Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

SKKN giáo dục học sinh bảo vệ môi trường thông qua việc trải nghiệm tái chế rác thải để học bài lựa chọn cơ hội kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.51 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................2
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..............................................................................3
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
3.2. Thời gian nghiên cứu:......................................................................................3
3.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................4
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..............................................................................4
VI. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI......................................................................4
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................4
1. Rác thải sinh hoạt................................................................................................4
2. Tái chế rác thải....................................................................................................6
3. Cơ hội linh doanh................................................................................................8
4. Hoạt động trải nghiệm.........................................................................................8
5. Giáo dục STEM.................................................................................................10
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN........................................................................................10
2.1. Thực trạng rác thải môi trường ở Việt Nam...................................................10
2.2. Một số hình ảnh rác thải ở Việt Nam.............................................................11
2.3. Các cách xử lí rác thải ở Việt Nam................................................................12
2.4. Những cơ hội kinh doanh cho học sinh..........................................................12
2.5. Thực trạng của việc trải nghiệm trong dạy học STEM trong nhà trường......12
III. THIẾT KẾ BÀI: “ Lựa chọn cơ hội kinh doanh.”..........................................13
IV. HÌNH ẢNH CỦA MỘT SỐ SẢN PHẨM TÁI CHẾ.....................................20
V. MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ TIỂU PHẨM, BÀI THƠ..............................................22
PHẦN D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................26
I. KẾT LUẬN.......................................................................................................26
II. KIẾN NGHỊ......................................................................................................26
PHỤ LỤC.............................................................................................................28


TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................32

1


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cha ông ta đã từng nói “Học đi đôi với hành” đây là lời đúc kết của người
xưa nhưng vẫn là bài học quý của ngày nay và mai sau cho con người chúng ta.
Học tập là công việc suốt đời với mỗi con người nhưng phải chọn học như thế nào
cho đúng. Học là quá trình tiếp thu kiến thức, nội dung cùng với nó là các kĩ năng,
kĩ xảo tương ứng giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt trang bị cho học
sinh có những kiến thức để từ đó tham gia vào hoạt động của xã hội, để đem lại lợi
ích cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đi đôi với học là “ Hành’’ nghĩa là thực hành,
là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống, là đem những cái đã học được vận
dụng vào thực tế, kiểm chứng cái đã học. Việc làm đó còn được gọi là hoạt động
trải nghiệm.
Dạy học không chỉ là hình thành tri thức cho học sinh mà quan trọng hơn là
dạy cho các em biết cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn tức là thông
qua hoạt động học tập hình thành cho học sinh các năng lực để biến quá trình học
thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo. Một trong những giải pháp giáo dục hiện
đại giúp phát huy tối đa năng lực người học là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong các tình huống nhận thức và thực tiễn. Tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo là thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”. Với việc đưa học sinh vào các hoạt động
trải nghiệm thực tế, người học sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan
điểm khác nhau, tránh bị áp đặt, và có cơ hội đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo
mang dấu ấn cá nhân.
Thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng hiện nay tình trạng ô nhiễm môi
trường ngày càng trầm trọng. Nguyên nhân gây ô nhiễm có nhiều nguyên nhân

như: Rác thải, khí đốt, khói bụi, tàn dư thuốc hóa học …Nếu tình trạng này kéo dài
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người.
Nhiều người chưa nhận thức được hậu quả của việc thải rác ra môi trường
nên gặp đâu là vứt đó vì vậy mà trên các tuyến đường, các kênh mương, các ao
hồ… chúng ta đều thấy có rác. Một số người biết cách thu gom rác nhưng việc xử
lí rác lại chưa hợp lí, họ dùng cách đốt hoặc vùi vào trong đất. Những việc làm này
cần phải được khắc phục ngay để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe
cho con người.
Học sinh thời nay nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ cộng với nhu
cầu ăn ngon, mặc đẹp nên có nhiều em rất năng động ngoài việc học các em muốn
thử sức kinh doanh. Một số em đã tham gia vào việc kinh doanh nhân dịp nghỉ hè,
nghỉ lễ cũng đã kiếm được một số lợi nhuận. Với tất cả các lí do trên tôi thiết kế đề
2


tài: GIÁO DỤC HỌC SINH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA VIỆC
TRẢI NGHIỆM TÁI CHẾ RÁC THẢI ĐỂ HỌC BÀI “LỰA CHỌN CƠ HỘI
KINH DOANH”. Qua đó giúp các em có cơ hội thực hành trải nghiệm, cơ hội
được kinh doanh để phát triển năng lực của bản thân đồng thời giúp các em có ý
thức tuyên truyền cho mọi người biết cách xử lí rác thải phù hợp.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Thay đổi phương pháp dạy và học để gây sự hứng thú cho học sinh và
tránh hiện tượng nhàm chán đối với người dạy.
- Phát huy được tính sáng tạo cũng như tài năng, năng khiếu của học sinh.
- Biết được tâm tư, nguyện vọng của các em góp phần định hướng nghề
nghiệp cho các em.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng dạy học là học sinh khối 10.
- Bài dạy được tiến hành trong 2 tiết học: 1 tiết dành cho hoạt động trải

nghiệm và 1 tiết lên lớp.
3.2. Thời gian nghiên cứu:
- Năm học 2019 – 2020.
- Năm học 2020-2021
3.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua sách, vở, tạp chí, các trang
mạng…
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá: Trên cơ sở thu thập tài liệu, hình ảnh
thực tế cộng với thu thập thông tin từ học sinh tiến hành tổng hợp và đánh giá xử lí
thông tin.
Dưới đây là một số phương pháp dạy học mới có thể áp dụng trong hoạt
động trải nghiệm. Các phương pháp:
1. Thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh
2. Động não
3. Giải quyết vấn đề
4. Trò chơi
5. Hùng biện.

3


IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Giáo dục ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi
trường, phát huy khẳ năng sáng tạo của học sinh để tái chế ra các sản phẩm đồng
thời cho học sinh thử sức với lĩnh vực kinh doanh thông qua hoạt động trải
nghiệm.
Phạm vi lĩnh vực giáo dục: Chính khóa, ngoại khóa, trong trường, tại gia
đình và địa phương.
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Xây dựng và tổ chức được hoạt động trải nghiệm gờm các nợi dung như sau:

HOẠT ĐỢNG 1. Khởi đợng bằng trò chơi: “Hợp quà bí ẩn.”
HOẠT ĐỢNG 2. Hình thành kiến thức mới.
Các nhóm thuyết trình sản phẩm.
HOẠT ĐỘNG 3. Đánh giá và cho điểm.
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập thơng qua trò chơi tìm ơ chữ.
HOẠT ĐỢNG 5: Vận dụng.
Thông qua tiểu phẩm của nhóm học sinh đã chuẩn bị trước.
HOẠT ĐỘNG 6: Ứng dụng tại gia đình và địa phương.
VI. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Nợi dung sách giáo khoa là cho tình huống yêu cầu học sinh giải quyết các
tình huống. Đóng góp mới của để tài là cho học sinh thu gom rác thải sau đó tự làm
ra các sản phẩm như đồ dùng học tập, đồ trang trí trong phòng học, phòng khách…
và tìm cơ hội để kinh doanh từ đó các em rút ra được mục đích của cơ hội kinh
doanh.
- Dạy học trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM giúp giáo viên, học
sinh thay đổi phương pháp dạy và học, học sinh được thực hành nhiều đồng thời
tạo ra môi trường học tập thoải mãi vui vẻ để định hướng phát triển phẩm chất,
năng lực và vận dụng vào thực tiễn địa phương.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Rác thải sinh hoạt.
1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt.

4


Rác thải là những vật, những chất mà con người không sử dụng nữa và thải
ra môi trường xung quanh như: Thức ăn thừa, bao bì ni lông, phế liệu, giấy, áo
quần, nội thất không dùng được nữa, các vỏ chai lọ ….
1.2. Phân loại rác sinh hoạt.

Theo quy định về môi trường, rác thải sinh hoạt có thể được phân thành 3
loại chính như sau:
Rác hữu cơ: Rác thải hữu cơ là loại rác dễ phân hủy và có thể tái chế để đưa
vào sử dụng cho việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật. Như các loại hoa, lá
cây, cỏ con người không sử dụng sẽ trở thành rác thải trong môi trường.
Rác tái chế: Rác thải tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào
tái chế để được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người. Ví dụ như các loại
giấy thải, các loại chai lọ/ hộp/ vỏ lon thực phẩm bỏ đi…
Rác vô cơ: Rác thải vô cơ là những loại rác không thể sử dụng được nữa
cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể đem đi xử lý bằng cách mang ra các khu
chôn lấp rác thải. Nó bắt nguồn từ các loại vật liệu xây dựng không thể sử dụng
hoặc đã qua sử dụng và bị bỏ đi: gồm các loại bao bì dùng để bọc bên ngoài hộp/
chai thực phẩm; các loại túi nilong, bịch đựng, hộp chứa được bỏ đi sau khi con
người dùng đựng thực phẩm và một số loại vật dụng, thiết bị trong đời sống hàng
ngày của con người.
1.3. Tác hại của rác thải sinh hoạt.
Bên cạnh khái niệm rác thải sinh hoạt là gì thì tác hại của chúng cũng đang
trở thành vấn đề nhức nhối hiện nay. Rác thải sinh hoạt có ảnh hưởng tới nhiều mặt
của môi trường, là một trong những nguyên nhân chính gây và làm gia tăng tình
trạng ô nhiễm môi trường.
Ảnh hưởng đến môi trường nước.
Những loại chất thải sinh hoạt có ảnh hưởng đến đời sống của các loài động
vật trong nước khiến hệ sinh thái đa dạng của sông ngòi và biển đang dần mất đi.
Đặc biệt nước ta là quốc gia giáp biển và có hệ thống sông dày đặc, một bộ phận
người dân sống nhờ vào việc đánh bắt thủy, hải sản hay nuôi tôm, cá trên cá vùng
nước ngọt cũng ngày càng cạn kiệt, cá tôm chết hàng loạt ở các đập vì môi trường
nước bị ô nhiễm.
Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí.
Khơng chỉ ảnh hưởng tới môi trường nước, rác thải sinh hoạt- cùng với chất
thải công nghiệp, là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí. Quá trình xử

lý đốt rác thải sinh hoạt và thải khói trực tiếp ra môi trường khiến không khí của
những khu vực xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, các khu dân cư
gần bãi tập kết rác cũng bị ảnh hưởng bởi mùi hôi thối của rác chưa được xử lý.
5


Ảnh hưởng đến môi trường đất.
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào
môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ
tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động
vật không xương sống, ếch nhái,…Điều này cũng làm cho môi trường đất bị giảm
tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Rác thải sinh
hoạt khi được chôn xuống đất sẽ gây thoái hóa đất và giảm đa dạng sinh học. Đặc
biệt hiện nay, túi ni lông được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt và đời sống, chúng
cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất. Yếu tố này tạo thành các bức tường
ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh
dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
Ảnh hưởng đến cảnh quan.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, rác thải sinh hoạt cũng gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan. Việc vứt bừa bãi, chất đống lộn xộn, không
thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến
vẻ mỹ quan.
Rác thải sinh hoạt cũng là nguồn dịch bệnh.
Những rác thải công cộng nếu để lâu ngày không xử lí sẽ là những nguồn
mang dịch bệnh cho động vật, cho con người... Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là
40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Những vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác
dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ
chứa chuột, ruồi, muỗi,…Và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia
súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh

dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hố,
m̃i truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…Đặc biệt nạn đại dịch đã và đang ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của con người trên toàn thế giới vẫn
chưa chấm dứt đó là dịch Corona.
Tại sự kiện do Tổng lãnh sự quán Mỹ tổ chức, bà Quách Thị Xuân - giám
đốc Trung tâm tư vấn phát triển bền vững Đà Nẵng - cho biết trung bình mỗi người
Việt Nam thải ra 1,2kg rác. Nếu làm tròn dân số Việt Nam là 100 triệu người thì số
lượng rác thải là 120.000 tấn mỗi ngày. Trong số đó 16% là rác thải nhựa, vị chi
mỗi ngày sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa được thải ra ở Việt Nam. Cũng theo
bà Xuân, vấn đề hiện nay là số lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp, nên
số rác nhựa còn lại vẫn tồn tại trong môi trường và đi ra đại dương.
2. Tái chế rác thải.
2.1 Tái chế rác thải là gì ?

6


Tái chế sử dụng rác thải được hiểu là khi rác thải hoặc phế liệu thông qua
một số quá trình mà có thể biến thành một vật liệu mới có ứng dụng khác để phục
vụ đời sống sản xuất của con người qua đó giảm thiểu tối thiểu việc ô nhiễm môi
trường. Việc làm này không những là một giải pháp bảo vệ môi trường, hạn chế
rác thải còn tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, tiết kiệm vật liệu cũng như hạn chế
thải khí nhà kính so với dây chuyền sản xuất sản phẩm mới.
Các chất thải thường được sử dụng để tái sử dụng đa phần là ở dạng rắn như:
nhựa, nhôm, inox, sắt,… Tùy vào mức độ có thể còn sử dụng được hoặc hư hại mà
các công ty, nhà máy sẽ thu mua phế liệu sẽ sản xuất thành vật khác hữu ích hơn.
2.2. Mục đích của việc tái chế rác thải.
Giảm lượng rác thải tại các bãi rác:
Tại các bãi tập rác thì có rất nhiều loại rác từ dễ cho đến khó phân hủy. Tùy
vào mức độ phân hủy, nhưng chúng đều sản sinh ra vô vàn các độc tố ra ngoài môi

trường. Việc ta tái chế rác thải giúp giảm lượng rác thải tại các bãi tập rác, song
song ta cũng đã hạn chế lượng thải các độc tố ra ngoài môi trường.
Giảm ô nhiễm:
Việc tái chế rác thải giảm ô nhiễm môi trường. Đây là một việc vô cùng
quan trọng. Khi mà các lượng rác thải được tái chế và sẽ ít bị đốt hay chôn lấp.
Tránh gây tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước, không khí
và đất.
Giảm tiêu thụ năng lượng:
Việc sử dụng rác thải hay phế liệu để tái chế lại thành sản phẩm mới sẽ tốn ít
năng lượng hơn so với việc tạo các sản phẩm đấy từ các ng̀n ngun chất.
Giảm chi phí:
Việc tái sử dụng rác thải sẽ tiết kiệm không ít chi phí cho nguồn tài nguyên
của các công ty, nhà máy, xí nghiệp.
Góp phần tạo cảnh quan đẹp cho địa phương, cho đất nước.
Nếu mỗi một con người chúng ta ai cũng có ý thức, biết cách bỏ rác đúng vị
trí thì ở gia đình mình, địa phương mình hay ở bất cứ nơi đâu cũng không thấy các
bao rác vứt bừa bãi thì góp phần tạo nên một môi trường sống văn minh trong lành.
Hành động biến đổi rác thải thành hữu ích hơn là vô cùng quan trọng đối
với đời sống, góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta. Thay vì vứt bỏ rác thải
hay phế liệu, các bạn hãy tự phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, biến những
phế liệu hay rác thải thành những vật liệu mới phục vụ cho nhu cầu của chính
mình.
2.3. Những rác thải có thể tái chế được gồm:
7


- Thiết bị điện
- Trang phục
- Giấy báo, giấy vụn
- Bìa, thùng carton

- Thiết bị điện tử
- Bao bì thực phẩm
- Rác thải từ kim loại, nhựa, thủy tinh
3. Cơ hội linh doanh.
3.1. Kinh doanh là gì?
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhằm mục đích sinh lợi
3.2 Cơ hội kinh doanh là gì?
Là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để nhà kinh doanh thực hiện được
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
3.3. Mục đích của kinh doanh.
- Nhằm thu lợi nhuận.
- Có cơ hội được giao tiếp với nhiều người
- Tạo cho con người có được sự nhanh nhẹn, gặp gỡ với nhiều người để có
thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
- Có cơ hội được đi nhiều nơi.
4. Hoạt động trải nghiệm.
4.1. Hoạt động trải nghiệm là gì?
Học tập trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là học thông qua làm. Học tập
trải nghiệm yêu cầu người học không chỉ áp dụng lý thuyết học thuật vào các trải
nghiệm trong thế giới thực, lớp học, cộng đồng hoặc nơi làm việc mà còn suy
ngẫm về việc áp dụng nội dung và kỹ năng học được trong các trường hợp khác.
Trải nghiệm làm việc trong chương trình hoặc vị trí thực tập là một hình thức của
học tập trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà học
sinh cần phải vận dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái
quát hóa thành kiến thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn”.
4.2. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm.
8



Hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ
chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường học sinh được chủ động tham gia
vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị,
thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng
của bản thân, các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa
chọn ý tưởng hoạt động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá
kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và bạn bè. Hoạt động trải nghiệm
được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thí nghiệm, hoạt động câu lạc
bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi,
hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công
ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội.
4.3. Lợi ích của học tập trải nghiệm
Tạo sự liên quan trong thế giới thực
Thông qua việc lấy dữ liệu, khái niệm và áp dụng chúng cho các nhiệm vụ
thực hành, mang lại kết quả thực tế.
Tạo cơ hội cho sự sáng tạo
Học tập trải nghiệm kích thích người học động não để tìm kiếm giải pháp
độc đáo của riêng họ cho vấn đề hoặc nhiệm vụ .Đây là cơ hội để các em có thể thể
hiện tài năng, năng khiếu, đam mê của mình.
Cung cấp cơ hội để phản xạ
Người học quan sát và phân tích hành động của họ ảnh hưởng đến kết quả
như thế nào và kết quả của họ có thể khác với những người học khác như thế nào.
Phân tích này giúp họ hiểu rõ hơn cách áp dụng các khái niệm đã học vào các
trường hợp khác.
Dạy giá trị của sai lầm
Khi người học tham gia vào các nhiệm vụ thực hành, họ nhận thấy rằng một
số phương pháp tiếp cận hoạt động tốt hơn các phương pháp khác. Quá trình thửsai-rút kinh nghiệm là một phần có giá trị của học tập.
Tăng tốc học tập

Nghiên cứu về cách não bộ học hỏi cho thấy, hành động thực hành một kỹ
năng củng cố các kết nối thần kinh trong não, thực tế là khiến chúng ta “thông
minh hơn”. Đồng thời, người học nhìn thấy thành quả lao động cụ thể của mình
thông qua học tập trải nghiệm. Nhờ vậy, họ sẽ cảm thấy hài lòng và tự hào hơn,
tăng cường sự hăng hái tiếp tục học tập.
Hướng dẫn người học hướng tới tương lai

9


Nhiều dự án học tập trải nghiệm mang tính định hướng nghề nghiệp vì
chúng dựa trên các hoạt động trong thế giới thực. Thông qua đó, người học bắt đầu
khám phá và phát triển các kỹ năng, năng khiếu và đam mê của mình. Điều này đặt
họ trên một con đường xác định hơn về những gì họ muốn theo đuổi sau khi tốt
nghiệp, bao gồm cả đại học và nghề nghiệp.
Tạo nên sự gần gũi thân thiện giữa cô và trò.
5. Giáo dục STEM
5.1. Giáo dục STEM là gì?
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người
học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và tốn học – theo cách tiếp cận liên mơn (interdisciplinary) và người học có
thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn
học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô
hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Có thể nói, giáo dục STEM
không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà
khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến
thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.
5.2. Vai trò của STEM trong dạy học.
Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công
việc của thời đại phát triển của khoa học công nghệ, đáp ứng sự phát triển kinh tế,

xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri
thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong
đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học
trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học,
cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực
trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng rác thải môi trường ở Việt Nam.
Rác thải ở Việt Nam đang là vấn đề mà nhiều người đặt các câu hỏi khi nào
thì rác thải được xử lí hết? Khi nào không thấy cảnh rác thải trên các kênh mương
trên các ven đường..đặc biệt các thành phố lớn là nơi phát sinh khối lượng rác thải
sinh hoạt và công nghiệp khổng lồ. Dân cư tập trung đông đúc, các nhà máy, xí
nghiệp mọc lên nhiều khiến tình hình càng thêm trầm trọng. Ngoài lượng rác thải
lớn, tình hình thu gom và phân loại rác tại đây cũng chưa được thực hiện triệt để.

10


Trên các con đường rất nhiều rác thải sinh hoạt lung tung. Rác thải công nghiệp tại
các nhà máy vẫn chưa được xử lý đúng quy trình.
Các thành phố lớn có lượng rác thải báo động phải kể đến là Hà Nội, Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê của bộ Tài nguyên và Môi trường
rác thải tại các địa điểm này chiếm một nửa lượng rác trên toàn quốc. Tình hình rác
thải ở thành phố Hồ Chí Minh đã chạm mốc 9000 tấn rác mỗi ngày. Đây là con số
nguy hiểm và còn tăng lên nếu không có biện pháp cải thiện. Ở một địa điểm khác,
5000 tấn mỗi ngày là thực trạng rác thải ở Đà Nẵng. Rất nhiều bãi chứa rác bị quá
tải và không thể xử lý kịp thời lượng rác này.
Tình trạng rác thải hiện nay ở các vùng nông thôn:

Việt Nam có 73% dân số sống ở nông thôn. Theo thống kê, mỗi năm vùng
nông thôn thải ra môi trường trên 13 triệu tấn rác sinh hoạt. Ngoài rác, khu vực này
còn thải hơn 1300 triệu m3 nước bẩn và 7500 tấn rác sản xuất như vỏ bao bì thuốc
bảo vệ thực vật. Lượng rác thải này hàng năm được thải trực tiếp ra môi trường và
không được xử lý triệt để. Hoạt động chăn nuôi cũng làm rác thải ở nông thôn tăng
cao. Rác từ thức ăn, phân động vật,… không được thu gom và xử lý khiến đất và
không khí bị ảnh hưởng và ô nhiễm. Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa ở nông
thôn cũng gây ra rác thải. Các nhà máy, khu chế xuất thải vào môi trường lượng
lớn khí thải và rác. Nhiều nhà máy không đầu tư hệ thống xử lý nước thải khiến
nhiều nguồn nước ở nông thôn ô nhiễm nặng.
2.2. Một số hình ảnh rác thải ở Việt Nam.

11


Qua những hình ảnh trên chúng ta thấy rằng đó chính là những nơi hội tụ
của các mầm bệnh lâu dần không xử lí kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường xung
quanh, môi trường đất, môi trường nước cuối cùng ảnh hưởng đến sức khỏe của
con người.
2.3. Các cách xử lí rác thải ở Việt Nam
Xử lý rác bằng cách thu gom và phân loại
Ở nước ta, rác thải thường được thu gom và tập trung tại các bãi rác theo
quy định. Các bãi rác thường được xây dựng ở khu vực xa nhà dân. Đây là cách xử
lý truyền thống thuận tiện nhất để giải quyết lượng rác mỗi ngày. Rác thải sau khi
được vận chuyển đến bãi rác sẽ được phân loại theo khu vực chờ xử lý. Tùy theo
loại rác mà có phương pháp xử lý khác nhau. Mặc dù thuận tiện nhưng các bãi rác
cũng gây nhiều bất cập. Lượng rác thải quá lớn khiến nhiều bãi rác không đủ sức
chứa. Số lượng rác chưa được xử lý thường tạo ra mùi hôi thối gây ô nhiễm không
khí và sức khỏe những người dân sống ở gần.
Xử lý rác bằng cách đốt và chôn lấp

Trước đây rác thải thường được xử lý bằng cách chôn lấp trực tiếp. Phương
pháp này không giải quyết triệt để những loại rác khó phân hủy. Ngày nay, nhiều
loại rác sẽ được xử lý bằng cách đốt. Quá trình đốt được thực hiện trong các lò đốt
xây dựng khép kín với công nghệ hiện đại. Các loại khí tạo ra sau khi đốt sẽ được
lọc sạch trước khi thải ra không khí. Phần xỉ than còn lại sẽ được chôn lấp một
cách an toàn. Tuy nhiên do lượng rác quá nhiều nên các lò đốt vẫn chưa đáp ứng
đủ.
2.4. Những cơ hội kinh doanh cho học sinh.
Học sinh ngày nay ngoài việc học có rất nhiều em có nhu cầu làm thêm để
trải nghiệm và kiếm thêm thu nhập. Có em đi phụ rửa bát, có em đi phụ hồ, bưng
bê ở các nhà hàng, làm người mẫu, cộng tác viên hay có em thử sức kinh doanh...
Học sinh là lứa tuổi mà rất nhiều phụ huynh chỉ muốn con em tập trung thời gian
để học tập. Tuy nhiên nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ cộng với nhu cầu
tiêu dùng của các em ngày càng nhiều nên một số em đã tìm được cơ hội để kinh
doanh như:
- Bán hoa nhân dịp tết
- Bán một số mặt hàng trên mạng.
2.5. Thực trạng của việc trải nghiệm trong dạy học STEM trong nhà
trường.
Hoạt động trải nghiệm theo hướng STEM cho học sinh là việc làm rất cần
thiết cho tất cả các môn học đặc biệt là học sinh THPT. Tuy nhiên thực tế việc trải
nghiệm ở các trường vẫn đang còn ít nhất là môn Công nghệ. Nguyên nhân là
12


Công Nghệ là môn học không thi học sinh giỏi, không thi tốt nghiệp nên các em
cũng như một số giáo viên chưa được chú trọng.
III. THIẾT KẾ BÀI: “ Lựa chọn cơ hội kinh doanh.”
A - Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức

- Biết được tác hại của rác thải và ưu điểm của việc tái chế rác thải.
- Trình bày được một số sản phẩm tái chế từ rác thải.
- Biết được các loại hình kinh doanh để lựa chọn cơ hội kinh doanh phù
hợp.
2. Kỹ năng.
- Học sinh biết cách chọn và phân loại rác.
- Biết cách tính tốn các ngun liệu để tái chế ra mợt sản phẩm.
- Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Cắt dán tạo các mẫu sản phẩm khác nhau.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt xả rác bừa bãi .
- Nghiêm túc trong làm việc.
4. Phát triển năng lực : Rèn luyện học sinh
- Năng lực Tự học.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thực hành.
B - Chuẩn bị
Trước khi chia nhóm giáo viên nên nhắc học sinh do nội dung sách giáo
khoa đã viết từ lâu năm 2005 nên một số nội dung không phù hợp với hiện tại như
nội dung bài 52 chị H kinh doanh thu lãi mỗi tháng 1 đến 1,5 triệu hay bác A thu
lãi 500 ngàn đồng trên tháng .. nên các em về đọc tham khảo và tự lên kế hoạch
kinh doanh cho bản thân phù hợp với tình hình thực tế.
Chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm đăng kí chủ đề, về thu thập nguyên liệu và
tiến hành làm để tạo ra sản phẩm.
Giáo viên có thể cho các em tự đăng kí chủ đề hoặc giáo viên gợi ý các em
làm theo các chủ đề sau:
- Làm các dụng cụ như hộp đựng bút.

- Làm các đồ chơi, đồ trang trí
13


-

Mô hình bản đồ Việt Nam.
Thiết kế các mẫu thời trang.
Làm các giỏ hoa, cây cảnh.
Làm các đồ lưu niệm nhân các ngày lễ.

C- Phương pháp thực hiện
1. Thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh
2. Động não
3. Giải quyết vấn đề
4. Trò chơi
5. Hùng biện
D - Tiến trình tổ chức dạy học:
HOẠT ĐỢNG 1. Khởi đợng bằng trò chơi: “ Hộp quà bí ẩn.”
Mục tiêu:
- Tạo cho các em không khí học tập vui vẻ, tích cực.
- Rèn luyện cho các em có những phản ứng nhanh trước các tình huống.
- Hiểu được những vẫn đề liên quan đến nội dung bài học.
Cách chơi: Giáo viên giới thiệu có bốn hộp trong đó có ba hộp mỗi hộp có
một câu hỏi còn một hộp có món quà là ba cái bút. Giáo viên cho các em xung
phong hoặc gọi các em chọn hộp để mở ra trả lời câu hỏi hoặc nhận quà.

Số 1

số 2


14


Số 3

số 4

Câu hỏi ở ba hộp là:
Câu 1: Rác thải là gì?
Câu 2: Ở gia đình em thường xử lí rác thải bằng cách nào?
Câu 3: Em đã kinh doanh mặt hàng nào chưa? Em có ý tưởng kinh doanh
mặt hàng nào khơng?
HOẠT ĐỢNG 2. Hình thành kiến thức mới.
Các nhóm thuyết trình sản phẩm.
Mục tiêu:
- Rèn luyện cho học sinh có khẳ năng truyền đạt giữa đám đông.
- Giúp cho các em biết cách phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau.
- Có ý thức góp phần bảo vệ môi trường.
- Phát huy được khả năng, thế mạnh của học sinh.
Hình thành kiến thức mới
Giáo viên chuẩn bị 4 lá thăm đánh số 1,2,3,4. Yêu cầu các nhóm cử đại diện
lên bốc thăm và báo cáo sản phẩm của nhóm. Cả lớp chú ý lắng nghe và quan sát
sản phẩm đồng thời yêu cầu các em đặt ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề mà
nhóm báo cáo
Sau đây là một số báo cáo của các em học sinh trường THPT Nguyễn Sỹ
Sách năm học 2019-2020.

15



Tổng kết hoạt động thông qua một số câu hỏi:
Câu 1: Nguyên liệu để làm sản phẩm các em lấy từ đâu?
Câu 2: Mục đích của các sản phẩm tái chế là gì?
Câu 3: Em sẽ làm gì các sản phẩm tái chế này?
Câu 4: Em có dự định mở rộng thêm sản phẩm của mình không?
Câu 5: Nguyên liệu mà em chọn có thể tạo ra được sản phẩm nào khác nữa không?
Câu 6: Giá thành sản phẩm của em làm là bao nhiêu?
Câu 7: Em có dự định tham gia vào lĩnh vực kinh doanh khơng?
HOẠT ĐỢNG 3. Đánh giá và cho điểm.
Mục tiêu:
- Đánh giá giúp các em hiểu được những cái đã làm được và những cái chưa
làm được để từ đó phát huy cái làm được và khắc phục những cái chưa làm được.
- Cho điểm nhằm khích lệ động viên các em giúp cho các em sẽ hứng thú
hơn khi cô giao nhiệm vụ tiếp theo.
Đánh giá và cho điểm.
Giáo viên sau khi lắng nghe, quan sát tất cả các báo cáo và sản phẩm sẽ có
những nhận xét ưu, nhược điểm của từng nhóm. Để đảm bảo công bằng trong cách
cho điểm giáo viên cần cộng điểm cho những em tích cực, trừ điểm những em ý
thức chưa tốt.
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập thông qua trò chơi tìm ô chữ.
Mục tiêu:
- Củng cố lại bài học.
- Rèn luyện học sinh có khẳ năng phán đoán, phản ứng nhanh.
Giáo viên: Tìm các chữ cái ở ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc thơng qua
các gợi ý sau:
1. Ơ chữ thứ 1 gờm 7 chữ cái: Những nguyên liêu, vật dụng chúng ta khơng
dùng nữa được gọi là gì?
2. Ơ chữ thứ 2 gồm 6 chữ cái: Các chai, lọ đã sử dụng được con người sử
dụng lại với mục đích khác gọi là gì?

3. Ơ chữ thứ 3 gờm 8 chữ cái: Khi kinh doanh muốn mặt hàng của mình
được nhiều người biết đến cần phải làm gì?
4. Ô chữ thứ 4 gồm 5 chữ cái: khi đi làm cho nhà hàng hay công ti người
làm sẽ được nhận gì?
16


5. Ơ chữ thứ 5 gờm 9 chữ cái: Kinh doanh muốn được mọi người tin tưởng thì
sản phẩm phải đảm bảo u cầu gì?
6. Ơ chữ thứ 6 gờm 3 chữ cái: Người mua hàng thường quan tâm đến vấn đề
này.
7. Ơ chữ thứ 7 gờm 6 chữ cái: Muốn xây dựng một nhà máy để sản xuất ra
mặt hàng nào đó thì phải đảm bảo yêu cầu gì?
8. Ô chữ thứ 8 gồm 5 chữ cái: Người kinh doanh nắm bắt được yếu tố nào thì
sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển?
9. Ơ chữ thứ 9 gờm 7 chữ cái: Đây là một lĩnh vực của kinh doanh để tạo ra
sản phẩm.
10. Ơ chữ thứ 10 gờm 8 chữ cái: Kinh doanh phải chấp hành như thế nào mới
được kinh doanh?
11. Ơ chữ thứ 11 gờm 9 chữ cái: Đây là dụng cụ đựng đồ phổ biến của người
bán hàng.
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11

17


Đáp án các ô chữ:
1
2

R Á C T H Ả I
T Á I

3

C H Ế
Q U Ả N G C Á O

4
5

L Ư Ơ N G
C H Ấ T L Ư Ợ N G

6

G I

7


A N T O À N

Á

8

C Ơ H Ộ I

9

S Ả N X U Ấ T

10

P H Á P L U Ậ T

11

T Ú I

N I

L Ô N G

HOẠT ĐỘNG 5: Vận dụng.
Thông qua tiểu phẩm của nhóm học sinh đã chuẩn bị trước.
Mục tiêu:
- Thay đổi hình thức dạy và học.
- Qua tiêu phẩm để nhắc nhở tuyên truyền cho các em tác hại của rác thải.
- Hướng dẫn các em làm quen với các lĩnh vực kinh doanh.

Nội dung.
Học sinh sẽ diễn một tiểu phẩm với nội dung đã chuẩn bị sẵn theo các gợi ý
sau.
- Rác thải vứt bừa bãi
- Môi trường xung quanh bị ô nhiễm.
- Hành động đẹp của một số người tự nguyện vớt rác.
- Hình thành một số công ti tái chế rác thải.
- Các bài tuyên truyền của cán bộ.
18


- Tạo việc làm cho người dân.
HOẠT ĐỘNG 6: Ứng dụng tại gia đình và địa phương.
Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức đã được học.
- Phát huy thêm tính mới sáng tạo của một số học sinh.
- Rèn luyện thêm một số kĩ năng như cắt, dán, tạo các kiểu mẫu sản phẩm
khác nhau.
ỨNG DỤNG TẠI GIA ĐÌNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
1. Tại trường:
GV chia lớp làm 4 nhóm:
Nhóm 1: Thực hiện thu gom các chai, lọ, bao bì, giấy loại đã sử dụng (Có
ghi lại hình ảnh).
Nhóm 2: Tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân
về cách xử lí rác thải.
Nhóm 3: Vận động người thân, bạn bè hạn chế sử dụng túi ni lông nên sử
dụng các túi đựng có khả năng phân hủy nhanh,
Nhóm 4: Viết báo cáo về ưu, nhược điểm của lĩnh vực kinh doanh.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- Các nhóm thảo luận để đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, có hình
ảnh, có minh chứng cụ thể.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- Các nhóm đã thực hiện nhiệm vụ nạp lại sản phẩm để giáo viên kiểm tra đánh
giá. Giáo viên có thể cho điểm để học sinh làm việc có trách nhiệm nhiệt tình hơn.
Giáo viên nhấn mạnh: Thông qua bài học các em đã biết cách tái chế một số
sản phẩm nhằm hạn chế được phần nào đó về ô nhiễm môi trường đồng thời góp
phần tạo được thu nhập cho bản thân. Về nhà các em cần hoàn thiện các sản phẩm,
tăng cường quảng cáo để nhiều người biết đến cách làm và sử dụng. Có thể mở
rộng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa.

19


IV. HÌNH ẢNH CỦA MỢT SỐ SẢN PHẨM TÁI CHẾ

20


21


V. MỢT SỐ VÍ DỤ VỀ TIỂU PHẨM, BÀI THƠ.
1. Tiểu phẩm của lớp 10C2.
Ở một làng nọ người dân sinh sống gần một hồ nước lớn. Một số gia đình
thường thu gom các rác thải sinh hoạt bỏ vào túi bóng vứt xuống hồ nước hoặc ven
bờ hồ.
Bạn Nam: Nhiều hôm đi học thấy người dân vứt rác xuống hồ nhưng không
dám nói chỉ thấy buồn và ấm ức.
Bạn Nga, bạn Thanh (Vai mẹ bạn Hòa và Hòa): Mẹ của Hòa chồng mất từ

rất lâu mẹ ở vậy nuôi Hòa. Mẹ làm nghề nông nghiệp, mỗi lúc rảnh rỗi mẹ tranh
thủ ra bờ hồ nhặt rác về bán. Hòa là người con hiếu thảo vừa chăm ngoan, vừa học
giỏi lại có năng khiếu vẽ và thích nghiên cứu sáng tạo. Những lúc không đi học
Hòa giúp mẹ phân loại rác để đi nhập. Hòa thấy giá thành các phế liệu rất thấp nên
đã nảy sinh ra một ý tưởng, Hòa lựa các rác của mẹ rồi tái chế tạo ra các giỏ đựng
hoa, Hòa xin bạn bè, mua thêm một số hoa về trồng. Qua nhiều ngày Hòa đã tạo ra
được một vườn với nhiều giỏ hoa khác nhau nhưng rất đẹp. Một số người thấy vậy
nên đã đặt hàng và mua hoa của Hòa (Bạn Nhung, bạn Lan, bạn Bình đóng vai
người mua hoa).
Bạn Hòa : Lên lớp khỏe với các bạn và cô chủ nhiệm số tiền bán được từ giỏ
hoa tái chế đủ để đóng tiền học không phải xin mẹ nữa.
Bạn Tuấn, bạn Vinh, bạn Thái (vai bác Bình, bác Dương, bác Hoàng): Là
những người dân sống gần bờ hồ.
Bác Bình: Đến nhà bác Dương, bác Hoàng hỏi các bác giếng các bác có bị
vẩn đục và có mùi hôi không chứ giếng nhà tôi mấy hôm nay cứ bị như vậy
Bác Dương, bác Hoàng: Ừ, nước nhà chúng tôi mấy hôm nay không hiểu tại
sao cũng bị vẩn đục và hôi.
Bác Bình: Tại các bác cả và nhiều người gần hồ nữa ngày nào các bác cũng
xả rác xuống hồ như vậy thì nước đục là đúng rồi.
Bác Dương, bác Hoàng: Đáp trả rất to tiếng và tức giận, rác chúng tôi vứt từ
mấy năm nay rồi mà nước vẫn trong chứ không hiểu tại sao mấy hôm nay bị như
vậy. Ba người nói qua nói lại rất lâu.
Bạn Thưởng (Vai bác trưởng thôn Quyết): Vừa đi làm về nghe tiếng ồn ào
liền dừng xe hỏi chuyện. Nghe xong bác Quyết liền nói.
Bác Quyết: Hồ nước này trước đây nước trong lắm nhưng gần đây xung
quanh hồ, dưới hồ có nhiều rác nên nước vừa đục vừa hôi chắc lâu dần nó ngấm
vào giếng các bác đó để tôi nhờ người đến kiểm tra.

22



Bạn Đạt ( Vai người kiểm tra khảo sát môi trường): Các bác ạ em đã khảo
sát và đưa máy kiểm tra kết quả cho thấy nguồn nước ở vùng này bị ô nhiễm nặng.
Nguyên nhân do các chất thải quá nhiều lâu dần nó ngấm vào trong đất trong nước.
Bác Dương: Thế ạ. Vậy bây giờ phải làm sao hả anh
Bạn Đạt: Việc đầu tiên là mọi người hãy tập trung vớt rác dưới hồ và xung
quanh hồ thu gom lại và xử lý đúng quy trình, từ nay không được ai vứt bỏ rác
xuống hồ đồng thời cần phải mua các chế phẩm sinh vật học như Effective
Microorganisms hoặc sử dụng hệ động thực vật tham gia loại bỏ chất hữa cơ, các
chất lơ lửng… có thể sử dụng thực vật thủy sinh như bèo tây, bèo cái, rau muống
để giảm ô nhiễm môi trường.
Bác Hoàng: Chúng tôi sẽ làm ngay cảm ơn anh nhiều cúng tôi hứa sẽ không
vứt rác bừa bãi nữa.
Bác Dương: Tôi sẽ tình nguyện làm mấy cái biển cấm đổ rác cắm xung
quanh bờ hồ để nhắc nhở cho mọi người biết nữa.
Bác Quyết: Tốt lắm mọi người bắt tay làm việc đi để kịp thời có nước sạch
mà dùng.
2. Tiểu phẩm của lớp 10C3.
Vào một buổi sáng lúc đang đi xe trên đường bỗng Phong và Trâm thấy một
bãi rác ven đường vừa bốc mùi hôi thối, vừa mất cảnh quan môi trường Phong
dừng xe lại nói với Trâm
Phong: Tại sao thôn này lại vứt rác bữa bãi thế này nhỉ, không vứt một chỗ
mà vứt rất nhiều chỗ.
Trâm: Đúng vậy ta mới đi gần 1km mà thấy mấy chỗ vứt rác.
Phong: Ta nên làm gì bây giờ chứ để như vậy sẽ ô nhiễm môi trường lắm.
Trâm: Ừ ta đã được cô giáo dạy cách thu gom và tái chế rác thải rồi vậy bây
giờ ta thử thực hành xem sao.
Phong: Mình nhất trí ta cùng làm thử xem.
Linh: Ê hai bạn làm gì đó rủ đi chơi sao không đi mà ngồi bới chỗ hôi thối
thế này.

Điệp: Đúng vậy hai bạn rảnh quá ha.
Phong: Đúng là rất hôi không biết tại sao ai lại vứt rác đây nhiều như vậy.
Bọn mình đang định thu gom một số rác về phân loại và tái chế như cô đã dạy.
Trâm: Việc này còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường nữa đấy, các cậu
có muốn làm cùng không?
Linh, Điệp: Có chúng tớ cũng muốn được thực hành xem thế nào.
23


Điệp: Các chai nhựa này để làm gì nhỉ?
Trâm: Làm đồ dùng học tập, lọ đựng hoa.
Linh: Các lá cây, vỏ quả này làm gì?
Phong: Các cậu nhanh quên thế cô nói các rác hữu cơ sẽ ủ làm phân bón cho
cây trồng đó.
Linh: Rác nếu biết cách thì sẽ tận dụng được hết nhỉ
Trâm: Đúng vậy nếu mọi người được học được biết cách phân loại rác thì sẽ
hạn chế được ô nhiễm môi trường đồng thời còn kiếm thêm thu nhập nữa.
3. Ví dụ : Thơ của lớp 10C3.
TÁI CHẾ RÁC CÙNG EM
Nếu em yêu thiên nhiên
Khi thấy mẹ dọn rác
Hãy phân loại theo tên
Để rác được tái chế
Tất cả mọi hàng phế
Như giấy, nhựa ,thủy tinh
Sẽ trở nên mới tinh
Nhờ chúng được tái chế
Quả thật là như thế
Mọi loại giấy đỏ xanh
Ai nghĩ có thể thành

Một giỏ hoa thật xinh
Một điều kì diệu hơn
Những cái chai cũ kĩ
Cho vào máy xử lí
Là chúng lại mới ngay
Thật là kì diệu thay
Những gì làm bằng nhựa
Khi ta không dùng nữa
Có thể tái chế luôn
Làm những gì bạn muốn
Để môi trường sạch luôn
24


4. Ví dụ : Thơ của lớp 10C8.
ĐỪNG VỨT EM
Tên em gọi là rác
Em lăn lóc ngoài đường
Cô chú đi qua đường
Hãy nhặt em lên với
Rồi đưa em về nơi
Chỗ tập kết rác thải
Sau đó hãy phân loại
Để em được tái chế
Hữu cơ thành phân xanh
Cho cây trồng tốt lành
Vô cơ đem tái chế
Chai, lọ nhựa có thể
Trở thành vật hữu ích
Bao ni lông khoan vứt

Giặt sạch sử dụng lại
Cho môi trường thêm xanh

25


×