Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

vai trò của thực tiễn đối với lý luận ý nghĩa rút ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.85 KB, 13 trang )

Đề bài: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với lý luận? Ý nghĩa
phương pháp luận đối với việc khắc phục bệnh giáo điều của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở nước ta? Liên hệ bản thân?
BÀI LÀM
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng và vận dụng tư tưởng, lý luận đó vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam để đề ra đường lối, cương lĩnh đúng đắn. Từ Đại hội Đảng lần thứ
VI, Đảng đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới trên tồn đất nước, trong đó
phương hướng đổi mới được Đảng ta xác định là phải đổi mới toàn diện, đồng bộ
triệt để với những bước đi, hình thức, cách làm phù hợp. Đây là một những vận
dụng của Đảng vào thực tiễn Việt Nam dựa trên lý luận và thực tiễn.
Lý luận và thực tiễn là hai phạm trù cơ bản, nền tảng của triết học Mác-Lênin
nói chung và của lý luận nhận thức Mác xít nói riêng. Trong lịch sử đã có rất nhiều
trường phái đưa ra quan niệm về phạm trù này cũng như đưa ra mối liên hệ giữa
thực tiễn và lý luận nhưng chưa thật sự đầy đủ và có phần sai lệch. Chủ nghĩa MácLênin ra đời đã đưa ra quan niệm thực sự khoa học về mối liên hệ giữa lý luận và
thực tiễn. C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác nhận một cách hiểu về biện chứng của thực
tiễn và lý luận: “Tinh thần coi hiện thực thực tại chỉ là phạm trù đương nhiên sẽ quy
mọi hoạt động và thực tiễn của con người thành một quá trình tư duy biện chứng
của sự phê phán có tính phê phán”. Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan
hệ biện chứng tác động qua lại của thực tiễn và lý luận luôn là một đòi hỏi cấp bách
và là một phương thức để mang đến thành công cho hoạt động của mỗi cá nhân, của
tổ chứa và của một dân tộc.
Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những hạn chế trong quan niệm về
thực tiễn của các nhà triết học trước đó trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ănghen đã đưa
ra một quan điểm đúng đắn, khoa học về thực tiễn, cũng như vai trò của thực tiễn
đối với nhận thức. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, C.Mác và
Ph.Ăngghen đã làm cho triết học của các ơng hơn hẳn về chất so với tồn bộ các
trường phái triết học khác. Lênin nhận xét rằng “Quan điểm về đời sống, về thực
1



tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức” và vai trò của
thực tiễn đối với lý luận. Tóm lại, theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, thực
tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Như vậy có thể thấy, C.Mác và Ph.Ănghen đã xây dựng khái niệm thực tiễn
dựa trên ba đặc trưng: Trước hết, thực tiễn khơng phải là tồn bộ hoạt động của con
người mà chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính; thứ hai, thực tiễn là những
hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người; thứ ba, thực tiễn là hoạt động
có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ. Thực
tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của nó, trình độ phát triển của thực
tiễn nói lên trình độ chinh phục giới tự nhiên và làm chủ xã hội của con người.
Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác
nhau, nhưng gồm những hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động
chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động sản
xuất vật chất là hình thức thực tiễn có sớm nhất, cơ bản nhất, quan trọng nhất ; sản
xuất vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức
tồn tại cơ bản của con người và xã hội lồi người. Hoạt động chính trị - xã hội là
hình thức thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã
hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội, là hoạt động đấu tranh giai
cấp, dân tộc có vai trò thúc đẩy sự phát triển văn minh của xã hội và nhân loại. Hoạt
động thực nghiệm khoa học là hình thức đặc biệt của thực tiễn; bởi lẽ, trong hoạt
động thực nghiệm khoa học, con người chủ động tạo ra những điều kiện khơng có
sẵn trong tự nhiên, xã hội để tiến hành thực nghiệm khoa học theo mục đích mà
mình đã đề ra, hoạt động này thúc đẩy quá trình nhận thức của cong người về thế
giới quan, góp phần nâng cao đời sống của con người.
Lý luận được hình thành trên cơ sở khái quát kinh nghiệm thực tiễn, nhưng
khơng phải cứ có kinh nghiệm thực tiễn là có được lý luận. Lý luận được hình thành
thơng qua hoạt động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, khái quát lý luận của các nhà
lý luận. Vì vậy, lý luận không thể ra đời một cách tự phát và luôn phải được bổ
2



sung, hoàn thiện, phát triển bằng tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn mới, phong
phú bởi các nhà lý luận. Lý luận khoa học là hệ thống những tri thức được khái quát
từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính
quy luật của các sự vật, hiện tượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy
luật, phạm trù. Lý luận có những đặc trưng sau đây: Thứ nhất, lý luận có tính hệ
thống, tính khái qt cao, tính lơgíc chặt chẽ; Thứ hai, cơ sở của lý luận là những tri
thức kinh nghiệm thực tiễn; Thứ ba, lý luận có thể phản ánh được bản chất sự vật,
hiện tượng.
* Vai trò của thực tiễn đối với lý luận
Lý luận khoa học phải được hình thành trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực
tiễn, bằng con đường tổng kết thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn đó, nếu khơng lý
luận đó sẽ là lý luận suông, lý luận thuần tuý sách vở, xa rời cuộc sống dễ trở thành
lý luận ảo tưởng, khơng có căn cứ, giáo điều, kinh viện. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Lý luận mà không áp dụng vào thực tế
là lý luận sng”. Bởi lẽ, thực tiễn có vai trò to lớn đối với lý luận. Điều này thể
hiện ở chỗ:
1. Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận
Các hình thức thực tiễn của con người, ngay từ đầu, đã bị quy định bởi nhu
cầu sống, nhu cầu tồn tại. Muốn sống, muốn tồn tại, con người phải sản xuất vật
chất, cải tạo tự nhiên và xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Như vậy, con
người quan hệ với thế giới xung quanh bắt đầu bằng và thơng qua thực tiễn. Cũng
chính bằng và thông qua thực tiễn, con người tác động vào sự vật làm cho chúng
bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật của mình. Trên cơ sở đó, con người mới có
hiểu biết về sự vật và dần dần có cơ sở để khái quát những hiểu biết này thành lý
luận. Như vậy, chính thực tiễn đã cung cấp “Vật liệu” cho nhận thức, cho lý luận.
Có thể nói, mọi tri thức của con người xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nói
khác đi, thực tiễn là cơ sở của nhận thức, của lý luận.
Thực tiễn còn là cơ sở đề ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi con người trong đời

sống của mình phải giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức, lý luận phát triển.
3


Thực tiễn còn quy định khuynh hướng phát triển của lý luận. Hơn nữa, thực
tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển, ln địi hỏi phải được khái qt, tổng kết
để làm giàu kinh nghiệm, phát triển lý luận, định hướng cho hoạt động thực tiễn
tiếp theo. Vì thế, thực tiễn luôn thúc đẩy cho sự ra đời của các ngành khoa học mới,
của các lý luận mới.
Thực tiễn đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được rất nhiều
thành tựu nhưng cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần tổng kết để bổ sung lý luận về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội XI của Đảng đã đề ra nhiệm
vụ: “Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề
về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta và những vấn đề mới nảy sinh trong q trình đổi mới, khơng ngừng phát triển lý
luận”. Đại hội XII của Đảng đề ra nhiệm vụ “Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định,
phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.
Tiếp theo tinh thần này, Đại hội XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ “Đẩy mạnh tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Gắn tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận với định hướng chính sách”.
Thực tiễn cịn là cơ sở góp phần rèn luyện giác quan của con người, làm cho
chúng phát triển tinh tế hơn, hồn thiện hơn. Trên cơ sở đó, giúp con người nhận
thức hiệu quả hơn, khái quát lý luận đúng đắn hơn. Thông qua thực tiễn, con người
cũng cải biến ln chính bản thân mình, phát triển năng lực, trí tuệ của mình.
Ph.Ăngghen đã viết: “...chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ khơng phải chỉ
một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực
tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc
người ta đã học cải biến tự nhiên”.

Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các cơng cụ, phương tiện, máy móc hỗ trợ
con người nhận thức hiệu quả hơn và khải quát lý luận đúng đắn hơn. Chính nhu
cầu chế tạo, cải tiến cơng cụ sản xuất cũng như cơng cụ, máy móc hỗ trợ con người,
4


thực tiễn đã thúc đẩy nhận thức, tư duy, lý luận và bản thân thực tiễn phát triển.
Như vậy, thực tiễn là cơ sở, động lực chủ yếu, trực tiếp của nhận thức, của lý
luận. Nhưng như thế khơng có nghĩa là mỗi người, mỗi thế hệ người đều phải lặp lại
những hoạt động thực tiễn giống nhau ban đầu để có được những tri thức giống
nhau. Mỗi người, mỗi thế hệ người có thể tiếp thu, kế thừa những kinh nghiệm và
tri thức của các thế hệ trước để bổ sung, phát triển làm giàu tri thức, lý luận của
mình. Nhưng những tri thức, kinh nghiệm được tiếp thu, kế thừa này, xét đến cùng
đều trực tiếp, hoặc gián tiếp bắt nguồn từ thực tiễn.
2. Thứ hai, thực tiễn là mục đích của lý luận
Hoạt động nhận thức, lý luận của con người ngay từ khi con người mới xuất
hiện trên trái đất với tư cách là người đã bị quy định bởi nhu cầu tồn tại, nhu cầu
sống, nhu cầu thực tiễn của mình. Để tồn tại, để sống, con người phải tìm hiểu thế
giới xung quanh để có những hiểu biết nhất định về thế giới, trên cơ sở đó phải khái
qt những hiểu biết của mình thành lý luận để định hướng cho những nhu cầu này
cũng như hoạt động của mình. Như vậy, chính nhu cầu sống, nhu cầu sản xuất vật
chất, cải tạo tự nhiên, xã hội buộc con người phải tìm hiểu, khám phá, nhận thức thế
giới xung quanh. Nghĩa là, nhận thức của con người ngay từ đầu đã bị quy định bởi
nhu cầu thực tiễn. Nói cách khác, thực tiễn chính là mục đích của nhận thức, của lý
luận. Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng tỏ, khơng có nhận thức vị nhận thức,
khơng có lý luận vị lý luận, chỉ có nhận thức vị thực tiễn, lý luận vị thực tiễn.
Những tri thức - kết quả của nhận thức, những lý luận - kết quả của khái quát
hóa kinh nghiệm thực tiễn chỉ có giá trị, có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng
vào thực tiễn, phục vụ thực tiễn, cụ thể là vận dụng vào sản xuất vật chất, cải tạo
chính trị - xã hội, vào thực nghiệm khoa học phục vụ nhân loại tiến bộ. Nói khác

đi, thước đo đánh giá giá trị của lý luận, của nhận thức chính là thực tiễn. Nếu nhận
thức, lý luận khơng vì thực tiễn, khơng nhằm phục vụ, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo
thực tiễn mà vì chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức,.. thì
nhất định sẽ mất phương hướng, phải trả giá.
3. Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của lý luận
5


Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức. Tri thức ấy có thể
phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực khách quan. Theo triết học Mác-Lênin,
chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đơng. Chân lý cũng khơng phải là cái
gì đó hiển nhiên. Chân lý cũng khơng phải chỉ là cái có ích, có lợi. Theo triết học
Mác-Lênin, chân lý là tri thức phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan và được
thực tiễn kiểm nghiệm. Chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để
khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Như ở trên đã khẳng định, dù tồn tại dưới hình
thức nào thì thực tiễn đều là những hoạt động vật chất - cảm tính. Chính bằng và
thông qua những hoạt động vật chất - cảm tính này con người mới có những hiểu
biết về sự vật, hiện tượng. Do vậy, cũng chỉ có thơng qua hoạt động vật chất - cảm
tính con người mới chứng minh được những tri thức - sự hiểu biết mà mình có được
là chân lý hay là sai lầm. Hơn nữa, chỉ có thơng qua thực tiễn, con người mới “vật
chất hóa” được tri thức, “hiện thực hóa được tư tưởng”. Trong q trình “vật chất
hóa” tri thức, “hiện thực hóa tư tưởng” đó, con người mới khẳng định được chân lý,
bác bỏ được sai lầm. Cho nên, C.Mác trong Luận cương về Phoiơbắc đã khẳng định
“Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan
khơng, hồn tồn khơng phải là một vấn đề lý luận mà là vấn đề thực tiễn. Chính
trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính
hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình. Sự tranh cãi về tính hiện
thực hay tính khơng hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một vấn đề kinh viện
thuần túy”. Khi đọc lại Hêghen, V.I.Lênin khẳng định: “... con người chứng minh
bằng thực tiễn của mình sự đúng đắn khách quan của những ý niệm, khái niệm, tri

thức của mình, của khoa học của mình”. Ph.Ăngghen trong Lútvích Phoiơbắc và sự
cáo chung của triết học cổ điển Đức cũng khẳng định: “Sự bác bỏ một cách hết sức
đanh thép những sự vặn vẹo triết học ấy, cũng như tất cả những triết học khác là
thực tiễn, chính là thực nghiệm và cơng nghiệp”. Chính vì vậy, thực tiễn cũng là
tiêu chuẩn đánh giá sự đúng sai của lý luận. Có nhiều hình thức hoạt động thực tiễn
khác nhau, do vậy cũng có nhiều hình thức kiểm tra sự đúng, sai của lý luận khác
nhau, ví dụ như bằng thực nghiệm khoa học; bằng việc áp dụng lý luận vào cải biến
6


xã hội,... Vì vậy, việc sử dụng thực tiễn như là phương thức kiểm tra chân lý, bác bỏ
sai lầm cũng phải linh hoạt, mềm dẻo, không được cứng nhắc.
Với tư cách là tiêu chuẩn chân lý, thực tiễn vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính
tương đối. Tính tuyệt đối của thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn chân lý thể hiện ở
chỗ, thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử - cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để
khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Ngồi thực tiễn khơng gì có thể khẳng định
chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính tương đối của thực tiễn với tư cách là tiêu chuẩn chân
lý thể hiện ở chỗ, thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển, do đó, với tư cách là
tiêu chuẩn chân lý nó cũng khơng đứng im mà thay đổi. Hơn nữa, đúng như
V.I.Lênin đã khẳng định: “Khơng bao giờ có thể xác nhận hoặc bác bỏ một cách
hoàn toàn một biểu tượng nào đó của con người, dù biểu tượng ấy là thế nào chăng
nữa”. Vì vậy, khi thực tiễn thay đổi thì nhận thức, lý luận cũng phải thay đổi theo
cho phù hợp thực tiễn mới. Cũng vì vậy, thực tiễn được xem xét trong không gian
càng rộng, trong thời gian càng dài thì càng rõ đâu là chân lý, đâu là sai lầm.
Từ những vấn đề nêu trên, có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận là phải có
quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới khách quan. Quan
điểm thực tiễn đòi hỏi nhận thức sự vật, nhận thức lý luận phải gắn với nhu cầu thực
tiễn; phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn đánh giá sự đúng, sai của lý luận, chủ trương,
đường lối, chính sách; phải tăng cường tổng kết thực tiễn để kiểm tra sự đúng đắn
của lý luận, chủ trương, đường lối, chính sách và kịp thời bổ sung, phát triển lý luận

cũng như điều chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách cho phù hợp thực tiễn mới.
Phải thấm nhuần lời căn dặn của V.I.Lênin: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn,
phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
* Ý nghĩa phương pháp luận đối với việc khắc phục bệnh giáo điều của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta
Nội dung về ý nghĩa phương pháp luận đối với việc khắc phục bệnh giáo điều
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta: Về bản chất, bệnh giáo điều là
khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa lý luận, coi thường hạ thấp thực
tiễn, khơng đánh giá đúng vai trị của thực tiễn trong hoạt động nhận thức cũng như
7


hoạt động lý luận, hoặc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý áp dụng lý luận và kinh
nghiệm khơng tính tới điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý.
Ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Việt Nam có hai loại bệnh giáo điều. Một
là, giáo điều lý luận, thể hiện ở chỗ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vận dụng lý
luận không căn cứ vào những điều kiện thực tiễn - cụ thể của đơn vị mình, ngành
mình; học tập lý luận tách rời thực tiễn, xa rời cuộc sống, rơi vào bệnh sách vở;
bệnh “Tầm chương, trích cú”; bệnh câu chữ... Hai là, giáo điều kinh nghiệm, thể
hiện ở chỗ, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vận dụng kinh nghiệm của ngành khác,
người khác, địa phương khác, nước khác vào hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình
nhưng khơng tính tới những điều kiện thực tiễn lịch sử - cụ thể của địa phương
mình, ngành mình.
Bệnh giáo điều ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Việt Nam có nhiều nguyên
nhân như ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp quá lâu; ảnh
hưởng của tư tưởng tiểu tư sản, như bệnh thành tích, bệnh hình thức,... Đặc biệt là
vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và không hiểu quan hệ
biện chứng giữa lý luận và thực tiễn ở một số cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đây là
nguyên nhân cơ bản, trực tiếp nhất của căn bệnh giáo điều ở đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý Việt Nam.
Để ngăn ngừa, khắc phục có hiệu quả bệnh giáo điều cần thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp như từng bước hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa; khắc phục chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa hình thức, qn triệt tốt
trên thực tế nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, hiểu và vận dụng đúng
đắn quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn trong nhận thức và hoạt động cải
tạo xã hội cũng như hoạt động lãnh đạo, quản lý của chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý này. Đặc biệt, phải tăng cường tổng kết thực tiễn. Tổng kết thực tiễn đóng
vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển của lý luận, ngăn ngừa, hạn chế, khắc
phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Xét về bản chất, tổng kết thực tiễn là
hoạt động trí tuệ của chủ thể tổng kết thực tiễn; là quá trình chủ thể tổng kết thực
8


tiễn bằng tư duy khoa học với phương pháp biện chứng duy vật làm cơ sở phân tích,
đánh giá, khái quát hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động cải tạo chính trị-xã hội,
cải tạo các quan hệ xã hội; hoạt động thực nghiệm khoa học nhằm kiểm tra chân lý,
kiểm tra sự đúng sai của lý luận để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận và rút ra
những bài học kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận tiếp
theo. Trên cơ sở đó, ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo
điều có hiệu quả. Vì tổng kết thực tiễn có vai trị quan trọng nên các Đại hội của
Đảng luôn quan tâm chú trọng công tác tổng kết thực tiễn. Tiếp tục tinh thần các
Đại hội trước, Đại hội XII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Đẩy mạnh công tác tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc
hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước”. Điểm mới của Đại hội XII so với các Đại hội trước về vấn đề này là đưa
tổng kết thực tiễn lên trước nghiên cứu lý luận. Đại hội XIII của Đảng đã đề ra
nhiệm vụ đầy đủ hơn, toàn diện hơn trong việc đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên
cứu lý luận và đặc biệt nhấn mạnh sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đẩy mạnh tổng kết
thực tiễn và nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam. Đại hội cũng chỉ rõ “Chú trọng cập nhật kết quả tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu lý luận; sớm kết luận những vấn đề lý luận đã chín, đã rõ để phát
triển, hồn thiện đường lối, chủ trương xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục đổi mới
mơ hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các cơ quan nghiên cứu lý luận. Từng bước đưa hoạt động trao đổi lý luận của
Đảng ta với một số đảng cầm quyền, đảng tham chính ở một số nước đi vào chiều
sâu, hiệu quả. Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý
luận; có chế độ, chính sách thỏa đáng nhằm thu hút, trọng dụng các chuyên gia đầu
ngành”.
Tuy nhiên, để tổng kết thực tiễn có hiệu quả thì cần phải qn triệt quan điểm
khách quan, vì vận dụng quan điểm khách quan vào tổng kết thực tiễn, chủ thể khi
tổng kết thực tiễn sẽ tránh được bệnh chủ quan, không tô hồng, không bơi đen kết
quả tổng kết. Q trình này sẽ giúp cho chủ thể khi tổng kết thực tiễn luôn biết xuất
9


phát từ thực tiễn mà không xuất phát từ mong muốn chủ quan. Các kết luận rút ra từ
tổng kết thực tiễn phải mang tính khái quát cao, nghĩa là phải có tính phổ biến, có
giá trị chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động lãnh đạo quản lý, hoạt động cải tạo
thế giới khách quan tiếp theo. Mục đích của tổng kết thực tiễn phải đúng đắn, nghĩa
là phải vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh; khơng vì
chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa thành tích.
Ngun tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên
tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải nỗ lực
quán triệt nguyên tắc này. Quán triệt tốt nguyên tắc này sẽ góp phần trực tiếp ngăn
ngừa, khắc phục bệnh bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí, trì trệ và bảo thủ, xa rời
thực tiễn, bệnh sách vở, tách rời lý luận với thực tiễn, từng bước xây dựng tư duy
khoa học, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan và bổ sung, hoàn thiện,
phát triển lý luận.
* Liên hệ thực tế

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện
nhiều chủ trương, đường lối, chính sách và quy định pháp luật nhằm phát triển sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ đáp ứng tình hình phát triển
kinh tế. Từ những chủ trương, đường lối, chính sách và quy định, bản thân vận
dụng linh hoạt, sáng tạo, khơng rập khn, máy móc, phù hợp với điều kiện thực tế,
thế mạnh để tổ chức triển khai phù hợp thực tiễn tại địa phương và đạt được nhưng
kết quả như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 05/4/2017 của Tỉnh ủy Tiền Giang
về “Phát triển kinh tế - đô thị 03 vùng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030” của vùng kinh tế đơ thị phía Đơng; Đề án “Tái cơ cấu ngành
nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Cắt vụ,
chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị xã Gị Cơng” gắn với thực hiện
Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chương trình hành động số 28-Ctr/TU ngày 09/10/2008
của Tỉnh ủy Tiền Giang về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, đã tham mưu lãnh
đạo triển khai các đề tài, dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
10


hình thành vùng lúa chất lượng cao theo mơ hình cánh đồng lớn, mơ hình trồng rau an
tồn theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển nông nghiệp đô thị gắn tổ chức sản xuất và bao
tiêu sản phẩm, từ đó góp phần đa dạng các mơ hình sản xuất phù hợp với thổ nhưỡng,
điều kiện tự nhiên và trình độ sản xuất của người dân trên địa bàn thị xã Gò Công. Tập
trung tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia mơ hình kinh tế tập thể mà cụ thể là
tham gia thành lập các Hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã 2012; đây là
hợp tác xã kiểu mới đảm bảo mơ hình khép kín từ khâu đầu vào (Giống, thuốc, thức
ăn, vật tư sản xuất,…) đến đầu ra (Thu mua, tiêu thụ sản phẩm) cho thành viên hợp
tác xã nhằm tăng năng suất, giá thành sản phẩm. Trên cơ sở nguồn ngun liệu sẵn
có, quy mơ sản xuất thực tế tại địa phương mà triển khai Chương trình mỗi xã một sản
phẩm theo quyết định của Thủ tướng, tỉnh từng bước tại ra các loại sản phẩm đặc
trưng, thế mạnh của vùng đất Gị Cơng như thịt tươi gà ta Gị Cơng, Mắm tơm chà

Gị Cơng, Mứt sơ ri Gị Cơng,...
Để phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ phù hợp
với quy hoạch, thị xã Gị Cơng đã ban hành các chủ trương, chính sách, kết cấu hạ
tầng thương mại và dịch vụ được đầu tư và nâng cấp thông qua việc xã hội hóa, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư phát triển hệ thống thương mại đô thị: Đầu tư
khai thác hiệu quả Siêu thị Co.opMart, hệ thống cửa hàng Thế giới di động, Điện
máy Xanh, Siêu thị Điện máy Chợ Lớn, FPT, Viễn thơng A, Bách hóa xanh,.. Quy
hoạch các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp kịp thời nắm bắt thông tin thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, phục vụ
tốt nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn như Công ty CP may Công
Tiến, Công ty TNHH MTV Đồng phục thể thao Huy Hồng; Cơng ty TNHH MTV
Tự Hào Gị Cơng, Cơng ty NHHH may Việt Long Hưng, Công ty Shilla Glovich
Việt Nam,...
Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn
mới gắn với thực hiện chuyên đề thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới” giai đoạn 2016 – 2020; do thị xã là đô thị nên việc triển khai thực hiện xây
dựng nông thôn mới phải gắn với phát triển văn minh đô thị trên cơ sở phát huy lợi
11


thế hiện có và từng bước hồn thiện mục tiêu xây dựng nơng thơn mới tại các xã. Vì
vậy, thị xã Gị Cơng được cơng nhận hồn thành Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới và đạt văn minh đơ thị loại III.
Tuy nhiên, trong q trình tham mưu thực hiện các nhiệm vụ được giao thì
bản thân cũng bộc lộ một số hạn chế trong việc vận dụng giữa thực tiễn với lý luận,
giáo điều như đề ra nhiều kế hoạch, nhiệm vụ cùng một lúc dẫn đến hiệu quả, kết
quả đạt không cao, đạt chậm so với kế hoạch đề ra; triển khai thực hiện các văn bản
chỉ đạo theo hướng đơn giản, sơ lược, chưa cập nhật các văn bản mới, làm việc chủ
quan cho rằng nhiệm vụ đó đã làm nhiều lần, có kinh nghiệm rồi nên không cập
nhật những quy định mới, hướng dẫn mới và theo thực tế thực hiện. Triển khai các

mơ hình, giải pháp mới của các địa phương khác mà khơng tìm hiểu về khả năng
ứng dụng được tại địa phương hay không, mang lại hiệu quả như thế nào, gây lãng
phí. Do phải đạt được kế hoạch cấp trên đề ra, đơi lúc cịn mắc phải bệnh hình thức,
bệnh thành tích thể hiện như trong báo cáo cịn nặng chỉ tiêu, khơng chú trọng đến
thực tiễn diễn ra.
Nguyên nhân của những hạn chế: Do công tác chuyên môn ngày càng phát
sinh nhiều, nên việc tham mưu, đề xuất chưa kịp thời, công tác phối hợp chưa đạt
yêu cầu về thời gian, chất lượng, tính sáng tạo chưa cao; việc nắm bắt, khai thác,
tổng hợp và xử lý thơng tin đơi lúc cịn chậm; chưa tìm hiểu kỹ nhu cầu, điều kiện
sản xuất trong việc ứng dụng các mơ hình mới; các mơ hình liên kết gắn với cung
cấp đầu vào và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm phát triển chưa đồng đều, nhất là chưa
gắn kết được với doanh nghiệp địa phương.
Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên, bản thân đề ra một số giải
pháp như sau:
Tuân thủ nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức và
hành động, bám sát thực tiễn, lý luận phải gắn liền với thực tiễn, thường xuyên
kiểm tra trong thực tiễn và không ngừng phát triển cùng thực tiễn; nâng cao trình độ
lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, điều chỉnh phương pháp học tập, cơng tác đúng
đắn, học đi đơi với hành, lời nói đi đôi với việc làm, lý luận phải gắn với thực tiễn,
12


tiếp tục vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, khi
thực tiễn thay đổi thì lý luận cũng thay đổi theo; bản thân phải tích cực tu dưỡng,
rèn luyện để có đủ các điều kiện về phẩm chất, đạo đức và năng lực để thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn, phải có quan điểm thực tiễn đúng đắn, tích cực hoạt động
thực tiễn.
Kịp thời cập nhật chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước; những phương thức quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện, trang bị phương
pháp tư duy lý luận. Thường xuyên đi khảo sát, nắm bắt được thực tế sinh động của

đời sống xã hội và thấu hiểu hơn, nhận thức rõ được những khó khăn, thuận lợi,
những nhu cầu, mong muốn của người dân và doanh nghiệp là việc làm cần thiết.
Để việc đi trải nghiệm thực tế thật sự đạt hiệu quả, cần xây dựng kế hoạch rõ ràng,
cụ thể của từng nhiệm vụ được giao.
Có thể nói, suy cho cùng khơng có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không
xuất phát từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Do đó,
nếu thốt ly thực tiễn, khơng dựa vào thực tiễn thì lý luận sẽ xa rời cơ sở hiện thực
nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình. Cũng vì thế sẽ dẫn đến sai
lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc và quan liêu. Nhận thức
đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác động qua lại của lý luận và
thực tiễn, dùng lý luận làm kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn, tổng kết thực tiễn
để phát triển lý luận, thực tiễn phải là cơ sở, động lực của lý luận, là chìa khóa để
giải quyết mọi vướng mắc trên con đường đi đến mục tiêu đã định. Chính nhờ vào
thực tiễn mà nhận thức của con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

13



×