Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quan điểm toàn diện và sự vận dụng vào quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.86 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------oOo--------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Quan điểm toàn diện và sự vận dụng vào quá trình
xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tên và lớp học phần: Triết học Mác-Lênin - lớp 17
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Thuân
Họ và tên sinh viên: Phạm Phương Linh
Mã sinh viên: 11193011

Hà Nội 2020


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………. 1
Chương 1: VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN………….. 2
1.1.

Ngun lí về mới liên hệ phổ biến - cơ sở lí luận của quan điểm
toàn diện…………………………………………………………………. 2
1.1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến………………………………... 2
1.1.2. Các tính chất của mới liên hệ……………………………………... 2
1.1.3. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện…………………………… 3

1.2.

Nội dung của quan điểm toàn diện………………………………………. 3

1.3.



Vai trò của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con người………... 3

Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN………………………………………………………………….... 4
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển…………………………………………… 4
2.2. Hợp tác quốc tế…………………………………………………………….. 5
Chương 3: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN…………. 6
3.1. Mục tiêu phát triển…………………………………………………………. 6
3.2. Mô hình phát triển…………………………………………………………. 6
3.3. Vấn đề cần quan tâm…………………………………………………......... 6
3.3.1. Giá trị cốt lõi………………………………………………………. 7
3.3.2. Các mảng cần thiết………………………………………………... 7
3.4. Quá trình xây dựng và phát triển – Thành tựu và cơ hội…………………... 8
3.4.1. Đào tạo……………………………………………………………. 8
3.4.2. Nghiên cứu khoa học………………………………………………8
3.4.3. Nguồn nhân lực…………………………………………………… 9
3.4.4. Nâng cao vị thế…………………………………………………… 9
3.4.4. Tài chính…………………………………………………………... 9
3.4.5. Cơ sở vật chất…………………………………………………… 10
3.4.6. Hệ thớng quản trị………………………………………………… 10


3.5. Các mẫu thuẫn, bất cập và nguyên nhân…………………………………. 10
Chương 4: GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI…………. 12
4.1. Quan điểm toàn diện – điều kiện đảm bảo đổi mới và phát triển
bền vững ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân……………………………….. 12
4.1.1. Đổi mới và phát triển ở Đại học Kinh tế Quốc dân phải được nhìn

nhận trong sự phát triển toàn diện…………………………………………….. 12
4.1.2. Nét đặc thù của Đại học Kinh tế Q́c dân……………………… 12
4.1.3. Tính kế thừa……………………………………………………… 12
4.2. Các giải pháp trong quá trình phát triển………………………………….. 13
KẾT LUẬN…………………………………………………………………... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 14


PHẦN MỞ ĐẦU
Những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật luôn là công cụ
quý báu đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người, bởi chúng được
khái quát, đúc kết, rút ra từ chính sự phát triển của tự nhiên, xã hợi và tư duy.
Ngun lý về mới liên hệ phổ biến chính là cơ sở để hình thành quan điểm toàn
diện. Quan điểm này địi hỏi trong nhận thức và hoạt đợng thực tiễn phải xem
xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tớ,
các mặt của chính sự vật và trong sự tác đợng qua lại của sự vật đó với các sự
vật khác, coi chúng là cơ sở, căn cứ đầy đủ để nhận thức bản chất của sự vật.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường đại học đào
tạo về khối ngành quản lý và kinh tế hàng đầu Việt Nam. Việc xây dựng, phát
triển trường là một nhiệm vụ tất yếu để đạt được mục tiêu chung, phát huy vai
trò là trường đại học đào tạo các nhà lãnh đạo cấp cao và những doanh nhân
hàng đầu của Việt Nam, giữ vững vị thế của một trung tâm nghiên cứu xuất sắc,
nơi đề xuất đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hợi của đất nước và tư
vấn các giải pháp cho các tổ chức, doanh nghiệp. Với nền tảng là một trường đại
học lớn, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được những thành tựu rất đáng
tự hào, đóng góp to lớn vào nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với sự
thành cơng sẽ có những bất cập, khó khăn mà trường gặp phải trong quá trình
đổi mới và phát triển.
Với mục đích đi tìm lời giải cho việc xây dựng và phát triển trường Đại
học Kinh tế Quốc dân, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, việc vận dụng

quan điểm toàn diện chính là mợt điều kiện tất yếu để đảm bảo tốt nhất cho quá
trình phát triển ổn định, bền vững của trường. Xuất phát từ cơ sở lý luận là quan
điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm đổi mới phát triển bền
vững cũng các chủ trương, chính sách, tơi đã chọn đề tài: “Quan điểm toàn
diện và sự vận dụng vào quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học
Kinh tế Quốc dân”.

1


Chương 1
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
1.1. Ngun lí về mới liên hệ phổ biến - cơ sở lí luận của quan điểm toàn
diện
1.1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng thế giới tồn tại như một thể thống
nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tờn tại
tách biệt với nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
Cơ sở của sự liên hệ đó chính là tính thớng nhất của thế giới vật chất.
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự qui định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự
vật, của một hiện tượng trong thế giới.
Mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là vớn có của sự vật,
hiện tượng. Đờng thời mới liên hệ cịn mang tính phổ biến bởi bất cứ sự vật hiện
tượng nào cũng đều nằm trong các mối liên hệ với những sự vật, hiện tượng
khác.
1.1.2. Các tính chất của mới liên hệ
- Tính khách quan: Mọi mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách
quan, là vớn có của mọi sự vật hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri vô giác
cũng đang ngày hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng

khác nhau (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…) tự nhiên, dù muốn hay không,
cũng luôn luôn bị tác động bởi các sự vật hiện tượng khác. Đó là tính khách
quan của mới liên hệ.
- Tính phổ biến:
+ Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật
hiện tượng khác, khơng có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.
+ Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt cụ
thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào chúng cũng
chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.
- Tính đa dạng, phong phú: Có thể phân chia các mới liên hệ đa dạng đó
thành từng loại tùy theo tính chất phức tạp, phạm vi rợng hay hẹp, trình đợ nơng
hay sâu, vai trị gián tiếp hay trực tiếp mà nó có thể khái quát thành những mới
liên hệ khác nhau tùy theo từng cặp. Mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối
2


liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ
không bản chất. Chính tính đa dạng trong quá trình tờn tại và phát triển của bản
thân sự vật và hiên tượng quy định tính đa dạng của mới liên hệ.
1.1.3. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ phổ biến và
về sự phát triển rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện
thực. Đó chính là quan điểm toàn diện.
Vì bất cứ sự vật nào, hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối
liên hệ rất đa dạng, phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải
xem xét nó thơng qua các mới liên hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác
chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật
hiện tượng ở một mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính qui
ḷt của chúng.
1.2. Nợi dung của quan điểm toàn diện

Quan điểm toàn diện địi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật,
hiện tượng, một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mới liên hệ qua lại giữa các
bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó.
Mặt khác, chúng ta phải xem xét nó trong mới liên hệ với các sự vật khác (kể cả
trực tiếp và gián tiếp). Đề cập đến 2 nội dung này, Lênin viết “muốn thực sự
hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối
liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó”.
Đờng thời, quan điểm toàn diện địi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng
mối liên hệ, phải chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên
hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên… để hiểu rõ bản chất của sự vật.
Quan điểm toàn diện khơng chỉ địi hỏi chúng ta nắm bắt những cái hiện
đạng tờn tại ở sự vật, mà cịn phải thấy rõ khuynh hướng phát triển tương lai của
chúng, phải thấy được những biến đổi đi lên cũng như những biến đổi có tính
chất thụt lùi. Song điều cơ bản là phải khái quát những biến đổi để vạch ra
khuynh hướng biến đổi chính của sự vật.
1.3. Vai trị của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con người
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự
vật, chúng ta vừa phải chú ý tới những mới liên hệ nợi tại của nó, vừa phải chú ý
tới những mối liên hệ giữa sự vật ấy với các sự vật khác. Từ đó ta phải biết sử
3


dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động vào sự vật
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Nắm chắc quan điểm toàn diện xem xét sự vật hiện tượng từ nhiều khía
cạnh, từ mới liên hệ của nó với sự vật hiện tượng từ nhiều khía cạnh từ mới liên
hệ với sự vật hiện tượng khác sẽ giúp con người có nhận thức sâu sắc, toàn diện
về sự vật và hiện tượng đó tránh được quan điểm phiến diện về sự vật và hiện
tượng chúng ta nghiên cứu. Từ đó có thể kết luận về bản chất qui luật chung của
chúng để đề ra những biện pháp kế hoạch có phương pháp tác đợng phù hợp

nhằm đem lại hiệu quả coa nhất cho hoạt động của bản thân. Tuy nhiên, trong
nhận thức và hành động chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các
mối liên hệ trong điều kiện xác định.

Chương 2
GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics
University, viết tắt là NEU) là một trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam
đầu ngành khối các trường đại học kinh tế và quản lý ở miền Bắc Việt Nam,
chuyên đào tạo chuyên gia kinh tế cho đất nước trình đợ đại học và sau đại học.
Trường cịn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ
mơ cho nhà nước Việt Nam, chủn giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản
trị.
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956, với tên trường Kinh tế Tài chính. Trường Kinh
tế Tài chính nằm trong hệ thống đại học nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cợng
hịa.
Nghị định sớ 252-TTg ra ngày 22 tháng 5 năm 1958 của thủ tướng chính
phủ đổi thành trường Đại học Kinh tế Tài chính trực tḥc Bợ Giáo dục.
Tháng 1 năm 1965, đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.
Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên
nghiệp Nguyễn Đình Tứ ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành
trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân ln ln giữ vững vị trí là:
4


- Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế
và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo

cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá
bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho
các nhà quản lý các doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc.
- Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định
chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và
chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công
trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực
tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp
tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc
tế.
- Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị
kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ
chức ở Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của
trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng
cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và
được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước: HUÂN
CHƯƠNG HỒ CHÍ MINH (2001, 2011), ANH HÙNG LAO ĐỘNG (2000),
HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP Hạng Nhất (1996), Hạng Nhì (1991), Hạng Ba
(1986), HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG Hạng Nhất (1983, 2016), Hạng Nhì
(1978), Hạng Ba (1961-1972), HUY CHƯƠNG HỮU NGHỊ Nước Cợng hịa
dân chủ nhân dân Lào (1987, 2008).
2.2. Hợp tác quốc tế
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã
chú trọng phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế một cách toàn diện và sâu
rộng. Hiện nay, NEU là đối tác tin cậy của hơn 100 trường đại học, trung tâm
nghiên cứu tại hơn 30 quốc gia khác nhau trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Áo,
Hà Lan, Bỉ, Pháp, Canada, New Zealand, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và nhiều quốc gia khác. NEU đang triển khai các
hoạt động hợp tác quốc tế mợt cách toàn diện trên mọi mặt, trong đó có hợp tác

nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên, hợp tác xây dựng và phát
triển các chương trình liên kết đào tạo.

5


Liên kết đào tạo là một trong những hoạt động được Nhà trường chú trọng
trong chiến lược phát triển hợp tác quốc tế. Cho tới nay, Nhà trường đã và đang
thực hiện 15 chương trình liên kết đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ với
các đối tác tới từ Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Đức, Hàn Quốc. Đây là các chương trình
uy tín, chất lượng cao, nhận được sự đánh giá cao của các nhà tuyển dụng và xã
hội.

Chương 3
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN VÀO XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
3.1. Mục tiêu phát triển
Trở thành trường đại học quốc tế, tự chủ, có hệ thớng quản trị hiện đại,
thơng minh và chuyên nghiệp. Nhà trường chủ động thu hút và bồi dưỡng nhân
tài, trở thành địa điểm làm việc của những chuyên gia hàng đầu trong đào tạo và
nghiên cứu về kinh tế, quản lý và kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
là lựa chọn ưu tiên cao nhất của các học sinh xuất sắc có hoài bão và tâm huyết
để đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
3.2. Mô hình phát triển
- Trở thành đại học với 3 cấp, bao gồm: (1). Đại học; (2). Các trường
thành viên, các viện/trung tâm nghiên cứu; (3). Các Khoa/ Bộ môn hoặc đơn vị
chuyên môn. Bên cạnh các đơn vị này là hệ thống các đơn vị chức năng, dịch
vụ, hỗ trợ công tác đào tạo.
- Hệ thống các Trường thành viên dự kiến bao gồm: Trường Kinh doanh;
Trường Kinh tế và quản lý công; Trường Khoa học và công nghệ và một số các

trường khác (theo điều kiện và lộ trình phát triển)
- Tăng cường tự chủ cho các đơn vị trong trường là chủ trương xuyên suốt
trong mô hình tổ chức của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Bên cạnh tự chủ
về học thuật, các đơn vị cũng sẽ được phân cấp quản lý tài chính.
- Trường Đại học Kinh tế Q́c dân sẽ tập trung các nguồn lực để xây
dựngNhà trường thành một trong những trung tâm khởi nghiệp lớn nhất của cả
nước. Nhà trường không chỉ cung cấp các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tiếp cận nguồn
vốn đầu tư mà còn cung cấp cơ sở vật chất dưới hình thức các vườn ươm doanh
nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
3.3. Vấn đề cần quan tâm
6


3.3.1. Giá trị cốt lõi
Các giá trị cốt lõi gồm có:
- Sáng tạo: Xây dựng mơi trường học tập và nghiên cứu thân thiện, đảm
bảo cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên được tự do sáng tạo,
phát triển tư duy.
- Đoàn kết: Tập thể sư phạm Nhà trường là mợt khới thớng nhất, đờng
tâm nhất trí vì sự phát triển của Nhà trường.
- Liêm chính: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tôn trọng sự trung thực,
công bằng và minh bạch trong tất cả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
và quản trị đại học.
- Hiệu quả: Các hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn
hướng tới nâng cao chất lượng, đạt hiệu quả tối ưu nhằm đảm bảo sử
dụng tốt nhất và bền vững các nguồn lực.
- Trách nhiệm: Các thành viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
luôn suy nghĩ và hành đợng có trách nhiệm với Nhà trường, cợng đờng
và xã hội.
Từ khi mới thành lập cho đến tận bây giờ, giá trị cốt lõi luôn được trường

Đại học Kinh tế Quốc dân giữ vững và duy trì, đây là một trong những tḥc
tính tất ́u đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì và phát triển trường đến
ngày hôm nay. Và để xây dựng, phát triển hơn nữa, yếu tố này là yếu tố không
thể bỏ qua.
3.3.2. Các mảng cần thiết
Để đổi mới và phát triển, trường Đại học Kinh tế Q́c dân cần đề ra
những phương hướng, chính sách cần thiết để cải thiện các mảng:
- Đào tạo: Duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo, gắn chặt nội dung đào
tạo với nhu cầu xã hội.
- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học theo chuẩn và trình độ
quốc tế. Cung cấp các dịch vụ khoa học chuyển giao chất xám. Số
lượng, chất lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ được nâng cao.
- Nguồn nhân lực: Phát triển đội ngũ cán bộ, đặc biệt là về chất lượng,
có phẩm chất đạo đức tớt, năng lực, kiến thức, kĩ năng đạt chuẩn quốc
tế.
- Nâng cao vị thế: Xây dựng hình ảnh, tầm ảnh hưởng tớt đến xã hợi.
- Tài chính: Tạo được ng̀n lực tài chính bền vững ngoài ngân sách nhà
nước đáp ứng cơ bản yêu cầu xây dựng và phát triển.
7


- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo,
nghiên cứu chất lượng cao.
- Hệ thống quản trị: Triển khai đồng bộ hệ thống quản trị đại học nhằm
phát triển Trường Đại học Kinh tế Q́c dân theo mơ hình đại học
thơng minh.
Có thể thấy rõ ràng, những mục trên đều là những điều kiện, một phần
không thể thiếu trong việc phát triển trường đại học. Trong công cuộc xây dựng
và phát triển, nhất thiết chúng ta cần có cái nhìn bao quát toàn diện ở mọi lĩnh

vực, mọi yếu tố đã cấu thành, từ đó tìm cách phát triển chúng để đạt được mục
tiêu. Như vậy. việc vận dụng quan điểm toàn diện trong xây dựng và phát triển
trường Đại học Kinh tế Q́c dân có ý nghĩa qút định đến tính đúng đắn, hợp
lý mà mục tiêu của trường đề ra.
3.4. Quá trình xây dựng và phát triển – Thành tựu và cơ hội
Trong quá trình xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân
đã làm được không ít, đạt được nhiều thành tựu so với mong đợi.
3.4.1. Đào tạo
Nhìn chung, chính sách đào tạo của trường được thực hiện khá tốt.
Chương trình đào tạo được thiết kế khoa học, hiện đại và cịn được cơng nhận
bởi các trường đại học, các tổ chức trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo tính
liên thơng với các chương trình đào tạo trong nước và quốc tế. Nhà trường luôn
quan tâm, đào tạo kỹ năng, lắng nghe ý kiến sinh viên để thay đổi, chỉnh sửa
phương án giáo dục cho phù hợp
Thành tựu:
+ Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và mức thu nhập cao hàng
đầu trong các trường đại học của Việt Nam (hơn 95%).
+ Tiên phong trong việc mở các ngành đào tạo (đặc biệt là các ngành
học bằng tiếng Anh) và đưa vào chương trình đào tạo các môn học mới
đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Thu hút được nhiều sinh viên quốc tế, đặc biệt là Lào và Campuchia.
3.4.2. Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học để đưa lý luận vào thực tiễn và tổng kết thực tiễn
thành lý luận để bổ sung và nâng cao chất lượng giảng dạy là điều mà mọi giảng
viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân đều tích cực thực hiện. Tính đến hiện tại,
trường đã thành công trong việc phát huy và giữ vững vị thế trung tâm tư vấn
8


chính sách kinh tế và quản trị có uy tín tại Việt Nam. Trường cũng đã có cơ chế

khún khích đưa các kết quả nghiên cứu vào giảng dạy nhanh chóng.
Thành tựu:
+ Đợi ngũ cán bợ giảng dạy đã thực hiện nhiều đề tài từ cấp Nhà nước đến
cấp cơ sở: tham gia chương trình Nhà nước, hoạch định chiến lược phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam. Chủ trì nhiều đề tài Nhà nước, đề tài hợp tác quốc tế.
+ Số lượng và doanh thu từ đề tài các cấp, các hợp đồng tư vấn cho Nhà
nước, các địa phương và các tổ chức, doanh nghiệp là lớn nhất trong các trường
đại học kinh tế.
3.4.3. Nguồn nhân lực
Đội ngũ giảng viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân hầu hết đều là
trình độ cử nhân, thạc sĩ, nhiều tiến sĩ. Trường cũng rất chú trọng vào đào tạo và
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, tăng cường tỷ trọng giảng viên q́c tế và giảng
viên có trình đợ tiến sĩ.
Cơ hội:
+ Với đội ngũ cán bộ giảng dạy có chun mơn cao và phương pháp tớt,
trường Đại học Kinh tế Q́c dân hoàn toàn có khả năng thực hiện được nhiệm
vụ đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo.
3.4.4. Nâng cao vị thế
Với nền tảng là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam, Đại
học Kinh tế Q́c dân khơng gặp nhiều khó khăn trong việc khẳng định và nâng
cao vị thế. Thông qua các hoạt động truyền thông, trường đã xây dựng được
hình ảnh như một sự lựa chọn tốt nhất cho học tập và làm việc. Trường cũng đã
thành công xây dựng một số sản phẩm chiến lược thông qua các chương trình
đào tạo x́t sắc, cơng trình nghiên cứu có ảnh hưởng đến cộng đồng.
Thành tựu:
+ Là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trong nước có cơng trình nghiên
cứu về tác động của Covid-19 đến nền kinh tế thông qua những phân
tích, đánh giá chuyên sâu.
3.4.4. Tài chính
Đại học Kinh tế Quốc dân đã tăng cường nguồn thu từ các hoạt động dịch

vụ, liên kết đào tạo và khai thác cơ sở vật chất. Trường đã tận dụng được nguồn
9


ngân sách, cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ, đầu tư vào những chương
trình, hoạt động mang lại uy tín, vị thế và ng̀n thu cho Nhà trường.
Cơ hợi: Để xây dựng và phát triển thì tài chính là điều quan trọng, và việc
biết quản lý tài chính sao cho hiệu quả còn là điều quan trọng hơn. Với cơ chế
quản lý tài chính ổn định của mình, trường Đại học Kinh tế Q́c dân có cơ hợi
tăng cường cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị, đảm bảo cho các đơn vị có đủ
ng̀n lực để phát huy tính sáng tạo, thực hiện chiến lược phát triển chung của
Nhà trường.
3.4.5. Cơ sở vật chất
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang tập trung vào việc đổi mới, phát
triển cơ sở vật chất trong những năm gần đây. Đặc biệt sau khi tòa nhà thế kỷ đã
được hoàn thành và đi vào hoạt động, trường liên tiếp tăng cường giám sát, đánh
giá các hoạt động tại đây để đổi mới, hoàn thiện và đầu tư vào hệ thống công
nghệ thông tin phục vụ giảng dạy và quản trị đại học theo hướng đại học thông
minh. Ngoài ra, các tòa nhà C, B, D1, D2 cũng được tu sửa, trang bị các thiết bị
mới thuận tiện cho học tập. Trường cũng đang có kế hoạch phát triển hệ thớng kí
túc xá, nhà thi đấu thể thao, trung tâm y tế, …
3.4.6. Hệ thống quản trị
Để xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cần có mợt
hệ thớng quản trị tớt. Trường đã và đang xây dựng một hệ thống quản trị thông
minh trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện và sử dụng có hiệu
quả phần mềm quản lý. Mọi hoạt động, công việc triển khai đều được giám sát,
đánh giá chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả, chất lượng của các đơn vị trong trường.
Trong đại dịch Covid-19, khi mọi hoạt động học tập và làm việc tập trung
của trường phải ngừng hoạt động, việc triển khai, sử dụng phần mềm Blended
Learning và giáo trình điện tử của trường được thực hiện rất thông minh, chặt

chẽ và hiệu quả, giảm thiểu được thời gian quay trở lại học tập trung của sinh
viên cũng như hoạt động của giảng viên.
3.5. Các mẫu thuẫn, bất cập và nguyên nhân
Bên cạnh những chính sách, những thành tựu đạt được thì trường Đại học
Kinh tế Q́c dân vẫn cịn gặp những mâu th̃n, bất cập trong quá trình xây
dựng và phát triển
- Chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy ở một sớ ngành vẫn
cịn chưa sâu và đặt nặng lý thút.
10


Nguyên nhân là do trường tập trung rất nhiều ngành học, mỗi ngành lại có
nợi dung giảng dạy khác nhau, do đó chưa cải thiện, cập nhật được hết phương
pháp giảng dạy ở một số ngành, đặc biệt là các ngành học mới, dẫn đến việc tập
trung vào lý thuyết quá nhiều, thực hành không được chú trọng.
- Tự chủ đại học cịn gặp khó khăn.
Tâm lý bao cấp về học phí trong đào tạo vẫn cịn nặng nề, tác đợng khơng
ít đến cơng tác tủn sinh. Mợi sớ cán bợ, viên chức vẫn cịn đắn đo khi thực
hiện tự chủ do sợ khơng thích ứng được với hoàn cảnh mới, mất quyền lợi.
- Khó tuyển sinh đào tạo sau Đại học và các ngành liên kết quốc tế.
Nhu cầu học cao học vẫn lớn nhưng nhu cầu học cao học trong nước lại
thấp và có xu hướng học lệch lạc. Do chương trình đào tạo cao học của trường
chưa được linh động, chưa đáp ứng được nhu cầu biến đổi của thị trường lao
đợng, trong khi đó tâm lý chung của những sinh viên giỏi đều là học tại nước
ngoài sẽ phát triển hơn, dẫn đến việc số lượng tủn sinh cao học của trường
ngày càng ít.
Đới với các ngành liên kết quốc tế cũng gặp tình trạng tương tự, do đa số
các ngành này đều là những ngành mới, chưa được đầu tư phát triển, học phí
cao, sớ lượng giảng viên q́c tế chun mơn cịn thấp, nhiều sinh viên lựa chọn
du học nước ngoài hơn.

- Một số cơ sở vật chất vẫn cịn thiếu và đang x́ng cấp.
Việc quá tập trung cho việc xây dựng và hoạt đợng ở tịa nhà thế kỷ với
kinh phí rất lớn qua nhiều năm, dẫn đến việc trường đã mắc phải tình trạng ký
túc xá xuống cấp, thiếu các công trình phục vụ công cộng. Ký túc xá nhiều năm
xuống cấp nhưng không được tu sửa, nhiều sinh viên hoàn cảnh khơng có chỗ ở,
cơng trình phục vụ cơng cợng chưa được xây dựng do chi phí và diện tích.
Việc hoạt đợng ở tịa nhà thế kỷ là mợt bước đợt phá trong cơ sở vật chất
của trường, tuy nhiên tình trạng là cơ sở vật chất cũ không được cải thiện. Để
đánh giá sự phát triển của một trường đại học, sự đổi mới, cải thiện đồng đều cơ
sở vật chất là điều quan trọng.

Chương 4

11


GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
4.1. Quan điểm toàn diện – điều kiện đảm bảo đổi mới và phát triển bền
vững ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.1.1. Đổi mới và phát triển ở Đại học Kinh tế Quốc dân phải được nhìn
nhận trong sự phát triển toàn diện
Trường đại học Kinh tế Quốc dân không chỉ là trường đại học đào tạo,
giảng dạy về khối ngành kinh tế và quản lý hàng đầu Việt Nam mà còn là trung
tâm nghiên cứu chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước, chuyển
giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị, trường đóng vai trị không lớn
trong giáo dục và cống hiến cho đất nước.
Để đảm bảo cho sự phát triển của trường, cần nhìn nhận trong sự phát
triển toàn diện. Cần nghiên cứu, đánh giá các mối liên hệ, tác động qua lại của
Nhà trường với các ngành kinh tế, văn hóa – xã hội, bối cảnh hiện tại để thấy

được quan hệ biện chứng, tác động tương hỗ với các chủ thể khác, qua đó có
những phương pháp, cách thức phù hợp hướng tới xây dựng và phát triển của
trường.
4.1.2. Nét đặc thù của Đại học Kinh tế Quốc dân
Việc vận dụng quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi phải chú ý đến những nét
đặc thù của trường trong quá trình phát triển. Những nét đặc thù, sự khác biệt sẽ
tạo được hình ảnh, tác đợng nhất định đến cợng đờng, góp phần nâng cao vị thế một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển.
Một số điểm đặc thù của trường Đại học Kinh tế Quốc dân mà không phải
trường nào cũng có như đi đầu trong việc thực hiện các chương trình hợp tác
quốc tế và nghiên cứu khoa học với nhiều tổ chức khóa học q́c tế uy tín,
trường đầu tiên có báo cáo nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19, cơ sở vật
chất đặc biệt: tòa nhà thế kỷ xây dựng theo kiến trúc Pháp mà khi nhắc đến
người ta có thể nhắc ngay đến Đại học Kinh tế Quốc dân,… Những nét đặc thù
này đã phần nào xây dựng được hình ảnh, tầm ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội,
tăng cường sự thừa nhận và liên thông với quốc tế của Nhà trường.
4.1.3. Tính kế thừa
Kế thừa là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Việc đổi mới và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc
dân không phải là thay đổi hoàn toàn, loại bỏ đi những cái cũ mà đó là sự kế
12


thừa và phát huy cái cũ, biến nó thành cái mới, cái tớt hơn. Quá trình đó vừa
diễn ra sự lọc bỏ và giữ lại những cái tốt, vừa bổ sung, phát triển và tạo ra các
giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thế giới hiện thực. Với u đó, trường
Đại học Kinh tế Q́c dân cần phải kế thừa những nội dung sau:
- Học tập từ mô hình đào tào, giảng dạy của các trường đại học trong
nước và nước ngoài.
- Kế thừa và phát huy các thành tựu đạt được trong giai đoạn xây dựng
và phát triển trường.

- Kế thừa và phát triển các mối liên hệ với các chủ thể khác, đảm bảo
tính toàn diện trong đổi mới và phát triển.
4.2. Các giải pháp trong quá trình phát triển
- Đổi mới phương thức đào tạo, giảng dạy, tập trung vào thực hành, áp
dụng gần với thực tiễn nhất.
Từng bước đưa thực hành vào giáo án giảng dạy, giúp sinh viên thích
nghi dần với cách học tập mới.
- Tích cực tìm kiếm, thu hút ng̀n lực tài chính từ các ng̀n dự án,
ng̀n vớn viện trợ nước ngoài, tài trợ của các quỹ nghiên cứu, từ hoạt
động tư vấn, liên kết với doanh nghiệp. Điều này giúp giảm thiểu khó
khăn trong việc tự chủ Đại học, tạo được ng̀n lực tài chính bền vững
đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển.
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Tập trung tu sửa cơ sở vật chất kí túc xá, cơng trình phục vụ cơng
cợng.
- Phát triển và xây dựng mới các môn học liên quan nhiều đến công
nghệ, chú trọng sự gắn kết trong đào tạo giữa kinh tế, quản lý và kỹ
thuật công nghệ.
- Nâng cao chất lượng đào tạo cho các ngành học quốc tế, tăng cường
đào tạo bằng tiếng Anh, toàn diện hệ thống học liệu tiên tiến nhất cho
người học, phát triển chương trình đào tạo theo hướng hội nhập quốc
tế.

KẾT LUẬN
13


Đại học Kinh tế Quốc dân – một trong các trường Đại học hàng đầu về
đào tạo với khối ngành quản lý và kinh tế, với mô hình phát triển và phương
hướng chiến lược rõ ràng, trường đang từng bước xây dựng và phát triển để đạt

mục tiêu trở thành trường Đại học quốc tế, tự chủ, thông minh hàng đầu Việt
Nam
Nghiên cứu đề tài: “Quan điểm toàn diện và sự vận dụng vào quá
trình xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. Sau quá
trình nghiên cứu, tìm hiểu, liên hệ thực tế, bài tiểu luận đã tập trung giải qút
các vấn đề:
1. Hệ thớng hóa về cơ sở lý luận quan điểm toàn diện, vai trò của quan
điểm toàn diện với thực tiễn.
2. Trình bày và phân tích mục tiêu, mơ hình phát triển của trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
3. Trình bày và phân tích những thành tựu, bất cập và nguyên nhân trong
quá trình xây dựng và phát triển của trường.
4. Đưa ra những giải pháp, đề xuất phù hợp dựa trên quan điểm toàn diện.
Với nghiên cứu này, tôi mong rằng sẽ đem đến cho trường Đại học Kinh tế
Quốc dân những đánh giá cơ bản, góp phần giúp Nhà trường xây dựng, đổi mới
và phát triển vững mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.
4.

5.
6.
7.

/> /> /> /> /> /> />14



/>9. />10. />8.

15



×