Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

SKKN phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học các bài khái quát văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.46 KB, 49 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
Đất nước đang trong thời kì hội nhập, địi hỏi một đội ngũ những con người
trẻ tuổi, năng động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực để đáp ứng các nhu cầu đổi mới.
Xuất phát từ yêu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới căn bản, toàn diện
từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá …
Trong đó có thể nói yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành tâm
điểm chú ý trong giáo dục hiện nay. Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại ; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng
lực.”. Từ quan điểm này mỗi giáo viên ý thức sâu sắc rằng phải không ngừng bồi
dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và đổi mới phương pháp dạy học.
Trong chương trình mơn ngữ văn, các bài khái quát văn học là một nội dung
quan trọng được phân bố đều ở ba khối 10,11,12. Bài khái quát văn học chứa đựng
dung lượng kiến thức lớn về các giai đoạn văn học, về diện mạo, đặc điểm, khuynh
hướng, thành tựu văn học, về các tác giả văn học.Tri thức ở những bài khái quát
này giúp học sinh nhận diện được bức tranh văn học, văn hóa dân tộc một cách
tồn diện và hệ thống.Từ đó học sinh có nền tảng kiến thức cơ bản, vững chắc để
đi sâu tiếp thu những bài học cụ thể. Tuy nhiên trong thực tế dạy học tôi nhận thấy
việc dạy học các bài khái quát chưa được các thầy cô quan tâm đúng mức, chưa có
nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy dẫn đến tiết học nhàm chán, tẻ nhạt,
học sinh học tập một cách thụ động, chiếu lệ điều này đồng nghĩa với việc không
phát huy được năng lực của học sinh trong q trình dạy học.Từ thực trạng đó bản
thân tơi đã tìm tịi thay đổi phương pháp dạy học, áp dụng những phương pháp,
hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực và đạt được những hiểu quả nhất định.
Vì những lí do trên tơi quyết định chọn đề tài : “Phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh trong dạy học các bài khái quát văn học” như một đóng góp
nhỏ vào cơng cuộc đổi mới phương phap dạy học mơn Ngữ Văn trong trường


THPT.
II. Mục đích nghiên cứu:
- Khắc phục được một số tồn tại trong thực tiễn dạy học các bài khái quát văn
học.
- Đề xuất một số giải pháp phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học
sinh khi dạy học các bài khái quát văn học.

1


III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi: Các bài khái quát văn học bao gồm bài khái quát về các giai đoạn
văn học và khái quát về các tác giả văn học trong chương trình Ngữ Văn THPT.
- Đối tượng: Học sinh THPT
- Thời gian: Năm học 2019- 2020; 2020-2021
- Địa điểm: Tại trường THPT tôi đang trực tiếp công tác.
IV. Phương pháp tiến hành
Chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm
V.Đóng góp của đề tài
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc phát huy
tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học các bài khái quát văn học.
- Đề tài đã đưa ra được những giải pháp cụ thể để phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh trong dạy học các bài khái quát văn học. Ở đề tài này, chúng tơi
đã cụ thể hố bằng những giải pháp dựa trên thực tiễn của quá trình dạy học có
minh họa cụ thể, dễ áp dụng.
VI. Cấu trúc
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của sáng

kiến kinh nghiệm gồm :
- Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Một số giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học
các bài khái quát văn học
- Khảo sát thực nghiệm

2


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm, các biểu hiện của tính tích cực
Tính tích cực là một trạng thái của hành động trí óc hoặc tay chân của người
có mong muốn hồn thành tốt cơng việc nào đó. Nó làm cho q trình học tập, làm
việc, tìm tịi có định hướng, từ đó con người dễ làm chủ và điều khiển các hoạt
động của mình.
Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt
động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng
huy động trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
Những biểu hiện của tính tích cực :
- Chú ý học tập, hiểu bài và nắm chắc kiến thức.
- Hăng hái tham gia vào mọi hoạt động học tập (thể hiện qua: số lần giơ tay
phát biểu ý kiến xây dựng bài, ghi chép đầy đủ, nỗ lực hồn thành cơng việc được
giao và xung phong báo cáo kết quả …).
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập (thể hiện qua: trả lời được các câu hỏi
vấn đáp của giáo viên trong giờ học, đề xuất được các dự đoán, suy luận được các
hệ quả từ dự đoán, giải được các bài tập trên lớp, bài tập về nhà, tìm kiếm hay làm
mới được các bài tập vận dụng được giao…).
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực

tiễn liên quan.
- Đọc thêm các tài liệu tham khảo và làm thêm các bài tập nâng cao
1.2 Khái niệm, các biểu hiện của tính sáng tạo:
Tính sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc suy
nghĩ và tìm tịi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống,
từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ý
tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tị mị, niềm say
mê tìm hiểu khám phá.
Năng lực sáng tạo được thể hiện qua những biểu hiện sau:
- Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ
thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thơng tin liên quan từ nhiều
nguồn khác nhau.

3


- Đề xuất được ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp
cải tiến hay thay thế các giải pháp khơng cịn phù hợp; so sánh và bình luận được
về các giải pháp đề xuất.
- Trình bày những suy nghĩ và khái qt hố thành tiến trình khi thực hiện
một cơng việc nào đó; tơn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều đã biết vào
tình huống tương tự.
Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà môn
học Ngữ văn hướng tới. Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các tình
huống và những ý tưởng, đặc biệt những ý tưởng được gửi gắm trong các văn bản
văn học, trong việc tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện tượng từ những góc nhìn
khác nhau, trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của học sinh trước
một vẻ đẹp, một giá trị của cuộc sống. Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ
đam mê và khát khao được tìm hiểu của học sinh, khơng suy nghĩ theo lối mịn,
theo cơng thức.

2.Cơ sở thực tiễn
2.1.Cấu trúc, thời lượng chương trình của bài khái quát văn học trong chương
trình Ngữ Văn THPT – chương trình cơ bản.
Lớp
Tên bài
Số tiết
- Tổng quan văn học Việt Nam
3 (Tiết 1- 3)
- Khái quát văn học dân gian
2 (Tiết 5-6)
- Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến 2( Tiết 36-37)
Ngữ văn
hết thế kỷ XIX
10
- Đại cáo bình Ngơ ( Phần I Tác giả Nguyễn 2 (Tiết 59-60)
Trãi)
2 (Tiết 83-84)
- Truyện Kiều (Phần I Tác giả Nguyễn Du)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Phần I tác giả 1(Tiết 20)
Nguyễn Đình Chiểu)
3 ( Tiết 28- 30)
Ngữ Văn
- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 1( Tiết 56)
11
XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- Chí Phèo ( Phần I tác giả Nam Cao)
- Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng 3( Tiết 1-3)
tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX
Ngữ văn
- Tuyên ngôn độc lâp ( Phần I tác giả Hồ Chí 1 (Tiết 6)

12
Minh)
1 (Tiết 20)
- Việt Bắc ( Phần I tác giả Tố Hữu)
Lớp 10: 11 tiết
Tổng hợp
Lớp 11: 5 tiết
Lớp 12: 5 tiết
4


Từ bảng thống kê trên ta có thể rút ra một số nhận xét về kiến thức, thời lượng
chương trình của các bài khái quát văn học trong chương trình ngữ văn như sau:
- Các bài khái quát văn học được sắp xếp theo tiến trình lịch sử thể hiện được
sự vận động của nền văn học dân tộc.
- Có hai kiểu bài khái quát: Khái quát giai đoạn văn học và khái quát về tác
giả văn học
- Thời lượng số tiết dành cho các bài khái quát đã được giãn ra so với các năm
học trước như vậy phần nào đã giảm được áp lực về mặt thời gian, đạo điều kiện
cho giáo viên tổ chức được nhiều hoạt động hơn trong giờ học.
2.2 Đặc điểm, vai trò của các bài khái quát văn học.

Về nội dung các bài khái quát văn học là những nhận định, những đánh giá
của các nhà nghiên cứu văn học về lịch sử văn học dân tộc, về tác giả văn học
trong các nhìn bao quát của cả nền văn học, từng bộ phận từng thời kì.
Về hình thức các bài khái quát văn học trong sách giáo khoa là các văn bản
khoa học được viết bằng văn nghị luận gồm có nhiều phần, mỗi phần trình bày một
vấn đề bằng hệ thống luận điểm và các luận chứng,luận cứ để làm rõ từng luận
điểm.
Về mục tiêu các bài khái quát văn học thuộc kiểu bài văn học sử nhằm cung

cấp những tri thức khoa học về lịch sử văn học, về tác giả văn học giúp học sinh
có các nhìn khái qt về cả nền văn học, về từng thời kì và từng tác giả văn học.
Về vị trí, vai trị các bài khái qt văn học có một vị trí vai trò chức năng
quan trọng. Từ những đặc điểm, sự kiện, hiện tượng văn học cụ thể qua từng giai
đoạn văn học học sinh sẽ ý thức được sự phát triển không ngừng của nền văn học
dân tộc. Tri thức khái quát về giai đoạn văn học còn được coi là chìa khóa vàng
giúp học sinh hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu ban đầu, năng lực giải
quyết vấn đề.Qua đó học sinh sẽ tự xây dựng một phương pháp học tập phù hợp
với khả năng và trình độ của mình. Các bài khái quát văn học cũng bồi dưỡng rất
tốt những phẩm chất và tình cảm nhân văn cho học sinh như tình u nước, lịng
nhân đạo, trân trọng truyền thống…
Từ đặc điểm bài học đòi hỏi một phương pháp dạy học đặc thù. Song trên
thực tế thực trạng dạy học kiểu bài này vẫn còn nhiều điều cần phải bàn bạc thêm.
2.3 Thực trạng dạy học các bài khái quát văn học trong nhà trường hiện nay.

2.3.1 Về phía giáo viên
Khảo sát thực tiễn dạy học các bài khái quát qua thông qua: trao đổi trực tiếp,
trên giáo án, trên phiếu trắc nghiệm khách quan và dự giờ trên lớp chúng tôi thu
được kết quả sau:

5


- Đại bộ phận giáo viên đều khơng thích dạy các tiết dạy khái quát văn học.
Và thực tế cho thấy là trong các tiết thao giảng, các giờ dạy dự thi giáo viên giỏi
các cấp các bài khái quát văn học hồn tồn vắng bóng. Bởi lẽ:
+ Thứ nhất cho rằng các bài này dễ, có gì đâu mà dạy, sách giáo khoa đã viết
đầy đủ, cho học sinh đọc kĩ sách giáo khoa là được.Vì thế giờ dạy trên lớp diễn ra
qua loa, nhàm chán, đơn điệu. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, phát
vấn những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài, học sinh dựa vào vở soạn mà rất

nhiều là chép từ sách học tốt để trả lời câu hỏi của giáo viên. Kết quả là học hết bài
nhưng học sinh không nhớ được các kiến thức cơ bản, khơng hình thành được năng
lực khái quát, tổng hợp vấn đề- một năng lực cần thiết được hình thành trong giờ
dạy các bài khái qt, khơng phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh
trong học tập.
+ Thứ hai cho rằng dạy các bài khái qt văn học rất khó vì bài dài mà thời
gian lên lớp lại ngắn, đòi hỏi giáo viên vừa khai thác bề rộng và bề sâu kiến thức
nên dạy thế nào cho hấp dẫn đó quả là một bài tốn gian nan. Bài thì khó dạy
nhưng lại không thi khảo sát chất lượng cuối kỳ, cuối năm cũng như khơng thi tốt
nghiệp THPT. Vì thế cho nên giáo viên chưa đầu tư tìm tịi, đổi mới phương pháp
dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy. Giáo viên cố gắng chuyển khối lượng
kiến thức trong sách giáo khoa đến học sinh một cách vất vả trong một lượng thời
gian định sẵn.Trong giờ dạy giáo viên cũng sử dụng phương pháp đặt câu hỏi song
phần lớn là câu hỏi tái hiện kiến thức. Chính cách học này làm cho khơng khí giờ
học trở nên rất nặng nề không phát huy được năng lực của người học, làm cho các
em mất dần khả năng tự thân vận động để tìm hiểu, nghiên cứu bài giảng, khơng
chịu khó tự học, tự khám phá để mở rộng tầm hiểu biết.
- Một bộ phận giáo viên ý thức được vị trí, vai trò của dạng bài học này đã
cố gắng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực như phương pháp thuyết trình, sử dụng sơ đồ tư duy, thảo luận nhóm
(giáo viên thuyết trình hoặc chia nhóm cho học sinh lần lượt thuyết trình) khơng
khí giờ học đã có thay đổi song nhìn chung vẫn nặng về hình thức, kết quả chưa
cao đặc biệt chưa phát huy hết tính sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
Giáo viên quá lạm dụng phương pháp thuyết trình và sử dụng sơ đồ tư duy, để cho
học sinh chuẩn bị bài ở nhà và lên lớp chỉ lần lượt các nhóm thay nhau lên thuyết
trình. Đối với phương pháp hoạt động nhóm thì vấn đề đưa ra thảo luận thường
đơn giản, khơng kích thích được sức mạnh, trí tuệ của tập thể.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám
1945 đến hết thể kỉ XX” Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm ở nội dung quá
trình phát triển và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến

1975
Nhóm 1: Chặng đường từ 1945 đến năm 1954
Nhóm 2 : Chặng đường từ 1955 đến năm 1964
6


Nhóm 3: Chặng đường từ 1965 đến năm 1975
Nhóm 4: Văn học vùng đích tạm chiếm
Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa và thảo luận trong 3 phút rồi cử
đại diện lên trình bày. Học sinh cũng chủ yếu ghi lại những nội dung đã được viết
trong sách giáo khoa không tư duy huy động kiến thức cũ để chứng minh hay mở
rộng vấn đề.
Và như vậy theo tôi ở đây giáo viên đã sử dụng một số phương pháp dạy học
tích cực song vẫn nặng về hình thức. Rõ ràng với cách tổ chức tiết học như thế này
hiệu quả sẽ không cao, không tạo được hứng thú cũng như vẫn chưa khai thác,
phát huy hết năng năng lực của học trị.
2.3.2 Về phía học sinh
Thực trạng dạy học văn xét từ phía học sinh cịn nhiều vấn đề băn khoăn. Học
sinh vốn đã không mặn mà với mơn văn lại càng khơng thích các giờ khái qt văn
học và cho rằng nó khơng quan trọng. Thái độ học tập của các em là đối phó, thụ
động. Ở nhà khơng chịu khó soạn bài thấm chí là nhiều em không đọc bài, phụ
thuộc vào sách học tốt, trên lớp thụ động chờ giáo viên cung cấp kiến thức, các em
khơng chịu khó học tập. Hơn nữa kể cả khi giáo viên cung cấp kiến thức bài học
các em cũng ghi chép cẩu thả, sơ sài, thiếu hệ thống. Nên khi cần vận dụng kiến
thức cho bài học sau các em không làm được. Dần dà “ lỗ hổng ” kiến thức về các
giai đoạn văn học ngày một lớn.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở hai lớp 11A4, 11A3 có số lượng học sinh
là 80 với một số câu hỏi và thu được kết quả như sau:
Nội dung điều tra
Nội dung câu trả lời

Số lượng
Tỷ lệ
Em hãy nêu các bộ phận
- Không nhớ
40/80
50%
hợp thành văn học Việt
- Trả lời đúng
18/80
21,5%
Nam ?
- Trả lời sai
22/80
28,5%
Em hãy cho biết đặc
- Không nhớ
36/80
43%
điểm văn học dân gian?
- Trả lời đúng
22/80
28,5%
- Trả lời sai
22/80
28,5%
- Khơng nhớ
22/80
28,5%
Em có biết văn học trung
- Trả lời đúng

40/80
50%
đại Việt Nam bắt đầu từ
- Trả lời sai
18/80
21,5%
thời gian nào đến thời
gian nào?
Như vậy kết quả cho thấy số lượng học sinh nắm được kiến thức khái quát
về đặc điểm, sự phân kì giai đoạn văn học cịn rất kiêm tốn, phân đa là khơng nhớ
hoặc nhớ lẫn lộn.
2.3.3 Nguyên nhân
7


Từ thực tế đáng lo ngại đó, chúng tơi đã cố gắng để đi tìm nguyên nhân nhằm
tìm ra những giải pháp phù hợp, hữu ích cho q trình giảng dạy. Bước đầu chúng
tôi ghi nhận được những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất kiến thức các bài khái quát văn học thường là những nhận định
khoa học khô khan, trừu tượng nên không hấp dẫn cả người dạy lẫn người học.
Các kiến thức này lại mang tầm khái quát, tổng hợp rất cao. Điều này địi hỏi
người dạy phải có khả năng bao quát, hệ thống hóa kiến thức và sự am hiểu lớn.
Những kiến thức sâu rộng, mang tầm vĩ mô cần được giáo viên tổ chức khéo léo để
phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và quan trọng là làm sao để khai thác
được tính sáng tạo của học sinh trong dạng bài học này. Đây là một khó khăn đối
với giáo viên.
- Thứ hai khối lượng kiến thức trong các bài khái quát khá lớn song thời gian
dành cho nó lại rất hạn chế mặc dù năm học này đã thực hiện việc tinh giản nội
dung chương trình, các bài học đã được giãn ra song nhiều trường vẫn không giãn
thời lượng ở các bài khái quát văn học. Ví dụ như bài Khái quát văn học Việt Nam

từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX bao quát các hiện tượng văn học, các tác giả, tác
phẩm lớn… trong gần suốt mười thế kỷ của văn học, vậy mà chỉ được dạy trong
hai tiết. Mâu thuẫn này buộc trong giờ học, giáo viên phải cố gắng truyền thụ cho
học sinh sao cho hết lượng kiến thức bài học. Nguyên nhân khách quan này cản
trở không nhỏ cho công cuộc đổi mới phương pháp dạy học phân mơn này. Thơng
thường để an tồn về thời gian, các thầy cơ lựa chọn phương pháp thuyết
trình.Thầy cơ nói, học trị ghi chép. Sự tiếp thu của học sinh trở nên thụ động, áp
đặt nhàm chán. Học sinh khơng có cơ hội để phát huy tính tích cực, chủ động, độc
lập, sáng tạo trong tư duy. Các kỹ năng học tập và năng lực tư duy chưa được
khuyến khích và phát triển. Vì thế hiệu quả học tập bộ mơn bị giảm sút.
- Thứ ba về phía giáo viên chưa dành nhiều tâm huyết đầu tư vào các bài khái
quát văn học. Nếu như các giờ dạy đọc hiểu tác phẩm văn học được các thầy cơ
tìm tịi đổi mới về phương pháp thì các giờ dạy bài khái qt văn học tâm lí của
thầy cơ là “ dạy cho xong ”. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giờ học.
Xuất phát từ cái nhìn tổng thể về vị trí, vai trị, nội dung chương trình cũng
như thực trạng dạy học, nguyên nhân cuả thực trạng dạy học các bài khái quát văn
học ở trường phổ thơng, tơi đã cố gắng tìm tỏi, học hỏi những biện pháp, cách thức
để góp phần nhỏ vào việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy
học các bài khái quát văn học.
II. Một số giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy
học các bài khái quát văn học.
1. Căn cứ để đề ra giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
trong dạy học các bài khái quát văn học.
1.1 Tuân thủ nguyên tắc dạy văn học sử
8


Bài khái quát văn học là một kiểu bài thuộc phân mơn văn học sử vì vậy khi
dạy kiểu bài này phải tuân thủ các nguyên tắc dạy văn học sử. Dạy văn học sử là
một cơng việc có những yêu cầu khá nghiêm ngặt về mặt nguyên tắc. Để có được

phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức giờ học hợp lý và hiệu quả, ngoài
những nguyên tắc chung của bộ mơn văn, giáo viên cịn phải tn theo các ngun
tắc dạy học có tính đặc thù của kiểu bài văn học sử. Bàn về vấn đề này, cuốn
Phương pháp dạy học văn do giáo sư Phan Trọng Luận chủ biên đã trình bày năm
nguyên tắc cơ bản: “1, Dạy văn học sử phải giúp học sinh nhận biết được quá trình
lịch sử văn học dân tộc với các mốc tiêu biểu có tính kế thừa và phát triển của q
trình đó. 2, Dạy văn học sử phải ln quán triệt quan điểm duy vật lịch sử và duy
vật biện chứng trong việc phân tích, đánh giá các hiện tượng văn học. 3, Dạy học
văn học sử phải kết hợp một cách thường xuyên việc rèn luyện năng lực phân tích
tổng hợp cho học sinh. 4, Dạy học văn học sử là dạy tri thức mang tính tích hợp, từ
đó cần kết hợp việc dạy văn học sử với lý thuyết văn học, dạy tác phẩm, dạy làm
văn. 5, Bài văn học sử gắn liền với lịch sử xã hội phải đạt được yêu cầu giáo dục
truyền thống văn học và truyền thống dân tộc.”.
1.2 Căn cứ vào đối tượng học sinh
Để phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong dạy học văn nói
chung và dạy học các bài khái quát văn học nói riêng tơi đã vận dụng linh hoạt các
phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực. Căn cứ để lựa chọn sử dụng
các phương pháp, hình thức, kĩ thuật là dựa vào đặc điểm, nội dung cụ thể của bài
học, từng hoạt động trong bài, đặc biệt là dựa vào đối tương học sinh của từng lớp
học để sử dụng hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp và đạt hiệu quả.
Theo tôi điểu này rất quan trọng vì lâu nay trong quá trình dạy học khi thiết kế hoạt
động chúng ta quan tâm nhiều đến mục đích, nội dung bài học mà cịn ít quan tâm
đến đối tượng người học. Trong thực tế dạy học chúng ta vẫn áp dụng thiết kế
hoạt động chung cho tất cả các lớp vì vậy dẫn đến tình trạng với cùng thiết kế đó
lớp học thành cơng lớp thì “cháy giáo án”. Vì vậy theo tơi trong q trình giảng
dạy trên lớp ta nên vận dụng linh hoạt các phương pháp dựa vào đặc điểm của đối
tượng học sinh. Nghĩa là cùng một nội dung, cùng một mục tiêu nhưng cách thức
thực hiện ở từng lớp có thể khác nhau.
Cùng dạy bài khái quát nhưng ở lớp 10 học sinh đầu cấp có thể chọn hình
thức, phương học, kĩ thuật dạy học vừa sức với tâm lí lứa tuổi như tổ chức trị

chơi, phương pháp thuyết trình, thảo luận nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy…và trong
quá trình giáo viên giao nhiệm vụ sẽ phải hướng dẫn cụ thể, chi tiết, thậm chí làm
mẫu trước nhưng đến lớp 11, 12 khi các em đã tích luỹ được thêm kiến thức, đã
trải nghiệm những hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực quen thuộc
giáo viên sẽ áp dụng những hình thức, phương pháp, kĩ thuật khó hơn, địi hỏi sự
chuẩn bị cơng phu hơn như hình thức toạ đàm, giao lưu, lớp học đảo ngược,
phương pháp đóng vai, sử dụng mơ hình Fayer…Tương tư như vây đối với các lớp
đầu khá, các lớp ban xã hội sẽ áp dụng hình thức, phương pháp. kĩ thuật khác với
9


các lớp thường, các lớp tự nhiên. Và có những trường hợp không nên áp đặt
phương pháp mà sẽ để những khoảng trống để các em tự lựa chọn cách thức chiếm
lĩnh tri thức.
Ví dụ: Khi dạy về tác giả Nguyễn Đình Chiểu ở mục I tìm hiểu về cuộc đời
của nhà thơ giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho nhóm 1 trình bày nội dung này,
giáo viên chỉ nêu yêu cầu công việc không định sẵn cách thức làm chỉ gợi ý cho
học sinh để các em tự lựa chọn hình thức chuyển tại nội dung, các em sẽ tự bàn bạc
lựa chọn cách thể hiện nội dung theo khả năng, sở thích của mình( Có thể vẽ sơ đồ
tư duy sau đó thuyết trình, soạn powerpoint, đóng vai, diễn lại một vài sự kiện
trong cuộc đời Đồ Chiểu…) và như vậy cùng một nội dung bài học nhưng ở các
lớp khác nhau sẽ thu được sản phẩm khác nhau thể hiện được sự sáng tạo của các
em.
Và đây là kết quả sản phẩm của lớp 11a5( năm học 2019- 2020) được rất
nhiều học sinh u thích và đón nhận.

10


11



2.Các giải pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học
các bài khái quát văn học
2.1.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực
Khơng có một phương pháp dạy học tồn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội
dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhựơc điểm và
giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức
dạy học trong tồn bộ q trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính
tích cực, sáng tạo và nâng cao chất lượng dạy học. Trong dạy học các bài khái quát
văn học giáo viên đã sử dụng một số phương pháp quen thuộc như phương pháp
thuyết trình, phương pháp thảo luận nhóm, phát vấn, sử dụng sơ đồ tư duy. Những
phương pháp này đã phần nào phát huy năng lực của học sinh trong quá trình tọc
tập. Song tôi muốn đề xuất bổ sung thêm các phương pháp dạy học tích cực khác đó
là : Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, dạy học nêu và giải quyết vấn đề,
phương pháp đóng vai.
2.1.1 Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học
Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ cùng các
phẩm chất của mình rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để
chiếm lĩnh một lĩnh vực kiến thức nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở
hữu của mình.
Hướng dẫn học sinh tự học chính là hình thành và phát huy năng lực tự học
của học sinh. Hình thành năng lực tự học có nghĩa là hình thành năng lực nhận
thức tích cực, sáng tạo, chủ động cho học sinh. Là hình thành cho học sinh khả
12


năng phát huy tới mức cao nhất tính tự lực trong học tập và thể hiện được cá tính
sáng tạo riêng của mình, thực hiện tốt nhất những mục đích, nhiệm vụ mà mơn học
đề ra. Nói cách khác, hình thành năng lực tự học cũng là hình thành kiến thức và

kĩ năng cho họ. Cho nên hoạt động hướng dẫn học sinh tự học nhằm hình thành
năng lực tự học là vô cùng quan trọng.
Những bài khái quát văn học là những bài viết được trình bày trong dung
lượng dài vì thế hoạt động hướng dẫn học sinh tự học là phù hợp. Hoạt động
hướng dẫn học sinh tự học trong các tiết dạy khái quát văn học diễn ra dưới nhiều
hình thức :
a. Hướng dẫn học sinh tự học trước bài dạy : Ở đây giáo viên yêu cầu học
sinh về nhà đọc bài, soạn bài, tìm hiểu thêm tư liệu về các gia đoạn văn học, về tác
giả văn học. Để hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn
một cách cụ thể, chi tiết.
Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ văn bản, xác định cấu trúc bài
học, xác định các luận điểm chính của bài bằng cách gạch chân các nhận định,
chép ra vở, sắp xếp thành các luận điểm chính của bài.
Ví dụ : Trước khi dạy bài khái quát văn học dân gian ( tiết 5,6) thì cuối tiết 4
(hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ ) giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn
bị cho bài học tiếp theo bằng các yêu cầu sau:
- Đọc bài khái quát văn học dân gian, sơ đồ hóa cấu trúc bài học bằng sơ đồ tư
duy.
- Tìm các nhận định chính của bài và lấy các ví dụ em đã học ở THCS hoặc
em biết để làm sáng tỏ các nhận định .
Hay trước khi dạy bài tác giả Nguyễn Du ( Truyện Kiều phần I tác giả) giáo
viên yêu cầu học sinh tìm đọc các câu chuyện, các giai thoạt về cuộc đời của
Nguyễn Du), đọc một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du và tập làm đại sứ văn
hoá đọc hãy viết về một tác phẩm của Nguyễn Du mà em yêu thích.
a. Hướng dẫn học sinh tự học trong và sau bài dạy:Trong quá trình dạy học
trên lớp giáo viên lựa chọn những nội dung quan trọng để trao đổi với học sinh cịn
lại một số nội dung khác có thể hướng dẫn học sinh về nhà tự học đến tiết học hôm
sau giáo viên kiểm tra lại.
Ví dụ : Khi dạy bài “ Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến hết thế kỉ XX” đến nội dung quá trình phát triển và những thành tựu

chủ yếu của văn học Việt Nam giai đoạn từ cách mạng tháng Tám 1954 đến năm
1975 giáo viên có thể nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh về nhà tự học bằng cách
hoàn thiện bảng biểu sau:
13


Quá trình phát triển và những thành tựu ban đầu
Chặng đường,thành tựu 1945-1954
1955-1964
Chủ đề chính
Thơ
Văn xi
Kịch
lí luận, phê bình

1965-1975

Ở trên lớp giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành mục thứ nhất chủ đề
chính của từng chặng đường, cịn thành tựu về thơ, văn xi, kich, lí luận phê bình
học sinh sẽ tiếp tục về nhà hoàn thành.
Sau mỗi bài học giáo viên hướng dẫn học sinh tự học băng cách yêu cầu học
sinh làm bài tập trong ứng dụng, mở rộng.
Ví dụ khi dạy bài “ khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách
mạng tháng Tám năm 1945 “ giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập ở
phần luyện tập : Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX
(từ 1900 đến 1930 ) là văn học giai đoạn giao thời?
Thường xuyên sử dụng phương pháp hướng dẫn học sinh tự học chính là
góp phần hình thành và phát huy năng lực tự học cho học sinh, đáp ứng nhiệm vụ
học tập suốt đời.
2.1.2 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề:

Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề (dạy học đặt và giải quyết vấn
đề) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra trước học sinh một vấn đề nhận thức,
chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng học
sinh (hoặc hướng dẫn, điều khiển học sinh) giải quyết vấn đề, đi đến những kết
luận cần thiết của nội dung học tập.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học nhằm phát triển
cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề. Vậy cần vận dụng
phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề như thế nào khi tổ chức dạy học các
bài khái quát văn học thì đạt hiệu quả cao nhất?
- Thứ nhất phát hiện vấn đề: Dựa trên cơ sở sự phân tích tình huống có vấn
đề (tình huống này có thể do giáo viên hoặc học sinh tạo ra), giáo viên hướng dẫn
học sinh phát hiện vấn đề.
- Thứ hai giải quyết vấn đề:
● Tìm phương án giải quyết: Biết thu thập, xử lí các thơng tin liên quan đến
vấn đề, đề xuất được một số phương án giải quyết vấn đề (các giả thuyết).
14


● Quyết định phương án giải quyết: Người học trên cơ sở so sánh, đối chiếu
các phương án để quyết định phương án tối ưu.
● Lập kế hoạch giải quyết
● Thực hiện kế hoạch
- Đánh giá phương án đã thực hiện:
● Thảo luận kết quả (khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết đã nêu) và đánh giá
● Kết luận về vấn đề: Tính khả thi/ tính hiệu quả của phương án/ giải pháp?
● Đề xuất vấn đề mới
Ví dụ.
Ví dụ 1: Khi dạy bài : Khái quát văn học dân gian Việt Nam,ở mục III sau khi
tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, giáo viên có thể sử
dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để học sinh đưa ra các giải pháp phát

huy các giá trị của các tác phẩm văn học dân gian trong cuộc sống hiện đại ngày
nay.
+ Phát hiện vấn đề: Cho học sinh xem một đoạn clip bàn về giá trị của văn
hoá dân gian trong cuộc sống hiện đại trong đó có đề cập đén tác phẩm văn học
dân gian đang mất dần chỗ đứng trong đời sống văn học ngày nay. Vậy cần phải
làm gì để gìn giữ, lưu truyền và phát huy các giá trị của văn học dân gian trong đời
sống ngày nay.
+ Cách giải quyết vấn đề : Học sinh đưa ra các giải pháp để gìn giữ, lưu
truyền và phát huy các giá trị của văn học dân gian như tố chức các cuộc thi tìm
hiểu văn học dân gian trong trường học, thi hát dân ca, tổ chức ngoại khoá câu lạc
bộ văn học dân gian...
Ví dụ 2: Khi dạy bài “ khái quát văn học Việt năm từ thế kỷ thứ X đến hết
thế kỷ XX” đến phần tìm hiểu những đặc điểm tính quy phạm của văn học giai
đoạn này thơng thường giáo viên sẽ thuyết trình hoặc yêu cầu học sinh nêu đặc
điểm nghệ thuật và lấy dẫn chứng minh hoạ. Theo tơi chúng ta nên có câu hỏi nêu
vấn để để khắc sâu kiến thức đó là cho học sinh thảo luận lí giải vì sao văn học
thời kì này lại mang tính quy phạm, giai đoạn trước và sau nó có mang tính quy
phạm như vậy không? Để giải quyết vấn đề này buộc học sinh phải vận dụng kiến
thức liên môn ( văn học, lịch sử, giáo dục cơng dân ) để giải thích bởi “ Xã hội
nào thì văn học ấy”, tình hình kinh tế xã hội, quan điểm thẩm mĩ của từng thời kỳ
ảnh hưởng rất sâu sắc đến quan điểm sáng tác, nội dung hình thức và quan điểm
thẩm mĩ của nhà văn. Nếu học sinh khơng hiểu kỹ điều đó thì khơng có kỹ năng
hiểu, cảm thụ, phân tích, nhìn nhận đúng những tác giả và tác phẩm.
2.1.3 Phương pháp đóng vai
Trong các phương pháp dạy học tích cực, đóng vai là phương pháp phù hợp
với đặc trưng dạy - học của môn Ngữ văn. Đây là phương pháp tổ chức cho học
15


sinh thực hành để trình bày những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một vai giả

định. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ
đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em
quan sát được từ vai của mình.
Phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số nội dung học tập sau: vào
vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học, chuyển thể một văn bản văn học thành
một kịch bản sân khấu, xử lý một tình huống giao tiếp giả định, trình bày một vấn
đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau…Đối với các bài dạy khái quát văn học
phương pháp đóng vai có nhiều dạng khác nhau:
+ Đóng vai tác giả: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nam Cao, Tố Hữu...
+ Đóng vai phóng viên, bạn đọc đặt ra những câu hỏi, trình bày suy nghĩ của
mình về đặc điểm của giai đoạn văn học hoặc các vấn đề liên quan đến tác giả.
+ Đóng vai chuyên gia giải đáp thắc, chia sẻ kiến thức về giai đoạn văn học,
tác giả văn học...
Cách thức tiến hành như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ đóng vai: Giáo viên chia nhóm, giao tình
huống đóng vai cho các nhóm, hướng dẫn cách thức, thời gian thực hiện.
Bước 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện đóng vai
+ Học sinh lập kế hoạch đóng vai
+ Thực hiện đóng vai (tại nhà học sinh hay tại lớp, tại trường, trong các buổi
ngoại khố hay tiết học chính khố).
Bước 3. Thảo luận, trao đổi sau khi học sinh đóng vai:
Ví dụ 1: Khi dạy bài Đại cáo bình Ngơ ( Phần I tác giả Nguyễn Trãi) ở mục I.
Cuộc đời. Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho nhóm 1 tái hiện lại cuộc đời của Nguyễn
Trãi bằng phương pháp đóng vai ( Sẽ có một học sinh đóng vai người kể chuyện
kể lại cuộc đời của tác giả, một học sinh đóng vai Nguyễn Trãi và một số nhân vật
khác để diễn lại một vài biến cố lớn trong cuộc đời Nguyễn Trãi ). Học sinh có
thể lựa chọn đóng vai một số cảnh như:
+ Cảnh cha con Nguyễn Trãi chia tay nhau khi cha Nguyễn Trãi là Nguyễn
Phi Khanh bi giặc Minh bắt đưa sang Trung Quốc.
+ Cảnh Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngơ và hăm hở tham

gia vào công cuộc xây dựng đất nước.
+ Cảnh Nguyễn Trãi bị vu oan và kết án tru di tam tộc
Ví dụ 2: Khi dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Phần 1 tác giả Nguyễn Đình
Chiểu) ở mục I. Cuộc đời
Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho học sinh nhóm 1 tái hiện lại cuộc đời của
Nguyễn Đình Chiểu
16


+ 1 Học sinh đóng vai người dẫn truyện, người này sẽ kể lại cuộc đời của cụ
Đồ Chiểu
+ 1 Học sinh đóng vai Đồ Chiểu và một số nhân vật phụ khác diễn lại cảnh
Nguyễn Đình Chiểu đi thi thì nghe tin mẹ mất ơng đã khóc mù cả hai mắt, cảnh
ông trở về quê hương mở trường dạy học, bốc thuốc...
Phần 2. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Giáo viên giao việc cho nhóm 3 đóng vai chuyên gia, giáo viên cũng có thể
đóng vai chun gia để trao đổi trị chuyện, giải đáp những băn khoăn về nội dung
và thơ văn của Nguyền Đình Chiểu.
2.2.Đa dạng hóa các hình thức dạy học
2.2.1Tổ chức trị chơi
Dạy học thơng qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh với các trò chơi sinh
động dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi
trị chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi
(cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học
tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá hay phản biện. Giải pháp này sẽ làm thay đổi
khơng khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học
sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý
kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là
sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân
cách ở học sinh qua bộ môn Văn. Đối với các bài khái quát việc áp dụng các trò

chơi sẽ giúp cho bài học tránh được sự khô khan, nhàm chán khi tiếp xúc với lượng
kiến thức tương đối nhiều.
- Khi Lồng ghép trò chơi trong dạy và cần chú ý một số nguyên tắc:
+ Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc
điểm và trình độ học sinh, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của
lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho học sinh.
+ Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi.
+ Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.
+ Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện
cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành
trò chơi và đánh giá sau khi chơi.
- Trong dạy học các bài khái qt, trị chơi có thể được được sử dụng trong
nhiều hoạt động khác nhau như khởi động, khởi động kết hợp với hình thành kiến
thức, luyện tập đánh giá kết quả, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức…
* Tổ chức trò chơi để khởi động tiết học
17


Ví dụ: Tổ chức trị chơi 20 giây trong phần khởi động của bài khái quát văn
học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thể kỉ XX
- Mục đích: Vừa kiểm tra kiến thức về văn học sử Việt Nam vừa tạo hứng thú
học tập cho học sinh
- Nội dung câu hỏi: Văn lớp 9,10,11
- Hình thức câu hỏi;
+ Câu hỏi đơn giản, yêu cầu trả lời ngắn gọn không quá 5 từ
+ Câu hỏi chỉ xuất hiện trong đúng 20 giây
+ Có 10 câu hỏi
- Cách thức tiến hành
+ Giáo viên chia làm học sinh thành 4 đội chơi, cử hai người giám sát
+ Giáo viên sẽ đưa ra 10 câu hỏi, các câu hỏi này sẽ được trình chiếu trên màn

hình trong vịng 20 giây.
+ Các nhóm ghi câu trả lời vào bảng phụ
+ Đáp án sẽ được sẽ được trình chiếu sau khi kết thúc slide cuối cùng
+ Nhóm nào trả lời nhiều câu đúng nhất nhóm đó sẽ giành chiến thắng.
- Câu hỏi:
Câu 1: Khăn thương nhớ ai… thuộc thể loại gì
Câu 2: Truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ thuộc thể loại
truyện…
Câu 3: Tấm Cám thuộc thể loại truyện…
Câu 4: Những tác phẩm vừa được nêu tên ở ba câu hỏi trên là những sáng tác
văn học … do nhân dân lao động sáng tạo nên.
Câu 5: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu là các
tác giả tiêu biểu của văn học…
Câu 6: Bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã chính
thức chuyển sang thời kì văn học…
Câu 7: “ Chữ người tử tù” là sáng tác thuộc khuynh hướng văn học… giai
đoạn 1930-1945
Câu 8: Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng là những gương mặt nổi bật
của khuynh hướng văn học hiện thực… giai đoạn 1930-1945.
Câu 9: Đồng chí là bài thơ ra đời trong giai đoạn kháng chiến …
18


Câu 10: Tiểu đội xe khơng kính là bài thơ ra đời trong giai đoạn kháng
chiến…
Sau khi kết thúc câu hỏi số 10 GV chiếu slide đáp án và học sinh đổi chấm
chéo câu trả lời của nhau tìm ra đội chiến thắng.
1. Ca Dao
2. Truyền thuyết
3. Cổ tích

4. Dân gian
5. Trung đại
6. Hiện đại
7. Lãng mạn
8. Phê phán
9. Chống Pháp
10. Chống Mĩ
*Tổ chức trị chơi trong phần hình thành kiến thức mới
Ví dụ : Tổ chức trị chơi đi tìm mật mã ẩn dấu trong ma trận được sử dụng
trong mục I. tìm hiểu vài nét về tiểu sử tác giả Hồ Chí Minh ( Tun ngơn độc lập,
phần I tác giả)
- Mục đích : Kiểm tra kiến thức về cuộc đời và các tác phẩm của Hồ Chí
Minh ( Phần này trước khi học giáo viên đã yêu cầu học sinh tự đọc sách giáo khoa
và tìm hiểu thêm về cuộc đời của tác giả Hồ CHí Minh ở nhà, trên lớp giáo viên tổ
chức dạy học mục I này qua hoạt động trị chơi đi tìm mật mã và kể chuyện hoặc
trình bày một bài hát về Bác Hồ )
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên phổ biến luật chơi: Trả lời câu hỏi để tìm các mật mã được dấu
trong ma trận theo chiều dọc, chiều ngang và đường chéo bằng cách đánh dấu vào
ma trận (Trị chơi này địi hỏi học sinh vừa có kiến thức vừa nhanh mắt, nhanh tay
để tìm mật mã trong ma trận)
+ Giáo viên mời hai học sinh xung phong lên chơi. Học sinh thay phiên nhau
hỏi đáp để khoanh đáp án trả lời, ai tìm đúng và nhanh nhất sẽ là người chiến thắng

19


1

2


3

4

5

6

7

8

9

a

H O A C

b

C

A I

c

L

A N G D U C


d

B

Ê

e

H O A L

g

N G U Y Ê

h

A Y Đ I

X S

 U S

i

N H Â T

K I

T


k

T

A N H K H U

Y

A

I

L

Y

N

A

N

M

A

L

H A


N

H

A

N

O

Ô

P

H

O

G

A

K Ă Ơ Y

L

O

A


S

I

S

Ă

C

E

I

Ă

C

Q

H

N

A

O N

G


T

U

M

Ê

N N G Ô N Đ

Ô

C

L

Â

P

l

V I

U

H

M


N

G

H U O

M

N

G

L

H

Ê

K L

P

Q

U

V

B


V N G U Y Ê
T

N H G Y U Â I

U Y Ê

10 11 12 13 14 15

I

Ê

N S

I
R

N H

H A N H M O H I

m E

D I

U O C

n


S

A I

H O U I

o

C

Ê

V I

Ê

N G L

Ă N

G

B

A

C

O


p

V A O I

R

G S

E

R

T

U

Y

G

H

H

q

B

G H N H I


T

N

E

S

A

B

N

A I

P

Câu hỏi 1:Tên khai sinh của bác Hồ là...
Câu 2: Thân sinh của bác Hồ tên là...
Câu 3: Làng Kim Liên, quê hương của bác Hồ còn được gọi là. ..
Câu 4 : Bác đã có thời gian dạy học ở trường..., một trường học của tổ chức
yêu nước ở Phan Thiết
Câu 5: Tên một truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp nhằm đả kích một vị
vua bù nhìn bán nước hại dân
Câu 6:. ..Là tập thơ nổi tiếng được Bác viết khi bị giam giữ tại Quảng Tây
Trung Quốc
Câu 7: Tên chữ Hán của bài thơ Chiều tối là...
Câu 8:Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa là

hai câu thơ trong bài thơ nào được bác viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Câu 9: Vào ngày 2-9- 1945 bác đã đọc bản.... tại Quảng trường Ba Đình.
Câu 10: Bài thơ. ..là dòng cảm xúc của một tác giả miền Nam khi được ra
thăm lăng bác.

20


Sau khi kết thúc trị chơi đi tìm mật mã, giáo viên tiếp tục cho học sinh xung
phong kể một câu chuyện ngắn về Bác Hồ hoặc trình bay một ca khúc về Bác.
Tổ chức trò chơi để tổng kết bài học:
Ví dụ: Tổ chức trị chơi ai nhanh hơn để kết thức bài Khái quát văn học dân
gian.
Mục đích : Tổng kết kiến thức về văn học dân gian, tạo khơng khí vui vẻ.
Cách thức tiến hành: Giáo viên lần lượt đọc câu hỏi ai xung phong nhanh
nhất sẽ được trả lời, trả lời đúng sẽ có phần quà nhỏ.
Câu 1: Văn học dân gian có bao nhiêu thể loại?
A. 8
B. 10
C. 12
D. 14
Câu 2: Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể loại sử thi?
A. Đẻ đất đẻ nước
B. Đam Săn
C. Tấm Cám
D. Lợn cưới áo mới
Câu 3: Ca dao thường sử dụng thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Tứ tuyệt

D. Năm chữ
Câu 4: Truyện cười xuất hiện khi nào?
A. Khi xã hội có chiến tranh
B. Khi xã hội suy thối.
C. Khi xã hội cường thịnh
D. Khi xã hội ấm no, hạnh phúc.
Câu 5: Ca dao khơng có đặc điểm nghệ thuật nào?
A. Miêu tả nhân vật với tính cách đa dạng, phức tạp
B. Sử dụng phong phú phép điệp
C. Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ
D. Diễn tả tâm tư, tình cảm của con người
21


Câu 6: Truyện thơ khác với truyện cổ tích ở điểm nào?
A. Thể hiện niềm thương cảm trước số phận những con người nhỏ bé, bất
hạnh
B. Bày tỏ sự phản kháng đối với cái xấu, cái ác
C. Thể hiện ước mơ và khát vọng hạnh phúc của con người
D. Kết hợp giữa tự sự và trữ tình, vừa phản ánh hiện thực vừa miêu tả tâm
tư,tình cảm sâu kín của con người.
Câu 7: Tục ngữ khơng thể hiện điều
A. Trí tuệ dân gian
B. Tiếng nói trữ tình dân gian
C. Triết lí dân gian
D. Tri thức bách khoa dân gian
Câu 8: Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố:
A. Bất ngờ
B. Thần kì
C. Độc đáo

D. Hấp dẫn
Câu 9 : Hình ảnh sau gợi cho em nhớ đến câu thành ngữ nào

Câu 10: Hãy hát một làn điệu dân ca mà em biết.
Có rất nhiều trị chơi hữu ích để vận dụng trong q trình lên lớp như: trị chơi
20 giấy, giải ơ chữ, giải mật thư, ai nhanh hơn, bóng chuyền theo nhạc...tuy nhiên
giáo viên có thể dựa vào nhiều yếu tố như nội dung, tiến trình dạy học và đối tượng
học sinh ở từng lớp học để lựa chọn các trò chơi phù hợp. Quan trọng là sau mỗi
trò chơi, giáo viên luôn phải hệ thống kiến thức, khắc ghi những kiến thức trọng
tâm, đặt ra những vấn đề liên hệ thực tiễn.
22


Sau đây là một số hình ảnh minh hoạ sử dụng hình thức trị chơi trong tiết
học:

2.2.2 Tổ chức tiết học theo hình thức một buổi toạ đàm về văn học hoặc một buổi
giao lưu với nhà văn, nhà thơ.
Với hình thức này chúng ta vẫn tổ chức trong khơng gian lớp học với thời
gian một đến hai tiết song thay vì đi theo tiến trình bài dạy theo năm bước quen
thuộc thì chúng ta sẽ tổ chức dưới dạng một buổi toạ đàm nhỏ hoặc một buổi giao
lưu. Để thực hiện được hình thức này dạy học địi hỏi sự chuẩn bị công phu của
giáo viên và học sinh.
23


Cách thức tiến hành :
- Giáo viên nêu chủ đề của buổi toạ đàm hoặc buổi giao lưu và phân cơng
nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm học sinh trước giờ học một tuần.
- Từng nhóm sau khi đã được phân cơng nhiệm vụ sẽ đọc sách giáo khoa, tìm

hiểu tư liệu, thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong
nhóm mình.
- Thực hiện buổi toạ đàm, giao lưu.
- Tổng kết đánh giá và chốt lại kiến thức cơ bản
Ví dụ 1: Khi dạy bài tác giả Nam Cao giáo viên sẽ tổ chức dưới dạng một
buổi giao lưu văn học với nhà văn Nam Cao.
Bước 1: Giáo viên sẽ là người lên kịch bản cho chương trình buổi giao lưu và
phân cơng nhiệm vụ cho học sinh trước buổi học: Chọn 1 học sinh làm người dẫn
chương trình (Giáo viên sẽ hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể giúp học sinh dẫn
dắt toàn bộ chương trình giao lưu), 1 học sinh đóng vai nhà văn Nam Cao. Chia
học sinh trong lớp thành 4 nhóm với nhiệm vụ cụ thể:
Nhóm 1: Trang trí lớp học ( Ghi bảng, sắp xếp bàn ghế theo không gian của
một buổi giao lưu văn học), chuẩn bị trò chơi tìm hiểu về cuộc đời và con người
Nam Cao
Nhóm 2: Đóng một trích đoạn ngắn trong tác phẩm Chí Phèo thời gian diễn
khơng q 5 phút.( Nhóm tự bàn bạc, lựa chọn đóng cảnh nào, ai sẽ là người đóng
vai)
Nhóm 3: Đóng một trích đoạn ngắn trong tác phẩm Đời thừa thời gian diễn
khơng q 5 phút.( Nhóm tự bàn bạc, lựa chọn đóng cảnh nào, ai sẽ là người đóng
vai)
Nhóm 4: Hỗ trợ phần kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ
thuật để học sinh đóng vai Nam Cao tham gia giao lưu, trao đổi với học sinh.
Bước 2: Thực hiện buổi giao lưu.
- Người dẫn chương trình giới thiệu nội dung và giới thiệu nhà nhân vật chính
của buổi giao lưu.
- Người dẫn chương trình sẽ giới thiệu đại diện nhóm 1 lên tổ chức trị chơi
tìm hiểu về cuộc đời và con người Nam Cao (Mục đích tạo khơng khí vui vẻ và
giúp học sinh nhớ được một số nét chính trong cuộc đời và con người Nam Cao)
- Giao lưu với nhà văn : Học sinh đặt câu hỏi và nhà văn chia sẻ về quan điểm
sáng tác, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật ( đến phần đề tài chính sẽ diễn

lại hai trích đoạn trong tác phẩm Chí Phèo và Đời thừa do nhóm 2,3 chuẩn bị)
- Kết thúc buổi giao lưu.
24


Hình ảnh của buổi giao lưu tại lớp 11a5

Ví dụ 2 : Khi dạy bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám
năm 1945 đến hết thế kỉ XX ở mục II vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm
1975 đến hết TK XX giáo viên sẽ tiến hành theo hình thức cuộc toạ đàm với chủ
đề : Văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
Bước 1: Chuẩn bị :
1. Giáo viên sẽ cho học sinh xung phong đóng vai người dẫn chương trình và
hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ đối với người dẫn chương trình.Cho 3 học sinh
xung phong đóng vai PGS.TS. Đặng Thu Thuỷ trưởng bộ mơn văn học Việt Nam
hiện đại của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội , TS Phạm Đặng Xuân Hương, giảng
viên trường đại học sư phạm Hà Nội, nhà thơ Thanh Thảo và 2 học sinh sẽ đóng
vai đại sứ văn hoá đọc để giới thiệu về một tác phẩm, một tác giả tiêu biểu của thời
kì này. Học sinh cả lớp sẽ đóng vai bạn đọc chuẩn bị các câu hỏi để giao lưu với
các nhà văn, nhà thơ, chuyên gia ( Vì đối tượng học sinh là lớp 12 đã quen với hình
thức dạy học này nên giáo viên để các em xung phong nhận nhiệm vụ, khi khơng
có học sinh xung phong giao viên sẽ lựa chọn, để khuyến khích học sinh xung
phong giáo viên cần có điểm thưởng với những học sinh này)
- Học sinh nhận nhiệm vụ sẽ đọc sách giáo khoa, tìm tư liệu để thực hiện
nhiệm vụ, chuẩn bị cho buổi toạ đàm.
Bước 2: Thực hiện buổi tạo đàm
- Người dẫn chương trình giới thiệu chủ đề của buổi toạ đàm và khách mời
- Các khách mời trao đổi chia sẻ về yêu cầu đổi mới văn học, những chuyển
biến và thành tựu ban đầu
- Học sinh đặt câu hỏi với các khách mời

- Học sinh giới thiệu tác phẩm, tác giả tiêu biểu của thời kì này.
Sau đây là một số hình ảnh minh hoạ buổi toạ đàm của lớp 12a11

25


×