
có cơ chế tác động như thế nào đến VHGĐ các KĐTM của Hà Nội?
+ Giả thuyết nghiên cứu 1: Truyền hình và truyền hình đa nền tảng
VTV có cơ chế tác động đặc thù riêng của báo hình đến VHGĐ, góp
phần xây dựng VHGĐ
- Câu hỏi nghiên cứu 2: VHGĐ các KĐTM của Hà Nội đã tiếp
nhận các chương trình truyền hình VTV, đặc biệt là truyền hình đa nền
tảng - VTV Go như thế nào?


6

+ Giả thuyết nghiên cứu 2: VHGĐ các KĐTM của Hà Nội đã tiếp
nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV ở các nội dung của
VHGĐ như văn hóa ứng xử, văn hóa giáo dục, văn hóa tiêu dùng, văn

hóa thẩm mỹ.
- Câu hỏi nghiên cứu 3: Giải pháp nào để nâng cao tác động tích
cực từ các chương trình truyền hình VTV, đặc biệt là truyền hình đa nền
tảng - VTV Go đối với VHGĐ ở các KĐTM tại Hà Nội hiện nay?
+ Giả thuyết nghiên cứu 3: Đó là các giải pháp cải tiến các chương
trình truyền hình đa nền tảng VTV gắn với yêu cầu của GĐ và VHGĐ
(về nội dung và hình thức của chương trình).
6. Những đóng góp khoa học mới của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án tổng hợp và luận giải những vấn đề lý
luận cơ bản về GĐ, về VHGĐ, về truyền hình đa nền tảng VTV và việc
tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV của các chủ thể
sáng tạo VHGĐ tại các KĐTM. Luận án làm rõ những đặc trưng và ưu
thế của truyền hình, truyền hình đa nền tảng VTV chi phối đến VHGĐ ở
các KĐTM của Hà Nội hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Luận án khảo sát và đánh giá thực trạng VHGĐ
các KĐTM của Hà Nội với việc tiếp nhận nội dung các chương trình
truyền hình đa nền tảng VTV trong thời gian vừa qua, phát hiện những
vấn đề đang đặt ra trong xu thế phát triển của các chương trình truyền
hình hiện đại.
Luận án làm rõ thêm mối quan hệ của VHGĐ các KĐTM của Hà
Nội với truyền hình đa nền tảng VTV, đồng thời đề xuất những ý tưởng
phát triển VHGĐ tại các KĐTM của Hà Nội với việc tiếp nhận truyền
hình đa nền tảng VTV.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung của luận án gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và khái quát về địa


7


bàn khảo sát
Chương 2: Cơ sở lý luận nghiên cứu văn hóa gia đình tại các khu
đơ thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng của Đài
Truyền hình Việt Nam
Chương 3: Thực trạng văn hóa gia đình ở các khu đơ thị mới của
Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng của Đài Truyền hình
Việt Nam.
Chương 4: Bàn luận về văn hóa gia đình tại các khu đơ thị mới ở Hà
Nội với việc tiếp nhận một số chương trình truyền hình đa nền tảng của Đài
Truyền hình Việt Nam.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT VỀ
ĐỊA BÀN KHẢO SÁT
1.1. Tình hình nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về gia đình và văn hóa gia đình
Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu về GĐ và VHGĐ đã được các
học giả quan tâm từ lâu. Ngay từ trước Công nguyên, ba nhà triết học cổ
điển Hy Lạp vĩ đại Socrates (469-399), Platon (427-347), Aristoteles
(384-322) đã có những nghiên cứu ban đầu về các hình thức sinh tồn
của con người, đặt nền móng cho vấn đề nghiên cứu về gia đình và
những giá trị văn hóa trong gia đình. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa
học về GĐ và hệ giá trị đặc thù của nó là VHGĐ một cách thực sự bài
bản và có hệ thống có lẽ được bắt đầu từ thế kỷ XIX. Các nhà XHCN
không tưởng mà tiêu biểu là Saint Simon (1760 - 1825), Charles Fourier
(1772 - 1837) và Robert Owen (1771 - 1858) đã khao khát đưa ra mơ
hình lý tưởng về bình đẳng giới trong GĐ và xã hội, mong muốn con
người có hạnh phúc. Với quan điểm phân tâm học, bác sĩ tâm thần
người Áo Simun Freud (1856-1939) đưa ra xu hướng nghiên cứu GĐ
trong sự kết hợp tính sinh học và tính xã hội, tâm lý học.

1.1.2. Những nghiên cứu về gia đình và văn hóa gia đình ở Việt Nam


8

Nhìn chung, giới chun mơn nước ta đã thực hiện nghiên cứu về
GĐ và về GĐ và VHGĐ theo một số xu hướng như sau:
- Thứ nhất, xu hướng nghiên cứu lý luận chung về GĐ, về VHGĐ
Việt Nam truyền thống và VHGĐ Việt Nam hiện đại, nghiên cứu về
những biến đổi VHGĐ ở nước ta, đề xuất các giải pháp để giúp GĐ Việt
Nam thích ứng và phát triển trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập
sâu rộng với quốc tế hiện nay.
- Thứ hai, xu hướng nghiên cứu về các vấn đề lý luận VHGĐ gắn
với tình hình thực tiễn có tính thời sự trên phạm vi cả nước
- Thứ ba, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các đề tài nghiên
cứu khoa học nghiên cứu về GĐ và VHGĐ theo hướng tiếp cận của các
chuyên ngành Triết học, Xã hội học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Văn
hóa học…
1.2. Những nghiên cứu về truyền thơng, truyền hình với sự tác
động của nó đến đời sống xã hội, đến văn hóa và văn hóa gia đình
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới về truyền thơng, truyền
hình với sự tác động đến con người và xã hội
- Lý thuyết Mũi kim tiêm (Hypodermic needle model) do Harold
Laswell (1927) đề xuất với quan điểm cùng một kích thích sẽ tạo ra
phản ứng giống nhau ở đám đông
Lý thuyết Mơ hình truyền thơng hai bước (Two - step flow model/
do Lazarfeld) do Berelson & Gaudet (1948) đề xuất đã phân tích về vai
trị của truyền thơng đối với quyết định của cử tri Mỹ khi bầu tổng thống
của đất nước họ.
Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agendam- setting) của

Maxwell McCombs và Donald Shaw (1972) cho rằng sẽ thu hút sự chú
ý của công chúng bằng hàng loạt tác phẩm truyền hình chuyên tâm về
một chủ đề nào đó, thì tức khắc cơng chúng sẽ cho rằng đó là vấn đề
quan trọng.
Lý thuyết Đóng khung (Framing theory) do Evring Goffman


9

(1974) đề xuất về vai trò tác động của truyền thơng là sự “Đóng khung”
những sự kiện cần thiết, theo đó đóng gói lại đem đến cho cơng chúng.
Lý thuyết về Hiệu ứng mồi (Theory of priming effects) của Jo &
Bercowitz (1994) cho rằng: các sự kiện tình tiết thu nhận được từ
phương tiện truyền thơng đại chúng sẽ kích hoạt ý tưởng, suy nghĩ, cảm
xúc và xu hướng hành động của con người.
Lý thuyết Sử dụng và hài lòng trong thế kỷ 21 (Use and
gratifications theory in the 21 st century) do Thomas E.Ruggiero (2000)
đề xuất nhằm giải thích vấn đề thường xảy ra hiên nay là : tại sao cơng
chúng lại bị thu hút vào một hình thức truyền thơng nào đó?
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về truyền thơng, truyền
hình và tác động của nó đến đời sống xã hội và con người, đến văn
hóa và VHGĐ trong thời kỳ đổi mới
Năm 2001, Tạ Ngọc Tấn đã hồn thành cơng trình khoa học rất
cơng phu, có tính chất cơ sở nền tảng trong nghiên cứu truyền thông
trong xã hội hiện đại và xuất bản thành sách nhan đề Truyền thông đại
chúng [118]. Năm 2001, với công trình Lịch sử báo chí Việt Nam [37].
Năm 2002, Hà Minh Đức xuất bản sách Cơ sở Lý luận báo chí [49],…
Năm 2016, Dương Xn Sơn tiếp tục hồn thành cơng trình Các loại hình
báo chí truyền thơng [26], tập hợp các kết quả nghiên cứu về truyền thông
và truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại. Sau khi tiếp cận đặc trưng,

đặc điểm của thơng tin báo chí, nhà nghiên cứu trình bày những vấn đề lý
luận cơ bản của các loại hình báo chí truyền thơng, trong đó phân tích khá
kỹ về truyền hình và các xu hướng phát triển của truyền hình hiện nay với
ba xu hướng chính: “Thứ nhất là: đa dạng thơng tin; Thứ hai là: tăng cường
tính tương tác; Thứ ba là: phát triển dịch vụ giải trí” [26, tr.183 - 184].
1.3. Những nghiên cứu về VHGĐ với việc tiếp nhận truyền hình
Nhìn chung, trong thời gian qua, giới chuyên môn ở nước ta qua
chủ yếu tập trung nghiên cứu về lý luận truyền thơng, truyền hình nói
chung, hoặc chỉ nghiên cứu riêng rẽ về GĐ và VHGĐ từ nhiều góc độ


10

tiếp cận khác nhau. Thực tế cho thấy, hiện nay chưa có cơng trình nào
nghiên cứu chun biệt về VHGĐ ở các KĐTM tại Hà Nội với việc tiếp
nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV.
Năm 2020, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc
gia Việt Nam, do Vũ Diệu Trung (chủ trì) đã hồn thành cơng trình
nghiên cứu xuất bản thành sách nhan đề: Tác động của phương tiện
truyền thơng mới đối với văn hóa gia đình Việt Nam [120].
1.4. Nhận xét chung
-Thứ nhất, nhiều học giả đã đóng góp cơng sức thiết lập được những vấn
đề lý luận quan trọng có ý nghĩa nền tảng về GĐ và giá trị VHGĐ.
-Thứ hai, dường như cịn khá thiếu vắng những cơng trình tiếp cận
GĐ từ góc nhìn Văn hóa học.
-Thứ ba, cho đến thời điểm hiện tại, hầu như chưa có nghiên cứu nào đi
sâu chuyên biệt về VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình
đa nền tảng VTV được lưu giữ trên không gian mạng internet.
1.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Một là, cần nghiên cứu tổng hợp và sâu hơn những vấn đề lý luận

về VHGĐ; Có thể đề xuất định nghĩa mới về VHGĐ trong tư cách là giá
trị văn hóa của một thiết chế văn hóa đặc thù.
- Hai là, trên cơ sở hệ thống tri thức tổng hợp có tính chất nền tảng
về truyền thông, cần nghiên cứu và làm rõ về cơ chế tác động của truyền
hình đối với cuộc sống nói chung, đối với VH và VHGĐ nói riêng ở
KĐTM tại Hà Nội.
- Ba là, cần phải khảo sát, nhận diện về VHGĐ tại KĐTM ở Hà
Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng của VTV tại một số địa
điểm tiêu biểu của KĐTM trên địa bàn Hà Nội là 03 khu đơ thị, từ đó có
đánh giá chung về VHGĐ tại KĐTM ở Hà Nội.
- Bốn là, nghiên cứu về xu hướng vận động và phát triển VHGĐ tại
các KĐTM ở Hà Nội với việc tiếp nhận các chương trình truyền .hình
VTV Go trong tương lai,


11

- Năm là, nghiên cứu về tính độc lập tương đối của VHGĐ trước
tác động của truyền hình đa nền tảng hiện đại.
- Sáu là nghiên cứu về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đối với việc sáng tạo tác phẩm truyền hình đa nền tảng VTV mang
thơng điệp văn hóa, từ đó ảnh hưởng đến VHGĐ trong xã hội hiện đại
- Bảy là có thể gợi mở xu hướng nghiên cứu thực trạng tác động
của truyền hình đa nền tảng VTV đối với sự phát triển VHGĐ Việt Nam
nói chung, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội, nói riêng
- Tám là, nghiên cứu khuyến nghị, đề xuất giải pháp phát triển
VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội, nói riêng, VHGĐ trong cả nước nói
chung với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV hiện nay.
1.6. Khái quát về địa bàn khảo sát (khu đô thị Mỹ Đình,
Green Star và Handi Resco)

1.6.1. Về các khu đơ thị mới ở Hà Nội
Hiện nay, trong quá trình chuyển đổi kiến trúc đơ thị ở Hà Nội, có
thể xác định tám loại cơng trình có chức năng mới, tiêu biểu đã tạo ra
VHĐT mới, bao gồm: Khu đô thị mới; Nhà ở; Cơng trình thương mại;
Tổ hợp đa năng; Cửa hiệu; Khách sạn, nhà hàng và quán bar; Trung
tâm tổ chức sự kiện và di sản kiến trúc đô thị. Hình thái kiến trúc đơ thị
mới này đã và đang góp phần tạo ra một hệ giá trị VHĐT mới, trong đó
có VHGĐ tại các KĐTM ở Thủ đơ vừa có tính chất hiện đại, vừa đậm
đà chất truyền thống.
1.6.2. Về địa bàn khảo sát chủ yếu
1.6.2.1. Khu đô thị mới Mỹ Đình
KĐTM Mỹ Đình tọa lạc trong khu vực có tốc độ đơ thị hóa cao, có
các dự án trọng điểm về hành chính, thương mại và dịch vụ đô thị lớn,
đã tạo ra một quần thể KĐTM liên kết chặt chẽ, có hệ thống hạ tầng
đồng bộ, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh.
1.6.2.2. Green Star
Hệ thống chung cư Green Stars - 234 Phạm Văn Đồng tọa lạc tại


12

quận Bắc Từ Liêm, ngay tại khu vực giữa Bộ Công An và siêu thị
METRO – một quần thể không gian xanh, độc đáo giữa lịng thủ đơ Hà
Nội có nhiều nét tương đồng với dự án biệt thự nhà vườn Ecopark Văn
Giang Hưng Yên.
1.6.2.3. Handi Resco
Sau 8 năm đưa vào vận hành, hiện nay số dân cư ngụ tại Handi
Resco có tới gần 9000 người sống thành các gia đình trên các căn hộ
khép kín của các tịa nhà cao tầng và biệt thự liền kề.
Tiểu kết

Trong một góc nhìn tổng thể, hướng nghiên cứu của đề tài luận án,
thì nghiên cứu về VHGĐ tại các KĐTM tại thành phố Hà Nội với việc
tiếp nhận các chương trình truyền hình nền tảng của VTV là một hướng
nghiên cứu mới. Trong khuôn khổ của luận án, những tác động mới chỉ
được nêu ra và đo lường ở một mức độ nhất định, nhưng không thể phủ
nhận là VTV tại Việt Nam đang sở hữu những lợi thế to lớn mang lại
những tác động sâu rộng tới khán giả Hà Nội và trên phạm vi toàn quốc.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH Ở
CÁC KHU ĐƠ THỊ MỚI TẠI HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN
CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐA NỀN TẢNG CỦA
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
2.1. Gia đình
2.1.1. Khái niệm gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội đặc thù bao gồm những người có
quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống hoặc nghĩa dưỡng, có đặc
trưng giới tính trong quan hệ hơn nhân, cùng chung sống, có ngân sách
chung, có liên hệ với nhau bởi tình yêu, tình cảm thương mến và chấp
nhận các quy tắc ứng xử trong nội bộ với nhau.
2.1.2. Các dạng mơ hình gia đình tiêu biểu
- Thứ nhất, mơ hình GĐ nhiều thế hệ, thường có 3 hoặc 4 thế hệ


13

cùng chung sống với nhau trong một ngôi nhà.
- Thứ hai, mơ hình GĐ nhỏ, hay cịn gọi là GĐ hạt nhân bao gồm
hai thế hệ (cha, mẹ và con cái chưa trưởng thành), có khi chỉ có một thế
hệ (vợ và chồng).
2.2. Văn hóa, văn hóa gia đình và văn hóa gia đình tại khu đơ

thị mới ở Hà Nội
2.2.1. Khái niệm văn hóa
Cho dù có nhiều quan niệm khác nhau về văn hố, nhưng tổng hợp
lại, vẫn có thể thấy những điểm chung cơ bản như sau:
Thứ nhất, văn hoá là hoạt động sáng tạo của con người trong quá
trình lịch sử, chỉ trình độ người của nhân loại.
Thứ hai, văn hố là mơ hình các thiết chế xã hội để nhằm đảm bảo
cho sự trao truyền, vận thơng các giá trị, chuẩn mực văn hố.
Thứ ba, văn hố chính là các phương thức ứng xử của con người.
Thứ tư, văn hoá gắn với giáo dục, đào tạo nên con người.
Thứ năm, văn hoá trong thời đại ngày nay được coi là nền tảng
tinh thần của xã hội.
2.2.2. Khái niệm văn hóa gia đình
Khi tiếp cận về VHGĐ có thể nhận thấy có một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, GĐ là một hiện tượng văn hóa đặc thù;Thứ hai, GĐ là một giá
trị văn hóa; Thứ ba, GĐ là một thực thể văn hóa
2.2.3. Cấu trúc văn hóa gia đình
- Văn hóa ứng xử gia đình
- Văn hóa giáo dục gia đình
- Văn hóa tiêu dùng gia đình
- Văn hóa thẩm mỹ gia đình
- Văn hóa sinh hoạt gia đình
2.2.4. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển văn hóa
gia đình
- Thứ nhất, cơ sở hình thành VHGĐ trước tiên phải kể đến là giá


14

trị văn hóa GĐ riêng của người nam (bên nội) và người nữ (bên ngoại)

có quan hệ hơn nhân với nhau để hình thành GĐ hạt nhân trước tiên
(một vợ, một chồng).
- Thứ hai, VHGĐ liên tục được nảy sinh và phát triển từ điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thời đại (trong nước và quốc tế)
- Thứ ba, các thành viên trong GĐ (ông bà, cha mẹ, con cái, cháu,
chắt…) đều là chủ thể của VHGĐ sẽ trực tiếp và gián tiếp sáng tạo và
vận thơng, phát triển VHGĐ theo thời gian.
2.3. Truyền hình - một loại hình đặc biệt của truyền thơng đại chúng
2.3.1. Truyền thông và truyền thông đại chúng
Ngày nay, các loại hình chủ yếu của truyền thơng đại chúng thường
được kể đến là : Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh, Quảng cáo,
Internet, Băng, Đĩa hình và Âm thanh, Sách, Báo in, Báo điện tử, Mạng
xã hội...
2.3.2. Truyền hình và truyền hình đa nền tảng VTV
2.3.2.1 Truyền hình
Hiện nay, trên thế giới vẫn tồn tại có hai loại truyền hình sóng (vơ
tuyến truyền hình - Wireless TV) và truyền hình cáp (hữu tuyến truyền
hình - CATV- viết tắt từ tiếng Anh là Community Antenna Television).
2.3.2.2. Truyền hình đa nền tảng VTV
Truyền hình đa nền tảng VTV Go được lưu trữ trên internet có sức
ảnh hưởng mạnh mẽ, nhanh chóng đến con người và xã hội
2.3.3. Đặc điểm của truyền hình và các chương trình truyền hình
2.3.3.1. Đặc điểm chung của truyền hình
Truyền hình sử dụng tổng hợp tất cả các loại thơng tin có trong
báo, phát thanh, phim ảnh v. v... Hầu như bất cứ sự kiện, hiện tượng, vấn
đề gì trong hiện thực đều có thể biểu đạt, phản ánh qua chương trình
truyền hình.
2.3.3.2. Đặc điểm của các chương trình truyền hình
Tính chất sáng tạo tập thể được coi là đặc điểm lao động trong sản



15

xuất các chương trình truyền hình. Việc sản xuất ra chương trình truyền
hình địi hỏi một quy trình cơng nghệ không kém phần phức tạp với
nhiều công đoạn gắn với nhiều loại thiết bị kỹ thuật khác nhau, nhiều
người với nghề nghiệp khác nhau cùng tham dự.
2.4. Lợi thế ưu trội của truyền hình và truyền hình đa nền tảng
trong việc tác động đến văn hóa, con người
2.4.1. Truyền hình có sức mạnh sinh động, chân thật của hình ảnh
nhiều màu sắc, đường nét, hình khối (3D) liên tục tác động trực tiếp đến
ấn tượng thị giác “bắt mắt”, thu hút con người trong tiếp nhận thông
tin, thông điệp báo chí
2.4.2. Truyền hình là sức mạnh tổng hịa giữa lợi thế của hình ảnh
(hiệu ứng thị giác) và lợi thế truyền cảm của tiếng động, âm thanh hiện
trường cùng âm nhạc (hiệu ứng thính giác) kết hợp với ngơn ngữ đặc
trưng của nghệ thuật điện ảnh, có khả năng tác động toàn diện đến trực
cảm của con người và chinh phục cơng chúng
2.4.3. Truyền hình có khả năng cập nhật và truyền phát thơng tin
nhanh nhạy, đảm bảo tính thời sự nóng bỏng, hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu
cầu tiếp nhận thơng tin hàng ngày cho hầu hết các nhóm cơng chúng
trong xã hội
2.4.4. Truyền hình góp phần bổ sung, lấp đầy các lỗ hổng tri thức
mà con người còn thiếu hụt, cần truy cầu để sinh tồn và phát triển trong
xã hội hiện đại.
2.4.5. Truyền hình đa nền tảng có khả năng lưu trữ các chương trình
đã phát sóng trên hệ thống internet, là nguồn tài nguyên thông tin tiện ích
đối với sự tiếp nhận của các chủ thể VHGĐ.
2.5. Cơ chế tác động và hiệu quả tiếp nhận các chương trình
truyền hình

2.5.1. Cơ chế tác động của truyền hình
Tổng hợp lại, có thể biểu diễn cơ chế tác động của truyền thơng
đại chúng được mơ hình hóa trong sơ đồ sau đây: Chủ thể (nhà báo)


16

--- > Tác phẩm báo chí (thơng điệp) ---> Cơng chúng mọi lứa tuổi (ý
thức xã hội) --- > Hành động của con người (Hành vi xã hội) --- >
Hiệu quả xã hội (thay đổi thực tiễn cuộc sống xã hội và con người).
2.5.2. Hiệu quả tiếp nhận truyền hình
2.5.2.1. Cơng chúng tiếp nhận truyền hình
Thơng thường, hiệu quả tác động xã hội của truyền hình được
thể hiện ở ba cấp độ như sau: hiệu quả tiếp nhận, hiệu ứng xã hội,
hiệu quả thực tế
2.5.2.1. Thang đo về sự tiếp nhận truyền hình của cơng chúng
Hiệu quả của truyền thơng đại chúng (nói chung) và truyền hình
(nói riêng) được cho là gián tiếp theo quy trình: truyền thơng, truyền
hình sẽ tác động lên nhận thức của cơng chúng. Từ đó, cơng chúng sẽ có
hành vi xã hội trong các tiến trình phát triển của cộng đồng.
Tiểu kết
Nghiên cứu về VHGĐ với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng
VTV, nhất thiết phải cắt nghĩa về một số khái niêm công cụ có liên quan
như: gia đình, văn hóa, văn hóa gia đình; truyền thơng, truyền hình,
truyền hình đa nền tảng. Theo đó cần nghiên cứu về những đặc điểm và
lợi thế ưu trội của truyền hình, truyền hình đa nền tảng so với các loại
hình truyền thơng khác trong việc tác động, chi phối đến văn hóa,
VHGĐ và con người. Đặc biệt cần xây dựng khung phân tích về cơ chế
tiếp nhận truyền hình đa nền tảng VTV của chủ thể VHGĐ. Từ đó có
thể khảo sát chủ thể VHGĐ ở KĐTM tại Hà Nội đã và đang tiếp nhận

các chương truyền hình như thế nào. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để
khảo sát thực trạng VHGĐ ở các KĐTM tại Hà Nội với việc tiếp nhận
truyền hình nói chung (gồm các chương trình truyền hình trong nước và
quốc tế) và sự tác động của truyền hình đa nền tảng VTV, nói riêng.
Chương 3
THỰC TRẠNG VĂN HĨA GIA ĐÌNH TẠI CÁC KHU ĐƠ THỊ
MỚI Ở HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN TRUYỀN HÌNH ĐA


17

NỀN TẢNG CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Trong lịch sử dân tộc, GĐ truyền thống Việt Nam thường ban đầu
là GĐ hạt nhân sau đó phát triển mở rộng với mong muốn phải có “tam,
tứ, ngũ đại đồng đường” coi đó là hồng phúc với nhiều thế hệ cộng sinh,
cộng cảm trong một thiết chế gia đình. VHGĐ là giá trị văn hóa cơ sở có
tính chất cốt lõi của văn hóa Việt Nam, bởi lẽ đó là nền tảng khởi nguồn
sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ thuở nhỏ đến khi trưởng
thành. VHGĐ tại các KĐTM nơi đây chính là VHGĐ được du nhập từ
nhiều nơi khác về Thủ đơ trong xu thế tồn cầu hóa với dòng người
nhập cư ồ ạt trong mấy thập kỷ qua. Hầu hết họ là công dân mới của Hà
Nội trong xu thế mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô, phát triển đô
thị hiện đại theo tầm cao và biên độ mở rộng của không gian thành phố.
3.2. Đặc điểm của văn hóa gia đình tại các khu đơ thị mới ở Hà Nội
3.2.1. Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội là sự tổng
hịa văn hóa gia đình ở đơ thị Thăng Long - Đơng Đơ truyền thống với
văn hóa gia đình đơ thị hiện đại
3.2.2. Văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới ở Hà Nội là sự tổng
hợp của văn hóa gia đình Thủ đơ và văn hóa gia đình các vùng miền
khác trong nước và quốc tế

3.2.3. Văn hóa gia đình tại các khu đơ thị mới ở Hà Nội chủ yếu là
văn hóa gia đình hạt nhân hai thế hệ (bố mẹ và con cái) cư trú ở đơ thị
3.2.4. Văn hóa gia đình các khu đơ thị mới ở Hà Nội mang dấu ấn
đa văn hóa, liên văn hóa vùng miền, đan xen với yếu tố nước ngồi
3.2.5. Văn hóa gia đình ở các khu đơ thị mới Hà Nội gắn với xã hội
dịch vụ công cộng
3.3. Sự tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng
của chủ thể văn hóa gia đình tại các khu đô thị mới tại Hà Nội trên
các lĩnh vực chủ yếu
3.3.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình tại các khu đơ thị mới ở Hà Nội
3.3.2. Văn hóa tiêu dùng gia đình tại các khu đơ thị mới ở Hà Nội


18

3.3.3. Văn hóa giáo dục gia đình tại các khu đơ thị mới ở Hà Nội
3.3.4. Văn hóa thẩm mỹ của gia đình tại các khu đơ thị mới ở Hà Nội
3.3.5. Văn hóa sinh hoạt của gia đình tại các khu đơ thị mới trước
tác động của truyền hình Việt Nam (ẩm thực, thể thao, vui chơi, giải trí)
Tiểu kết
Các chương trình của VTV đang hướng tới việc giáo dục gia đình,
chăm sóc sức khỏe một cách khoa học cho khán giả thông qua cung cấp
tri thức về cuộc sống gia đình gắn với thực tế.
Các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV đã phát huy sức
mạnh của truyền thông đại chúng tác động nhiều mặt đến văn hóa và
con người ở nhiều góc độ khác nhau, có tác dụng gợi mở, điều tiết và
phát triển, hình thành những giá trị VHGĐ hiện đại cho cư dân tại
KĐTM tại Thủ đơ Hà Nội.
Chương 4
BÀN LUẬN VỀ VĂN HĨA GIA ĐÌNH

TẠI CÁC KHU ĐƠ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN
MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH ĐA
NỀN TẢNG CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
4.1. Các chương trình truyền hình đa nền tảng với việc tiếp nhận
của chủ thể văn hóa gia đình tại các khu đơ thị mới Hà Nội
4.1.1 Đánh giá chung
Có thể khái quát các chương trình của VTV đã và đang phát sóng
ln được tiếp nhận bởi các chủ thể VHGĐ. Dù vậy, việc tiếp nhận các
nội dung truyền hình cịn phụ thuộc vào thời gian của chủ thể VHGĐ.
4.1.2. Đánh giá sự tiếp nhận truyền hình đa nền tảng trên các
lĩnh vực văn hóa gia đình tại khu đơ thị mới
4.1.2.1. Văn hóa ứng xử
Qua các chương trình, VTV đã giới thiệu các chuẩn mực ứng xử,
cách xử lý tình huống trong các quan hệ của GĐ, dần dần tạo nên các
quy tắc ứng xử cả GĐ ở đô thị cho mọi lứa tuổi, nhất là khi đại dịch


19

Covid – 19 tràn lan, phải giãn cách xã hội, mọi thành viên trong GĐ tại
KĐTM dường như ở nhà và có điều kiện theo dõi và học hỏi khá nhiều
tri thức từ các chương trình VTV. Đây là một hoàn cảnh đặc biệt đã
nhân lên gấp nhiều lần thời gian xem truyền hình của các GĐ nơi đây.
4.1.2.2. Văn hóa tiêu dùng
Nói chung, sự tiếp nhận của các chủ thể GĐ, đặc biệt là các “nội
tướng” đều đã cho rằng các sản phẩm được đưa trên các chương trình
cũng mang tính giới thiệu nhiều hơn, cịn thơng thường khi mua, họ sẽ
chọn các thương hiệu lâu năm cho gia đình mình thay vì những sản
phẩm mới. Bài tốn này cần lời giải đến từ một hệ thống liên kết mật
thiết hơn nữa giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và bên truyền tải là

truyền hình đa nền tảng VTV.
4.1.2.4. Văn hóa giáo dục
Các chương trình truyền hình VTV giáo dục gia đình đã đồng hành
cùng các bậc phụ huynh răn dạy con người từ lúc còn thơ bé đến lúc
trưởng thành về đạo hiếu ở đời, coi đây là phẩm chất cao quý của con
người, luôn nhớ về công lao nuôi dạy của cha mẹ qua việc truyền thông
các câu ca dao có từ ngàn xưa để lại.
4.1.2.5. Văn hóa sinh hoạt
4.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng văn hóa gia đình tại các
khu đơ thị mới ở Thủ đơ Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa
nền tảng
4.2.1. Văn hóa gia đình ở khu đơ thị mới tại Hà Nội đang vận
động và phát triển thụ động từ tác động đa chiều của Truyền hình
Việt Nam, đặc biệt là truyền hình đa nền tảng
4.2.2. Văn hóa gia đình ở khu đơ thị mới tại Hà Nội đang có xu
thế hiện đại hóa cực đoan do chịu tác động nhiều mặt của truyền
hình đa nền tảng và các phương tiện truyền thơng hiện đại
4.2.3. Truyền hình đa nền tảng đang chiếm lĩnh khá nhiều
không gian sinh hoạt của văn hóa gia đình ở khu đơ thị mới tại Hà


20

Nội, xâm lấn văn hóa tinh thần của con người trong gia đình, làm gia
tăng khoảng cách giữa các thế hệ, ngăn cách mối liên hệ giữa con
người với thiên nhiên sinh thái
4.2.4. Nội dung một số chương trình truyền hình đa nền tảng
chưa thật sự gắn kết với nhu cầu phát triển trong thực tế của văn hóa
gia đình ở khu đô thị mới tại Hà Nội
4.3. Dự báo xu thế vận động văn hóa gia đình tại các khu đô thị

mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận truyền hình đa nền tảng trong
tương lai.
4.4.1. Tiếp nhận tác động của truyền hình đa nền tảng của
Truyền hình Việt Nam, văn hóa gia đình ở khu đơ thị mới tại Hà Nội sẽ
vận động theo xu hướng cá thể hóa các chủ thể trong gia đình
4.4.2 Tiếp nhận truyền hình đa nền tảng của Truyền hình Việt Nam,
văn hóa gia đình ở khu đơ thị mới tại Hà Nội vừa thể hiện bản sắc dân
tộc, vừa gia tăng tính hiện đại của kiểu gia đình 4.0
4.4.3. Tiếp nhận truyền hình đa nền tảng của Truyền hình Việt
Nam, văn hóa gia đình ở khu đơ thị mới tại Hà Nội ngày càng vận
động theo xu hướng đa văn hóa, liên văn hóa
4.4. Khuyến nghị phương hướng và giải pháp chấn hưng văn
hóa gia đình tại các khu đơ thị mới ở Hà Nội với việc tiếp nhận
truyền hình đa nền tảng của Truyền hình Việt Nam
4.3.1. Phương hướng
4.3.2. Giải pháp chấn hưng văn hóa gia đình tại các khu đơ thị mới
ở Hà Nội hiện nay
4.3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
4.3.2.2. Nhóm giải pháp về thiết kế các chương trình truyền hình
đa nền tảng của Truyền hình Việt Nam dựa trên nhu cầu phát triển văn
hóa gia đình và văn hóa gia đình và tại khu đơ thị mới ở Hà Nội
4.3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
Tiểu kết


21

Trong bối cảnh tồn cầu hóa, giao lưu hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam là sức mạnh nội sinh để phát
triển bền vững đất nước thì nhiệm vụ xây dựng VHGĐ lại trở nên vô cùng

quan trong, quyết định sự sinh tồn của dân tộc ta trước những thách thức và
cơ hội đan xen. Đây là một vấn đề phải nghiên cứu thấu đáo, đề xuất ý tưởng
về phương hướng và giải pháp để phát triển VHGĐ trên phạm vi cả nước nói
chung, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội, nói riêng. Điều này đã đặt “gánh
nặng” lên đôi vai của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta, cũng sư
thu hút được sự quan tâm của các trong mấy năm qua. Nhà nước sẽ kinh phí
cho các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người tại
địa bàn theo quy định chung.
Với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng của VTV
trong thời gian qua, VHGĐ tại các KDDTM ở Hà Nội đã có q trình vận
động và phát triển hết sức đa dạng và phong phú, đồng hành cùng sự phát
triển VHGĐ của Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, CNH, HĐH, đơ thị hóa và hội
nhập quốc tế. Trong những năm tiếp theo, với tác động của truyền hình đa
nền tảng VTV và sự chủ động tiếp nhận của chủ thể VHGĐ nơi đây, cùng với
các hệ thống giải pháp phát huy sức mạnh của truyền hình đa nền tảng VTV,
chắc chắn VHGĐ tại các KĐTM của Hà Nội sẽ có nhiều khởi sắc, góp phần
xây dựng nên hệ giá trị văn hố, con người của Thủ đơ văn minh, thanh lịch
trên những tầm cao mới.
KẾT LUẬN
Nhìn lại lịch sử phát triển của nhân loại, có thể nhận thấy rằng GĐ
và VHGĐ có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình sinh tồn của con
người cũng như trong q trình vận động và phát triển của nền văn
hóa quốc gia, dân tộc.
VHGĐ là một hệ giá trị quan trọng của thiết chế gia đình, giúp
cho thiết chế này tồn tại và phát triển. Có thể nói, GĐ và VHGĐ là
“tế bào thông minh” ở cấp độ vi mô lưu giữ hệ giá trị văn hóa dân tộc
trên tầm vóc vĩ mơ, truyền lại cho các thế hệ tương lai.


22


Trong lịch sử hàng ngàn năm ở nước ta, VHGĐ là thành tố quan
trọng để tạo nên văn hóa làng, văn hóa nước (tức là văn hóa quốc
gia), hình thành trục quan hệ gắn bó chặt chẽ Nhà - Làng - Nước,
kiến tạo nên sức mạnh nội sinh của văn hóa, con người Việt Nam
trong tiến trình phát triển dân tộc.
Bước sang hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, trong bối cảnh tồn
cầu hóa, đơ thị hóa, q trình CNH, HĐH diễn ra ngày càng nhanh
chóng cùng với sự phát triển bùng nổ của xã hội thông tin, truyền
thông và truyền hình, thì sự hình thành và phát triển của văn hoá và đặc
biệt là VHGĐ đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ và bị chi phối rất
nhiều. Chính vì vậy, tìm về VHGĐ tại các KĐTM tại Hà Nội vpis việc
tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng VTV, phát hiện
những vấn đề đặt ra là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa cần thiết về lý
luận và thực tiễn.
Từ những nghiên cứu lý luận về cơ chế tác động của báo chí,
truyền thơng và truyền hình đến sự phát triển văn hóa và con người, có
thể khẳng định rằng VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội thời gian qua chịu
tác động và tiếp nhận ảnh hưởng của truyền hình đa nền tảng VTV là
một vấn đề có tính quy luật.
Thơng qua việc nghiên cứu về VHGĐ tại các KĐTM tại Hà Nội
với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình đa nền tảng đã cho
thấy sự hình thành và phát triển của VHGĐ ở Hà Nội hiện nay có
nhiều điểm mới so với thế kỷ XX. Chủ thể VHGĐ tại KĐTM ở Hà
Nội chủ yếu là cư dân nhiều vùng miền trong cả nước đã đem văn
hóa các địa phương về Thủ đơ, kết hợp với các giá trị văn hóa đơ thị
Hà Nội - truyền thống và hiện đại, đã làm nên nhưng đặc điểm rất
riêng của VHGĐ nơi đây. Những năm qua, tại các KĐTM ở Hà Nội
(mà tiêu biểu là KĐTM Mỹ Đình, KĐTM Green Star và KĐTM Handi
Resco), khi mà con người chủ yếu sống khép kín trong các chung cư

cao tầng, cư ngụ trong các căn hộ và với vơ vàn các loại hình dịch vụ


23

thì truyền thơng đại chúng mà đặc biệt là truyền hình VTV đã trở
thành một kênh thơng tin, giao tiếp quan trọng và phổ biến hàng
ngày, chi phối hệ giá trị VHGĐ. Hiện nay, hầu hết các gia đình hạt
nhân tại đơ thị đều có sự tiếp nhận các giá trị văn hóa dân tộc truyền
thống và hiện đại do truyền hình và truyền hình đa nền tảng VTV Go
đem đến.
Trong nhiều năm gần đây, VTV đã tăng cường xây dựng vố số
chương trình trên hầu hết các kênh sóng của đài hướng tới thực tiễn
xây dựng và phát triển văn hóa quốc gia, dân tộc, trong đó có VHGĐ.
Nội dung các chương trình liên quan đến con người và VHGĐ ở các
vùng miền địa phương, nông thôn cũng như thành thị ngày càng
nhiều. Đó là hoạt động thiết thực của VTV nhằm đưa quan điểm
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chuyển tải
các giá trị văn hóa Việt truyền thống và hiện đại để hiện thực hóa
Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 vào thực tiễn mn màu, muôn vẻ trên phạm vi cả nước.
Ngày nay, các chương trình VTV, VTV Go với lịch phát sóng
dày đặc trên nền tảng kỹ thuật số, trên không gian mạng intrnet đã
giúp cho công chúng rất thuận lợi trong việc tiếp cận các giá trị
VHGĐ truyền thống và hiện đại, trong nước và quốc tế. Nhiều vấn đề
bức xúc trong cuộc sống GĐ đã tìm thấy phương án giải quyết trong
các chương trình của VTV đa nền tảng. Điều đó đã góp phần khơng
nhỏ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển VHGĐ tại các KĐTM ở Hà
Nội trong nhiều năm qua.
Trước xu thế hội nhập giao lưu tiếp biến các nền văn hóa ngày càng

rộng mở ở nước ta hiện nay, VHGĐ tại các KĐTM ở Hà Nội có sự vận
động và biến đổi mạnh mẽ gồm cả các giá trị xưa cũ và các giá trị mới.
Trong các giá trị VHGĐ truyền thống để lại có nhiều yếu tố tích cực cần
phát huy nhưng cũng có khơng ít yếu tố lạc hậu cần phải bài trừ. Trong các
giá trị mới có nhiều yếu tố tích cực phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng


×