Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ QUẢN LÝ TÀI NGYÊN NƯỚC ĐIỀU 47: KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CHO THỦY ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.72 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
QUẢN LÝ TÀI NGYÊN NƯỚC
ĐIỀU 47: KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CHO THỦY ĐIỆN

Họ và tên: Ngơ Thành An
Khóa: 2018 – 2019
Chun ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 1/2019

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*************************

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
QUẢN LÝ TÀI NGYÊN NƯỚC
ĐIỀU 47: KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CHO THỦY ĐIỆN

Họ và tên: Ngơ Thành An
Khóa: 2018 – 2019
Chun ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 1/2019


2


MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................3
MỤC LỤC......................................................................................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................6
TỔNG QUAN................................................................................................................................7
1.1.Đặc điểm nguồn tài nguyên nước Viết Nam.....................................................................7
1.2 Nguồn thủy điện và khai thác sử dụng..............................................................................8
1.2.1. Tác động tích cực....................................................................................................10
1.2.2. Tác động tiêu cực....................................................................................................12
Bên cạnh những lợi ích khơng thể phủ nhận, thủy điện cũng có nhiều bất lợi, ảnh hưởng
xấu đến tài nguyên nước, môi trường sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học và hiệu quả kinh
tế đảo ngược từ việc cải tạo mơi trường tự nhiên.................................................................12
1.2.3. Dịng sơng bị chia cắt thành nhiều đoạn, chế độ thủy văn bị thay đổi rõ rệt..........12
- Trên sông Ba từ thượng nguồn đến thủy điện sơng Ba Hạ, chỉ kể trên dịng chính đã có 9
bậc thang chia dịng sơng thành 8 khúc................................................................................12
- Trên sông Đắk Bla một nhánh của sông Sê San từ Thượng Kon Tum đến thành phố Kon
Tum có ít nhất 13 nhà máy thủy điện (hồ và đập dâng)........................................................12
- Trên dịng chính sơng Đồng Nai từ đập Đơn Dương đến đập Trị An gồm có 13 nhà máy
thủy điện đã, đang và sẽ xây dựng........................................................................................12
- Trên dịng chính sơng Srêpôk hiện đã và đang xây dựng 7 bậc thang nhà máy thủy điện.
Việc xuất hiện các bậc thang thủy điện đã làm thay đổi chế độ thủy văn từ chế độ thủy văn
sơng ngịi sang chế độ thủy văn hồ chứa. Dịng chảy trên các đoạn sơng khơng ổn định, thất
thường ngay cả trong mùa cạn. Thời gian tập trung dịng chảy ngắn lại, thay đổi theo từng
đoạn sơng khơng có qui luật rõ rệt........................................................................................12
1.2.4. Tạo ra khúc sơng “chết” ở đoạn hạ lưu đập............................................................12
Nhiều cơng trình thủy điện, để tạo đầu nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện đã dùng kênh

dẫn hay đường ống áp lực dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thủy điện, nên đoạn sơng từ
đập đến nhà máy khơng có nước trở thành một đoạn sơng chết có chiều dài từ vài km đến
hàng chục km ngay sau tuyến đập chính. Ví dụ: sau thủy điện Đồng Nai 3, đoạn sông dài
1000 m sau đập có lưu lượng Q ≈ 0, khơng có nhập lưu nào đáng kể, thành đoạn sơng
“khơ” từ tháng XI đến tháng III. Thủy điện Srêpôk 4A đang xây dựng được hình thành
bằng một kênh dẫn dịng từ thủy điện Srêpôk 4 cắt thẳng đoạn sông cong Bản Đôn 22 km.
Đoạn sông cong này chảy qua Vườn Quốc Gia York Don gây ảnh hưởng tới khu du lịch
sinh thái này. Bên cạnh đó, nhiều cơng trình thủy điện điều tiết ngày đêm tạo ra một số giờ
tích, một số giờ xả nước gây nên những thời đoạn sông khơ nước trong ngày, dịng chảy
khơng lưu thơng ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh, cuộc sống những người sinh kế trên
sơng khó khăn. - Thủy điện Đồng Nai 4 theo chế độ điều tiết ngày đêm, tạo ra 12 giờ đóng
cửa tích nước, hạ lưu mất nước.............................................................................................12
- Thủy điện Buônkuôp điều tiết ngày đêm gây ảnh hưởng tới ba thác ở hạ lưu là thác Dray
Sap (thác Draynur); thác Gia Long (dữ dội và đẹp nhất); thác Trinh Nữ.............................13
- Thủy điện Srêpôk 3 + Drayling +Srêpôk 4 đều là đập dâng điều tiết ngày đêm, chưa có hồ
điều tiết mùa ở cuối cửa sông................................................................................................13
- Thủy điện Sêsan III, Sêsan IIIA đều là điều tiết ngày đêm gây ảnh hưởng đến dòng chảy
đoạn hạ lưu giữa hai trạm thủy điện......................................................................................13
3


1.2.5. Hồ chứa thủy điện đã xâm phạm đến diện tích đất rừng của các vườn Quốc Gia và
khu bảo tồn thiên nhiên:....................................................................................................13
- Thủy điện KrongKma xâm phạm vườn Quốcgia Chưyangsin...........................................13
- Thủy điện Srêpôk 3 và Srêpôk 4 xâm phạm vườn Quốc Gia York Don.............................13
- Thủy điện Buôn Kuôp xâm phạm khu bảo tồn NamKar....................................................13
1.2.6. Ảnh hưởng đến các hoạt động ở hạ lưu..................................................................13
Trong quá trình vận hành, đặc biệt là mùa cạn, để tăng cường lượng điện do chủ yếu chú ý
đến sản lượng điện, nhiều hồ chứa thủy điện tăng cường việc tích nước để dự trữ phát điện,
nên lượng nước xả xuống hạ lưu không đáng kể, đơi khi ngừng hồn tồn. Từ đó, gây ảnh

hưởng bất lợi đến việc cung cấp nước cho các mục đích sử dụng khác ở hạ du như cấp nước
sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông, thủy sản,... đồng thời làm biến đổi chế độ dịng chảy và suy
thối hệ sinh thái thủy sinh. Các nhà máy thủy điện như An Khê – Kanak chuyển nước từ
sông Ba qua sông Kone, thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh chuyển nước từ sông Đồng Nai
sang sông Cái Phan Rang và sông Lũy, Thượng Kon Tum chuyển nước từ sông Đắk Bla
(Kon Tum) sang sơng Trà Khúc (Quảng Ngãi) chỉ tính đến hiệu quả thủy điện, cấp nước
song chưa tính đến hệ lụy nước mặn xâm nhập sâu vào sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, hệ
lụy gây ra đoạn sông khô ở hạ lưu đập, gây ảnh hưởng tới môi trường, sinh thái cũng như
việc khai thác sử dụng nước. Việc chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác, nếu
khơng có sự đồng thuận ngay từ đầu sẽ gây ra những mâu thuẫn giữa các địa phương.......13
...............................................................................................................................................14
1.2.7. Gây xói lở bờ sơng..................................................................................................15
Việc xây đập chặn dòng sẽ giữ lại trong hồ chứa một lượng lớn phù sa. Dòng phù sa thay
đổi theo từng đoạn sông khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt đáy sông do “hiệu ứng nước
trong”. Mặt khác, công tác vận hành tích - xả của các hồ chứa đã làm cho mực nước hạ lưu
dao động lớn gây mất ổn định hai bở sơng dẫn đến xói lở ở hạ lưu đập. Ví dụ: hạ lưu đập
Bn Tua Srah xói lở kéo dài đến 30 km..............................................................................15
. 1.3. Các biện pháp quản lý..................................................................................................15
Tiến hành tổ chức thành lập Uỷ ban Lưu vực sông. Tổ chức điều phối lưu vực sông thuộc
Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008, về quản lý lưu vực sơng theo bốn dịng sơng
chính ở Tây Ngun, sớm hồn thiện các văn bản Quy hoạch lưu vực sơng của các sông
Srêpôk, Sê San, Đồng Nai, Sông Ba; Rà soát lại quy hoạch thủy điện phục vụ đa mục tiêu
trên các hệ thống sơng chính thuộc Tây Ngun. Xây dựng qui chuẩn về ngưỡng khai thác
nước mặt nước ngầm, và dịng chảy tối thiểu ở hạ lưu các cơng trình thủy điện. Xây dựng
văn bản hướng dẫn thiết kế thi cơng các cơng trình bổ cập nước ngầm, thu gom nước mưa,
bể chứa nước mặt,... Quy định và kiểm sốt chặt chẽ phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ
thực vật đảm bảo dưới mức cho phép. Ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa cả năm hệ
thống bậc thang thủy điện Sông Ba, Đồng Nai, Sê San, Srêpơk. Ngồi hai nhiệm vụ bảo
đảm an tồn tuyệt đối cho cơng trình và cung cấp điện lên lưới điện quốc gia phục vụ kinh
tế xã hội, cịn có các nhiệm vụ: - Góp phần cắt giảm nhẹ lũ cho hạ du:...............................15

+ Không cho phép lũ chồng lên lũ (gây ra lũ nhân tạo)........................................................15
+ Góp phần cắt giảm lũ cho hạ du với mức độ cho phép......................................................15
- Đảm bảo cấp đủ dịng chảy tối thiểu cho các đoạn sơng hạ du ở phía Việt Nam và cả phía
Campuchia............................................................................................................................15
Hiện nay khu vực Tây Ngun chỉ có 3 hệ thống sơng Ba, Sê San, Srêpơk mới được ban
hành qui trình vận hành liên hồ chứa mùa lũ........................................................................16
Việc cấp giấy phép xây dựng và vận hành một dự án thủy điện cần phải cân nhắc tính tốn
đến các lợi ích khác, trong đó, đặc biệt lưu ý đến khả năng điều tiết lũ (đối với hồ chứa lớn)
cũng như việc đảm bảo dòng chảy tối thiểu sau hạ lưu đập.................................................16
Đề nghị Chính phủ sớm qui định bắt buộc các hồchứa thủy điện có dung tích lớn từ 100
triệu m3 trởlên đều phải dành một dung tích phịng lũ cho hạ du. Bổ sung thêm một số trạm

4


khí tượng thủy văn phục vụ dự báo vào mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường đến
năm 2020 theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/1/2007. Đồng thời, bổ sung trang
thiết bị hiện đại và nâng cao năng lực dự báo phục vụ công tác vận hành hồ chứa một cách
hiệu quả.................................................................................................................................16
ĐIỀU 47 – KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CHO THỦY ĐIỆN.......................16
2.1. Điều 47 – Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện – Luật tài nguyên nước........16
1. Việc khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa
mục tiêu, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nước với quy mơ nhỏ. 2. Việc xây dựng các
cơng trình thủy điện phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, tuân thủ quy định tại
Điều 53 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Tổ chức, cá nhân
khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải tuân theo quy trình vận hành hồ chứa,
quy trình vận hành liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử
dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước; có trách nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa.
...............................................................................................................................................16
2.2. Quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện..................................................17

KẾT LUẬN..................................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................26

5


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên bình diện quốc gia, hiện nay, quản lý, khai thác và bảo vệ tài
nguyên nước đã có nhiều thay đổi và đạt được công tácnhững hiệu
quả nhất định. Chức năng quản lý tài nguyên nước đã được giao cho
một Bộ chủ trì là Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT). Đồng thời
nhiều Bộ ngành liên quan cũng có chức năng cụ thể liên quan đến
quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Một số rất lớn các hồ chứa đa mục tiêu được xây dựng ở Việt Nam
trong nhiều thập kỷ gần đây đóng vai trò quan trọng trong phát triển
nền kinh tế quốc dân. Công tác quản lý vận hành hệ thống hồ chứa
luôn phát triển theo thời gian và đã đáp ứng được các yêu cầu và
mục tiêu do thực tiễn đặt ra. Tuy vậy, theo đánh giá của Hội Đập lớn
thế giới năm 2000 thì rất nhiều hệ thống hồ chứa lớn đã khơng đem
lại hiệu ích kinh tế, mơi trường như đã được đánh giá trong các bước
thiết kế kỹ thuật trong quá trình lập dự án. Lý do phát huy hiệu quả
kém có thể do trong giai đoạn thiết kế không chú ý đầy đủ đến chế
độ quản lý vận hành sau khi dự án hồn tất, khơng lường trước được
các yêu cầu, mục tiêu nảy sinh trong quá trình vận hành hệ thống
sau khi hồn thành, ví dụ như các yêu cầu về cấp nước sinh hoạt,
công nghiệp, yêu cầu duy trì dịng chảy mơi trường trong sơng, duy
trì các hệ sinh thái vùng hạ lưu. Một số mâu thuẫn nảy sinh giữa các
mục tiêu sử dụng nước có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến kém
hiệu quả trong vận hành khai thác hệ thống hồ chứa mặc dù vấn đề
cũng đã được xem xét đánh giá trong quá trình xây dựng dự án.

Việc nghiên cứu, xây dựng các cơng trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp
trên dịng chính của các Bộ, ngành có những vấn đề như như sau:

6


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Đặc điểm nguồn tài nguyên nước Viết Nam

Thứ nhất: Nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc nước ngoài. Hai phần ba
lượng nước của Việt Nam từ nước ngoài; gần đây các nước thượng nguồn đã và đang
xây dựng nhiều cơng trình thủy điện, nhiều cơng trình chuyển, lấy nước, gây tình trạng
nguồn nước chảy vào Việt Nam ngày càng giảm và tăng sự phụ thuộc.
Thượng nguồn sông Hồng, sông Đà trên lãnh thổ Trung Quốc, đã và đang xây
dựng các cơng trình thủy điện, dung tích hồ chứa vài chục tỷ m3, công suất lắp đặt
hàng ngàn MW. Thượng nguồn sông Mê Kông, Trung Quốc đã có kế hoạch xây dựng
75 thủy điện, với tổng cơng suất lắp đặt 22.000MW. Trong đó, hai cơng trình có điều
tiết lớn khoảng 38 tỷ m3: thủy điện Tiểu Loan 4200MW, Nọa Chất Độ 5.500MW.
Vùng lưu vực thuộc Lào, Thái Lan, Campuchia, đã có quy hoạch 11 cơng trình thủy
điện trên dịng sơng chính. Hiện Lào đã xây dựng một số cơng trình trên các sơng
nhánh, đang xây dưng thủy điện Xayaburi và chuẩn bị xây Donsahong [5,6,11].
Thứ hai: Nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng và theo thời gian. 60%
lượng nước tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), 40% ở vùng từ phía Bắc
đến thành phố Hồ Chí Minh (vùng chiếm trên 80% dân số); trong 4-5 tháng mùa lũ
chiếm tới 70-80%lượng nước cả năm, các tháng còn lại chỉ chiếm 20-30%; giữa các
năm cũng có biến động lớn. Mùa lũ hàng năm ở ba miền có lệch nhau, miền Bắc có
sớm vào tháng 7, 8 và chậm dần vào miền Trung và Nam khoảng vài ba tháng.

Thứ ba: Nhu cầu nước tăng nhanh mà nguồn nước đang suy giảm. Hiện bốn lưu
vực sông đang bị khai thác căng thẳng như: sông Mã, sông Hương, các sơng tại Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa, Vũng Tàu, vv… Dự báo trong tương lai còn lan rộng hơn
nhiều; một số khu vực nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức như Đồng bằng Bắc bộ,
ĐBSCL, đã hình thành các phểu hạ thấp mức nước, diện tích phểu rộng hàng nghìn
km2 [11].
Thứ tư: Tình trạng ơ nhiễm nước ngày càng nặng cả về mức độ và quy mô, nhất là
tại các vùng đô thị, khu công nghiệp.
Thứ năm: Rừng đầu nguồn bị suy giảm mạnh, biến đổi khí hậu (BĐKH) thể hiện
nước biển dâng, xâm nhập mặn đã có tác động mạnh tới nguồn nước.

7


1.2 Nguồn thủy điện và khai thác sử dụng
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có lượng mưa trung bình hàng
năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm. Với địa hình miền Bắc và biên giới miền Tây đồi
núi cao, phía Đơng là bờ biển dài trên 3.400km nên nước ta có hệ thống sơng ngịi khá
dày đặc, với hơn 3.450 hệ thống. Và với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên tiềm
năng thuỷ điện của nước ta tương đối lớn.
Theo tính tốn lý thuyết, tổng cơng suất thủy điện của nước ta vào khoảng 35.000MW,
trong đó 60% tập trung tại miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung và 13% thuộc khu
vực miền Nam. Tiềm năng kỹ thuật (tiềm năng có thể khai thác khả thi) vào khoảng
26.000MW, tương ứng với gần 970 dự án được quy hoạch, hàng năm có thể sản xuất
hơn 100 tỷ kWh, trong đó nói riêng thuỷ điện nhỏ có tới 800 dự án, với tổng điện năng
khoảng 15 - 20 tỉ kWh/năm.
Có thể nói, cho đến nay các dự án thủy điện lớn có cơng suất trên 100MW hầu như đã
được khai thác hết. Các dự án có vị trí thuận lợi, có chi phí đầu tư thấp cũng đã được
triển khai thi cơng. Cịn lại trong tương lai gần, các dự án thủy điện công suất nhỏ sẽ
được đầu tư khai thác.

Trong những năm qua, ngoài các dự án lớn do EVN đầu tư, có nguồn vốn và kế hoạch
thực hiện đúng tiến độ, thì các dự án vừa và nhỏ do chủ đầu tư ngoài ngành điện
thường chậm tiến độ, hoặc bị dừng. Lý do của tình trạng các dự án chậm tiến độ hoặc
bị dừng là do: (1) Nền kinh tế nước ta trong thời gian qua gặp khó khăn. (2) Các dự án
khơng hiệu quả, khơng đủ công suất như trong quy hoạch và nghiên cứu khả thi, hoặc
chi phí đầu tư q cao, khó khăn trong việc hoàn vốn. (3) Các dự án chủ đầu tư khơng
đủ năng lực tài chính, hoặc chủ đầu tư khơng có kinh nghiệm quản lý dự án, tự thi
cơng dẫn đến chất lượng cơng trình kém và thời gian kéo dài. (4) Một số dự án gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, chặt phá rừng trên diện rộng, ảnh
hưởng đến hạ du... bị thu hồi, tạm loại ra khỏi quy hoạch.
Ở nước ta, thủy điện chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu sản xuất điện. Hiện nay, mặc
dù ngành điện đã phát triển đa dạng hóa nguồn điện, nhưng thủy điện vẫn đang chiếm
một tỷ trọng đáng kể. Năm 2014, thủy điện chiếm khoảng 32% trong tổng sản xuất

8


điện. Theo dự báo của Quy họach điện VII (QHĐ VII) thì đến các năm 2020 và 2030
tỷ trọng thủy điện vẫn cịn khá cao, tương ứng là 23%.
Ngồi mục tiêu phát điện, các nhà máy thủy điện cịn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho
hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân
sinh trong mùa khô.
Thủy điện nhỏ
Theo phân cấp của Việt Nam, các nguồn thủy điện có cơng suất đến 30MW thì được
phân loại là thủy điện nhỏ. Các nguồn thủy điện có cơng suất lớn hơn gọi là thủy điện
lớn.
Tuy nhiên, theo Tổ chức thủy điện nhỏ của Liên hiệp quốc (Small Hydropower
UNIDO), thì các nguồn thủy điện có cơng suất từ 200 kW - 10 MW gọi là thủy điện
nhỏ, cịn các nhà máy có công suất từ 10 MW - 100 MW là thủy điện vừa.
Như vậy, theo phân loại của Việt Nam thì thủy điện nhỏ (công suất £ 30MW) đã bao

gồm các thủy điện vừa. Điều này có nghĩa là đối với các dự án thủy điện nhỏ có cơng
suất trên 15MW cũng cần phải chú ý thẩm định nghiêm túc về quy hoạch, thiết kế, xây
dựng và về các tác động môi trường và xã hội.
Như đã biết, các dự án thủy điện lớn có thể gây ra những tác động tiêu cực về môi
trường và xã hội. Các dự án này cần có hồ chứa rất lớn nên dẫn đến mất rất nhiều diện
tích đất đai, trong đó chủ yếu là đất nơng nghiệp; hàng nghìn vạn hộ dân phải di dời,
tái định cư; một khu vực văn hóa trong diện tích lịng hồ bị chơn vùi; lượng phát thải
khí nhà kính (chủ yếu là mê tan) được tạo ra do các sinh vật bị ngập trong hồ gây ra...
Khác với thủy điện lớn, thủy điện nhỏ có quy mơ nhỏ, các tác động về môi trường và
xã hội thường khơng lớn nên nó được xếp vào các nguồn năng lượng tái tạo. Ở các
cơng trình thủy điện nhỏ, quy mơ cơng trình thường là đập thấp, đường dẫn nhỏ, khối
lượng xây dựng khơng lớn, diện tích chiếm đất khơng nhiều và vì vậy mà diện tích
rừng bị chặt phá phục vụ cơng trình cũng khơng lớn. Mỗi trạm thủy điện nhỏ thường
chỉ có 2-3 tổ máy, máy biến áp, trạm phân phối điện và đường dây tải điện 35kV hoặc
110kV. Các nhà máy thủy điện nhỏ nếu có hồ chứa thì dung tích cũng bé, hoặc khơng
có hồ chứa. Nhiều nhà máy chạy bằng lưu lượng cơ bản của sông suối thông qua xây
9


dựng đập dâng. Vì lý do đó, nên thủy điện nhỏ không làm được nhiệm vụ chống lũ cho
hạ lưu.
Theo đánh giá, tiềm năng thủy điện nhỏ của Việt Nam vào khoảng 4.000MW, trong đó
loại nguồn có cơng suất từ 100kW-30MW chiếm 93- 95%, cịn loại nguồn có cơng
suất dưới 100kW chỉ chiếm 5 - 7%, với tổng công suất trên 200MW.
Về hiệu quả kinh tế thì thủy điện nhỏ không bằng thuỷ điện lớn. Theo thống kê từ các
công trình thủy điện đã và đang vận hành thì suất đầu tư thủy điện nhỏ vào khoảng 25
- 30 tỉ đồng/MW, trong khi đối với thủy điện lớn là 20 - 25 tỉ đồng/MW (tính theo mặt
bằng giá năm 2011).
Theo phân cấp, việc cấp phép đầu tư các dự án thủy điện nhỏ thuộc thẩm quyền của
UBND các tỉnh. Và cũng do quy mô nhỏ nên trong nhiều năm qua, nhiều địa phương

đã buông lỏng quản lý, dẫn đến việc quy hoạch, thiết kế, thẩm định và vận hành không
phù hợp nên nhiều dự án thủy điện nhỏ đã gây ra các tác động tiêu cực về môi trường,
xã hội không nhỏ cho người dân xung quanh các dự án.
Về thiết bị, trong thời gian qua, các dự án thủy điện nhỏ gần như đều nhập thiết bị
công nghệ của Trung Quốc, có chất lượng trung bình, giá thấp hơn các nước khác.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, qua nhiều năm xây dựng, phát triển thuỷ điện, lực lượng cơ
khí trong nước cũng đã có những bước trưởng thành. Trong nước đã sản xuất, chế tạo
và đưa vào sử dụng có hiệu quả các thiết bị cơ khí thuỷ cơng như: các cửa van đập
tràn, cửa nhận nước, nhà máy, đường ống áp lực, cầu trục gian máy, máy biến áp các
loại… Do vậy, cần tận dụng tốt các sản phẩm này và có chính sách khuyến khích
nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước.
1.2.1. Tác động tích cực
Thúc đẩy các khả năng kinh tế
Thơng thường các cơng trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng
kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì
khơng có cơng nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện. Các chi phí vận hành và bảo
dưỡng hàng năm là rất thấp, so với vốn đầu tư và thấp hơn nhiều các nhà máy điện

10


khác.Các dự án nhỏ và phân tán sẽ đóng vai trị quan trọng trong chương trình điện khí
hố nơng thơn trên khắp thế giới. Khai phóng tiềm năng thủy điện sẽ mang lại nguồn
lợi lớn cho địa phương và cả quốc gia. Thông qua việc phát triển thủy điện, kết cấu hạ
tầng khu vực cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ, và hiện đại với tốc độ rất nhanh.
Bảo tồn các hệ sinh thái
Thuỷ điện sử dụng năng lượng của dịng nước để phát điện, mà khơng làm cạn
kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng không làm biến đổi các đặc tính của nước
sau khi chảy qua tua bin.
Linh hoạt

Trong cung cấp điện năng, thủy điện là nguồn cung ứng linh hoạt, bởi khả năng
điều chỉnh công suất. Nhờ cơng suất phủ đỉnh của thủy điện, có thể tối ưu hóa biểu đồ
phụ tải chạy nền bởi các nguồn kém linh hoạt hơn (như các nhà máy nhiệt điện hoặc
điện hạt nhân).
Nhà máy thủy điện tích năng làm việc như acquy, trữ khổng lồ bằng cách tích
và xả năng lượng theo nhu cầu hệ thống điện.
Một ưu điểm của thủy điện là có thể khởi động và phát đến cơng suất tối đa chỉ
trong vịng vài phút, trong khi nhiệt điện (trừ tua bin khí - gas turbine) phải mất vài giờ
hay nhiều hơn trong trường hợp điện nguyên tử. Do đó, thủy điện thường dùng để đáp
ứng phần đỉnh là phần có yêu cầu cao về tính linh hoạt mang tải.
Tương đối sạch
So với nhiệt điện, thủy điện cung cấp một nguồn năng lượng sạch, hầu như
khơng phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

11


1.2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những lợi ích khơng thể phủ nhận, thủy điện cũng có nhiều bất lợi, ảnh
hưởng xấu đến tài nguyên nước, môi trường sinh thái, làm giảm đa dạng sinh học
và hiệu quả kinh tế đảo ngược từ việc cải tạo môi trường tự nhiên.
1.2.3. Dịng sơng bị chia cắt thành nhiều đoạn, chế độ thủy văn bị thay đổi
rõ rệt
- Trên sông Ba từ thượng nguồn đến thủy điện sông Ba Hạ, chỉ kể trên dịng chính đã
có 9 bậc thang chia dịng sơng thành 8 khúc.
- Trên sông Đắk Bla một nhánh của sông Sê San từ Thượng Kon Tum đến thành phố
Kon Tum có ít nhất 13 nhà máy thủy điện (hồ và đập dâng).
- Trên dịng chính sơng Đồng Nai từ đập Đơn Dương đến đập Trị An gồm có 13 nhà
máy thủy điện đã, đang và sẽ xây dựng.
- Trên dịng chính sơng Srêpơk hiện đã và đang xây dựng 7 bậc thang nhà máy thủy

điện. Việc xuất hiện các bậc thang thủy điện đã làm thay đổi chế độ thủy văn từ
chế độ thủy văn sơng ngịi sang chế độ thủy văn hồ chứa. Dịng chảy trên các
đoạn sơng không ổn định, thất thường ngay cả trong mùa cạn. Thời gian tập
trung dòng chảy ngắn lại, thay đổi theo từng đoạn sơng khơng có qui luật rõ rệt.
1.2.4. Tạo ra khúc sông “chết” ở đoạn hạ lưu đập
Nhiều công trình thủy điện, để tạo đầu nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện đã
dùng kênh dẫn hay đường ống áp lực dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thủy điện, nên
đoạn sông từ đập đến nhà máy không có nước trở thành một đoạn sơng chết có chiều
dài từ vài km đến hàng chục km ngay sau tuyến đập chính. Ví dụ: sau thủy điện Đồng
Nai 3, đoạn sơng dài 1000 m sau đập có lưu lượng Q ≈ 0, khơng có nhập lưu nào đáng
kể, thành đoạn sông “khô” từ tháng XI đến tháng III. Thủy điện Srêpơk 4A đang xây
dựng được hình thành bằng một kênh dẫn dịng từ thủy điện Srêpơk 4 cắt thẳng đoạn
sơng cong Bản Đôn 22 km. Đoạn sông cong này chảy qua Vườn Quốc Gia York Don
gây ảnh hưởng tới khu du lịch sinh thái này. Bên cạnh đó, nhiều cơng trình thủy điện
điều tiết ngày đêm tạo ra một số giờ tích, một số giờ xả nước gây nên những thời đoạn
sơng khơ nước trong ngày, dịng chảy khơng lưu thơng ảnh hưởng đến hệ sinh thái
thủy

sinh,

cuộc

sống

những

người

sinh


kế

trên

sơng

khó

khăn.
12


- Thủy điện Đồng Nai 4 theo chế độ điều tiết ngày đêm, tạo ra 12 giờ đóng cửa tích
nước, hạ lưu mất nước.
- Thủy điện Buônkuôp điều tiết ngày đêm gây ảnh hưởng tới ba thác ở hạ lưu là
thác Dray Sap (thác Draynur); thác Gia Long (dữ dội và đẹp nhất); thác Trinh Nữ.
- Thủy điện Srêpôk 3 + Drayling +Srêpôk 4 đều là đập dâng điều tiết ngày đêm,
chưa có hồ điều tiết mùa ở cuối cửa sông.
- Thủy điện Sêsan III, Sêsan IIIA đều là điều tiết ngày đêm gây ảnh hưởng đến
dòng chảy đoạn hạ lưu giữa hai trạm thủy điện.
1.2.5. Hồ chứa thủy điện đã xâm phạm đến diện tích đất rừng của các vườn
Quốc Gia và khu bảo tồn thiên nhiên:
- Thủy điện KrongKma xâm phạm vườn Quốcgia Chưyangsin.
- Thủy điện Srêpôk 3 và Srêpôk 4 xâm phạm vườn Quốc Gia York Don.
- Thủy điện Buôn Kuôp xâm phạm khu bảo tồn NamKar.
1.2.6. Ảnh hưởng đến các hoạt động ở hạ lưu
Trong quá trình vận hành, đặc biệt là mùa cạn, để tăng cường lượng điện do chủ yếu
chú ý đến sản lượng điện, nhiều hồ chứa thủy điện tăng cường việc tích nước để
dự trữ phát điện, nên lượng nước xả xuống hạ lưu khơng đáng kể, đơi khi ngừng
hồn tồn. Từ đó, gây ảnh hưởng bất lợi đến việc cung cấp nước cho các mục

đích sử dụng khác ở hạ du như cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, giao thông, thủy
sản,... đồng thời làm biến đổi chế độ dòng chảy và suy thoái hệ sinh thái thủy
sinh. Các nhà máy thủy điện như An Khê – Kanak chuyển nước từ sông Ba qua
sông Kone, thủy điện Đa Nhim và Đại Ninh chuyển nước từ sông Đồng Nai sang
sông Cái Phan Rang và sông Lũy, Thượng Kon Tum chuyển nước từ sông Đắk
Bla (Kon Tum) sang sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) chỉ tính đến hiệu quả thủy
điện, cấp nước song chưa tính đến hệ lụy nước mặn xâm nhập sâu vào sông Đà
Rằng, sông Đồng Nai, hệ lụy gây ra đoạn sông khô ở hạ lưu đập, gây ảnh hưởng
tới môi trường, sinh thái cũng như việc khai thác sử dụng nước. Việc chuyển
nước từ lưu vực này sang lưu vực khác, nếu khơng có sự đồng thuận ngay từ đầu
sẽ gây ra những mâu thuẫn giữa các địa phương.

13


14


1.2.7. Gây xói lở bờ sơng
Việc xây đập chặn dịng sẽ giữ lại trong hồ chứa một lượng lớn phù sa. Dịng
phù sa thay đổi theo từng đoạn sơng khiến nhiều bờ sông suy yếu và sụt đáy sông do
“hiệu ứng nước trong”. Mặt khác, cơng tác vận hành tích - xả của các hồ chứa đã làm
cho mực nước hạ lưu dao động lớn gây mất ổn định hai bở sơng dẫn đến xói lở ở hạ
lưu đập. Ví dụ: hạ lưu đập Bn Tua Srah xói lở kéo dài đến 30 km.
.

1.3. Các biện pháp quản lý
Tiến hành tổ chức thành lập Uỷ ban Lưu vực sông. Tổ chức điều

phối lưu vực sông thuộc Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008,

về quản lý lưu vực sơng theo bốn dịng sơng chính ở Tây Ngun,
sớm hồn thiện các văn bản Quy hoạch lưu vực sông của các sông
Srêpôk, Sê San, Đồng Nai, Sơng Ba; Rà sốt lại quy hoạch thủy điện
phục vụ đa mục tiêu trên các hệ thống sơng chính thuộc Tây Nguyên.
Xây dựng qui chuẩn về ngưỡng khai thác nước mặt nước ngầm, và
dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các cơng trình thủy điện. Xây dựng văn
bản hướng dẫn thiết kế thi cơng các cơng trình bổ cập nước ngầm,
thu gom nước mưa, bể chứa nước mặt,... Quy định và kiểm sốt chặt
chẽ phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật đảm bảo dưới mức
cho phép. Ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa cả năm hệ
thống bậc thang thủy điện Sông Ba, Đồng Nai, Sê San, Srêpơk. Ngồi
hai nhiệm vụ bảo đảm an tồn tuyệt đối cho cơng trình và cung cấp
điện lên lưới điện quốc gia phục vụ kinh tế xã hội, còn có các nhiệm
vụ:
- Góp phần cắt giảm nhẹ lũ cho hạ du:
+ Không cho phép lũ chồng lên lũ (gây ra lũ nhân tạo).
+ Góp phần cắt giảm lũ cho hạ du với mức độ cho phép.
- Đảm bảo cấp đủ dịng chảy tối thiểu cho các đoạn sơng hạ du
ở phía Việt Nam và cả phía Campuchia.

15


Hiện nay khu vực Tây Nguyên chỉ có 3 hệ thống sông Ba, Sê
San, Srêpôk mới được ban hành qui trình vận hành liên hồ chứa mùa
lũ.
Việc cấp giấy phép xây dựng và vận hành một dự án thủy điện
cần phải cân nhắc tính tốn đến các lợi ích khác, trong đó, đặc biệt
lưu ý đến khả năng điều tiết lũ (đối với hồ chứa lớn) cũng như việc
đảm bảo dịng chảy tối thiểu sau hạ lưu đập.

Đề nghị Chính phủ sớm qui định bắt buộc các hồchứa thủy điện
có dung tích lớn từ 100 triệu m3 trởlên đều phải dành một dung tích
phịng



cho

hạ

du.

Bổ sung thêm một số trạm khí tượng thủy văn phục vụ dự báo
vào mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường đến năm 2020
theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/1/2007. Đồng thời, bổ
sung trang thiết bị hiện đại và nâng cao năng lực dự báo phục vụ
công tác vận hành hồ chứa một cách hiệu quả.

Chương 2
ĐIỀU 47 – KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CHO
THỦY ĐIỆN.
2.1. Điều 47 – Khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện – Luật tài
nguyên nước
1. Việc khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải bảo đảm
sử dụng
16


tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nước
với quy mô nhỏ.

2. Việc xây dựng các cơng trình thủy điện phải phù hợp với quy
hoạch tài
ngun nước, tuân thủ quy định tại Điều 53 của Luật này và các
quy định khác
của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy
điện phải tuân
theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ
chứa do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp,
đa mục tiêu
nguồn nước; có trách nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa.

2.2. Quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện
Nội dung quản trị nguồn nước gồm nhiều lĩnh vực từ thủy lợi, thủy điện, dân sinh…,
trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập tới quản trị nguồn nước thủy điện [1,2,3.11].
Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật - môi trường về thuỷ điện Việt Nam được đánh giá
khoảng 70-75 tỷ kWh, đến nay chúng ta đã khai thác khoảng 80% tiềm năng, hiện tại
thủy điện đóng góp trên 40% tổng lượng điện sản xuất, nhưng dự kiến đến 2020
khoảng 18% và 2030 còn khoảng 13%.
Thực tế thời gian qua chúng ta xây dựng thủy điện với quy hoạch chưa tốt, đặc biệt là
thuỷ điện vừa và nhỏ, mới chú ý tới hiệu quả phát điện là chính, chưa quan tâm đầy đủ
việc sử dụng tổng hợp nguồn nước, chưa chú ý đầy đủ phịng lũ hạ lưu, sự cố có thể
xẩy ra; cũng như quy trình vận hành hệ thống cơng trình thuỷ điện bậc thang. Thậm
chí, một số cơng trình chưa kiểm định đã chạy, thiếu tuân thủ quy định bảo vệ môi
trường, trồng rừng thay thế,... đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: mất rừng, hạn
hán, môi sinh thay đổi, ảnh hưởng tới chiến lược phát triển xanh và bền vững.

17



Cụ thể, trên sơng Đà có các nhà máy thủy điện lớn như: Hịa Bình 1.920 MW, Sơn La
2.400 MW, Lai Châu 1.200 MW, các thủy điện vừa: Huội Quảng, Bản Chát, Nậm
Chiến. Trên dịng Lơ - Gâm - Chảy có thủy điện: Thác Bà, Tun Quang. Trên sơng
Mã, sơng Chu có thủy điện: Trung Sơn, Hủa Na. Trên sơng Cả có thủy điện: Bản Vẽ,
Khe Bố. Trên sơng Thu Bồn có thủy điện: A Vương, Sơng Bung 2 và 4. Trên sơng Sê
San có thủy điện: Yaly, Sê San 3 và 4,... Trên sơng Srepok có thủy điện: Srepok 3, 4 và
4A,.. Trên sơng Đồng Nai có thủy điện: Trị An, Đồng Nai 2, 3, 4, 5... Tổng công suất
lắp đặt các nhà máy thủy điện từ nhỏ đến lớn đã đạt tới 19.500 MW (chiếm gần 43%
tổng công suất nguồn điện hiện tại).
Năm 2017, các nguồn thủy điện đã sản xuất tới 86,4 tỷ kWh, chiếm khoảng 44% tổng
sản lượng điện cả nước, góp phần to lớn cho phát triển đất nước. Mặt khác, một số nhà
máy thủy điện lớn và vừa cịn đóng vai trị quan trọng, tích cực, hiệu quả trong việc
chống lũ, điều hịa, cấp nước tưới nông nghiệp và nước sinh hoạt cho hạ du.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, vận hành và quản lý, thể hiện:
Một là: Tuy đã xây dựng các thủy điện lớn thành công, khá hiệu quả, nhưng chúng ta
thiếu Quy hoạch tổng thể sử dụng nguồn thủy điện với tính hệ thống, bao gồm ba mặt:
Năng lượng, Kinh tế, Môi trường (3E); chưa làm rõ được các đặc điểm nguồn nước
giữa các hệ thống sơng ngịi trong nước và đặc biệt là những ảnh hưởng của nguồn
nước từ ngoài biên giới Việt Nam.
Hai là: Đối với thủy điện nhỏ, năm 2006 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã
tổ chức xây dựng Quy hoạch thủy điện nhỏ, nhưng thực chất chỉ là một tài liệu liệt kê
những địa điểm có thể xây dựng thủy điện cho trên 30 tỉnh trong cả nước. Quyết định
số 2394/BCN ngày 1-9-2006 [1], theo đó gam cơng suất thủy điện nhỏ được quy định
từ 1-30MW; cả nước có 714 dự án với tổng công suất 7.300MW. Đồng thời Bộ Công
nghiệp lại cho phép các tỉnh có tiềm năng thủy điện nhỏ được xây dựng dự án và chỉ
báo cáo bộ. Sau khi cơng bố quy hoạch này, tình trạng "ngành ngành", "nhà nhà" làm
thủy điện bùng nổ, khó bề kiểm sốt!
Ba là: Về quản lý nhà nước, các thủy điện lớn và vừa nói chung được thiết kế, xây
dựng, vận hành đảm bảo quy định kỹ thuật. Nhưng ngay như Thủy điện Hịa Bình


18


cũng được nhận xét là "niềm vui chưa trọn vẹn". Đối với thủy điện nhỏ thể hiện nhiều
yếu kém từ nhà đầu tư đến các cấp chính quyền, thiếu kiến thức, ham rẻ, chỉ chú ý chủ
yếu tới phát điện, để xảy ra sự cố về kỹ thuật, quản lý gây mất an toàn cho người và tài
sản vùng hạ lưu.
Nhiều chuyên gia lớn về thủy điện [8,9,10] có nhiều bằng chứng và nhận định: Việc
quy hoạch và phát triển thủy điện nhỏ thời gian qua quá nóng, thiếu quản lý, được "bơi
trơn" là ký duyệt. Từ đó, gây nhiều hệ lụy từ quy hoạch, thiết kế, công nghệ, vận hành
không đảm bảo, ảnh hưởng xấu tới môi trường, kém hiệu quả kinh tế, thậm chí gây
thiệt hại khơng nhỏ về người và tài sản. Nhưng có điều hơi lạ là, sau những sự cố ít
thấy minh bạch hóa ngun nhân và trách nhiệm!
Mới đây 9/7/2018 tại Hà Nội, hội thảo "Giải pháp cơng nghệ trong phịng chống lũ
qt và sạt lở đất" đã có kết luận: Phá rừng, xây dựng thủy điện là nguyên nhân gây lũ
quét và sạt lở đất. Đồng thời, công bố thống kê của Tổng cục phòng chống thiên tai từ
2010 đến 2017, đã xẩy ra 260 trận lũ quét, sạt lở đất, ảnh hưởng tới nhiều vùng dân cư,
làm chết và mất tích 910 người, thiệt hại về kinh tế hàng chục ngàn tỷ đồng [10].
Bởi vậy, sau rất nhiều kiến nghị của các tổ chức, nhà khoa học, Quốc hội đã có Nghị
quyết 62/2013, về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành
khai thác cơng trình thủy điện. Cạnh đó, Chính phủ đã cho rà sốt và loại bỏ 468 dự án
và vị trí tiềm năng thủy điện (chủ yếu là các dự án thủy điện nhỏ có cơng suất thấp, với
tổng cơng suất khoảng 2.044 MW) do không đảm bảo hiệu quả đầu tư, tác động tiêu
cực lớn đối với môi trường, xã hội... Tuy nhiên, đến nay tình hình vẫn cịn nhiều vấn
đề cần giải quyết.
Một nội dung mà bài viết muốn đề cập là công tác quản trị nguồn thủy điện. Với nội
hàm quản trị, đáng lý được đề cập sớm. Nhưng từ đầu chúng ta chưa chú ý đầy đủ với
tầm vĩ mô của nó. Theo nhiều chuyên gia, chúng ta thiếu cách nhìn tổng quan, hệ
thống, kể cả nguồn nước từ các nước láng giềng và khu vực. Chúng ta chỉ mới xây

dựng quy hoạch, dự án từng cơng trình, rộng hơn một ít là lưu vực một dịng sơng.

19


Tính tổng thể, hệ thống sơng ngịi chưa được đề cập. Các Nghị quyết, Quyết định của
các cơ quan hữu trách cũng chỉ yêu cầu về quản lý thủy điện [2,11]. Đồng thời cũng
thiếu những tính tốn tối ưu cơ cấu nguồn điện cho từng giai đoạn.
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ 16, thời Nhà Trần đã có ý tưởng đào kênh nối liền các sông
miền Bắc và Trung để giao thông thuận tiện, đảm bảo an ninh, nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nước. Đầu thế kỷ 19, nhà Nguyễn cho đào kênh Vĩnh Tế - An Giang, có
giá trị lớn về trị thủy, giao thơng, thương mại và an ninh. Điều đó thể hiện cha ơng đã
nhìn thấy và sử dụng tính hệ thống lâu dài của nguồn nước.
Sau một thời gian dài khai thác sử dụng nguồn thủy điện, nhìn lại với quan điểm quản
trị thấy có nhiều bất cập ở hầu khắp các hệ thống sơng ngịi, đăc biệt là nguồn nước
Mê Kơng, hệ thống sơng ngịi bắc miền Trung, Tây Ngun… càng lộ rõ trong bối
cảnh BĐKH. Tình hình thiếu nước, khơ hạn, phụ thuộc, mất nguồn cá, mất phù sa, lụt
lội, sạt lở… đã trở nên nghiêm trọng.
Về thủy điện trên sông Mê Kông - một trong 11 con sông lớn nhất thế giới, có chiều
dài 4800km, lưu lượng bình qn hàng năm khoảng 15.000m3/giây. Tỷ lệ dịng chảy
đóng góp (%) từ Lào: 36; Campuchia:18; Thái Lan: 18; Trung Quốc: 16; Việt Nam:11;
Myanma: 2. Tổng tiềm năng thủy điện khoảng 60.000MW, trong đó 28.900MW ở lưu
vực phía trên nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, gồm 14 đập lớn (đã xây dựng 8) và trên
50% ở lưu vực dưới với 11 đập lớn: 7 ở Lào, 2 trên biên giới Lào - Thái, 2 ở
Campuchia.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như Chương trình Đơng - Nam - Á, Ủy hội
sơng Mê Kơng, [4,5,6] cho thấy, tình hình rất phức tạp, khó khăn, chính quyền các
nước ở trên lưu vực chính tỏ ra cương quyết, bất chấp những phản đối, khuyến cáo của
các tổ chức quốc tế, Ủy ban sông Mê Kông (nay là Ủy hội sơng Mê Kơng) tỏ ra bất
lực.

Phía Trung Quốc thiếu hợp tác, không chia sẻ thông tin, số liệu về các cơng trình thủy
điện; cơng tác tham vấn cộng đồng khơng có, hoặc sơ sài.
Phía Việt Nam là nước ở cuối nguồn, có ảnh hưởng xấu nhất, nhưng thiếu những
nghiên cứu chiến lược, tham vấn cộng đồng, khó chủ động đàn phán.

20


Với tình hình thực tế như vừa qua, sơng Mê Kông đã và đang được khai thác thiếu quy
hoạch, thiếu quản trị chung, thiếu đồng thuận giữa các nước, cũng như của các cộng
đồng dân cư trên lưu vực. Từ đó đã gây nhiều hệ lụy lớn về mơi trường, môi sinh, sinh
kế của nhiều khu vực dân cư.
Nhiều năm qua, vùng hạ lưu thiếu nước, Biển Hồ cạn nước, đồng bằng Cửu Long mất
lũ, mất phù sa, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn đã vào sâu 80-100km; vừa qua một số
tình huống thể hiện chúng ta khá bị động. Đồng bằng Nam Bộ đang bị đe dọa có tính
sống cịn! Trong bối cảnh hiện nay và tương lai cần những hợp tác trong và ngoài
vùng, nghiên cứu quản trị Mê Kơng bền vững và cơng bằng lợi ích, tuy hết sức khó
khăn, nhưng phải làm vì sinh kế bền vững.
Sơng ngịi, thủy điện Tây Ngun [4,11] gồm bốn hệ thống sơng chính: Sesan, Srepok,
sơng Ba và Đồng Nai, tổng lưu lượng nước mặt khoảng 50 tỷ m3; tiềm năng thủy điện
khoảng 5000MW, với khoảng 400 vị trí thủy điện, hiện đã có 11 thủy điện lớn, nhiều
thủy điện vừa và nhỏ đang hoạt động. Chế độ dòng chảy có tác động lớn tới khí hậu
vùng Tây Ngun và các tỉnh Nam Trung bộ. Nguồn nước ngầm được đánh giá khá
dồi dào, nhưng đều ở độ sâu trên 100m. Với quy hoạch thủy điện như đã nói trên,
nhiều năm qua Tây Nguyên phát triển thủy điện khá ồ ạt. Nhiều thủy điện đã được xây
dựng thiếu quy hoach, quản lý kém, công nghệ lạc hậu, nhà thầu không chuyên, lấy lợi
ích điện là chính,… Từ đó dẫn tới sơng, suối bị cắt khúc, hệ sinh thái bị biến dạng
thành sinh thái hồ, mất rừng, mất cân bằng nước, ảnh hưởng lớn tại khu vực Tây
Nguyên và cả vùng các tỉnh Nam Trung bộ.
Với nhiều ý kiến tư vấn cảnh báo, Quốc hội đã có nghị quyết, Chính phủ đã tổ chức rà

soát, riêng Tây Nguyên đã loại bỏ 167 dự án nhỏ, tổng cơng suất 617MW, 75 vị trí
tiềm năng. Tuy vậy, tình hình thủy điện và sử dụng nước ở Tây Nguyên, vẫn còn là
vấn đề nan giải, khô hạn, thiếu nước ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Vấn nạn
nước ở đây có liên quan mật thiết với các tỉnh Nam Trung bộ - nơi đây chỉ có một số
sơng nhỏ, ngắn và dốc; lượng nước hàng năm trông chờ từ Tây Nguyên đổ về. Theo số
liệu của Bộ NN&PTNT, khu vực này có khoảng 500 hồ chứa, loại nhỏ chiếm 80%,
dung tích chỉ vài triệu m3/hồ, lại thường cạn nước, hàng năm xẩy ra thiếu nước
nghiêm trọng, cần có biện pháp căn cơ đảm bảo lâu dài nguồn nước.

21


22


Chương 3
KẾT LUẬN
Việt Nam đã trải qua những biến đổi rất lớn về vật chất và xã hội trong những thập
nhiên gần đây. Sau chiến tranh, ưu tiên phát triển kinh tế, cơng nghiệp hố và hiện đại
hố đã tác động một cách đáng kể trong việc thay đổi cảnh quan hình thái nơng
nghiệp, sơng nước và đa dạng sinh học trên khắp cả nước. Các cơng trình thủy điện
lớn nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng gia tăng cho phát triển kinh tế - xã
hội đã tạo ra khơng ít những hệ luỵ tới mơi trường và xã hội ở những vùng quanh khu
vực đập. Như các tác giả trong cuốn sách này đã trình bày, mặc dù có rất nhiều thách
thức nhưng thực tế cũng có những thay đổi đáng mừng trong nhận thức của người dân
và chính quyền trong cách nhìn nhận vấn đề liên quan đến phát triển thủy điện. Tương
lai của cảnh quan nguồn nước ở Việt Nam đã và sẽ còn tiếp tục thay đổi bởi trong
khoảng vài thập niên tới, Việt Nam vẫn còn phải phụ thuộc nguồn thủy điện như là
nguồn cung cấp năng lượng chủ chốt, nếu không có những thay đổi phát triển đột phá
nguồn điện năng có cơng suất phát lớn khác biệt (ví dụ điện nguyên tử, tuy nhiên đây

cũng là vấn đề gây tranh luận khác). Tuy nhiên, hiện tại khả năng phát triển thêm các
dự án thủy điện loại lớn khơng cịn nhiều, các bậc thang cịn lại trên các hệ thống sơng
chính có thể khai thác thủy điện ở Việt Nam chủ yếu là loại nhà máy loại vừa và nhỏ.
Mặc dù vậy, nếu khơng có cơ chế và phương thức quản lý hữu hiệu, các hệ luỵ tới môi
trường và xã hội vẫn là vấn đề nhức nhối cần sự quan tâm của tồn xã hội.
Có thể tóm lược một số vấn đề chính về phát triển thủy điện ở Việt Nam như sau:
-

Có 4 giai đoạn xem xét trong quá trình ra quyết định phát triển thủy điện ở Việt

Nam, đó là: giai đoạn quy hoạch phát triển thủy điện, giai đoạn lập và phê duyệt dự án
thủy điện, giai đoạn xây dựng dự án thủy điện, và giai đoạn vận hành dự án thủy điện.
Trên thế giới ngoài 4 giai đoạn nói trên, cịn xem xét đến giai đoạn phá hủy dự án thủy
điện, tức thời đoạn mà hồ chứa đã đầy, không thể sử dụng được nữa và phải tháo dỡ

23


đập nước và nhà máy thủy điện để trả dòng chảy tự nhiên của đoạn sông. Giai đoạn
này chưa được quy định trong quá trình ra quyết định.
-

Sự phân cấp xét duyệt các quá trình ra quyết định đối với các dự án thủy điện ở

Việt Nam theo quy mô công suất lắp máy của dự án. Cụ thể đối với các dự án thủy
điện lớn có cơng suất lắp máy trên 30 MW sẽ do cấp trung ương lập quy hoạch và ra
quyết định phê duyệt, còn các dự án loại vừa(có cơng suất lắp máy từ 2 MW đến 30
MW) và loại nhỏ (công suất lắp máy dưới 2 MW) sẽ do cấp tỉnh thực hiện việc lập quy
hoạch và ra quyết định. Trong công tác xét duyệt dự án thủy điện, việc thực hiện đánh
giá tác động môi trường (ĐTM) là điều bắt buộc (từ năm 1993 trở đi). Tuy rằng ĐTM

là một xem xét quan trọng, nhưng ở Việt Nam vẫn chưa có quy định thành lập Kế
hoạch Quản lý Môi trường (Environmental Management Plan - EMP) như đã quy định
ở nhiều quốc gia và định chế tài chính trên thế giới. EMP là một cơng cụ quản lý được
sử dụng để đảm bảo các biện pháp giảm thiểu từ kết quả của đánh giá tác động môi
trường và điều kiện đi kèm, thực hiện cấp phép môi trường.
-

Một điều đáng quan tâm là phát triển thủy điện ở Việt Nam ln đi song hành

với tình trạng thu hẹp diện tích rừng tự nhiên. Một số rừng nguyên sinh bị huỷ hoại do
xây dựng hồ chứa thủy điện gần như không khôi phục được. Việc phục hồi độ che phủ
rừng tại những khu vực đầu nguồn các lưu vực sông thường không bù được sự mất
mát thực sự. Giảm diện tích rừng cùng với q trình vận hành thủy điện dẫn theo nhiều
hệ luỵ liên quan đến quy luật thay đổi nguồn nước, tính đa dạng sinh học, vịng tuần
hồn vật chất, hiện tượng bồi - xói, nguồn lợi thủy sản và điều kiện vi khí hậu khu vực
và phần nào góp phần làm giảm khả năng hấp thu khí CO2 và gia tăng phát thải khí
CH4 vào bầu khí quyển. Nhiệm vụ và trách nhiệm trồng bù đủ diện tích rừng như các
cam kết trong các báo cáo ĐTM thường không được tuân thủ và giám sát nghiêm túc
trong thời gian qua.
-

Phát triển thủy điện liên quan không tránh khỏi việc thu lấy đất sinh sống và

canh tác của cư dân địa phương và buộc phải có kế hoạch đền bù, di dân, tái định cư,
khắc phục các mâu thuẫn phát sinh và khôi phục sinh kế ở nơi ở mới. Có nhiều ví dụ
thực tế cho thấy chính sách và quy định tái định cư thủy điện thường không đồng bộ,
thiếu công bằng, thiếu thực tế và bất cập. Các cam kết “nơi ở mới phải bằng và tốt hơn

24



nơi ở cũ” ít nhiều mang tính chủ quan của chủ đầu tư và một số cán bộ chính quyền sở
tại.
-

Việt Nam có nhiều con sơng chảy liên quốc gia. Việc sử dụng nước sông từ đầu

nguồn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các vùng đất ở hạ nguồn. Tác động xuyên biên giới
của các dự án thủy điện như trường hợp sông Mekong đến vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đã có nhiều cảnh báo tác động liên quan đến sự thay đổi đặc điểm thủy văn dòng
chảy, phân bố phù sa, khả năng gia tăng xâm nhập mặn, tác động đến nguồn lợi thủy
sản, tính đa dạng sinh học, hệ sinh thái đất ngập nước và những vấn đề xã hội khác.
Cần thiết phải có những đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn, đặt trong những bối cảnh khác
như biến đổi khí hậu và nước biển dâng để chính phủ các nước trong lưu vực cân đối
những chiến lược sử dụng giữa nguồn nước xuyên biên giới, thoả nhu cầu năng lượng
nhưng vẫn duy trì bảo vệ mơi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
-

Các ý kiến quan ngại về môi trường và xã hội của các nhà khoa học và các tổ

chức xã hội dân sự cũng như các bên liên quan khác trong các dự án thủy điện cần
phải được lưu ý và cân nhắc nhiều hơn nữa. Thắng lợi của quá trình vận động huỷ bỏ
dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là một trường hợp điển hình. Vấn đề là cần phải
giảm thiểu tối đa những tác động của thủy điện lên môi trường và xã hội, đồng thời
cũng cần đánh giá đủ và đúng những tổn thất môi trường và xã hội như là một phần
của giá thành sản xuất. Việc áp dụng chính sách chi trả dịch vụ rừng bước đầu thí điểm
đã chứng tỏ một số hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội, tạo ngân sách và việc
làm cho người dân vùng ảnh hưởng. Tuy nhiên việc áp dụng này cần mang tính cơng
bằng hơn cho nhóm người được chi trả, số tiền được chi trả và thủ tục chi trả.


25


×