NHẬN ĐỊNH
1) Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là tất cả các QHXH phát sinh khi có một
tội phạm được thực hiện.
Trả lời:
SAI.
Vì khi có một tội phạm sẽ phát sinh nhiều quan hệ xã hội (quan hệ hành chính, quan
hệ dân sự,…) Trong khi đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ phát sinh giữa nhà
nước và NPT, PNTMPT khi các chủ thể này thực hiện tội phạm.
2) Phạm tội nhiều lần là trường hợp phạm nhiều tội .
Trả lời:
SAI.
Phạm tội nhiều lần là trường hợp người phạm tội thực hiện một tội phạm mà trước đó
chủ thể đã phạm tội đó ít nhất một lần và chưa bị Tòa án xét xử.
Phạm nhiều tội là trường hợp người đã phạm nhiều tội khác nhau được quy định trong
BLHS mà những tội này chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS, chưa bị kết án lần nào, nay bị
Tòa án đưa ra xét xử cùng một lần về các tội phạm đó.
Như vậy phạm tội nhiều lần cũng có thể hiểu là người thực hiện một tội phạm từ 2 lần
trở lên.
3) Tội phạm có CTTP hình thức thì khơng có giai đoạn phạm tội chưa đạt
Trả lời:
SAI.
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc
về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Phạm tội chưa đạt được nêu tại Điều 15 BLHS 2015:
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng
vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội.”
Tức CTTPHT trong đó có hành vi là dấu hiệu bắt buộc, tuy rằng mục đích của việc
phạm tội chưa được hoàn thành theo ý muốn của người phạm tội, nhưng hành vi đó cũng đã
xuất hiện yếu tố bắt buộc về mặt khách quan gây nên nguy hiểm cho xã hội, nếu người
phạm tội chưa thực hiện hết hành vi mà bị dừng lại do nguyên nhân khách quan thì là phạm
tội chưa đạt.
Ví dụ: Tội phạm bắt cóc con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, mà chỉ vừa thực hiện đến
giai đoạn bắt cóc con tin và chưa kịp lợi dụng việc bắt cóc con tin để thực hiện hành vi cướp
đoạt tài sản đã bị phát hiện và bắt giữ thì được coi là hành vi phạm tội chưa đạt. Vì vậy
khơng phải tội phạm có CTTP hình thức thì khơng có giai đoạn phạm tội chưa đạt
4) Được coi là vi phạm điều kiện của án treo nếu trong thời gian thử thách người
được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác
Trả lời:
SAI.
Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới – vi phạm
điều kiện của án treo, thì Tịa án sẽ ra quyết định buộc người phạm tội phải chấp hành hình
phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới. Còn việc trong thời gian
thử thách mà người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác đã thực hiện
trước đó thì khơng vi phạm điều kiện của án treo.
5) Thời điểm tội phạm kết thúc có thể xảy ra sau khi tội phạm hoàn thành
Trả lời:
ĐÚNG.
Thời điểm tội phạm kết thúc là khi hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt, khơng cịn
xảy ra trên thực tế.
Thời điểm tội phạm hồn thành là thời điểm TP đã thỏa mãn được hết các dấu hiệu
được mô tả trong CTTP, tức là khi tội phạm đã đạt được mục đích của mình, hành vi đó đã
phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội ở loại tội đó.
Ví dụ: A lấy trộm được chiếc xe của B, hành vi phạm tội đã hồn thành. Nhưng khi
đang đi xe về bị cơng an bắt lại, lúc này thời điểm tội phạm mới kết thúc.
6) Người được miễn chấp hành hình phạt thì khơng có án tích.
Trả lời:
SAI.
Người phạm tội bị kết án nhưng đáp ứng một số điều kiện miễn chấp hành hình phạt
được BLHS quy định nên được miễn hình phạt, người được áp dụng miễn hình phạt vẫn
phải chịu án tích.
7) Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp
Trả lời:
SAI.
Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể được pháp luật hình sự bảo
vệ và bị một tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.
Thơng thường mỗi tội phạm sẽ có một khách thể trực tiếp. Tuy nhiên trong BLHS vẫn
có một số tội phạm nhiều khách thể trực tiếp – đó là trường hợp hành vi phạm tội trực tiếp
xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã
hội chỉ thể hiện được một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải kết hợp tất
cả các quan hệ xã hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội ấy
Ví dụ: Tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 BLHS 2015 có hai khách thể trực tiếp là
quyền sở hữu tài sản và quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người.
8) Không được áp dụng biện pháp tư pháp để thay thế cho hình phạt
Trả lời:
SAI.
Biện pháp tư pháp là các biện pháp cưỡng chế được quy định trong BLHS do các cơ
quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm hỗ trợ
hoặc thay thế hình phạt. Như vậy trong một số trường hợp, biện pháp tư pháp có thể được
áp dụng để thay thế cho hình phạt.
Ví dụ: Đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng,
tịa án có thể áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã phường thị trấn, đưa vào trường
giáo dưỡng thay thế cho hình phạt.
9) Người thực hành chỉ là người tự mình thực hiện hành vi phạm tội
Trả lời:
SAI.
Theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015 quy định: “Người thực hành là người trực tiếp thực
hiện tội phạm.”
Người thực hành được hiểu với 2 dạng sau:
Dạng thứ nhất, người thực hành là người tự mình trực tiếp thực hiện tồn bộ
hoặc một phần hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm
Dạng thứ hai, người thực hành là người khơng tự mình trực tiếp thực hiện hành
vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có hành vi cố ý tác động đến người
khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Vậy, người thực hành “khơng chỉ” là tự mình thực hiện hành vi phạm tội, mà người tác
động đến người khác để thực hiện hành vi phạm tội cũng được coi là người thực hành.
10) Biện pháp “Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm” (Điều 47
BLHS) chỉ có thể áp dụng với người phạm tội
Trả lời:
SAI.
Vì biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm khơng chỉ có thể áp
dụng đối với người phạm tội mà cịn có thể áp dụng đối với người có hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội hoặc người chiếm đoạt, sử dụng trái phép tài sản phạm tội.
Ví dụ: A trộm xe máy đem bán cho B, B không biết đó là tài sản bị trộm và mua nó về
sử dụng. Khi công an tiến hành điều tra phát hiện chiếc xe máy B đang sử dụng là vật liên
quan trực tiếp đến tội phạm thì cơ quan điều tra có quyền áp dụng biện pháp tịch thu chiếc
xe máy đó của B mặc dù B khơng phải là người phạm tội.
11) Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội thực sự chấm
dứt trên thực tế
Trả lời:
SAI.
Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm TP đã thỏa mãn được hết các dấu hiệu
được mô tả trong CTTP, tức là khi tội phạm đã đạt được mục đích của mình, hành vi đó đã
phản ánh đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội ở loại tội đó. Cịn về thời điểm hành vi
phạm tội thực sự chấm dứt là khi tội phạm đã thực hiện xong hành vi phạm tội của mình.
Như vậy, thời điểm tội phạm hồn thành khơng phụ thuộc vào việc người phạm tội đã
đạt được mục đích của mình hay chưa. Thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc
có thể trùng nhau hoặc khơng trùng nhau. Hành vi phạm tội của tội phạm có thể dừng lại ở
giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và cũng có thể kéo dài qua
thời điểm tội phạm hồn thành.
Ví dụ: A bắt đầu thực hiện hành vi phạm tội của mình là đâm nhiều nhát vào phần
ngực của B lúc 13h ngày 10/6/2020, vào đến khoảng 15h cùng ngày thì B mới chết, vậy,
thời điểm tội phạm hoàn thành ở trường hợp này là lúc 15h ngày 10/6/2020, tức là khi A đã
đạt được mục đích là giết chết B và thời điểm hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực
tế là lúc 13h ngày 10/6/2020, vì sau khi đâm B xong thì A khơng cịn thực hiện thêm hành vi
nào nữa.
12) Hình phạt quản chế có thể được tun kèm với hình phạt cải tạo khơng giam
giữ
Trả lời:
Điều 43 BLHS quy định về Quản chế: “Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải
cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểm sốt, giáo dục
của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không
được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 44 của Bộ luật này
và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.”
…
13) Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp không bị coi là tội
phạm
Trả lời:
SAI.
Điều 16 BLHS năm 2015 quy định:
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến
cùng, tuy khơng có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu
thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.”
Như vậy tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự về
tội định phạm do chính sách khoan hồng của Nhà nước, chứ không phải là không phạm tội.
14) Có thể quyết định mức hình phạt 12 năm tù cho người phạm tội giết người
chưa đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS
Trả lời:
SAI.
Khoản 2 Điều 123 BLHS: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản
1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.”
Khoản 3 Điều 52 BLHS quy định: “nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt
cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong
trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt khơng quá ba
phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”
Vậy, đối với người phạm tội giết người chưa đạt thuộc trường hợp quy định tại khoản
2 điều 123 BLHS thì mức phạt cao nhất được áp dụng là: ¾ x 15 năm = 11 năm 3 tháng.
BÀI TẬP
1. Vì mâu thuẫn cá nhân A ln tìm mọi cách để hãm hại B. Sau khi nghiên cứu
lịch sinh hoạt của B A đã quyết định ra tay giết chết B. Vào lúc 11h đêm ngày 10/9/216,
B đang trên đường trở về nhà sau khi đi chơi với người yêu thì A đã canh sẵn ở vị trí
lựa chọn và dùng thanh sắt dài, đặc ruột đánh liên tiếp nhiều cái vào đầu của B. Sau
đó B được người đi đường đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng
nên B đã chết vào ngày 30/10/2016 (Biết hành vi của A cấu thành tội giết người theo
Khoản 1 Điều 123. Tội giết người có quy định hậu quả chết người là dấu hiệu định tội)
a) Khách thể tội phạm do A thực hiện?
Trả lời:
Khách thể tội phạm do A thực hiện là tính mạng của B
b) Hành vi chuẩn bị phạm tội giết người của A trong vụ án này là hành vi nào?
Tại sao?
Trả lời:
Hành vi chuẩn bị phạm tội giết người của A trong vụ án này là Nghiên cứu lịch sinh
hoạt của B, chuẩn bị thanh sắt dài, đặc ruột. Hành vi của A là có tìm kiếm thơng tin, lịch
sinh hoạt; sửa soạn, chuẩn bị vũ khí để thực hiện.
c) Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm nào? Tại sao?
Trả lời:
Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm B chết, tức ngày 30/10/2016. Mục đích
của A là giết B, cho nên vào thời điểm B chết là lúc tội phạm hoàn thành.
2. A và B cùng đi săn. A nhìn thấy con gà rừng liền giơ súng lên bắn. B thấy gần
đó có một người đang bẻ măng nên ngăn: “Thơi đừng bắn nữa, nhỡ trúng người ta thì
chết”. A tiếp tục rê súng theo con gà rừng và thấy khoảng cách giữa người bẻ măng và
con gà rừng khá xa nên đáp lại: “Mày chưa biết tài bắn súng của tao à? Chưa bao giờ
tao bắn trượt cả”. Nói xong A bóp cị, khơng ngờ đạn trúng vào người đang bẻ măng
làm nạn nhân chết.
Anh chị hãy xác định
a) Khách thể của tội phạm do A thực hiện?
Trả lời:
Khách thể của tội phạm do A thực hiện là tính mạng của người đang bẻ măng.
b) Quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm do A thực hiện với cái chết của nạn
nhân thuộc dạng nào? Vì sao?
Trả lời:
Quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm do A thực hiện với cái chết của nạn nhân
thuộc dạng Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp. Vì hành vi bắn súng của A đã trực tiếp giết chết
người bẻ măng.
c) Hình thức lỗi của A trong việc gây ra cái chết của nạn nhân? Tại sao?
Trả lời:
Hình thức lỗi của A là lỗi vơ ý vì q tự tin. Vì cho rằng khoảng cách giữa con gà và
người bắn măng là quá xa; tự tin vì tài năng bắn súng của mình, cho nên khơng nghĩ đến
việc sẽ bắn trúng người đang bẻ măng gần đó.
d) Loại sai lầm của A trong việc gây ra cái chết cho nạn nhân? Ảnh hưởng của sai
lầm này đến TNHS của A như thế nào?
Trả lời:
Sai lầm về khách thể/ quan hệ nhân quả.
A phải chịu TNHS về Tội giết người theo điều 123 BLHS 2015
3. Vào ngày 4/3, anh M tới th phịng tại nhà nghỉ trong tình trạng nồng nặc mùi
rượu. Sau đó M yêu cầu A là chủ nhà nghỉ gọi gái mại dâm đến để mua dâm. A không
đáp ứng yêu cầu trên nên M mắng A, từ đó dẫn đến xơ xát giữa hai bên. Trong lúc xô
xát, A đấm vào mặt anh M làm M ngã đập đầu xuống sàn nhà ngã bất tỉnh và tử vong
trên đường đi cấp cứu. Kết quả giám định cho thấy người chết do chấn thương sọ não
vì tác động ngoại lực. Biết hành vi của A được quy định tại khoản 5 điều 134 BLHS.
a) Căn cứ vào Điều 9 BLHS, loại tội phạm mà A thực hiện thuộc loại tội phạm gì?
Tại sao
Trả lời:
Hành vi của A được quy định tại Khoản 5 Điều 134 BLHS với mức phạt tù là từ 10
năm đến 15 năm. Vì vậy, căn cứ vào Điều 9 BLHS, loại tội phạm mà A thực hiện thuộc tội
phạm rất nghiêm trọng.
b) Khách thể bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm phạm trong vụ án trên?
Trả lời:
Khách thể: Tính mạng của M
c) Thái độ tâm lý đối với hành vi phạm tội và gây ra cái chết cho nạn nhân của A
trong vụ án này có phải là trường hợp hỗn hợp lỗi hay không? Tại sao?
Trả lời:
Đây là trường hợp hỗn hợp lỗi.
- A cố ý đấm vào mặt M
- Có cấu thành tội phạm tăng nặng là làm chết M
- Thái độ đối với hậu quả trong cấu thành tội phạm tăng nặng là vô ý làm chết M
4. A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS và bị tuyên phạt 2
năm tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2
năm thử thách thì lại bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ theo khoản 2 điều 260 BLHS. Tội này thực hiện trước khi có bản án cho
hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản và vì tịa án tun phạt 5 năm tù
Hãy xác định:
a) Trong lần xét xử về tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ theo
khoản 2 điều 260 BLHS, A có bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không? Tại
sao?
Trả lời:
A không bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.
Theo khoản 1 Điều 53: “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích
mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng đường bộ thì đã xảy ra trước khi
A phạm tội trộm cắp, trước khi bị kết án. Cho nên trường hợp này không được coi là tái
phạm.
b) Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên chỉ rõ cơ sở pháp lý
Trả lời:
Thực hiện song song hai bản án:
- Thi hành bản án mới là 5 năm năm tù
- Tiếp tục thực hiện bản án cũ là 2 năm thử thách còn lại.
c) Thời hiệu thi hành bản án đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thơng
đường bộ là bao lâu và tính từ thời điểm nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý
Trả lời:
Thời hiệu thi hành bản án đối với tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ là 10 năm (Điểm b khoản 2 Điều 60 BLHS 2015). Thời hiệu tính từ thời điểm bản án có
hiệu lực (Khoản 4 Điều 60 BLHS 2015).
5. A bị TAND tỉnh H kết án 20 năm tù về tội giết người theo khoản 1 điều 123
BLHS. Chấp hành hình phạt được 7 năm, A được xét giảm án 1 năm tù. Sau khi được
giảm án, A phạm tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 2 điều 134 và bị đưa
ra xét xử.
Hãy xác định:
a) Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
không? Tại sao?
Trả lời:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 53 thì:
- A đã bị kết án 20 năm tù, chưa được xóa án tích
- A thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích với lỗi cố ý
Trong lần phạm tội mới A bị coi là tái phạm.
b) Giả sử đối với tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 điều 134 A bị tồ án tun
phạt 4 năm tù. Hãy tổng hợp hình phạt đối với hai bản án. Chỉ rõ căn cứ pháp lý
Trả lời:
Tội giết người: 20 năm
Chấp hành được 7 năm, được xét giảm 1 năm => A còn lại 12 năm.
Vi phạm mới, tuyên 4 năm tù
Vậy tổng hợp hình phạt đối với hai bản án là: 16 năm tù (Khoản 2 Điều 56 BLHS)
c) Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của hai bản án, A phải chấp hành
hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu? chỉ rõ
căn cứ pháp lý
Trả lời:
A phải chấp hành hình phạt được hai phần ba mức hình phạt chung thì mới được xét
giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu (Khoản 5 Điều 63 BLHS)
Tức là: 2/3 x 16 = 10 năm 8 tháng.
6. Ngày 14/2 khi đang đi xe máy trên đường thì A phát hiện Chị X có đeo sợi dây
chuyền trên cổ nên ăn nảy sinh ý định chiếm đoạt. A chạy xe đến gần chị X và nhanh
tay giật dây chuyền trên cổ chị X và bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ nên chị X bị mất thăng
bằng té đập đầu xuống đất dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong. Với hành vi nêu
trên Ai phạm tội cướp giật tài sản theo khoản 4 Điều 171 BLHS.
Anh chị hãy xác định:
a) Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm A thực hiện?
Trả lời:
Đối tượng tác động:
+ Con người: chị X
+ Vật chất: Sợi dây chuyền trên cổ chị X
Khách thể của tội phạm:Tính mạng của chị X
b) Hậu quả của hành vi phạm tội do ai thực hiện?
Trả lời:
Hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện.
c) Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn
nhân của ai trong vụ án này có phải trường hợp hỗn hợp lỗi hay khơng? Tại sao?
Trả lời:
Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân trong
vụ án này là hỗn hợp lỗi.
- A có hành vi cố ý giật dây chuyền trên cổ chị X
- Có tình tiết CTTP tăng nặng là làm chị X mất thăng bằng té đập đầu xuống đất dẫn
đến chấn thương sọ não và tử vong.
- Thái độ đối với hậu quả của cái chết của chị X là vô ý.
7. A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS và bị tuyên phạt 1
năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 3 năm. Chấp hành
được 2 năm thử thách thì A lại bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về giao thông
đường bộ theo khoản 1 điều 260 BLHS. Tội này thực hiện trước khi có bản án cho
hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản và bị tòa án tuyên phạt 1 năm cải tạo không giam
giữ. (biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có lỗi
vơ ý. hãy xác định:
a) tổng hợp hình phạt của hai bản án trên và chỉ rõ căn cứ pháp lý
Trả lời:
Chấp hành song song hai bản án
- Tiếp tục thi hành 1 năm thử thách còn lại của bản án tội trộm cắp tài sản
- 1 năm cải tạo không giam giữ đối với tội vi phạm quy định về giao thông đường bộ.
b) thời hạn xóa án tích đối với tội vi phạm quy định về tội tham gia giao thông
đường bộ là bao lâu và tính từ thời điểm nào? chỉ rõ căn cứ pháp lý
Trả lời:
Thời hạn xóa án tích đối với tội vi phạm quy định về tội tham gia giao thông đường bộ
là 1 năm. Tính từ thời điểm người đó thực hiện xong bản án, tức là một năm sau sau khi bị
kết án. (Căn cứ khoản 2 Điều 70 BLHS 2015)
8. A phạm tội giết người (khoản 2 Điều 123 BLHS) khi 17 tuổi và phạm tội trộm
cắp tài sản (khoản 1 Điều 173 BLHS) khi 19 tuổi. A bị đưa ra xét xử cả hai tội cùng
một lúc trong một vụ án hình sự. Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có
thể áp dụng với A là bao nhiêu? (2 điểm)
Trả lời:
Mức phạt tối đa:
- A phạm tội giết người khi mới 17 tuổi: ¾ x 15 năm tù = 11 năm 3 tháng tù. (Căn cứ
vào Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015)
- A phạm tội trộm cắp tài sản khi 19 tuổi: 3 năm.
Mức tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng với A là 14 năm 3
tháng tù giam.
9. A đã thực hiện tội “cướp giật tài sản” (khoản 2 Điều 171 BLHS) vào ngày
1/4/2016 và tội “trộm cắp tài sản” (khoản 1 Điều 173 BLHS) vào ngày 1/5/2017. Thời
điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cướp giật tài sản là đến
ngày nào? (2 điểm)
Trả lời:
A thực hiện tội “cướp giật tài sản” (khoản 2 Điều 171 BLHS) là tội phạm rất nghiêm
trọng.
Thời hiệu truy cứu TNHS đối với A là 15 năm (Khoản 2 Điều 27 BLHS)
Trong thời hạn quy định này, A đã thực hiện tội mới “trộm cắp tài sản”. Cho nên thời
hiệu được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới là ngày 1/5/2017.
Vậy nên, thời điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cướp giật tài
sản là ngày 1/5/2032.
10. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị Tòa án xét xử theo khoản 2 Điều 174
BLHS. Về tội phạm này, áp dụng khoản 2 và khoản 5 Điều 174 BLHS, Tòa án tuyên
phạt A 3 năm tù và tịch thu một phần tài sản.
a) Các quyết định về hình phạt của Tịa án là đúng hay sai? Chỉ rõ căn cứ pháp
lý? (2 điểm)
Trả lời:
Các quyết định về hình phạt của Tịa án là đúng.
Thứ nhất, căn cứ theo Khoản 2 Điêu 174 thì mức phạt tù là từ 2 năm đến 7 năm, cho
nên tòa án phạt A 3 năm tù là hợp lý.
Thứ hai, theo Khoản 5 Điều 174: “Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. Từ
đó, có thể thấy áp dụng đồng thời Khoản 5 với Khoản 2, cho nên việc toàn án tịch thu một
phần tài sản của A là đúng với quy định.
b) Cần áp dụng biện pháp tư pháp nào đối với A và chỉ rõ căn cứ pháp lý? (2
điểm).
Trả lời:
Những biện pháp tư pháp được nêu ra ở Khoản 1 Điều 46 BLHS thì biện pháp tư pháp
cần áp dụng với A là trả lại tài sản đã lừa đảo (Điều 48 BLHS 2015)
c) Nếu có cơ sở áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS thì mức hình phạt thấp nhất có
thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (2 điểm)
Trả lời:
A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị Tòa án xét xử theo khoản 2 Điều 174 BLHS.
Nếu áp dụng Khoản 1 Điều 54 BLHS thì Tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề
nhẹ hơn. Vậy mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A là phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 2 năm.
11. A (17 tuổi) thực hiện hành vi cướp giật tài sản. Ngày 05.12.2016, A bị Tòa án
áp dụng khoản 1 và khoản 5 Điều 171 BLHS tuyên phạt 3 năm tù. Ngoài ra, A còn phải
bồi thường cho người bị hại 30 triệu đồng và nộp án phí 1.550.000 đồng.
a) Giả sử ngồi hình phạt chính, A cịn bị tịa án tun hình phạt bổ sung là phạt
tiền 15 triệu đồng thì quyết định của Tịa án về hình phạt này đối với A đúng hay sai?
Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (2 điểm)
Trả lời:
Quyết định này của Tịa án về hình phạt này đối với A là sai.
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 91 BLHS 2015 thì khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội.
b) Thời hiệu thi hành bản án của A về tội cướp giật tài sản? Chỉ rõ căn cứ pháp
lý. (1 điểm).
Trả lời:
Thời hiệu thi hành bản án của A về tội cướp giật tài sản là 05 năm.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 60 BLHS 2015.
c) Thời điểm xóa án tích về tội cướp giật tài sản cho A và chỉ rõ căn cứ pháp lý
(nếu A chấp hành xong hình phạt tù vào ngày 20/12/2018, bồi thường xong cho người
bị hại vào ngày 30/12/2018 và đóng xong án phí vào ngày 1/2/2019)? Chỉ rõ căn cứ
pháp lý? (2 điểm)
Trả lời:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 70 BLHS 2015 thì người bị kết án đương nhiên được xóa
án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo,
người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án mà không
thực hiện hành vi phạm tội trong thời hạn quy định.
Ngày 1/2/2019, A thực hiện xong tất cả các quyết định của bản án. Và thời hạn được
xóa án tích là 01 năm. Nên thời điểm xóa án tích của A là 1/2/2020
12. A bị xử phạt 2 năm cải tạo không giam giữ về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản theo khoản 1 Điều 180 BLHS. A đã chấp hành được 1 năm cải tạo
khơng giam giữ thì lại phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác và bị Tòa án xử
phạt 5 năm tù theo khoản 3 Điều 134 BLHS.
a) Hành vi phạm tội mới của A có được coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (2 điểm)
Trả lời:
Hành vi phạm tội mới của A là tái phạm.
-
A đã bị kết án vì tội vơ ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản và chưa được xóa
án tích.
A tiếp tục thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 53 BLHS 2015.
b) Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (2 điểm)
Trả lời:
A bị xử phạt 2 năm cải tạo khơng giam giữ
Chấp hành được 1 năm, cịn lại 1 năm cải tạo không giam giữ.
1 ngày tù = 3 ngày cải tạo không giam giữ (Điểm b Khoản 1 Điều 55 BLHS 2015)
=> 1 năm cải tạo không giam giữ = 4 tháng tù.
A phạm tội mới là bị phạt 5 năm tù.
=> Tổng hình phạt là 5 năm 4 tháng tù (Khoản 2 Điều 56 BLHS 2015)
c) Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, A phải chấp hành
hình phạt bao lâu mới được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý? (1 điểm)
Trả lời:
Trong thời gian chấp hành hình phạt chung của 2 bản án, thời gian đã chấp hành hình
phạt đề được xét giảm lần đầu là 1/3 thời hạn (Khoản 1 Điều 63 BLHS 2015).
Vậy A phải chấp hành hình phạt để được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần
đầu là:
1/3 x 5 năm 4 tháng tù = 1 năm 9 tháng 10 ngày tù.
13. A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo khoản 2 Điều
171 BLHS. Nếu áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS thì mức hình phạt thấp nhất có thể áp
dụng đối với A là bao nhiêu? (2 điểm)
Trả lời:
Nếu áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS thì mức hình phạt của A là từ 01 năm đến 03
năm. Mức thấp nhất có thể áp dụng với A là 01 năm.
14. A phạm tội (tội X) và bị Tòa án tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng
án treo với thời gian thử thách là 3 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A phạm
tội mới (tội Y) và bị xử phạt 2 năm cải tạo khơng giam giữ. Tổng hợp hình phạt đối với
A là bao nhiêu? (2 điểm)
Trả lời:
A bị phạt 1 năm 6 tháng tù.
Được hưởng án treo với thời gian thử thách là 3 năm.
Thực hiện được 2 năm thử thách thì phạm tội mới, cho nên khơng được tiếp tục thi
hành án treo, mà buộc phải thi hành án tù đã tuyên trước đó là 1 năm 6 tháng.
A phạm tội mới và bị tuyên 2 năm cải tạo không giam giữ.
1 ngày tù = 3 ngày cải tạo không giam giữ (điểm b Khoản 1 Điều 55 BLHS 2015)
=> 2 năm cải tạo không giam giữ = 8 tháng tù.
Vậy tổng hợp hình phạt của A là 2 năm 2 tháng tù.
15. A sinh ngày 15/06/2000. Ngày 01/03/2015, A phạm tội cướp tài sản (thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 168 BLHS) và Tòa án đã tuyên phạt A 5 năm tù.
Ngày 01/03/2017, khi đang chấp hành hình phạt tù, A lại thực hiện hành vi giết B
(thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS).
a) Trong lần thực hiện hành vi giết người, A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm
nguy hiểm không? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (2 điểm)
Trả lời:
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 91 BLHS 2015: “Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16
tuổi phạm tội, thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm”
Đối với bản án đã tuyên lúc đầu, A phạm tội khi 15 tuổi, cho nên khơng được tính là
tái phạm.
b) Mức hình phạt tù cao nhất có thể áp dụng đối với tội giết người của A? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý? (2 điểm)
Trả lời:
Mức phạt cao nhất đối với tội giết người: tử hình
Nhưng lúc thực hiện tội phạm, A mới chỉ 17 tuổi, cho nên mức hình phạt tù cao nhất
có thể áp dụng đối với A là 18 năm tù (Khoản 1 Điều 101 BLHS 2015).
c) Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A về tội giết người nếu có đủ
căn cứ áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS? Chỉ rõ căn cứ pháp lý? (2 điểm)
Trả lời:
Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A về tội giết người nếu có đủ căn cứ
áp dụng khoản 1 Điều 54 BLHS là 5 năm 3 tháng tù.