Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

SKKN một số giải pháp rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học môn toán 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 60 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5
- - - - -  - - - - -

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHĨM GĨP
PHẦN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC
SINH THƠNG QUA DẠY HỌC MƠN TỐN 10
LĨNH VỰC: TOÁN


MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................................1
3. Tính mới của đề tài:............................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG...........................................................................................3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................................3
1. Phương pháp dạy học trong nhóm nhỏ…………………………………....3
2. Năng lực hợp tác…………………………………………………………..4
3. Kĩ năng làm việc nhóm…………………………………………………....7
4. Ý nghĩa của làm việc nhóm………………………………………………..7
5. Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm làm việc hiệu quả………….8
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................8
III. GIẢI PHÁP...................................................................................................10
Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng cá nhân trong làm việc nhóm..............................10
1.1. Lắng nghe………………………………………………………………10
1.2. Chất vấn………………………………………………………………..13
1.3. Thuyết phục…………………………………………………………….13
1.4. Tôn trọng……………………………………………………………….14


1.5. Trợ giúp………………………………………………………………..15
1.6. Chia sẻ………………………………………………………………....15
1.7. Phối hợp………………………………………………………………..15
Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng tổ chức nhóm.......................................................16
2.1. Thành lập nhóm……………………………………………………….16
2.2. Xây dựng mục tiêu chung của nhóm…………………………………..16
2.3. Xây dựng quy chế nhóm……………………………………………….19
2.4. Phát huy vai trị của nhóm trưởng……………………………………..20
2.5. Phân chia nhiệm vụ trong nhóm……………………………………….21
2.6. Tổ chức cuộc họp nhóm……………………………………………….22


2.7. Giải quyết cơng việc nhóm…………………………………………….23
2.8. Kĩ năng ghi chép……………………………………………………….24
2.9. Quản lí hoạt động nhóm………………………………………………..27
2. 10. Đánh giá hoạt động nhóm……………………………………………30
Giải pháp 3: Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm trong một số hoạt động dạy..........34
3.1. Hoạt động hình thành khái niệm, định lí………………………………34
3.2. Hoạt động luyện tập……………………………………………………37
3.3. Hoạt động vận dụng……………………………………………………40
Giải pháp 4: Tổ chức làm việc nhóm trên hệ thống , zoom và qua
mạng xã hội: facebook, zalo, …............................................................................44
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM..................................................45
4.1. Thực trạng……………………………………………………………...45
4.2. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………...45
4.3. Một số minh chứng sau khi thực hiện sáng kiến……………………….46
PHẦN III. KẾT LUẬN........................................................................................47
1. KẾT LUẬN......................................................................................................47
2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.............................................................................47
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................49



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI do UNESCO xác định là: “Học để biết,
học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Mục tiêu giáo
dục của thế giới cho thấy rõ giáo dục khơng chỉ cung cấp kiến thức mà cịn phải
hình thành cho người học những kỹ năng để họ có thể sống và làm việc trong xã
hội.Để thực hiện được điều đó giáo viên cần phải chuyển từphương pháp dạy học
“truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụngkiến thức, rèn luyện kỹ
năng hình thành năng lực học sinh.

Trong hoạt động học tập cũng như trong các hoạt động xã hội khác địi
hỏihọc sinh phải có sự phối hợp, hợp tác giữa học sinh – học sinh, giữa học sinh –
giáoviên nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động và cùng hướng đến một mục
đíchchung. Khi học theo nhóm các em được trao đổi ý kiến cho nhau, được hỗ
trợgiúp đỡ, động viên nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực, phẩm chất và
hoàn thiện bản thân trong q trình học tập. Dạy học nhóm là một hình thức dạy
học theo định hướng phát triển năng lực người học.
Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm giúp học sinh hứng thú, tích cực trong các
hoạt động, kích thích sự sáng tạo và lĩnh hội các kiến thức trở nên dễ dàng hơn.
Năng lực hợp tác được xem là một trong những năng lực quan trọng của con
người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy phát triển năng lực hợp tác trong trường
học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới. Dạy học hợp tác trong nhóm
nhỏchính là sự phản ánh thực tế của xu thế đó
Từ những lí do trên chúng tơi chọn đề tài: “Một số giải pháp rèn luyện kỹ năng
làm việc nhóm góp phần hình thành và phát triển năng lực hợp tác cho học sinh
thông qua dạy học môn Toán 10” .
2.Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Nghi Lộc 5.


1


3.Tính mới của đề tài:
Đây là đề tài tương đối mới, đảm bảo tính khoa học và ứng dụng cao.
Đề tài giúp học sinh phát huy tối đa năng lực hợp tác, nâng cao chất lượng
học tập, tạo tiền đề cho làm việc nhóm ở bậc đại học, sau đại học, cho cuộc sống
sau này.
Đề tài thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực.

2


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
1.1. Bản chất
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ cịn được gọi bằng một số tên
khác như “Phương pháp thảo luận nhóm” hoặc “Phương pháp dạy học hợp tác”.
Đây là phương pháp dạy học mà “Học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ
riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua
nhiệm vụ riêng biệt của từng người. các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức
lại liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung”.
1.2. Quy trình thực hiện
Khi sử dụng phương pháp dạy học này, lớp được chia thành những nhóm từ
4 đến 6 người. Tùy mục đích yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được chia ngẫu
nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong các tiết học hoặc thay đổi theo
từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc

các nhiệm vụ khác nhau.
Cấu tạo của một hoạt động nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết,
một buổi…)
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận hoặc nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ
nhận thức.
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân
cơng vị trí làm việc cho các nhóm.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Phân cơng trong nhóm, từng các nhân làm việc độc lập.
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác
quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. Giáo viên tổng kết và
nhận xét, đặt vấn đề cho vấn đề tiếp theo hoặc bài tiếp theo.
1.3. Ưu điểm
- Học sinh học cách cộng tác trên nhiều phương diện.

3


- Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của các bạn
khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và
đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm.
- Nhờ khơng khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút
nhát trở nên bảo dạn hơn; các em học được cách trình bày ý kến của mình, biết
lắng nghe chất vấn ý kiến của bạn; từ đó giúp học sinh dễ hịa nhập vào cộng đồng
nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt.

- Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong phú; kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác của học sinh được phát triển.
1.4. Hạn chế
- Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một số lý do nào đó khơng tham gia
vào hoạt động chung của nhóm, nên nếu giáo viên khơng phân cơng hợp lí có thể
dẫn đến tình trạng chỉ có một vài học sinh khá tham gia còn lại các học sinh khác
khơng hoạt động.
- Ý kiến các nhóm có thể q phân tán hoặc mâu thẫn gay gắt với nhau.
- Thời gian có thể bị kéo dài.
- Với những lớp có sĩ số đơng hoặc chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì khó
tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận dễ dẫn tới lớp ồn ào ảnh hưởng đến lớp
khác.
1.5. Các cách thành lập nhóm
Có rất nhiều cách thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, khơng nên áp
dụng một tiêu chí duy nhất cho cả năm học. Một số tiêu chí để thành lập nhóm:
1. Các nhóm gồm những người tự nguyện, chung mối quan tâm.
2. Các nhóm ngẫu nhiên.
3. Nhóm ghép hình.
4. Các nhóm với những đặc điểm chung.
5. Các nhóm cố định trong một thời gian dài.
6. Nhóm có học sinh khá, giỏi hỗ trở học sinh yếu kém.
7. Phân chia theo năng lực học tập khác nhau.
8. Phân chia theo các dạng học tập.
9. Nhóm với các bài tập khác nhau.
10. Phân chia học sinh nam và nữ.
2. Năng lực hợp tác
Năng lực hợp tác có thể coi là những kĩ năng, kĩ xảo về khả năng tương tác
giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong việc tổ chức, quản lí và thực
4



hiện các hoạt động nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết
nhiệm vụ chung một cách hiệu quả. Năng lực hợp tác được cấu thành bởi tri thức,
kĩ năng và thái độ, giá trị hợp tác trong quá trình hoạt động.
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông đã xác định năng lực hợp tác
là một trong những năng lực cốt lõi mà học sinh cần phải có, thể hiện qua khả năng
làm việc hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ
tương trợ lẫn nhau để cùng đạt tới mục tiêu chung.
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh là việc làm cần thiết góp phần phát
triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Các thành tố của năng lực hợp tác gồm:
Xác định được mục đích và phương thức hợp tác.
Xác định được các hoạt động của bản thân.
Biết được khả năng của những người mình cùng hợp tác.
Thuyết phục người khác cùng hồn thành cơng việc.
Đánh giá được hoạt động của cả nhóm và của bản thân.
Rút ra bài học kinh nghệm sau khi hoạt động nhóm.
Cụ thể “Chuẩn đầu ra” về năng lực hợp tác của học sinh trung học phổ
thơng.
Bảng 1
Thành tố

Tiêu chí chất lượng hành vi

Xác định được mục đích và lựa chọn Xác định mục đích hợp tác
phương thức hợp tác.
Xác định được phương thức hợp tác
Xác định được trách nhiệm và các Xác định được trách nhiệm của bản thân
hoạt động mà bản thân có thể đảm Xác định được khả năng đóng góp của
nhiệm.

bản thân
Xác định được nhu cầu và khả năng Xác định được khả năng của các thành
của những người cùng hợp tác.
viên trong nhóm
Phân cơng nhiệm vụ của các thành viên
phù hợp
Tổ chức thuyết phục người khác cùng Thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân
hoàn thành công việc.
Theo dõi, đưa ra nhận xét và giúp đỡ
các thành viên khác trong nhóm
Rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả

Báo cáo kết quả thực hiện của cá nhân,
tự rút kinh nghiệm trong hợp tác của
bản thân và đóng góp rút kinh nghệm
cho nhóm.
5


Đánh giá năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học căn cứ trên các thành tố
năng lực và chỉ số tiêu chí chất lượng hành vi, xây dựng khung tiêu chí và mã hóa
dưới dạng điểm để giáo viên đánh giá học sinh và học sinh đánh giá học sinh
(xem bảng 2).
Bảng 2
Thành tố
NL

Tiêu chí
Chủ động xung phong nhận nhiệm vụ


1. Nhận
nhiệm vụ

2. Tham gia
xây dựng kế
hoạch hoạt
động của
nhóm

3. Thực hiện
nhiệm vụ và
hỗ trợ giúp
đỡ các thành
viên khác

Điểm
tối đa
1

Không xung phong nhưng vui vẻ nhận nhiệm vụ được
giao

0.75

Miễn cưỡng khi nhận nhiệm vụ được giao

0.5

Từ chối nhận nhiệm vụ


0

Hăng hái bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch
hoạt động của nhóm.

1

Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động nhưng
đơi lúc chưa chủ động

0.75

Ít tham gia ý kiến xây dựng kế hoạt hoạt động nhóm

0.5

Khơng tham gia ý kiến xây dựng hoạt động nhóm

0

Biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan
điểm của mọi người trong nhóm

1

Đơi lúc chưa biết lắng nghe, tơn trọng ý kiến của các
thành viên khác trong nhóm

0.75


Chưa biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành
viên khác trong nhóm

0.5

Khơng lắng nghe và tơn trọng ý kiến của các thành viên
khác trong nhóm.

0

Cố gắng hồn thành nhiệm vụ của bản thân đồng thời
chủ động hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm

2

Cố gắng hồn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa
chủ động hỗ trợ các thành viên khác

1

Cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân nhưng chưa
hỗ trợ các thành viên khác

0.5

6


4. Tôn trọng
quyết định

chung

5. Kết quả
làm việc

6. Trách
nhiệm với
kết quả làm
việc chung

Khơng cố gắng hồn thành nhiệm vụ của bản thân và
không hỗ trợ thành viên khác

0

Luôn tôn trọng quyết định chung của cả nhóm

2

Đơi khi chưa tơn trọng quyết định chung của cả nhóm

1

Nhiều khi chưa tơn trọng quyết định chung của cả
nhóm

0.5

Khơng tơn trọng quyết định chung của cả nhóm


0

Có sản phẩm tốt theo yêu cầu đề ra và đảm bảo đúng
thời gian

2

Có sản phẩm tốt nhưng chưa đảm bảo thời gian

1

Có sản phẩm tương đối tốt theo yêu cầu đề ra nhưng
chưa đảm bảo đúng thời gian

0.5

Sản phẩm không đạt yêu cầu

0

Tự giác chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

1

Chịu trách nhiệm về sản phẩm chung khi được yêu cầu

0.75

Chưa sẵn sằng chịu trách nhiệm về sản phẩm chung


0.5

Không chịu trách nhiệm về sản phẩm chung

0

Tổng điểm (Q)
- Nếu
và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6) đạt từ 70% tổng điểm của
từng tiêu chí thì học sinh được đánh giá có năng lực hợp tác: Tốt.
và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6) đạt từ 50% tổng điểm của
- Nếu
từng tiêu chí thì học sinh được đánh giá có năng lực hợp tác: Khá.
- Nếu
và tất cả các tiêu chí từ (1) đến (6) đạt từ 50% tổng điểm của
từng tiêu chí thì học sinh được đánh giá có năng lực hợp tác: Bình thường.
- Nếu

thì học sinh được đánh giá khơng có năng lực hợp tác.

3. Kĩ năng làm việc nhóm
Kĩ năng làm việc nhóm là khả năng tương tác giữa các thành viên trong một
nhóm nhằm phát triển tiềm năng, năng lực của tất cả các thành viên và thúc đẩy
hiệu quả cơng việc.
4. Ý nghĩa của làm việc nhóm
- Phân công công việc.
7


- Quản lí và kiểm sốt cơng việc.

- Giải quyết vấn đề và ra quyết định.
- Thu thập thông tin và các ý tưởng.
- Phối hợp, tăng cường sự tham gia và cam kết.
- Đàm phán và giải quyết xung đột.
- Thỏa mãn nhu cầu quan hệ xã hội và tăng cường ý thức về bản thân trong
các mối quan hệ với những người khác.
- Nhận được sự giúp đỡ trong việc thực hiện mục tiêu cụ thể.
- Chia sẻ, thông cảm khi cùng tạo nên một thành quả lao động cụ thể.
5. Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm làm việc hiệu quả
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá nhóm làm việc hiệu quả.
- Giai đoạn lập kế hoạch.
- Giai đoạn thực hiện.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để đánh giá thực trạng về nhu cầu, động cơ, hứng thú làm việc nhóm, mức
độ hiểu biết về năng lực hợp tác nhóm của học sinh, chúng tơi đã tiến hành điều tra
53 giáo viên và 123 học sinh của 3 lớp 10A3, 10A6 và 10A8 (trường THPT Nghi
Lộc 5) thông qua phiếu điều tra và nhận được kết quả sau:
Phân tích kết quả điều tra
Tầm quan trọng của hoạt động nhóm.
Rất quan trọng

Quan trọng

Bình thường

Khơng quan
trọng

GV


HS

GV

HS

GV

HS

GV

HS

50%

45%

32,1%

35,3%

10,9%

12%

7%

7,7%


Những việc thực hiện làm việc nhóm trong lớp cịn ít, mức độ thường xuyên
thấp.
Đa số các giáo viên và học sinh có hiểu biết về khái niệm năng lực hợp tác
và nhận thức được sự cần thiết phải phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. Kết
quả khảo sát cho thấy có 73,3% giáo viên và 72,6% học sinh đều đánh giá ở mức
“rất cần thiết” 22,7% cho là “cần thiết”.
Đánh giá biểu hiện kĩ năng hợp tác trong làm việc nhóm như sau:
Khơng bao giờ: 1 điểm; Thỉnh thoảng: 2 điểm; Thường xuyên: 3 điểm; Rất
thường xuyên: 4 điểm
8


Mức độ biểu hiện
Các kĩ năng

Giáo viên

Học sinh

Tổng hợp

Điểm
TB

Thứ
bậc

Điểm
TB


Thứ
bậc

Điểm
TB

Thứ
bậc

1. Kĩ năng diễn đạt ý kiến của
mình mạch lạc, rõ ràng, thuyết
phục

2,97

3

2,54

8

2,74

3

2. Kĩ năng nghe và tóm tắt chính
xác ý kiến của người khác.

2,42


8

2,58

7

2,51

8

3. Kĩ năng trao đổi thống nhất ý
kiến hoặc chấp nhận ý kiến.

2,98

2

2,68

3

2,83

2

4. Kĩ năng nghe và nhận xét ý
kiến của người khác.

3,22


1

2,71

1

2,96

1

5. Kĩ năng bày tỏ sự ủng hộ.

2,77

5

2,66

4

2,7

5

6. Kĩ năng yêu cầu sự giúp đỡ
hay giải thích khi cần thiết.

2,44

7


2,59

6

2,52

7

7. Kĩ năng khuyến khích, động
viên sự tham gia của người khác.

2,8

4

2,69

2

2,73

4

8. Kĩ năng kiềm chế bực tức.

2,54

6


2,64

5

2,58

6

9. Kĩ năng xử lí bất đồng hợp lí,
tế nhị.

2,35

9

2,43

9

2.39

9

10. Kĩ năng phản đối một cách
nhẹ nhàng, khơng chỉ trích.

1,96

10


2,27

10

2,12

10

Bảng 1: Đánh giá về biểu hiện kĩ năng hợp tác của học sinh
Bảng này cho thấy, khơng có sự chênh lệch nhiều về điểm trung bình khi
đánh giá biểu hiện kĩ năng hợp tác. Điều đó chứng tỏ các kĩ năng này có được biểu
hiện trong q trình hoạt động nhưng chỉ ở mức “trung bình” hoặc “thấp”.
Trong đó “Kĩ năng nghe và nhận xét ý kiến của người khác” xếp vị trí thứ
nhất, tiếp đến là “Kĩ năng trao đổi thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái
ngược xếp thứ 2, “Kĩ năng diễn đạt ý kiến của mình mạch lạc, rõ ràng, thuyết
phục” đứng thứ 3. “Kĩ năng động viên khuyến khích sự tham gia của người khác”
đứng thứ 4.

9


Như vậy biểu hiện chỉ dừng ở mức “thỉnh thoảng” nên năng lực hợp tác của
học sinh đang ở “mức thấp” do đó cần có những biện pháp nhằm phát triển năng
lực này cho học sinh.
Chúng tôi tiến hành phân tích những thuận lợi, khó khăn để tìm ngun nhân
của thực trạng.
* Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Việc xử lí tình huống trên
lớp tốt đẹp, đơn giản tạo được môi trường học tập để học sinh tương tác phát huy
tính năng động.

Học sinh rất mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn trong các hoạt động, ln vâng lời
thầy cơ, từ đó nếu tổ chức ra một hoạt động thì các em rất nhiệt tình tham gia đạt
hiệu quả cao.
* Khó khăn
Phụ huynh học sinhđa phần làm nghề nông và công nhân nên việc ý thức về
dạy kĩ năng cho học sinh cịn hạn chế, khó phối hợp với phụ huynh.Một số học
sinh “ln có tư tưởng chỉ biết riêng mình, ln đặt lợi ích cá nhân lên trên, khơng
quan tâm lợi ích tập thể”, nên học sinh chỉ biết mình phải quyết tâm thực hiện một
nhiệm vụ nào đó để hưởng được phần thưởng cho riêng mình mà thơi. Để thay đổi
tư tưởng đó khơng phải một sớm một chiều.
Phương pháp này còn bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi
thời gian hạn định cho một tiết học, giáo viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ
dùng và thiết kế nhiệm vụ, tổ chức một cách hợp lí và học sinh đã quen với hoạt
động này thì mới có kết quả tốt.Do vậy giáo viên ngại đổi mới, ngại dạy theo
nhóm, có giáo viên chỉ tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức, chưa phù hợp
với nội dung bài dạy dẫn đến kết quả chưa cao.Trong hoạt động nhóm, một vài học
sinh có thể lãng phí thời gian vào việc thảo luận vấn đề khơng liên quan hoặc có
thể xảy ra trường hợp học sinh phụ trách nhóm theo kiểu độc đốn.
Thường khó để đánh giá học sinh một cách cơng bằng và một vài em có thể
cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm và sự
bình xét của các bạn.
III. GIẢI PHÁP
Giải pháp 1: Rèn luyện kỹ năng cá nhân trong làm việc nhóm
1.1. Lắng nghe
1.1.1. Mục đích
- Giúp học sinh nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nâng cao khả năng
tương tác qua lại trong nhóm.
- Phản ánh sự tôn trọng (xây dựng) ý kiến giữa các thành viên.
10



- Tạo ra sự liên kết cảm xúc giữa người nói và người nghe.
- Hạn chế và cũng là giải quyết xung đột hiệu quả, tạo dựng những mối quan
hệ tốt đẹp.
1.1.2. Cách thực hiện: Rèn luyện cho học sinh một số nguyên tắc
- Tập trung vào cuộc giao tiếp:
+ Khơng làm việc riêng trong q trình họp nhóm hay làm việc nhóm.
+ Tuyệt đối khơng được ngắt lời:
Khi các nhóm hoặc các thành viên khác trình bày, nếu học sinh có ý kiến thì
chỉ khi trình bày xong mới được phát biểu.
- Thấu hiểu khi lắng nghe:
Yêu cầu một thành viên bất kì trong các nhóm nhắc lại một phần nội dung
của người báo cáo.
Giáo viên đặt câu hỏi nằm trong nội dung báo cáo, yêu cầu một thành viên
bất kì trả lời.
Ví dụ 1. Sau khi một nhóm báo cáo về định lí về dấu của tam thức bậc hai:
 Các nhóm cịn lại nêu câu hỏi cho nhóm báo cáo.
 Giáo viên đặt câu hỏi cho một học sinh bất kì:
* Dấu của tam thức bậc hai phụ thuộc vào dấu các yếu tố nào?
* Dấu của tam thức bậc hai trong hai trường hợp “
giống và khác nhau.

” và “

” có gì

 Cho điểm về nội dung và thuyết trình của người báo cáo.
Trong ví dụ này, chỉ có thể trả lời các câu hỏi trên khi lắng nghe thật sự, khi
thấu hiểu được nội dung.
- Không phán xét và áp đặt đối phương.

Khi học sinh nêu các ý kiến phản đối, khơng đồng tình với người khác giáo
viên là người điều hịa, phân tích cho học sinh hiểu mục đích chung từ đó giúp học
sinh hạn chế cái tơi của mình khi giao tiếp để thực sự hiểu người khác.
- Biết đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi chính là cách để cho đối phương hoặc các bạn
khác trong nhóm biết rằng chúng ta đang theo dõi cuộc họp, đang lắng nghe và
quan tâm đến những gì họ nói, kích thích nhu cầu chia sẻ của họ.
Ví dụ 2. Sau khi mỗi nhóm trình bày hoạt động nhóm giáo viên u cầu các
nhóm cịn lại đặt câu hỏi cho người đại diện báo cáo. Các câu hỏi gợi ý:
1. Câu hỏi liên quan đến nội dung: Theo bạn khi nào thì phương trình
có hai nghiệm?
2. Ai là người nghĩ ra cách trình bày bảng kết quả như thế này?
11


3. Bạn nói thật truyền cảm. Hãy cho mình xin một chút bí quyết?
- Ngơn ngữ hình thể:
Thể hiện mình đang lắng nghe bằng ngơn ngữ hình thể thơng qua các biểu
cảm: Ngạc nhiên, gật đầu, tròn mắt phân vân,…
Đối mặt: Nhìn người nói
Cử chỉ, tư thế: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi hướng về phía người
nói….
Trong q trình dạy giáo viên luôn nhắc nhở học sinh để rèn luyện thái độ
này.
- Đưa ra ý kiến các nhân
Đưa ra những nhận xét và góp ý thì đối phương sẽ cảm thấy hứng thú và mở
lịng chia sẻ nhiều hơn.
Ví dụ 3.Sau khi nhóm trình bày nội dung báo cáo
Giáo viên yêu cầu các nhóm nêu nhận xét và đưa ra góp ý để phần trình bày
được hồn thiện
Giáo viên hướng dẫn:

Đối với hình thức:






Trình bày khoa học chưa?
Màu sắc hợp lí khơng?
Chữ viết đủ to chưa? Các đường kẻ có thẳng khơng?
Giấy có phẳng khơng
Chữ viết đúng, đẹp chưa?

Đối với nội dung:





Đầy đủ chưa?
Đúng kiến thức không?
Nên đưa thêm nội dung nào?
Nên bớt nội dung nào?

Đối với trình bày:






Nói đủ nghe chưa?
Rõ ràng không?
Diễn cảm không?
Phong thái thế nào?

Nếu nhóm đưa ra được nhận xét đúng và có ý kiến hay sẽ được cộng điểm
vào kết quả cuối cùng.

12


1.2. Chất vấn
1.2.1. Mục đích
Tác động và phản ánh kĩ năng đối thoại, tranh luận giữa các thành viên trong
nhóm, giữa các nhóm với nhau.
1.2.2. Cách thực hiện.
- Nguyên tắc chất vấn: chất vấn trên tinh thần tôn trọng đối tác, giàu thiện chí.
- Chất vấn bằng những câu hỏi thơng minh dựa trên những lí lẽ tán đồng hay
phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi tư duy cao và tinh thần xây dựng cho nhóm.
- Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sử, khơng xốy vào những điểm yếu,
lên tiếng phê phán hay chê bai dễ dẫn đến tranh luận vơ ích, khơng chất vấn bằng
thái độ gay gắt.
Ví dụ. Sau khi nhóm trình bày kết quả của giải bài tốn
1. Tìm m để phương trìnhmx2 – 2x + 5 =0 có nghiệm.
Nhóm 1: Phương trình có nghiệm khi
Nhóm cịn lại chất vấn: + Nếu
+ Mình thấy

thì như thế nào?


phương trình vẫn có nghiệm.

+ Phương trình đã cho có phải là phương trình bậc 2khơng?
2. Giải phương trình:
Nhóm 1: Điều kiện:
Phương trình
Vậy phương trình có 2 nghiệm
Các nhóm chất vấn:
+ Khi nào bình phương 2 vế của phương trình ta được phương trình tương
đương?
+

có phải là nghiệm là nghiệm của phương trình đãcho khơng?

Việc giáo viên u cầu các nhóm khác chất vấn nhóm trình bày giúp học
sinh trao đổi, thành thạo kĩ năng hợp tác cùng nhau giải quyết hoàn thiện một vấn
đề.
1.3. Thuyết phục
1.3.1. Mục đích
Là kĩ năng mềm quan trọng và rất cần thiết cho mỗi con người. Nếu chúng
ta muốn bày tỏ quan điểm của mình mà các bạn trong nhóm cịn lưỡng lự, đắn đo
13


và chưa đồng ý ngay, đòi hỏi chúng ta phải dùng khả năng thuyết phục để cho họ
thay đổi suy nghĩ.
Nó quyết định thành cơng trong trường hợp chúng ta có trình độ, năng lực
chun mơn nhưng khơng có khả năng thuyết phục người khác luôn rụt rè và e sợ
khi đứng trước nhóm, bảo vệ quyền lợi cho nhóm, bảo vệ thành quả cho nhóm.
1.3.2. Cách thực hiện

- Sau khi các nhóm thảo luận hoặc hoạt động, giáo viên yêu cầu lên trình
bày kết quả trên bảng, trước cả lớp, các thành viên khác phải trao đổi suy xét
những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người
khác đồng tình với ý kiến của mình. Sức thuyết phục khơng chỉ ở ngơn ngữ, cử chỉ,
hành vi mà cịn có cả ở sự chân thành, thân thiện.
- Để có một phần trình bày thuyết phục học sinh cần tự tin.
Để rèn luyện, khi kiểm tra bài cũ hay gọi học sinh lên bảng làm bài tập giáo
viên yêu cầu: ăn mặc nghiêm túc, đứng thẳng, tay nghiêm, chỉ vào những điều mà
mình nói trình bày rõ vì sao em có kết quả đó. Nhiều lần như vậy các em quen với
việc nói trước đơng người.
- u cầu các nhóm trước khi lên trình bày chung, cần luyện nói trước nhóm
vài lần để nhóm góp ý.
- Luyện nói to, rõ ràng, khơng lặp, khơng nhanh q, có chủ ngữ, vị ngữ,
thưa gửi đầy đủ, thể hiện sự cầu thị khiêm tốn.
- Cho điểm phần trình bày của các nhóm.
1.4.Tơn trọng
1.4.1. Mục đích
Tơn trọng người khác là một đức tính, phẩm chất đẹp. Trước tiên, khi dành
sự tôn trọng cho người khác, chúng ta cũng sẽ nhận được sự tôn trọng tương ứng.
Không chỉ vậy, trong học tập, cơng việc, cuộc sống, cịn dễ được giúp đỡ, giải
quyết những vấn đề khó khăn.
1.4.2. Cách thực hiện
Ln đúng giờ trong họp nhóm, trong hoạt động nhóm.
Lắng nghe người khác nói: khi một nhóm đang trình bày, các nhóm cịn lại
phải chú ý lắng nghe, nếu làm ồn sẽ bị trừ một điểm.
Khi muốn hỏi phải đợi người trình bày phát biểu xong, khơng chen ngang
ngắt lời.
Ln dành lời khen, tìm ra ít nhất một vài ưu điểm trong phần trình bày
trước khi đưa ra những lời góp ý.


14


Mỗi thành viên trong nhóm phải tơn trọng ý kiến của những người khác, đó
là một hình thức khích lệ tinh thần, hỗ trợ cho lòng nhiệt tâm đối với công việc.
Cho 2 điểm trong đánh giá năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.
1.5. Trợ giúp
1.5.1. Mục đích
Sự trợ giúp làm tăng cường khả năng của các cá nhân, tạo mối liên kết giữa
các thành viên trong nhóm.
1.5.2. Cách thực hiện
Trong đánh giá làm việc nhóm, nếu cá nhân nào hỗ trợ, giúp đỡ các thành
viên khác sẽ đạt mức cao nhất 2 điểm.
Trước khi kết thúc hoạt động của nhóm giáo viên cho các nhóm sửa cho
phần trình bày của nhóm mình sao cho hồn thiện (khi người lên trình bày có thể
sai sót).
1.6. Chia sẻ
1.6.1. Mục đích
Các thành viên đưa ra ý kiến và trình bày, chia sẻ những suy nghĩ của mình
cho nhau. Chia sẻ khiến mỗi thành viên trong nhóm có cơ hội tự hồn thiện mình.
Chia sẻ là yếu tố để dẫn đến sự gắn kết mọi người với nhau. Người nào chia sẻ
được nhiều kinh nghiệm của mình hoặc đưa ra ý kiến sáng suốt cho nhóm sẽ càng
nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại.
1.6.2. Cách thực hiện
Các thành viên chia sẻ tốt sẽ được đánh giá điểm cao trong nhóm.
Mỗi ý kiến và nhận xét đánh giá của cá nhân đối với các nhóm cịn lại, nếu
đúng và hay sẽ được cộng điểm cho nhóm của các nhân đó (trong phần “Nhận
xét”)
1.7. Phối hợp
1.7.1. Mục đích

Đây là kĩ năng rất quan trọng trong q trình làm việc nhóm. Thiếu khả năng
phối hợp, nhóm sẽ rời rạc, mục tiêu làm việc nhóm sẽ khơng thể thực hiện. Tưởng
tượng như hình ảnh chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả phải cùng
chèo để đưa con thuyền về đến đích. Tựa như những viên gạch, sự phối hợp ăn ý sẽ
tạo nên một ngôi nhà vừa đẹp vừa bền.
1.7.2. Cách thực hiện
Thực hiện một số nguyên tắc trong phối hợp
+ Nguyên tắc lãnh đạo thống nhất
15


+ Nguyên tắc chia sẻ thông tin
+ Nguyên tắc chuyên mơn hóa, hợp tác hóa
+ Ngun tắc bảo đảm tính khách quan
Phối hợp thể hiện trong phân chia nhiệm vụ trong nhóm. Trong cơ cấu
nhóm: nhóm trưởng, thư kí, thành viên. Trong một hoạt động cụ thể: thiết kế,mua
dụng cụ, thuyết trình…
Mỗi người có trách nhiệm hồn thành cơng việc của mình thật tốt, có thể
học hỏi, nhờ sự giúp đỡ, chia sẻ để tất cả cùng nhau hoàn thành cơng việc chung.
Nếu thành viên nào khơng hồn thành nhiệm vụ thì các thành viên khác cùng hỗ
trợ.
Khi đánh giá thì khách quan, đúng thực chất năng lực làm việc của thành
viên đó.
Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng tổ chức nhóm
2.1. Thành lập nhóm
2.1.1. Mục đích
Giúp ổn định tổ chức, thuận lợi cho việc hoạt động tạo ra các kết quả.
2.1.2. Cách thực hiện
Thực hiện theo các bước
- Tập hợp các thành viên.

- Xác định mục tiêu.
- Xây dựng quy chế nhóm.
- Phân cơng cơng việc.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá.
Trình độ mỗi nhóm đồng đều nhau, có học sinh tích cực, học sinh khá giỏi,
học sinh yếu để hỗ trợ cho nhau. Lớp được chia làm 4 nhóm.
2.2. Xây dựng mục tiêu chung của nhóm.
2.2.1. Mục đích
- Giúp các thành viên của nhóm thấy cái đích cần phải đến, những điểm mốc
cần phải đạt và định hướng cho nhóm khỏi bị lệch mục tiêu.
- Giúp nhóm tập trung nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu, tránh sao nhãng,
bỏ bê, lãng phí nguồn lực.
2.2.2. Cách thực hiện
- Yêu cầu học sinh đặt mục tiêu cho bản thân mình, yêu cầu các nhóm đặt
mục tiêu ngay từ đầu năm học cụ thể, chi tiết. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kì
16


tổng kết đánh giá xem đã hoàn thành mục tiêu chưa, mục tiêu đưa ra có phù hợp
khơng để chỉnh sửa, rút kinh nghiệm cho lần sau.
Một số hướng dẫn của giáo viên.
Cách đặt mục tiêu: thỏa mãn 5 tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu phải cụ thể
Ví dụ:
+ Các thành viên hoàn thành nhiệm vụ 100%.
+ Các thành viên đều đạt điểm tổng kết mơn tốn từ 7 điểm trở lên
+ Các thành viên trong nhóm ln đồn kết, không xảy ra xung đột
+ Các thành viên luôn đúng giờ
+ Nhóm đạt điểm trung bình 9 điểm
Tiêu chuẩn 2: Mục tiêu phải đo lường hoặc ước lượng được.

Giống như ở trên cần có mức điểm cụ thể để tìm cách hoạt động cho đạt.
Ví dụ: Muốn đạt điểm trung bình của nhóm là 9 điểm thì các thành viên
trong nhóm phải đạt từ 8 điểm trở lên, ln năng động, phối hợp tốt, có kiến thức
vững chắc.
Muốn nhóm dành giải nhất trong các nhóm thì tất cả các hoạt động phải làm
nhanh nhất, đúng nhất, nhận xét các nhóm tốt nhất.
Tiêu chuẩn 3: Mục tiêu phải đòi hỏi nhiều hơn khả năng hiện tại của nhóm.
Ví dụ:
Nhóm 1 gồm các bạn học ở mức trung bình khá.
Có 3 thành viên học lực từ 7 điểm đến 7,5 điểm.
Có 6 thành viên học lực từ 5 điểm đến 6 điểm.
Có 2 thành viên học dưới 5 điểm.
Nên nhóm đặt mục tiêu: trong học kì 1, đạt điểm nhóm là 8 điểm.
Nhóm 2 có 12 bạn, trong đó chỉ có 2 bạn trình bày lời giải và thuyết trình
tốt, đặt mục tiêu sau học kì 1 có 5 bạn thuyết trình tốt.
Tiêu chuẩn 4: Mục tiêu phải có tính khả thi
Mục tiêu phải có cơ sở thực tế và khả năng hồn thành, nếu khơng sẽ trở
thành gánh nặng và làm cho các thành viên trong nhóm mệt mỏi.
Tiêu chuẩn 5: Mục tiêu phải có thời gian hồn thành
Kế hoạch chỉ ra nên làm gì và thời gian hồn thành cơng việc

17


Ví dụ: Giáo viên u cầu nhóm trình bày sản phẩm về nghiên cứu dấu của
tam thức bậc hai vào ngày 3/3 thì các thành viên phải hồn thiện phần việc của
mình trước 1/3 để 2/3 cả nhóm thống nhất.
Cần đề ra thời gian sớm hơn một vài ngày so với thời gian giáo viên quy
định để hoàn thiện tốt hơn cơng việc và đạt sự chuẩn bị tốt nhất.
Có thể đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART

S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
M – Measurable: Đo lường được
A – Attainable: Có thể đạt được
R – Relevant: Thực tế
T – Time-bound: Thời gian hoàn thành
Đầu năm học, giáo viên yêu cầu học sinh xác định mục tiêu bản thân, mục
tiêu của nhóm.
Giáo viên yêu cầu các nhóm có một câu châm ngôn, câu khẩu hiện, hoặc bài
hát,bài thơ thể hiện phong cách làm việc, mục đích chung đểkhích lệ tinh thần
nhóm mình.
Ví dụ 1: Slogan
Chúng tơi là số 2, khơng ai là số 1; đồn kết never chết; nơi khơng cịn
khoảng cách; vượt gian nan,đập tan thách thức; chúng mình là một gia đình; kết
sức mạnh, nối thành cơng; đồn kết ta chấp hết; Tăng tốc - Bứt phá – Làm chủ
tương lai
Ví dụ 2: Nhóm 3 có bạn Hịa bị tàn tật (xương thủy tinh), học giỏi, rất ngoan
và ý chí tốt, nhưng sau 2 lần bị tai nạn gãy chân thì bạn khơng thể đi học được nữa.
Nhóm thường hát bài
“Nhung, Hương
Đây là lời hứa chúng tôi dành cho Hịa
Khoa, Hà, Dương, Mạnh
Nhóm 3 sẽ dành chiến thắng
Trinh, Trang, Thư, Nhi
Vì chúng tơi là một tập thể gắn kết thân ái”
Để khích lệ tinh thần các thành viên nhóm và để lan tỏa tinh thần ý chí của
bạn Hòa.

18



2.3. Xây dựng quy chế nhóm
2.3.1. Mục đích
Điều hành, quản lí các thành viên trong nhóm,giúp các thành viên trong
nhóm nắm rõ nhiệm vụ để thực hiện đúng.
2.3.2. Cách thực hiện
Đầu tiên phải xây dựng nội quy cho các thành viên trong nhóm.
a. Thành viên
- Có trách nhiệm với nhiệm vụ.
- Hồn thành tốt cơng việc của mình, tránh khơng mắc sai sót hoặc trì trệ
ảnh hưởng đến cơng việc chung của nhóm.
- Cố gắng tham gia đầy đủ các buổi thảo luận, sắp xếp công việc tránh ảnh
hưởng đến việc học của cá nhân.
- Tơn trọng nhóm, nhóm trưởng và các cá nhân trong nhóm.
- Khơng gây mâu thuẫn, mất đồn kết trong nhóm.
- Năng nổ nhiệt tình đề ra các hoạt động, ý tưởng mới, thẳng thắn trao đổi
với các thành viên.
- Tự giác vào xem lịch hoạt động của nhóm.
- Đi học đầy đủ.
b. Nhóm trưởng
- Thường xuyên tổ chức các buổi làm việc nhóm để làm bài tập, đồ án, kế
hoạch nhóm.
- Phân cơng, giao phó trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm thực hiện.
- Thường xun kiểm tra tiến độ cơng việc.
- Sẽ có sự thay đổi nhóm trưởng nếu nhóm nhận thấy cách tổ chức, hiệu quả
cơng việc khơng cao.
c. Thư kí
- Hỗ trợ cho nhóm trưởng trong quản lí, điều hành nhóm.
- Ghi chép các nội dung: Phân công nhiệm vụ trong nhóm, ghi biên bản nội
dung cuộc họp nhóm, đầy đủ các ý kiến đề xuất, đóng góp.
- Tổng hợp và ghi chép điểm tự đánh giá, đánh giá của nhóm, đánh giá của

giáo viên của các thành viên trong nhóm.
d. Xử lí vi phạm
- Thành viên đến trễ từ 10 phút trở lên bị trừ 1 điểm trên tổng điểm đánh giá
của nhóm.
19


- Khơng hồn thành cơng việc sẽ bị khiển trách nhắc nhở, tái phạm nhiều lần
sẽ áp dụng hình thức kỉ luật cao nhất là: Thực hiện lao động vệ sinh, bị trừ 5 điểm
trên tổng điểm đánh giá của nhóm.
Thứ hai, xây dựng quy trình đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm (ở mục 2.10).
2.4. Phát huy vai trị của nhóm trưởng
2.4.1. Mục đích:
Nhóm trưởng như người giáo viên điều hành các hoạt động nhóm, xác định
được mục tiêu hoạt động nhóm. Phân cơng nhiệm vụ cho cơng bằng giữa các thành
viên trong nhóm, quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, sử dụng và bảo quản tài
liệu học tập, tổ chức và quản lí cơng việc.
2.4.2. Cách thực hiện
- Giáo viên giúp nhóm trưởng điều hành nhóm đơi theo các bước:
Bước 1: Nhóm trưởng u cầu các thành viên đọc thầm nội dung ở hoạt
động đó và suy nghĩ tìm cách trả lời, thời gian 1 đến 2 phút (hoạt động cá nhân
trong nhóm).
Bước 2: Tiến hành thảo luận nhóm đơi (thời gian tùy theo nội dung của từng
hoạt động).
Bước 3: Nhóm đơi báo cáo nhóm trưởng cặp đôi của tôi đã thực hiện xong
nội dung hoạt động đó. Nhóm trưởng tiến hành kiểm tra từng cặp và yêu cầu các
cặp khác nhận xét bổ sung hoặc kiểm tra đại diện các cặp đôi chia sẻ.
Bước 4: Nhóm trưởng báo cáo với thầy cơ giáo nhóm mình đã thực hiện
xong hoạt động.
- Giáo viên giúp nhóm trưởng biết điều hành chơi trò chơi

Bước 1: Giới thiệu tên trị chơi (nói ngắn gọn, hài hước).
Bước 2: Nêu rõ mục đích cách chơi, luật chơi, cử trọng tài.
Bước 3: Chơi nháp.
Bước 4: Chơi thật.
Trưởng nhóm phải quan sát được tồn bộ cuộc chơi, nhanh chóng phát hiện
ra những người lanh lợi, hoạt bát làm nòng cốt cho cuộc chơi, sắp xếp trợ giúp
trong nhóm khi cần thiết.
- Bồi dưỡng để trở thành nhóm trưởng tích cực.
Khi các nhóm trưởng đã nắm được phần việc của mình thì giáo viên phát
huy tính sáng tạo và năng động của từng nhóm trưởng đồng thời xây dựng thêm
các thành viên khác để luân phiên nhau làm nhóm trưởng.

20


2.5. Phân chia nhiệm vụ trong nhóm
2.5.1. Mục đích
Sử dụng năng lực của các thành viên hiệu quả.
Phát triển năng lực của thành viên trong nhóm.
Tiết kiệm chi phí.
Quản lí thời gian hiệu quả.
Công việc đúng thời hạn, chất lượng đảm bảo.
2.5.2. Cách thực hiện
- Nếu thành viên nào trong nhóm có khả năng làm một việc gì đó tốt hơn thì
nhóm nên giao nhiệm vụ đó cho người ấy. Một đội bóng cần có thủ mơn, hậu vệ,
tiền vệ, tiền đạo. Khơng có đủ các vị trí đó, ta có thể tin rằng trận đấu của những
người giỏi nhất (gồm tất cả 11 cầu thủ đều là tiền đạo xuất sắc) sẽ là trận đấu bi
kịch nhất.
Bảng phân công cơng việc
Nhóm……….

STT

Họ và tên

Cơng việc

Ghi chú

1
2
- Phân cơng cơng bằng.
- Phân cơng trực tiếp: Nói rõ những gì nhóm cần, hiểu rõ về các thành viên,
để họ đặt câu hỏi và có ý kiến về nhiệm vụ được giao, những phản hồi dành cho
nhóm trưởng và cả nhóm. Thường xuyên kiểm tra cơng việc của thành viên,xem
mức độ hồn thành.
Ví dụ.
Hình ảnh phân cơng chuẩn bị nội dung của bài “Dấu của tam thức bậc hai”
và “Làm thước ngắm đo cây cau”

21


Có thể áp dụng mơ hình Belbin trong phân cơng nhóm. R.Meredith Belbin
đã có những phân tích xuất sắc về tính hiệu quả và chức năng của những nhóm
điều hành được nhận diện bởi chín tính cách theo ba nhóm.
Ví dụ. Trước khi nhóm trưởng phân cơng cơng việc cần làm một số bước
+ Viết về kĩ năng độc đáo, tài năng của mỗi người.
+ Nhóm biết về kì vọng về người đó (vai trị, chức năng).
+ Đọc vai trị cá nhân trước nhóm.
2.6. Tổ chức cuộc họp nhóm

2.6.1. Mục đích
Những cuộc họp nhóm hiệu quả cho phép các thành viên tranh luận cởi mở
và bộc lộ được kiến thức, kĩ năng, quan điểm của mình, từ đó các vấn đề được giải
quyết và vạch ra được con đường hoàn thành mục tiêu chung của nhóm.
2.6.2. Cách thực hiện
- Thơng báo trước
Trưởng nhóm soạn một mẫu văn bản mời họp gửi cho cả nhóm. Văn bản
phải có đầy đủ các thông tin về nội dung, thời gian, trách nhiệm của các thành viên
tham gia cuộc họp. Phải gửi trước một tuần và thơng báo lại cách đó một hai ngày.
- Không gian cuộc họp
+ Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho cuộc họp sạch sẽ, thoáng
mát.
+ Địa điểm thoải mãi, dễ giao tiếp.
- Thiết lập nguyên tắc
+ Bắt đầu và kết thúc đúng giờ.
+ Ý kiến mỗi thành viên đều có giá trị.
+ Khơng làm việc riêng, chăm chú lắng nghe, tôn trọng không ngắt lời.
22


×