Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

ĐIỀU 56. BỔ SUNG NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 2012 (ví dụ trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

TIỂU LUẬN MƠN
QUẢN LÝ TÀI NGUN NƯỚC

ĐIỀU 56. BỔ SUNG NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TRONG LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 2012
(ví dụ trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh)

Học viên: LÂM ĐỨC TÀI
Khóa:

2018-2019

Ngành:

Quản lý Tài Ngun và Mơi Trường

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TIỂU LUẬN MƠN
QUẢN LÝ TÀI NGUN NƯỚC


ĐIỀU 56. BỔ SUNG NHÂN TẠO NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TRONG LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC 2012
(ví dụ trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh)

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. LÊ QUỐC TUẤN
Học viên: LÂM ĐỨC TÀI
Khóa: 2018-2019
Ngành: Quản lý Tài Ngun và Mơi Trường

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1/2019


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH......................................................................................iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề..............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
1.1. Tổng quan lý thuyết............................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về nước dưới đất.............................................................................3
1.1.2. Các tầng chứa nước.........................................................................................4
1.1.3. Khái niệm về sự ô nhiễm nước dưới đất..........................................................6
1.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất............................................................6
1.1.5. Các chất ô nhiễm có trong nước dưới đất........................................................7
1.1.6. Khái niệm chung về trữ lượng nước dưới đất................................................13
1.1.7. Các phương pháp đánh giá trữ lượng nước dưới đất......................................14
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nước dưới đất....................................16

1.2.1. Trên thế giới...................................................................................................16
1.2.2. Tại Việt Nam..................................................................................................20
Chương 2 NỘI DUNG...........................................................................................24
2.1. Tổng quan Luật tài nguyên nước 2012.............................................................24
2.2. Điều 56 của Luật tài nguyên nước 2012...........................................................44
2.3. Sự cần thiết bổ sung nước nhân tạo dưới đất....................................................44
2.4. Một số giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất............................................45
2.4.1 Cải tạo các giếng chung trở thành các giếng bổ sung nhân tạo.......................45
2.4.2 Hầm bổ sung thẳng có giếng phun..................................................................46
2.4.3 Mơ hình bổ sung nhân tạo tại hộ gia đình.......................................................48
KẾT LUẬN............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................53

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ TN&MT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH


: Cơng nghiệp hố – Hiện đại hố

ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng Sông Hồng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Uỷ ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường

ii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất Canada.............19
Hình 2.1. Hầm bổ sung thẳng có giếng phun..........................................................47
Hình 2.2. Một số hình ảnh mơ hình thí điểm tại nhà dân........................................49

iii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước dưới đất hay còn gọi là nước ngầm, là một dạng nước phân bố dưới bề
mặt đất được tích trữ trong các khơng gian rỗng của đất và trong các khe nứt của
các lớp đất đá trầm tích, có diện tích phân bố rộng trên trái đất từ vùng ẩm ướt cho
đến sa mạc, từ núi cao đến vùng cực.
Nước dưới đất được hình thành trong một khoảng thời gian dài, là một phần
trong vòng tuần hồn nước. Theo đó, một phần lượng nước mưa đều thấm xuống
lớp đất đá ở hầu hết mọi nơi trên trái đất. Nước ngầm cung cấp nửa lượng nước
uống toàn cầu
Nước dưới đất là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong đời sống của con
người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, mức độ khai thác nước dưới đất
phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt và sản xuất cũng tăng lên nhanh chóng. Các khu
cơng nghiệp, các nhà máy xí nghiệp ngày một phát triển dẫn đến nhu cầu khai thác
nước dưới đất với quy mô rất lớn.
Với nước ngầm, con người đã sử dụng hàng ngàn năm nay phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất. Ước tính, lượng sử dụng nước ngầm trên thế giới vào
khoảng 982km3 một năm. Trong đó, nước ngầm cung cấp phân nửa lượng nước

uống trên toàn cầu, và chiếm giữ 38% lượng nước tưới tiêu.
Riêng tại Việt Nam, nước sử dụng cho sinh hoạt thì 70% nước bề mặt và
30% nước ngầm. Đồng thời, theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi
trường (Bộ Y tế) năm 2013, nước ta có khoảng 17,2 triệu người (tương đương
21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan mà chưa qua xử
lý.
Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng tăng cao dẫn đến khai thác
quá mức nên mạch nước ngầm ở nhiều nơi, đặc biệt là những thành phố lớn như Hà

1


Nội hay TP.HCM đã bị giảm số lượng nghiêm trọng, đồng thời bị ô nhiễm các chất
hữu cơ, kéo theo đó làm cho đất đai có hiện tượng sụt lún. Đặc biệt, công tác thu
gom chất thải rắn, xử lý nước thải tại nhiều đô thị chưa hiện đại dẫn đến tình trạng
nguồn nước bẩn, các chất gây nguy hại thẩm thấu vào lịng đất gây ơ nhiễm nguồn
nước ngầm.
Riêng ở các vùng ven biển nước, do tình hình biến đổi khí hậu và nước biển
dâng, nước ngầm đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn ngày càng gia tăng. Ở vùng
nông thôn, người dân đào giếng lấy nước, tuy nhiên ở những nơi đào khơng có,
người dân khơng lấp giếng lại, tạo điều kiện cho nước dơ tràn vào theo đường này,
dễ dàng gây ô nhiễm mạch đất.
Luật Tài nguyên nước năm 2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013 là cơ
sở pháp lý quan trọng, bước đột phá mới trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển
nguồn nước. Tại Điều 56 của Luật tài nguyên nước năm 2012 quy định về: “Bổ
sung nhân tạo nước dưới đất”. Tiểu luận được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ hơn về
Luật tài nguyên nước nói chung và Điều 56 nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-


Tìm hiểu và phân tích nội dung điều 56 của Luật tài nguyên nước năm 2012
về vấn đề “Bổ sung nhân tạo nước dưới đất”.

-

Liên hệ thực tế tình hình bổ sung nhân tạo nước dưới đất trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan lý thuyết
1.1.1. Khái niệm về nước dưới đất
Theo Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH 13, khái niệm nước dưới đất
được hiểu như sau: “Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới
đất.”
Nước dưới đất là loại tài nguyên ngầm được con người khai thác vào loại sớm
nhất và lâu dài nhất. Tuy nhiên nhiều loại bí ẩn liên quan đến loại tài nguyên này
vẫn còn là câu đố đối với nhân loại. Theo Opsinhicop (2005), thủy quyển ngầm
phân bố tới độ sâu 12 - 16 km, là độ sâu phân bố nhiệt độ tới hạn của nước
(375 - 450 0C); còn theo Macarenco và Lianco (2005), thủy quyển ngầm phải đạt tới
độ sâu 70 - 100 km. Các kết quả đánh giá trữ lượng nước dưới đất, do vậy, rất khác
nhau.
Nước dưới đất phân bố trên diện rộng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với hệ thực vật và hệ sinh vật đất, bởi đa phần các cá thể này khơng thể tự vận động
đi tìm nước được như con người và động vật khác. Nước dưới đất là nguồn cung
cấp, duy trì sự tồn tại của các thủy vực mặt trong thời kỳ không mưa kéo dài. Nhiều
nơi, trong q trình thăm dị tìm kiếm nguồn nước đã phát hiện ra những nguồn

khoáng sản quý hiếm khác có vai trị thay đổi nền kinh tế của cả một địa phương,
một quốc gia, như sự tìm ra dầu và khí đốt ở Brunay (Nguyễn Thị Phương Loan,
2005).

3


1.1.2. Các tầng chứa nước
Căn cứ vào khả năng chứa nước, các thành tạo địa chất được chia ra thành
hai dạng là: các tầng chứa nước và các tầng không chứa nước. Các thành tạo địa
chất được thể hiện ở Hỡnh 1.1.
Các thành tạo địa
chất

Các tầng chứa nớc
(Aquifer)

Các tầng chứa nớc lỗ
hổng

Các tầng không chứa nớc (Non
aquifer)

Các tầng chứa nớc khe
nøt

Hình 1.1. Phân loại nước dưới đất theo các thành tạo địa chất
1.1.2.1. Phức hệ chứa nước trong trầm tích bở rời tuổi Holocen (QIV)
Các trầm tích Holocen trong khu vực nghiên cứu tuy có nhiều nguồn gốc
khác nhau nhưng có đặc điểm chung là thành phần thạch học chủ yếu là bột cát, cát

pha sét với một ít vật chất hữu cơ, có màu xám hoặc xám đen, khả năng chứa nước
kém, chất lượng nước xấu.
1.1.2.2. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích bở rời tuổi Pleistocen (QI-III)
Nước tầng này được tàng trữ trong kẽ hở của các hạt có nguồn gốc sơng,
sơng biển hỗn hợp, thành phần phổ biến là cát với nhiều cỡ hạt khác nhau đơi chỗ
chứa sạn sỏi, phần cịn lại là sét bột, sét bột pha cát là tầng chắn cách nước.
Tầng chứa nước Pleistocen (QI-III) nằm ngay dưới phức hệ Holocen, có chiều
dày từ 20 m đến 40 m. Nước của tầng chứa nước này trong nhiều trường hợp là bề
mặt phong hóa laterit bở rời. Sét bột phong hóa loang lổ dẻo quanh đến dẻo cứng
tạo thành lớp cách nước ngăn cách với phức hệ chứa nước Holocen và nước mặt di
chuyển xuống. Tuy nhiên, ở một số khu vực khi tầng cách nước không được bảo tồn

4


tốt sẽ xuất hiện sự di chuyển nước từ trên mặt và trong phức hệ chứa nước Holocen
xuống tầng chứa nước Pleistocen.
Tầng chứa nước Pleistocen (QI-III) là tầng chứa nước có áp lực cục bộ với
hướng vận động từ Bắc xuống Nam hoặc Đông Bắc - Tây Nam, nguồn cung cấp
cho tầng này từ các vùng xung quanh chủ yếu là ở phía Bắc và Đơng Bắc. Ngồi ra,
cịn có lượng mưa rơi trực tiếp lên các diện lộ trầm tích Pleistocen. Nước của tầng
chứa này thuộc loại hình hóa học clorua bicacbonat. Độ khống hóa thay đổi từ
0,2 - 0,7 g / L thuộc loại nước nhạt. Độ pH trong khoảng 3 - 7, trung bình khoảng
5 - 6 (axit yếu). Do chiều dày không lớn lại kém ổn định nên tầng chứa nước này
không phải là một tầng giữ nước, mực nước dao động theo mùa trong năm.
1.1.2.3. Tầng chứa nước lỗ hổng - vỉa trong trầm tích Pliocen muộn (N22)
Tầng chứa nước Pliocen phân bố rộng ở TP. HCM, tầng có áp lực yếu. Thành
phần thạch học của tầng chứa nước chủ yếu bao gồm cát hạt trung thô lẫn sạn sỏi,
chủ yếu là hạt trung (0,5 - 0,25 mm). Tầng chứa nước được ngăn cách với tầng trên
bởi một lớp sét đôi khi xen lẫn hoặc bị thay thế bởi lớp mỏng sét pha, bề dày lớp sét

cách nước này thay đổi từ 30 - 40 m và có nơi lên đến 60 m. Bề dày tại khu vực
khai thác của tầng chứa nước là 70 m. Đây là tầng chứa nước khá phong phú, mực
nước giao động theo mùa, tỷ trọng lưu lượng khoảng 0,2 đến 0,5 L / ms. Nước trong
tầng này thuộc loại hình hóa học bicacbonat natri, bicacbonat

natri - magnesi

và bicacbonat magnesi - natri, vùng gần ranh mặn có sự thay thế của clorua. Trong
khu vực nghiên cứu, nước có tổng độ khống hóa từ 0,5 - 0,9 g / L thuộc loại nước
nhạt đôi chỗ nước lợ ở vùng giáp ranh mặn; độ pH của nước trong khoảng 5 - 7,
thuộc loại trung tính đến axit yếu, có thể sử dụng cho ăn uống, nhu cầu sinh hoạt
sau khi được xử lý.
Theo các tài liệu nghiên cứu địa chất thủy văn, tài liệu quan trắc các giếng
khoan khai thác của khu vực, tầng chứa nước Pliocen muộn phân bố ở độ sâu từ
60 m đến 190 m với các thông số như sau:

5


Hệ số dẫn áp a = 3 x 106 - 4 x 106 m 2 / ngày; hệ số dẫn nước kém từ
1000 - 1500 m2 / ngày; hệ số thấm k = 14,90 m / ngày; hệ số phóng thích nước trọng
lực  = 0,17; hệ số phóng thích nước đàn hồi * = 0,0034.
1.1.2.4. Tầng chứa nước lỗ hổng - vỉa trong trầm tích Pliocen sớm (N21)
Tầng chứa nước Pliocen sớm nằm dưới tầng chứa nước Pliocen muộn và
được ngăn cách bởi một tầng chắn có thành phần là sét, bột sét dày 2 - 10 m, một số
nơi ở khu vực Bình Chánh bắt gặp các cửa sổ thủy lực là nơi trao đổi nước giữa
tầng Pliocen muộn và Pliocen sớm. Thành phần thạch học của tầng chứa nước
Pliocen sớm phổ biến là cát, cát sạn pha bột ở dưới chuyển lên trên là bột sét pha
cát, bột sét. Theo các tài liệu địa chất, địa chất thủy văn TP. HCM, chiều dày của
tầng chứa nước Pliocen sớm ở khu vực nghiên cứu từ 100 - 120 m, các trầm tích

này nằm trên bề mặt thành tạo Mezozoi. Nước trong tầng vận động theo hướng
Bắc - Nam và Đơng Bắc - Tây Nam. Thành phần hố học của nước tầng này chủ
yếu là clorua bicacbonat và clorua. Tổng độ khoáng hoá từ 0,8 - 1,5 g / L, thuộc
loại nước nhạt đến lợ. Độ pH thường thấp (axit đến axit yếu).
1.1.2.5. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Mezozoi
Đới chứa nước này phân bố trên tồn thành phố có chiều dày khoảng 2.000
m khả năng chứa nước kém khơng có ý nghĩa trong cung cấp nước cho thành phố
(Đỗ Tiến Hùng và nnk, 2001).
1.1.3. Khái niệm về sự ô nhiễm nước dưới đất
Nước dưới đất được coi là ơ nhiễm khi có bất kỳ sự thay đổi không mong
muốn về chất lượng nước, gây tác động xấu đến sức khỏe con người hay tác động
xấu đến môi trường (Department of Environment và Conservation NSW, 2007).
1.1.4. Các nguồn gây ơ nhiễm nước dưới đất
Ơ nhiễm nước dưới đất có thể xảy ra từ nhiều nguồn và theo nhiều nguyên
nhân, cả tự nhiên và con người:
- Trong tự nhiên, nước dưới đất thường chứa một vài chất như sunfua, muối,
sắt, mangan,… rửa trôi từ đất, đá vào tầng chứa nước.

6


- Chất gây ơ nhiễm nước dưới đất có thể xâm nhập từ hơn 30 nguồn khác
nhau liên quan đến các hoạt động của con người (David W. Moody, 2002). Một số
nguồn tập trung như: Hệ thống hầm tự hoại, hệ thống thu gom và xử lý nước thải,
các giếng khoan, các bãi rác, bể chứa nhiên liệu dưới lòng đất, khu chăn nuôi động
vật, các công trường khai thác lộ thiên; các nguồn không tập trung như: Đất canh
tác nông nghiệp, các cánh đồng được tưới với các loại nước có chứa muối, các vùng
đơ thị, ơ nhiễm khơng khí,… (Lyle S. Raymond JR., 1988).
1.1.5. Các chất ơ nhiễm có trong nước dưới đất
Chất gây ơ nhiễm xâm nhập vào các tầng chứa nước bằng nhiều cách thức

khác nhau:
- Xâm nhập của nước bề mặt thông qua đất, trầm tích, đá.
- Dịng chảy trực tiếp từ nước bề mặt (đặc biệt là địa hình núi đá vơi).
- Dịng chảy trực tiếp thông qua giếng xây dựng không đúng cách mà trở
thành ống dẫn các chất ô nhiễm.
- Nhiễm chéo dưới mặt đất từ tầng chứa nước khác thông qua vỏ bọc (đường
ống) của giếng xây dựng không đúng cách (Anthony Saracino và cộng sự, 2002).
1.1.5.1. Các chất rắn có trong nước
Các chất rắn trong nước gồm có các chất rắn vơ cơ (các muối hịa tan, các
chất khơng tan như huyền phù, đất cát,…) và các chất rắn hữu cơ (gồm các vi sinh
vật, vi khuẩn, và các chất hữu cơ do phế thải như phân rác, chất thải công nghiệp,
…). Trong nước dưới đất thường chứa các chất rắn như cát, bột, sét, xác thực vật,…
các chất này tạo độ đục, nhiều tạp chất làm giảm chất lượng nước.
1.1.5.2. Các chất gây mùi vị trong nước
Các chất khí và các chất hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị. Nước
dưới đất trong tự nhiên có mùi đất, mùi tanh, mùi thối hay mùi đặc trưng của các
chất hịa tan trong nó như mùi amoniac, mùi hydrosunfua,… Nước cũng có thể có
vị ngọt, vị chát tùy theo thành phần và hàm lượng các muối hòa tan trong nước.
Các chất gây mùi trong nước có thể chia làm 3 nhóm:
- Các chất gây mùi có nguồn gốc vơ cơ như NaCl, MgSO 4 gây vị mặn, muối
Cu, muối Fe gây mùi tanh, các chất gây tính kiềm, tính axit trong nước,…
- Các chất gây mùi có nguồn gốc hữu cơ trong chất thải công nghiệp, chất
thải mạ, dầu mỡ, phenol,…

7


- Các chất gây mùi từ q trình sinh hóa, các hoạt động của vi khuẩn, của tảo
như CH3 - S - CH3 cho mùi tanh cá, C12H22O, C12H18O2 cho mùi tanh bùn,…
1.1.5.3. Các hợp chất của canxi, magiê

Các hợp chất của canxi, magiê dưới dạng ion hóa trị II chứa trong nước tạo
nên nước cứng. Trong sử dụng, dùng nước có độ cứng cao có tác hại là các ion
canxi, magiê phản ứng với các axit béo tạo ra các hợp chất khó hịa tan, gây lãng
phí chất tẩy rửa. Ngồi ra, trong q trình sản xuất, nước cứng gây tạo màng cứng
trong các ống dẫn nước nóng, các nồi hơi và các bộ phận khác tiếp xúc với nước
nóng, gây lãng phí năng lượng.
1.1.5.4. Các chất phóng xạ trong nước
Nước nhiễm phóng xạ do sự phân hủy phóng xạ trong nước thường có nguồn
gốc từ các nguồn chất thải, phóng xạ gây nguy hại cho sự sống nên độ phóng xạ
trong nước là một chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước.
1.1.5.5. Khí hydrosunfua (H2S)
Khí hydrosunfua là sản phẩm của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ,
phân rác có trong khí thải. Trong nước dưới đất, vi khuẩn chuyển hóa lưu huỳnh có
trong đất, đá thành sunfat và sự hình thành khí hydrosunfua là kết quả của q trình
vi khuẩn khử sunfat. Khí hydrosunfua làm cho nước có mùi trứng thối khó chịu và
rất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra nếu nồng độ cao có thể gây ăn
mịn vật liệu (National Groundwater Association, 2009).
1.1.5.6. Các hợp chất của nitơ: NH4+, NO2-, NO3Các hợp chất của nitơ trong nước là kết quả của quá trình phân hủy chất hữu
cơ trong tự nhiên, trong các chất thải và các nguồn phân bón mà con người trực tiếp
hay gián tiếp đưa vào nước. Các hợp chất này thường tồn tại dưới dạng ion amoni
(NH4+), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-) và cả dạng nguyên tố (N2).
Amoni là yếu tố gây cản trở trong công nghệ xử lý nước cấp, nó làm giảm
tác dụng của clo, do amoni phản ứng với clo tạo thành monocloamin là chất sát
trùng thứ cấp hiệu quả kém clo hơn 100 lần và amoni trong nước cao rất dễ sinh
nitrit. Các hợp chất của nitơ trong nước có thể gây nên một số bệnh nguy hiểm cho
người sử dụng nước. Nitrat tạo ra chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các
amin để tạo nên những nitrosamin là nguyên nhân gây ung thư ở người cao tuổi.
Sau khi vào cơ thể, nitrat được chuyển hóa nhanh thành nitrit nhờ vi khuẩn đường

8



ruột. Nitrit còn nguy hiểm hơn nitrat đối với sức khỏe con người. Khi tác dụng với
các amin hay alkyl cacbonat trong cơ thể người, chúng có thể tạo thành các hợp
chất chứa nitơ gây ung thư (Phạm Quý Nhân, 2008).
1.1.5.7. Các hợp chất của axit cacbonic
Các hợp chất của axit cacbonic có vai trị quyết định trong sự ổn định của
nước trong tự nhiên. Chúng tồn tại dưới dạng của phân tử không phân ly của axit
cacbonic (H2CO3), phân tử khí cacbonic hịa tan (CO 2), dạng phân ly thành
bicacbonic (HCO3-). Trong tổng thành phần phân tử dạng không phân ly, axit
cacbonic hòa tan chỉ chiếm 0,2%; còn lại 99,8% tồn tại ở dạng khí CO 2 hịa tan. Vì
vậy, ta coi nồng độ CO2 hịa tan trong nước là đặc trưng của cả CO 2, HCO3-, CO32với độ pH của nước.
1.1.5.8. Sắt và mangan
Trong nước dưới đất, sắt thường tồn tại dưới dạng hóa trị II kết hợp với các
gốc hydrocacbonat, sunfat, clorua. Khi tiếp xúc với oxi hay các chất oxi hóa, sắt II
bị oxi hóa thành sắt III tạo thành kết tủa dưới dạng bông cặn Fe(OH) 3 có màu nâu
đỏ. Nếu trong nước uống sắt có hàm lượng 3 mg / L nước có mùi tanh, làm quần áo
có màu gỉ sắt, tuy nhiên với hàm lượng này không gây hại cho sức khỏe con người.
Nếu hàm lượng sắt vượt quá 200 mg / L trong nước thì gây độc hại cho tuyến tụy,
gan, lá lách và tim (Abigail Albright và cộng sự, 2012).
Mangan thường có trong nước dưới đất với hàm lượng thấp hơn hay ít vượt
qua 2 mg / L. Việc nước dưới đất chứa sắt hay mangan với hàm lượng lớn hơn
0,5 mg / L sẽ làm cho nước có mùi tanh khó chịu, các cặn sắt kết tủa làm giảm khả
năng vận chuyển nước của thiết bị. Mangan trong nước cao có thể gây ra hậu quả
xấu tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp và não với các triệu
chứng như: Ảo giác, hay quên, tổn thương thần kinh, viêm phế quản, tâm thần phân
liệt, cơ bắp yếu, mất ngủ và manganism (manganism là một bệnh tương tự như
parkinson) (Abigail Albright và cộng sự, 2012).
1.1.5.9. Các hợp chất có photphat
Khi nguồn nước bị nhiễm bẩn phân rác và các hợp chất hữu cơ, quá trình

phân hủy giải phóng ion PO43-. Sản phẩm của q trình có thể tồn tại ở dạng
H2PO4-, HPO4-, PO43-, các hợp chất hữu cơ photpho,… Khi trong nước có hàm lượng
photpho cao sẽ thúc đẩy quá trình phú dưỡng.

9


1.1.5.10. Các hợp chất sunfat
Sunfat thường có mặt trong nước là do q trình oxy hóa các chất hữu cơ có
chứa sunfua hoặc do ơ nhiễm từ nguồn nước thải ngành dệt nhuộm, thuộc da, luyện
kim, sản xuất giấy. Nước nhiễm phèn thường chứa hàm lượng sunfat cao. Ở hàm
lượng sunfat 200 mg / L nước có vị chát, ở hàm lượng sunfat lớn hơn 250 mg / L
nước sẽ gây bệnh tiêu chảy. Tiêu chuẩn nước uống quy định sunfat nhỏ hơn
250 mg / L. Với hàm lượng sunfat lớn hơn 300 mg / L nước sẽ có tính xâm thực
mạnh với bê tông (TTNSH&VSMT NT Bà Rịa - Vũng Tàu, 2013).
1.1.5.11. Các hợp chất clorua
Clo tồn tại trong nước dưới dạng ion Cl -. Ở nồng độ cho phép không gây độc
hại, ở nồng độ cao (trên 250 mg / L) làm cho nước có vị mặn. Các nguồn nước dưới
đất có thể có hàm lượng clo lên tới 500 - 1000 mg / L. Sử dụng nguồn nước có hàm
lượng clo cao có thể gây bệnh thận. Nước chứa nhiều đồng thời Cl - với SO42- có tính
xâm thực với bê tơng. Khi nồng độ Cl - trong nước cao thì giá trị sử dụng của nguồn
nước giảm vì hàm lượng Cl - trong nước được coi là một yếu tố quan trọng khi lựa
chọn nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt. Nồng độ Cl - được dùng để kiểm sốt q
trình khai thác nước dưới đất ở những nơi có hiện tượng xâm thực mặn. Các muối
clorua đi vào trong nước với những nguồn khác nhau:
- Từ các thành phần clorua có trong đất.
- Sự xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền.
- Phần nước tiểu của người chứa khoảng 6 g NaCl tính trung bình cho mỗi
người mỗi ngày. Lượng này làm tăng nồng độ Cl - của nước tiếp nhận nước thải công
nghiệp.

1.1.5.12. Các hợp chất florua
Nước dưới đất ở các giếng sâu hoặc ở các vùng đất có chứa quặng apatit
thường có hàm lượng các hợp chất florua cao (2,0 - 2,5 mg / L) tồn tại ở dạng cơ
bản là canxi florua và magiê florua.
Các hợp chất florua khá bền vững khó bị phân hủy ở q trình tự làm sạch.
Hàm lượng florua trong nước cấp ảnh hưởng đến việc bảo vệ răng. Nếu thường
xuyên dùng nước có hàm lượng florua lớn hơn 1,3 mg / L hay nhỏ hơn 0,7 mg / L
đều dễ bị mắc bệnh hoại men răng.
1.1.5.13. Các kim loại nặng

10


 Asen (As): Asen là một nguyên tố không màu, khơng mùi, hình thành tự
nhiên trong vỏ trái đất, tồn tại ở dạng hợp chất với một hay một số nguyên tố khác
như oxy, clo và lưu huỳnh. Nguồn gây ô nhiễm asen rất đa dạng gồm: Các quá trình
tự nhiên như phun trào núi lửa, hoạt động magma, nhiệt dịch, phong hóa,… và đặc
biệt là hoạt động nhân sinh như đốt nhiên liệu hóa thạch, luyện kim, khai thác và
chế biến quặng, nhất là quặng sunfua, asenua, sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu,
thuốc diệt cỏ, phân hóa học,… Trong môi trường sinh thái, các dạng hợp chất asen
hóa trị III có độc tính cao hơn các dạng hóa trị V. Mơi trường khử là điều kiện thuận
lợi để cho nhiều hợp chất asen hóa trị V chuyển sang asen hóa trị III. Khi vào cơ thể
với liều lượng lớn, asen gây tổn thương hệ tiêu hóa, thận, gan, da, niêm mạc và hệ
thần kinh trung ương (Nguyễn Việt Kỳ, 2009).
 Crom (Cr): Trong địa quyển, crom tồn tại chủ yếu ở dạng quặng cromic
FeO.Cr2O3. Crom đưa vào nguồn nước tự nhiên do hoạt động nhân tạo và tự nhiên
(do phong hóa). Hợp chất Cr +6 là chất oxi hóa mạnh và độc. Nồng độ của chúng
trong nguồn nước tự nhiên tương đối thấp vì chúng dễ bị khử bởi các chất hữu cơ.
Các hợp chất hóa trị Cr+6 của crom dễ gây viêm loét da, xuất hiện mụn cơm, viêm
gan, viêm thận, ung thư phổi,…

 Thủy ngân (Hg): Thủy ngân là kim loại có thể tạo muối ở dạng ion. Thủy
ngân tồn tại trong nước dưới đất ở dạng vô cơ. Thủy ngân trong môi trường nước có
thể hấp thụ vào cơ thể thủy sinh vật, người ăn vào sẽ gây ra ngộ độc. Thủy ngân vô
cơ tác dụng chủ yếu đến thận, trong khi đó metyl thủy ngân ảnh hưởng chính đến hệ
thần kinh trung ương.
 Chì (Pb): Chì là một trong những kim loại nặng có ảnh hưởng nhiều tới ơ
nhiễm mơi trường vì nó tích lũy lâu dài trong cơ thể và gây nhiễm độc tới người,
động vật. Chì tác động lên hệ thống enzym, nhất là enzym vận chuyển hydro. Tùy
theo mức độ nhiễm độc có thể gây ra những tai biến như đau bụng, đau khớp, viêm
thận, cao huyết áp vĩnh viễn, tai biến não,… nếu bị nặng có thể gây tử vong. Các
hoạt động công nghiệp thường phát sinh vào môi trường nước một lượng lớn chì,
bao gồm: Luyện kim, sản xuất ắc quy chì, bột màu, sản xuất hóa chất,… (Cynthia
R. Evanko, David A. Dzombak, 1997).

11


1.1.5.14. Các chỉ tiêu vi sinh
Trong nước dưới đất, khi bị ô nhiễm thường xuất hiện các vi sinh vật gây
bệnh. Các vi sinh vật này thường là thủ phạm gây nên các bệnh như: Dịch tả, bệnh
lỵ, nhiễm trùng máu,…Việc xác định sự có mặt của các vi sinh vật gây bệnh thường
rất khó và mất rất nhiều thời gian vì sự đa dạng về chủng loại. Vì vậy, trong thực tế
thường áp dụng phương pháp chỉ số vi sinh vật đặc trưng. Nguồn gốc của các vi
sinh vật trong nước là các nguồn nhiễm bẩn như rác thải hữu cơ, chất thải người và
động vật. Trong chất thải người và các lồi động vật máu nóng ln có E. coli
(Escherichia Coli thuộc nhóm Coliform) sinh sống và phát triển (Trần Linh Thước,
2002). Sự có mặt của E. coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bẩn bởi
rác thải hữu cơ, chất thải của người và động vật. Số lượng E. coli nhiều hay ít tùy
thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của nước. Đặc tính của E. coli là khả năng tồn tại cao
hơn các loài vi sinh vật khác (tăng trưởng ở nhiệt độ trên 44,5 0C), từ đó cho thấy

nếu nguồn nước được xử lý khơng cịn E. coli thì coi như cũng khơng cịn các loại
vi sinh vật gây bệnh khác. Mặc khác, việc xác định số lượng E. coli thường đơn
giản và nhanh chóng cho nên loại vi sinh vật này được chọn làm vi sinh vật đặc
trưng trong việc xác định mức nhiễm bẩn do vi sinh vật gây bệnh trong nước.
1.1.6. Khái niệm chung về trữ lượng nước dưới đất
Trữ lượng nước dưới đất được xác định khi điều tra, đánh giá lập bản đồ tài
nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1 : 200.000, 1 : 100.000 và 1 : 50.000 bao gồm trữ lượng
khai thác tiềm năng và trữ lượng khai thác dự báo (Nguyễn Văn Đản, 2013).
1.1.6.1. Trữ lượng khai thác tiềm năng
Trữ lượng khai thác tiềm năng là lượng nước dưới đất có thể khai thác được
từ các tầng chứa nước trong một khoảng thời gian nhất định mà không biến đổi về
lưu lượng, chất lượng và tác động khơng đáng kể đối với mơi trường. Nó bao gồm
các thành phần trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng tĩnh đàn hồi, một phần trữ lượng
tĩnh trọng lực, trữ lượng cuốn theo (Nguyễn Văn Đản, 2013).
 Trữ lượng động là lượng nước vận động trong tầng chứa nước. Trữ lượng
động tự nhiên là lượng nước vận động do các yếu tố tự nhiên, nó khơng bao gồm

12


lượng nước được tăng cường vận động khi có sự hạ thấp mực nước ở các cơng trình
khai thác. Do nước dưới đất ln ln có nguồn cung cấp từ bên ngồi nên tồn tại
trữ lượng động. Khi có nước mưa và nước mặt ngấm xuống tạo nên nguồn bổ cấp,
nếu nước khơng có đường thốt, tầng chứa nước khơng có sự lưu thơng thì nguồn
bổ cấp khơng thể đi vào tầng chứa nước được nữa. Do đó để nước lưu thơng thì
phải có cả nguồn bổ cấp và cả đường thốt. Lượng nước lưu thơng trong tầng chứa
nước ln luôn thay đổi theo thời gian.
 Trữ lượng tĩnh là lượng nước chứa trong tầng chứa nước trong điều kiện
tự nhiên. Trữ lượng tĩnh gồm 2 thành phần: Trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng
tĩnh đàn hồi.

- Trữ lượng tĩnh trọng lực là lượng nước trọng lực chứa trong tầng chứa nước
trong điều kiện tự nhiên.
- Trữ lượng tĩnh đàn hồi là phần lượng nước chứa trong tầng chứa nước được
giải phóng do sự dãn nở thể tích của nước và thu hẹp không gian lỗ hổng của đất đá
chứa nước khi giảm áp lực dư (Đặng Hữu Ơn, 2001).
 Trữ lượng cuốn theo là lượng nước được lôi cuốn vào do quá trình khai
thác gây ra. Đây là một điểm rất đặc biệt của nước dưới đất. Khi nước dưới đất
được khai thác, mực nước hay mực áp lực của tầng chứa nước hạ thấp có thể lơi
cuốn nguồn nước khác vào trong tầng chứa nước và tham gia vào lượng nước khai
thác.
1.1.6.2. Trữ lượng khai thác dự báo
Trữ lượng khai thác dự báo là lượng nước dưới đất có thể khai thác được
bằng các cơng trình bố trí hợp lí về mặt kinh tế - kỹ thuật từ các tầng chứa nước
trong một khoảng thời gian nhất định mà không biến đổi về lưu lượng, chất lượng
và tác động không đáng kể đối với môi trường được xác định nhờ tính tốn ở trong
phịng làm cơ sở thực hiện thăm dò nước dưới đất (Nguyễn Văn Đản, 2013).
1.1.7. Các phương pháp đánh giá trữ lượng nước dưới đất
Đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất được tiến hành chủ yếu theo các
phương pháp sau: Phương pháp thủy động lực, phương pháp thủy lực, phương pháp
cân bằng và phương pháp tương tự địa chất thủy văn.

13


- Bản chất của phương pháp thủy động lực là sử dụng các công thức phù hợp
xuất phát từ các phương trình tốn lý và thủy động lực cơ bản áp dụng cho một sơ
đồ tính tốn mơ phỏng điều kiện thực tế. Chúng được giải bằng phương pháp giải
tích, đồ thị. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng dự báo theo thời gian sự
thay đổi mực nước động trong các lỗ khoan với các chế độ cho trước. Nhược điểm
của phương pháp này là phải trung bình hóa số liệu thu thập được về các tính chất

thấm. Trong thời gian khai thác, bỏ qua nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành
trữ lượng khai thác vì vậy các số liệu dự báo nhiều khi không sát với thực tế.
- Phương pháp thủy lực dựa trên cơ sở sử dụng và ngoại suy các hàm số thực
nghiệm thu được trong quá trình thấm. Qua các phương trình thực nghiệm người ta
thể hiện sự vận động phức tạp của nước dưới đất tác động của nhiều yếu tố quan hệ
lưu lượng và hệ số hạ thấp mực nước khi vận động của nước dưới đất đạt trạng thái
ổn định. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là không đảm bảo khả năng dự
báo thay đổi mực nước theo thời gian và khả năng phục hồi trữ lượng nước dưới
đất.
- Phương pháp cân bằng cho phép xác định độ đảm bảo phục hồi trữ lượng
khai thác nước dưới đất dựa trên cơ sở cân bằng nước lãnh thổ nghiên cứu. Phương
pháp này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá trữ lượng khai thác khu vực khi cần
thiết phải đánh giá từng thành phần riêng biệt trong cán cân cân bằng nước.
- Cơ sở của phương pháp tương tự địa chất thủy văn là việc chứng minh về
sự tương tự giữa điều kiện tự nhiên và việc sử dụng nước của vùng đã được nghiên
cứu kỹ hoặc đang được khai thác nước. Nhiệm vụ cơ bản của công tác nghiên cứu
khi sử dụng phương pháp tương tự để đánh giá trữ lượng nước dưới đất là việc
chứng minh được mức độ tương tự từng phần hoặc hoàn toàn theo các chỉ tiêu sau:
Nguồn hình thành nên trữ lượng khai thác, điều kiện tàng trữ nước, cấu trúc địa
chất, thành phần đất đá chứa nước, điều kiện cấp nước, điều kiện hình thành nguồn
trữ lượng tự nhiên và bổ sung nhân tạo trữ lượng nước dưới đất khả năng hình thành
nguồn trữ lượng kéo theo,...

14


Trong thời gian gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với
các tiến bộ về thủy động lực, một xu hướng mới trong việc đánh giá trữ lượng nước
dưới đất là sử dụng các mơ hình tốn để mơ phỏng lại động thái của các thành phần
nước dưới đất, từ đó cho phép tính tốn các đặc trưng một cách nhanh chóng và

thuận tiện. Có nhiều mơ hình đã được xây dựng để mơ tả dịng chảy nước dưới đất,
sự tham gia của nước dưới đất vào dòng chảy mặt,... ở các trung tâm nghiên cứu lớn
như Mike SHE của DHI (Đan Mạch), bộ HEC của Cục công binh Hoa Kỳ,... Ưu
điểm của phương pháp này là khi đã hiệu chỉnh được bộ thơng số thì cho phép tính
tốn mọi đặc trưng một cách thuận tiện, với độ chính xác cao cũng như cho phép
nghiên cứu các tác động tiềm năng của việc khai thác, bổ sung đến động thái nước
dưới đất. Tuy nhiên, khi xây dựng mơ hình sẽ địi hỏi một khối lượng lớn các số liệu
về các tầng chứa nước, về điều kiện địa chất, địa chất thủy văn trên khu vực nghiên
cứu cũng như các số liệu về hệ số thấm, hệ số nhả nước,... (Nguyễn Thu Hiền,
2009).
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nước dưới đất
1.2.1. Trên thế giới
Với sự ra đời của các giếng khoan đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng
nhu cầu về nước cho nơng nghiệp và đơ thị. Khai thác nước dưới đất tồn cầu trong
những thập kỷ gần đây đã tăng lên, từ khai thác 100 km 3 / năm vào năm 1950, ước
tính hiện nay là khoảng 800 km 3 / năm. Ngày nay, 43% cơng trình thủy lợi tồn cầu
cũng như hơn 50% nguồn cung cấp nước uống của thế giới và một phần lớn các
hoạt động cơng nghiệp tồn cầu phụ thuộc vào nước dưới đất (Marcus Wijnen và
cộng sự, 2012).
Với tầm quan trọng của nước dưới đất, các quốc gia trên thế giới ngày càng
quan tâm hơn về việc quản lý hoạt động khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên
nước dưới đất.
1.2.1.1. Canada
Canada nói chung và các ngành cơng nghiệp của nó nói riêng sử dụng một
lượng nước khổng lồ, chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ.
Nước dưới đất là một thành phần quan trọng của tiêu thụ tổng thể này. Gần
30% dân số của Canada (gần 10 triệu người dân Canada) phụ thuộc vào nước dưới

15



đất làm nguồn cung cấp nước uống và hơn 80% dân số nơng thơn của đất nước phụ
thuộc hồn tồn vào nước dưới đất.
Canada đã đề ra 5 mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước dưới
đất (Hình 1.1) như sau:
 Bảo vệ nguồn nước dưới đất không cạn kiệt: Quản lý nước dưới đất bền
vững phải tìm cách ngăn chặn liên tục, lâu dài sự suy giảm đáng kể mực nước dưới
đất.
 Bảo vệ chất lượng nước dưới đất bị nhiễm bẩn: Phát triển bền vững đòi
hỏi chất lượng nước dưới đất không bị ảnh hưởng bởi suy thối đáng kể của các tác
nhân hóa học hoặc sinh học.
 Bảo vệ sức khỏe của hệ sinh thái: Phát triển bền vững đòi hỏi khai thác
nước dưới đất khơng ảnh hưởng gì đáng kể đến hệ sinh thái.
Việc sử dụng thuật ngữ “đáng kể” trong ba mục tiêu nói trên ngụ ý một khái
niệm về những gì có thể chấp nhận được đối với xã hội trong điều kiện suy thoái
cho phép. Các cơ chế xã hội quyết định những gì có thể chấp nhận được bao gồm
trong hai mục tiêu sau đây:
 Sự quản lý tốt được áp dụng: Phát triển bền vững địi hỏi phải có những
quyết định đúng đắn như việc sử dụng nước dưới đất được thực hiện minh bạch
thông qua sự tham gia của cộng đồng và với các thông tin đầy đủ về hệ sinh thái,
công bằng giữa các thế hệ.
1.2.1.2. Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là một nước nằm trên bán đảo Iberia phía Tây Nam Châu Âu.
Tại Tây Ban Nha, nước dưới đất cung cấp 20% tổng lượng nước sử dụng cho tưới
tiêu. Trong lịch sử, quyền khai thác nước dưới đất ở Tây Ban Nha đã được gắn liền
với quyền sở hữu đất đai. Luật Nước đầu tiên vào năm 1879 đã đưa ra các quyền
liên quan đến tài nguyên nước dưới đất tới tất cả các chủ sở hữu đất đai. Nước dưới
đất được xác định là tài ngun riêng và vẫn nằm ngồi sự kiểm sốt của nhà nước.
Lần cải cách đầu tiên của Luật tài nguyên nước là vào năm 1985. Luật tài
nguyên nước mới định nghĩa lại quyền khai thác nước dưới đất và tuyên bố tất cả

các tầng ngậm nước là tài nguyên chung. Nhà nước sẽ điều tiết trữ lượng nước dưới
đất và tất cả người dân có thể sử dụng chúng.

16


Tuy nhiên luật chưa thật sự rõ ràng và cụ thể, dẫn đến tình trạng số lượng
giếng khoan càng ngày càng tăng lên chính phủ khơng thể kiểm sốt nổi. Số lượng
giếng hiện có mà nhà nước quản lý là khoảng 500 giếng, nhưng theo các nghiên cứu
cho thấy tối đa 2.000.000 giếng có thể tồn tại ở Tây Ban Nha.
Việc khai thác tràn lan khiến mực nước dưới đất giảm đến 1 m trên năm
trong quá khứ ba mươi năm qua. Từ những năm 1970 đến những năm 1990, diện
tích đất dùng nước dưới đất tưới tiêu tăng từ 34.000 ha lên 130.000 ha. Đến năm
1987, diện tích đất tưới tiêu tăng 6,6% trong tổng số bề mặt tưới tiêu ở cấp quốc
gia. Từ năm 1970 đến năm 1990, khu vực này đã chứng kiến một sự gia tăng gấp
mười lần trong diện tích đất được tưới tiêu cho nơng nghiệp.
Để khắc phục tình trạng này, một số giải pháp được áp dụng:
- Thực tế chính trị bị phân mảnh của các tổ chức quản lý nước dưới đất ở Tây
Ban Nha cho thấy sự cần thiết phải xây dựng các quy chế rõ ràng để thúc đẩy sự
thống nhất trong quản lý. Tuy nhiên, những quy định này phải được đi kèm với các
giải pháp linh hoạt và thích ứng phù hợp với nhu cầu xã hội, kinh tế và môi trường
khác nhau bắt nguồn từ việc sử dụng nước dưới đất.
- Việc sử dụng công nghệ hiện đại để giám sát và bản đồ trữ lượng nước dưới
đất đã được thực hiện.
- Cuối cùng, quản lý tài nguyên nước dưới đất ở Tây Ban Nha đã chú ý đến
các giai đoạn chuyển tiếp của chế độ quản lý nước dưới đất. Sự chuyển đổi từ quyền
khai thác tư nhân trong lịch sử sang sự khai thác có quản lý có thể vẫn cịn tiềm ẩn
xung đột trong một thời gian dài (Marcus Wijnen và cộng sự, 2012).
1.2.1.3. Jordan
Jordan một quốc gia Ả Rập tại Trung Đông trải dài từ phần phía Nam của sa

mạc Syria tới vịnh Aqaba. Jordan là một trong những quốc gia khan hiếm về nước
nhất thế giới. Để ứng phó với lịch sử khai thác quá mức nước dưới đất ở nhiều quốc
gia, một chiến lược quốc gia về nước năm 1997 (được hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế
giới) được triển khai tại Jordan. Mục tiêu của chiến lược này là làm tăng thêm các
cơng cụ quản lý để giúp kiểm sốt trữ lượng nước dưới đất. Mục đích của chiến
lược là sử dụng tối đa và giảm thiểu lãng phí nguồn nước dưới đất thông qua việc
thúc đẩy hiệu quả sử dụng nước và các biện pháp bảo tồn để không những góp phần

17


phát triển kinh tế xã hội mà còn bảo vệ mơi trường. Trong chiến lược này, chính
sách giá cả và chuyển hướng sang các cây trồng có giá trị cao được coi là cơng cụ
hỗ trợ trong việc kiểm sốt trữ lượng nước dưới đất. Trong những năm 2000, một hệ
thống thuế quan đã được áp dụng và chỉ cho phép khai thác nước dưới đất với trữ
lượng 150.000 m3 / năm mỗi giếng.
Một hệ thống chính sách về nước dưới đất được hoàn thiện, nhằm hướng dẫn
toàn diện về nhiều vấn đề cần thiết liên quan đến giám sát, khai thác và bảo vệ tài
nguyên, phát triển bền vững và kiểm soát chất lượng, phát triển nguồn lực, ưu tiên
phân bổ, pháp luật và thể chế, chuyển giao nghiên cứu, phát triển công nghệ; chia sẻ
nguồn nước dưới đất và nhận thức cộng đồng. Một số hoạt động được triển khai bao
gồm: Điều tra cụ thể vùng nước lợ với mục đích tăng thêm nguồn nước, tổng hợp
dữ liệu khai thác dầu mỏ và khí đốt để hiểu tiềm năng tầng nước sâu, sử dụng công
nghệ tiên tiến (tức là từ xa và tự động hóa), hợp tác với các Bộ Nông nghiệp để điều
chỉnh loại cây trồng hợp lí, nghiên cứu sự phân bổ nước dưới đất ưu tiên cho các
hoạt động nào được coi là có lợi nhuận cao hơn về mặt kinh tế và xã hội, kế hoạch
quản lý toàn diện cho mỗi tầng chứa nước, hợp tác với các tổ chức khác có liên
quan đến ngành nước; trao đổi dữ liệu khu vực và giáo dục người dân về bảo vệ
nước dưới đất (Marcus Wijnen và cộng sự, 2012).
Bảo vệ sức khỏe

của hệ sinh thái

Bảo vệ chất lượng
nước dưới đất bị
nhiễm bẩn

Quản lý bền
vững nước dưới
đất

Bảo vệ nguồn
nước dưới đất
không cạn kiệt

Sự quản lý tốt
được áp dụng

Thành tựu kinh tế
và phúc lợi xã hội

Hình 1.1. Mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất Canada
(Nguồn: Báo cáo của Expert Panel về nước dưới đất, 2009)

18


1.2.2. Tại Việt Nam
Tài nguyên nước dưới đất tại Việt Nam cũng đã được biết đến và quan tâm từ
rất sớm, được pháp luật quy định cụ thể. Trong quy định số 605 - CNNg/QLTN
ngày 13/8/1992 của Bộ công nghiệp nặng quy định về việc bảo vệ tài nguyên nước

dưới đất có các điều khoản quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong điều tra
địa chất, trong khi thi công giếng khoan khai thác, trong xây dựng các cơng trình và
các hoạt động khác có ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất.
Để tài nguyên nước được bảo vệ thật an toàn, Luật Tài nguyên nước đã được
Quốc hội nước CHXHXNVN khóa X, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 20/5/1998 kèm
theo là Nghị định số 179/1999/ NĐ - CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ
quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
Đến năm 2003, tình hình khai thác nước dưới đất, hành nghề khoan nước
dưới đất trên địa bàn thành phố diễn ra hết sức phức tạp, nhất là trong mùa khô: Số
lượng giếng khai thác nước dưới đất gia tăng từ khoảng 200 giếng trước năm 1975
lên gần 95.000 giếng vào năm 2000. Nguồn nước dưới đất trên địa bàn thành phố
đang phải đối mặt với các vấn đề như nhiễm bẩn và khai thác quá mức dẫn đến hạ
thấp mực nước dưới đất, gây nguy cơ xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn nước dưới đất
và nguy cơ sụt lún mặt đất, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững tài nguyên
nước dưới đất, đến các hoạt động kinh tế - xã hội, đến đời sống, sinh hoạt của nhân
dân. Vì vậy, quyết định số 05/2003/QĐ - BTNMT ra đời. Quyết định số
05/2003/QĐ - BTNMT được ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về cấp phép thăm dò, khai thác và
hành nghề khoan nước dưới đất và để chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực khai thác nước dưới đất và hành nghề khoan nước dưới đất.
Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguyễn Công Thành đã ký Quyết định số 15/2008/QĐ - BTNMT về việc ban hành
Quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Quy định này quy định vùng cấm, vùng
hạn chế xây dựng mới cơng trình khai thác nước dưới đất, bảo vệ nước dưới đất
trong các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm hiện trường, khai thác nước dưới đất,

19


hoạt động xây dựng, khoáng sản và các hoạt động khác liên quan đến nguồn nước

dưới đất.
Sau mười hai năm thi hành Luật, nhiều quy định của Luật đã được triển khai
trên thực tế và đạt nhiều kết quả khả quan, đặc biệt là đã khai thác, sử dụng tốt hơn
các nguồn nước để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước có nhiều tiến bộ và từng bước đi vào
nề nếp, nhất là từ sau khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật đã được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước để đáp ứng u cầu
của cơng tác quản lý và địi hỏi từ thực tiễn; công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh
vực tài nguyên nước được tăng cường hơn trước; công tác cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới
đất cũng được triển khai đồng bộ ở cả trung ương và địa phương,...
Tuy nhiên, thực tế thi hành Luật Tài nguyên nước trong thời gian qua cho
thấy còn một số tồn tại như: Nhiều quy định của Luật Tài nguyên nước khơng cịn
phù hợp với thực tế, việc cấp phép về tài nguyên nước chưa có quy định chặt chẽ về
điều kiện cấp giấy phép, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy
phép về tài nguyên nước,… Vì vậy, Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH 13 ra đời.
Luật Tài nguyên nước có 79 điều thể hiện trong 10 chương, trong đó có 39 điều
được bổ sung mới tồn bộ về nội dung và có 40 điều được sửa đổi, bổ sung nội
dung. So với Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Tài nguyên nước năm 2012
tăng 4 điều.
Và còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, Cục, Sở,…ban hành
về việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
Tại TP. HCM nói riêng, các nghiên cứu về nước dưới đất liên tục được thực
hiện từ trước những năm 1975 cho đến nay.
1.2.2.1. Giai đoạn trước năm 1975
Năm 1936, Brenil và Molleret cho xuất bản “Lịch sử cấp nước Thành phố
Sài Gòn”. Cùng thời gian này có các tác giả Richard, Viclard, Godon, Brashears với
những bài viết: “Tiềm năng cung cấp nước Sài Gòn - Chợ Lớn”, “Vấn đề nước
uống, sự kiểm tra các hệ thống phân phối của nước mưa Sài Gòn”.


20


×