Câu 1: Trình bày tổng quan quan Thương mại điện tử (bối cảnh trên thế giới
và Việt Nam)
1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại thương mại điện tử
1.1 Khái niệm của thương mại điện tử
Thương mại điện tử (Electronic commerce – E. commerce ) là hình thức mua bán hàng
hóa và dịch vụ thơng qua mạng máy tính tồn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa
rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của ủy ban Liên Hợp
quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL)
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết
các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong
hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử, Theo nghĩa hẹp, thương mại điện
tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như
Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thơng qua mạng Internet đã làm
phát sinh thuật ngữ thương mại điện tử
Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện
điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cố
phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hớp tác thiết kế, tài nguyên mạng,
mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán
hàng.Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (hàng tiêu
dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (dịch vụ cung cấp thơng
tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống ( như chăm sóc sức khỏe,
giáo dục) và các hoạt động mới (siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang trở thành một
cuộc cách mạng làm thay đối cách thức mua sắm của con người.
Theo OECD: Thương mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán
những hàng hóa và dịch vụ có thể được phân phối khơng thơng qua mạng hoặc những
hàng hóa có thể mã hóa bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc
không qua mạng
AEC (Association for Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm kinh doanh
có sử dụng các cơng cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh
doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI
phức tạp đều là thương mại điện tử.
1.2 Đặc trưng của thương mại điện tử
- Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp
với nhau và khơng địi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong thương mại truyền
thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch
được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận
đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex,.. chỉ được dùng để
trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong
thương mại truyền thống chỉ để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối
tác của cùng một giao dịch. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham
gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả
mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội tham gia vào thị trường giao dịch tồn
cầu và khơng địi hỏi nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau.
- Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị
trường không có biên giới (thị trường thống nhất tồn cầu). Thương mại điện tử
trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh tồn cầu. Thương mại điện tử càng
phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị
trường trên khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một công ty dù mới thành lập
đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức hay Mỹ…, mà không hề phải bước ra khỏi
nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm mới thực hiện được.
- Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất 3
chủ thể, trong đó có một bên khơng thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực. Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham
gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện
một bên thứ 3, đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là
những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp
dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin
giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận
độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thơng tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thơng tin chính là
thị trường. Thơng qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được
hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên
các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng;
các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy
tính.
1.3 Phân loại thương mại điện tử
- Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động ( không dây ),
thương mại điện tử 3G- 4G
- Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính
điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử,..
- Phân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thể chính tham gia phần lớn vào
các giao dịch thương mại điện tử: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng
cá nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho
chúng ta những mơ hình thương mại điện tử khác nhua.
1 số mơ hình thương mại điện tử phổ biến hiện nay:
+ B2C: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
+ B2B: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
+ C2C: Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
+ G2C: Thương mại điện tử giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân
2. Bối cảnh thương mại điện tử ( Sự phát triển TMĐT qua từng gđoạn,B2C
làm chung nhất )
2.1 Bối cảnh thương mại điện tử trên thế giới
Trong vài năm gần đây, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu
trong khn khổ bán lẻ tồn cầu. Giống như nhiều ngành công nghiệp khác, bối cảnh
bán lẻ đã trải qua một sự chuyển đổi đáng kể sau sự ra đời của Internet, và nhờ vào q
trình số hóa liên tục của cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng từ hầu hết mọi quốc gia
hiện nay đều thu được lợi nhuận từ các đặc quyền của giao dịch trực tuyến.
Vào năm 2020, hơn hai tỷ người đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến và trong
cùng năm đó, doanh số bán lẻ điện tử đã vượt qua 4,2 nghìn tỷ đơ la Mỹ trên tồn thế
giới và dự kiến đạt 4.89 nghìn tỷ đơ la vào năm 2021.
Thương mại điện tử trên thế giới chứng kiến sự tăng trưởng mạnh kỷ lục do nhu cầu
mua sắm của người tiêu dùng thay đổi ngày càng phong phú và đa dạng.
Đặc biệt trong năm 2019- 2020 đã chứng kiến một xu hướng mới trong thương mại
điện tử trên toàn cầu do tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid 19, xu hướng mua sắm
của người tiêu dùng trên thế giới cũng ghi nhận sự thay đổi đáng kể.
Trước khi xảy ra dịch bệnh, dự báo doanh thu bán lẻ tồn cầu sẽ tăng lên 4,4% - lên
26,460 nghìn tỷ đô la vào năm 2020 và đối với thương mại điện tử cũng dự báo với
mức tăng trưởng cao 18,4% và doanh thu tương ứng là 4,105 nghìn tỷ dơ la.
Với những lệnh giới nghiêm, phong tỏa các cửa hàng bán lẻ hay dịch vụ của một số
nước thì mua sắm thông qua mạng Internet đã gia tăng, và sự dịch chuyển sang xu
hướng mua sắm online dự kiến vẫn sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới do diễn biến phức
tạp của dịch bệnh.
M-commerce hay mobile commerce dự báo sẽ tiếp tục bùng nôt trong vài năm tới
nhờ những tiến bộ và phát triển vượt bậc của công nghệ thơng tin, giờ đây khách hàng
có thể dễ dàng mua sắm chỉ thông qua những thiết bị thông minh như điện thoại,
laptop, máy tính bảng,.. Các doanh nghiệp nhỏ , công ty B2B cũng đã bắt đầu tạo trang
Web riêng nhằm tăng cao khả năng tiếp cận khách hàng như B2C do đại dịch.
Số liệu thống kê về mua sắm qua điện thoại năm 2016-2021
Nguồn: Statista
Ngoài ra, trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp thì thương mại điện tử thồn thế
giới cũng ghi nhận con số gia tăng kỷ lục do lệnh giới nghiệm của mỗi quốc gia. Theo
báo cáo của UNCTAD được cơng bố vào ngày 3 tháng 5 thì tổng tỷ trọng bán lẻ trực
tuyến đã tăng từ 16% lên 19% vào năm 2020. Ghi nhận sư gia tăng rõ rệt ở Hàn Quốc
với tỷ trọng cao nhất là 25,9% vào năm 2020, tăng hơn 20,8% so với năm trước.
Trong khi đó, doanh số thương mại điện tử tồn cầu đã tăng lên 26,7 nghìn tỷ USD
trên tồn cầu vào năm 2019, tăng 4% so với năm 2018, theo ước tính mới nhất hiện có.
Điều này bao gồm doanh số bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và
doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), và tương đương với 30% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) tồn cầu trong năm đó.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp B2C cũng phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh đại
dịch, thay đổi chiến lược nhằm tiếp cận được với khách hàng. Theo dữ liệu của 13
công ty thương mại điện tử hàng đầu, 10 trong số đó đến từ Trung Quốc và Hoa Kỳ,
cho thấy sự đảo ngược vận may đáng chú ý đối với các công ty nền tảng cung cấp các
dịch vụ như gọi xe và du lịch (Bảng 2).
Như vậy có thể nói rằng thương mại điện tử đang dần trở thành một mắt xích quan
trọng của các tập đồn và doanh nghiệp lớn, nhất là với xu thế tồn cầu hóa và cách
mạng cơng nghệ 4.0 thì doanh thu trong ngành này vẫn sẽ tiếp tục tăng nhanh.
Nguồn: Statista
Mơ hình dự báo doanh thu bán lẻ thương mại điện tử năm 2014-2024
2.2 Bối cảnh thương mại điện tử ở Việt Nam
Đại dịch Covid đã thúc đẩy rõ nét sự thay đổi hành vi mua sắm tiêu dùng truyền
thống sang thương mại điện tử, Thị trường thương mại điện tử Việt Nam được ghi
nhận có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Dự báo tốc độ tăng
trưởng còn tiếp tục và sẽ vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020. Đặc biệt sau đại dịch
Covid, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng
mới.
Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, từ khi dịch bùng phát,
nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh. Đến nay đã có hơn
70% dân số Việt Nam tiếp cận mạng Internet, trong đó có gần 50% người dùng
Việt Nam đã mua sắm online, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử, và thanh toán
mua hàng qua mạng.
Bên cạnh khái niệm mua hàng truyền thống, đã xuất hiện những khái niệm mới như
mua hàng qua mạng, đi chợ hộ, đi chợ mạng…Tỷ trọng tiêu dùng theo ngành hàng
đã có sự thay đổi. Người dùng đã giảm tần suất ra ngoài mua sắm, tập trung vào
các nhu cầu thiết yếu và quan tâm đến hàng Việt nhiều hơn.
Với logigtics, nếu như trước đây thụ động, chủ đơn hàng đi tìm kho bãi, vận tải thì
nay trong bối cảnh số hóa, chuyển đổi số, và sự phát triển của thương mại điện tử
đòi hỏi logistics thay đổi theo, năng động hơn…
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển như hiện nay, để đáp ứng nhu cầu
người dùng, yếu tố tốc độ giao hàng có vai trị khơng kém so với chất lượng sản
phẩm. Logistics đang là một trong những yếu tố quyết định hành vi mua hàng của
người tiêu dùng, doanh số bán hàng của từng doanh nghiệp thương mại điện tử. thị
trường ngày càng cạnh tranh gay gắt bởi sự tham gia của các nhiều đối thủ lớn
trong và ngồi nước. Bên cạnh những cơng ty truyền thống như Viettel Post,
VNPost, Nhất Tín cịn có các cơng ty nước ngồi như FedEx, UPS, DHL và nhiều
cơng ty cơng nghệ, các siêu ứng dụng… tham gia.
Ngồi ra, một số nền tảng mua sắp trực tuyến đang thịnh hành ở Việt Nam cũng
góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóng trong tình hình dịch
bệnh ví dụ như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Amazon, Taobao,..
Hiện nay tỷ lệ thanh toán tiện mặt trong thương mại điện tử còn cao. Hơn 80%
người mua hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh tốn đơn hàng bằng tiền
mặt. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy tỷ lệ giao hàng thành công thấp, tỷ lệ hủy đơn tăng
lên, và nhân viên giao vận phải mang theo một lượng lớn tiền mặt... Các doanh
nghiệp logistics cho thương mại điện tử cũng đang phải đối mặt với thách thức về
tỷ lệ ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong Ecommerce-Logistics cịn thấp. Hiện nay
chỉ có khoảng gần 11% số doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
liên quan đến theo dõi và truy suất hàng hóa, hệ thống giao nhận, kho bãi… Còn
lại, phần lớn doanh nghiệp vẫn đang duy trì hình thức thủ cơng trong phân loại,
chia chọn hàng… dẫn đến sai sót, chi phí cao, nhất là khi sản lượng thương mại
điện tử lớn như hiện nay.
Ngồi ra, khi xét về khía cạnh số lượng truy cập websites của các công ty thương
mại điện tử quốc tế và nội địa, ta cũng có thể thấy Việt Nam có khả năng cạnh
tranh ở thị trường trong nước cao thứ nhì Đơng Nam Á, với mức truy cập lên tới
66% ứng với các công ty nội địa.
Biểu đồ so sánh lượng truy cập website của các công ty TMĐT quốc tế và nội địa
Nguồn: Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam 2019
Dựa trên biểu đồ trên, ta có thể thấy các cơng ty nội địa như Sendo, Tiki,
Thegioididong, Điện máy xanh và FPT Shop nằm trong top 10 Website được truy
cập nhiều nhất Đông Nam á năm 2019, khơng thua kém gì các cơng ty lớn khác
trên thế giới như Amazon, Ebay,…
Như vậy, năm 2020 có thể ghi nhận là năm có khả năng sinh lợi nhuận về lâu dài,
đóng vai trị quan trọng với các công ty thương mại điện tử trong những năm tới
nhờ tiềm năng phát triển, cơ sở hạ tầng mạnh mẽ với các dịch vụ hỗ trợ như giao
hàng nhanh, thanh toán COD nhằm bắt kịp yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Và dự báo những năm tới cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể
tham gia vào thị trường, nâng cao cơ hội tìm kiếm khách hàng cũng như giải quyết
những bài tốn cụ thể về thương mại.
Câu 2: Trình bày khái niệm Website và vai trò của Website đối với doanh
nghiệp?
*Khái niệm Website
Trang mạng (Website ) là một tập hợp các trang Web bắt đầu bằng một tệp địa chỉ tên
miền, công ty hoặc các nhân thường sử dụng địa chỉ tên miền để quảng bá tới khách
hàng và độc giả về trang Web của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, Website là một
tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flashv.v…
thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ
(subdomain). Trang web được lưu trữ ( web hosting) trên máy chủ web (web
server) có thể truy cập thơng qua Internet.
Website đóng vai trị là một văn phịng hay một cửa hàng trên mạng Internet – nơi
giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung
cấp… Có thể coi website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và
giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet. Website cịn được gọi là trang
thơng tin điện tử được nêu trong Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Do đó, Website trở thành phương tiện phát hành thông tin, số điện thoại và chương
trình ti vi. Đối với kinh doanh, Website đang trở thành trung tâm mua bán lẻ tại
nhà, trung tâm thơng tin cho thương mại, giải trí và giao tiếp. Dựa vào công nghệ
Web, các hoạt động kinh doanh và hoạt động cá nhân sẽ được giải quyết nhanh hơn
và dễ dàng hơn so với trước đây.
Để sử dụng được Web, cần có
- Mạng Internet, Intarnet hat Extranet
- Ngơn ngữ siêu văn bản ( Hypertext mark-up language )
Ngôn ngữ siêu văn bản là tập hợp các lý hiệu và mã đánh dấu trong một tệp giúp
người đọc được bản Web. Ngơn ngữ đánh dấu này hướng dẫn trình duyệt Web cách
thức trình bày từ ngữ, hình ảnh trên màn hình cho người sử dụng đọc. HTML đưa
ra các mô tả của một trang Web và cách thức trình bày trang Web theo dung lượng
của máy tính và theo cấu hình cụ thể của máy tính này. Vì vậy, cùng một trang
Web sẽ không thể xem giống nhau trên bất kỳ một loại máy tình nào mà nó phụ
thuộc vào cách đặt cấu hình máy tính.
- Giao thức truyền tệp (File transfer protocol)
- Giao thức truyền siêu văn bản (Hypertext transfer protocol)
- Phần mềm trình duyệt Web: Netscape, Internet Explorer, Opera,.. Đây là một
chương trình ứng dụng cho phép người sử dụng Internet xem và tương tác
với tất cả các thông tin có trên Web. Về khía cạnh kỹ thuật, trình duyệt Web
là chương trình yêu cầu, chương trình này sử dụng giao thức HTTP để đưa ra
các yêu cầu đối với Web server thơng qua mơi trường Internet. Phần mềm
trình duyệt Web thiết lập mối quan hệ giao dịch với Website để giúp người
sử dụng tải thông tin và truyền thơng tin
- Mỗi 1 trang Web sẽ có 1 địa chỉ được gọi là Uniform Resource Locator
(URL). URL là đường dẫn Internet để đến được trang Web
Tập hợp các trang web phục vụ cho một tổ chức và được đặt trong một máy chủ
kết nối mạng được ogji là website. Trong website thường có một trang chủ và
từ đó có đường dẫn siêu liên kết đến các trang khác
Một trang Web có thể bao gồm chứ, hình ảnh, video, âm thanh và đường kết nối
(Links). Trang Web bao giờ cũng gồm trang chủ (homepages) và các trang nội
dung (Main pages)
*Vai trị của Website đối với doanh nghiệp
1. Cung cấp thơng tin cho doanh nghiệp
Ở thời điểm mạng Internet và các thiết bị di động như: laptop,máy tính bảng,
điện thoại thơng minh phát triển như hiện nay, khách hàng có nhu cầu mua
hàng, họ thường có xu hướng tìm hiểu thơng tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch
vụ thông qua Website. Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ cho rằng công ty mới
thành lập, quy mơ cịn nhỏ lẻ nên chưa có trang web và thông chin chưa được
cập nhật trên công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc,.. Sẽ có những hồi nghi
về mức độ uy tín , sự chuyện nghiệp cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp cung cấp. Và điều này sẽ có tác động rất lớn đến quyết định
mua hàng, sử dụng dịch vụ hay chỉ đơn giản là để hợp tác làm ăn kinh doanh.
Nhưng nếu doanh nghiệp sở hữu 1 trang Web riêng thì khách hàng khơng những
sẽ khơng cịn băn khoăn về vấn đề ở trên mà ngược lại, họ sẽ có những đánh giá
amng tính tích cực, rất có lợi ích cho cơng việc kinh doanh và buôn bán về lâu
dài
2.Tăng phạm vi và khả năng tiếp cận khách hàng
Một cửa hàng hay doanh nghiệp địa phương có thể thu hút được khách địa
phương nhưng lại bị hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy
nhiên, nếu doanh nghiệp tiến hành xây dựng cho mình 1 trnag Web riêng thì
phạm vi khách hàng sẽ không bị giới hạn. Doanh nghiệp sẽ có khả năng và cơ
hội nhận được những đơn hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước và sẽ
tăng lên theo thời gian
Nếu khơng có 1 trang Web riêng thì khách hàng chỉ có thể liên hệ mua sản
phẩm và dịch vụ hay tương tác với doanh nghiệp trong giời hành chính. Điều
này có nghĩa là khả năng để khách hàng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ sẽ bị
giới han. Những nếu doanh nghiệp có 1 Website riêng thì mọi thứ sẽ thay đổi
theo hướng tích cực, doanh nghiệp sẽ mở rộng phạm vi tương tác và tăng khả
năng tiếp cận với khách hàng mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng
3. Quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ
Khi sở hữu 1 Website được thiết kế chuyên nghiệp sẽ mang đến cho hoạt động
kinh doanh những lợi thế to lớn. Website giúp các đơn vị kinh doanh trong mọi
lĩnh vực như thời trang, nhà hàng, khách sạn, trường học, bệnh viện,.. cung cấp
đầy đủ thông tin và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng gần xa một
cách nhanh chóng, rộng tãi trên Internet. Website được xem là công cụ hỗ trợ
đắc lực cho hoạt động Marketing online, góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh
doanh nghiệp, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng, nhanh chóng
xây dựng thương hiệu, tạo dựng sự uy tín và đồng thời nâng cao sức mạnh cạnh
tranh cho các đơn vị kinh doanh trên thị trường. Sử dụng Website để làm quảng
cáo trên các cơng cụ tìm kiếm (Google, Cốc cốc,…) hay mạng xã hội
(Facebook, Instagram, Youtube,.. ) mang lại hiệu quả bán hàng tích cực.
4. Website hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bán hàng
Một nhà hàng, khách sạn hay cửa hàng,.. nằm trong hẻm hay ở các quận huyện
ngoại thành là địa điểm mà ít khách hàng biết đến. Như vậy, Website là sự lựa
chọn hoàn hảo nhất trong việc quảng bá thông tin, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
đến với khách hàng, các cá nhân doanh nghiệp làm kinh doanh mà khơng có
được vị trí địa lý thuận lợi.
+ Đối với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm: Website được xem như là cửa hàng thứ
hai, giúp bàn hàng tự động. Ngoài việc bán sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng thì có
thể tận dụng lợi thế của công nghiệ thông tin để mở cửa hàng trên Internet mà ở đó
khách hàng có thể tìm hiểu thông tin và đặt hàng ngay trên trang Web. Như vậy,
Webiste sẽ giúp các chủ kinh doanh mở rộng được quy mơ hoạt động mà khơng tốn
chi phí th nhân cơng, th mặt bằng mà vẫn có thể tăng doanh thu bán hàng
+ Đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ: Website là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho
việc quảng bá hình ảnh của cơng ty, cung cấp thong tin khách hàng. Dịch cụ là một
sản phẩm vô hình nên khơng thể dễ dàng tìm kiếm trên thị trường thực tế. Hiện
nay, nhu cầu tìm kiếm và sử dụng cá loại hình dịch vụ như: du lịch, kế tốn, bảo vệ,
ăn uống, giải trí,… đều được thực hiện chủ yếu thơng qua mạng Internet và
Website. Chính vì vậy, việc thiết kế website kết hợp với làm marketing onlime
rộng rãi sẽ giúp cho đông đảo khách hàng biết đến doanh nghiệp cũng như các loại
hình dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp và sẽ chủ động liên hệ với khách
hàng khi họ có nhu cầu.
Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của Website đối với doanh nghiệp trong
các hoạt động sản xuất, kinh doanh và bán hàng. Website có thể mang đến cho
người sở hữu những giá trị lợi ích cao nhất. Vậy nên việc thiết kế một Website
chuyên nghiệp là rất cần thiết đối với các đơn vị kinh doanh trong moi lĩnh vực.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Thương mại điện tử - Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD
3. eMarketer, “Global E-Commerce 2020, Ecommerce Decelerates amid
Global Retail Contraction but Remains a Bright Spot”
4.
Tổ chức OECD: OECD Policy Responses to Coronavirus (COVID-19)
“E-commerce in the time of COVID-19 “
5. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam
6. Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam 2019-2020
7. Statista